Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.46 KB, 99 trang )

MỤC LỤC

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài.

Cảm hứng bi kịch là một trong những nguồn cảm hứng xuyên suốt
trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay, từ những tác phẩm văn học dân gian
đến văn học trung đại, sang các sáng tác 1930 – 1945... Đếngiai đoạn 1945 –
1975, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, cảm hứng bi kịch trong văn học dường
như xuất hiện mờ nhạt hơn và mang một sắc thái khác biệt hơn.Cái bi trong
giai đoạn này thường nghiêng về cái bi tráng, cái bi hùng đã nung nấu. Sau
1975, đặc biệt là năm 1986, khi đất nước hoàn toàn giải phóng bước vào thời
kì đổi mới, hệ thống giá trị trong đời sống xã hội có nhiều biến đổi nhất định
thì cảm hứng bi kịch lại có điều kiện để trỗi dậy trở thành một trong những
nguồn cảm hứng chủ đạo trong văn học giai đoạn này. Hàng loạt các tác phẩm
như: Thời xa vắng(Lê Lựu), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn
Kháng), Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh), Bến không chồng (Dương
Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Ăn mày dĩ
vãng (Chu Lai)... đều thấm đẫm một nỗi buồn thường khi viết về thân phận
con người.
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ của miền đất Nam Bộ, xuất hiện trên
văn đàn một cách đầy ấn tượng. Với hương vị mặn mòi của ruộng đồng Nam
Bộ,Nguyễn Ngọc Tư ngay lập tức làm ngỡ ngàng người đọc, lôi cuốn họ vào
“một vùng văn chương Nam Bộ” đặc sệt từ phương diện nội dung đến ngôn
ngữ nghệ thuật. Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư rất phong phú, đa dạng về thể
loại: Truyện ngắn, tản văn, tạp văn và tiểu thuyết. Chị đạt nhiều giải thưởng


có uy tín (giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần thứ II với tác
phẩmNgọn đèn không tắt, tháng 10/ 2008, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được
trao giải thưởng văn học ASEAN).Nguyễn Ngọc Tư đã tìm được chỗ đứng
cho mình trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại, đã để lại một dấu ấn khó
phai mờ trong lòng người đọc bởi phong cách riêng, cá tính độc đáo. Một
2


trong những điều trở đi trở lại làm day dứt lòng người đọc khi đọc truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư đó là cảm hứng bi kịch trong các truyện ngắn của chị.
Như những nhà văn khác, Nguyễn Ngọc Tư cũng có một tâm hồn nhạy cảm
trước cái đẹp, cái thiện mà còn có cả những cái ác, cái xấu xung quanh mình.
Hơn ai hết, chị thấy những đổi thay đời sống, con người nơi quê hương chị.
Xã hội phát trển, những mối quan hệ và những giá trị đạo đức, tinh thần vốn
có được coi là bền vững bỗng nhiên ran nứt, đổ vỡ, xuống cấp... Con người
sống thực dụng hơn, họ chạy theo nhiều thứ để đánh mất mình. Nguyễn Ngọc
Tư quan tâm đến vấn đề con người cá nhân với tất cả những gì nó có. Những
truyện ngắn của chị là những day dứt, suy tư về cuộc đời đầy bi kịch, những
cảnh đời bi thương, lầm lỡ...
Chọn đề tài: Cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,
chúng tôi muốn khám phá một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc trong
truyện ngắn của chị đồng thời cũng phần nào thấy được sự thay đổi về giá trị
thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam hiện nay.
2.Lịch sử vấn đề.
2.1 Những ý kiến bàn về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói chung
Xuất hiện lần đầu tiên với tập truyện Ngọn đèn không tắt, Nguyễn
Ngọc Tư ngay lập tức chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả bằng một
văn phong nhẹ nhàng, một tấm lòng trong trẻo, một sự tài hoa mộc mạc đầy
nắng gió Phương Nam. Từ sự hứng khởi ban đầu đó, người đọc tiếp tục chào
đón những tập truyện khác của chị như: Biển người mênh mông (2003); Giao

thừa (2003); Nước chảy mây trôi (2004); Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
(2005); Cánh đồng bất tận - Những truyện ngắn hay và mới nhất (2005); Gió
lẻ và 9 câu chuyện khác (2008) với một sự thích thú đặc biệt. Đọc truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy truyện ngắn của chị hàm chứa một nghịch
lý: đề tài sáng tác của chị không mới (chỉ là những câu chuyện đời thường
của những người nông dân bình dị quê mùa), thế nhưng những câu chuyện
đơn sơ mà hấp dẫn ấy vẫn lôi cuốn được người đọc bởi cái nhìn nhân hậu,
3


bởi nghĩa tình của một người viết trẻ vừa ngây thơ lại vừa chín chắn, hiền
lành đấy nhưng không kém phần bản lĩnh. Nữ nhà văn trẻ này luôn thu hút
sự quan tâm của giới chuyên môn, những bài phê bình, nghiên cứu, những
cuộc tranh luận...
Tiêu biểu nhất và sớm nhất có thể kể đến bài viết Nguyễn Ngọc Tư, đặc
sản miền Nam của Trần Hữu Dũng. Ông đã xem xét truyện ngắn của chị một
cách tường tận và thấu đáo trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Trần Hữu Dũng đặc biệt đề cao tài năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của
Nguyễn Ngọc Tư. Ông đánh giá đó là một cái riêng đặc sắc không thể trộn lẫn
với bất kì nhà văn nào khác, như là một “đặc sản miền Nam” bởi từ ngữ,
giọng điệu đến việc lựa chọn chi tiết,cốt truyện đều đậm chất Nam bộ. Theo
ông: “Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư hay khóc và nhiều khi cô khuyến khích
nhân vật của mình khóc... nhưng để ý cái khóc của Nguyễn Ngọc Tư là vì yêu
thương,không vì oán giận. Không phải cái khóc nghẹn ngào,day dứt. Đây là
cái khóc nghẹn ngào như cơn mưa miền Namvà người đọc biết(hay mong
mỏi) chỉ khoảnh khắc thì mưa sẽ tạnh, nắng sẽ lên và nhân vật của Nguyễn
Ngọc Tư sẽ quẹt nước mắt xông vai trở lại cuộc sống bận rộn của mình”[13]
Bằng tất cả sự yêu mến chân thành, Trần Hữu Dũng cũng không quên cảnh
báo những nguy cơ có thể khiến tác giả trẻ này đi vào lối mòn trong sáng tác
bên cạnh sự nhìn nhận và tán thưởng tài năng của chị.

Hữu Thỉnh nhận xét trong cuộc trao đổi cùng nhà văn Trung Trung
Đỉnh và Chu Lai:"Với Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã có sự bứt phá
rất ngoạn mục, tự vượt lên chính mình và tạo nên những bất ngờ thú vị cho
giới nhà văn"...Cánh đồng bất tậnviết về những con người Nam Bộ với tính
cách đặc thù: chân thực, hồn nhiên, chất phác và bản năng...Hai nhân vật đứa
trẻ trong tác phẩm như là những nạn nhân lớn lên tự nhiên như đàn vịt, thiếu
thốn sự quan tâm và và những cử chỉ âu yếm của người thân.Điều đó đã làm
lay động trái tim hàng nghìn độc giả”. Hà Linh – chia sẻ cùng Nguyễn Ngọc
Tư và Cánh đồng bất tận. Khi được hỏi “Điều gì ở Cánh đồng bất tận thuyết
4


phục ông nhất,với tư cách là một nhà văn”, Hữu Thỉnh trả lời: “Đó là không
khí của tác phẩm: cuộc sống Nam Bộ,hơi thở Nam Bộ thấm đẫm nồng nàn
trong “cánh đồng”. Đó là điều Nguyễn Ngọc Tư rất giỏi trong các truyện
trước đây và điều khẳng định bản sắc và bản lĩnh vượt trội trong tác phẩm
này”[41].
Huỳnh Công Tín với bài viết Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam
Bộ trên trang web Văn nghệ Sông Cửu Long cũng dành cho Nguyễn Ngọc Tư
những lời khen tặng xứng đáng với tài năng của chị. Ông đánh giá cao khả
năng xây dựng những không gian Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư và thừa nhận: “Đặc biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng
tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong
nhiều chất Nam Bộ của chị” [63]. Huỳnh Công Tín cũng đánh giá cao khả
năng miêu tả tâm lý người và vật hết sức sắc sảo của Nguyễn Ngọc Tư. Công
bằng với điều kiện và hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, ông cũng yêu
cầu chúng ta cần có cái nhìn thông cảm hơn khi những vấn đề chị quan tâm
còn nhỏ nhặt và chưa có tầm bao quát. Ông cũng khẳng định cái đáng quý cần
phải phát huy ở chị chính là chất Nam Bộ trong sáng tác.
Trên mục “Phê bình” của trang web “E-văn” ngày 14/06/2006 có đăng

bài viết của Trần Phỏng Diều với tựa đề Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư. Với cách hiểu: “đi tìm thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư thực chất là đi tìm những hình tượng văn học trong sáng tác
của tác giả. Các hình tượng văn học này cứ trở đi trở lại và trở thành một ám
ảnh khôn nguôi, buộc người viết phải thể hiện ra tác phẩm của mình” [18].
Trần Phỏng Diều đã chỉ ra thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư thể hiện qua ba hình tượng: hình tượng người nghệ sĩ, hình tượng người
nông dân và hình tượng dòng sông. Sau khi phân tích vẻ đẹp của từng hình
tượng, anh cũng đánh giá rất cao văn phong mộc mạc, cách viết như nói của
Nguyễn Ngọc Tư. Theo anh, nếu chị đánh mất đi vùng thẩm mỹ này thì đồng
thời cũng làm mất đi rất nhiều giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm của mình.
5


Chúng tôi cũng thu thập được hai bài viết tìm hiểu một số khía cạnh về
không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư. Đó là bài viết Không gian sông nước trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư của Thụy Khuê [36] và bài viếtThời gian huyền thoại trong
truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư” của Mai Hồng cùng
được đăng trên trang web “Viet-studies” [31]. Nhìn chung Thụy Khuê thống
nhất ý kiến cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một không gian
Nam Bộ với ruộng đồng sông nước đặc sắc trong tác phẩm của mình, góp
phần to lớn vào việc phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của tác giả. Việc chỉ ra kiểu
thời gian huyền thoại trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận cũng là một góc
nhìn mới lạ của Mai Hồng trong việc tìm hiểu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư ở nước ta hiện nay.
Một phương diện nữa vềtruyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, cũng đã
được Nguyễn Trọng Bình đề cập đến trong bài viết Đặc trưng ngôn ngữ trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư [10]. Tác giả cho rằng: Qua cách sử dụng
ngôn ngữ trong truyện ngắn khi viết về phẩm chất văn hoá, con người đồng

bằng sông Cửu Long, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện được cảm hứng về nguồn
và tiếp cận hiện thực một cách cụ thể sinh động. Cũng bàn về ngôn ngữ trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, nhà phê bình Văn Công Hùng đã khẳng
định: “Cái làm nên Nguyễn Ngọc Tư là ngôn ngữ. Nguyễn Ngọc Tư đã thiết
lập cho riêng mình một hệ thống ngôn ngữ đặc chất Nam Bộ nhưng không dị
mọ ăn theo mà tung tẩy, thăng hoa trong từng ngữ cảnh cụ thể”[32].
2.2 Những ý kiến bàn về cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư
Bàn về cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,dường
như chưa có một tài liệu nào nghiên cứu một cách có hệ thống, tỉ
mỉ.Chúng tôi chỉ tìm hiểu được một số bài viết đơn lẻ nghiên cứu về một
số phương diện biểu hiện cụ thể của cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư.
6


Trần Thị Dung trong bài viết: Nghệ thuật xây dựng nhân
vật của NguyễnNgọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tậnđã
có phát hiện về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư: "Trong Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã xây
dựng được một thế giới nhân vật có tính cách, số phận riêng
khá độc đáo. Quả thật, những nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư
luôn gây cho chúng ta những day dứt, ám ảnh khi đọc xong
tác phẩm"[15]. Nguyễn Ngọc Tư đã có sự tìm tòi và thể hiện
nhân vật qua việc miêu tả ngoại hình, hành động hay những
tình huống cụ thể và đặc biệt qua việc khám phá đời sống
nộitâm của nhân vật. Vì thế, nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư
mang một nét riêng và có sức ám ảnh riêng đối với bạn đọc.
Phạm Thái Lê với bài viết Hình tượng con người cô đơn trong truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội cũng là một

bài viết có giá trị khi chỉ ra môtíp người nghệ sĩ cô đơn thường thấy trong
truyện ngắn của chị. Tác giảkết luận: “Cũng đề cập đến nỗi cô đơn của con
người nhưng chúng tôi nhận thấy quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư rất khác.
Cô đơn luôn là nỗi đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của con người. Nhưng
đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà không thấy
sự bi quan tuyệt vọng. Nhân vật của chị tự ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận
bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và, từ trong nỗi đau ấy, họ
vươn lên, làm người. Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động
lực của cái “Đẹp”, cái “Thiện.”[39]
Trên báo Tiền phong số ra ngày 31 - 1 – 2006, tác giả Trần Hoàng
Thiên Kimvới bài Nguyễn Ngọc Tư, nhón chân hái trái ở cành quá cao!lại
viết : “Văn phong dung dị, ngôn ngữ truyện cứ như được bê vào từ đời
thường nhưng chính nỗi đau của những kiếp người, những số phận nhỏ bé ở

7


một vùng quê nghèo và triết lí nhân quả của cuộc đời lại làm nên sức ám ảnh
của truyện ….”[35].
Trong bài viết Giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư, Nguyễn Trọng Bính đã chỉ ra hai giọng điệu chủ đạo trong sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư là giọng buồn nhưng không chán chường và giọng điềm
nhiên trầm tỉnh. Qua cách nhận diện này, tác giả đã khái quát những giá trị
của giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: “Tất cả vấn đề
trên đều góp phần cụ thể hoá vấn đề “cái nhìn khắc khoải” về thân phận con
người cũng như quan niệm “con người hướng thiện” trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư”[11].
Thảo Vy với bài viết: Nỗi đau trong Cánh đồng bất tận đã cho ta thấy:
Cánh đồng bất tận được bao trùm bởi nỗi hận: nỗi hận bị vợ bỏ. Với nỗi hận
ghê gớm ấy người cha đã thực hiện việc trả thù...toàn giới phụ nữ. Trút giận

lên các con. Nhưng điểm nỗi bật trong Cánh đồng bất tận là thông điệp: Hãy
sống nhân ái để khỏi bị quả báo [81].
Bên cạnh đó, cũng có nhiều khoá luận tốt nghiệp, luận văn tìm hiểu về
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Có thể điểm qua như: Luận văn: Quan niệm
nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư của Phạm
Thị Thái Lê có phát hiện: thế giới trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là thế
giới lao động nghèo, họ mang đậm màu sắc của vùng đất Nam Bộ giống như
chính tác giả. Bản sắc ấy càng được tô đậm khi nhân vật được xây dựng với
ngôn ngữ và giọng điệu mang đậm chất Nam Bộ [40].
Luận văn Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của
Nguyễn Thị Kiều Oanh đã chỉ ra: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư là thế giới của những người lao động bình thường và người
nông dân nghèo khổ nhưng đầy tính thiện...[54].
Lê Hải Vân trong báo cáo Khế ước của tự nhiên và kiểu xây dựng nhân
vật nữ trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư chỉ ra đặc
điểm: nhân vật mang bản năng và mang vẻ đẹp thiên tính nữ. Thành công của
8


Nguyễn Ngọc Tư là đã hiện đại hoá hình tượng người phụ nữ trong văn học
và xây dựng nhân vật đậm chất Nam Bộ....[77].
Qua việc điểm qua một số công trình nghiên cứu trên, chúng tôi có thẻ
khẳng chưa có công trình nào đề cập đến một cách có hệ thống, toàn diện về
cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Đa phần các bài viết
chỉ dừng lại ở việc chỉ ra một vài dấu hiệu, những biểu hiện cụ thể về cảm
hứng bi kịch trong truyện ngắn của nữ tác giả này. Trên cơ sở kế thừa ý kiến
của những người đi trước, luận văn chúng tôi có lẽ là công trình đầu tiên đi
vào nghiên cứu một cách khái quát, hệ thống, tỉ mỉ về cảm hứng bi kịch trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, giúp cho độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về
truyện ngắn của chị, thấy được vị trí của nữ tác giả này trong dòng chảy văn

học Nam Bộ nói riêng và trên văn đàn văn học Việt Nam nói chung.
3. Nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu khái quát về cảm hứng bi kịch trong văn học và những biểu
hiện của cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Qua đó,
chúng tôigóp phần làm rõ nét phong cách độc đáo của chị cũng như muốn xác
định đóng góp của nhà văn với văn học Nam Bộ nói riêng và nền văn học
Việt Nam nói chung.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát chúng tôi chủ yếu tập trung vào một số tập truyện
ngắn tiêu biểu như sau:
1.Ngọn đèn không tắt (Tập truyện - NXB Trẻ- 2000)
2. Biển người mênh mông (Tập truyện - NXB Kim Đồng- 2003)
3. Giao thừa (Tập truyện - NXB Trẻ- 2003)
4. Cánh đồng bất tận – Những truyện ngắn hay và mới nhất (Tập
truyện – NXB Trẻ- 2005)
5. Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (tập truyện ngắn- NXB Trẻ - 2008)
6. Khói trời lộng lẫy (Ttập truyện ngắn – NXB Thời đại – 2010)
9


4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp được sử dụng như những thao tác thường
xuyên trong nghiên cứu văn học như so sánh,phân loại, phân tích, tổng hợp...
luận văn còn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp phân tích thẩm mĩ: Để làm rõ cảm hứng bi kịch trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư không thể không phân tích những phẩm chất
thẩm mĩ của nó. Nhiệm vụ này đòi hỏi phân biệt giá trị thẩm mĩ và giá trị
nghệ thuật. Giá trị thẩm mĩ là những phẩm chất tạo nên khoái cảm thẩm mĩ,
khoái cảm tinh thần, như cái đẹp, cái cao cả, cái hài, cái bi...Giá trị nghệ thuật

là phẩm chất của các phương tiện nghệ thuật tạo nên giá trị thẩm mĩ. Phương
pháp phân tích thẩm mĩ được vận dụng đối với nhiều cấp độ của đối tượng và
thường xuyên kết hợp với các phương pháp khác.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp học hiện đại đã được
ứng dụng nghiên cứu thành công ở Việt Nam. Văn học qua sự cắt nghĩa thi
pháp học đã bộc lộ được bản chất sáng tạo trong tính quan niệm, giá trị sâu
sắc củabản thể văn chương. Những biểu hiện của thi pháp tác phẩm, tác giả,
lịch sử văn học... là căn cứ để xác thực cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Với cái nhìn hệ thống, chúng tôi
muốn chỉ ra những biểu hiện phong phú đa dạng của cảm hứng bi kịchtrong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Cái nhìn hệ thống cũng sẽ phần nào giúp
chúng tôi lí giải sự tương tác, chuyển hoá giữa các phẩm chất thẩm mĩ trong
truyện ngắn của chị.
5.

Những đóng góp mới của đề tài
Luận văn giới thiệu một cách khái quát về cảm hứng bi kịch trong văn
học, sơ lược về sự biểu hiện của cảm hứng bi kịch qua các giai đoạn văn học
khác nhau. Trên cơ sở đó, luận văn đi vào khảo sát một cách tỉ mỉ sự biểu hiện
10


của cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên cả hai phương
diện: cái nhìn về đời sống và những phương thức nghệ thuật biểu hiện.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo,luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát về cảm hứng bi kịch trong văn học và về truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chương 2: Cảm quan về đời sống mang màu sắc bi kịch trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật biểu hiện cảm hứng bi kịch
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

11


[22]. Phạm trù thẩm mĩ chính là những khái niệm thẩm mĩ chung nhất
phản ánh những tri thức khái quát của con người về những hiện tượng thẩm
mĩ được bộc lộ trong quan hệ thẩm mĩ giữa con người đối với tự nhiên và xã
hội. Cũng như mọi khoa học, mỹ học chỉ có thể tồn tại trên cơ sở một hệ
thống những phạm trù thẩm mĩ. Lịch sử mỹ học cũng chính là lịch sử loài
người đi xây dựng cho khoa mỹ học của mình một hệ thống các khái niệm,
phạm trù càng ngày càng phong phú, chặt chẽ, sâu sắc và khái quát. Ðó cũng
là sự biểu hiện của việc mỹ học càng ngày càng tiếp cận được với đối tượng
của mình.
Ðối với những người nghiên cứu và học tập mỹ học, hệ thống các khái
niệm, phạm trù của khoa học này vừa là công cụ để đào xới mảnh đất mỹ học,
vừa là phương tiện để tư duy, mà cũng lại vừa là mục đích ta cần vươn tới. Vì
rằng, nắm được các khái niệm thì cũng thực chất là nắm được mỹ học. Trong
số các phạm trù mỹ học, phạm trù rộng nhất là thẩm mĩ, trong nó bao gồm các
phạm trù phổ biến: cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài.
Là một trong những phạm trù cơ bản của khách thể thẩm mĩ, cái bi là
một hiện tượng thẩm mĩ đặc biệt. Cái bi là phạm trù mỹ học cơ bản chỉ sự thất
bại hay cái chết của cái đẹp trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với lực
lượng đối lập; là thắng lợi của lực lượng phản động, lạc hậu trước các lực
lượng cách mạng, tiến bộ; là những hy sinh, tổn thất mà phía cách mạng phải
gánh chịu trong cuộc đấu tranh với giai cấp lạc hậu.
Cái bi được đề cập đến một cách sâu sắc và có hệ thống lần đầu tiên

trong Nghệ thuật thơ cacủa Arixtot [1]. Ông cho rằng: Bi kịch là sự bắt
chước các hành động nghiêm túc và cao thượng, hành động này có một qui
mô nhất định. Bi kịch nhằm miêu tả những con người tốt nhất so với những
người trong thực tế. Vì bi kịch miêu tả những người tốt hơn mọi người nên ta
cần bắt chước những nghệ sĩ vẽ chân dung giỏi: khi vẽ người nào đó thì đồng
thời với việc làm cho các bức chân dung giống người được vẽ, họ còn vẽ
12


người đó trở thành người đẹp hơn thực, bi kịch làm trong sạch hóa những cảm
xúc tương tự qua cách khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp. Những ý kiến
trên của Arixtot có thể tóm gọn được những nét chung nhất về bản chất của
cái bi kịch chân chính.
Là một phạm trù thẩm mĩ cơ bản, cái bi được rất nhiều học giả quan
tâm. Gắn cái bi với nỗi buồn, với đau thương mất mát, các tác giả trong cuốn
giáo trình Lí luận văn học khẳng định: “Cái bi là sự mất mát, nhưng là sự mất
mát của lí tưởng, của cái cao cả, cái đẹp. Bởi vậy cái bi rất gần gũi với cái cao
cả”[44;160]. Cái bi vì thế còn được hiểu như là cái buồn đau, cảm thương,
mất mát do cái lí tưởng, cái cao cả phải đối mặt với những cái tiêu cực,
nghịch cảnh, oan khiên để giành lấy chân lí, chính nghĩa.
Theo Từ điển ngữ văn học: “Cái bi là phạm trù mĩ học phản ánh một
hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong
cuộc chiến tranh không ngang sức giữa cái thiên và cái ác, cái tiến bộ với các
phản động... trong điều kiện những cái sau này còn mạnh hơn cái trước. Đó là
sự trả giá tự nguyện cho những chiến thắng và sự bất tử về tinh thần bằng nỗi
đau và cái chết của nhân vật chính diện. Cái bi tạo một cảm xúc thẩm mĩ phức
hợp bao hàm cả nỗi đau xót và cái chết, song bản thân nỗi đau và cái chết
chưa phải là cái bi. Chúng chỉ trở thành cái bi khi hướng tới và khẳng định cái
bất tử về mặt tinh thần của con người”[22].
Trong Từ điển văn học các nhà nghiên cứu cho rằng:“Cái bi là một

phạm trù mĩ học cơ bản dùng để chỉ tính chất của cuộc đấu tranh không khoan
nhượng giữa cái mới và cái cũ, thường kết thúc bằng sự thất bại của nhân vật
tiên tiến nhưng vẫn biểu dương sức mạnh chiến thắng của cái mới trong tương
lai (...). Chỉ thuộc vào cái bi những sự hi sinh tổn thất có ý nghĩa xã hội, mang
tính quy luật trong sự phát triển của lịch sử... Cái bi được thể hiện đậm nét
trong thể loại văn học bi kịch, nhưng cũng có thể có ở trong nhiều loại hình
và loại thể văn học nghệ thuật khác. Nhưng dù ở đâu, việc thể hiện cái bi
không chỉ là việc trình bày sự thất bại của các anh hùng mà trước hết là sự
13


phân tích các nguyên nhân dẫn tới những hành động của họ, là sự miêu tả
hoàn cảnh hình thành bi kịch cùng sự phát triển ngày càng căng thẳng của
cuộc đấu tranh này”[22;101]
Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học nhận định: “Cái bi là
phạm trù mĩ học xác định giá trị thẩm mĩ của những xung đột không thể
giải quyết, được triển khai trong tiến trình hành động tự do của nhân vật,
kèm theo xung đột này là những đau khổ và sự tiêu vong của nhân vật hoặc
sự mất mát các giá trị đời sống của nó. Tính thảm họa của cái bi chủ yếu
được quy định bởi bản chất nội tại của cái bị diệt vong, bởi sự không phù
hợp của nó với trật tự hiện hữu”[3; 23]. Vì vậy, bi kịch được hiểu như là cái
nhìn mang nỗi thương đau, mang niềm xót xa, mang nỗi quan hoài thống thiết
về hiện thực, về con người... Cái buồn đau ấy được cất lên từ chính những
ngang trái, những oái oăm phạm vào cõi thiêng liêng của cái đẹp, cái
thiện.Nói đến cảm hứng bi kịch là nói đến nỗi buồn đau chứ không phải niềm
vui. Với bản chất là xung đột, cái bi được biểu hiện trong phạm trù nội dung
của tác phẩm văn học là chủ yếu. Thì cảm hứng bi kịch có một bình diện biểu
hiện rộng hơn – cả về mặt nội dung và nghệ thuật trong mối quan hệ tương
giao phức hợp của nó. Vì vậy, trong văn học nghệ thuật, cảm hứng bi kịch có
sự vận động và thay đổi về nội dung biểu hiện và hình thức của nó.

Cái bi gắn với nỗi buồn, nỗi đau thương mất mát, nhưng là “sự mất mát
của lý tưởng, của cái cao cả, cái đẹp. Bởi vật cái bi rất gần gũi với cái cao
cả[22;160]. Mặt khác, bàn về cái bi, Mác cho rằng: “Bản chất của cái bi là sự
xung đột”, đó là “xung đột giữa yêu cầu về mặt lịch sử với việc không có khả
năng thực hiện được yêu cầu đó trong thực tiễn” [34;495].Chính xung đột
trong đời sống là nguồn gốc của những xung đột được phản ánh trong nghệ
thuật và là nguyên nhân dẫn tới cái bi.
Trong giáo trình Lí luận văn học, tác giả Lê Lưu Oanh, cho rằng cái bi
có hai dạng: cái bi mang tính lịch sử và cái bi đời thường thuộc chủ yếu trong
14


nội dung tác phẩm văn học. Cái bi mang tính lịch sử đó là loại gắn liền với cái
cao cả (còn gọi là cái bi chân chính), thường được thể hiện trong thể loại bi
kịch. Bên cạnh cái bi lịch sử mang tính cao cả, còn có cái bi gắn với đời sống
hàng ngày, vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Đó là cái bi đời
thường. Hình thức cái bi này có khi không mang âm hưởng lạc quan, nhiều
khi nó dừng lại ở mức độ bi thương. Nhưng đó là cái bi phổ biến của thời đại
hiện nay [55, 54 - 57].
Vũ Minh Tâm trong Mĩ học Mác – Lênin, cho rằng: “Cái bi là một
trong những phạm trù cơ bản của mĩ học, phản ánh giá trị thẩm mĩ của con
người đấu tranh cho những mục đích, lí tưởng nhân đạo đã bị thất bại trước
các lực lượng đối lập” [61;79].
Như vậy, cái bi (cái bi kịch) là một phạm trù thẩm mĩ phản ánh một
hiện tượng có tính qui luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong
cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, cái
tiến bộ và lạc hậu, cách mạng và phản cách mạng... trong điều kiện những cái
sau còn mạnh hơn những cái trước. Ðó là sự trả giá tự nguyện cho chiến thắng
và bất tử về tinh thần bằng sự thất bại, nỗi đau và cái chết của những con
người tốt. Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mĩ phức hợp bao gồm nỗi đau xót,

sự tự hào lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp. Có thể nói đến nhiều cái bi khác nhau
trong đời sống.
1.1.2. Bản chất thẩm mĩ của bi kịch
Trong lịch sử nghiên cứu về cái bi kịch, có lẽ Arixtot là người đầu tiên
đề cập đến một cách sâu sắc và hệ thống trong tác phẩm Nghệ thuật thơ ca.
Sau Arixtot, cái bi được nhiều nhà lí luận, nhà mỹ học khác dụng tâm tìm
hiểu, nghiên cứu như Hêghen, Mác, Ăngghen, Lenin, Tsecnưepki.... Dù họ
tiếp cận cái bi và kiến giải nó từ nhiều góc độ khác nhau nhưng họ đều đồng ý
với nhau ở một điểm, đó là bản chất của cái bi là sự xung đột: xung đột giữa
15


cái đẹp – cái xấu, cái chính nghĩa – cái gian tà, ánh sáng – bóng tối, hiểu theo
khía cạnh khác là biểu hiện của cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, cái tiến
bộ với cái lạc hậu, cái thiện với cái ác. Nhưng không phải tất cả mọi xung đột
đều trở thanh cái bi. “Cái bi càng không phải là xung đột phổ biến đối với
toàn bộ lịch sử nhân loại, như Căng quan niệm”[44;159]. Cái bi nào cũng gắn
liền với nỗi bất hạnh, với cái chết cho nên Tsecnưepki, nhà mỹ học dân chủ
cách mạng Nga đã coi cái bi là sự buồn thương do chết chóc mang lại. Đối
với Tsecnưepki, cái chết là chân lý vĩnh cửu của cái bi. Cái bi gắn liền với nỗi
bất hạnh, với cái chết nhưng phải mang ý nghĩa thẩm mĩ.
Thứ nhất, cái bi thường gắn với sự thương xót, sự ảm đạm, sự thống
khổ, sự bất hạnh, các hình thức éo le trong cuộc sống. Vì thế nhiều người
đồng nhất cái bi với sự bi quan. Thực ra sự bi quan là một tình cảm chán nản,
tuyệt vọng, thiếu niềm tin về một cái gì đó trong cuộc sống. Chủ nghĩa bi
quan hoài nghi những giá trị chân chính của cuộc sống, nhưng cái bi lại phản
ánh sự ẩn dấu trong cái bản chất nỗi buồn thương, mất mát và bất hạnh với
một tinh thần khoa học và nhân văn.
Thứ hai, cái bi gắn với sự xung đột, cái khủng khiếp, sự thống khổ.
Người ta thương cảm với số phận bi đát, căm giận nguyên nhân tạo ra cái bi

kịch và tự ý thức, trách nhiệm trước những nỗi thống khổ đó. Nhưng không
phải nỗi thống khổ nào đều có ý nghĩa của cái bi. Sự đau đớn, sự thống khổ
của một tên đại bịp, của những kẻ tàn bạo trong lịch sử, hoặc sự mất trộm của
một tên địa chủ bóc lột cũng không hề mang ý nghĩa thẩm mỹ của cái bi.
Thứ ba, cái bi thường gắn liền với sự bất hạnh chết chóc. Tuy nhiên
không phải bất kỳ một cái bất hạnh và chết chóc nào cũng có ý nghĩa của cái
bi. Chỉ có những cái chết được hiểu như sự mất mát, tiêu vong, hy sinh có
tính chất tạm thời, nhưng được xã hội tôn vinh, ca ngợi, noi gương vì lý tưởng
cao đẹp mới là cái bi.

16


Từ việc điểm qua một số ý kiến trên, chúng tôi có thể khẳng định cái bi
(cái bi kịch) là một phạm trù thẩm mĩ cơ bản chỉ sự thất bại hay cái chết của
cái đẹp trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với lực lượng đối lập; là
thắng lợi của lực lượng phản động, lạc hậu trước các lực lượng cách mạng,
tiến bộ; là những hy sinh, tổn thất mà phía cách mạng phải gánh chịu trong
cuộc đấu tranh với giai cấp lạc hậu. Khi nói đến cảm hứng bi kịch trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là chúng tôi muốn khẳng định truyện ngắn của
nữ tác giả này thể hiện cái nhìn mang màu sắc bi kịch về đời sống, về số phận
con người. Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Ngọc Tư thường tập trung
đi vào khai thác những bi kịch của cuộc sống lam lũ nhọc nhằn, bi kịch về
tình yêu không trọn vẹn, bi kịch về gia đình tan vỡ và bi kịch về người nghệ sĩ
cô đơn. Bên cạnh đó, truyện ngắn của chị cũng thường sử dụng tình huống bi
kịch, ngôn ngữ, biểu tượng... mang màu sắc bi kịch. Chính cảm hứng bi kịch
này trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã tạo một sự ám ảnh trong lòng
người đọc.
1.1.3. Sơ lược về sự biểu hiện của cảm hứng bi kịch trong lịch sử văn
học

1.1.3.1 Cảm hứng bi kịch trong văn học dân gianvà văn học trung đại
Trong văn học dân gian Việt Nam, cảm hứng bi kịch cũng được thể
hiện khá rõ nét. Đọc ca dao, bên cạnh những giai điệu tươi vui, ta còn nghe
không ít những khúc nhạc buồn thương ai oán. Đó là nỗi lòng của những kiếp
người bất hạnh, những cảnh đời trắc trở, éo le. Bao nhiêu tâm sự, sầu đau,
buồn phiền không thể tỏ bày cùng ai, những người phụ nữ đã gửi trọn vào
những câu hát than thân. Trong ca dao, ta bắt gặp vô vàn những nỗi đau của
người phụ nữ như: bi kịch thân phận, bi kịch lỡ duyên và bi kịch hôn
nhân...Đấy là lời than về thân phận:“Thân em như cột đình chung/ Tay dơ
cũng quẹt, tay phung cũng chùi”. Hay đó là, bi kịch lỡ duyên, là nỗi đau bị
17


phụ tình: “Từ ngày tôi ở với anh/Cha mẹ đánh mắng anh tình phụ tôi /Có thịt
anh tình phụ xôi/Có cam phụ quýt, có người phụ ta/Có quán tình phụ cây
đa/Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn”. Đó còn là nỗi đau tình duyên bi ngăn
cấm: “Lửa nhen mới bén duyên trầm/Trách sao cha mẹ nỡ cầm duyên
con.”.Nhất là bi kịch hôn nhân, nỗi đau phải chịu kiếp chồng chung: “Thân
em làm lẽ vô duyên/ Mỗi ngày một trận đòn ghen tơi bời/Ai ơi ở vậy cho
rồi/Còn hơn làm lẽ, chồng người khổ ta.”...
Không chỉ được thể hiện trong ca dao mà cảm hứng bi kịch còn được
thể hiên trong truyện dân gian. Bi kịch được thể hiện đậm nét nhất trong
truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thủy. Đó là bi kịch nước mất nhà tan do sự chủ
quan của An Dương Vương, bi kịch tình yêu dẫn đến cái chết bi thương của
Mị Châu.Truyện Trầu cau nói lên tính bi kịch gia đình do hai an hem cùng
yêu một cô gái và vì do lòng ghen của người anh mà kết cục của ba người là
cả hai anh em và cô gái đều chết. Nhưng nhân dân với tinh thần nhân đạo,
mong ước một kết thúc có hậu hơn nên đã sử dụng yếu tố thần kì để tái sinh
cuộc sống của họ thành trầu cau và vôi. Rồi đến tác phẩm Trương Chi, Mỵ
Nương. Đó vừa là bi kịch tình yêu đồng thời còn là bi kịch tự ý thức của

chàng Trương Chi về thân phận người nghệ sĩ và cái đẹp. Từ khi gặp Mỵ
Nương, Trương Chi biết đời mình không còn nghĩa lý gì để tiếp tục sống. Sự
ám ảnh của cái đẹp hoàn mỹ đã thôi thúc người ta tự tra vấn và thức tỉnh giá
trị cuộc đời. Trương Chi không thể sống tiếp vì những mối dây nối chàng với
hiện thực đã đứt gãy trầm trọng, đã gần đến bên bờ huỷ diệt. Nói cách khác,
nhờ sự thấu đáo nghiệt ngã của mình, chàng phải chọn chọn lựa khước từ hiện
thực... Mỵ Nương trở thành biểu tượng cho cái đẹp tuyệt đối, nhưng chỉ thuộc
về phạm trù khát vọng thôi, nên mãi mãi mơ hồ xa vắng.
Sang văn học trung đại,cảm hứng bi kịch tiếp tục được các nhà văn
khai thác và thể hiện một cách rõ nét. Truyện Người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ là bi kịch do sự nhầm lẫn đáng tiếc của người chồng dẫn đến cái
18


chết thương tâm của người vợ hiền thục. Trong hàng loạt các tác phẩm của
Hồ Xuân Hương, ta bắt gặp đó là bi kịch của một người phụ nữ táo bạo đòi
tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, muốn thoát ra khỏi xiềng xích của lễ giáo phong
kiến, nhưng càng “dãy dụa”, Hồ Xuân Hương lại càng thấy cô đơn, bất lực.
Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là bi kịch của người phụ nữ phải chịu
nỗi cô đơn và tủi hờn khi chồng đi chinh chiến. Đặc biệt, số phận bi kịch
“sống đọa thác đầy” của người con gái trong trắng, tài hoa như Thúy Kiều
được thiên tài Nguyễn Du thể hiện một cách sâu sắc trong tác phẩm thơ lục
bát dài 3254 câu Đoạn trường tân thanh. Các thi nhân xưa với niềm cảm
thông sâu sắc của mình đã cất lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh
phúc cho người phụ nữ nói riêng và cho con người nói chung.
1.1.3.2 Cảm hứng bi kịch trong văn học giai đoạn 1900 – 1945
Tiếp nối nguồn cảm hứng bi kịch trong văn học trung đại, văn học giai
đoạn 1900 – 1945 đã để lại nhiều tác phẩm thể hiện sâu sắc bi kịch của đời
sống. Đó là bi kịch của tình yêu tan vỡ trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng
Ngọc Phách. Là là bi kịch của người nông dân như chị Dậu, phải bán con

nhưng vẫn không đủ tiền nộp sưu thuế (Tắt đèn - Ngô Tất Tố). Là bi kịch của
Chí Phèo - một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ, một con
người bị cự tuyệt quyền làm người. Đó còn là bi kịch của của người nông dân
bị thế lực cường quyền áp bức, lừa gạt, không có lối thoát của anh Pha (Bước
đường cùng - Nguyễn Công Hoan). Là bi kịch của Mịch - người phụ nữ nhà
quê bị địa chủ độc ác làm hại (Giông tố - Vũ Trọng Phụng). Đó còn là bi kịch
của Thuật, Nhỡ, Thông, Lộc (Lầm Than - Lan Khai), họ phải “vào cái chết để
giành lấy sự sống”.Bi kịch không chỉ đến với những người nông dân nghèo đói
lương thiện ấy mà trong xã hội kim tiền ấy, số phận những người người tri thức
cũng rơi vào bi kịch. Đó là bi kịch của Hộ (Đời Thừa - Nam Cao), bi kịch của
con người có ước mơ hoài bão nhưng đã bị cuộc sống cơm,áo, gạo, tiền ghì sát
đất. Đọc Sống mòn của Nam Cao, ta bắt gặp bi kịch của những người trí thức
19


sống lay lắt trong cuộc sống “đang mòn đi, đang mốc lên, đang ghỉ ra”. Đến
Mực mài nước mắt của Lan Khai, chúng ta thấy được cái bi của môt đời văn
nghèo khó, một cuộc sống bơ vơ, chua cay của nhà văn.
1.1.3.3. Bi tráng – sắc thái mới của cảm hứng bi kịch trong văn học
1945 – 1975
Văn học 1945- 1975 phát triển trong hoàn cảnh lịch sử hết sức đặc biệt,
đất nước phải trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp từ và chống Mĩ. Nhìn
chung,văn học giai đoạn này tập trung nhiều vào đề tài chiến tranh chống xâm
luợc. Văn học phản ánh kháng chiến và phục vụ kháng chiến nên thường phải
khai thác những nguồn tình cảm lớn: Yêu nước, căm thù giặc, tình đồng chí
và tình quân dân. Nguồn tình cảm đó là nguồn sức mạnh của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, là đối tượng thẩm mĩ của truyện,kí thời kì này. Nhà văn
Nguyễn Minh Châu đã khẳng định: Trong giai đoạn ấy “văn học cũng phải trở
thành chiến sĩ, văn học cũng phải đóng góp vào trận đấu sinh tử để giành giữ
nền độc lập của Tổ quốc bằng tiếng kèn xung trận của mình”. Và đất nước là

một bức tranh kì vĩ vượt lên trên mọi đau thương, mất mát để vươn tới ngày
mai tươi sáng được phản ánh trong hầu hết các tác phẩm. Hình ảnh con người
từ đó cũng hiện lên cao cả với tầm vóc vĩ đại, mang sứ mệnh thiêng liêng mà
lịch sử giao phó, kết tinh truyền thống yêu nước bất khuất ngàn đời của dân
tộc. Ý thức xả thân vì độc lập dân tộc đã tạo nên hàng vạn anh hùng, điểm tô
cho bản anh hùng ca hùng tráng của dân tộc. Chính vì vậy, những tác phẩm ra
đời trong giai đoạn này thường né tránh cái bi, cái chết, cái mất mát đau
thương. Tiêu biểu như Nguyễn Quang Sáng với Chiếc lược ngà, Nguyễn Thi
với Người mẹ cầm súng, Nguyễn Minh Châu với Dấu chân người lính, Phan
Tứ với Mẫn và tôi, Nguyên Ngọc với Đất nước đứng lên... Những trang văn
của họ lúc nào cũng đầy ắp chất hào sảng, trang nghiêm đậm chất sử thi nhằm
phản ánh hiện thực chiến tranh khốc liệt của nhân dân ta. Trong cuốn Văn học
Việt Nam 1945 – 1975, Nguyễn Đăng Mạnh nói: “Chiến tranh là một hoạt
20


động đặc biệt khẩn trương, dứt khoát và quyết liệt, đầy hi sinh. Nó luôn cần
đến hình thức động viên, tuyên truyền trực tiếp, mau lẹ, rõ ràng. Trong chiến
tranh con người trước hết là con người công dân, con người chính trị, mọi vấn
đề cá nhân đời tư phải lùi xuống hàng thứ yếu, thậm chí phải xoá bỏ đi trước
yêu cầu chung của đất nước của cách mạng. Cá nhân chủ yếu sống với cộng
đồng giai cấp, dân tộc, đối diện với kể thù chung, ít có điều kiện với bản
thân...Quan hệ cha con,anh em,vợ chồng, tình bạn, tình yêu,...đều chỉ là
những sắc thái khác nhau của tình đất nước, tình bạn chiến đấu. Nguời phụ nữ
trước hết không phải là người vợ, người mẹ mà là người chiến sĩ – “Người mẹ
cầm súng”... Dù muốn hay không, con người luôn luôn là những phần tử tham
gia vào lịch sử và sống trong không khí của sự kiện lịch sử trọng đại” [42;24].
Có thể khẳng định, văn học thời kỳ này thường nghiêng về ca ngợi, biểu
dương, chiến thắng, hoan ca…ít hoặc thường không viết về đau thương, mất
mát. Nếu có viết về sự mát mát, hy sinh các tác phẩm văn học vẫn chịu sự chi

phối nghiêm ngặt của tinh thần sử thi. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn
Nhất. Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng.Và Anh chết
trong khi đang đứng bắn. Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng (Dáng đứng
Việt Nam - Lê Anh Xuân). Đó còn là hình ảnh Mùi (Dòng sông phẳng lặng)
ngẩng cao đầu hứng loạt đạn điên cuồng của Rôbớt Lin, là tư thế đường
hoàng bình thản và rất đỗi kiên cường của anh Trỗi (Sống như Anh)… khi đối
mặt với cái chết trên pháp trường đã làm nên những hình tượng bi tráng trong
văn học ba mươi năm chiến tranh. Đó còn là hình ảnh đôi tay đẹp đẽ của chị
Sứ (Hòn đất) bị trói ngoặt lên cao, là khi đồng đội nhận được tin chị hi sinh
và họ cảm thấy “tim mình như bị những móng sắc vô hình quào cấu”.
Tóm lại, nền văn học giai đoạn 1945 – 1975 là một nền văn học chủ
yếu mang cảm hứng sử thi. Giữa lúc chiến tranh ác liệt, những vấn đề riêng tư
của mỗi cá nhân tạm thời được gác lại để văn học tập trung phản ánh những
vấn đề mang tính dân tộc, cộng đồng lớn lao. Âm hưởng sử thi hào hùng lại

21


trở về với văn học. Cái bi được nhắc đến trong tác phẩm mang âm hưởng sử
thi nên gắn kết với cái tráng để trở thành cái bi tráng.
1.1.3.4. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của cảm hứng bi kịch trong văn hoc
giai đoạn sau 1975.
Sau 1975,đất nước hoàn toàn độc lập mở ra một chặng đường mới
trong lịch sử dân tộc. Văn học cũng bước sang một chặng phát triển mới và
cảm hứng bi kịch cũng trở thành một trong những nguồn cảm hứng quan
trọng của văn học giai đoạn này.
Xã hội Việt Nam sau 1975 có nhiều biến đổi. Sự thay đổi các mặt đời
sống xã hội tất yếu dẫn đến sự thay đổi hệ thống gia trị của đời sống. Trên
thực tế bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam từ sau 1975 cho đến những năm
đầu thế kỉ XXI, sự đổi thay là hệ quả của sự vận động tất yếu trên nhiều

phương diện: Đó là từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, hệ giá trị đời sống
tất yếu đổi thay.
Trong chiến tranh có quy luật khắc nghiệt của chiến tranh. Trong hoà
bình có quy luật khắc khắc nghiệt của hoà bình. Trong chiến tranh, các giá trị
truyền thống thuần tuý kết tinh trong ý chí cộng đồng, sức mạnh tập thể, giai
cấp, lí tưởng... và trở thành hạt nhân quy định mọi chuẩn mực giá trị của đời
sống, con người chủ yếu tìm thấy giá trị của mình trong giá trị xã hội. Con
người còn có nhu cầu cân bằng giữa giá trị xã hội với giá trị tự nhiên, giữa lí
tưởng với yếu tố thông thường, riêng tư. Giá trị đời sống đã trở nên hết sức đa
dạng khi nhu cầu về sự sống cá nhân nổi lên trong tương quan với vận mệnh
cộng đồng. Trong hoà bình, bên cạnh những giá trị đó còn có giá trị sống của
cá nhân, cá thể... Theo đó, hạnh phúc cá nhân, nhu cầu vật chất, quyền được
phát triển tự do, được khẳng định tài năng, nhân cách cá nhân... Trở thành
những yếu tố quan trọng trong hệ giá trị đời sống.
Từ kinh tế tập trung, bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường, hệ giá trị
của đời sống thay đổi. Kinh tế thị trường, với quy luật vận hành của nó đã
22


tác động đến toàn bộ đời sống xã hội cả mặt tích cực và tiêu cực, khiến
người ta phải quan tâm đến những nhu cầu, thi hiếu thẩm mĩ khác nhau
của con người. Tiền bạc bắt đầu len lỏi vào mọi ngõ ngách cuộc sống mỗi
cá nhân, gia đình, xã hội tạo nên tính thực dụng trong mỗi con người
trong quan niệm về gía trị đời sống. Và xã hội bắt đầu có sự phân hoá
mạnh mẽ giữa nông thôn và thành thị đây cũng là xu thế tất yếu trong cơ
chế thị trường toàn cầu hoá thương mại.
Thứ nữa, đó là từ quan hệ hầu như chỉ khép kín trong hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa đến chủ trương mở của, hội nhập toàn diện, tất yếu nảy
sinh nhu cầu thay đổi hệ thống giá trị đời sống. Với đường lối kinh tế - xã hội
mới, đường lối ngoại giao đúng đắn con người Việt Nam bắt đầu có sụ hội

nhập toàn diện không chỉ đối với các nước Đông Âu mà còn đối với các nước
Tây Âu hiện đại. Từ đó hình thành nên giá trị đời sống mới,con người có cơ
hội mở mang tầm hiểu biết trên mọi lĩnh vực, làm mới những trào lưu tư
tưởng, ý thức cá nhân xã hội dần dần được nâng cao hơn... ngày càng thoát
khỏi ý thức giáo điều, lạc hậu để bồi đắp tiềm thức văn hoá, giá trị bản sắc
văn hoá dân tộc hoà nhập chứ không hoà tan.
Tóm lại, bối cảnh lịch sử - xã hội mới từ sau 1975, nhất là từ những năm
của thập niên những năm 80 của thế kỉ XXI đã tất yếu tạo ra sự thay đổi hệ
thống giá trị đời sống. Một hệ giá trị toàn diện, đa dạng đáp ứng nhu cầu nhiều
mặt của đời sống con người, phù hợp với sự phát triển hiện đại của xã hội Việt
Nam và tiếp tục được sinh thành. Đây là tiền đề thiết yếu tạo sự thay đổi hệ
thống giá trị đời sống xã hội, từ sự thay đổi hệ thống giá trị đời sống xã hội dẫn
đến sư thay đổi và trỗi dậy mạnh mẽ của hệ thống giá trị mới của văn học.
Với phương châm: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhìn rõ sự
thật” của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đưa ra , văn học có bước chuyển
mình với nhiều đổi mới trong quan niệm về hiện thực, về con người, về cảm
hứng sáng tạo... Nguyễn Văn Long trong bài Về cách tiếp cận để đánh giá
văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám khái quát: “Từ sau tháng 4 –
23


1975, nhất là từ giữa thập kỉ 80 trở lại đây, những biến đổi to lớn của đời sống
xã hội đã đưa đến sự thay đổi các thang chuẩn quan trọng khi nhìn nhận các
giá trị của cuộc sống và của cả văn học nghệ thuật.”, “Con người được mô tả
trong tất cả tính đa dạng, đa chiều của nó đã tạo thành nét chính trong sự định
hướng về giá trị văn học của công chúng hôm nay. Nói khác đi, tinh thần dân
chủ và cảm hứng nhân bản là những đặc điểm nổi bật của văn học thời kì đổi
mới”[39; 22]. Và không khí đổi mới dân chủ như một làn sóng bắt đầu tác
động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Trong điều kiện mới đó, Nguyễn Minh
Châu kêu gọi: “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ”[5].

Nhà văn Lê Lựu trả lời phỏng vấn báo Quân đội nhân dân ngày 24/4/1988
cũng lên tiếng “ Không thể viết như trước nữa”. Giới văn nghệ sĩ bắt đầu
được “cởi trói”, tự do sáng tác. Họ bắt đầu đóng góp tiếng nói của mình vào
công cuộc đổi mới đất nước nói chung, đổi mới nền văn học nói riêng và một
tư duy văn học mới đang bắt đầu được hình thành trên nhiều phương diện
như: Con người, thể tài, chủ đề, ngôn ngữ, giọng điệu, cảm hứng... Nếu như
trước kia cảm hứng chủ yếu tập trung vào những vấn đề chính trị, sự kiện lịch
sử, số phận cá nhân gắn với số phận cộng đồng dân tộc thì nay ngòi bút của
họ lại dần dần bị phủ kín bởi cảm hứng đạo đức, đời tư, thế sự. Cùng với việc
nhận thức lại một “thời xa vắng”, là việc nhìn thẳng vào những mất mát do
chiến tranh gây ra. Người lính vào vai nhân vật “tôi” kể chuyện, bộc bạch nỗi
niềm, dấu ấn chiến tranh hằn sâu trong mỗi số phận, mỗi cuộc đời, mỗi người
mỗi khác. Cảm hứng ngợi ca được thay bằng giọng nói tâm tình, đối thoại,
ngẫm ngợi… Cảm hứng bi kịch xuất hiện ngày càng đậm đặc. Hàng loạt tác
phẩm tập trung nói về số phận bi kịch của người trở về gây được tiếng vang
trong lòng độc giả như: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Người sót lại của
rừng cười của Võ Thị Hảo, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp… Cảm hứng
bi kịch càng đau đớn, xót xa hơn khi các tác giả viết về hạnh phúc, tình yêu.
Trong chiến tranh, người phụ nữ đã hi sinh quãng đời đẹp nhất của mình, bom
đạn và sự tàn phá của thời gian đã tước đoạt tiếp cơ hội làm vợ, làm mẹ của họ.
24


Sau hòa bình, họ chỉ còn lại hình hài đầy thương tích cùng những chuỗi ngày
buồn đầy xót xa, trăn trở: Hai người đàn bà xóm Trại của Xuân Thiều, Cát
trọc đầu của Nguyễn Quang Vinh…
Văn học là một hình thái phản ánh thẩm mĩ, đồng thời sáng tạo ra giá
trị thẩm mĩ. Đổi mới văn học trước hết đổi mới tình cảm thẩm mĩ. Mỗi thời kì
lịch sử - xã hội,văn học đều có những giá trị thẩm mĩ riêng. Một trong những
giá trị thẩm mĩ trở lại trong văn học sau 1975 đó là cái bi. Sự trỗi dậy mạnh

mẽ của cảm hứng bi kịch trong văn học sau 1975 có nhiều nguyên nhân.
Trước tiên là do sự đổi mới của văn học gắn với vấn đề dân chủ hoá trên tinh
thần nhìn thẳng vào sự thật. Thứ hai, chiến tranh đã lùi vào quá khứ, con
người phải đối mặt với những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống thường nhật đầy
rẫy những mâu thuẫn, những cảnh trớ trêu mà con người vấp phải khiến họ bị
hụt hẫng, bị sốc, bị khủng hoảng niềm tin nên rất dễ rơi vào bi kịch. Cũng
chính hiện thực đó đã khơi nguồn cảm hứng bi kịch ở các nhà văn và họ khai
thác triệt để những điều đó. Và cảm xúc của người nghệ sĩ luôn tinh tế, nhạy
cảm với nỗi đau, sự bất hạnh của con người mà từ đó dấy lên trong minh một
niềm xót xa, cay đắng, một tình yêu thương đồng loại nên muốn giải bày, chia
sẻ mà viết nên những trang văn thấm đượm cảm thương trước những bi kịch
của cuộc đời.
Quá trình vận động và phát triển cảm hứng bi kịch trong văn học phản
ánh đúng quy luật phát triển của lịch sử - xã hội nói chung và văn học nói
riêng. Ở mỗi thời điểm, cảm hứng bi kịch thể hiện ở múc độ khác nhau tuỳ
thuộc vào hoàn cảnh đất nước, thời đại.Có thời kỳ cảm hứng bi kịch được
khơi nguồn mạnh mẽ, có thời kỳ cảm hứng bi kịch lắng xuống. Nhưng dù
lắng xuống hay mạnh mẽ thì cảm hứng bi kịch vẫn luôn là “mạch nguồn”
xuyên suốt trong văn học viết Việt Nam từ xưa đến nay.
1.2. Khái quát về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong hành trình
truyện ngắn Việt Nam đương đại.
25


×