Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Kể lại một tình huống sư phạm trong đó giảng viên đã cư xử một cách thiếu xót các nguyên tắc giao tiếp sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.85 KB, 3 trang )

Mã lớp học
phần:

Số thứ tự theo danh sách
17.210.3

00
lớp học phần

Giao tiếp và ứng xử sư phạm
TS. Nguyễn Thị Bích Hồng

Kể lại một tình huống sư phạm trong đó giảng viên / nhân viên đã cư xử
một các phù hợp / thiếu xót các nguyên tắc giao tiếp sư phạm

Loại Tiểu luận :

Cuối kì

Giữa kì

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày


Tôi viết bài viết này để kể về một câu chuyện có thật về một người giảng viên
trình độ Thạc sỹ có thâm niên đứng lớp và vừa mới xảy ra vào tối ngày thứ tư
03/12/2014.
Hôm nay lớp chúng tôi có tiết học của giảng viên H về môn Kiểm toán cao cấp,
và hôm nay giảng viên cũng báo trước với lớp là sẽ có kiểm tra để lấy điểm giữa
kỳ. Mọi chuyện sẽ không có gì là đáng nói trong buổi học hôm nay, nếu không có
một tình huống trớ trêu xảy ra như sau.


Số là trong lớp tôi đa phần các anh/chị đang theo học chương trình ban đêm là
những người vừa đi học và vừa đi làm. Các anh/chị đi học thêm ban đêm cũng chỉ
muốn một phần nâng cao kiến thức, một phần lấy thêm một tấm bằng để tăng cơ
hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Có thể vì chưa chuẩn bị bài trước ở nhà
hoặc lo cho bài kiểm tra sắp tới mà một chị trong lớp có những bàn tán xôn xao
với các bạn xung quanh, làm ảnh hưởng tới bài giảng của thầy H.
Lớp cũng biết thầy H là một người nóng tính nhưng không thể ngờ được là thầy
lại hành động thiếu tính nhân văn như vậy. Thầy cho rằng chị đó không tôn trọng
thầy, không chép bài mà còn nói chuyện trong giờ học của thầy. Thầy tuyên bố rất
lớn trước lớp: “Một là chị ra khỏi lớp. Hai là tôi đi về !!!”….(thầy nói rất nhiều,
nhưng đại ý là vậy) kèm theo tiếng đập bàn: “Rầm….!!!”.
Quá bất ngờ trước câu nói của thầy, mặc dù chị có cố gắng xin lỗi thầy và cả lớp
nhưng thầy vẫn không chấp nhận lời xin lỗi ấy của chị. Nhìn chị vừa khóc, vừa
bước ra khỏi lớp, không ai mà không nặn lòng.
Qua câu chuyện tôi vừa kể, tôi cũng đút kết được nhiều kinh nghiệm cho bản
thân trong công tác giảng dạy mai này (nếu có cơ hội). Thật ra, theo quan điểm cá
nhân tôi, thầy quá khắt khe với học viên, nếu chị ấy đã xin lỗi và hứa không tái
diễn nữa thì người thầy / giảng viên nên cho học viên một cơ hội để sửa sai. Hơn
nữa, vào cuối buổi có một bài kiểm tra giữa kỳ quyết định rất lớn đến việc học của
cả một môn học kéo dài suốt gần ba tháng trời (nếu không có điểm giữa kỳ sẽ
không được thi kết thúc môn).


Tôi cũng có tính khí thuộc dạng nóng nảy giống giảng viên H, nhưng lúc đó nếu
đứng trên cương vị của thầy H, tôi sẽ hoàn toàn không hành động như thầy. Việc
cho người học thấy được cái sai của bản thân và hứa tự sửa đổi mà không cần dùng
các biện pháp chế tài nào khác là cái hay nhất của người đứng trên bục giảng
rồi !!!
Theo quan điểm cá nhân tôi, thầy H đã vi phạm ba trên bốn nguyên tắc trong
giao tiếp ứng xử sư phạm.

Thứ nhất, xét về tính mô phạm thì trong lúc nóng giận thầy đã dùng những lời lẽ
hết sức khó nghe, không thể hiện thái độ đúng mực và cư xử có văn hóa của người
thầy.
Thứ hai, xét về thái độ thiện chí của người thầy đối với học viên học viên đã
nhận thấy cái sai và xin lỗi giảng viên trước lớp và mong muốn được sửa sai.
Nhưng thầy H đã không đồng ý và còn đuổi học viên ra khỏi lớp.
Thứ ba, xét về sự đồng cảm trong giao tiếp người người dạy và người học, thầy
H đã không thể hiện được điều ấy. Dẫu biết rằng, các học viên học chương trình
ban đêm đều là những anh/chị đi làm, việc thầy quá cứng nhắc như vậy khiến cho
một cá nhân phải mất hết công sức đi học cả ba tháng trời chỉ vì một phút bồng bột
không làm chủ được bản thân.
Thật sự, đến giờ này khi kể hết câu chuyện này và sau khi nêu quan điểm cá
nhân mình, tôi vẫn không tin vào mắt mình về một hình ảnh người thầy giảng dạy
tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với trình độ Thạc sỹ lại có một
các hành xử phi sư phạm như vậy…



×