Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Pha chế xăng và an toàn trong tồn chứa xăng dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.89 KB, 20 trang )

Chương IV: PHA CHẾ XĂNG VÀ DO
4.1. Xăng.
4.1.1. Yêu Cầu Chung Đối Với Xăng.
4.1.1.1. Đặc Tính Kỹ Thuật:
Nhiên liệu dùng cho động cơ xăng của ô tô, xe máy, … được gọi chung là xăng
động cơ, là một trong những sản phẩm quan trọng của công nghiệp chế biến dầu mỏ
và ngày nay đã thực sự trở thành một sản phẩm quen thuộc với con người.
Xăng động cơ không phải đơn thuần chỉ là sản phẩm của một quá trình chưng cất từ
một phân đoạn nào đó của dầu mỏ hay một quá trình chưng cất đặc biệt khác. Nó là
một sản phẩm hỗn hợp được lựa chọn cẩn thận từ một số thành phần, kết hợp với một
số phụ gia nhằm đảm bảo các yêu cầu hoạt động của động cơ trong những điều kiện
vận hành thực tế và cả trong các điều kiện tồn chứa, dự trữ khác nhau.
4.1.1.2. Yêu Cầu Chung Về Chất Lượng Của Xăng:
- Bật máy tốt.
- Động cơ hoạt động không bị kích nổ.
- Khởi động nhanh và không gặp khó khăn.
- Không kết tủa, tạo băng trong bộ chế hòa khí.
- Không có nút hơi trong hệ thống nhiên liệu của phương tiện.
- Dầu bôi trơn bị pha loãng bởi xăng là ít nhất.
- Trị số octane được phân bố tốt trong khoảng nhiệt độ sôi.
- Hệ thống đầu vào của động cơ phải sạch.
Ngoài ra, yêu cầu khác đối với xăng có thể kể đến là: mùi, màu, ô nhiễm môi
trường...
4.1.1.3. Thành Phần Hóa Học Cơ Bản Và Phụ Gia Của Xăng:
Xăng thương phẩm thường được lấy từ nhiều quá trình lọc hóa dầu khác nhau như
chưng cất, isomer hóa, Alkyl hóa, polimer hóa, cracking, reforming…
Có 03 dạng hydrocacbon thường được dùng để pha chế xăng thương phẩm là: parafin,
aromatic, olefin. Đó chính là thành phần hóa học cơ bản của xăng.
Phụ gia cho xăng không chì chủ yếu bao gồm:



-

Methanol.

-

Ethanol.

-

Tertiary-butyl alcohol (TBA).

-

Methyl tertiary-Buthyl ether (MTBE)

-

CN120

4.1.1.4. Tiêu Chuẩn Đánh Giá Xăng Không Chì:
Tiêu chuẩn TCVN 6776:2005 dành cho xăng không chì được áp dụng bắt đầu từ
ngày 01/01/2007. Đây là bộ tiêu chuẩn được xem là thân thiện với môi trường cũng
như hướng đến lộ trình dần dần đáp ứng các yêu cầu quốc tế về khí thải của động cơ
liên quan đến an toàn môi trường và sức khỏe cộng động. Tiêu chuẩn TCVN
6776:2005 quy định giới hạn cho phép đối với 15 chỉ tiêu dành cho xăng không chì
như sau:
Bảng 4.1: Tiêu chuẩn xăng không chì M90, 92, 95.
Tên chỉ tiêu


Xăng không chì
RO
N 90

RO
N 92

RO
N 95

theo phương pháp nghiên cứu (RON).

90

92

95

theo phương pháp môtơ (MON).

79

81

84

Phương pháp thử

Trị số ốc tan, min.


Hàm lượng chì, g/l, max.

0,013

TCVN 2703:2002 (ASTM D2699)
ASTM D2700
TCVN 7143:2002 (ASTM D3237)

Thành phần cất phân đoạn:
điểm sôi đầu, 0C.

Báo cáo

10% thể tích, 0C, max.

70

50% thể tích, 0C, max.

120

90% thể tích, 0C, max.

190

điểm sôi cuối, 0C, max.

215

cặn cuối, % thể tích, max.


2,0

TCVN 2698:2002

(ASTM D86)


Ăn mòn mảnh đồng ở 50 0C/3giờ, max.

Loại 1

TCVN 2694:2000 (ASTM D130)

Hàm lượng nhựa thực tế (đã rửa dung
môi), mg/100 ml, max.

5

TCVN 6593:2000 (ASTM D381)

Độ ổn định ôxy hóa, phút, min.

480

TCVN 6778:2000 (ASTM D525)

Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg, max.

500


TCVN6701:2000 (ASTMD2622)
/ ATSM D 5453

Áp suất hơi (Reid) ở 37,80C, kPa.

43 - 75

TCVN 7023:2002 (ASTM D4953)
/ ASTM D5191

Hàm lượng benzen, % thể tích, max.

2,5

TCVN 6703:2000 (ASTM D3606)
/ ASTM D4420

Hydrocacbon thơm, % thể tích, max.

40

TCVN 7330:2003 (ASTM D1319)

Olefin, % thể tích, max.

38

TCVN 7330:2003 (ASTM D1319)


Hàm lượng oxy, % khối lượng, max.

2,7

TCVN 7332:2003 (ASTM D4815)

Báo cáo

TCVN 6594:2000 (ASTM D1298)

Khối lượng riêng (ở 150C), kg/m3.

/ ASTM D 4052
Hàm lượng kim loại (Fe,Mn),mg/l, max
Ngoại quan

5

TCVN 7331:2003 (ASTM D3831)

Trong, không có tạp
chất lơ lửng

ASTM D 4176

RON: Reseach Octane Number.
MON: Motor Octane Number, chỉ áp dụng khi có yêu cầu.

Bảng 4.2 : Tiêu chuẩn đánh giá xăng không chì M 83:
Tên chỉ tiêu

Trị số ốctan theo phương pháp nghiên
cứu (RON), min
Hàm lượng chì, g/L, max
Thành phần cất phân đoạn:
Điểm sôi đầu, oC, max
10% thể tích, oC, max

Xăng không chì
RON 83
83
0,013
Báo cáo
70

Phương pháp thử
TCVN 2703 : 2007
(ASTM D 2699 - 06a)
TCVN 7143 : 2006
(ASTM D 3237-02)


50% thể tích, oC, max
90% thể tích, oC, max
Điểm sôi cuối, oC, max
Cặn cuối, %thể tích, max
Ăn mòn mảnh đồng ở 50oC/3 giờ, max

120
190
215

2,0
Loại 1

Hàm lượng nhựa thực tế (đã rửa dung
môi), mg/100ml, max
Độ ổn định oxy hóa, phút, min

5
480

Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg, max

500

Áp suất hơi (Reid) ở 37,8oC, KPa

43 - 75

Hàm lượng benzen, % thể tích, max

2,5

Hydrocacbon thơm, % thể tích, max

40

Olefin, % thể tích, max

38


Hàm lượng oxy, %khối lượng, max

2,7

Khối lượng riêng (ở 15oC), kg/m3
Hàm lượng kim loại (Fe, Mn), mg/L,
max
Ngoại quan
Hàm lượng hợp chất Keton % thể tích
Hàm lượng Metanol % thể tích
Hàm lượng nước % thể tích

Báo cáo
5
Trong, không có tạp
chất lơ lửng
Không phát hiện
(<0,2)
Không phát hiện
(<0,2)
Đạt (không có)

TCVN 2694 : 2000
(ASTM D 130)
TCVN 6593 : 2000
(ASTM D 381)
TCVN 6778 : 2000
(ASTM D 525)
TCVN 6701: 2007
(ASTM D 2622 - 05)

TCVN 7760 : 2008
(ASTM D 5453 - 06)
TCVN 7023 : 2002
(ASTM D 4953)
ASTM D 5191
TCVN 3166 : 2008
(ASTM D 5580 - 02)
TCVN 7330 : 2007
(ASTM D1319-02a)
TCVN 7330 : 2007
(ASTM D 1319-02a)
TCVN 7332 : 2006
(ASTM D4815 - 04)
TCVN 6594 : 2000
(ASTM D 1298)
ASTM D 4052
TCVN 7331: 2008
(ASTM D 3831 - 06)
TCVN 7759 (ASTM D 4176)
TCVN 7332 (ASTM D 4185)
TCVN 7332 (ASTM D 4185)
TCVN 7759 (ASTM D 4176)

Bảng 4.3 : Tiêu chuẩn đánh giá xăng E5 RON 92:
Tên chỉ tiêu
Trị số ốctan theo phương pháp nghiên
cứu (RON), min
Hàm lượng chì, g/L, max

Xăng E5 RON92


Phương pháp thử

92

TCVN 2703
(ASTM D 2699)

0,013
TCVN 7143
(ASTM D 3237)
TCVN 6704
(ASTM D 5059)

Thành phần cất phân đoạn:
Điểm sôi đầu, oC, max
10% thể tích, oC, max

Báo cáo
70

TCVN 2698
(ASTM D 86)


50% thể tích, oC, max
90% thể tích, oC, max
Điểm sôi cuối, oC, max
Cặn cuối, %thể tích, max
Ăn mòn mảnh đồng ở 50oC/3 giờ, max


120
190
215
2,0
Loại 1
TCVN 2694

Hàm lượng nhựa thực tế (đã rửa dung
môi), mg/100ml, max
Độ ổn định oxy hóa, phút, min

5
480

Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg, max

500

(ASTM D 130)
TCVN 6593
(ASTM D 381)
TCVN 6778 : 2000
(ASTM D 525)
TCVN 6701
(ASTM D 2622 - 05)
TCVN 7760
(ASTM D 5453)

Áp suất hơi (Reid) ở 37,8oC, KPa

Hàm lượng benzen, % thể tích, max

43 - 75

TCVN 3172
(ASTM D 4294)
TCVN 7023
(ASTM D 4953/
ASTM D 5191)

2,5
TCVN 6703
(ASTM D 3606/

Hydrocacbon thơm, % thể tích, max

40

Olefin, % thể tích, max

38

Hàm lượng oxy, % khối lượng, max
Hàm lượng etanol, % thể tích, max
Khối lượng riêng (ở 15oC), kg/m3

2,7
4-5
Báo cáo


Hàm lượng kim loại (Fe, Mn), mg/L,
max
Ngoại quan

5

Hàm lượng hợp chất Keton % thể tích
Hàm lượng Metanol % thể tích
Hàm lượng nước % thể tích

Trong, không có tạp
chất lơ lửng
Không phát hiện
(<0,2)
Không phát hiện
(<0,2)
Đạt (không có)

ASTM D 4420)
TCVN 7330
(ASTM D1319)
TCVN 3166
(ASTM D 5580)
TCVN 7330 (ASTM D
1319/ASTM D 6296)
TCVN 7332 (ASTM D 4815)
TCVN 7332 (ASTM D 4815)
TCVN 6594 (ASTM D 1298)
/ASTM D 4052
TCVN 7331

(ASTM D 3831)
TCVN 7759 (ASTM D 4176)
TCVN 7332 (ASTM D 4185)
TCVN 7332 (ASTM D 4185)
TCVN 7759 (ASTM D 4176)

4.1.2. Quy trình pha chế xăng tại Xí Nghiệp Tổng Kho Xăng Dầu Miền Đông.


4.1.2.1. Mục Đích
Quy trình này nhằm mô tả cách thức pha chế xăng, đảm bảo xăng pha chế đúng
chất lượng, số lượng theo đúng các quy định của nhà nước.
4.1.2.2. Phạm Vi Áp Dụng
Áp dụng với Đội giao nhận của Xí Nghiệp Tổng Kho Xăng Dầu Miền Đông trong
quá trình pha chế xăng
4.1.2.3. Tài Liệu Tham Khảo
• Quyết định số 766/TN/KHKT ngày 05/10/1990 của Bộ thương nghiệp về việc ban

hành tiêu chuẩn nhiên liệu lỏng và dầu mữ nhờn, quy định quản lý chất lượng.
• Sổ tay chất lượng.
• Quyết định 367/QĐ-DVN ngày 11/07/2007 của Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty về
việc ban hành quy chế quản lý hàng hóa Tổng Công Ty Dầu Việt Nam.
• Các quy trình, quy định, hướng dẫn công việc, tài liệu kỹ thuật liên quan.
• Tiêu chuẩn ISO 9001:2000
4.1.2.4. Các Bước Tiến Hành Của Pha Chế Xăng Dầu


Xí nghiệp nhận được công văn của TCT Dầu Việt Nam cho phép pha chế xăng …




(M92, M83, E5 RON 92) và khối lượng cần pha chế.
Thông báo các loại nguyên liệu kèm theo chứng chỉ chất lượng của các bồn
nguyên liệu, và làm công văn xin tỷ lệ pha chế ( PV OIL Phú Mỹ hoặc Ban





KTCN).
Lập kế hoạch pha chế cho BGĐ duyệt.
Thực hiện theo quy trình pha chế.
Sau khi kết thúc pha chế thì lấy mẫu kiểm tra nội bộ, nếu đạt thì yêu cầu lấy mẫu

gửi Trung Tâm 3, hoặc các đơn vị có chức năng của nhà nước để kiểm tra.
• Khi có chứng chỉ chất lượng của TT3 thì lập báo cáo – Báo cáo Tổng Công Ty kế
quả pha chế đồng thời công bố kết quả pha chế và đưa đi tiêu thụ.
4.1.2.5 Nội Dung Quy Trình


A . Chuẩn bị pha chế:
Nhân viên văn phòng Quản Lý Hàng Hóa có nhiệm vụ tính toán tỉ lệ cần pha chế,
số lượng chất phụ gia nếu có, số lượng màu, lưu lượng bơm, áp suất bơm, để đảm bảo
chất lượng, số lượng xăng pha chế đáp ứng yêu cầu quy định của nhà nước.
Đội Phó Giao Nhận có trách nhiệm chuẩn bị bồn bể, hệ thống bơm để tiến hành
việc pha chế xăng.
B . Kiểm tra:
Phòng Quản Lý Hàng Hóa có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ quá trình chuẩn bị
pha chế xăng. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành pha chế, nếu không đạt thì yêu cầu tính
toán, chuẩn bị lại.

C . Tiến hành pha chế:


Nhân viên vận hành trạm bơm có nhiệm vụ vận hành trạm bơm theo áp suất và lưu
lượng bơm đúng theo các yêu cầu tính toán như ban đầu và ghi nhận vào sổ theo dõi
quá trình bơm trộn.
Nhân viên vận hành bồn bể có nhiệm vụ theo dõi quá trình bơm trộn, bơm chuyển
bể ( hút đáy xả đỉnh hoặc hút đáy xả đáy).
D . Kiểm tra chất lượng:
Kiểm tra lần 1: Nhân viên pha chế xăng có nhiệm vụ dùng máy đo xách tay ZX
100 để tiến hành kiểm tra chất lượng xăng sau pha chế.
Kiểm tra lần 2: Lấy mẫu đem đến phòng hóa để tiến hành phân tích đảm bảo đúng
theo chất lượng của xăng thương phẩm.
Kiểm tra lần 3: Phòng Quản Lý Hàng Hóa có trách nhiệm thuê Trung Tâm Kỹ
Thuật Đo Lường Chất Lượng 3 đến lấy mẫu tại bồn pha đem đi kiểm tra chất lượng
sản phẩm.
E . Công bố chất lượng:
Sau khi nhận được kết quả kiểm tra của trung tâm KTTCĐLCL 3: Nếu lô hàng đạt
yêu cầu thì BGĐ Tổng kho sẽ công bố chất lượng và đưa ra thị trường tiêu thụ. Nếu
không đạt thì yêu cầu lập báo cáo và treo bảng “Hàng Không Đạt Chất Lượng” nhằm
trách tình trạng xuất bán nhầm.
4.1.3. Nguyên liệu Pha Chế Xăng Tại Tổng Kho Xăng Dầu Miền Đông
4.1.3.1. Pha chế xăng M92:
Nguyên liệu bao gồm:
Xăng M95 hoặc Xăng M92
Condensate
Chất phụ gia CN-120
Màu theo quy định của Bộ Khoa Học Công Nghệ



Tỷ lệ % pha chế tùy thuộc vào chứng chỉ chất lượng của từng loại nguyên liệu khi
đưa vào pha chế.
4.1.3.2. Pha Chế Xăng M83:
Nguyên liệu bao gồm:
Xăng M95 hoặc Xăng M92
Condensate
Chất phụ gia CN-120
Màu theo quy định của Bộ Khoa Học Công Nghệ
Tỷ lệ % pha chế tùy thuộc vào chứng chỉ chất lượng của từng loại nguyên liệu khi
đưa vào pha chế.
4.1.3.3. Pha Chế Xăng E5 RON 92:
Nguyên liệu bao gồm:
Xăng M95 hoặc Xăng M92
Condensate
Chất phụ gia E-100
Màu theo quy định của Bộ Khoa Học Công Nghệ
Tỷ lệ % pha chế tùy thuộc vào chứng chỉ chất lượng của từng loại nguyên liệu khi
đưa vào pha chế.
4.1.3.4. Số Liệu Thực Tế Một Số Mẻ Pha Chế
4.2 Dầu Diesel (DO)
Nhiên liệu Diesel (DO – Diesel Oil) là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu lửa
và xăng, sử dụng chủ yếu cho động cơ Diesel (đường bộ, đường sắt, đường thủy) và
một phần được sử dụng cho các tuabin khí (trong công nghiệp phát điện, xây dựng…).


Nhiên liệu Diesel được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gazoil và là sản phẩm của
quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ, có đầy đủ những tính chất lý hóa phù hợp cho
động cơ Diesel mà không cần phải áp dụng những quá trình biến đổi hóa học phức
tạp.
Động cơ Diesel: được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như dùng làm động cơ

cho ô tô vận tải, đầu máy xe lửa, tàu thủy, máy nông nghiệp, … Động cơ Diesel được
sản xuất thành nhiều loại, với kích thước, công suất, tốc độ khác nhau, … dẫn đến yêu
cầu về nhiên liệu cũng khác nhau. Việc chọn loại nhiên liệu phù hợp là không đơn
giản, phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất phải kể đến: kích thước và cấu
trúc của động cơ; tốc độ và tải trọng; tần suất thay đổi tốc độ và tải trọng; bảo dưỡng;
giá và khả năng cung cấp nhiên liệu.
Loại

Tốc độ thấp
Tốc độ trung
bình
Tốc độ cao

Tốc độ
(V/ph)
Nhỏ hơn
375

Điều kiện vận hành

Phạm vi sử dụng

Tải trọng lớn, tốc độ
không đổi.

Máy đẩy tàu thủy, máy
phát điện.

375 - 1000


Tải trọng khá cao, tốc độ
tương đối ổn định.

Máy phụ của tàu thủy,
máy phát điện cố định,
bơm.

Lớn hơn
1000

Tốc độ và tải trọng thay
đổi.

Giao thông vận tải, xe
lửa, máy xây dựng.

4.2.1. Yêu Cầu Kỹ Thuật:
Dựa vào hàm lượng lưu huỳnh (S) nhiên liệu điêzen được chia thành hai loại sau:
Nhiên liệu điêzen có hàm lượng lưu huỳnh không lớn hơn 500 mg/kg (DO 0,05 S),
áp dụng cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Nhiên liệu điêzen có hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn 500 mg/kg đến 2500 mg/kg
(DO 0,25 S).
4.2.2. Tiêu Chuẩn Đánh Giá Chất Lượng Dầu DO:


Tiêu chuẩn TCVN 5689:2005 qui định các chỉ tiêu chất lượng cho nhiên liệu dầu
DO dùng cho động cơ Diesel của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và các
động cơ Diesel dùng cho mục đích khác.
Bảng 4.4: Tiêu Chuẩn Đánh Giá Chất Lượng Dầu DO:
Tên chỉ tiêu


Mức

Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg,
max.

0.05%S

0.25%S

Phương pháp thử
TCVN 6701:2000 (ASTM D2622)
/ASTM D5453

Chỉ số xêtan (*) , min.

46

Nhiệt độ cất, 0C, 90% thể tích,
max.

360

TCVN 2698:2002 (ASTM D86)

Điểm chớp cháy cốc kín, 0C,
min.

55


TCVN6608:2000 (ASTMD3828)

ASTM D4737

/ASTM D93
Độ nhớt động học ở 40 0C,
mm2/s (**)

2 - 4,5

TCVN 3171:2003 (ASTM D445)

Cặn cácbon của 10 % cặn
chưng cất, % khối lượng, max.

0,3

TCVN 6324:1997 (ASTM D189)
/ASTM D4530

Điểm đông đặc, 0C, max.

+6

TCVN 3753:1995

Hàm lượng tro, % khối lượng,
max.

0,01


TCVN 2690:1995 (ASTM D 482)

Hàm lượng nước, mg/kg, max.

200

ASTM E203

Tạp chất dạng hạt, mg/l, max.

10

ASTM D2276

Ăn mòn mảnh đồng ở 50 0C, 3
giờ, max.
Khối lượng riêng ở 15
kg/m3.

0

C,

(ASTM D97)

Loại 1

TCVN 2694:2000 ASTM D130)


820 - 860

TCVN 6594:2000 (ASTM D1298)
/ASTM D 4052

Độ bôi trơn, µm, max.
Ngoại quan.

460

ASTM D 6079

Sạch, trong

ASTM D 4176


(*)

Phương pháp tính chỉ số xêtan không áp dụng cho các loại dầu điêzen có phụ gia cải thiện trị số
xêtan.
(**)

1 mm2/s = 1 cSt.

4.2.3. Quy Trình Pha Chế Dầu DO Tại Xí Nghiệp Tổng Kho Xăng Dầu Miền Đông.
Các bước và quy trình pha chế dầu DO tương tự pha chế xăng đã nêu ở trên
4.2.4. Nguyên liệu Pha Chế Dầu DO Tại Tổng Kho Xăng Dầu Miền Đông
Nguyên Liệu:
Sản phẩm của đáy tháp chưng cất

DO – 0,25S hoặc DO-0.05S chất lượng cao
Tỷ lệ pha chế tùy thuộc vào chứng chỉ chất lượng của từng loại nguyên liệu đưa
vào pha chế ( 20/80, 30/70, 50/50 ….)
3.2.5 Số Liệu Thực Tế Một Số Mẻ Pha Chế.


Chương V: CÁC QUY TẮC AN TOÀN VÀ SỰ CỐ

TRONG TỔNG KHO XĂNG DẦU
Xăng dầu là một loại hàng hóa quan trọng đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng,
đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, xăng dầu và các
sản phẩm hóa dầu cũng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ
cháy nổ và ô nhiễm môi trường. Vì thế, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ
những quy định của pháp luật về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ nhân viên, cũng như các yêu cầu về BVMT và
phòng chống cháy nổ. Với hệ thống kho có sức chứa lớn và hệ thống đường ống đi
qua nhiều địa bàn khác nhau, vì vậy công tác bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, an toàn
PCCC cho các công trình xăng dầu luôn được quan tâm.
5.1. Phạm Vi Bảo Đảm An Toàn Cho Các Công Trình Xăng Dầu
5.1.1. Đối với kho xăng dầu.
Phạm vi bảo đảm an toàn tính từ các bể chứa xăng dầu, các hành mục công trình
có nguy hiểm về cháy nổ trong các kho xăng dầu cấp I (có dung tích chứa từ 50.000
m3 trở lên), kho cấp II (có dung tích chứa từ 10.000 m3 đến 50.000 m3), kho cấp III
(có dung tích nhỏ hơn 10.000 m3) đến các đối tượng ngoài kho được quy định:
1. Nhà ở và các công trình công cộng của khu dân cư:
- 150 m đối với kho cấp I
- 100 m đối với kho cấp II
- 60 m đối với kho cấp III.
2. Nhà làm việc và các công trình của cơ quan, xí nghiệp:
- 100 m đối với kho cấp I

- 40 m đối với kho cấp II, III
3. Rừng cây: Rừng cây lá to bản:
- 20 m chung cho các cấp kho.
Rừng cây lá kim, cỏ tranh:
- 100 m đối với kho cấp I
- 50 m đối với kho cấp II, III.
4. Mỏ than lộ thiên, kho chứa vật liệu dễ cháy (gỗ than, bông vải sợi v.v...):
- 100 m đối với kho cấp I
- 50 m đối với kho cấp II, III
5. Đường sắt:
Khu vực nhà ga:
- 100 m đối với kho cấp I


- 80 m đối với kho cấp II, III.
Khu vực sân ga xếp dỡ hàng và đường nhánh:
- 80 m đối với kho cấp I
- 60 m đối với kho cấp II, III.
Đường sắt chính:
- 50 m đối với kho cấp I
- 40 m đối với kho cấp II, III
6. Đường ô tô:
Đường ô tô cấp I, II và III:
- 50 m đối với kho cấp I
- 30 m đối với kho cấp II, III.
Đường ô tô cấp IV, V:
- 30 m đối với kho cấp I
- 20 m đối với kho cấp I, III.
7. Sân bay:
Trong phạm vi phễu bay:

- 2000 m đối với kho cấp I
- 1000 m đối với kho cấp II, III.
Ngoài phạm vi phễu bay:
- 1000 m đối với kho cấp I, II
- 500 m đối với kho cấp III.
8. Cột điện:
Cách tường rào kho bằng 1,5 lần chiều cao cột điện cao nhất chung cho các cấp kho.
Khoảng cách quy định trên đây được tính theo đường thẳng từ các mặt ngoài của kho
xăng dầu đến mặt ngoài đối diện của các đối tượng. Riêng đường sắt tính từ tim
đường gần nhất.
5.1.2. Đối với bến cảng xuất nhập xăng dầu
1. Phạm vi bảo đảm an toàn bến cảng xuất nhập xăng dầu trên biển, hồ đến cầu tầu
bốc dỡ hàng khô, cầu tầu khác, quân cảng, khu du lịch và các cầu tầu khác được quy
định:
- Cầu cảng xuất nhập xăng dầu loại I (xăng, TC-1...): 200 m.
- Cầu cảng xuất nhập xăng dầu loại II (dầu ma zút, dầu nhờn, dầu hoả, diezen): 150 m.
2. Phạm vi bảo đảm an toàn bến cảng xuất nhập xăng dầu ven sông đặt phía hạ lưu
đến các đối tượng được quy định:
- Quân cảng cố định, cảng hàng hoá: 1000 m.


- Cảng, công trình thuỷ điện và công trình lấy nước sinh hoạt: 300 m.
- Các công trình khác: 200 m.
3. Phạm vi bảo đảm an toàn bến cảng xuất nhập xăng dầu ven sông đặt phía thượng
lưu đến các đối tượng được quy định:
- Quân cảng cố định: 4000 m
- Cảng, công trình thuỷ điện và công trình lấy nước sinh hoạt: 2000 m
- Các công trình khác: 800 m.
Trường hợp bến cảng xuất nhập xăng dầu loại II thì khoảng cách quy định trong
khoản 2 và khoản 3 được giảm 30%. Nếu bến cảng xuất nhập xăng dầu cho các

phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 300 tấn thì khoảng cách quy định trong
khoản 2 và khoản 3 được giảm 50%. Các khoảng cách trên được tính từ mép ngoài
của bến cảng xuất nhập xăng dầu đến mép ngoài đối diện của các đối tượng trên.
5.1.3.Đối với đường ống chính dẫn xăng dầu.
1. Phạm vi bảo đảm an toàn đường đường ống chính dẫn xăng dầu cấp IV (ống có
đường kính nhỏ hơn 300 mm và áp suất làm việc lớn hơn 25 kg/cm2), cấp V (ống có
đường kính nhỏ hơn 300 mm và áp suất làm việc lớn hơn 16kg/cm2 và nhỏ hơn hoặc
bằng 25kg/cm2), tính từ trục đường ống về hai phía được quy định:
a) Nhà và các công trình trong thành phố, thị xã, thị trấn, làng, khu đông dân cư, bến
ô-tô, khu ga và các xí nghiệp công nghiệp:
- 75 m đối với các đường ống cấp IV.
- 30 m đối với đường ống cấp V.
b) Nhà ở riêng biệt, trại chăn nuôi, các kho nông, lâm nghiệp, vùng cây công nghiệp
và vườn cây:
- 50 m đối với đường ống cấp IV.
- 20 m đối với đường ống cấp V.
c) Đường sắt (phạm vi tính từ tim đường sắt gần nhất).
Khi đường ống chạy song song với đường sắt chính:
- 50 m đối với đường cấp IV.
- 20 m đối với đường ống cấp V.
Khi đường ống chạy song song với đường sắt phụ:
- 30 m đối với đương cấp IV.
- 15 m đối với đường ống cấp V.
Khi đường ống ở phía thượng lưu cầu đường sắt chính và phụ:
- 100 m đối với đường ống cấp IV.
- 70 m đối với đường ống V.
Khi đường ống ở phía hạ lưu cầu đường sắt chính:


- 50 m đối với đường ống cấp IV.

- 20 m đối với đường ống cấp V.
Khi đường ống ở phía hạ lưu cầu đường sắt phụ:
- 30 m đối với đường ống cấp IV.
- 15 m đối với đường ống cấp V.
d) Đường ô tô:
Khi đường ống chạy song song với đường ô tô cấp I, II và III:
- 50 m đối với đường ống cấp IV.
- 20 m đối với đường ống cấp V.
Khi đường ống chạy song song với đường ô tô cấp IV và V:
- 30 m đối với đường ống cấp IV.
- 20 m đối với đường ống cấp V.
Khi đường ống ở phía thượng lưu cầu với đường ô tô các cấp:
- 100 m đối với đường ống cấp IV.
- 70 m đối với đường ống cấp V.
Khi đường ống ở phía hạ lưu cầu với đường ô tô cấp I, II, III:
- 50 m đối với đường ống cấp IV.
- 20 m đối với đường ống cấp V.
Khi đường ống ở phía hạ lưu cầu với đường ô tô cấp IV và V:
- 30 m đối với đường ống cấp IV.
- 15 m đối với đường ống cấp V.
đ) Bến cảng, sông, bến đò, bến ca nô:
Khi đường ống ở phía thượng lưu:
- 100 m đối với đường ống cấp IV.
- 70 m đối với đường ống cấp V.
Khi đường ống ở phía hạ lưu:
- 75 m đối với đường ống cấp IV.
- 30 m đối với đường ống cấp V.
e) Đập nước nhà máy thuỷ điện, trạm bơm tưới tiêu.
Khi dường ở phía thượng lưu:
- 100 m đối với đường ống cấp IV.

- 70 m đối với dường ống cấp V.
Khi đường ống ở phía hạ lưu:


- 400 m đối với đường ống cấp IV, V.
g) Kênh dẫn nước tưới tiêu, hồ, sông chạy song song với đường ống:
- 50 m đối với đường ống cấp IV.
- 30 m đối với đường ống cấp V.
h) Các điện cao thế trần không chạy song song với đường ống cấp IV, V phải bảo đảm
khoảng cách với đường ống ít nhất bằng chiều cao cột điện cao nhất cộng thêm 10 m.
i) Các thông tin ngầm chạy song song với đường ống cấp IV, V phải bảo đảm khoảng
cách với đường ống ít nhất bằng 10 m.
2. Đối với đường ống chính dẫn xăng dầu có đường kính và áp suất làm việc khác với
đường ống chính dẫn xăng dầu cấp IV và V thì phạm vi bảo đảm an toàn phải được
thoả thuận của công an phòng cháy chữa cháy, cơ quan chủ quản và các ngành có liên
quan.
3. Trong trường hợp đặc biệt, khi có các biện pháp kỹ thuật tăng cường mức độ an
toàn được sự thoả thuận của công an phòng cháy chữa cháy và các cơ quan liên quan
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì khoảng cách quy định ở khoảng
I sẽ được giảm xuống nhưng không giảm quá 30% khoảng cách đã quy định (trừ mục
h).
5.2. Bảo Vệ An Toàn Các Công Trình Xăng Dầu
Bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu là trách nhệm của cơ quan chủ quản các
công trình xăng dầu, của các ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có công trình
xăng dầu. Mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ
an toàn công trình xăng dầu, phát hiện các hành vi vi phạm quy định về an toàn công
trình xăng dầu và báo ngay cho các cơ quan nói ở điều 12 kịp thời xử lý.
Trong phạm vi bảo đảm an toàn công trình xăng dầu, việc sử dụng đất đai, nước
vào việc sản xuất, khai thác, thăm dò, tham quan, du lịch... phải tuân theo các quy
định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực đó và những quy định trong Nghị định này.

Ở những nơi phạm vi bảo đảm an toàn công trình xăng dầu đồng thời thuộc phạm
vi an toàn công trình giao thông, khu vực kiểm soát biên phòng, khu vực kiểm soát hải
quan... Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền thống nhất với các ngành có liên quan
quy định việc sử dụng đất đai, nước thuộc phạm vi bảo đảm an toàn công trình xăng
dầu.
Khi xây dựng các công trình xăng dầu thì cơ quan chủ quản công trình xăng dầu
phải xin phép Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền về địa điểm, về hướng tuyến... và
phải theo đúng những quy định của Chính phủ về việc bảo vệ an toàn cho các công
trình do ngành khác quản lý. Xây dựng các công trình xăng dầu ở khu vực đô thị thì
phải theo đúng các quy định của Nhà nước về quy hoạch.
Trong phạm vi đảm bảo an toàn các công trình xăng dầu theo quy định nêu trên,
nếu các công trình xăng dầu đã có, nghiêm cấm việc xây dựng nhà ở, công trình công
cộng và sử dụng lửa trần cũng như các công việc khai thác, đánh bắt thuỷ hải sản, nổ
mìn, neo đỗ các phương tiện vận chuyển đường thuỷ. Đối với vùng đất, trong phạm vi
đảm bảo an toàn các công trình xăng dầu được phép canh tác nông nghiệp nhưng chỉ


được gieo trồng những cây có thu hoạch ngắn ngày. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng
vùng đất, nước vào việc khai thác trong phạm vi trên phải được Chính phủ cho phép.
Đối với nhà ở, công trình đã có trước khi xây dựng công trình xăng dầu nhưng
nằm trong phạm vi đảm bảo an toàn các công trình xăng dầu nếu thật cần thiết phải di
chuyển thì cơ quan chủ quản công trình xăng dầu cùng với các ngành, địa phương có
liên quan bàn biện pháp giải quyết hợp lý đền bù thoả đáng cho người có tài sản để
đảm bảo an toàn các công trình xăng dầu. Kinh phí đền bù ghi vào dự toán xây dựng
cơ bản của công trình xăng dầu.
Nếu nhà ở, công trình xây dựng sau khi đã có công trình xăng dầu thì phải di
chuyển đi nơi khác hoặc bị tháo dỡ, huỷ bỏ và người có hành vi vi phạm còn bị xử
phạt theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính. (Trường hợp nhà ở,
công trình đã xây dựng trước khi ban hành Nghị định này thì Bộ Thương mại hướng
dẫn và giải quyết cụ thể). Nếu phải đền bù thì tiền đền bù hoạch toán vào giá thành

hoặc phí lưu thông của đơn vị kinh doanh xăng dầu. Trường hợp đơn vị có khó khăn
về tài chính, Nhà nước xem xét hỗ trợ.
Cơ quan quản lý công trình xăng dầu có nhiệm vụ đặt các mốc, dấu hiệu, tường
rào, phao tiêu, biển báo và xác định phạm vi bảo đảm an toàn công trình xăng dầu các
ký hiệu và dấu mốc, phao tiêu, biển báo... về an toàn công trình xăng dầu phải được
thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết thực hiện.
Bộ Thương mại tổ chức thanh tra về bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu theo
quy định của Pháp lệnh Thanh tra Nhà nước.
Cơ quan chủ quản các công trình xăng dầu phối hợp với các lực lượng cảnh sát
nhân dân, thanh tra về an toàn công trình xăng dầu, Uỷ ban nhân dân các cấp và các
cơ quan hữu trách khác, có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện và xử lý các hành
vi vi phạm qui định về an toàn công trình xăng dầu.
Khi phát hiện những hành vi đe doạ hoặc xâm phạm đến an toàn của công trình
xăng dầu thì Uỷ ban nhân dân các cấp, lực lượng cảnh sát nhân dân và thanh tra
chuyên ngành về bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu có quyền đình chỉ các hành
vi ấy.
Khi có sự cố xảy ra ở các công trình xăng dầu, các ngành, chính quyền địa phương
các cấp và các lực lượng công an trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan
chủ quản ngành xăng dầu, theo chức năng của mình có biện pháp ngăn chặn, xử lý
ngay và tiến hành việc khắc phục sự cố.
Nghiêm cấm những người không có trách nhiệm vào trong phạm vi đảm bảo an
toàn các công trình xăng dầu trong thời gian xẩy ra sự cố và khắc phục sự cố.
5.3. Các Sự Cố, Biện Pháp Và Phương Án Phòng Chống Cháy Nổ
5.3.1. Các sự cố
Thất thoát xăng, dầu trong quá trình vận chuyển, xuất nhập vào kho.
Dò rỉ hơi xăng, dầu ở các đầu nối, van vận hành.
Hao hụt trong quá trình chứa xăng, dầu trong bể.


Dò rỉ, tràn dầu ở các kho cảng xăng dầu.

Các sự cố về cháy nổ.
Trong đó, sự cố liên quan đến cháy nổ là nguy hiểm nhất, khong những gây thiệt
hại lớn về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
5.3.2. Biện pháp và phương án phòng chống cháy nổ
Kho xăng dầu là nơi thường sinh ra hỗn hợp khí dễ bắt lửa . Khi vào trong môi
trường thường tạo ra môi trường dễ cháy nổ và gây nổ, cho nên Tổng kho đã lập
phương án phòng chống cháy nổ như sau:
Thành lập đội chữa cháy gồm 52 người , lực lượng chủ yếu là đội bảo vệ- pccc và
kết hợp với nhân viên giao nhận.
Hàng năm thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về phòng chống cháy
nổ do các cơ quan chuyên ngành giảng dạy.
Lập phương án phòng chống cháy nổ và phối hợp với công an phòng cháy chữa
cháy ( PC23 ) phối hợp tác chiến khi có sự cố xảy ra.
Thường xuyên trang bị các thiết bị cần thiết theo hướng dẫn của Công an (PC23).
Hàng tháng có các đợt kiểm tra lại chất lượng các thiết bị để sửa chữa , thay thế kịp
thời.
Đầu tư đồng bộ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC). Tập huấn về công tác
phòng cháy chữa cháy theo định kỳ cho cán bộ, công nhân viên.
Hằng năm, đơn vị chủ quản kho xăng dầu thường xuyên tổ chức kiểm tra và phối
hợp kiểm tra liên ngành về công tác bảo đảm an toàn PCCC và bảo vệ môi trường tại
các kho, tuyến ống. Định kỳ bảo dưỡng và trang bị mới các phương tiện kỹ thuật
PCCC như: xe chữa cháy, vòi chữa cháy, chất tạo bọt, lăng chữa cháy…
Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tham gia xây dưng,
sửa đổi các quy định, quy phạm về môi trường, tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra các đơn vị trong Tập đoàn về bảo vệ môi trường.
Lắp đặt hệ thống công nghệ, thiết bị hiện đại cho các cơ sở sản xuất kinh doanh
xăng dầu trong Tập đoàn, đảm bảo không để xảy ra sự cố, rò rỉ ra môi trường.
Các mái phao ở các bể chứa nhằm giảm hao hụt, nâng cao hiệu quả kinh doanh,
giảm thiểu thấp nhất lượng hơi xăng dầu phát thải ra môi trường trong quá trình xuất,
nhập xăng dầu.

Các kho cảng xăng dầu có hệ thống phao quây để khi có sự cố tràn dầu sẽ giảm
thiểu mức độ ô nhiễm lan rộng ra khu vực.
Chất thải nguy hại phát sinh tại các công trình xăng dầu được quản lý, thu gom, lưu
chứa và tiêu hủy theo quy định.
Nâng cấp các tuyến ống dẫn xăng dầu.


Cải tạo bể chứa, hệ thống tự động hóa, sử dụng các cột bơm điện tử.
Lắp đặt mái phao và sơn phản nhiệt để chống bay hơi xăng dầu tại các bể chứa
xăng ở các kho xăng dầu.
Trang bị tàu cứu hộ trên biển và các thiết bị xử lý nước thải nhiễm dầu.
Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ an toàn công trình xăng dầu cũng như bảo
vệ an toàn tính mạng, tài sản của công dân, Nhà nước và môi trường.
5.4. Công tác an toàn trong quá trình giao nhận xăng dầu
5.4.1. Công tác an toàn PCCC trong quá trình giao nhận xăng dầu
Tuyệt đối tuân thủ các nội qui về bảo vệ , PCCC của Xí nghiệp
Tránh trường hợp phát ra tia lửa trong quá trình làm việc.
Xung quanh khu vực nơi làm việc phải sạch sẽ, gọn gàng và không để dầu vương
vãi ra ngoài gây nguy cơ cháy nổ cao .
Bố trí các bình chữa cháy đúng nơi đã qui định.
5.4.2. Đối với ôtô xitéc
Nghiêm cấm lái xe không có bằng lái vận hành xe ra vào kho nhận hàng .
Cấm mang các can chứa xăng dầu vào trong kho.
Trong khi bơm rót không được nổ máy, sữa chữa điện của xe .
Không được san hàng trong quá trình bơm hàng.
Khi bơm xong hàng phải chờ một khoảng thời gian nhất định để giải toan tĩnh điện
mới được chạy ra khỏi cần xuất hàng.
5.4.3. Đối với tàu
Đối với tàu chứa xăng , KO thì chỉ được cập 1 chiếc , đối với tàu chứa DO , FO thì
cập được 2 chiếc.

Yêu cầu chủ phương tiện cho hoạt động các thiết bị PCCC. Kiểm tra các vật liệu
chống dầu loang vãi như : cát , mùn cưa , giẻ lau … Đưa đến những vị trí cần thiết để
kịp thời đối phó với mọi sự cố có thể xảy ra.
Yêu cần mọi phương tiện khi vào nhận hàng phải trang bị đầy đủ đệm va dọc theo
mạn tàu – xàlan.
Cấm mọi hoạt động có thể phát sinh ra tia lửa như : hàn , đua nấu , hút thuốc…
Trong quá trình giao nhận hàng.
Trong điều kiện thời tiết xấu như : sóng to , gió , mưa to kèm theo sấm chớp , bão
… Phải dừng cấp hàng khi nào ổn định mới tiến hành tiếp tục công việc.
Trong quá trình giao nhận hàng cấm mọi phương tiện khác neo đậu cập mạng
phương tiện đang giao nhận hàng kể cả ghe đò…



×