Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TIỂU LUẬN
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm
Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông trong dạy học môn
Giáo dục công dân ở trường THPT Kỳ Lâm
Người hướng dẫn: TS. Phạm Việt Thắng
Học viên:
Phan Thị Lan
Lớp: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật K2A
Hà Tĩnh, tháng 5 năm 2015
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 1
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chất lượng của giáo dục đào tạo nói chung, chất
lượng giáo dục đại học nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Xuất phát từ tầm quan trọng của các bộ môn Giáo dục công dân nói chung, mảng
kiến thức giáo dục pháp luật nói riêng trong việc hình thành, phát triển nhân cách, rèn
giũa, định hướng, giáo dục hành vi đúng đắn cho học sinh. Đặc biệt, trong điều kiện
phát triển xã hội chủ yếu dựa trên nền kinh tế tri thức, cộng với trình độ phát triển cao
của hoạt động dạy học và giáo dục trên thế giới thì việc áp dụng các phương pháp dạy
học tích cực (trong đó có phương pháp dạy học tình huống) là việc làm cần thiết đối
với giáo viên dạy môn Giáo dục công dân.
1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường
phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế về tất cả các mặt từ nội dung, đến phương pháp
cũng như hình thức tổ chức. Giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ
thông những năm gần dây gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, phương pháp dạy
học ở nhiều nơi vẫn chủ yếu vẫn được diễn ra theo lối truyền thống, dạy chay học
chay, truyền thụ thụ động, một chiều, thầy giảng, cho ghi chép.
1.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống (PPNCTH) là một phương pháp dạy học tích
cực với có nhiều ưu điểm nổi trội, nó giúp việc dạy học mang lại hiệu quả cao, làm
tăng tính thực tiễn của môn học, giúp học sinh dần hình thành năng lực giải quyết các
vấn đề thực tiễn, làm tăng hứng thú học tập của học sinh,… Giáo dục công dân là môn
học có ý nghĩa cao trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách học sinh. Việc áp
dụng phương pháp dạy học tình huống vào giảng dạy môn GDCD là cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn: “Sử dụng phương pháp dạy
học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học
môn Giáo dục công dân” làm tiểu luận khoa học
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến phương pháp nghiên cứu tình
huống và những đặc thù của môn Giáo dục công dân, đề tài đi sâu nghiên cứu việc áp
dụng phương pháp này trong dạy học mảng kiến thức pháp luật thuộc môn Giáo dục
công dân với mục đích góp phần hình thành và phát triển năng lực thực tiễn, thái độ,
hành vi đúng đắn cho học sinh.
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 2
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
3. ĐỐI TƯỢNG
Phương pháp dạy học tình huống trong môn Giáo dục công dân tại trường THPT
Kỳ Lâm
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu áp dụng PPNCTH vào giảng dạy mảng kiến thức pháp luật ở môn Giáo dục
công dân theo qui trình hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Giáo dục công dân.
5. NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra thực trạng việc dạy và học môn GDCD tại trường THPT Kỳ Lâm
- Nghiên cứu, tổng hợp và khái quát hóa các cơ sở lý luận của đề tài
- Nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng PPNCTH vào dạy học môn Giáo dục
công dân ở trường THPT Kỳ Lâm
- Xây dựng tuyển tập hệ thống bài tập tình huống trong dạy học môn Giáo dục công
dân
5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Những năm gần đây
- Không gian: Tại trường phổ thông THPT Kỳ Lâm
- Nội dung: nghiên cứu phương pháp dạy học tình huống và áp dụng vào thực tiễn
giảng dạy môn GDCD hiện nay.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc sách, nghiên cứu tài liệu và tổng kết lý
thuyết.
6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thực nghiệm, khảo sát điều tra,
đo đạc xử lý kết quả bằng thống kê toán học và các phương pháp khác như phỏng vấn
sâu, tổng kết kinh nghiệm, quan sát, lịch sử, logic.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
7.1 Đề tài nghiên cứu tổng kết, hệ thống hóa các cơ sở lý luận, các quan điểm về
PPNCTH trong dạy học.
7.2. Bước đầu vận dụng và rút ra kinh nghiệm cho công việc giảng dạy của giáo viên
GDCD
7.3. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh.
8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 3
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục, Tiểu luận kết cấu thành 02 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương II: Tiến trình thực hiện nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG NHẰM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD
1.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong
dạy học môn GDCD ở trường Trung học
1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học
Trong các tác phẩm về lý luận dạy học, ta có thể tìm thấy nhiều định nghĩa về
phương pháp dạy học như:
Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp
thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt
tới mục đích dạy học .
Bất cứ phương pháp nào cũng là hệ thống những hành động có mục đích của
giáo viên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh nhằm đảm bảo
cho trò lĩnh hội được nội dung trí dục.
Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu của thầy và trò, trong quá
trình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối tượng nghiên cứu, mà kết quả là trò
lĩnh hội được nội dung trí dục.
Những định nghĩa này đã nêu lên được một cách khái quát về phương pháp dạy
học. Qua quá trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ta thấy rằng giữa dạy và học
có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, chúng là
hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, tác
động qua lại với nhau và là hai mặt của một quá trình dạy học. Trong sự thống nhất
này phương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo, còn phương pháp học có tính độc lập tương
đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, nhưng phương pháp học có ảnh hưởng trở
lại đối với phương pháp dạy.
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 4
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
Phương pháp dạy có hai chức năng là truyền đạt và chỉ đạo. Phương pháp học
cũng có hai chức năng là tiếp thu và tự chỉ đạo.
Thầy truyền đạt cho trò một nội dung nào đó, theo một lôgic hợp lý, và bằng
lôgic của nội dung đó mà chỉ đạo, ( định hướng, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra, đánh
giá) sự học tập của trò. Trong bản thân phương pháp dạy, hai chức năng này gắn bó
hữu cơ với nhau, chúng không thể thiếu nhau được. Trong thực tiễn, nhiều giáo viên
chỉ chăm lo việc truyền đạt mà coi nhẹ việc chỉ đạo. Người giáo viên phải kết hợp hai
chức năng trên đây bằng chính lôgic của bài giảng, với lôgic hợp lý của bài giảng, thầy
vừa giảng vừa truyền đạt ), vừa đồng thời điều khiển việc tiếp thu ban đầu và cả việc
tự học của trò. Vì vậy phương pháp dạy chính là mẫu, là mô hình cơ bản cho phương
pháp học trong tất cả các giai đoạn của sự học tập.
Còn về phía học sinh, khi học tập vừa phải tiếp thu bài thầy giảng, lại vừa phải
tự điều khiển quá trình học tập của bản thân. Nói cách khác, học sinh phải tiếp thu nội
dung do thầy truyền đạt, đồng thời dựa trên toàn bộ lôgic bài giảng của thầy mà tự lực
chỉ đạo sự học tập của bản thân ( tự định hướng, tự tổ chức, tự thực hiện, tự kiểm tra đánh giá ). Người học sinh giỏi thường là người biết nắm bắt được lôgic cơ bản của
bài giảng của thầy, rồi tự sáng tạo lại nội dung đó theo lôgic của bản thân. Vậy, trong
phương pháp học, hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo gắn bó chặt chẽ với nhau, thâm
nhập vào nhau, bổ sung cho nhau, như hai mặt của cùng một hoạt động.
Dạy tốt, học tốt, xét về mặt phương pháp phải là sự thống nhất của dạy với học,
và đồng thời cũng là sự thống nhất của hai chức năng riêng của mỗi hoạt động truyền
đạt và chỉ đạo trong dạy; tiếp thu và tự chỉ đạo trong học. Nói cách khác, dạy học tối
ưu phải là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo đảm được cùng một lúc
ba phép biện chứng:
Giữa dạy và học.
Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong dạy.
Giữa tiếp thu và tự chỉ đạo trong học.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và tổ hợp ba phương pháp học
ứng với ba giai đoạn học tập.
Giai đoạn 1: Tiếp thu ban đầu các thông tin.
Trong giai đoạn này thầy giảng bài mới. Trò nghe, nhìn, hiểu, ghi chép và sơ bộ
nhớ những điều thầy giảng.
Giai đoạn 2: Xử lý thông tin khi tự học.
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 5
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sự tự học để xử lý thông tin, biến nó
thành học vấn riêng. Ở đây trò phải sử dụng toàn bộ các thao tác tư duy.
Giai đoạn 3: Vận dụng thông tin để giải bài tập.
Đây là bước kết thúc của quá trình lĩnh hội một vấn đề. Nhiệm vụ của nó là vận
dụng kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo việc giải quyết các bài tập nhận thức.
Trong quá trình dạy và quá trình học thì quá trình dạy có vai trò chỉ đạo trong
cả ba giai đoạn của quá trình học, quá trình dạy hợp lý thì quá trình học sẽ đạt kết quả
cao.
1.1.1.2. Quan niệm về tình huống và phương pháp dạy học bằng tình huống
* Quan niệm tình huống:
“Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn
xung đột. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án giải
quyết khác nhau. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt
truyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để minh chứng
một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế. Tình huống dạy học là những
tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huồng thực, được cấu trúc hóa nhằm mục
đích dạy học”.
Tình huống bao giờ cũng là tình huống có vấn đề.
“Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quan của bài
toán nhận thức được chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyết
được, kết quả là họ nắm được tri thức mới. Trong đó, vấn đề học tập là những tình
huống về lý thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái (kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo) đã biết với cái phải tìm và mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải
quyết”.
“Tình huống có vấn đề, đó là trở ngại trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta
chưa biết cách giải thích hiện tượng sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới
mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người
tìm tòi cách giải thích hay hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt
động nhận thức sáng tạo, có hiệu quả. Nó quy định sự khởi đầu của tư duy, hành động
tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu ra và giải quyết vấn đề”.
Xét về khía cạnh tâm lý thì: “Tình huống là trạng thái tâm lý độc đáo của con
người gặp chướng ngạy nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyết
mâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước, mà bằng tìm tòi sáng tạo tích
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 6
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
cực đầy hứng thú, và khi tới đích thì lĩnh hội được kiến thức, phương pháp giành kiến
thức và cả niềm vui sướng của người phát hiện kiến thức”.
Qua một số định nghĩa ta có thể hiểu tình huống có vấn đề trong dạy học là:
tình huống học tập mà khi học sinh tham gia thì gặp một số khó khăn, học sinh ý thức
được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy với khả năng của mình thì
hy vọng có thể giải quyết được, do đó bắt tay vào việc giải quyết vấn đề đó. Nghĩa là
tình huống đó kích thích hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, đề xuất vấn đề và
giải quyết vấn đề đã đề xuất.
Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm
vụ cần giải quyết, một vướng mắt cần tháo gỡ. Và do vậy, kết quả của việc nghiên cứu
và giải quyết tình huống sẽ là những tri thức mới , nhận thức mới hoặc phương thức
hành động mới đối với chủ thể.
Có ba yếu tố tạo thành tình huống có vấn đề:
Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học.
Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết.
Khả năng trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực.
Đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề trong dạy học là những lúng túng về
cách giả quyết vấn đề, tức là vào thời điểm đó, tình huống đó thì những tri thức và kỹ
năng vốn có chưa đủ để tìm ra ngay lời giải. Tất nhiên việc giải quyết vấn đề không
đòi hỏi quá cao đối với trình độ hiện có của học sinh.
* Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp dạy học mà trong đó
giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi họ gặp mâu thuẫn khách
quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấp nhận và có nhu
cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó là bằng tìm tòi, tích cực, sáng tạo, kết quả là
họ giành được kiến thức và cả phương pháp giành kiến thức .
Với phương pháp này giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề sau đó cho các
em thấy rõ lợi ích về mặt nhận thức hay mặt thực tế của việc giải quyết nó nhưng đồng
thời cảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết nhưng
thiếu sót này có thể khắc phục nhờ một số nỗ lực của nhận thức.
Dạy học bằng tình huống có những đặc điểm sau:
Giáo viên phải tạo ra được mâu thuẫn nhận thức, có điều học sinh chưa biết cần
tìm hiểu, việc đi tìm lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới.
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 7
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
Giáo viên gây được sự chú ý ban đầu, từ đó kích thích sự hứng thú tạo nên nhu
cầu nhận thức, khởi động tiến trình nhận thức của học sinh. Học sinh chấp nhận mâu
thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan.
Tình huống và vấn đề nêu ra phải rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh.
Từ những điều quen thuộc, bình thường đã biết phải đi đến cái mới (mục đích cần đạt
được) học sinh cảm thấy có khả năng giải quyết được vấn đề.
Dạy học bằng tình huống là một trong những yêu cầu quan trọng của đổi mới
nội dung, phương pháp dạy học, dạy học bằng tình huống là một trong những phương
pháp dạy học hiện đại, hay phương pháp dạy học tích cực.
Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng cả về
lý luận và thực tiễn. Nếu chỉ có kiến thức lý luận lý thuyết thì giáo viên không đưa ra
được những tình huống, hoặc có đưa ra thì cũng không đúng với nội dung hoặc không
sát thực tế. Từ đó làm cho người học không định hướng được cách giải quyết tình
huống, hoặc giải quyết sai.
1.1.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.2.1. Ưu điểm của phương pháp dạy học bằng tình huống
Với tư cách là một phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung
tâm, dạy học bằng tình huống có những ưu điểm sau đây:
Thứ nhất: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học dễ hiểu và dễ
nhớ các vấn đề phức tạp’’. Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, người
học có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này một
cách dễ dàng trong thời gian dài. Nếu học lý thuyết, người học có thể rơi vào tình
trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà không hiểu nên rất mau quên thì phương pháp
giảng dạy tình huống giúp người học hiểu được vấn đề một cách sâu sắc gắn liền với
quá trình giải quyết tình huống đó.
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học nâng cao khả
năng tư duy độc lập, sáng tạo”. Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống, quá
trình tiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữa giáo viên và học sinh, trong
đó giáo viên là người truyền đạt tri thức và học sinh là người tiếp nhận tri thức đó thì
phương pháp dạy học bằng tình huống tạo ra một môi trường học tích cực có sự tương
tác giữa học sinh và giáo viên, giữa các học sinh với nhau. Trong đó, học sinh được
đặt vào trong một hoàn cảnh buộc họ phải ra quyết định để giải quyết tình huống và họ
phải dùng hết khả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quan
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 8
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
điểm đó. Họ không bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của giáo viên khi giải quyết
một tình huống cụ thể mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo. Bên cạnh
đó, dạy học bằng tình huống còn giúp người học có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm
cho nhau; học được những ý kiến, quan điểm, thông tin từ những bạn học khác làm
phong phú hơn vốn tri thức của họ.
Thứ ba: “Dạy và học bằng tình huống giúp người học có cơ hội để liên kết, vận
dụng các kiến thức đã học được”. Để giải quyết một tình huống, học viên có thể phải
vận dụng đến nhiều kiến thức lý thuyết khác nhau trong cùng một môn học hoặc của
nhiều môn học khác nhau.
Thứ tư: “Dạy học bằng tình huống thông qua việc giải quyết tình huống giúp
người học có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra nhưng bản thân chưa đủ
kiến thức giải quyết”. Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên không loại trừ khả
năng phát sinh những tình huống mà người học và thậm chí cả người dạy chưa gặp bao
giờ. Trong tình huống này, người dạy phải định hướng và khơi gợi khả năng tư duy
độc lập, sáng tạo của người học được vận dụng, phát huy tối đa và không loại trừ khả
năng người học sẽ tìm ra được những các lý giải mới làm bổ sung thêm kiến thức cho
cả người học lẫn người dạy.
Thứ năm: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho người học có thể
rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết
trình”. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp cho người học có thể thành công trong
tương lai. Học bằng tình huống giúp người học dễ dàng nhận ra những ưu điểm và hạn
chế của bản thân khi họ luôn có môi trường thuận lợi để so sánh với các học viên khác
trong quá trình giải quyết tình huống. Từ đó họ sẽ có cơ hội học hỏi kỹ năng làm việc
nhóm, tranh luận và thuyết trình từ những học viên khác. Phương pháp học bằng tình
huống cũng giúp người học phát triển các kỹ năng phát biểu trước đám đông một cách
khúc chiết, mạch lạc, dễ hiểu; phân tích vấn đề một cách lôgic; hiểu biết thực tế sâu
rộng, biết vận dụng linh hoạt lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế; biết phản
biện, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời có khả năng thương lượng và dễ dàng chấp
nhận các ý kiến khác biệt, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm
phong phú hơn vốn kiến thức của mình.
Nếu mục tiêu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là dạy kiến thức, kỹ
năng và thái độ thì phương pháp dạy học bằng tình huống nếu được áp dụng tốt có thể
đạt được cả ba mục tiêu này.
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 9
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
Thứ sáu: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho học sinh có khả năng
nghiên cứu và học tập suốt đời, tăng cường khả năng tự định hướng trong học tập của
học sinh, phù hợp với nhu cầu và sở thích của cá nhân người học”. Thông qua việc
phân tích và thảo luận vấn đề, học sinh học được cách tiếp cận và giải quyết các vấn
đề khác nảy sinh trong tương lai, biết cách tìm kiếm thông tin và trở thành người có
thể tự định hướng học tập và nghiên cứu sau khi đã tốt nghiệp.
Thứ bảy: “Phương pháp dạy học bằng tình huống làm tăng sự hứng thú của
phần lớn học sinh đối với môn học”. Trong phương pháp học bằng tình huống, học
sinh là người chủ động tìm kiếm tri thức và quyết định kiến thức nào cần được nghiên
cứu và học hỏi. Việc thảo luận cũng làm tăng hứng thú của học sinh đối với việc học
vì nó kích thích người học tham gia tích cực vào việc tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu,
tìm ra giải pháp, tranh luận và lý giải vấn đề khoa học để bảo vệ quan điểm của mình.
Sau khi thảo luận, học sinh vẫn có nhu cầu tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề để trả
lời những câu hỏi được đặt ra trong buổi thảo luận.
Cuối cùng: Giáo viên với vai trò là “điều phối viên” trong một lớp học bằng
tình huống vừa có thể hướng dẫn, chia sẻ tri trức, kinh nghiệm cho học sinh, đồng thời
họ cũng có thể học hỏi được những kinh nghiệm, thông tin, giải pháp mới từ học viên
để làm giàu vốn tri thức và phong phú hơn bài giảng của mình, nhất là từ những học
sinh có tư duy nhanh nhẹn sáng tạo. Qua quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu tình
huống, giáo viên cũng có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình
huống và có những điều chỉnh nội dung tình huống sao cho phù hợp.
1.1.2.2. Hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp dạy và học bằng tình huống
còn có một số điểm hạn chế nhất định.
Thứ nhất: “Đối với các môn học là ngành khoa học xã hội, khi giảng dạy bằng
tình huống, các vấn đề xã hội thường được giải thích theo nhiều quan điểm khác nhau
tùy thuộc vào quan điểm, quan niệm sống, vào vốn kiến thức xã hội và kinh nghiệm
của người học. Vì vậy, đôi khi cuộc thảo luận về tình huống sẽ không hướng theo con
đường và dẫn đến một kết cục như người soạn thảo tình huống mong muốn, nhất là
trong những lớp học mà học viên đa dạng về trình độ và đến từ những vùng miền khác
nhau, và giáo viên không có kinh nghiệp trong việc điều phối, dẫn dắt cuộc thảo luận”.
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi tinh thần tự học, thái
độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động. Tuy nhiên,
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 10
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
hiện nay có khá nhiều học sinh không quen với phương pháp học bằng tình huống, họ
không có kỹ năng làm việc nhóm, thụ động, ỷ lại, không hợp tác từ đó làm giảm hiệu
quả của phương pháp dạy học bằng tình huống”.
Thứ ba: “Phương pháp dạy học bằng tình huống tốn nhiều thời gian của người
học”. Trong phương pháp học truyền thống, trong một khoảng thời gian nhất định,
giáo viên có thể cung cấp một lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh, hệ thống, logic
cho học sinh. Cùng lượng kiến thức đó, trong phương pháp học bằng tình huống, học
sinh phải tự mình tìm kiếm và đọc tài liệu, xử lý thông tin nên sẽ tốn thời gian hơn gấp
nhiều lần so với phương pháp học truyền thống. Phương pháp dạy học bằng tình
huống đòi hỏi giảng viên phải là người tích cực, luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến
thức và kỹ năng mới. Trong xã hội hiện đại, các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội
và pháp luật thay đổi một cách nhanh chóng nên “tuổi thọ” của một tình huống rất
ngắn. Có khi giảng viên mới xây dựng xong một tình huống, giảng dạy được một lần
đã phải thay đổi cho phù hợp.
Có ý kiến cho rằng dạy học bằng tình huống là cách để thầy “nghỉ ngơi” vì
trong khi người học phải làm việc, người dạy không có việc gì để làm. Đây là một ý
kiến sai lầm vì phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức tạp
hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức
và khuyến khích người học thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện…
Đây thật sự là những thách thức lớn đối với giáo viên trong quá trình ứng dụng
phương pháp này.
1.1.3. Các loại tình huống và cách thức xây dựng một tình huống
1.1.3.1. Các loại tình huống dạy học
Áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống cho phép giáo viên sử dụng
tình huống một cách rất linh hoạt. Tình huống có thể được dùng trong quá trình thuyết
giảng hay để phục vụ giờ thảo luận như là trọng tâm của bài học. Tùy thuộc vào từng
bối cảnh sử dụng, có thể chia tình huống theo mức độ phức tạp của nó thành những
loại như sau:
Loại 1 – Tình huống đơn giản: “Loại này bao gồm các tình huống dưới dạng
các ví dụ minh họa với tình tiết đơn giản. Độ dài của các tình huống này thường chỉ
khoảng 4 - 5 câu. Các tình huống đơn giản có thể dùng ngay trong bài thuyết giảng của
giáo viên nhằm hai mục đích: (1) minh họa cho kiến thức mà giáo viên vừa giảng và
(2) kích thích học sinh tư duy tại chỗ và dẫn dắt sang nội dung kiến thức tiếp theo”.
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 11
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
Loại 2 – Tình huống phức tạp: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp hơn
Loại 1 sử dụng với mục đích buộc học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp giờ thuyết
giảng. Các tình huống phức tạp cần đủ dài vài bao gồm một hoặc một số vấn đề nhằm
gợi mở kiến thức bắt đầu giờ thuyết giảng của một bài học mới. Các tình huống này
cần được giao trước cho học sinh cùng với tài liệu hướng dẫn để học sinh đọc. Các
tình huống không cần quá khó mà chỉ cần đủ để định hướng cho học sinh nghiên cứu
và ghi nhớ những khái niệm khởi đầu của bài học”.
Loại 3 – Tình huống đầy đủ: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp nhất
và được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất. Mục đích của loại tình huống này là để học sinh áp
dụng các kiến thức đã học qua giờ thuyết giảng vào giải quyết các vụ việc trong thực
tiễn và qua đó học thêm kiến thức mới. Loại tình huống này yêu cầu học sinh không
những phải nghiên cứu tài liệu được giao mà còn phải thực hiện các bước chuẩn bị
theo yêu cầu của giáo viên. Phương pháp nêu vấn đề sẽ hỗ trợ để giải quyết tình
huống, trong đó học sinh là người làm việc chính và giáo viên là người hướng dẫn cho
học sinh. Về nội dung, tình huống này có độ phức tạp cao nhất. Nó thường bao gồm ít
nhất ba vấn đề xuyên suốt trong một hay nhiều bài học và do đó yêu cầu về sự chuẩn
bị của cả học sinh và giáo viên cũng ở mức độ cao nhất”.
Ngoài ba loại tình huống này ta cũng có thể phân chia các tình huống theo độ
mở của vấn đề trong tình huống. Theo cách phân loại này, giáo viên có thể xây dựng
các tình huống mở và các tình huống đóng. Tình huống mở là các vụ việc mà trong đó
lời giải để ngỏ hoặc có nhiều cách giải khác nhau. Loại tình huống này rất tốt trong
việc kích thích khả năng tư duy và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Khi học sinh xử lý
các tình huống thuộc loại này, vấn đề mấu chốt không phải là bản thân kết luận mà là
cách thức để đi đến kết luận đó. Ngược lại, tình huống đóng là các tình huống dẫn tới
một kết quả cố định. Học sinh vẫn có thể chủ động xử lý tình huống xong giáo viên sẽ
định hướng cho học sinh tới kiến thức chính thống. Loại tình huống này rất tốt để giáo
viên bổ sung thêm cho học sinh kiến thức nội dung.
1.1.3.2. Cách thức xây dựng một tình huống dạy học
Đối với giáo viên tình huống được xây dựng nên là đề giải quyết một vấn đề
nào đó và qua quá trình đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức. Vì vậy, quy trình xây
dựng bài tập tình huống của giáo viên thường đi theo chiều ngược lại với quy trình giải
quyết bài tập tình huống của học sinh. Quy trình này có thể được mô tả bằng các bước
sau:
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 12
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
Bước 1 - Xác định kiến thức cần truyền đạt.
Bước 2 - Hình thành vấn đề.
Bước 3 – Hình thành tiểu vấn đề.
Bước 4 – Xây dựng tình tiết sự kiện của tình huống.
“Việc xây dựng tình huống luôn bắt đầu từ nội dung kiến thức cần truyền đạt
tới học sinh. Nội dung kiến thức này có thể là một khái niệm nào đó giáo viên muốn
học sinh nắm bắt được và phân biệt được với những khái niệm khác hay cũng có thể là
một nguyên tắc ứng xử nào đó mà giáo viên muốn học sinh hiểu và áp dụng được vào
thực tiễn. Dựa trên những kiến thức này, giáo viên xây dựng nên những vấn đề mà
thông thường chính là những câu hỏi xuất phát từ bản thân kiến thức cần học sinh tiếp
thu. Việc giải quyết vấn đề này có thể đòi hỏi trước tiên phải giải quyết một số vấn đề
nhỏ khác và nếu vậy những vấn đề nhỏ cũng phải được xác định. Trên cơ sở các vấn
đề và tiểu vấn đề, giáo viên sẽ xây dựng các tình tiết sự kiện để hình thành một tình
huống hoàn chỉnh. Ở bước cuối cùng này, giáo viên có thể có hai cách để xây dựng
tình tiết sự kiện. Thứ nhất, giáo viên có thể dựa trên những vụ việc đã xảy ra và đã
được giải quyết một cách sáng tạo. Nếu có những vụ việc liên quan tới những nội dung
kiến thức mà giáo viên đang muốn học sinh tìm hiểu thì giáo viên có thể lấy tình tiết
của vụ việc đó rồi điều chỉnh tình tiết sự kiện cho phù hợp với yêu cầu của mình. Thứ
hai, nếu không tìm được vụ việc thực tế thì giáo viên có thể tự xây dựng nên một tình
huống giả định. Trong trường hợp này các tiêu chuẩn của một tình huống tốt như phân
tích trên đây phải được tuân thủ”.
Việc xây dựng được tình huống tốt là một công đoạn quan trọng trong quá trình
dạy học bằng tình huống .
1.2 Thực trạng của việc giáo dục pháp luật cho học sinh trong dạy học môn
GDCD ở trường THPT Kỳ Lâm
1.2.1 Đặc điểm của địa bàn khảo sát
trường THPT Kỳ Lâm nằm trên địa phận miền núi, điều kiện kinh tế đăc biệt khó
khăn. Học sinh chủ yếu thuộc 6 xã: Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Lạc, Kỳ Thượng, Kỳ Hợp,
Kỳ Tây, đời sống vô cùng vất vã nên phần lớn nữa buổi đi học,nữa buổi đi làm phụ
giúp gia đình nên chưa có nhiều thời gian đầu tư cho việc học. hơn nữa do điều kiện
khó khăn nhiều em phải bỏ học giữa chừng để phụ giúp gia đình, nhiều em phải từ giã
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 13
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
việc học sớn để đi làm kiếm tiền cho gia đình,hơn nữa nhận thức của nhiều phụ huynh
còn hạn chế cho nên cang đòi hỏi sự nổ lực hơn nữa của bộ phận giáo viên,nên việc
cần thiết phải thay đổi phương pháp dạy học để gây hứng thú học tập ở học sinh là rất
cần thiết.
2.2 Thực trạng sử dụng Phương pháp dạy học nói chung, Phương pháp dạy
học tình huống (hay nghiên cứu tình huống) nói riêng trong dạy học môn Giáo
dục công dân ở trường THPT Kỳ Lâm
Các PPDH cụ thể
Mức độ vận dụng
Thường
Thỉnh
xuyên
thoảng
(%)
(%)
60
40
65
35
35
65
1. PP thuyết trình
2. PP vấn đáp
3. PP trực quan
4. PP phân vai
5. PP hợp tác làm việc theo nhóm
20
6. PP dạy học tình huống (Nghiên cứu 65
tình huống)
40
7. PP project
8. Các phương pháp khác
Không
bao giờ
(%)
80
35
60
1.2.3 Những thành công và hạn chế
*1.2.3.1 Những thành công
Dạy học theo tình huống là một phương pháp dạy học hay,đạt được nhiều kết quả
đang mừng như:
- Qúa trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho
học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc
học tập.
- Sử dụng tình huống trongdayj học pháp luật sẽ góp phần khắc phục tình trạng
xa rời thực tiễn rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề pháp
luật.
- Phát triển tư duy phê phán
- Nâng cao trách nhiệm của người học trong học tập
- Trao đổi, trau dồi thông tin, khái niệm và kỹ năng
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 14
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
-
Làm không khí buổi học thêm sôi động
Phát triển khả năng làm chủ và khai thác thông tin
Phối hợp và cân đối giữa lý trí và tình cảm
Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm
Phát triển kỹ năng đặt câu hỏi và tự học
Thêm nữa, trong khâu chuẩn bị, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh
cũng có thể và nên được học cách sưu tầm, chỉnh sửa, biên soạn hay thiết kế
hệ thống các tình huống phục vụ cho các nội dung học tập khác nhau.
*1.2.3.2 Những hạn chế
- Cần đòi hỏi giáo viên đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu tìm ra tình huống phù hợp
với môi trường,thực tế, nội dung giảng dạy.
- Phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn trong
giảng day như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, cách đặt câu hỏi, tổ chức và
khuyến khích học sinh thảo luận,phản biện.
- Đòi hỏi học sinh phải năng động,sáng tạo hơn nên một bộ phận học sinh không thích
ứng.
- Khi sử dụng quá nhiều tình huống sẽ phản tác dụng.
1.2.3.3 Nguyên nhân
-giáo viên chưa thật sự đầu tư vào môn dạy để tìm ra những tình huống hay,hấp dẫn.
-do môn học này không được xem là môn chính để thi cử nên học sinh không chú tâm
học môn học này nên sự làm việc của học sinh chưa nhiệt tình.
- Chưa nhận được nhiều sự quan tâm của cấp trên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Chương I đã đi sâu phân tích các nội dung cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên
cứu như trình bày tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới và Việt Nam,
giải thích những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. Đặc biệt, tác giả đã trình bày
làm nổi bật các nội dung liên quan đến PPNCTH trong dạy học như khái niệm, cấu
trúc tiến trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương pháp và khả năng vận dụng vào
giảng dạy môn Giáo dục công dân trong các nhà trường phổ thông hiện nay.
Chương 2
TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 15
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
2.1 Lập kế hoạch nghiên cứu sư phạm.
2.1.1.Mục đích yêu cầu ngiên cứu.
Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến phương pháp nghiên cứu tình
huống và những đặc thù của môn Giáo dục công dân, đề tài đi sâu nghiên cứu việc áp
dụng phương pháp này trong dạy học mảng kiến thức pháp luật thuộc môn Giáo dục
công dân với mục đích góp phần hình thành và phát triển năng lực thực tiễn, thái độ,
hành vi đúng đắn cho học sinh
2.1.2. Thời gian, địa điễm nghiên cứu.
- Thời gian: Những năm gần đây
- Không gian: Tại trường THPT Kỳ Lâm
- Nội dung: nghiên cứu phương pháp dạy học tình huống và áp dụng vào thực
tiễn giảng dạy môn GDCD hiện nay.
2.1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu, tổng hợp và khái quát hóa các cơ sở lý luận của đề tài
- Nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng PPNCTH vào dạy học môn Giáo dục
công dân ở trường THPT Kỳ Lâm
- Điều tra thực trạng việc dạy và học môn GDCD tại trường THPT Kỳ Lâm
2.1.4 Đối tượng.
- Lớp 12G vì đây la lớp học mà đa số các em chỉ có học lực trung bình.
- Lớp đối chứng 12E đây là lớp có chất lượng tương đương với lớp 12G
*
Giáo viên làm việc với BGH nhà trường để trình kế hoạch và nội dung nghiên
cứu, thực nghiệm phương pháp dạy học tình huống.
2.2. Quá trình thực nghiệm.
Trong quá trình nghiên cứu và chuẩn bị tôi quyết định chọn:
Bài 2"Thực hiện pháp luật" tiết ppct tiết 5.
Bài 4 "Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội", tiết
ppct tiêt 9 môn GDCD lớp 12 để tiến hành thực nghiêm.
Và nội dung áp dụng phương pháp tình huống là sau khi tìm hiểu xong nội dung ở
phần đặt vấn đề. Tôi đưa ra tình huống này cho hs thảo luận giải quyết tình huống , HS
trình bày xong giáo viên vào nội dung phần hai: Nội dung bài học để giải đáp cho hs
hiểu và rút ra kết luận củng như liên hệ với thực tiễn.
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 16
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
2.3. Giáo án thực nghiệm.
Tiết PPCT: 05
Bài 02: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
2. Về kĩ năng
Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi
3. Về thái độ
Tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán
những hành vi làm trái quy định của pháp luật
II. Kỹ năng sống cần được giáo dục
- Kỹ năng giải quyết tình huống.
- Kỹ năng phân tích.
- Kỹ năng tư duy phê phán.
III. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, xử lý tình huống.
2. Phương tiện : Sách giáo khoa, sách giáo viên và câu chuyện pháp luật
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài củ:
Thực hiện pháp luật là gì?
Nêu các hình thức thực hiện pháp luật? ví dụ ?
So sánh điểm gioáng nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật
3. Bài mới
Trong đời sống xã hội, các quy định pháp luật thường được các cơ quan tổ chức, cá
nhân tự nguyện thục hiện. Tuy vậy do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong xã
hội vẫn thường diễn ra nhiều hiện tượng các chủ thể của pháp luật không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật tức là vi phạm pháp luật. Vậy
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 17
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
vi phạm pháp luật là gì? Vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào
Tiết 2 , bài 2: Thực hiện pháp luật
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Giáo viên cho học sinh đọc tình
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm
huống : Dũng mới 16 tuổi nhưng hay
pháp lí
trốn học đi chơi điện tử. Tại đây Dũng
bị Thắng ( 20 tuổi ) dụ dỗ hút thuốc
phiện và trở thành nghiện. Dũng và
Thắng được địa phương giáo dục nhiều
lần và đã bị buộc đi cai nghiện nhưng
vẫn tiếp tục sử dụng ma túy. Một lần
Dũng và Thắng bị công an bắt quả tang
đang sử dụng ma túy. Lập tức cả hai bị
lập biên bản và dẫn giải về trụ sở công
an phường cùng tang vật
Biết chuyện đó, bà Thanh thắc mắc
thằng Thắng bị lập biên bản và bị giải
về công an phường là đúng rồi. Còn
thằng Dũng còn trẻ con lại bị người
khác lôi kéo mà thành nghiện thì chỉ vi
phạm đạo đức thôi, tại sao các chú
công an lại lập biên bản và bắt giữ nó
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm vi
phạm pháp luật và các dấu hiệu vi
phạm pháp luât.
Dựa và tình huống.
? Em có đồng ý với ý kiến của bà Thanh
không? Vì sao
Không, vì hành vi của Dũng không
chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp
luật. Căn cứ vào điều 3 luật phòng chống
ma túy thì sử dụng trái phép ma túy là vi
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
a. Vi phạm pháp luật
- Thứ nhất: Là vi phạm pháp luật
Hành động
Hành vi
Hành vi
- Hành vi đó là xâm phạm gây thiệt hại cho
nhưng quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 18
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
phạm pháp luật. Dũng và Thắng phạm tội
sử dụng trái phép ma túy.
? Theo em một hành vi như thế nào được
xem là vi phạm pháp luật?
?trong tình huống trên Dũng và Thắng có
vi phạm pháp luật không? Vì sao?
?Em hãy phân tích các dấu hiệu để căn cứ
Thắng và Dũng vi phạm pháp luật?
*GV phân tích các loại lỗi cho học sinh
nắm vững.
Lổi cố ý trực tiếp trường hợp chủ thể vi
phạm ý thức rõ hành vi của mình sẻ gây ra
hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho người
khác nhưng vẫn mong muốn hậu quả xẩy ra
Lổi cố ý dán tiếp chủ thể vi phạm ý thức rõ
hành vi của mình sữ gây ra hậu quả thiệt
hại cho xã hội và cho người khác không
mong muốn những vấn đề mặc cho hậu quả
xẩy ra
Lổi vô ý do quá tự tin: Chủ thể vi phạm
nhận thấy trước hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả thiệt hai cho xã hội và cho
người khác nhưng cho rằng thiệt hại sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Lổi vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm do
khinh suất, cẩu thả mà không thấy trước
hành vi của mình có thể gây hậu quả thiệt
hại cho xã hộ, cho người khác mặc dù có
thể người thấy và cần phải người thấy trước
? Vi phạm pháp luật là gì?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm
pháp lí
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
- Thứ hai là do người có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện
+ Đạt độ tuổi nhất định theo quy định của
pháp luật
+ Có thể nhận thức
Tự quy định xử sự và đọc lập chịu trách
nhiệm về hành vi của mình
- Thứ ba người vi phạm pháp luật phải
có lổi. lổi là trạng thái tâm lí của chủ
thể đôií với hành vi trái pháp luật của
mình và đối với hậu quả do hành vi
người đó mang lại
Cố ý
Lổi
Vô ý
Cố ý trực tiếp
Cố ý
Cố ý gián tiếp
Do quá tự tin
Vô ý
Do cẩu thả
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp
luật, có lổi do người có năng lực trách
nhiệm pháp luật thực hiện xâm hại các
QHCH được pháp luật bảo vệ
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 19
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
?Trong tình huống trên Dũng và Thắng
b. Trách nhiệm pháp lí
phải chịu trách nhiệm pháp luật gì ?
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các
Trách nhiệm pháp luật hình sự
chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu
? Căn cứ vào đâu để xử phạt họ? Xử phạt
những hậu quả bất lợi từ hành vi vi
như thế nào?
phạm pháp luật của mình
Căn cứ điều 199, điều 200 BLHS
- Trách nhiệm pháp luật được áp dụng
năm 1999 Dũng sẽ bị phạt ba tháng đến hai
nhằm:
năm. Thắng sẻ bị xử phạt mức độ cao hơn
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật
Dũng –vì đã lôi kéo Dũng đã sử dụng ma
chấm dứt hành vi trái pháp luật
túy
+ giáo dục, răn đe những người khác để
? việc xử phạt đó có ý nghĩa gì?
họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm
? Giáo viên yêu cầy học sinh lấy thêm
trái pháp luật
các ví dụ khác .
*Kỹ năng sống:
- Kỹ năng giải quyết tình huống.
- Kỹ năng phân tích.
- Kỹ năng tư duy phê phán.
*GVkết luận tiết học
4. Củng cố, dặn dò
a. Củng cố: Theo em vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí khác nhau ở chổ nào?
Vi Phạm pháp luật
Trách nhiệm pháp lí
- Là hành vi trái pháp luật, có thể là
- Là nghĩa vụ cá nhân hoặc tổ chức
hành động, không hành động, gây
phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ
thiệt hại cho những quan hệ được
hành vi vi phạm pháp luật, phải
pháp luật bảo vệ.
chấm dứt hành vi trái pháp luật:
- Do người có năng lực trách nhiệm
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật
pháp lý thực hiện
phải chấm dứt hành vi trái pháp luật.
Người vi phạm pháp luật phải có lổi.
+ Giáo dục, răn đe người khác để họ
tránh hoặc kiềm chế những việc làm
trái pháp luật
b. Dặn dò:
- Học bài củ
- Xem trước phần còn lại
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 20
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
Tiết 9- bài 4
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. Mục tiêu bài học.
1.Về kiến thức.
Nêu được nội dung bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.
2. Về kỹ năng.
Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực
lao động.
3. Thái độ.
Có ý thức thực hiện và đấu tranh với hành vi vi phạm quyền bình đẳng trong lao động.
II. Các kỹ năng sống cần được giáo dục
- Kỹ năng giải quyết tình huống.
- Kỹ năng phân tích.
- Kỹ năng tư duy phê phán.
III. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, xử lý tình huống.
2. Phương tiện : Sách giáo khoa, sách giáo viên và câu chuyện pháp luật
IV. Tiến trinh dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
1. Thế nào là bình đẳng trong HN & GĐ? Nội dung của bình đẳng trong HN & GĐ?
Nêu ví dụ?
3 Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Khái niệm về quyền bình đẳng
trong lao động
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
1. Vai trò của LĐ đối với con người và XH?
2. Bình đẳng trong lao động là gì?
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Nội dung kiến thức
2/Bình đẳng trong lao động
Bình đẳng trong lao động được hiểu là
bình đẳng giữa mọi công dân trong
thực hiện quyền lao động thông qua
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 21
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
3. Ý nghĩa của việc PL nước ta thừa nhận sự
bình đẳng của công dân trong lao động?
GV giảng:
Điều 55 Hiến pháp 1992 khẳng định : “Lao
động là quyền và nghĩa vụ của CD”.
Bình đẳng giữa các CD trong việc thực hiện
quyền LĐ;
Bình đẳng người sử dụng LĐ và người LĐ
trong quan hệ LĐ, bình đẳng giữa lao động nam
và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh
nghiệp và trong phạm vi cả nước.
Hoạt động 2: Nội dung cơ bản của bình đẳng
trong lao động
GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận các tình
huống để làm rõ nội dung
*nhóm 1,4: Tình huống: anh B đã trúng tuyển
vào làm ở công ty X và được mời đến để thỏa
thuận với giám đốc về kí kết hợp đồng lao
động. Theo đó,anh sẽ làm việc tại công ty với
thời hạn xác định. Tuy nhiên, khi xem bản hợp
đồng, anh không thấy ghi rõ công việc mà anh
phải làm, thời gian và địa điểm làm việc. Anh
đem thắc mắc này trao đổi với giám đốc và đề
nghị bổ sung những nội dung trên trong hợp
đồng. Tuy nhiên vị giám đốc không đồng ý, ông
ta nói với anh: " chúng tôi đã thuê anh làm việc
với mức lương cao, anh chỉ cần quan tâm đến
điều đó, còn anh làm gì, khi nào và ở đâu là tùy
thuộc vào sự phân công của chúng tôi".
?Em có nhận xét gì về hành động của giám đốc
công ty X?
? Theo em anh B có được thỏa thuận với giám
đốc về những nội dung khác được ghi trong hợp
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
việc tìm việc làm, bình đẳng giữa
người sử dụng lao động và người lao
động thông qua hợp đồng lao động,
bình đẳng giữa lao động nam và lao
động nữ trong từng cơ quan, doanh
nghiệp và trong phạm vi cả nước.
b.Nội dung cơ bản của bình đẳng
trong lao động
* Công dân bình đẳng trong thực
hiện quyền lao động
Mọi người đều có quyền làm việc, tự
do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp
phù hợp với khả năng của mình, không
bị phân biệt đối xử về giới tính, dân
tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc
gia đình, thành phần kinh tế.
* Công dân bình đẳng trong giao kết
hợp đồng lao động
Trong quan hệ lao động cụ thể,
----*quyền bình đẳng của công dân
được thực hiện thông qua họp đồng
lao động
Việc giao kết hợp đồng lao động phải
tuân theo nguyên tắc:
+ Tự do, tự nguyện, bình đẳng;
+ Không trái pháp luật và thoả ước lao
động tập thể;
+ Giao kết trực tiếp giữa người lao
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 22
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
đồng không?
- HS thảo luận, trình bày,bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung,đưa ra câu trả lời đúng
nhất.
*Nhóm 2,5: Tình huống:
Anh Phan Tiến Cường được nhận vào làm hợp
đồng tại công ty nhựa X. Thỏa thuận giữa anh
Cường và giám đốc xí nghiệp nhựa X thì anh
Cường như sau: Sau khi đã thử việc 2 tháng với
mức tiền lương thử việc là 40% của mức lương
thảo thuận anh Cường sẽ được nhận vào làm
việc lâu dài, mỗi tuần làm việc 40 giờ, mỗi
ngày 8 giờ, mức lương được nhận mỗi tháng là
2.000.000đ trên cơ sở chấp hành tốt kỷ luật lao
động, anh Cường được hưởng các điều kiện lao
động khác( an toàn, vệ sinh lao động, nghí lễ,
nghỉ tết, nghỉ ốm....)và có nghĩa vụ thực hiện
các quy định về bảo hiểm xã hội.... Vào làm
việc chính thức được 10 ngày do nhà có
tang( cháu ruột mất) anh Cường được giám đốc
đồng ý cho nghỉ 5 ngày về dự tang cháu. Hết
thời gian nghỉ, anh Cường đến xí nghiệp thì
nhận được quyết định của giám đốc cho nghỉ
việc không thời hạn, lí do vì xí nghiệp sắp hết
nguyên liệu và không có việc cho người lao
động.
?Các điều kiện thỏa thuận giữa anh Cường và
giám đốc xí nghiệp trong hợp đồng lao động
trên có đúng pháp luật không?
?Quyết định của giám đốc cho anh Cường nghỉ
việc như vậy có đúng không?
?Anh Cường có được bảo vệ quyền lợi của
mình không?
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
động với người sử dụng lao động.
* Bình đẳng giữa lao động nam và lao
động nữ
Lao động nam và lao động nữ được
bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm;
bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi
tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại
nơi làm việc, tiền công, tiền thưởng,
bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và
các điều kiện việc làm khác.
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 23
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
- HS thảo luận, trình bày,bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung,đưa ra câu trả lời đúng
nhất.
GV: GV minh hoạ các nội dung thoả thuận
trong 1 bản HĐLĐ cụ thể. Sau đó yêu cầu hs trả
lời các câu hỏi:
1. Hợp đồng lao động là gì?
2. Tại sao người lao động và người sử dụng lao
động phải kí kết HĐLĐ
3. Việc kí kết HĐLĐ phải tôn trọng những
nguyên tắc nào?
4. Nếu là chủ doanh nghiệp, em có yêu cầu gì
khi tuyển dụng lao động? Vì sao?
HS trả lời.
G.v kết luận
Bổ sung: Người lao động có trình độ chuyên
môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử
dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để
phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và
cho đất nước.
Bình đẳng giữa LĐ nam và lao động nữ
Nhóm 3,6: Tình huống: Chị Hiếu mới đi làm lại
sau 4 tháng nghỉ sinh con. Vì sức khỏe chưa
được hồi phục hoàn toàn nên chỉ được ban
giám đốc cho phép được nghỉ 1 giờ mỗi ngày
trong thời gian làm việc cho đến khi con tròn 1
tuổi. Một số đồng nghiệp nam nói, ban giám
đốc làm như thế đã tạo ra sự bất bình đẳng
trong lao động nam và lao động nữ.
?Vì sao giám đốc công ty nơi chị Thủy làm việc
lại làm như vậy?
- HS thảo luận, trình bày,bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung,đưa ra các điều luật lao
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 24
Tiển luận: Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục
pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
động giải thích thêm.
GV phân tích cho HS hiểu:
Quyền lao động của công dân được thực hiện
trên cơ sở không phân biệt giới tính. Nhưng với
lao động nữ, do một số đặc điểm về cơ thể, sinh lí
và chức năng làm mẹ trong lao động để có điều
kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động.
Sau khi HS thảo luận xong, GV chốt lại và
cho HS ghi lại các ý chính vào vở.
* Kỹ năng sống:
- Kỹ năng giải quyết tình huống.
- Kỹ năng phân tích.
- Kỹ năng tư duy phê phán.
*GV kết luận tiết học
1. Cũng cố
Nếu là chủ doanh nghiệp, để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng và tăng doanh thu
cho công ty, em sẽ thực hiện chính sách nhân sự như thế nào?
2. Dặn dò
Làm bài tập 4, 5, 8.2 trang 42, 43 SGK
Học bài cũ và đọc trước phần còn lại của bài 4
2.3. Thống kê số liệu kết quả đạt được.
* Qua các tình huống sát với thực tế đời sống, các em cảm thấy tự tin hơn
trong cuộc sống cũng như không vi pháp các chuẩn mực đạo đức và pháp
luật quy định
* Kết quả khảo sát hứng thú học tập môn GDCD của học sinh khi được giáo
viên thường xuyên sử dụng bài tập tình huống.
* Khảo sát hiệu quả giờ dạy:
Chất lượng bộ môn lớp 12G có vận dụng phương pháp dạy học bằng tình
huống còn 12E không vận dụng phương pháp tình huống trong năm học 20132014 như sau:
Lớp
Sĩ số
GV: Phan Thị Lan
Đơn vị
Trên TB/ Tỉ lệ
%
Dưới TB/Tỉ lệ
Ghi chú
Lớp Giáo dục Pháp luật K2A
Trường THPT Kỳ Lâm – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
Page 25