Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của giải pháp tiêu để phát triển bền vững kinh tế xã hội cho huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.64 MB, 144 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian dài thực hiện, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quy hoạch và
Quản lý Tài nguyên nước với đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của
giải pháp tiêu để phát triển bền vững kinh tế xã hội cho huyện Thuận Thành - Tỉnh
Bắc Ninh ” đã được hoàn thành. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn được sự
chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp, bạn bè.
Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng
dẫn khoa học PGS.TS. Phạm Việt Hòa - Trường Đại học Thủy lợi đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu, những thông tin cần thiết cho
tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô
giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy giáo, cô giáo các bộ môn đã truyền
đạt những kiến thức chuyên môn trong quá trình học tập.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong
khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ và các đồng
nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ, cung cấp các tài liệu cần thiết và đóng góp ý kiến cho tác
giả hoàn thành luận văn.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, khối lượng tính toán lớn nên những thiếu sót
của luận văn là không thể tránh khỏi. Tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ
bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và
của đồng nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tấm lòng của những người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tác giả trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Tác giả



Đinh Thị Hương
2

BẢN CAM KẾT

Tên tác giả: Đinh Thị Hương
Học viên cao học: Lớp CH20Q11
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Việt Hòa
Tên đề tài luận văn “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của giải pháp
tiêu để phát triển bền vững kinh tế xã hội cho huyện Thuận Thành-Tỉnh Bắc Ninh”.
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu
được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan Nhà
nước, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, sách, báo… để làm cơ sở nghiên
cứu. Tác giả không sao chép bất kỳ một luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào
trước đó.

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013

Tác giả



Đinh Thị Hương





3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………1
BẢN CAM KẾT…………………………………………………………………….2
MỤC LỤC………………………………………………………………………… 3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ…………………………………………………… 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU………………………………………………… 6
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….9
TỒNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU… 9
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI . 13
1.1.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước 13
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 14
1.1.3. Tình hình tiêu nước cho khu vực huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh 18
1.2. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU: 20
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của hệ thống: 20
1.2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế và các yêu cầu phát triển của khu vực huyện
Thuận Thành 25
1.2.3. Hiện trạng thủy lợi, nhiệm vụ quy hoạch cải tạo và hoàn chỉnh hệ thống tiêu
cho lưu vực. 34
CHƯƠNG 2……………………………………………………………………… 56
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢI PHÁP
TIÊU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN THUẬN THÀNH…….55
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 56
2.1.1. Phân tích đặc điểm tự nhiên 56
2.1.2. Phân vùng tiêu 57
2.1.3. Phân tích đặc điểm về khu nhận nước tiêu 60
2.1.4. Phân tích yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng 61
2.1.5. Xác định nhu cầu tiêu và tính toán cân bằng nước 64
2.1.6. Phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống công trình tiêu của vùng 75
4


2.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIÊU ÚNG CHO KHU VỰC 76
2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 76
2.2.2. Phân tích đề xuất giải pháp tiêu 76
CHƯƠNG 3……………………………………………………………………… 85
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TIÊU ÚNG CHO HUYỆN THUẬN THÀNH…… 85
3.1. GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH 85
3.1.1. Phương pháp lựa chọn giải pháp tiêu 85
3.1.2. Sử dụng Mike 11 để lựa chọn giải pháp tiêu 86
3.1.3. Phân tích lựa chọn phương án tiêu 109
3.2. GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH 109
3.2.1. Giải pháp huy động nguồn vốn 109
3.2.2. Giải pháp cơ chế chính sách 111
3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác hiệu quả công trình thuỷ lợi 111
3.2.4. Giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo quy hoạch 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………… 115
I. KẾT LUẬN . …………………………………………………………… ……115
II. KIẾN NGHỊ 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………118
PHỤ LỤC……………………………………………………………………… 123







5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Sơ đồ mưa vùng nghiên cứu phân theo phương pháp Thiessen……… 64
Hình 3.1: Sơ đồ tính toán thủy lực tiêu vùng Nam Đuống……………………… 93
Hình 3.2: So sánh kết quả mực nước tại hạ lưu cống Báo Đáp………………… 102
Hình 3.3: So sánh kết quả mực nước tại hạ lưu cống Kênh Cầu…………………102
Hình 3.4: So sánh kết quả mực nước tại hạ lưu cống Bá Thủy………………… 103
Hình 3.5: So sánh kết quả mực nước tại hạ lưu cống An Thổ……………………103
Hình 3.6: So sánh kết quả mực nước tại hạ lưu cống Lực Điền………………….104
Hình 3.7: So sánh kết quả mực nước tại hạ lưu cống Tranh…………………… 104
Hình 3.8: Đường quá trình mực nước tiêu dọc sông Dâu – Đình Dù – PA1…… 105
Hình 3.9: Đường quá trình mực nước tiêu dọc sông Đông Côi-Đại Quảng Bình-
PA1……………………………………………………………………………… 105
Hình 3.10: Đường quá trình mực nước tiêu dọc sông Dâu – Đình Dù – PA2……110
Hình 3.11: Đường quá trình mực nước tiêu dọc sông Đông Côi-Đại Quảng Bình-
PA2…………………………………………………………………………… …110









6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê diện tích úng ngập huyện Thuận Thành những năm gần đây 19
Bảng 1.2: Tổng hợp diện tích đất tỉnh Bắc Ninh………………………………… 21
Bảng 1.3: Bảng thống kê dân số huyện Thuận Thành…………………………… 25
Bảng 1.4: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp qua các năm (ha)………………… 26

Bảng 1.5: Diễn biến đàn gia súc trong vùng qua các năm…………………………29
Bảng 1.6: Bảng thống kê công trình đầu mối tưới vùng II……………………… 36
Bảng 1.7: Hiện trạng kênh tiêu khu tự chảy sông Dâu…………………………….38
Bảng 1.8: Hiện trạng cống tiêu khu tự chảy sông Dâu………………………… 40
Bảng 1.9: Thống kê trạm bươm tiêu trong khu II………………………………….41
Bảng 1.10: Bảng thống kê trục tiêu trong khu II………………………………… 41
Bảng 1.11: Bảng thống kê cống tiêu trong khu II………………………………….42
Bảng 1.12: Bảng thống kê cống tiêu trong khu III…………………………………42
Bảng 1.13: Bảng thống kê trục tiêu trong khu III………………………………….43
Bảng 1.14: Bảng thống kê cống tiêu vùng tiêu tự chảy Cầu Đo………………… 43
Bảng 1.15: Bảng thống kê trạm bơm tiêu trong khu IV……………………………44
Bảng 1.16: Bảng thống kê các kênh tiêu trong khu IV…………………………….44
Bảng 1.17: Bảng thống kê cống tiêu trong khu IV……………………………… 45
Bảng 1.18: Bảng thống kê trạm bơm tiêu trong khu V…………………………….45
Bảng 1.19: Bảng thống kê các trục tiêu trong khu V………………………………46
Bảng 1.20: Bảng thống kê cống tiêu trong khu V………………………………….46
Bảng 1.21: Bảng thống kê trạm bơm tiêu trong khu VI……………………………47
Bảng 1.22: Bảng thống kê trục tiêu trong khu VI
………………………………….47
Bảng 1.23: Bảng thống kê cống tiêu trong khu VI……………………………… 48
Bảng 1.24: Bảng thống kê trạm bơm tiêu trong khu VII………………………… 48
Bảng 1.25: Bảng thống kê trục tiêu trong khu VII…………………………………49
7

Bảng 1.26: Bảng thống kê cống tiêu trong khu VII……………………………… 49
Bảng 1.27: Bảng thống kê trạm bơm tiêu trong khu VIII………………………….50
Bảng 1.28: Bảng thống kê trục tiêu trong khu VIII……………………………… 51
Bảng 1.29: Bảng thống kê cống tiêu trong khu VIII……………………………….51
Bảng 1.30: Bảng thống kê trạm bơm tiêu khu ngoài bãi………………………… 52
Bảng 1.31: Tổng hợp tổng hợp trạm bơm tiêu trong huyện Thuận Thành (Phụ lục 1)

Bảng 1.32: Bảng tổng hợp hiện trạng sông, trục tiêu huyện Thuận Thành (Phụ lục 2)
Bảng 1.33: Bảng tổng hợp cống tiêu huyện Thuận Thành (Phụ lục 3)
Bảng 2.1: Kết quả phân vùng tiêu huyện Thuận Thành……………………………58
Bảng 2.2: Định hướng sử dụng đất huyên Thuận Thành giai đoạn 2015 – 2020….61
Bảng 2.3: Lượng mưa 1, 3, 5, 7 ngày max tần suất P = 10% tại trạm Thuận Thành
…… ………………………………………………………………………………64
Bảng 2.4: Mực nước trung bình tháng, năm tại cá trạm trong và lân cận vùng nghiên
cứu………………………………………………………………………………….65
Bảng 2.5: Mực nước đỉnh lũ theo các tần suất tại trạm đo của vùng nghiên cứu 65
Bảng 2.6: Kết quả tính toán mực nước tiêu thiết kế P = 10% 66
Bảng 2.7: Mô hình mưa tiêu thiết kế của các khu tiêu (P = 10%)…………………67
Bảng 2.8: Lượng bốc hơi tháng bình quân nhiều năm tại trạm Bắc Ninh
…………68
Bảng 2.9: Chiều cao cây lúa ứng với từng thời đoạn sinh trưởng…………………69
Bảng 2.10: Trị số đảm bảo năng suất không giảm quá 10% 70
Bảng 2.11: Khả năng chịu ngập cho phép của cây lúa theo các thời kỳ sinh trưởng
……………………………………………………… ……………………………70
Bảng 2.12: Kết quả tính toán hệ số tiêu huyện Thuận Thành…………………… 70
Bảng 2.13: Tổng lượng mưa 5 ngày max tại trạm Thuận Thành giai đoạn 2010,
2020, 32030, 2050 và 2010 ……………………………………………………… 71
8

Bảng 2.14: Hệ số tiêu huyện Thuận Thành theo BĐKH VÀ NBD……………… 72
Bảng 2.15: Kết quả tính toán cân bằng tiêu (Phụ lục 4)
Bảng 2.16: Tổng hợp cân bằng tiêu theo các khu……………………………… 73
Bảng 2.17: Phương án nạo vét kênh Dâu – Lang Tài…………………………… 79
Bảng 2.18: Cao trình thiết kế bờ kênh Đông Côi – Đại Quảng Bình đoạn K2+870 -
K6+170…………………………………………………………………………… 79
Bảng 2.19: Quy mô trạm bơm Ngọ Xá…………………………………………….81
Bảng 2.20: Quy hoạch công trình tiêu đầu mối vùng Thuận Thành (Phụ lục 5)

Bảng 2.21: Hệ thống kênh tiêu cần nạo vét, xây mới (Phụ lục 6)
Bảng 3.1: Sơ đồ kết nối mạng sông thuỷ lực tiêu vùng Nam Đuống………………92
Bảng 3.2. Tài liệu biên sử dụng trong mô hình tiêu Nam Đuống………………….93
Bảng 3.3: Địa hình lòng dẫn hệ thống tiêu Nam Đuống………………………… 98
Bảng 3.4. Thống kê các trạm dùng để kiểm định mô hình……………………….100
Bảng 3.6: Mực nước lũ lớn nhất tại các trạm trong hệ thống Bắc Hưng Hải…….101
Bảng 3.7: Công trình sau qui hoạch vùng Nam Đuống………………………… 106
Bảng 3.8: Mực nước tiêu lớn nhất dọc các sông theo các phương án…………….107








9

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuận Thành là huyện đồng bằng, cách trung tâm tỉnh lỵ 15 km về phía Bắc,
cách thủ đô Hà nội 25 km về phía Tây. Đây là một trong những huyện có nền kinh
tế tương đối phát triển của tỉnh Bắc Ninh.
Hiện tại trên địa bàn huyện có khoảng 70% dân số sống bằng nông nghiệp
nên công tác thuỷ lợi vẫn giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội
của huyện Nhà.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều
công trình thuỷ lợi đã được xây dựng để phục vụ tiêu úng trong vùng, tuy nhiên phần
diện tích tiêu chủ động còn chiếm tỷ lệ nhỏ do thiếu nguồn, các công trình xây dựng đã
lâu hiện tại đã xuống cấp nên không phát huy được hết năng lực.

Xét vấn đề tồn tại về ngập úng trong toàn huyện Thuận Thành, theo số liệu
thống kê 2004-2010 trung bình hàng năm trong huyện vẫn còn 1600-1700 ha diện
tích úng. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống công trình tiêu hiện có vừa thiếu
năng lực lại bị xuống cấp nên không đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện tại
và tương lai.
Mùa mưa ở Thuận Thành thường bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào tháng X.
Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 84-85% tổng lượng mưa năm. Mưa lớn là
nguyên nhân sinh ra lũ lụt sông ngòi và xói mòn trên lưu vực, làm ảnh hưởng không
nhỏ đến cuộc sống, sản xuất và giao thông Theo số liệu thống kê tại trạm Thuận
Thành cho thấy tháng VII và VIII có số trận mưa sinh lũ lớn nhất trong năm, lượng
mưa tháng của các tháng này đều từ 200-300mm/tháng số ngày mưa lên tới 15-20

ngày, trong đó có tới 9-10 ngày mưa có mưa giông với tổng lương mưa đáng kể,
thường gây ngập úng. Điển hình là tháng VIII/1972 có lượng mưa trên 703,4mm tại
trạm Thuận Thành và gây ra ngập úng trong vùng. Nhìn chung luôn xảy ra tình
trạng ngập úng trong nội đồng do mực nước ngoài sông cao hơn cao trình mặt
10

ruộng trong đồng từ 5 - 10 m nên việc tiêu thoát nước trong mùa lũ gặp nhiều khó
khăn.
Mặt khác trong những năm gần đây diễn biến thời tiết rất phức tạp, lũ bão gia
tăng trong mùa mưa, tình hình lũ lụt diễn ra ngày càng nghiêm trọng và có xu
hướng năm sau cao hơn năm trước càng bộc lộ rõ các tồn tại của hệ thống. Tình
hình phát triển kinh tế xã hội của huyện có những biến động mạnh như: Quá trình
đô thị hoá tăng nhanh, dân số tăng, nhiều khu công nghiệp mới được xây dựng.
Diện tích đất nông nghiệp có nhiều thay đổi, diện tích trồng lúa giảm, diện tích
đồng trũng đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Mức đảm bảo tiêu cho khu
công nghiệp và đô thị cần phải cao hơn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chính những
chuyển biến trên đòi hỏi phải nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi trước đây
cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình phát triển thủy

lợi, trên địa bàn huyện đã có xây dựng hệ thống các trạm bơm tiêu, kênh tiêu nước
Tuy nhiên do kinh phí còn hạn hẹp, đầu tư chưa cao nên kết quả cải tạo, nâng cấp
hệ thống và kiên cố hóa kênh mương vẫn còn thấp, hiệu quả hoạt động không cao,
nhiều công trình đầu mối đã xuống cấp nghiêm trọng.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện đặt ra trong tương lai, việc
tiếp tục đầu tư củng cố hạ tầng cơ sở thuỷ lợi phục vụ công tác phòng chống lũ, tiêu
úng hiện có và xây dựng các công trình mới theo một quy hoạch chi tiết, thống nhất
hợp lý, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cho hiện tại và trong những năm
tiếp theo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vì vậy việc lập: “Nghiên cứu cơ sở
khoa học và thực tiễn của giải pháp tiêu để phát triển bền vững kinh tế xã hội cho
huyện Thuận Thành- Tỉnh Bắc Ninh ” là cần thiết và cấp bách. Nghiên cứu này sẽ
góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội bền vững của huyện với mục tiêu
đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh sẽ trở thành khu vực có nền kinh tế phát triển theo
hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn mà Nghị quyết Đại hội
đảng bộ tỉnh đề ra.
Trong luận văn nghiên cứu sẽ đánh giá về hiện trạng hệ thống các công trình
thủy lợi trên lưu vực, điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế và định hướng phát triển,
11

từ đó tính toán cân bằng nước, cân bằng tiêu cho hiện tại và tương lai. Qua đó đề
xuất các giải pháp công trình, phi công trình nhằm khai thác, quản lý và sử dụng
bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho khu vực huyện Thuận
Thành.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình lũ, lụt và nhu cầu tiêu nước của huyện
Thuận Thành, đề xuất và lựa chọn giải pháp tiêu nước cho huyện, nhằm đảm bảo
chủ động tiêu nước để phát triển bền vững kinh tế - xã hội cho toàn huyện.
III. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp tiêu nước cho huyện Thuận Thành,

các đối tượng tiêu nước chính như: Nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi,
thủy sản, môi trường…
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa bàn huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh.
2) Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, công cụ sử dụng
a. Cách tiếp cận :
• Tiếp cận tổng hợp và liên ngành:
Dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực huyện Thuận Thành –
tỉnh Bắc Ninh; hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế các ngành từ đó rút ra
các giải pháp công trình và phi công trình để phục vụ công tác tiêu úng cho vùng.
• Tiếp cận kế thừa:
Trên địa bàn huyện Thuận Thành nói riêng và toàn tỉnh Bắc Ninh nói chung
đã có một số các dự án quy hoạch tiêu úng cho vùng, các đề tài nghiên cứu về
nguồn nước, vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước. Việc kế thừa có
chọn lọc các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp đề tài có định hướng giải quyết vấn đề
một cách khoa học hơn.
• Tiếp cận thực tiễn:
12

Tiến hành khảo sát thực địa, tổng hợp số liệu nhằm nắm rõ chi tiết hiện trạng
và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, hiện trạng các công
trình tiêu úng và tình hình ngập úng của toàn huyện.
Các số liệu thực tiễn giúp đánh giá một cách tổng quan về hiện trạng các
công trình tiêu úng và tình hình ngập úng của vùng, làm cơ sở đánh giá các tác
động và đề xuất các giải pháp để khắc phục.
• Tiếp cận các phương pháp, công cụ hiện đại trong nghiên cứu:
Đề tài này ứng dụng, khai thác các phần mềm, mô hình hiện đại như mô
hình tính toán thủy động lực học (MIKE 11)
b. Phương pháp
- Kế thừa, áp dụng có chọn lọc sản phẩm khoa học và công nghệ hiện có trên
thế giới và trong nước. Kế thừa các nghiên cứu khoa học, các dự án có liên quan và

các điều tra cơ bản trên khu vực huyện.
- Phương pháp điều tra, thu thập: Tiến hành điều tra, thu thập các tài liệu
trong vùng nghiên cứu bao gồm tài liệu hiện trạng thủy lợi, các công trình tưới, tiêu,
định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình khai thác và sử dụng đất đai, nguồn
nước, các tài liệu địa hình, thủy văn trên khhu vực.
- Phương pháp phân tích thống kê các số liệu đã có.
- Phương pháp ứng dụng các mô hình hiện đai: Các mô hình tính toán thuỷ
lực, thuỷ văn, cân bằng nước, phần mềm xây dựng bản đồ Mapinfo, phần mềm
Mike 11 tính toán cân bằng nước và ứng dụng các công nghệ hiện đại: viễn thám,
GIS…
- Phương pháp chuyên gia: Có sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên
gia về các lĩnh vực.
c. Công cụ sử dụng
Khai thác, sử dụng phần mềm tính toán thuỷ lực và chất lượng nước MIKE11
13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hàng năm, trên thế giới phải chịu những tổn thất nặng nề do thiên tai như
tình trạng ngập úng, lũ lụt. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt như hiện
nay ngoài nguyên nhân từ tự nhiên như mưa nhiều hơn, bão gió thất thường hơn,
hay hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng tình trạng ngập lụt trên thế
giới còn có chung nguyên nhân là đô thị hoá mạnh, tăng diện tích xây dựng nhà cửa
và đường xá, đồng thời giảm diện tích ngập nước, các dòng sông thiên nhiên bị khai
thác, tác động và hệ thống kênh rạch tiêu thoát bị thu hẹp. Các thành phố vốn hình
thành ở ven sông, biển phải đối mặt với nạn ngập úng. Điển hình như ở London
(Anh quốc) với sông Thames bị thu hẹp lại gặp bão lớn từ biển Bắc, triều cường đã

làm cho phần lớn thành phố ngập trong nước năm 1952. Hay ở Tokyo ( Nhật bản)
đã có bão lớn đổ vào, mưa to kéo dài làm ngập các đường ngầm trong thành phố
vào năm 1971. Tại Kulalumpua (Malaysia) vùng trũng trung tâm thủ đô - trước năm
2005, khi chưa làm hệ thống thoát nước SMART, trung tâm thành phố cũng bị ngập
nặng khi mưa bão.
Nhật Bản là quốc gia có hệ thống công trình phòng chống thiên tai kiên cố
nhất thế giới nhưng với tốc độ mực nước biển dâng trung bình từ mỗi năm từ 4 mm
đến 8 mm, cùng với gia tăng về tần suất xuất hiện và cường độ ác liệt của các trận
bão thì nguy cơ làm gián đoạn các hoạt động sản xuất sẽ rất cao. Các nhà khoa học
Nhật Bản ước tính nếu mực nước biển tăng thêm 1 mét thì sẽ có khoảng 90 % số bãi
biển của nước này sẽ bị “nuốt chửng”, sản lượng lúa sẽ giảm 50 %
Nước Anh với hệ thống công trình chống lũ có khả năng chống lũ 100 năm
và lũ 200 năm nhưng với diễn biến của biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì hệ
thống này không có khả năng kiểm soát. Kết quả tính toán dự báo cho biết số hộ có
14

nguy cơ bị lũ đe dọa tăng từ 2 triệu hộ hiện nay lên 3,5 triệu hộ với các kịch bản
BĐKH nếu hệ thống công trình không được củng cố.
Để đối phó với tình trạng úng ngập, người dân ở Tây Bengal (Ấn Độ) thường
phải làm những hệ thống cột chống rất cao để có chỗ lánh nạn khi lũ lụt kéo đến. Ở
Bangladesh nông dân làm những ngôi nhà nổi có thể tự nâng lên khi mực nước lũ
dâng cao. Còn ở Nepal các cộng đồng dân cư xây dựng các tháp canh cảnh báo lũ
sớm, đóng góp nhân công và nguyên vật liệu để gia cố các bờ kè không cho các hồ
băng bị vỡ do tan băng.
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy các hoạt động phát triển của con người
ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta, đặc biệt
là các khu dân cư ở hạ lưu các lưu vực sông. Do đó, cần thiết phải có những nghiên
cứu chuyên sâu, chi tiết để có thể đánh giá đúng và đầy đủ tác động của các hoạt
động kinh tế đến tình trạng ngập úng nói riêng và đến vấn đề quản lý, bảo vệ và sử
dụng hợp lý, bền vững tài nguyên nước trên thế giới nói chung.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Tình hình ngập úng ở nước ta
Về mùa mưa bão, việc ngập úng, lũ lụt là 1 thiên tai lớn gây những thiệt hại
về người và của xảy ra ở rất nhiều nơi trên cả nước.
Trước đây, các vùng úng của nước ta nằm rải rác ở khắp nơi từ các thung
lũng của các tỉnh miền núi đến các tỉnh đồng bằng và vùng ven biển.
Ở vùng núi, vùng trung du, diện tích bị úng thường nhỏ, tập trung ở các
thung lũng, các cánh đồng trũng ven núi như Lập Thạch, Vĩnh Tường (Vĩnh Yên),
Yên Dũng (Bắc Ninh), Chí Linh (Hải Dương)…
Ở đồng bằng Bắc Bộ, diện tích bị úng ngập tập trung lớn hơn như vùng Bình
Lục, Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam), Ứng Hòa, Phú Xuyên (Hà Nội), vùng úng thường
tập trung ven đê sông hoặc ở rốn các cánh đồng, lòng chảo. Nói chung nhữn vùng
đồng chiêm trước đây là những vùng úng lớn nhất nước ta.
15

Ở miền Nam, hầu hết các tỉnh miền Tây Nam Bộ đều có những vùng úng lớn
như: Châu Đốc, Sa Đéc, Đồng Tháp Mười, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang…
Những vùng úng hầu hết chỉ trồng trọt được một vụ vào mùa khô, hoặc để hoang
hóa, quanh năm nước ngập trắng không trồng trọt được gì.
Sau ngày hòa bình lập lại, miền Bắc đã chú trọng cải tạo vùng úng. Rất nhiều
các trạm bơm tiêu quy mô lớn được xây dựng, biến những vùng úng trước đây
thành những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ, làm tăng vụ, tăng năng suất cây trồng.
Nhiều vùng đồng chiêm trước đây nay đã trở thành những vùng trồng rau, mà và có
thể đưa cơ giới vào canh tác khiến cho bộ mặt nông thôn vùng úng đã thay đổi một
cách căn bản.
Từ hơn một thập niên trở lại đây tình trạng ngập úng không chỉ diễn ra ở các
vùng kể trên mà còn diễn ra ở các đô thị lớn như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh… ngày càng nghiêm trọng do hàng loạt nguyên nhân như: hiện tượng
biến đổi khí hậu làm cho chế độ mưa thay đổi, hệ thống kênh rạch bị lấn chiếm,
nhiều ao hồ, kênh rạch bị san lấp để xây dựng nhà ở làm hạn chế dòng chảy, quá

trình phát triển đô thị chưa chú trọng đến việc san lấp cốt nền và vấn đề thoát nước.
Bên cạnh đó tốc độ gia tăng dân số khiến cho diện tích đất xây dựng gia tăng nhanh
chóng…
Thống kê cho thấy số các trận mưa lũ với cường độ lớn xuất hiện ngày càng
nhiều hơn, đặc biệt là tại thành phố Hà Nội. Năm 2002, mưa lớn nhiều ngày trong
khoảng tháng 8. Hệ thống cống thoát đang cải tạo dở dang nên càng không thoát
nước nổi, gây ngập úng trong nội thành suốt nhiều ngày liên tục
. Trận lũ lịch sử đầu
tháng 11 năm 2008, Hà Nội bị ngập trên diện rộng và ngập rất sâu do mưa liên tục
với cường độ lớn từ đêm 30 tháng 10 trở đi. Hay trận mưa lớn ngày 08/05/2009
khiến cho Hà Nội chìm trong biển nước kéo theo tình trạng tắc đường, giao thông tê
liệt và còn rất nhiều hệ lụy khác. Năm 2010, mưa và lũ lớn làm ít nhất 46 người
chết và 21 người bị mất tích…

16

1.1.2.2.Các nguyên nhân gây úng
Các vùng úng ngập xuất hiện ở hầu hết các địa phương trên đất nước ta từ
các thung lũng ở các tỉnh miền núi đến các tỉnh đồng bằng và vùng ven biển. Sự
xuất hiện các vùng úng do các nguyên nhân chính sau đây:
a. Lượng mưa năm lớn
Lượng mưa năm ở Việt Nam tương đối lớn. Lượng mưa bình quân năm từ
1500mm/năm đến 250mm/năm. Ở 1 số khu vực có lượng mưa bình quân như sau:
X
Hà Nội
= 1800 mm/năm
X
Huế
= 2500 mm/năm
X

TP HCM
= 1979 mm/năm
X
SaPa
= 2900 mm/năm
Lượng mưa năm lại phân phối không đều, mưa lớn chỉ tập trung vào mùa
mưa. Mùa mưa chỉ trong vòng 5÷6 tháng nhưng lượng mưa tới 80÷85% lượng mưa
cả năm, thậm chí lượng mưa chỉ tập trung vào các trận mưa rào có cường độ rất lớn,
mưa chỉ kéo dài trong 2÷3 ngày mà lượng mưa đã vượt quá 300mm. Đặc biệt có các
trận mưa rất lớn kèm theo bão như lượng mưa ngày ở Tam Đảo vào năm 1971 là
511mm, trận mưa rào kèm theo bão ở Thái Bình vòa mùa mưa năm 2003 chỉ kéo
dài 2÷3 ngày nhưng lượng mưa đã đạt tới trên 1000mm.
b. Địa hình thấp, không có hướng tiêu thoát nước
Ở miền núi và trung du: Địa hình phức tạp, nhấp nhô tạo nên những thung
lũng xung quanh có núi bao bọc, điều kiện thoat nước khó khăn. Nước mưa từ các
sườn dốc tập trung về thung lũng không có đường thoát, trữ lại, gây úng ngập các
vùng đất trũng.
Ở vùng đồng bằng và ven biển: Các cánh đồng được tạo thành do phù sa của
các sông lớn bồi đắp nên địa hình có xu thế dốc từ bờ sông vào trong đồng và có
cao trình thấp thậm chí thấp hơn cả mực nước sông trung bình, vì thế trong mùa
mưa lũ, nước trong đồng không thể tự thoát ra ngoài sông được, gây úng ngập trong
đồng.
17

Mặt khác, đồng bằng nước ta lại có mạng lưới sông chia cắt và có hệ thống
đê sông và đê biển bao bọc tạo thành những cánh đồng hình lòng chảo, khi mưa,
nước tập trung dồn về chỗ thấp gây úng ở những rốn trũng.
Nhìn chung vùng đồng bằng và ven biển nước ta có địa hình thấp nên việc
tiêu thoát nước bằng tự chảy ra sông và ra biển trong mùa mưa lũ hoặc lúc triều lên
là hết sức khó khăn.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây nên úng ngập như ở một số vùng
do mực nước ngầm quá cao, lại chịu ảnh hưởng của nước mạch cũng có khả năng bị
úng. Một số trường hợp ở những hệ thống tưới do quản lý phân phối nước không tốt
cũng tạo ra những vùng úng cục bộ
1.1.2.3. Yêu cầu tiêu nước trong thời gian gần đây
Cho tới nay công tác thủy lợi vùng úng vẫn còn nhiều hạn chế:
- Chưa có một quy hoạch thật hoàn chỉnh cho vùng úng
- Các công trình đầu mối tiêu chưa đủ năng lực để tiêu úng
- Xây dựng hệ thống công trình chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ từ công trình
đầu mối đến các cấp kênh mương
- Phân công phụ trách tiêu cho các công trình chưa rõ ràng
- Trình độ quản lý tưới tiêu chưa tốt khi quản lý theo phương thức mới có sự
tham gia của công đồng
- Nước tràn từ vùng cao xuống vùng thấp gây úng giả tạo
Bên cạnh đó do điều kiện tự nhiên của nước ta hết sức phức tạp như điều
kiện đại hình, địa mạo, hiện tượng biến đổi khí hậu đã khiến lũ trong mùa mưa càng
ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Vì vậy nói chung tình hình úng chưa được giải quyết một cách triệt để. Diện
tích được giải quyết tiêu úng còn rất nhỏ so với yêu cầu. Nhiệm vụ tiêu úng cho các
diện tích nông nghiệp và các loại diện tích cẫn tiêu khác còn hết sức nặng nề, cần
18

phải nghiên cứu các giải pháp tiêu úng để giải quyết vấn đề tiêu úng 1 cách triệt để
và phát triển kinh tế xã hội.
1.1.3. Tình hình tiêu nước cho khu vực huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh
1.1.3.1. Tình hình úng ngập của khu vực Thuận Thành
Mùa mưa của tỉnh Bắc Ninh thường bắt đầu vào V và kết thúc vào tháng X.
Mùa khô bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào tháng IV năm sau. Lượng mưa trong 6
tháng mùa mưa chiếm 83÷84% tổng lượng mưa năm còn lại 6 tháng mùa khô lượng
mưa chỉ từ 16÷17% tổng lượng mưa năm.

Hai tháng mưa nhiều nhất đó là tháng VII và tháng VIII, tổng lượng mưa hai
tháng này chiếm khoảng 35% tổng lượng mưa năm, lượng mưa tháng của các tháng
này đều từ 200÷300mm/tháng số ngày mưa lên tới 15÷20 ngày, trong đó có tới 9,10
ngày mưa có mưa dông với tổng lương mưa đáng kể, thường gây úng.
Tình hình ngập úng trên địa bàn huyện Thuận Thành phụ thuộc vào lượng
mưa vụ mùa kết hợp với lũ sông Đuống. Mưa lớn nước sông lên cao, khả năng tiêu
tự chảy hạn chế, chủ yếu tiêu bằng động lực, song năng lực tiêu của các công trình
lại hạn chế khi gặp mưa lớn , lũ cao tình hình úng rất rễ xảy ra.
Tình trạng úng ngập là do lượng mưa phân phối không theo quy luật, nhất là
mưa có cường độ lớn, tập trung trong thời gian ngắn, vượt tần suất thiết kế. Công
trình đầu mối xuống cấp, hệ thống kênh tiêu bị bồi lấp, co hẹp là những yếu tố
chính gây ra tình trạng úng ngập.
Qua điều tra tình hình thực tế huyện Thuận Thành diện tích úng xảy ra trong
những năm gần đây như sau:




19

Bảng 1.1: Thống kê diện tích úng ngập huyện Thuận Thành những năm gần đây
Năm Diện tích úng (ha)
2004 2550
2005 1205
2006 428
2007 385
2008 1229
2010 1205
Diện tích úng ngập thường xuyên trên địa bàn huyện Thuận Thành hàng năm
khoảng 1500 ha tập trung chủ yếu ở các xã Trí Quả, Thanh Khương, Nghĩa Đạo, An

Bình, Đình Tổ và Mão Điền.
1.1.3.2. Yêu cầu tiêu nước của khu vực huyện Thuận Thành
Trong những năm gần đây diễn biến thời tiết rất phức tạp, lũ bão gia tăng
trong mùa mưa, tình hình lũ lụt diễn ra ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng
năm sau cao hơn năm trước càng bộc lộ rõ các tồn tại của hệ thống. Hiện nay trong
vùng nhu cầu tiêu ngày càng tăng do nhiều yếu tố như lượng mưa tăng, yêu cầu
thâm canh, tăng vụ, giống cây trồng thấp, đồng thời với quá trình công nghiệp, đô
thị hoá ngày càng tăng, vì vậy ao hồ, đất nông nghiệp càng bị thu hẹp nên khả năng
trữ nước ngày càng giảm, thời gian tiêu càng phải tiêu gấp rút hơn. Mức đảm bảo
tiêu cho khu công nghiệp và đô thị cao hơn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy
hệ số tiêu sẽ tăng lên theo các giai đoạn phát triển.
Thực tế các công trình tiêu đều được xây dựng và đi vào hoạt động nhiều
năm, đến nay đều bị xuống cấp nhiều, có một vài công trình đầu mối được tu sửa
nhưng hiệu suất chưa cao. Hệ thống tiêu nội đồng không được tu sửa, nạo vét
thường xuyên, thiếu một quy trình điều hành và quản lý chặt chẽ.
20

Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện Thuận Thành đặt ra trong
tương lai, việc tiếp tục đầu tư củng cố hạ tầng cơ sở thuỷ lợi phục vụ công tác
phòng chống lũ, tiêu úng hiện có và xây dựng các công trình mới theo một quy
hoạch chi tiết, thống nhất hợp lý, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cho
hiện tại và trong những năm tiếp theo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.
1.2. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của hệ thống:
1.2.1.1. Vị trí địa lý:
Thuận Thành là huyện đồng bằng nằm ở bờ Nam sông Đuống, cách trung
tâm tỉnh Bắc Ninh 15km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây. Với
toạ độ địa lý:
Từ 20
0

59’11” đến 21
0
06’00” vĩ độ Bắc.
Từ 106
0
59’’00” đến 106
0
08’00” kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp với huyện Tiên Du và Quế Võ, ranh giới là con sông Đuống.
- Phía Nam giáp huyện Văn Lâm của Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải
Dương.
- Phía Tây giáp với huyện Gia Lâm của thành phố Hà Nội.
- Phía Đông giáp các huyện Gia Bình và Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.
Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính, gồm: Trí Quả, Nguyệt Đức, Trạm Lộ,
Song Hồ, Thị trấn Hồ, Ninh Xá, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Đình Tổ, Ngũ Thái, Đại
Đồng Thành, Hà Mãn, Hoài Thượng, An Bình, Song Liễu, Xuân Lâm, Thanh
Khương, Gia Đông.
1.2.1.2. Giới hạn vùng nghiên cứu:
Vùng nghiên cứu bao gồm toàn bộ 17 xã và một thị trấn thuộc huyện Thuận
Thành với tổng diện tích tự nhiên là 11.971 ha, dân số đến năm 2010 là 147.538
người.
21


1.2.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo:
Địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng từ Tây sang Đông được thể hiện
qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn,
với vùng đồng bằng thường có cao độ từ 2,1-5,9m.
Với dạng địa hình trên Thuận Thành có điều kiện thuận lợi phát triển đa dạng
cây trồng, vật nuôi, luân canh nhiều cây trồng và canh tác nhiều vụ trong năm. Song

cũng có khó khăn là phải xây dựng các công trình tưới, tiêu cục bộ và đòi hỏi lựa
chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp đối với vùng mới phát huy được hết tiềm
năng đất đai của huyện.
1.2.1.4. Đất đai thổ nhưỡng:
Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh Bắc Ninh do Viện Quy
hoạch và thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2000 thì trên địa bàn tỉnh có các loại
đất như sau:
22

Bảng 1.2: Tổng hợp diện tích đất tỉnh Bắc Ninh
TT Loại đất Ký hiệu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1 Đất cát ven sông Cb 110,9 0,13
2 Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng P
h
b 2.213,78 2,69
3 Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Thái Bình Pb 630,4 0,77
4 Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng P
h
5.688,02 6,91
5 Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Thái Bình P 1.523,3 1,85
6 Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng P
h
g 11.148,95 13,55
7 Đất phù sa gley của hệ thống sông Thái Bình Pg 10.916,74 13,27
8 Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng P
h

f 4.047,9 4,92
9 Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình Pf 5.146,93 6,26
10 Đất phù sa úng nước Pj 3.285,23 3,99
11 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 4.505,8 5,48
12 Đất xám bạc màu gley Bg 952,69 1,16
13 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 126 0,15
14 Đất vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết Fq 764,18 0,92
15 Đất xói mòn trơ sỏi đá, núi đá E 224,25 0,27
Tổng diện tích các loại đất 51.285,07 62,33
Đất ở và đất chuyên dùng 21.092,58 25,63
Sông ngòi, ao hồ 9.893,35 12,14
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
82.271 100.00
Trong đó, đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (P
h
g) chiếm diện tích chủ
yếu (11.148,95ha), chiếm 13,55% diện tích đất tự nhiên. Đất phù sa gley của hệ
23

thống sông Thái Bình (Pg) chiếm diện tích lớn thứ hai (10.916,74ha), chiếm
13,27% diện tích đất tự nhiên phân bố dọc hệ thống sông Cầu thuộc các huyện Yên
Phong, Quế Võ. Các loại đất này chủ yếu trồng 2 vụ lúa. Trên địa bàn huyện Thuận
Thành có chứa đầy đủ các loại đất trên.
1.2.1.5. Đặc điểm địa chất:
Đặc điểm địa chất tỉnh Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa
chất thuộc sụt trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của
cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc Bộ nên cấu
trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung
Đông Triều vùng Đông Bắc. Toàn tỉnh có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến
đệ tứ, song nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ. Đây là

thành tạo chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ. Các thành tạo Triat phân bố trên hầu
hết các dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết. Bề dày các thành
tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam. Ở các vùng núi do bị
bóc mòn nên bề dày của chúng còn rất mỏng, càng xuống phía Nam bề dày có thể
đạt tới 100 m, trong khi đó vùng phía Bắc (Đáp Cầu) bề dày chỉ đạt từ 30÷50m.
* Trên địa bàn huyện Thuận Thành có các địa tầng sau:
- Hệ tầng Nà Khuất (T
2
nk): Thành phần chủ yếu là đá phiến sét, xen bột kết,
cát kết, sét vôi. Các đá của hệ tầng này lộ ra rải rác ở khu vực Yên Phụ, Thị Cầu
- Hệ tầng Mẫu Sơn (T
3
cms
2
) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có mặt phụ hệ tầng
giữa (T
3
cms
2
): Thành phần chủ yếu là đá phiến, sét vôi, có cát kết dạng quatzit xen
bột kết. Các đá của hệ tầng này lộ ra với diện tích khá lớn tại các đồi núi xung
quanh Bắc Ninh, Tiên Sơn và Quế Võ. Các đá bị uốn nếp và nứt nẻ với mức độ
trung bình.
- Hệ tầng Hòn Gai (T
3
nrhg): Thành phần gồm cuội kết, cát kết, bột kết, phiến
sét. Các đá này lộ ra ở xung quanh khu vực Thứa, Gia Bình. Các đá bị uốn nếp và
nứt nẻ khá mạnh, đặc biệt là ở gần các khu vực đứt gãy đi qua.
24


* Các hệ tầng có tuổi Đệ tứ:
- Hệ tầng Hải Hưng (Q
IV
12
bh): Thành phần ở phía dưới là cát, bột, sét. Phần
trên là bột, cát lẫn sét, than bùn, sét cao lin, sét gốm sứ.
- Hệ tầng Thái Bình (Q
IV
3
tb): Thành phần gồm Sét, bột, lẫn cát, sét cát, sét
gạch ngói.
Hai tầng trên là hai hệ tầng nghèo nước thường nằm ở trên cùng tạo nên phần
diện tích lớn đồng bằng của tỉnh Bắc Ninh hiện tại. Trong địa chất thuỷ văn, hai hệ
tầng này thường được gộp lại thành tầng chứa nước Q
c
.
- Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q
III
2
vp): Thành phần gồm Sét, bột có màu loang lổ, lộ
ra khá rộng rãi ở phần phía Tây của tỉnh. Đây là tầng nghèo nước phủ lên trên tầng
chứa nước Hà Nội.
- Hệ tầng Hà Nội (Q
II III
1
hn): Thành phần chủ yếu là cuội, sỏi, sạn xen ít cát,
bột. Đây là tầng chứa nước rất phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Bắc Ninh
nói riêng. Trong địa chất thủy văn được gọi là tầng chứa nước Q
a.
1.2.1.6. Mạng lưới sông ngòi:

Thuận Thành có nguồn nước mặt dồi dào bao gồm sông Đuống, sông Liễu
Khê, sông Dâu – Lang Tài, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi. Hệ thống
sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi
cung cấp nước ngọt cho sản xuất, sinh hoạt, cũng như cải tạo đất.
a. Sông lớn chảy qua vùng
Sông Đuống: Sông Đuống là phân lưu của sông Hồng, chiều dài 67km, bắt
nguồn từ làng Xuân Canh, chảy theo hướng từ Tây sang Đông và đổ vào sông Thái
Bình tại Kênh Phố (Chí Linh) hai bờ có đê bao khá vững chắc. Đoạn đầu sông Đuống
chỉ rộng 200 - 300m, đoạn cuối mở rộng dần từ 1.000 – 2.500m. Đoạn sông Đuống
chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh dài 39km trong đó chảy qua huyện Thuận Thành là
14,8km. Hàng năm sông Đuống chuyển tải từ sông Hồng sang sông Thái Bình một
lượng nước khá lớn, ước tính khoảng 29 tỷ m
3
nước, tương ứng 25,7% tổng lượng
25

nước của sông Hồng tính đến Sơn Tây, vì vậy nó đã ảnh hưởng rất lớn tới chế độ
dòng chảy ở hạ du sông Thái Bình.
b. Sông nhỏ chảy qua vùng:
Sông Dâu - Đình Dù: Sông Dâu chảy từ Đại Trạch đến Cửu Yên thì hợp với
sông Đình Dù chảy qua Liễu Khê xã Song Liễu huyện Thuận Thành đến trạm bơm
Như Quỳnh.
Sông Đông Côi - Đại Quảng Bình: Là trục sông đào trong hệ thống thuỷ
nông Bắc - Hưng - Hải được xây dựng vào năm 1957, sông dài 23,8 km, sông bắt
đầu từ Đại Trạch huyện Thuận Thành và kết thúc tại Ngọc Quan huyện Lương Tài.
Sông Đông Côi - Đại Quảng Bình là trục tiêu tự chảy của khu vực Đại Đồng Thành,
An Bình (Thuận Thành), Đại Bái - Quảng Phú - Bình Định (Gia Bình và Lương
Tài) đổ ra sông Tràng Kỷ.
1.2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế và các yêu cầu phát triển của khu vực huyện
Thuận Thành

1.2.2.1. Tình hình dân sinh:
Theo số liệu thống kê hiện tại dân số toàn huyện đến hết năm 2010 là
147.538 người trong đó nam giới là 76.655 người, nữ giới là 72.506 người. Dân số
ở khu vực thành thị là 11.853 người chiếm 8,03% dân số toàn vùng, ở khu vực nông
thôn là 135.685 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện ở mức 1,511%. Mật
độ dân cư toàn huyện là 1226 người/km
2
, chủ yếu tập trung đông ở các khu vực
thành thị như thị trấn, thị tứ còn lại sống ở khu vực nông thôn.
Bảng 1.3: Bảng thống kê dân số huyện Thuận Thành
TT Huyện Dân số (người)
Tổng số Thành thị Nông thôn
1 TT Hồ 11853 11853
2 Xã Hoài Thượng 8718 8718

×