Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.2 KB, 5 trang )

Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn thơ:
… Buồn trông cửa bề chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Bài làm
“Truyện Kiều” là một trong những đỉnh cao chói ngời của nền văn học Việt
Nam. Trong đó có nhiều đoạn thơ hay miêu tả nỗi cô đơn của Kiều. Nhưng có lẽ
không đoạn trích nào lại khắc họa rõ nét tâm trạng bi đát, bế tắc của nàng như trích
đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.Một trong những thành công nhất trong việc khắc
họa nhân vật của đại thi hào Nguyễn Du là:
… Buồn trông cửa bề chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi…

1


Đây là 8 câu cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của đại thi hào
Nguyễn Du. Đoạn trích là bức tranh tâm cảnh nhiều bề, đồng thời là nỗi âu lo của
Kiều về một tương mờ mịt, héo úa, tàn phai.
Điệp ngữ liên hoàn “buồn trông” được lặp lại bốn lầ trong tám câu thơ như


những đợt sóng lòng trùng trùng, điệp điệp càng khiến nỗi lòng người thiếu nữ
thêm dằng dặc, mênh mông. Kết hợp với cái nhìn từ xa đến gần như dần thu hẹp
vào nội cảm con người. Để rồi đến cuối đoạn, tâm trạng cô đơn, thương nhớ, cảm
giác đau đớn trào dâng. “Buồn trông” là buồn mà nhìn ra xa, cũng là buồn mà
trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại. Nhưng đó chỉ là
những trông ngóng trong vô vọng. Trong tám câu thơ, tác giả cũng khéo léo kết
hợp, tinh tế trong cách sử dụng hàng loạt những từ láy giàu tính biểu cảm cao như:
thấp thoáng, man mác, xa xa, rầu rầu, xanh xanh… Tất cả đều thể hiện một tâm
trạng, một cuộc đời héo úa, tàn phai
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Hai câu thơ đã cho người đọc thấy rõ nỗi buồn tủi, “thân cô tứ cô” của Kiều
khi phải ở một mình trong chốn lầu xanh cao ngất trời. Chuỗi ngày buồn tẻ ấy luôn
khiến Kiều ở trong trạng thái ngóng trông. Nhìn ra xa, nàng chỉ thấy “thuyền ai
thấp thoáng” trong trạng thái mơ hồ, không rõ ràng. Cánh buồm như mang theo
những ước mơ, hi vọng của Kiều ngày càng đi xa. Người thiếu nữ “tài sắc vẹn
toàn” luôn mong ngóng một phép màu xảy đến, một người để dốc bầu tâm sự,
quên đi những buồn tủi đang dâng cao trong lòng nàng. Trong đó cũng ẩn chứa
tình yêu quâ hương, nỗi nhớ cha mẹ, dằn vặt vì không làm tròn chữ hiếu và tình
yêu gửi trọn nơi chàng Kim của Kiều.
Hết nhớ thương cha mẹ, quê hương, cố nhân, Kiều lại trở về hiện tại với nỗi
đau cho thân phận của chính mình. Nỗi lo tương lai không biết sẽ trôi dạt vào đâu:
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Hai câu thơ đã mở ra trước mắt người đọc một tâm trạng mới của Kiều.
“Ngọn nước mới sa” có thể hiểu là thân phận nàng giờ này đã sa vào chốn lầu
2


xanh, trở thành công cụ kiếm tiền, mua vui cho kẻ khác. Nhìn ra dòng nước từ cửa

sông chảy ra biển, chỉ thấy sóng xô đẩy những cánh hoa phiêu dạt, không biết đi về
đâu. Có lẽ hình ảnh hoa trôi chỉ là hình ảnh tưởng tượng của Thúy Kiều về số phận
của mình. Cụm tự láy “man mác” là cách mà tác giả dùng để diễn tả nỗi buồn man
mác mà Kiều phải chịu đựng chốn lầu xanh. Nếu chú ý quan sát và cảm nhận từng
từ, từng chữ, ta mới thấy nghệ thuật dùng từ của Nguyễn Du thật độc đáo. Kiều
ngồi trên cao như vậy sao có thể nhìn thấy “hoa trôi man mác”? Đọc cả câu ta mới
thấy toát lên tâm trạng lo lắng, không biết rồi sẽ về đâu. Cũng như những bông hoa
nhỏ bé kia, con người lạc lõng nơi đất khách quê người, không còn đủ sức để phản
kháng, mặc cho dòng đời xô đẩy.
Hai câu thơ sau lại là sự chuyển ý khéo léo để mở ra một tâm trạng mới:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Ánh mắt Kiều cứ nhìn vô định ra xa mãi, kéo dài về phía bãi cỏ phía cuối
chân trời. Cảnh trước mắt như thấm đẫm tâm trạng con người, héo úa, mờ mịt.
Không còn những ngày tháng tự do, không còn là người thiếu nữ trong sáng, hồn
nhiên. Lúc này trong Kiều chỉ còn những ám ảnh về ngày tháng đã qua, những lo
toan về tương lai. Tâm trạng ấy được khắc họa thật tinh tế qua từ láy “rầu rầu” giàu
tính gợi tả. Từ xa nhìn lại, khung cảnh như mờ mịt, nối liền từ mặt đất tới chân
mây một màu xanh ảm đạm.
Hai câu thơ cuối như một dự báo mới về những ngày tháng sắp tới:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Đầu tiên, đọc hai câu thơ lên chắc sẽ có không ít người tự đặt câu hỏi không
biết mặt duềnh là gì. Và không thể hiểu dụng ý của tác giả ẩn chứ trong đó.
“Duềnh” là chố ăn sâu vào đất liền tạo thành vũng, vịnh. “Gió cuốn mặt duềnh”
làm cho sóng vỗ rào rạt, gây nên những âm thanh dữ dội. Qua đó, người đọc mới
thấy hết được cái tài, sự hiểu biết sâu rộng của Nguyễn Du về từ ngữ cũng như
cách dung từ của các địa phương. Và chính điều đó đã góp phần tạo nên thành
công của tác phẩm, tạo nên một “truyện Kiều” trương tồn cùng thời gian, sống mãi
3



trong lòng người đọc. Nếu như sáu câu trước chỉ là sự lo lắng mơ hồ, những dự
cảm tương lai thì đến câu thơ cuối lại là cảm giác sợ hãi đến tột cùng của nàng. Từ
láy “ầm ầm” đã khắc họa rõ nét nỗi sợ hãi đó. “Gió cuốn mặt duềnh” là tượng
trưng cho cuộc đời nhiều sóng gió, không yên ả. Tất nhiên, dù lầu Ngưng Bích có
gần biển đến đâu thì cũng không thể nghe rõ tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Đây
cũng là một hình ảnh vừa thật, vừa ảo, cảm giác như sóng vỗ dưới chân, hiểm họa
đang dình dập, muốn nhấn chìm nàng xuống vực thẳm. Sóng gió nổi lên như dự
báo về những đau khổ, ê chề mà rồi đây sẽ xảy đến với Kiều. Đó cũng là những dự
cảm cho một cuộc đời “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”
Cả đọan thơ là nét đặc sắc của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình rất thành công của
đại thi hào Nguyễn Du. Cảnh vật chỉ là hình thức diễn tả chiều sâu trong tâm trạng
con người. Cảnh vật lúc này được cảm nhận qua đôi mắt của một con người cô
đơn, của một kẻ tha hương. Vậy nên, nỗi buồn của nhân vật trữ tình đã nhuốm lên
cảnh vật. Cảm xúc của Kiều được tác giả khắc họa từ xa đến gần, từ ban sơ đến dữ
dội. nỗi buồn mỗi lúc một tăng, thôi thúc, uy hiếp, xô đẩy và xé nát tâm can của
Kiều. Tầm nhìn càng hẹp thì nỗi buồn càng nung nấu, nhức nhối và trào dâng trong
cảm giác bế tắc, tuyệt vọng.
Tóm lại, tám câu thơ, câu nào cũng vừa hư, vừa thực, vừa là thực cảnh,
nhưng cũng là tâm cảnh. Tất cả đều là những hình ảnh về sự vô vọng, sự bế tắc,
tuyệt vọng. Từng chi tiết, từng hình ảnh đều mang đậm trạng thái của con người.
Mỗi cảnh một tình song đều buồn thương. Đúng là “người buồn cảnh có vui đâu
bao giờ?”.

4


5




×