Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ AN BÌNH, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.63 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VĂN HAI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
XÃ AN BÌNH, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

Hà Nội, Năm 2016


ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VĂN HAI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
XÃ AN BÌNH, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành: D850101
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Thị Hoài Thương

Hà Nội, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn của ThS. Nguyễn Thị Hoài Thương. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả
thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Tác giả đồ án

Nguyễn Văn Hai


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NTM
UBND
BCH
HTX
TB&XH
TDTT

Nông thôn mới
Ủy ban nhân dân
Ban chấp hành
Hợp tác xã
Thương binh và xã hội
Thể dục thể thao



DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong tình hình đất nước đang phát triển một cách nhanh chóng để trở thành
một nước phát triển trong khu vực thì sự chênh lệch về đời sống kinh tế, xã hội giữa
thành thị và nông thôn càng gia tăng. Trong những năm qua, nước ta có tốc độ đô
thị hóa khá nhanh, tuy nhiên cho đến nay có khoảng 66,9% dân số sống ở vùng
nông thôn. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ
đến toàn xã hội. Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng nông thôn được nâng cấp,
xây dựng mới đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn truyền thống. Đời sống vật chất
của đại bộ phận cư dân nông thôn đã được cải thiện, nâng cao. Bên cạnh mặt tích
cực cũng đã xuất hiện những biến đổi tiêu cực gây bức xúc trong xã hội. Nông thôn
hiện nay được xây dựng một cách tự phát, thiếu quy hoạch. Môi trường làng quê
luôn trong tình trạng bị ô nhiễm nếu thiếu sự quản lý sát sao của cán bộ môi trường
và ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường chưa thực sự cao.
Trong hội nghị lần thứ 7 của ban chấp hành Trung ương khóa 10 về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 đã chỉ ra mục tiêu tổng
quát về xây dựng nông thôn mới là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội
nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường.
Là một trong 8 địa phương được UBND tỉnh Bắc Ninh chọn làm xã điểm xây
dựng nông thôn mới. Sau hơn 3 năm triển khai, An Bình đã đạt được tất cả 19/19
tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM, trong đó nhiều tiêu chí đã đạt
từ năm 2011. Bộ mặt nông thôn của An Bình đã khởi sắc trên nhiều lĩnh vực Tổng
thu nhập toàn xã năm 2013 đạt gần 250 tỷ đồng, 6/6 đơn vị đạt danh hiệu làng văn
hóa, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 3%. Các giá trị đầu tư xây dựng NTM được nhân

dân đồng tình hưởng ứng. Qua hơn 3 năm, tổng nguồn kinh phí cho xây dựng NTM
là 115 tỷ đồng, trong đó 13% được doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trên địa bàn
đóng góp. Các chỉ tiêu về quy hoạch, thủy lợi, giáo dục, thu nhập, giảm tỷ lệ hộ
nghèo đều hoàn thành khá sớm. Đặc biệt là về khía cạnh môi trường, địa bàn xã đã
có rất nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường sống, đảm bảo nguồn nước
sạch cho sinh hoạt của người dân. Đến nay, các tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng
NTM vẫn được chính quyền xã duy trì thường xuyên và đang từng bước hoàn thiện
hơn trong công cuộc đổi mới diện mạo nông thôn của mình.

6


-

Tuy nhiên, để hướng tới phát triển bền vững trong tương lai, thì địa bàn xã vẫn
cần phải khắc phục những điểm còn hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng môi
trường sống cũng như ý thức tự bảo vệ môi trường của người dân.
Vì vậy, từ những thực tại trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá
quá trình thực hiện tiêu chí về bảo vệ môi trường trong công tác xây dựng nông
thôn mới tại xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đánh giá việc thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong đề án xây dựng NTM
của chính quyền và người dân trên địa bàn xã An Bình.
Đề suất giải pháp nhằm giải quyết các bất cập trong việc thực hiện các chỉ tiêu bảo
vệ môi trường trong đề án NTM.

7


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một sô khái niệm cơ bản
 Nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn
liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của
nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế... vừa có
những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành
kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ...
trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Xét về mặt
kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể... Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế
nông thôn bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây
màu, vùng trồng cây ăn quả... [9]
 Nông thôn mới
Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư
ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp;
phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn
hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất,
tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ
thống chính trị. NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế chính trị tổng hợp.
Xây dựng NTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ,
đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Trung ương, NTM là khu vực nông
thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông

thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được
bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân
ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. [6]

8


Với tinh thần đó, NTM có năm nội dung cơ bản. Thứ nhất là nông thôn có
làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. Hai là sản xuất bền vững, theo hướng
hàng hóa. Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng
cao. Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển. Năm là xã hội nông
thôn được quản lý tốt và dân chủ. Những nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, trong quá trình thực hiện cần phải giải quyết đồng bộ và toàn diện nhằm khơi
dậy và phát huy tốt vai trò người nông dân trong công cuộc xây dựng NTM ở nước
ta ngày càng văn minh, hiện đại. [6]
Qua khái niệm và tiêu chí xây dựng NTM có thể thấy sự khác biệt giữa xây
dựng nông thôn trước đây với xây dựng NTM hiện nay. Xây dựng nông thôn đã có
từ lâu tại Việt Nam. Trước đây, có thời điểm chúng ta xây dựng mô hình nông thôn
ở cấp huyện, cấp thôn, nay chúng ta xây dựng NTM ở cấp xã. Sự khác biệt giữa xây
dựng nông thôn trước đây với xây dựng NTM chính là ở những điểm sau:
- Thứ nhất, xây dựng NTM là xây dựng nông thôn theo tiêu chí chung cả nước
được định trước.
- Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nước,
không thí điểm, nơi làm nơi không, 9111 xã cùng làm.
- Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng NTM, không phải ai làm
hộ, người nông dân tự xây dựng.
- Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mục tiêu
quốc gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn. [6]
 Khái niệm môi trường


Khái niệm môi trường hiện nay vẫn chưa được đưa ra chuẩn xác nhất, vẫn còn
nhiều quan điểm khác nhau và chưa đi đến thông nhất chung. Theo luật bảo vệ môi
trường năm 2014 thì “ môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân
tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” [5]
 Hoạt động bảo vệ môi trường
Là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường;
ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi
trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong
lành. [5]
9


10


 Ô nhiễm môi trường

Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn
kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật. [5]
 Suy thoái môi trường
Là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật. [5]
1.1.2. Nguyên tắc và nội dung bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM
 Nguyên tắc xây dựng NTM
- Xây dựng Nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của
cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban
hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ, hướng dẫn. Các
hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết
định và tổ chức thực hiện.

- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển
khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế,
chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, huy động
đóng góp của các tầng lớp dân cư.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,
đảm bảo quốc phòng an ninh của mỗi địa phương; có quy hoạch và cơ chế đảm bảo
cho phát triển theo quy hoạch.
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính
quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ
chức thực hiện. Hình thành cuộc vận động ”Toàn dân xây dựng Nông thôn mới” do
Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị xã hội vận động mọi tầng lớp
nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng Nông thôn mới. [6]
 Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM
-

Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp,
hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới
11


-

-

-

Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có

theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

Tiêu chí 2: Giao thông
Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp
kỹ thuật của Bộ GTVT
Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ
GTVT
Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa
Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện
Tiêu chí 3: Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh
Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa
Tiêu chí 4: Điện
Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn
Tiêu chí 5: Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt
chuẩn quốc gia
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL
Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
Tiêu chí 8: Bưu điện
Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông
Có Internet đến thôn
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
Nhà tạm, dột nát
Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng
Tiêu chí 10: Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân chung của tỉnh
Tiêu chí 11: Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
12


-

-

Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả
Tiêu chí 14: Giáo dục
Phổ biến giáo dục trung học
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học
nghề)
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Tiêu chí 15: Y tế
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế
Y tế xã đạt chuẩn quốc gia
Tiêu chí 16: Văn hóa
Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ
VH-TT-DL
Tiêu chí 17: Môi trường
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia
Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường
Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển
môi trường xanh, sạch, đẹp

Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
Cán bộ xã đạt chuẩn
Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định
Đản bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh"
Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
 Nội dung tiêu chí 17 về môi trường ( gồm có 5 chỉ tiêu)
Tiêu chí số 17 là tiêu chí về môi trường trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng
NTM theo Quyết định số 491/2009/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
Vai trò và ý nghĩa của tiêu chí môi trường: xây dựng, củng cố, bảo vệ môi
trường, du lịch sinh thái. Bảo vệ rùng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi
trường không khí và chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền
vững.
Xã để được công nhận là NTM thì cần phải đạt được 5 chỉ tiêu sau đây:
Chỉ tiêu sô 1: tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định đạt
mức quy định của vùng:

13


-

-

-


-

-

-

Nước sạch theo Quy chuẩn Quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN:02/2009/BYT) về chất lượng nước sinh hoạt
do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thông tư dố 05/2009/TT –BYT ngày 17/06/2009.
Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn yêu cầu chất
lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa các thành phần gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước theo Quy chuẩn Quốc gia theo vùng
quy định như sau:
+ Trung du miền núi phía Bắc và Tây nguyên: 80% số hộ được sử dụng nước
hợp vệ sinh, trong đó 45% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia.
+ Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông cửu Long: 90% số
hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng
Quy chuẩn Quốc gia.
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: 85% số hộ được sử dụng nước
hợp vệ sinh, trong đó có 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc
gia.
Chỉ tiêu số 2: 90% cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi
trường. (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục):
Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sản
xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới
hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại thông tư số
46/2011/TT–BTNMT ngày 26/12/2011 quy định về bảo vệ môi trường làng nghề,
Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 quy định chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp ứng các yêu cầu: nằm cách
biệt với nhà ở; chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom xử lý; không xả,
chảy tràn trên bề mặt đất; không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung
quanh.
Chỉ tiêu số 3: Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp,
không có hoạt động làm suy giảm ô nhiễm môi trường:
Đạt tiêu chí đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp,
không có hoạt động làm suy giảm ô nhiễm môi trường khi đáp ứng các yêu cầu:
Đường làng, ngõ xóm xanh – sạch – đẹp.
Trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào, cổng không lầy lội;
Không có cơ sở sản xuất kinh doanh ( chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề
tiểu thủ công nghiệp, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường.
Chỉ tiêu số 4: Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch
14


-

-

-

Mỗi thôn, liên thôn hoặc xã, liên xã có quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài
phù hợp với tập quán của địa phương (trừ nơi có tập quán an táng không có nghĩa
trang);
Có Quy chế quản lý nghĩa trang;
Việc tang người chết phải được được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong tục,
tập quán tốt, truyền thông văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
Chỉ tiêu số 5: Chất thải, nước thải thu gom và xử lý theo quy định
Rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý là:

Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định, có hệ thống tiêu thoát
(nước thải, chất thải sinh hoạt) đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và
nguồn nước xung quanh.
Mỗi khu dân cư tập trung ở thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước thải thông
thoáng, hợp vệ sinh.
Thôn, xã có tổ chức tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung.
1.1.3. Văn bản pháp luật về xây dựng NTM
- Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khoá
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành chương trình MTQG xây dựng NTM.
- Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa
đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng NTM giai đoạn 2010-2020.
- Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Bổ
sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 20102020.
- Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
- Nghị quyết số 127/2014/NQ-HĐND ngày 24/4/2014 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2020.
- Quyết định số 1085/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh
về việc phê duyệt kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Bắc
Ninh năm 2015 và giai đoạn 2016 – 2020.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình xây dựng NTM tại Việt Nam
15



 Những kết quả nổi bật

Báo cáo tại hội nghị toàn quốc tổng kế 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng NTM cho thấy, chương trình đã đạt được kết quả to lớn, bộ mặt
nông thôn đã đổi thay tích cực, phong trào xây dựng NTM đã được người dân
hưởng ứng và trở thành phong trào rộng khắp cả nước.
Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã
chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng NTM. Năng lực đội
ngũ cán bộ vận hành chương trình, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở, đã được nâng
lên rõ rệt, nhận thức đầy đủ hơn và tổ chức thực hiện chương trình có hiệu quả hơn,
nhất là trong việc xây dựng dự án, vận động quần chúng và tổ chức, thực hiện dự
án.
Nhiều địa phương đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, chủ động
ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương. Hệ thống hạ
tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn.
Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của nhiều khu vực dân cư nông thôn
được nâng cao rõ rệt.
Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần
tích cực nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn. Vai trò của các tổ chức Đảng,
chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng
lên về chất.
Tính đến hết tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận
đạt chuẩn NTM, trong đó:
-

93,1% số xã đạt quy hoạch chung;

-


81% số xã phê duyệt đề án xây dựng NTM;

-

Có khoảng trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân,
bao gồm: mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị có ứng dụng công nghệ cao, gắn sản
xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, liên kế giứa doanh nghiệp với người dân;

-

Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt 24,4 triệu đồng/ năm
( tăng khoản 1,9 lần so với năm 2010).

16


-

Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết tháng 11/2015 là 10,6%, giảm bình quân 2% năm
trong thời điểm kinh tế khó khăn;

-

Số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010);

-

Số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã
đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã.
Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, thị xã
Long Khánh (Đồng Nai), Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (TPHCM), Đông Triều
(Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan Phượng (TP.
Hà Nội), thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang).
Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm
(tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010). [7]
 Những điểm còn hạn chế

-

-

-

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những điểm còn hạn chế:
Tiến độ triển khai nhìn chung vẫn còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu; nhận thức của
một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về những nội dung thiết yếu của
Chương trình còn chưa đầy đủ, việc quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở
một số nơi chưa thường xuyên, sâu sát; một số cơ chế, chính sách, không phù hợp,
chậm được bổ xung điều chỉnh, sửa đổi; công tác sơ kết, nhân rộng mô hình chưa
được thường xuyên, kịp thời; bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo ở một số địa phương
còn chưa đủ mạnh.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới phương thức tổ chức mô hình sản xuất
theo nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại; sản xuất nông nghiệp chậm phát triển
theo hướng hiện đại, thiếu tính bền vững; quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ,
chưa gắn đước sản xuất với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu; nghiên cứu, chuyển
giao, ứng dụng tiến độ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa được
coi trọng. Đào tạo nghề cho nông dân chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tỷ lệ hộ nghèo cả nước tuy có giảm nhưng vẫn cao, thu nhập và mức sống của nông
dân còn khó khăn; tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn chưa được giải quyết

hiệu quả, năng lực ứng phó thiên tai còn nhiều hạn chế; chất lượng y tế, văn hóa,
giáo dục ở nhiều nơi còn thấp; hệ thống hạ tầng nông thôn, nhất là các vùng núi còn
lạc hậu, chậm được cải thiện.
17


Nguồn lực Trung ương và huy động nguồn lực xã hội cho Chương trình còn thấp
nhiều so với yêu cầu thực tế. [7]
 Bài học kinh nghiệm
Từ thực tế chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình trong 5 năm qua, nhiều
bài học kinh nghiệm quý đã được rút ra, như: Xây dựng nông thôn thực chất là thực
hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Do đó, phải gắn xây dựng NTM với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền,
vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân
tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ
động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công trong xây
dựng NTM.
Phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt của các
cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành,
đoàn thể.
-

Có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn
nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Có phương thức
huy động các nguồn lực phù hợp. Phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có
bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng
đảm bảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả.
Lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các

nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện
trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ, không gượng ép quá sức dân. [7]
1.2.2. Tình hình xây dựng NTM tại huyện Thuận Thành
Sau 5 năm triển khai thực hiện, chương trình xây dựng NTM đã làm thay đổi
nhận thức của đa số người dân trên địa bàn huyện, từ số đông còn chủ động còn tư
tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động tham gia
tích cực vào xây dựng NTM. Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, điều
kiện sống cả về vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn được nâng
cao rõ rệt. Thu thập bình quân đầu người năm 2015 đạt 30,5 triệu đồng/người/năm;
Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn (theo tiêu chí mới) giảm xuống còn 3,52%. Sản
xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cự
nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn. Vai trò của các tổ chức Đảng, chính
18


quyền, đoàn thể được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên. Kết quả đạt
được từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã góp phần tích cực thức
đẩy kinh tế xã hội toàn huyện phát triển.
Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, những năm qua, huyện
Thuận Thành tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Với sự hỗ trợ
của Nhà nước cùng sự chung tay góp sức của cộng đồng, trong 5 năm (từ năm 2010
đến 2015) có 385 hạng mục, công trình được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí
1.790 tỷ đồng, trong đó có 288 hạng mục, công trình giao thông nông thôn với tổng
kinh phí gần 1.000 tỷ đồng; 28 hạng mục, công trình thủy lợi với tổng kinh phí xấp
xỉ 80 tỷ đồng; 80 hạng mục, công trình trường học với tổng kinh phí gần 430 tỷ
đồng; 21 hạng mục, công trình văn hóa với tổng kinh phí hơn 53 tỷ đồng; 17 hạng
mục, công trình y tế với tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng và nhiều công trình, cơ sở hạ
tầng thuộc các lĩnh vực khác.
Cùng với đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo diện mạo mới cho khu vực
nông thôn, huyện còn chú trọng chỉ đạo người dân thực hiện nhiệm vụ phát triển

sản xuất, nâng cao thu nhập. Các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển ngành nghề, làng nghề, tiểu thủ
công nghiệp; Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; Xây dựng các mô
hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có năng suất, chất lượng, hiệu quả
kinh tế cao; Triển khai các mô hình khuyến nông hiệu quả.
Huyện quan tâm đến công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn. Kết quả từ năm 2010 đến 2015, toàn huyện tổ chức được được hơn 60
lớp đào tạo nghề (chăn nuôi, thú y, điện nông thôn, trồng nấm, đúc đồng, mộc mỹ
nghệ, may công nghiệp…) cho hơn 2.000 lượt lao động, trong đó hơn 1.200 lao
động có việc làm sau đào tạo nghề. Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn của huyện tổ
chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cho hơn 3.000 lượt hộ nông dân, góp phần nâng cao
năng suất, sản lượng cũng như hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Với sự chỉ đạo tập trung cùng sự nỗ lực, chung tay của cả cộng đồng trong thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đến nay, huyện Thuận Thành
có 5/17 xã: An Bình, Song Hồ, Đại Đồng Thành, Thanh Khương, Trí Quả được
UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM; Các xã còn lại đều đạt từ 11 đến 17/19 tiêu
chí.
Phát huy những kết quả trong thực hiện chương trình, thời gian tới huyện
Thuận Thành tiếp tục tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng
bộ các tiêu chí, tuy nhiên có sự ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc lĩnh vực: y tế,

19


giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi trường. Phấn đấu đến hết năm 2016 có thêm 5 xã
đạt chuẩn NTM, đến năm 2020 có 80% số xã đạt chuẩn NTM. [1]
Cụ thể như sau:
 Xã Song Hồ
Xã Song Hồ có tổng 04 thôn: thôn Đông Khê, thôn Đạo Tú, thôn Tú Tháp,
thôn Lạc Loài.

Sau khi tiếp thu kế hoạch xây dựng NTM của các cấp triển khai, Đảng ủy đã
xây dựng nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng NTM, UBND xã thành lập ban
quản lý chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xây dựng NTM theo
đúng mục tiêu các cấp xác định đảm bảo sát với thực tế của cơ sở.
Công tác tuyên truyền: Đảng , chính quyền , các đoàn thể nhân dân tích cực
tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến nhân dân để nhân dân hiểu rõ mục
đích, ý nghĩa và nhiệm vụ xây dựng NTM.
Công tác đào tạo, tập huấn: Ban quản lý NTM của xã tham gia đầy đủ các đợt
tập huấn chuyên đề về xây dựng NTM do các cấp tổ chức. ban quản lý NTM của xã
đi thực tế học tập mô hình kinh nghiệm xây dựng NTM của đơn vị điểm toàn quốc.
[1]
a. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM:
Bảng 1.1. Kinh phí thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Song Hồ
STT
1
2
3
4
5
6

Nguồn ngân sách
Ngân sách Trung ương
Ngân sách tỉnh
Ngân sách huyện
Ngân sách xã
Doan nghiệp
Người dân đóng góp
Tổng


Tổng tiền
Tỷ lệ %
(triệu đồng)
110
0.36
7.269
23.74
8.078
26.37
11.967
39.08
2.060
6.73
1.138
3.72
30.622
100
(Theo báo cáo NTM xã An Bình năm 2015)

b. Tiêu chí về môi trường:
- Yêu cầu của tiêu chí đáp ứng đủ 05 yêu cầu:

+ Là hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 90% trở lên, trong đó 50%
số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia;
+ 90% cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường.
(10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục);
+ Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có hoạt
động làm suy giảm ô nhiễm môi trường;
+ Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch;
20



-

+ Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: Tuyên truyền về 5 tiêu chí thực hiện
về môi trường
+ Các nội dung đã thực hiện: Đề nghị các cấp xây dựng trạm cấp nước sạch
cho người dân (Hiện nay có trên 70% số hộ đang dùng nước ngầm tự khoan). Các
cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường không có. Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan
từng hộ luôn sach – sạch – đẹp. nghĩa trang 4 thôn xây dựng có quy hoạch và quản
lý theo quy hoạch. Chất thải, nước thải được thu gom đúng quy định. [1]
+ Khối lượng thực hiện:
Bảng 1.2. Ngân sách sử dụng cho tiêu chí môi trường tại xã Song Hồ
ST
T
1
3
5

Nguồn ngân sách
Ngân sách tỉnh
Ngân sách xã
Người dân đóng góp
Tổng

Tổng tiền
(triệu đồng)


Tỷ lệ %

887
22
3.487
61
702
17
4.075
100
(Theo báo cáo NTM xã An Bình năm 2015)

 Xã Thanh khương:
-

-

-

Tổng số hộ trên địa bàn xã Thanh Khương hiện nay là 7800 hộ. Tỷ lệ hộ được sử
dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 90% trở lên, trong đó trên 50% số hộ sử dụng nước
sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia. 100% hộ sử dụng nước giếng khoan, không còn
hộ dùng nước giếng đào, nước ao hồ, trên 30% hộ lắp đặt thêm hệ thống lọc nước,
khử trùng… vv
Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã gồm 69 cơ sở trong đó 90% cơ
sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường. (10% còn tùy có vi
phạm nhưng đang khắc phục).
Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có hoạt động
làm suy giảm môi trường.
Nghĩa trang 5 thôn đều có quy hoạch và có tổ, đội trông nom, quản lý theo quy

hoạch.
Chất thải rắn, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. Công tác thu gom,
vận chuyển rác thải thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, cơ bản không có hiện
tượng tập kết rác thải bừa bãi, không đúng nơi quy định gây mất vệ sinh môi
trường. Các tổ đội thu gom rác thải hoạt động đung quy chế, hiệu quả, việc tập kết
rác thải tại 2 điểm trung chuyển thường xuyên được quan tâm thu dọn, quản lý và
sử dụng hiệu quả.

21


Quán triệt và thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, quy định của các cấp gắn với đặc thù của địa phương có khu, cụm công
nghiệp, khu trung tâm trợ Dâu, các cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn để
thường xuyên tuyên truyền về 5 yêu cầu thực hiện các tiêu chí về môi trương.
- Tích cực vận động người dân tham gia dự án cấp nước sạch cụm 5 xã ( Đình Tổ,
Đại Đồng Thành, Thanh Khương, Hà Mãn, Xuân Lâm). Hiện nay có 2/5 thôn đang
lắp đặt hệ thống đường ống mạng cấp nước, các thôn còn lại đang vận động nhân
dân đăng ký, nộp tiền để tham gia dự án. [1]
 Xã Đại Đồng Thành
- Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã triển khai quán triệt kế hoạch các văn bản, nghị
quyết của trung ương, tỉnh, huyện, đề án của xã về chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng NTM tới toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân trong xã.
- BCĐ xây dựng NTM chỉ đạo hướng dẫn đôn đốc các thôn, thực hiện tốt các kế
hoạch chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
- Tổ chức các hội nghị truyền thông sâu rộng tới các ban ngành đoàn thể, trên hệ
thống đài truyện hình của xã, thôn về kế hoạch đề án xây dựng NTM.
- Hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 2932/2992 hộ đạt 98%.
- Tổng số doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh về môi trường 209/209 cơ sở, đạt
100% cơ sở đảm bảo hợp vệ sinh môi trường.

- Hàng năm UBND xã đã chỉ đạo phát động toàn dân tổng vệ sinh môi trường, đường
làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp và phát động phong trào trồng cây xanh làm cho cảnh
quan ngày càng xanh, sạch, đẹp, không gây ô nhiễm môi trường.
- Nghĩa trang nhân dân được xây dựng theo quy hoạch 4/4 thôn đạt 100%.
- Công tác thu gom xửa lý rác thải, chất thải, nước thải:
+ Hộ đủ 3 công trình là 2453/2992 hộ đạt 82%, đạt quy chuẩn theo quy định.
+ Hộ gia đình có hệ thống thoát nước thải không gây ô nhiễm môi trường
2992/2992 hộ đạt 100%.
+ Có 4 tổ dịch vụ thu gom chất thải, rác thải 4/4 thôn đạt 100%. [1]
 Xã đình tổ
- Tổng số hộ trên địa bàn xã đình tổ hiện này là: 2874 hộ.
Trong đó số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh (giếng khoan, nước mưa)
là: 2874 hộ, chiếm tỷ lệ 100% số hộ trên địa bàn xã được sử dụng nước sạch hợp vệ
sinh. Dự kiến năm 2016 có trên 60% số hộ dân trên địa bàn xã được sử dụng nước
máy sạch.
- Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã là: 444 cơ sở. Trong đó tổng số
cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường là 405 cơ sở, đạt 91,2%. Tổng
số cơ sở sản xuất kinh doanh đang khắc phục vi phạm môi trường là 39 cơ sở,
chiếm tỷ lệ 8,8%.

22


Đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, lát gạch đạt 100%, hệ thống cống rãnh tiêu
thoát nước trên địa bàn xã thường xuyên được cải tạo, nâng cấp luôn đảm bảo
thông thoáng không gây ngập lụt, lầy lội vào mùa mưa; các cơ sở sản xuất có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường được quy hoạch tập trung, di chuyển ra xa khu dân cư.
Hàng năm UBND xã phát động phong trào trồng cây xanh tại các điểm công cộng
như: trường học, trạm y tế, được giao thông liên tục, trục xã và nghĩa trang, nghĩa
địa… Kết quả hàng năm trồng bổ xung được từ 2500 – 3000 cây xanh các loại. Hệ

thống cổng, tường rào, sân vườn được 100% các hộ củng cố, nâng cấp luôn đảm
bảo sạch đẹp.
- 4/4 thôn trên địa bàn xã đều có quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa, việc chôn cất, cải
táng người qua đời được thực hiện đúng theo quy định.
Đặc biệt là từ khi nghị quyết số 20, 22 của HĐND tỉnh về thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang. Nhân dân xã Đình Tổ thực hiện việc điện táng,
hỏa táng người qua đời đạt kết quả cao. Điển hình như thôn Phú Mỹ đến nay đạt tỷ
lệ 100% số người trong thôn qua đời được đưa đi điện táng, hỏa táng, góp phần làm
xanh, sạch môi trường sống và không lãng phí đất đai.
- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn chiếm trên 80%; 4/4 thôn
thôn đều có hệ thống thoát nước thải, chất thải hợp lý luôn được nhân dân khơi
thông đảm bảo tưới tiêu thoát tố không để gây ô nhiễm môi trường;
- Về xử lý rác thải: 4/4 thôn đều có tổ thu gom rác thải hoạt động thường xuyên đảm
bảo 100% khối lượng tác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý đưng nơi quy định. Số
cơ sở sản xuất kinh doanh đề được UBND xã hướng dẫn xử lý chất thải đảm bảo
theo tiêu chuẩn về môi trường. Các hoạt động làm suy giảm môi trường được quản
lý tốt không để phát sinh. [1]
 Xã Trí Quả
- Tổng số hộ trên toàn xã là 2250 hộ, trong đó 100% số hộ được sử dụng nước sạch
hợp vệ sinh.
- Tổng số doanh nghiệp trong toàn xã là 8 doanh nghiệp. trong đó 8/8 doanh nghiệp
đã đảm bảo vệ sinh.
Cơ sở sản xuất kinh doanh có 509 cơ sở. tuy nhiên công tác đảm bảo vệ sinh
môi trường vẫn đạt hiệu quả chưa cao.
- Tiêu chí đường làng, ngõ xóm đảm bảo 93% là đường bê tông còn lại 7% là đường
lát gạch sạch sẽ. Số xanh - sạch - đẹp không có hoạt động làm suy giảm ô nhiễm
môi trường là 95%.
- Quy hoạch và quản lý nghĩa trang theo quy hoạch
-


23


-

Nghĩa trang nhân dân đảm bảo theo quy hoạch cụ thể theo từng thôn có quản
lý là 5/5 thôn. Nghĩa trang liệt sỹ xã theo đúng quy hoạch và hình thức trang
nghiêm.
Công tác thu gom, xử lý rác thải, chất thải, nước thải cụ thể như: tổng số hộ 2250 hộ
có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định, có hệ thống tiêu thoát nước thải,
chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường không khí và nguồn
nước xung quanh đảm bảo là 100%.
Hệ thống tiêu thoát nước thải của khu dân cư tập trung trong đường làng vẫn
còn 4/5 thôn do ảnh hưởng của hệ thống rãnh thoát nước bị ứ đọng gây ô nhiễm môi
trường là thôn Trà Lâm (đã có đề án nâng cấp sửa cải tạo).
Để đảm bảo tình hình thu gom chất thải trong thôn toàn xã đã thành lập 5/5
thôn có tổ vệ sinh thu gom để tập kết rác thải về bãi trung chuyển với khối lượng
hàng tháng là 120.000kg. [1]
 Kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2016
Đối với các xã đã đạt chuẩn NTM: thường xuyên rà soát, đánh giá cụ thể
từng tiêu chí đã đạt chuẩn theo quy định hiện hành; có giải pháp duy trì, củng cố,
nâng cao các tiêu chí đã đạt chuẩn; xã Đại Đồng Thành cần có giải pháp cụ thể giản
tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 3% (đến 31/12/2015 tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới
của xã là 5,12%). [2]
Đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2016:
- Xuân Lâm: phấn đấu đạt chuẩn 02 tiêu chí (thu thập bình quân đầu người,
hình thức tổ chức sản xuất), cụ thể:
Thu thập bình quân đầu người năm 2015 đạt 19 triệu đồng, UBND xã phối
hợp với phòng lao động TB&XH, Chi cục Thống kê huyện tổ chứ điều tra chọn
mẫu đánh giá thu thập bình quân đầu người trên địa bàn xã sát với thực tế. Thời

gian hoàn thành xong trong quý III/2016
Hình thức tổ chức sản xuất: Đảng ủy, UBND xã tập trung chỉ đạo HTX
DVNN Xuân Lâm thực hiện các bước chuyển đổi theo luật HTX năm 2012, xây
dựng phương án hoạt động của HTX trong nhiệm kỳ tới đạt hiệu quả. Thời gian
thực hiện xong trước 30/5/2016. [2]
- Xã Đình Tổ: Phấn đấu đạt chuẩn 3 tiêu chí ( Hộ nghèo, hệ thống chính trị,
an ninh trật tự xã hội), cụ thể:
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 theo chỉ tiêu mới của xã là 3.81% trong năm 2016
Đảng ủy, UBND tập trung chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể từ xã đến nông thôn
phối hợp với cơ quan chuyên môn có giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ

24


nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập để thoát nghèo. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ
nghèo xuống còn < 3%.
Hệ thống tổ chức chính trị xã hội – xã hội vững mạnh: Đảng ủy, UBND cần
tập chung lãnh chỉ đạo các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - XH của xã, thôn
hăng hái thi đua lập thành tích, phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm
vụ về kinh tế - xã hội; phấn đấu năm 2016 hệ thống tổ chức chính trị - XH của xã
đạt vững mạnh.
An ninh, trật tự xã hội: Thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; tăng
cường nắm bắt tình hình, quản lý tốt an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn xã. [2]
- Xã Hoài Thượng: Phấn đấu đạt 3 tiêu chí ( cơ sở vật chất văn hóa, Tỷ lệ hộ
nghèo, Y tế), cụ thể:
Cơ sở vậy chất van hóa: Nhà văn hóa xã đang đang được đầu tư xây dựng, dự
kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào quý III/2016; Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 theo
tiêu chí mới là 3,06%, năm 2016 Đảng ủy, UBND xã tập trung chỉ đạo các ban,
ngành đoàn thể từ xã đến thôn phối hợp với các cơ quan chuyên môn có giải pháp

cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập để
thoát nghèo phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 3%.
Y tế: trạm y tế xã đã được đầu tư xây dựng hoàn thành trong năm 2015, đề
nghị đầu tư trang thiết bị chuyện môn phục vụ khám chữa bệnh đạt chuẩn theo quy
định trong năm 2016. [2]
- Xã Gia Đông: Phấn đấu đạt chuẩn 03 tiêu chí (Giao thông, tỷ lệ hộ
nghèo,hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh), cụ thể:
Giao thông: Đang triển khai thi công 3km đường trục xã , liên xã, dự kiến
hoàn thành trong quý II/2016; Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới nawmg 2015 là 4%.
Đảng ủy, UBND xã cần tập trung chỉ đạo các ban, ngành đoang thể xã, thôn có các
giải pháp cụ thể nhằm hôc trợ người nghèo pháp triển sản xuât, tạo việc làm nâng
cao thu nhập thoát nghèo. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 xuống còn 3%.
Hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh: Đảng ủy, UBND xã cần tập trung chỉ
đạo các ngành, đoàng thể, tổ chức chính trị - XH của xã, thông hăng hái thi đua lập
thành tích, phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về kinh tế - xã
hội; phấn đấu năm 2016 hệ thống tổ chứ chính trị - XH của xã được vững mạnh. [2]
- Xã Nghĩa Đạo: phấn đấu đạt chuẩn 03 tiêu chí (Giao thông, Thu nhập, Môi
trường), cụ thể:

25


×