Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tieu luan Moi quan he giua PT KT XH voi phat trien GD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.88 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHÂN TÍCH QUAN HỆ GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, KHOA
HỌC – CÔNG NGHỆ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, LIÊN
HỆ THỰC TẾ VÀ VÍ DỤ MINH HỌA

GVHD:
Nhóm 6 tối 3/5/7:

TS. Hồ Văn Liên
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh
2. Phạm Thị Kiều Ngân
3. Lê Anh Thƣ
4. Phạm Thị Vân
5. Nguyễn Thị Vén
6. Trần Thị Nhƣ Ý

TP. HỒ CHÍ MINH – 1/2014


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Khái niệm về phát triển kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt kinh tế- xã
hội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng.
Tiến bộ xã hội là sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan
hệ xã hội công bằng và dân chủ. Tiến bộ xã hội thể hiện ở các mặt:
-



Sự công bằng xã hội: ở mức sống con người tăng lên; sự phân hoá giàu nghèo
ít, chênh lệch về trình độ phát triển giữa các khu vực nhỏ đi

-

Tiến bộ xã hội được thể hiện tập trung ở sự phát triển nhân tố con người.

-

Liên hợp Quốc dùng chỉ số HDI làm tiêu chí đánh giá tiến bộ và sự phát triển
của mỗi quốc gia:
 Tuổi thọ bình quân.
 Thành tựu giáo dục: trình độ học vấn của người dân và số năm đi học
bình quan của người dân tính từ tuổi đi học.
 Mức thu nhập bình quân đầu người.

1.2.

Khái niệm về phát triển khoa học công nghệ.

Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã
hội và tư duy.
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và
phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và
công nghệ.


1.3.

Phát triển chƣơng trình đào tạo

a. Khái niệm về chƣơng trình đào tạo


Theo từ điển Giáo dục học- NXB Từ điển bách khoa 2001, khái niệm chương trình
đào tạo được hiểu là : „Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội
dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn , kế hoạch lên lớp và thực tập
theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương
thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ
sở giáo dục và đào tạo
Theo Wentling (1993): Chương trình đào tạo (Program of Training) là một bản
thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khoá đào tạo) cho biết toàn bộ nội dung cần
đào tạo,chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khoá đào tạo, phác thảo ra quy
trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian
biểu chặt chẽ.
Cấu trúc của chương trình đào tạo
Theo Tyler (1949) chương trình đào tạo về cấu trúc phải có 4 phần cơ bản :
 Mục tiêu đào tạo
 Nội dung đào tạo
 Phương pháp hay quy trình đào tạo
 Cách đánh giá kết quả đào tạo
Như vậy, chương trình đào tạo hay chương trình giảng dạy không chỉ phản ánh nội
dung đào tạo mà là một văn bản hay bản thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần của quá
trình đào tạo, điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động đào tạo để
đạt được mục tiêu đào tạo.
Trong cấu trúc của chương trình đào tạo thì mục tiêu đào tạo giúp định hướng

phát triển chương trình đào tạo. Theo Điều 2 Luật Giáo dục 2005 mục tiêu giáo dục
được xác định là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc".
Mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu đào tạo đại học nói riêng không chỉ


dừng ở việc trang bị hệ thống kiến thức đơn thuần, hình thành kỹ năng hành nghề mà
còn cần phát triển các phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy của sinh viên cũng như sự
hình thành và phát triển thái độ, phẩm chất, ý thức nghề nghiệp của sinh viên trong quá
trình đào tạo.
Theo quan điểm đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề nghiệp và đào tạo đại học hướng
tới đáp ứng nhu cầu xã hội, việc định hướng đào tạo hình thành các năng lực then chốt
có ý nghĩa quan trọng. Các nhà đào tạo và sử dụng lao động của Australia đã đưa ra 7
năng lực then chốt sau:
-

Năng lực thu thập, phân tích và tổ chức tông tin

-

Năng lực truyền bá những tư tưởng và thông tin

-

Năng lực kế hoạch hoá và tổ chức các hoạt động

-


Năng lực làm việc với người khác vàđồng đội

-

Năng lực sử dụng những ý tưởng và kỹ thuật toán học

-

Năng lực giải quyết vấn đề

-

Năng lực sử dụng công nghệ

Theo học giả Vương Nhất Bình - chuyên gia UNESCO - chất lượng sinh viên tốt
nghiệp đại học bao hàm các tiêu chuẩn sau:
-

Đạo đức: Trách nhiệm xã hội, các giá trị văn hoá, đạo đức như sự thông cảm,
khoan dung, trách nhiệm, ý thức xã hội - công dân.

-

Kiến thức: Cơ sở khoa học chung và chuyên ngành, tri thức công nghệ và
chuyên môn, các lĩnh vực liên ngành.

-

Năng lực: Khả năng thu thập và đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin, giải
quyết vấn đề, năng lực phê phán và biện chứng, học suốt đời.


-

Kỹ năng: Sử dụng trang thiết bị đa năng; máy tính và các phương tiện điện tử,
lái xe.

-

Khả năng về ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy, suy luận, sức khoẻ, chỉ số IQ.

b. Khái niệm phát triển chƣơng trình đào tạo:
Phát triển CTĐT là quá trình xác định và tổ chức toàn bộ các hoạt động được liệt
kê để khẳng định sự đạt được mục tiêu và mong muốn của hệ thống giáo dục dựa trên


một thiết kế hoặc một mô hình hiện hành
Phát triển CTĐT có thể được xem như một quá trình hoà quyện vào trong quá
trình đào tạo, bao gồm 5 bước:
-

Phân tích tình hình.

-

Xác định mục đích chung và mục tiêu (aims and obectives).

-

Thiết kế (design).


-

Thực thi (implementation).

-

Đánh giá (evaluation).

Hình 1. Các bƣớc phát triển chƣơng trình đào tạo
Quá trình phát triển chương trình giáo dục cần phải được hiểu như một quá trình
liên tục và khép kín, do đó 5 bước nêu trên không phải được sắp xếp thẳng hàng mà phải
được xếp theo một vòng tròn. Hoạt động phát triển chương trình giáo dục bắt đầu từ khâu
xác định mục tiêu, xây dựng, thiết kế chương trình, tổ chức thực thi và đánh giá chương
trình. Tuy có phân chia các bước khác nhau nhưng các bước này không thực hiện riêng
rẽ, biệt lập mà nó quan hệ biện chứng, hòa quyện vào trong suốt quá trình phát triển
chương trình và tổ chức đào tạo
Đây là một quá trình liên tục để hoàn thiện và không ngừng phát triển CTĐT, khâu
nọ ảnh hưởng trực tiếp đến khâu kia, không thể tách rời từng khâu riêng rẽ hoặc không
xem xét đến tác động hữu cơ của các khâu khác. Chẳng hạn, khi bắt đầu thiết kế một


CTĐT cho một khóa học nào đó người ta thường phải đánh giá CTĐT hiện hành (khâu
đánh giá CTĐT), sau đó kết hợp với việc phân tích tình hình cụ thể - các điều kiện dạy và
học trong và ngoài trường, nhu cầu đào tạo của người học và của xã hội… (khâu phân
tích tình hình) để đưa ra mục tiêu đào tạo của khóa học. Tiếp đến trên cơ sở của mục tiêu
đào tạo mới xác định nội dung đào tạo, lựa chọn các phương pháp giảng dạy, phương tiện
hỗ trợ giảng dạy, phương pháp kiểm tra, thi thích hợp để đánh giá kết quả học tập. Tiếp
đến cần tiến hành thử nghiệm CTĐT ở qui mô nhỏ xem nó có thực sự đạt yêu cầu hay
cần phải điều chỉnh gì thêm nữa. Toàn bộ công đoạn trên được coi như giai đoạn thiết kế
CTĐT. Kết quả của giai đoạn thiết kế CTĐT sẽ là một bản CTĐT cụ thể, nó cho biết mục

tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, các điều kiện và phương tiện hỗ trợ
đào tạo, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng như việc phân phối thời
gian đào tạo.
Sau khi thiết kế xong CTĐT có thể đưa nó vào thực thi, tiếp đến là khâu đánh giá.
Tuy nhiên, việc đánh giá chương trình đào tạo không phải chỉ chờ đến giai đoạn cuối
cùng mà cần được thực hiện trong mọi khâu. Chẳng hạn, ngay sau khi thực thi có thể
chương trình sẽ tự bộc lộ những nhược điểm của nó, hay qua ý kiến đóng góp của người
học, người dạy có thể biết phải hoàn thiện nó như thế nào. Sau đó khi khóa đào tạo kết
thúc (thực thi xong một chu kỳ đào tạo) thì việc đánh giá, tổng kết cả một chu kỳ này
phải được đề ra. Người dạy, người xây dựng và quản lí chương trình giáo dục phải luôn
tự đánh giá CTĐT ở mọi khâu qua mỗi buổi học, mỗi năm, mỗi khóa học để rồi vào năm
học mới kết hợp với khâu phân tích tình hình, điều kiện mới sẽ lại hoàn thiện hoặc xây
dựng lại mục tiêu đào tạo. Rồi dựa trên mục tiêu đào tạo mới, tình hình mới lại thiết kế
lại hoàn chỉnh hơn CTĐT. Cứ như vậy CTĐT sẽ liên tục được đào tạo và phát triển
không ngừng cùng với quá trình đào tạo.
Trong quá trình phát triển chương trình đào tạo cần xác định:
Đầu ra phải mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn xã hội, người được đào tạo phải đạt
được tri thức và kỹ năng sống.
Đầu vào phụ thuộc đặc điểm của nhà trường, đặc điểm của người được đào tạo
đảm bảo tính cụ thể với yêu cầu của đầu ra.


Nội dung đào tạo theo xu hướng phát triển của thời đại, đa dạng hóa thuận lợi cho
người chọn học
Phương pháp, phương tiện dạy học, sử dụng các công cụ kỹ thuật hiện đại phối
hợp trong quá trình đào tạo.
Đánh giá kết quả dạy học cần đạt về số lượng, chất lượng và hiệu quả đào tạo lâu
dài.
Như vậy khái niệm “phát triển chương trình đào tạo” xem việc xây dựng chương
trình là một quá trình chứ không phải là một trạng thái hoặc một giai đoạn tách biệt của

quá trình đào tạo. Đặc điểm của cách nhìn nhận này là luôn phải tìm kiếm các thông tin
phản hồi ở tất cả các khâu về CTĐT để kịp thời điều chỉnh từng khâu của quá trình xây
dựng và hoàn thiện chương trình nhằm không ngừng đáp ứng tốt hơn với yêu cầu ngày
càng cao về chất lượng đào tạo của xã hội. Với quan điểm của phát triển CTĐT, ngoài
yêu cầu quan trọng là xây dựng chương trình cần phải có cái nhìn tổng thể bao quát toàn
bộ quá trình đào tạo, cần lưu ý đảm bảo độ mềm dẻo cao khi soạn thảo chương trình: phải
để cho người trực tiếp điều phối thực thi chương trình và người dạy có được quyền chủ
động điều chỉnh trong phạm vi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt
được mục tiêu đề ra.
c. Cách tiếp cận trong chƣơng trình đào tạo:
Tiếp cận nội dung ( Content Approach)
Với quan niệm giáo dục là quá trình truyền thụ nội dung-kiến thức, chưong trình
đào tạo chú trọng hình thành hệ thống nội dung đào tạo và việc trang bị cho người học hệ
thống tri thức, kỹ năng cơ bản. Cách tiếp cận này tạo điều kiện hình thành ở ngưòi học hệ
thống các tri thức khoa học đầy đủ song dễ gây hiện tượng dạy học thụ động, quá tải,
năng về ghi nhớ , nhồi nhét nội dung trong một thời gian đào tạo hạn chế, không phù hợp
với sự phát triển nhanh chóng về khoa học và công nghệ hiện nay khi mà có sự bùng nổ
theo hàm số mũ về tri thức khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Người ta đã dự tính sau
5-6 năm khối lượng tri thức nhân loại tăng gấp đôi.
Tiếp cận mục tiêu ( Objective Approach)
Chương trình đào tạo được thiết kế xuất phát từ mục tiêu đào tạo. Chương trình


thể hiện cả quá trình đào tạo ( mục tiêu, nội dung, phương pháp , quy trình, đánh giá ) và
chú trọng kết quả đầu ra ( mục tiêu) của quá trình đào tạo. Mục tiêu đựoc xác định rõ
ràng, cụ thể, có thể định lượng được để là cơ sở đánh giá. Ưu điểm cơ bản của cách tiếp
cận này là tạo sự tường minh và quy trình chặt chẽ, quy chuẩn của cả quá trình đào tạo ,
dễ kiểm tra, đánh giá nhưng cũng có nhược điểm là tạo ra sự cứng nhắc, khuôn mẫu,
đồng nhất trong quá trình đào tạo chưa quan tâm đến tính đa dạng và nhiều khác biệt của
các nhân tố trong quá trình đào tạo như người học, môi trưòng văn hoá-xã hội..v.v

Tiếp cận phát triển: (Developmental Apporoach)
Trên cơ sở quan niệm “ Chương trình là một quá trình và giáo dục là sự phát triển
“, Giáo dục là quá trình học tập suốt đời ( không chỉ đơn thuần vì một mục đích cuối
cùng cụ thể nào ) và phải góp phần phát triển tối đa mọi năng lực tiềm ẩn trong mỗi con
ngưòi do đó chương trình đào tạo phải chu trọng đến sự phát triển hiểu biết và năng lực,
đến nhu cầu , lợi ích, định hướng giá trị ở ngưòi học hơn là truyền thụ nội dung kiến
thức đã được xác định trước hay tạo nên sự thay đổi hành vi nào đó ở ngưòi học. Các tiếp
cận này tập trung vào tổ chức hoạt động dạy-học với nhiều hinh thức linh hoạt và đa
dạng, tao cơ hội cho người học tìm kiếm, thu thập thông tin và chiếm lĩnh tri thức..vv
Cách tiếp cận này có nhiều ưư điểm song cũng có những khó khăn khi tổ chức thực hiện
do tính đa dạng về sở thích, khả năng, nhu cầu của ngưòi học và những hạn chế về các
điều kiện đào tạo ( phưong tiện, tài liệu..v.v.. )
Tiếp cận hệ thống.
Theo quan niệm chương trình là bản thiết kế tổng thể quá trình đào tạo từ khâu
đầu (tuyển chọn) đến khâu cuối (kết thúc khoa học) với một hệ thống các hoạt động đào
tạo theo một trình tự chặt chẽ, kết hựop và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thực hiện các
nội dung và đạt được các mục tiêu cụ thể trong các giai đoạn của quá trình đào tạo. Tiếp
cận hệ thống cho phép thiết kế và xây dựng các chương trình đào tạo có tính hệ thống,
chặt chẽ và logíc cao, làm rõ vai trò, vị trí, tác dụng của từng khâu, từng nội dung chương
trình đào tạo đồng thời bảo đảm mối liên hệ, tác động qua lại giữa các thành tố của
chưong trình.
PHẦN 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA KTXH – KHCN VỚI PHÁT TRIỂN CHƢƠNG


TRÌNH ĐÀO TẠO
Trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có tác dụng quyết định đối với giáo
dục trên các mặt : chương trình giáo dục, điều kiện học, quy mô và tốc độ phát triển giáo
dục. Kinh tế quyết định hệ thống, cấu trúc giáo dục. Cùng với quá trình phát triển kinh tế
- xã hội từ xã hội cổ đại sang xã hội hiện đại; hệ thống giáo dục gia đình chuyển sang
giáo dục xã hội; giáo dục dành cho thiểu số sang giáo dục dành cho đa số; giáo dục chính

quy chuyển sang đa phương thức; giáo dục từ chỗ bó hẹp ít ngành sang nhiều ngành,
chương trình đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ.
Phát triển chương trình đào tạo là một qúa trình bao gồm 5 bước. Và bước đầu tiên
đó là:
Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo: Chương trình đào tạo cần được xây dựng
phù hợp với đặc điểm về thể chế chính trị, và trình độ phát triển kinh tế-xã hội, khoa họccông nghệ, truyền thống văn hoá.. của mỗi quốc gia, những yêu cầu và xu hưóng phát
triển của thời đại đồng thời phải thể hiện sự tiếp tục, kế thừa và phát triển các chương
trình giáo dục đã có (giáo dục là một quá trình có sự tiếp nối lịch sử trong từng giai đoạn
phát triển ). Do đó cần phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo ( theo bậc học hoặc ngành
đào tạo ) làm cơ sở để xây dựng mục tiêu và thiết kế cấu trúc, nội dung chương trình.
Trong giáo dục nghề nghiệp cần khảo sát xây dựng đặc điểm chuyên môn nghề, phân tích
công việc và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để làm cơ sở thiết kế các chương
trình đào tạo cụ thể.
Vậy Tình hình KTXH, KHCN và phát triển chương trình đào tạo có mối quan hệ mật
thiết với nhau Cụ thể:
2.1. PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GÓP PHẦN VÀO PHÁT TRIỂN
KTXH
Ngoại tác tích cực của giáo dục đối với người học: trong nền kinh tế, nguồn lao
động đã qua đào tạo, có kiến thức và trình độ chuyên môn vững vàng luôn tạo ra năng
suất lao động cao hơn nên dễ dàng cạnh tranh trong thị trường lao động hiện nay. Do đó,
họ có thu nhập cao hơn và có môi trường làm việc tốt hơn nguồn lao động phổ thông
không qua đào tạo. Điều này sẽ thúc đẩy KTXH phát triển nhanh. Con người là nguồn


nội lực cực kỳ quan trọng mà chúng ta đang tập trung phát huy, vì vậy mọi hoạt động
nhằm đào tạo và bồi dưỡng con người cần được xem là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ của
Nhà nước mà của toàn xã hội. Trong sâu xa và lâu dài, giáo dục thực chất là vấn đề kinh
tế bởi những lợi ích do giáo dục mang lại sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
hơn.
Ngoại tác tích cực của giáo dục đối với doanh nghiệp: một doanh nghiệp có nhiều

nhân viên có trình độ, có nhiều người tài, thì doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn,
chuyên nghiệp hơn, sản phẩm của họ tạo ra mang nhiều chất xám hơn, giá trị cao hơn;
giúp tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, giá trị thặng dư mà doanh
nghiệp tạo ra sẽ tăng lên. Đó là lý do vì sao các công ty lớn thường tổ chức các chương
trình tuyển chọn người tài với những chế độ làm việc ưu đãi. Đặc biệt, ngày nay các công
ty thường có xu hướng xây dựng quan hệ tốt với các trường đại học lớn thông qua các
chương trình tài trợ, cung cấp học bỗng để trực tiếp tìm kiếm nguồn nhân lực được đào
tạo tại các trường.
VD: Tập đoàn Hoa Sen thường tài trợ cho một số chương trình hoạt động của Khoa kinh
tế-luật, ĐHQGTPHCM và tổ chức những chương trình tuyển dụng sinh viên năm cuối có
thành tích học tập tốt tại trường về làm việc cho doanh nghiệp mình.
Như vậy, Ngoại tác tích cực của giáo dục đại học tạo ra cho nền kinh tế chính là
tổng hợp những ngoại tác tích cực mà chính người học và doanh nghiệp nhận được. Một
đất nước mà người lao động có thu nhập cao, doanh nghiệp thu về nhiều lợi nhuận thì
tổng thu nhập quốc nội (GDP) của quốc gia sẽ tăng lên. Ngoài ra, tăng nguồn thu cho
ngân sách cho Chính Phủ, vì khi thu nhập của các cá nhân và thu nhập của doanh nghiệp
tăng lên thì sẽ làm tăng nguồn thu từ thuế của Chính Phủ trong ngân sách quốc gia. Thu
ngân sách tăng dẫn đến việc chi ngân sách của Chính Phủ cũng được nới lỏng hơn, việc
cân đối nền kinh tế vĩ mô sẽ dễ dàng hơn.
Như vậy, thông qua việc đào tạo ra nguồn lực có kiến thức và năng lực thực hành
nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói
riêng vừa tạo cho người học cơ hội cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, vừa giúp cho
các doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận, tất cả những NTTC này đồng thời góp phần vào


việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Đây chính là NTTC của giáo dục đối
với nền kinh tế.
Thực tế của Việt Nam:
Theo báo cáo của một giáo sư đại học Harvard nghiên cứu về tình hình giáo dục
tại Việt Nam: “Phát triển kinh tế ở Đông và Đông Nam Á cho thấy mối liên hệ chặt chẽ

giữa phát triển và giáo dục đại học. Mặc dù mỗi một quốc gia thịnh vượng nhất trong khu
vực này – Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và gần đây là Trung Quốc – đã đi theo những
con đường riêng của mình, nhưng có một điểm chung trong sự thành công của họ là họ
đã chuyên tâm đeo đuổi một nền giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học chất lượng
cao. Những quốc gia kém thành công hơn trong khu vực Đông Nam Á – Thái Lan,
Philippines, Indonesia – cho chúng ta một câu chuyện cảnh giác. Các quốc gia này
thường không đạt chất lượng cao trong giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học, và họ
đã thất bại trong việc phát triển những nền kinh tế hiện đại. Đây là một điều không lành
cho tương lai của Việt Nam, bởi các trường đại học Việt Nam tụt lại khá xa đằng sau
ngay cả những láng giềng kém mở mang của mình.” Như vậy, để thúc đẩy vai trò tích
cực của giáo dục trong nền kinh tế thì Việt Nam cần nhìn nhận rõ mối quan hệ giữa phát
triển giáo dục và phát triển kinh tế, từ đó có những định hướng phát triển đúng, thích hợp
cho giáo dục Việt Nam.
2.2. KTXH ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Sự phát triển của KTXH đòi hỏi CTĐT phát triển một cách năng động và phụ thuộc.
Những vấn đề KTXH bao gồm:
-

Dân số và di cư lao động

-

Sự phân hóa giàu nghèo

-

Vấn đề môi trường

a. Dân số và di cư lao động ảnh hưởng đến CTĐT.
-


Dân số tăng, thu nhập thấp => tỷ lệ trẻ em dến trường thấp, tỷ lệ mù chữ trong
dân cư cao.

Các khu vực có tỷ lệ trẻ em đến trường và mù chữ cao cũng chính là những khu vực ít
phát triển nhất


VD: Nam sa mạc Xa-ha-ra: Khu vực có tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi tiểu học đến trường thấp
nhất (71%) với khoảng 38 triệu trẻ em không được đến trường
Châu Á: 22 triệu trẻ em không được đến trường trong đó 10 triệu ở Đông Nam Á (theo
diễn đàn về mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ Đông và Đông Nam Á 2007 tại HN).
-

Dân số tăng dẫn đến thiếu giáo viên và cơ sở vật chất

Hết học kỳ I năm 2008 – 2009, Hà Nội có 775 trường mầm non. So với đầu năm học
2008 – 2009, Hà nội đã có thêm 8 trường tư thục, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu gửi trẻ nên đa số trường bị quá tải
Bậc mần non hiện còn 2392 phòng học cấp 4, 1337 phòng học nhờ, học tạm, chiếm tỷ lệ
41,2%. (theo thống kê của Sở GDĐT HN – 2008)
-

Dân số tăng nhanh là gánh nặng đầu tư cho giáo dục

Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục ngày một tăng. Chi phí giáo dục của người dân
Việt Nam lên tới 44% trong tổng chi phí xã hội cho giáo dục, cao thứ hai ở các nước Á
Châu, chỉ sau Campuchia.
b. Sự phân hóa giàu nghèo ảnh hưởng đến CTĐT
-


Tỷ lệ người biết chữ ở thành thị cao hơn ở nông thôn.

Ở VN: Xét trong nhóm tuổi THPT, nhóm hộ nghèo nhất chỉ có 54% đi học, trong khi tỷ
lệ này ở hai nhóm hộ khá giả lên tới 87%.
Tại Mĩ, theo điều tra năm 2004, 41% sinh viên có thu nhập thấp tại các trường cao đẳng
hệ 4 năm có khả năng tốt nghiệp trong vòng 5 năm. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm sinh
viên có thu nhập cao là 66%.
c. Vấn đề môi trường ảnh hưởng đến CTĐT.
Môi trường tự nhiên tác động đến thể chất và tâm lý con người. Con người sinh ra
và lớn lên trong môi trường tự nhiên có đặc thù riêng và chịu ảnh hưởng của môi trường
đó.
VD: Người sinh sống ở những nơi khắc nghiệt, chịu cuộc sống khó khăn và sống trong
khuôn phép của gia đình sẽ hình thành nhân cách khác so với người sống trong sự nuông
chiều và thiếu sự dạy dỗ, khuôn phép của gia đình
Môi trường văn hóa dù không nhìn thấy nhưng nó vẫn tồn tại và tạo ra môi trường


nuôi dưỡng yếu tố tinh thần con người.
Môi trường xã hội ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con
người là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử.
VD: Ở mỗi thời đại khác nhau, như thời Cổ đại, Trung cổ, Cận đại, Hiện đại….có những
kiểu loại nhân cách khác nhau
Bên cạnh đó giáo dục lại tác động ngược lại đến môi trường cụ thể:
Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thwucs và ý thức
bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng sinh thái, làm cho
môi trường trong lành hơn.
VD: tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của việc vứt rác bừa bãi, thải khí độc,
khuyến khích trồng nhiều cây xanh.
Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua chức năng kinh tế - xã hội,

chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng văn hóa của giáo dục.
Giáo dục tác động đến môi trường xã hội nhỏ: Gia đình, bạn bè, khu phố…
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO PHÁT TRIỂN CHƢƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hoá đã và
đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Tốc độ phát minh khoa học
ngày càng gia tăng. Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng rút ngắn. Sự cạnh tranh về
công nghệ cao diễn ra quyết liệt. Truyền thông về khoa học - công nghệ diễn ra sôi động.
Nhiều tri thức và công nghệ mới ra đời, đòi hỏi con người phải học tập thường xuyên,
học tập suốt đời. Quá trình giáo dục phải được tiến hành liên tục để người lao động có thể
thích nghi được với những đổi mới của tiến bộ khoa học - công nghệ. Vừa qua, hoạt
động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ được đẩy mạnh, quản lý khoa học công nghệ có đổi mới, thị trường khoa học - công nghệ được hình thành,đầu tư cho khoa
học được nâng lên. Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là động lực
phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và CNXH.
Khoa học và công nghệ là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc
phòng an ninh. Phát triển khoa học công nghệ để tạo tiền đề cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ


thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
Phát triển khoa học và công nghệ có tác dụng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ
và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
“Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển
2011)” nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao
dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất
nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng
với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào
tạo là đầu tư phát triển. Sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng có ý nghĩa
quyết định trong việc làm thay đổi nền sản xuất vật chất của xã hội”
Hiện nay, khoa học và công nghệ đang có vai trò to lớn trong việc hình thành nền
“kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin” , phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất,

dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia. Do vậy, Chương trình học cần bám sát sự phát
triển khoa học công nghệ, vì đào tạo phải được ứng dụng vào thực tế, trong khi đó yêu
cầu của sự phát triển xã hội luôn yêu cầu sự ứng dung của khoa học công nghệ. Nếu
người học không được trang bị tốt, thì xã hội, doanh nghiệp không ứng dụng được kiến
thức mới công nghệ mới. Những yếu tố này tăng hiệu quả công việc, tăng hiệu suất sản
xuất, giảm thời gian tạo ra san phẩm mới, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực quản
lý nguồn lực và con người. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Như vậy, chương trình đào tạo luôn cập nhật, giáo dục nâng cao kiến thức kỹ thuật
công nghệ mới liên quan trực tiếp đến sự phát triển của nghành ngoài thực tế xã hôi. Còn
bản thân công nghệ đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của chương trình đào tạo đạt hiệu
quả hơn, lan truyền đến nhiều người học hơn.
VD: điển hình trong ví du là Nhà nước tăng đầu tư vào phát triển nhà máy điện hạt
nhân => đòi hỏi 1 lượng lao động có trình độ chuyên môn để vận hành, làm việc trong
lĩnh vực này => Nhu cầu mở thêm ngành của các trường ĐH.
Bộ Giáo dục xây dựng chương trình khung cho ngành hạt nhân này. => hội đồng
kế hoạch của từng nhà trường sẽ phát triển thêm thành khung chương trình, quy định số


tiết thực hành, lý thuyết …
Vì mở thêm ngành=> tăng cường CSVC, thiết bị , giáo trình, phục vụ cho ngành
mới, tuyển thêm giáo viên..
Qua ví dụ trên cũng cho thấy Đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, của sự PT
KH- KT
Đấy chính là lý do mà hầu hết những trường ĐH lớn trên thế giới cũng như tại
Việt Nam đều ưu tiên đầu tư và phát triển đào tạo nhóm ngành khoa học cơ bản, không
ngừng phát minh và ứng dụng những công nghệ mới vào thực tiễn. Tính tại TPHCM,
hàng loạt trường ĐH, CĐ, Học viện lớn đều tuyển sinh nhóm ngành này, có thể kể ra
những đơn vị hàng đầu được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm kiếm thông tin như: ĐH Bách
Khoa, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc tế, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Hoa Sen…

Đây chính là những tín hiệu lạc quan về chất lượng đào tạo của nhóm ngành khoa
học công nghệ mà các trường ĐH đang nỗ lực đạt được mục tiêu trong những năm tiếp
theo đội ngũ nhân lực trẻ được đào VN sẽ gia nhập vào bức tranh nghề nghiệp rộng lớn
với bạn bè quốc tế.
PHẦN III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ GIỮA KTXH, KHCN VÀ
PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Hệ thống máy tính truyền thống được thiết kế nhằm chuẩn mực hóa theo tính bản
thể học. Nói rõ hơn, khi bắt đầu viết một chương trình máy tính, chúng ta phải xác định
bản thể mà chương trình học cần phải thể hiện được, hay theo các thuật ngữ kỹ thuật - mô
hình dữ liệu (Simsion 1994), trong đó xác định nguồn nhân lực, chức danh, bộ môn, các
khóa học, các môn học chính và qui trình đánh giá cho điểm. Chương trình học lúc đó
được thiết kế và vận hành có hiệu quả chỉ khi tất cả những gì mà chương trình đào tạo
phải có được xác định và hiện diện.
Tất nhiên, việc chuẩn mực hóa theo tính bản thể học không bao hàm việc liên kết
các khóa học lại với nhau. Các trường ĐH có thể chuẩn mực hóa để có thể sử dụng các
phần mềm hiệu quả hay đào tạo đội ngũ của mình một cách tiết kiệm và khả thi nhất mà
không cần phải chuẩn mực hóa nội dung của các khóa học của mình. Sách giáo khoa, ví
dụ, có thể được nhiều trường cho là một trong những cách để thực hiện việc chuẩn mực


hóa này, tuy nhiên, với công nghệ thông tin, cơ hội chuẩn mực hóa nội dung giảng dạy sẽ
nhiều hơn rất nhiều.
Vấn đề hiện nay không phải là sử dụng công nghệ thông tin hay không, mà là sử
dụng như thế nào? Vì các trường ĐH quyết định sẽ sử dụng, do đó, các trường phải đối
mặt với các lựa chọn quan trọng. Ở các nước, trước khi công nghệ thông tin trở nên phổ
biết, việc phân cấp giáo dục và tính đa dạng được khuyến khích bằng cách hạn chế thế
giới vật chất. Các trường ĐH nằm cách xa nhau về mặt địa lý và khó có khả năng cho
sinh viên có thể chuyển đổi nơi học và thực tập, và do đó, mỗi trường ĐH có con đường
và lãnh địa riêng của mình. Hiện nay, tình hình đã không còn như vậy nữa. Với công
nghệ thông tin, trái đất chúng ta đã trở nên nhỏ bé và gần gũi hơn.

Công nghệ thông tin, cụ thể là Internet, được tạo ra đầu tiên nhằm mục đích quân
sự và công nghiệp, sau đó mới được ứng dụng vào GD. Tuy nhiên, ứng dụng CNTT vào
GD ĐH đòi hỏi một con đường khác. Nhằm có thể sử dụng một cách hiệu quả, các nhà
GD có thể phải tái sáng tạo và thuyết phục được mục đích của nó là nhằm xác định bản
thể học, chuẩn hóa nội dung, kỹ năng và đáp ứng được các thành tố chương trình học một
cách tổng thế. Hoặc ít nhất, các nhà GD cũng phải sử dụng và đo lường được các kết quả
có thể có của từng tiêu chuẩn. Các chuẩn mực này, ví dụ như các qui trình tài chính của
trường đại học, có thể không có tác động lớn đến GD. Các chuẩn mực khác có thể phải
cần được thiết kế cẩn thận nhằm đạt được các lợi ích trong quá trình điều hành mà không
làm ảnh hưởng đến văn hóa chung (Hanseth, Monteiro, & Hatling 1996). Một số chuẩn
mực khác có thể làm ảnh hưởng đến các mục đích xã hội của nhà trường và chúng đòi hỏi
sự cẩn thận trong từng khâu thiết kế. Với sự giúp đỡ của CNTT, chúng ta có thể giới hạn
các yếu điểm đó và có thể thực hiện công việc của chúng ta hiệu quả hơn. CNTT được sử
dụng nhằm phục vụ cho các mục đích của con người, nhưng sự quá tải của CNTT là điều
mà chúng ta phải lựa chọn cẩn thận trong việc ứng dụng để chúng ta không phải hy sinh
đi những gì thuộc về „con người' trong đó.
Thử đặt ra câu hỏi: IT có thể cải tiến được chất lượng của giáo dục đại học không?
Tất nhiên, IT không thể một mình có thể làm nên tất cả chất lượng, tuy nhiên, quan trọng
nhất là những lựa chọn mà chúng ta phải có để ứng dụng IT vào nhằm nâng cao chất


lượng GD và đào tạo.
Hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường lên nền giáo dục
Chúng ta phải hạn chế tối đa những mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động
vào giáo dục nước ta bấy lâu nay bằng chính việc trao cho các cơ sở giáo dục quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội về mọi phương diện trong quá trình đào tạo. Bỏ hẳn chế
độ “xin cho” về tài chính và nhân sự.
Các cấp quản lý giáo dục chỉ tập trung xây dựng chính sách và kiểm soát các cơ sở
giáo dục có thực hiện đúng những điều đã quy định hay không. Bỏ hẳn tình trạng cơ sở
giáo dục muốn làm gì cũng phải báo cáo xin phép cấp trên, chờ cấp trên đồng ý mới được

làm.Để từng cơ sở giáo dục chủ động làm đúng những điều đã được quy định, ngoài việc
giám sát của các cấp quản lý giáo dục phải có quy chế thành lập “Hội đồng giám sát của
cộng đồng” để khách quan giám sát các cơ sở giáo dục. Hội đồng này gồm đại diện của
giáo viên, học sinh, của cha mẹ học sinh và đại diện của chính quyền, đoàn thể, của cộng
đồng dân cư tại địa phương nơi trường hoạt động. Có vậy việc dân chủ hóa, xã hội hóa
mới thực hiện được triệt để. Tất nhiên giao quyền tự chủ cho cơ sở phải có lộ trình, phải
có tiêu chuẩn, không được phó mặc cho cơ sở. Những cơ sở giáo dục còn yếu kém phải
được cải tổ thay đổi rồi mới giao quyền.
Giáo dục phải được phát triển trên cơ sở kết hợp sự phát triển của khoa học kỹ
thuật tiên tiến và những thành tựu về khoa học phát triển con người
Phát triển ngành giáo dục dựa trên tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nhất là những
tiến bộ của khoa học tâm lý, khoa học giáo dục để xây dựng chương trình, biên soạn sách
giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục, đổi mới các hình
thức thi cử, đánh giá.



×