Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Cảm nghĩ về bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.61 KB, 5 trang )

Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Bài làm

[...]
Người đọc bắt đầu biết đến Tế Hanh từ bài thơ quê hương in trong tập nghẹn ngào
năm 1939. Trong 14 tập thơ đã xuất bản của Tế Hanh, kể từ khi ông bước chân
vào làng thơ đến nay, không tập nào thiếu vắng những bài thơ viết về quê cũ. Quê
hương đã trở thành một hệ thống hình tượng “ám ảnh” suốt đời thơ Tế Hanh.
Thuở hồn nhiên cắp sách đến trường, quê hương trong mát cậu học trò nghịch
ngợm là những “con đường nhỏ chạy lang thang, kéo nỗi buồn không dạo khắp
làng” (lời con đường quê), là “con sông xanh biếc, nước gương trong soi tóc
những hàng tre” {nhớ con sông quê hương).Khi đã trưởng thành “cầm súng xa
nhà đi kháng chiến”, tâm hồn nhà thơ vẫn trở về. Quấn quýt với con sông quê,
mảnh vườn xưa, cái giếng đầu làng. Xa quê từ năm 15 tuổi, mấy chục năm sau Tế
Hanh vẫn xốn xang khi nghe một điệu bài chòi {điệu què hương) trên sóng phát
thanh. Tình yêu quê hương đã trở thành niềm thao thức khôn nguôi khiến nhà thơ
nhìn thấy mặt quê hương hiến hiện trên gương, mặt người yêu dấu... Có thế nói,
quê hương là điểm khởi đầu sự nghiệp sáng tác của Tế Hanh và là nguồn đề tài
không bao giờ vơi cạn của nhà thơ xứ quảng.
Ngay từ bài thơ đầu tiên viết về quê hương, người đọc đã có cảm tình với một
giọng thơ chân thành, rủ rỉ. Chàng thanh niên miền biển
Kể về làng quê của mình bằng những lời mộc mạc:
Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.


Sau câu mở đầu giản dị, cảm hứng như đã được khơi nguồn, thi sĩ bắt đầu say sưa
mô tả cảnh đẹp của quê hương:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuân mã phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường
giang.


Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Dòng thơ cứ nhẹ nhàng tuôn chảy, hình ảnh như tự nó thi nhau kéo đến, đẩy câu
thơ đi liền một mạch theo dòng cảm xúc dào dạt của nhà thơ. Ngọn bút của thi
nhân chỉ điểm phớt qua vài nét mà cảnh vật như bừng sáng: “trời trong, gió nhẹ,
sớm mai hồng”. Một ngày mới ở làng thường bắt đầu bằng vẻ tươi mát của thiên
nhiên và tâm trạng hào hứng của người lao động. Chiếc thuyền “băng” ra biển
trong tư thê của một “con tuấn mã”, khi những “trai tráng” vạm vỡ, đầy sinh lực
khua những nhịp chèo hối hả, mê say: “phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường
giang”. Thuyền lướt ra khơi, cánh buồm được kéo lên từ từ rồi bất chợt căng
phồng vì no gió... Những hình ảnh so sánh đẹp và gợi cảm đi vào bài thơ một cách
tự nhiên, dung dị, như không cần một cố gắng kĩ thuật nào. Dưới ngòi bút nhà thơ,
cảnh sớm mai ở làng chài hiện lên đầy vẻ rạng rỡ, tinh khôi và điểm sáng huy
hoàng nhất ở đây là hình ảnh:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Biết bao thi tứ đã nảy sinh từ cánh buồm kiêu hãnh và thơ mộng. Lec-môn-tôp
(nhà thơ nga) có bài thơ trữ tình nổi tiếng về một cánh buồm khao khát đời giông
tố:
Thấp thoáng xa xa một cánh buồm chập chờn trên biển cả mù sương buồm kiếm
tìm chi nơi đất lạ?
Giã từ chi đó chốn què hương?
(thuý toàn dịch)


Thơ nguyễn bính cũng có một cánh buồm đau đáu nhó' nhung:
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm....
Sau này, hoàng trung thông còn mượn hình tượng những cánh buồm để trò chuyện
với con mình... Có bao nhiêu cánh buồm trong thơ ca là có bấy nhiêu cách cảm
nghĩ khác nhau về hình tượng đó. Đối với Tế Hanh, cánh buồm như một biểu
tượng của làng quê. Cánh buồm mỏng manh như “mảnh hồn làng” nhưng nó mở

rộng “bao la” như tâm hồn rộng mở của quê hương, nó vươn lên, dấn thân và che
chở... Từ một “cánh buồm” hết sức cụ thể đem so với “mảnh hồn làng” vô cùng
trừu tượng, nhà thơ đã mở ra một khoảng trời thênh thang cho những liên tưởng
của người đọc: cánh buồm, hay mảnh hồn làng, là sự che chở cho thuyền nhỏ bé,
là sức mạnh (góp gió) đẩy thuyền đi xa, là phương tiện để chèo lái con thuyền...
Người dân chài ra khơi như mang đi một phần máu thịt quê hương, cánh buồm
gắn với con thuyền như “hồn vía” làng quê chỏ' che, neo giữ họ... Kẻ xa quê lâu
ngày, thoáng thấy cánh buồm tưởng như bắt gặp hình bóng của miền quê yêu
dấu... Tế Hanh, với trái tim mẫn cảm của một nhà thơ, đã thấy ở cánh buồm tâm
hồn lộng gió của quê hương mình.
Tình cảm gắn bó với làng quê khiến nhà thơ cảm nhận được sâu sắc niềm vui đơn
sơ, hồn hậu của những người dân chài khi thuyền cá trở về: ngày hôm sau ồn ào
trên bến đỗ cả dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Cuộc sông khắc nghiệt, luôn phải đương đầu với muôn nỗi hiểm nguy buộc những
người dân ở đây gắn kết thành một cộng đồng chặt chẽ. Họ hợp lực với nhau
trong những chuyến đi biển và chia sẻ cùng nhau mọi nỗi vui buồn. Mỗi lần
thuyền ra khơi đánh cá, cả người ở nhà lẫn người ra đi đều cầu trời khấn phật dể


được bình an. Vì thế, mỗi một khoang cá nặng chở về là niềm vui, là hạnh phúc
của mọi nhà: “khắp dân làng tấp nập đón ghe về”. Hơn ai hết, người dân chài thấu
hiểu: đằng sau những mẻ cá “tươi ngon” là bao nỗi vất vả gian nan, bao hiểm
nguy mà người thân của họ đã trải qua. Nhà thơ thay họ xúc động thốt lên:
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Người đọc bỗng cảm thấy một niềm hạnh phúc rưng rưng lan loả trong dòng thơ
rất đỗi bình thường:
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Giọng thơ đang náo nức, sôi nổi ở đoạn đầu, đến đây bắt đầu lắng xuống, nhịp thơ

đi chậm lại. Ngòi bút nhà thơ chuyển sang đặc tả chân dung người đánh cá và con
thuyền về bến:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Đây là khổ thơ đẹp nhất, gợi cảm nhất của bài thơ, giống như một tác phẩm điêu
khắc bằng thơ. Nếu như ỏ' phần trên Tế Hanh thiên về mô tả cảnh đẹp nhìn thấy
thì ỏ' đây, nhà thơ lại nghiêng về khai thác những vẻ đẹp cảm thấy. Hình tượng
thơ, vì thế, như có chiều sâu hơn. Với “làn da ngăm rám nắng” người dân chài làm
ta liên tưởng đến bức tượng đồng vạm vỡ. Hình ảnh đẹp như tượng nhưng ấm
nồng sự sống, bởi: “cả thân hình nồng thỏ' vị xa xăm”. Nhà thơ đã thi vị hóa một
hiện tượng bình thường trong đời thực - nước biển mặn ngấm vào da thịt người
dân chài tạo thành mùi vị riêng trên cơ thế họ - đế gợi nên một hình ảnh vô cùng
lãng mạn: chàng đánh cá sau chuyến phiêu du trên biển, lúc trở về còn mang theo
hương vị nồng nàn của những vùng biển lạ. Và con thuyền, được hình dung như
một cơ thể sống động, cũng mỏi mệt “nằm” im trên bến, lặng lẽ cảm nhận vị mặn
mòi của biển ngấm vào cơ thể:


Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ....
Trong câu thơ nhân hóa con thuyền, nhà thơ đã phôi hợp tài tình hai hiện tượng:
nước biển mận ngấm sâu vào vỏ gỗ của con thuyền ngâm nước lâu ngày, tiếng tí
tách rạn nứt của lòng thuyền ngấm mặn khi phơi mình trên bò' cát... Cả người và
thuyền, hai hình tượng đều đẹp đên say lòng trong trạng thái nghỉ ngơi thư giãn.
Bao nhiêu tài hoa của nhà thơ như đã dồn tụ ở bốn câu tho' đặc sắc này. Nếu bài
thơ kêt thúc ỏ' đây, có lẽ sức gợi cũng chẳng kém gì khi có thêm khổ cuối: nay xa
cách lòng tôi luôn tưởng nhớ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
Đoạn kết bài thơ chỉ muôn tổng hợp lại những nỗi nhớ cụ thế của chàng trai. Có lẽ

thơ không nên nói đến tận cùng, nói đủ đầy như thế chăng?
Nhưng, đối với Tế Hanh, sự hồn nhiên, chân thành trong tình cảm bao giờ cũng
lấn át những dụng công kĩ thuật của nghề thơ. Bất chấp thời gian và sự biến đối
của lòng người, cảm xúc về quê hương vẫn là nguồn mạch dâng trào trong trái tim
thi sĩ, đế mỗi lần thấy biển, nhà thơ lại xôn xang:
Biển xao động nôn nao chiều con nước lòng như thuyền chờ đợi buổi ra khơi...



×