Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cảm nghĩ về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.94 KB, 3 trang )

Cảm nghĩ về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Bài làm

Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm của nhà văn bậc thầy người mĩ, nhà văn O. Hen-ri,
người đã được hội nghệ thuật và khoa học ở mĩ lấy tên đặt cho giải thưởng truyện
ngắn hàng năm.
Chiếc lá cuối cùng là "bức thông điệp màu xanh" tác giả gửi đến người đọc, ca
ngợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy thương yêu con người,
hây biết hi sinh vì sự sông của con người. Xiu và Bơ-men là hai họa sĩ nghèo khác
nhau về tuổi tác nhưng lại có chung mối lo lắng: làm sao cứu sống Giôn-xi khỏi
bàn tay lạnh giá của thần chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức
mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... Nuôi bạn và chữa bệnh
cho bạn. Cô chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo, nâu súp tới việc dỗ
dành bạn ăn. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, gian nan, hoạn nạn bao giò'
cũng có nhau. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thế cứu được Giôn-xi. Bị viêm phổi
nặng nhưng nguy nhất là tâm trạng tuyệt vọng của giôn-xi. Cô tin rằng mình
không thế sống được khi chiêc lá cuối cùng của cây thường xuân bên kia cửa số
rụng xuống.
Chữa bệnh viêm phối, y học có thể làm được nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng,
bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, bác bơmen đã nhận ra chìa khóa mở cánh cửa đưa giôn-xi trở về với cuộc sống. Bằng tài


năng, bác đã vẽ nên bức tranh kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuối
cùng để mang lại cho giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người, xiu
và bơ-men là hình ảnh tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình thương yêu
con người.
Thông qua bức vẽ cuối cùng, gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của bơ-men, tác
giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật. Suốt bốn mươi
năm lao động nghệ thật, bác bơ-men luôn thất bại, chưa bao giò' ngòi bút của bác
chạm tới tà áo của nữ thần nghệ thuật. Tấm vải chờ đợi bức vẽ kiệt tác của bác từ


hai mươi lăm năm nay vẫn trống trơn ỏ' góc buồng. Nhưng đến khi không định
làm nghệ thuật, nhưng vì mục đích giành lại sự sống cho một người, bác đã hoàn
thành bức tranh kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khắc nghiệt: đêm đông, gió
lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác
phẩm của bác tuy chỉ là một chiếc lá thường xuânbình thường nhưng lại trở nên
bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người (cô xiu) và biết đâu, nó là
sự sống của một tài năng.
Cốt truyện của chiếc lá cuối cùng đơn giản. Câu chuyện sống được với thời gian
không chỉ vì ý nghĩa nhân bản sâu sắc của nó mà còn vì ngòi bút dựng truyện,
khắc họa nhân vật đầy tài năng của tác giả. Về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành
công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn
người đọc. Lần thứ nhất là khi giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi
ý chí, phó mặc cho thần chết đưa lưỡi hái cắt đứt đời mình. Cô đã tâm niệm một ý
nghĩ tuyệt vọng: "trên cây thường xuân, khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì em
cũng ra đi thôi. Em biết điều đó đã ba ngày nay rồi". Ba lần liền cô nhắc lại suy
nghĩ này. Nghe lời khuyên của xiu, giôn-xi trả lời "em đợi mãi ngán lắm rồi, em
nghĩ mãi mệt lắm rồi. Em muốn buông trôi hết thảy và dong buồm xuôi dòng như
một trong những chiếc lá mệt mỏi và tội nghiệp kia". Người đọc cảm thấy nghẹt


thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn chút hi vọng
nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng lại không rụng. Nó còn
đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Giôn-xi lấy lại được lòng tin yêu vào cuộc
sống. Cô bình phục dần.
Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi giôn-xi bình phục, ở đoạn trên, ông
già bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu
tranh giành sự sống trong giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy lời kể
chuyện của xiu làm cho cả giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng.
Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình
thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất

ngờ này đưa bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của
truyện.
Đọc truyện, em thấy cảm phục tình bạn của xiu với giôn-xi của bác bơ-men. Em
đâu ngờ đằng sau vẻ khắc khổ, thói nát rượu, bơ-men lại có tấm lòng thương yêu
con người mãnh liệt đến như vậy. Bác đã tìm ra phương thuốc thần diệu để thắp
lên trong lòng giôn-xi ngọn lửa yêu đời quyết giành lại cuộc sống với tử thần. Bác
đã chết nhưng em thấy bác như còn đang sống. Đó là một vị thánh thần khoác bên
ngoài dáng vẻ khắc khổ. Gấp trang sách lại, em mãi mãi nhớ tới bức thông điệp
màu xanh kêu gọi sự thương yêu giữa con người với con người, kêu gọi nghệ
thuật hướng về con người.



×