BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH
CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
Đề Tài:
Nghiên cứu, áp dụng công nghệ
hoạt hóa sinh học trong xử lý
rác thải đô thị Việt Nam
1.
Hiện tượng rác thải hiện nay
Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và
dao động từ 0,35 – 0,8 kg/người.ngày. Rác thải là sản phẩm tất yếu của
cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí
của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng
cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác
thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng
phức tạp và đa dạng.
Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực tế việc quản lý và xử lý rác
thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu
cầu đòi hỏi. Hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến bãi
chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác thải xuống ao hồ,
sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không
được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Ở khu vực khám
chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến bộ đáng
kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp
cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh
của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu
huỷ rác thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại. Đây cũng
chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người.
Rác thải có mối nguy cơ cao chỉ khi con người không quan tâm đến
công tác quản lý thu gom và xử lý đối với chúng. Nếu như những nhà
quản lý, nhà khoa học tạo điều kiện giúp đỡ và nâng cao nhận thức cho
cộng đồng, cho các nhà doanh nghiệp và đặc biệt là tạo điều kiện cho họ
tiếp cận với công nghệ xử lý và ứng xử với rác một cách thân thiện, thì
ngược lại, rác thải sẽ là một trong những nguồn tài nguyên quý giá phục
vụ lại cho con người. Ở nước ta, việc làm này còn rất mới mẻ, việc thu
gom và phân loại rác để tái sử dụng chưa được cộng đồng quan tâm. Ở
các nước phát triển việc thu gom và phân loại rác đã trở thành một việc
làm bình thường, những túi đựng rác đều do các gia đình bỏ tiền mua ở
cửa hàng. Ở những nước này dân chúng coi rác thải không phải là đồ bỏ
đi mà cố gắng tận dụng những thứ còn có ích nhằm đem lại lợi ích cho
Nhà nước, đồng thời làm trong sạch môi trường sống của họ.
Trung bình 1 người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải một năm
2.
Công tác quản lý và xử lý
2.1.
Thực trạng quản lý
Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn ở nước ta thời gian qua chưa được áp
dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp
giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến
khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại
nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã
và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, công tác triển khai
các quy hoạch quản lý chất thải rắn tại các địa phương còn chậm; việc huy
động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý chất thải rắn
còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý chất thải rắn còn chưa
tương xứng; nhiều công trình xử lý chất thải rắn đã được xây dựng và vận
hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý thải rắn chưa đạt
yêu cầu.Chính vì vậy, hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, xử lý chất
thải có những hạn chế nhất định đồng thời việc xử lý chất thải rắn không
đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đã gây những tác động tổng
hợp tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế – xã hội. Áp
lực giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế và phát triển
bền vững đất nước đặt ra cho các cơ quan quản lý cần đánh giá thực tế tình
hình quản lý chất thải rắn (nguy hại, sinh hoạt và công nghiệp thông
thường) tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công
tác quản lý chất thải rắn nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo vệ môi
trường theo tinh thần Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23
tháng 6 năm 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm
2015 về quản lý chất thải và phế liệu.
2.2.
Tình hình quản lý
2.2.1. Tình hình phát sinh
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc
khoảng 800 ngàn tấn/năm. Số lượng chất thải nguy hại này được thống kê
dựa trên số lượng chất thải nguy hại tối đa dự kiến phát sinh từ các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (do các chủ cơ sở này đăng ký) và không bao
gồm lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình nên có
độ chính xác chưa cao. Lượng chất thải nguy hại phát sinh thực tế hàng
năm hiện chưa được thống kê đầy đủ nhưng thường ít hơn số lượng 800
ngàn tấn nêu trên, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn trong giai
đoạn vừa qua.
Hiện nay, đa phần các chủ nguồn thải có phát sinh lượng chất thải nguy hại
lớn hàng năm đều đã đăng ký và được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất
thải nguy hại. Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các chủ nguồn thải
này đều đã được thu gom và đưa đến các cơ sở đã cấp phép để xử lý. Một
phần lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các nguồn thải khác được xử lý
bởi chính các chủ nguồn thải (bằng các công trình bảo vệ môi trường tại cơ
sở), bởi các cơ sở xử lý do địa phương cấp phép hoặc được xuất khẩu ra
nước ngoài để xử lý, tái chế. Một số chất thải nguy hại đặc thù (ví dụ như
chất thải có chứa PCB) do chưa có công nghệ xử lý phù hợp thì hiện đang
được lưu giữ tại nơi phát sinh. Với tình hình như vậy, nhìn chung lượng
chất thải nguy hại phát sinh tại hầu hết các chủ nguồn thải lớn đều đã được
quản lý đúng theo các quy định hiện hành. Lượng chất thải nguy hại phát
sinh tại các chủ nguồn thải nhỏ hoặc tại các vùng sâu, vùng xa chỉ phần
nhỏ được thu gom, xử lý; số còn lại được các làng nghề thu gom, tái chế
chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường hoặc thậm chí bị đổ lẫn vào chất thải
sinh hoạt và chôn lấp chung tại bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
2.2.2. Năng lực thu gom, xử lý
Đến tháng 6 năm 2015, trên toàn quốc có 83 doanh nghiệp với 56 đại lý có
địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường
cấp phép và khoảng 130 đơn vị (chủ yếu là đơn vị vận chuyển chất thải
nguy hại) do các địa phương cấp phép đang hoạt động. Riêng công suất xử
lý chất thải nguy hại của các cơ sở được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
phép là khoảng 1.300 nghìn tấn/năm. Với số lượng và công suất xử lý như
vậy, các cơ sở này trong thời gian qua đã đóng vai trò chính trong việc thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (bao gồm cả chất thải điện tử)
đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Tổng số lượng chất
thải nguy hại mà các đơn vị này thu gom, xử lý được trong năm 2012 là
165.624 tấn; năm 2013 là 186.657 tấn; năm 2014 là 320.275 tấn. Căn cứ
vào khối lượng chất thải phát sinh này, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy
hại hiện nay chiếm khoảng gần 40% tổng lượng chất thải nguy hại phát
sinh trên toàn quốc.
Hiện nay, hầu hết các Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại là các doanh
nghiệp tư nhân (chiếm 97%) tổng số Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại
do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động. Việc phát triển mạnh
các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường giúp cho hoạt
động quản lý chất thải mang tính cạnh tranh cao, đảm bảo quyền lợi cho
các chủ nguồn thải có chất thải nguy hại cần chuyển giao có thể chọn lựa
và tiếp cận với các Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại với kinh nghiệm
và dịch vụ khác nhau, tránh tình trạng độc quyền và ép giá xử lý chất thải
nguy hại.
Về công nghệ xử lý chất thải nguy hại đang được sử dụng ở nước ta hiện
nay có thể được hình dung sơ bộ theo các thống kê tại bảng:
Bảng 1: Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam (tháng
7/2014)
Nhìn chung, công nghệ xử lý chất thải nguy hại của Việt Nam trong những năm vừa qua đã
có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên, về cơ bản, các công nghệ hiện có của Việt Nam
còn chưa ở mức tiên tiến, phần lớn sử dụng các công nghệ có thể áp dụng để xử lý cho nhiều
loại chất thải nguy hại và thường ở quy mô nhỏ, vì vậy hiện nay chỉ đáp ứng được phần nào
nhu cầu xử lý chất thải nguy hại của Việt Nam. Để thực sự đảm bảo công tác quản lý chất
thải nguy hại đạt yêu cầu nhất thiết cần phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại tại Việt
Nam cả về chất lượng và số lượng. Ngoài ra, cần tiến hành nghiên cứu chuyên biệt hoá các
công nghệ để xử lý các loại chất thải nguy hại đặc thù góp phần đáp ứng những yêu cầu phát
triển trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại trong tương lai gần.
Rác thải là gì?
Rác thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế- xã hội, bao gồm các hoạt động sống và hoạt động sản
xuất, duy trì sự tồn tại của cộng đồng . Hay nói cách khác: chất thải là
sản phẩm phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất
công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông,
sinh hoạt tại gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn.
3. Ảnh hưởng của rác thải?
3.
Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống không
khí, đất, nước
- Gây hại sức khỏe:
+ Những nơi vức rác bừa bãi sinh ra muỗi, ruồi nhặng là nơi sinh vật
truyền nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người ( sốt rét, sốt
xuất huyết,….)
+ Rác làm thức ăn cho chuột, từ chuột dễ lây lan các bệnh cho người
như: dịch hạch, sốt có thể dẫn đên tử vong.
+ Rác gây mùi hôi thối gây khó chịu người xung quanh
- Ô nhiễm nước: rác sinh hoạt không được thug om thải vào kênh rạch,
song hồ,… gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân con người
chúng ta. Rác nặng láng làm nghẽn đường lưu thông, rác nhẹ làm đục
nước, làm mất mỹ quan gây tác động cảm quan xấu đối với người sử
dụng nguồn nước. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hơi thối, gây phú
dưỡng hóa nguồn nước. Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước
ngầm, gây ô nhiễn nguồn nước ngầm
- Ô nhiễm không khí: bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô
nhiễm không khí. Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trường
thiếu khí, kị khí có độ ẩm cao, rác phân hủy sinh ra CO2, SO2,…. Ngay
từ khâu thug om đến chôn lấp. CH4 là chất thải thứ cấp gay cháy nổ
- Ô nhiễm đất: nước rò rỉ trong các bải gây ô nhiễm đất