Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 31 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN HUỆ YÊN

NGUYỄN HUỆ YÊN

ẨN DỤ TU TỪ

ẨN DỤ TU TỪ

TRONG THƠ TỐ HỮU

TRONG THƠ TỐ HỮU

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số

: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Quang Năng

THÁI NGUYÊN - 2008

THÁI NGUYÊN – 2008



1

MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN

5

NỘI DUNG LUẬN VĂN

1.1. Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện
đại, là người mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng. Suốt
cuộc đời gắn bó với hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca, ông đã thực sự
tạo nên được niềm yêu mến, nỗi đam mê bền chắc trong lòng nhiều thế hệ độc
giả. Ông là người đã đem đến cho công chúng và cũng nhận được từ họ sự

1.1. Khái niệm về ẩn dụ

5

đồng cảm, đồng điệu, đồng tình tuyệt diệu. Tố Hữu là hình ảnh tiêu biểu của


1.2. Các kiểu ẩn dụ

9

một kiểu nhà thơ mới - nhà thơ trữ tình chính trị. Con đường thơ của Tố Hữu

1.3. Đặc điểm của ẩn dụ tu từ

17

song hành cùng quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

1.4. Một số nét khái quát về nhà thơ Tố Hữu

23

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU

29

1.2. Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận không thể
thiếu trong vốn văn hóa tinh thần của quần chúng Cách mạng. Trong hơn nửa
thế kỉ qua, thơ Tố Hữu luôn có mặt trong chương trình sách giáo khoa Ngữ

2.1. Thống kê, phân loại về ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu

29

văn ở các cấp học. Thơ ông đã "đốt lửa" và "truyền lửa" tới muôn triệu trái


2.2. Tính chất của hình ảnh ẩn dụ trong thơ Tố Hữu

51

tim bạn đọc. Đồng thời, thơ Tố Hữu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của

Chương 3: CHỨC NĂNG CỦA ẨN DỤ TRONG THƠ TỐ HỮU

60

các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi trong nước cũng như nước ngoài.
Thơ Tố Hữu được nghiên cứu từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau. Tố Hữu

3.1. Chức năng xây dựng hình tượng

60

3.2. Chức năng biểu cảm

69

3.3. Chức năng thẩm mỹ

75

1.3. Thơ Tố Hữu "bắt rễ sâu và hấp thu sức mạnh trong nguồn mạch

3.4. Chức năng nhận thức


81

dân tộc, thể hiện sự thống nhất cao độ giữa cách mạng và dân tộc trong hình

được đánh giá là "nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam hiện
đại" [26, tr. 407].

thức tươi đẹp của nghệ thuật. Ông tiếp thu được cả hai nguồn thơ ca dân gian

KẾT LUẬN

90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

94

dân tộc - hiện đại trong nghệ thuật" [26, tr. 407]. Không cố công đi tìm hình

PHỤ LỤC

99

thức biểu hiện trong sự gọt giũa cầu kì hay những kỹ xảo thơ ca mà ông có ý

và bác học, đã kế tục sáng tạo nhiều thể thơ dân tộc, thực hiện sự thống nhất

thức về sự kết hợp giữa dân tộc, truyền thống và hiện đại. Cái hiện đại trong
thơ ông được thể hiện nhuần nhuyễn trên nền truyền thống và dân tộc. Ông rất


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

3

dân tộc khi trở về với thơ ca dân gian, với thơ ca yêu nước. Ông quan tâm đến

Ngoài những nghiên cứu ở góc độ phê bình văn học, thơ Tố Hữu được
nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu thi
pháp thơ Tố Hữu, tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện, cách sử dụng ngôn
ngữ, xây dựng hình ảnh...

hình ảnh, ngôn ngữ và nhạc điệu trong thơ.
1.4. Chọn đề tài "Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu", luận văn mong muốn
làm rõ thế giới nghệ thuật độc đáo trong thơ Tố Hữu, đồng thời góp phần nhìn
nhận và đánh giá đầy đủ hơn về những đóng góp của nhà thơ ở phương diện
nghệ thuật. Nghiên cứu "Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu" cũng để làm rõ những
giá trị, những kinh nghiệm và truyền thống của phương thức tu từ mà người
thi sĩ cách mạng này đã từng khai phá và sáng tạo.
1.5. Đã có nhiều công trình, luận án, luận văn quan tâm đánh giá,
nghiên cứu toàn diện hoặc nhiều khía cạnh nội dung, nghệ thuật của thơ Tố
Hữu: phong cách nghệ thuật, tính dân tộc, ngôn ngữ, nhạc điệu... Tuy vậy, ẩn
dụ tu từ trong thơ Tố Hữu cho đến nay chưa được nghiên cứu một cách hệ

thống và đầy đủ. Do vậy, đề tài mà luận văn lựa chọn sẽ cố gắng tập trung vào
hướng khảo sát còn để ngỏ này.
2. Lịch sử vấn đề
Trong dòng chảy của thơ ca Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, ẩn
dụ tu từ đã góp phần tạo nên những nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng
ngôn từ. Phải kể tới sự đóng góp của nghệ sĩ dân gian trong ca dao - dân ca,
Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính, Xuân Diệu
hay Chế Lan trong thơ, đặc biệt là Tố Hữu.
Hơn nửa thế kỉ qua, thơ Tố Hữu trở thành một hiện tượng, một đối
tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút hầu hết các nhà nghiên cứu,
phê bình có tên tuổi như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Hà Minh
Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử,
các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình
Thi, Hoàng Trung Thông…Từ những góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà
nghiên cứu đều thống nhất đánh giá: Tố Hữu là một phong cách lớn, thơ Tố
Hữu có giá trị đặc sắc trong sự phát triển của nền văn học dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Trong "Phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu", Nguyễn Văn Hạnh
có viết "Đọc thơ anh thoáng qua dễ không thấy hết được những phát hiện mới
mẻ, độc đáo. Ít thấy kỹ thuật. Thậm chí có những cái quen thuộc, "chung
chung", gần "mòn", "cũ" (…). Nó có chỗ mạnh của nó. Đó cũng là một trong
những chỗ mạnh của văn học dân gian" [23, tr. 843].
Lê Đình Kỵ đã khẳng định tính dân tộc đậm đà trong thơ Tố Hữu qua
cách sử dụng ẩn dụ trong thơ: "Tố Hữu cũng sử dụng rộng rãi lối ví von rất
quen thuộc của ca dao (…). Thông thường thì là ví von gián tiếp hơn, theo lối
mà ngày nay chúng ta gọi là ẩn dụ, nhưng ý vị và cấu trúc thì vẫn rất gần với

ca dao" [38, tr. 801].
Trong cuốn "Những thế giới nghệ thuật thơ", Trần Đình Sử có nhận
xét về thế giới ngôn từ trong thơ Tố Hữu: "Xét về ngôn từ thơ Tố Hữu là cả
một thế giới bùng cháy, tỏa sáng, nẩy nở tột cùng, dâng hiến tột độ (…). Hệ
thống hình ảnh ngôn từ ấy làm cho thơ Tố Hữu thực sự là tiếng thơ nóng bỏng,
sáng ngời, bay bổng, nhiệt huyết" [51, tr. 187]. Cũng trong bài viết này, tác giả
khẳng định "Ngôn từ thơ Tố Hữu mang tính chất hiện thực và cổ điển" [51, tr. 188].
Khảo sát ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu là hướng đi tiếp nối những
công trình đi trước nhằm tìm ra những nét mới mẻ và độc đáo trong thế giới
nghệ thuật của người nghệ sĩ cách mạng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tập Thơ Tố Hữu (NXB Văn hóa - thông tin, HN - 2002) gồm các tập
thơ: Từ ấy (1946); Việt Bắc (1954); Gió lộng (1961); Ra trận (1962-1971);
Máu và Hoa (1977); Một tiếng đờn (1992); Ta với Ta (1999). Tất cả tập sách
gồm 7 tập thơ với 284 bài thơ.
Nghiên cứu hiện tượng ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4



5

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Chương 1

4.1. Thi pháp học thể loại: vận dụng thi pháp thể loại (thơ trữ tình)


CƠ SỞ LÝ THUYẾT: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

4.2. Phương pháp thống kê: Thống kê số lượng ẩn dụ tu từ được sử dụng
trong các tập thơ của Tố Hữu. Kết quả thống kê sẽ được phân loại phục vụ cho việc
nghiên cứu định lượng, miêu tả và bàn luận cụ thể về ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu.
4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích đặc điểm từng kiểu
loại ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu. Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét, đánh giá
khái quát những nét độc đáo về nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà thơ trong
việc xây dựng các hình tượng nghệ thuật.
4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu: Luận văn so sánh cách sử dụng
ẩn dụ tu từ qua các tập thơ của Tố Hữu để làm nổi bật nét mới của các ẩn dụ
tu từ trong quá trình sáng tác của Tố Hữu.
5. Đóng góp của luận văn

ĐẾN NỘI DUNG LUẬN VĂN

1.1. KHÁI NIỆM VỀ ẨN DỤ

1.1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu ẩn dụ
Vấn đề ẩn dụ luôn được đặt ra và nghiên cứu từ nhiều cấp độ khác
nhau của truyền thống học thuật riêng biệt như các học thuyết của triết học,
tâm lý học, phong cách học, ngôn ngữ học và gần đây là dụng học và ngôn
ngữ học tri nhận. Trong các công trình nghiên cứu thuộc về ngôn ngữ học
truyền thống, ẩn dụ thường chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn trong phần từ vựng
học và tu từ học với qun điểm coi nó là một phương thức phát triển nghĩa mới

5.1. Về lý luận: Nghiên cứu ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu góp phần
làm sáng tỏ những nét độc đáo trong phong cách thơ Tố Hữu nhằm khẳng
định tài năng "lá cờ đầu của thơ ca cách mạng". Đồng thời, xác định giá trị

của phương tiện tu từ này trong sự phát triển của thơ ca đương đại.
5.2. Về thực tiễn: Từ việc khẳng định những đặc sắc của ẩn dụ tu từ
trong thơ Tố Hữu, thấy được những kinh nghiệm nghệ thuật của nhà thơ như
một truyền thống hòa nhập vào thơ ca đương đại. Nó còn góp phần thúc đẩy
việc tìm hiểu tác phẩm văn học dựa trên mối quan hệ giữa nội dung và hình
thức, nhất là con đường tiếp cận ngôn ngữ tác phẩm ở cấp độ từ ngữ.
6. Cấu trúc của luận văn

của từ (ẩn dụ từ vựng) hoặc là một biện pháp tu từ (ẩn dụ tu từ).
Lý thuyết về ẩn dụ có một lịch sử lâu dài và đầy sóng gió, bắt đầu từ
triết học thời Hi Lạp cổ đại với tên tuổi của triết gia Aristotle - một trong
những người thầy triết học. Ông đã xem ẩn dụ là hình thức trang trí trong
ngôn ngữ nghệ thuật và hùng biện bằng phương thức chuyển nghĩa từ giống
đến loài, từ loài sang giống hoặc dựa trên cơ sở tương tự.
Ở Trung Hoa cổ đại, trong các công trình nghiên cứu của các học giả,
ẩn dụ thể hiện qua khái niệm tỉ (chỉ cách ví von, bóng gió) và ẩn chứa trong
lời diễn khởi đầu của các bài dân ca sau này được ghi lại trong tác phẩm Kinh

- Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương sau:

Thi nổi tiếng.
Thời hiện đại, ẩn dụ cũng xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý thuyết: Những vấn đề liên quan đến nội dung luận văn.

của các nhà ngôn ngữ trên thế giới như R. Jakobon, J.Cohen, P. Ricoeur,

Chương 2: Đặc điểm ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu.


Samuel Levin và sau này là G. Lakoff và Mark Tumer,... ở những góc độ

Chương 3: Chức năng của ẩn dụ trong thơ Tố Hữu.

nghiên cứu khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

7

Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu đáng chú ý về ẩn dụ
của các nhà Việt ngữ học, các nhà nghiên cứu văn học. Đáng chú ý là các
công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn
Tu, Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Đức Tồn, …

Các nhà ngôn ngữ học trong nước cũng có quan điểm tương tự. Nguyễn
Văn Tu cho rằng:
Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên gọi của một sự vật
khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được mối quan hệ đó

1.1.2. Các quan niệm về ẩn dụ


chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ, theo tưởng

1.1.2.1. Ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa của từ

tượng của ta mà gọi một sự vật chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật

Ẩn dụ là nét độc đáo của ngôn ngữ tự nhiên. Ẩn dụ được nghiên cứu
trong rất nhiều lĩnh vực theo những góc độ và những cách thức khác nhau.

mà từ biểu thị trước thôi. Chính nhờ những dấu hiệu chung gián
tiếp ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các vật khác nhau [63, tr. 159].

Trên thế giới, người đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về ẩn dụ là

Đỗ Hữu Châu cũng quan niệm: "Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện

Aristotle trong cuốn Thi học. Trong tác phẩm này, Aristotle đã nói rằng ẩn dụ

tượng này bằng tên gọi của một sự vật hiện tượng khác, giữa chúng có mối

là sự áp dụng cho một sự vật nào đó một cái tên mà cái tên này vốn thuộc về

quan hệ tương đồng". [7, tr. 54]. Sau này, trong công trình Từ vựng - ngữ

một sự vật khác hoặc là từ loại cho đến chủng hoặc từ chủng cho đến loại, từ

nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu giải thích một cách cụ thể hơn: "Cho A là một

loại nhỏ sang loại nhỏ khác dựa vào sự đồng dạng. Aristotle đã phát biểu lý


hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của X

thuyết về phép so sánh rút gọn, lý thuyết về bản chất so sánh rút gọn của ẩn

(tức X là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức

dụ. Theo đó, ẩn dụ được xem như một phần so sánh được rút gọn bằng cách

lấy tên gọi A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y), nếu như X và Y có nét nào

loại bỏ từ so sánh "như là", "là" v.v...Chẳng hạn, theo Aristotle, ẩn dụ người

đó giống nhau" [8, tr. 145].

là chó sói là một phép rút gọn từ một phép so sánh người giống như là một
con chó sói (so sánh trong tiếng Việt: mặt hoa là rút gọn từ phép so sánh: Mặt
(người) tươi như hoa).
Trong các sách nghiên cứu ẩn dụ trong và ngoài nước, cho đến nay, ẩn
dụ thường được coi là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm
giữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống nhau. Theo A.A.Refor-matxkij thì
"ẩn dụ theo nghĩa chiết tự là "sự chuyển đổi", là trường hợp chuyển nghĩa
điển hình nhất. Sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ dựa trên sự giống nhau của các sự

Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: "Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự
giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau" [21, tr. 162].
Đào Thản đã giải thích khá rõ ràng, cụ thể khái niệm ẩn dụ trong mối
quan hệ với sự so sánh: "Ẩn dụ cũng là một lối so sánh dựa trên sự giống
nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất, hoặc chức năng của hai đối
tượng. Nhưng khác với so sánh dùng lối song song hai phần đối tượng và

phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại phần để so sánh" [53, tr. 143].

vật về màu sắc, hình thức, đặc tính vận động v.v..." [Dẫn theo 59, tr. 1]. Theo

Theo quan điểm của Nguyễn Đức Tồn thì bản chất của ẩn dụ là: "phép

Ju. X. Xtepanov thì "Bản thân từ Meta phora từ tiếng Hy Lạp cũng có nghĩa là

thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này

"sự chuyển nghĩa" và " khi một từ, tuy vẫn còn liên hệ với biểu vật mới, thì

sang sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hóa

hiện tượng ngôn ngữ đó là ẩn dụ" [Dẫn theo 60, tr. 1].

chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng" [61, tr. 8].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8



9


Lần đầu tiên, trong sự phân tích ẩn dụ trong quan hệ với so sánh,

Được sử dụng như một biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi

Nguyễn Đức Tồn đã chỉ ra một cách cụ thể, rõ ràng cái mà lâu nay người ta

cảm, gợi hình và giá trị thẩm mỹ cho sự diễn đạt. Cho nên có thể

vẫn nói ẩn dụ là so sánh ngầm. Và thực chất "về lôgic, chỉ có sự đồng nhất

gọi nó là ẩn dụ lâm thời hay ẩn dụ tu từ. (…) Ẩn dụ lâm thời hay ẩn

hoặc tương đồng hoàn toàn giữa các sự vật thì mới cho phép có thể dùng cái

dụ tu từ mang tính sáng tạo riêng, do vậy mới có khả năng cùng chỉ

này để thay thế cái kia được (cũng giống như nguyên tắc thay thế phụ tùng,

một đối tượng nhưng mỗi người lại có thể có cách diễn đạt bằng

máy móc trong khoa học kỹ thuật" [60, tr. 5].

hình ảnh ẩn dụ khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau [61, tr. 4].

1.1.2.2. Ẩn dụ là một biện pháp tu từ (ẩn dụ tu từ)

Như vậy, qua những cách hiểu và định nghĩa nêu trên, có thể thấy

Cù Đình Tú cho rằng: "Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên


rằng, trong Việt ngữ học, ẩn dụ ẩn dụ được xem xét theo hai góc độ. Thứ

gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở mối

nhất, ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa cơ bản của đơn vị

quan hệ liên tưởng về nét tươnghs hiểu của đồng giữa hai đối tượng" [65, tr. 179].

từ vựng dựa vào mối tương đồng giữa sự vật - đối tượng. Theo góc độ này, ẩn
dụ là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học. Thứ hai, ẩn dụ là một biện pháp

Đinh Trọng Lạc quan niệm:
Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa
trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc
tưởng tượng ra) giữa khách thể (hiện tượng, hoạt động, tính chất) A
được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động tính
chất) B có tên gọi được dùng chuyển sang cho A [34, tr. 52].
Theo Nguyễn Thái Hòa: "Phép ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa

tu từ nhằm tạo nên những biểu tượng trong nhận thức của con người. Ở góc
độ này, ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của phong cách học, được coi là biện
pháp tu từ (ẩn dụ tu từ). Với tư cách là biện pháp tu từ, ẩn dụ tu từ được khảo
sát trong những ngữ cảnh cụ thể, gắn liền với văn bản. Nếu tách khỏi văn
cảnh thì giá trị ngữ nghĩa của nó sẽ không còn tồn tại.
1.2. CÁC KIỂU ẨN DỤ

của một đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét

1.2.1. Quan niệm của Đỗ Hữu Châu


nghĩa tương đồng" [36, tr. 194].

Theo Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ có các kiểu sau đây:

Hữu Đạt cũng quan niệm:

+ Ẩn dụ hình thức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức

Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra. Người tiếp nhận

giữa các sự vật. Ví dụ, những ẩn dụ trong các từ chân trong chân bàn, chân

văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng

núi, chân tường, từ mũi trong mũi thuyền, mũi đất, mũi dao; từ cánh trong

để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật,

cánh buồm, cánh đồng, cánh quạt...là những ẩn dụ chỉ hình thức.

hiện tượng tồn tại ngoài văn bản. Như vậy, thực chất của phép ẩn

+ Ẩn dụ chỉ cách thức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách

dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên

thức thực hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng.Ví dụ, nắm tư tưởng, cắt hộ

cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc[13, tr. 302].


khẩu chỉ rõ cách thức nhận thức tư tưởng, cách thức chuyển hộ khẩu cũng
giống như cách chúng ta cắt, nắm một sự vật vật lí cụ thể nào đó.

Theo Nguyễn Đức Tồn, ẩn dụ tu từ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

11

Giấy đỏ buồn không thắm

+ Ẩn dụ chức năng là những ẩn dụ dựa dựa vào sự giống nhau về chức
năng giữa các sự vật. Ví dụ, các ẩn dụ chức năng như chốt trong giữ chốt, cửa

Mực đọng trong nghiên sầu

trong cửa sông, cửa rừng.

(Vũ Đình Liên)

+ Ẩn dụ kết quả là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động

của các sự vật đối với con người.Ví dụ, ấn tượng nặng nề là muốn nói tới tác
động của ấn tượng đối với lí trí, tình cảm của chúng ta cũng giống như một
vật nào đó có trọng lượng lớn mà chúng ta phải mang, phải gánh, làm chúng
ta cử động khó khăn, đi đứng chậm chạp, không nhẹ nhàng, thanh thoát.
Trong những ẩn dụ kết quả, có một loại đáng được chú ý đặc biệt,
đó là những ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để
gọi tên những cảm giác của giác quan khác hay những "cảm giác"của trí
tuệ, tình cảm. Ví dụ, chua, ngọt, mặn, cay, chát... là những cảm giác vị giác
được dùng để gọi các cảm giác thính giác nói chua loét, lời nói ngọt ngào,
nói cay quá...

+ Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó.
Ví dụ, tình cảm khô khan; lời nói ngọt ngào.
+ Ẩn dụ chức năng. Ví dụ, bến trong bến xe, bến tàu điện… không
giống nhau về hình dạng, không giống nhau về vị trí … với bến sông, bến đò.
Nó chỉ giống bến sông, bến đò ở chức năng đầu mối giao thông.
+ Ẩn dụ đặc điểm hình thức, dáng vẻ bên ngoài.Ví dụ, người phụ nữ
hay ghen gọi là Hoạn Thư; người đàn bà đẹp gọi là Tây Thi.
+ Ẩn dụ màu sắc.Ví dụ, màu da trời - màu xanh như da trời; màu cánh
sen - màu hồng như màu của cánh sen; màu cốm - màu xanh như màu của cốm.
+ Ẩn dụ chuyển tên con vật thành con người. Ví dụ, cún con của mẹ;

Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế nét nghĩa đồng nhất không phải
bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều ẩn dụ không chỉ một mà
thường là một số nét nghĩa cùng tác động. Ví dụ, trong những từ như: mũi,
chân cả hai nét nghĩa hình dáng và vị trí phối hợp với nhau tạo nên các nét
nghĩa ẩn dụ của chúng (trong chân bàn thì có nét nghĩa hình dáng nhưng

bồ câu của anh.
+ Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng. Ví dụ, hạt nhãn là cái cụ thể chỉ phần

bên trong của quả được dùng để chỉ trung tâm quan trọng nhất của một vấn đề.
1.2.3. Quan niệm của Cù Đình Tú
Theo Cù Đình Tú, trên lý thuyết, nếu như có bao nhiêu khả năng

trong chân núi thì chủ yếu là nét nghĩa vị trí).

tương đồng thì có bấy nhiêu khả năng cấu tạo ẩn dụ tu từ. Có thể nêu một số

1.2.2. Quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp

khả năng tương đồng được dùng làm cơ sở để tạo ra các ẩn dụ tu từ:

Theo Nguyễn Thiện Giáp, ẩn dụ có các kiểu sau:

+ Tương đồng về màu sắc. Ví dụ:

+ Ẩn dụ hình thức. Ví dụ, Bướm, loài côn trùng có cánh bay. Cái mắc
áo có hình con bướm cũng được gọi là bướm. Mũi là bộ phận có đặc điểm

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Nguyễn Du)

nhọn, nhô ra. Phần đất nhô ra cũng được gọi là mũi đất.
+ Ẩn dụ chuyển tính chất của sự vật này sang sự vật hoặc hiện tượng
khác. Ví dụ:

(Lửa và hoa lựu có màu sắc như nhau (màu đỏ), lửa biểu thị hoa).
+ Tương đồng về tính chất. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12



13

Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hàng thế kỉ bỗng
bừng lên ánh bình minh của thời đại.

Hoa thơm bán một đồng mười
Hoa tàn nhị rữa bán đôi lạng vàng

(Bóng đêm và chế độ thực dân phong kiến có tính chất như nhau (tăm
tối), bóng đêm biểu thị chế độ thực dân phong kiến).

(Ca dao)
Giá đành trong nguyệt trên mây

+ Tương đồng về trạng thái. Ví dụ:

Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa

Ngôi sao ấy lặn hóa bình minh

(Nguyễn Du)


(Tố Hữu)

Nàng rằng khoảng vắng đêm trường

(Ngôi sao lặn và Bác Hồ qua đời có trạng thái như nhau (không còn),
sao lặn biểu thị Bác Hồ từ trần).

Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
(Nguyễn Du)

+Tương đồng về hành động. Ví dụ:
Thay mặt cho tất cả các tổ chức ấy chỉ có một mình anh ủy viên
thường trực trẻ tuổi. Con sông nhỏ hứng đủ trăm dòng suối trút xuống.

Phượng những tiếc cao, diều hay liệng
Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi
(Nguyễn Trãi)

(Hứng đủ trăm dòng và nhận giải quyết mọi việc có hành động (tiếp
nhận) giống nhau, do đó dùng hành động hứng đủ trăm dòng biểu thị nội
dung: "nhận giải quyết mọi việc").

Ở nghĩa gốc, từ hoa là tên gọi cơ quan sinh sản hữu tính của một loại
thực vật thường có màu sắc đẹp và hương thơm. Từ hoa khi thì dùng để ví
người phụ nữ đẹp, khi thì được dùng để ví người tình nhân hào hoa phong

+ Tương đồng về cơ cấu. Ví dụ:
Thầy quen nhẫn nại như một người đan rổ: tay bắt từng nan một, uốn
nắn cho khéo, vào khuôn vào khổ. Nhiều nan bị gãy nhưng rổ vẫn thành rổ.

(Rổ có nhiều nan có cơ cấu tương tự lớp có nhiều trò, rổ biểu thị lớp
học trò).

nhã, khi lại dùng để ví người có phẩm chất cao đẹp. Như vậy, hoa đồng nghĩa
với tốt đẹp, cao quý…
Có thể nói, ẩn dụ hình tượng là phương thức bình giá riêng của cá
nhân nhà văn, nhà thơ. Bằng những sắc thái ý nghĩa, bằng ý nghĩa hình tượng
tìm kiếm được, ẩn dụ hình tượng tác động vào trực giác của người nhận và

1.2.4. Quan niệm của Đinh Trọng Lạc

đem lại khả năng cảm thụ sáng tạo.

Đinh Trọng Lạc chia ẩn dụ thành các kiểu nhóm sau: ẩn dụ, ẩn dụ bổ

+ Ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) là sự kết hợp của hai

sung và ẩn dụ tượng trưng. Ngoài ra, ông cũng coi nhân hóa và vật hóa là

hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ trung khu cảm giác khác nhau làm

những biến thể của ẩn dụ.

cho cảm giác phong phú, đa chiều, đa vị, đa nghĩa. Ẩn dụ bổ sung được chia

+ Ẩn dụ hình tượng là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ra một số loại như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

15

+ Thị giác + nhiệt: Cái màu xanh này mát quá

Ẩn dụ tượng trưng là đặc điểm của ngôn ngữ thơ. Nó trở thành một

+ Thính giác + vị giác: Câu chuyện nhạt phèo

phương tiện tu từ đắc lực trong việc bộc lộ tâm hồn sâu kín qua cái cảm quan
kì diệu của con người.

+ Thị giác + khứu giác: Thấy thơm rồi đó

Ví dụ:

+ Khứu giác + vị giác: Một mùi đăng đắng

Tai nương nước giọt mái nhà

+ Thính giác + xúc giác: Một tiếng sắc nhọn


Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn

Ví dụ:

Nghe đi rời rạc trong hồn

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm

Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi

Say người như rượu tối tân hôn

(Huy Cận)

Hãy tự buông cho khúc nhạc hường

+ Nhóm biến thể ẩn dụ

Dẫn vào thế giới của du dương….

- Nhân hóa

(Xuân Diệu)
Khúc nhạc của nhà thơ không chỉ nghe bằng tai mà nghe bằng làn da,
bằng lưỡi… thấm vào tâm hồn. Lúc này mọi giác quan được huy động đến tột
cùng và dẫn tới sự giao thoa, xuyên thấm. Phải là nghệ sĩ mới có cái nghe kì
diệu đến vậy! Dường như ngôn ngữ đưa ta vào một thế giới mới, một thế giới
huyền diệu hơn, phong phú hơn và đánh thức trong ta những cảm quan nghệ


Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ
ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu
hiệu của đối tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu
tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày
tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình.Ví dụ:
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối

thuật hằng ấp ủ trong lòng mỗi người.

Đêm bâng khuâng đôi miếng lẫn trong cành

+ Ẩn dụ tượng trưng là sự kết hợp của một khái niệm trừu tượng với

(Xuân Diệu)

một khái niệm về cảm giác. Ví dụ:
Cỏ cây một màu khổ não/ Xanh ve mãi lên một niềm hoài vọng/ Màu

Về mặt hình thức, nhân hóa được cấu tạo theo 2 cách. Thứ nhất là,
dùng từ ngữ chỉ tính chất hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt

đỏ giận dữ
(Nguyễn Tuân)

động của đối tượng không phải là con người.Ví dụ:
Giấy đỏ buồn không thắm

Ở đây có sự kết hợp của các từ ngữ: màu với khổ não, màu đỏ với

Mực đọng trong nghiên sầu


giận dữ. Sự kết hợp đó được thực hiện trên cơ sở khác loại, bởi vì một khái
niệm thì trừu tượng, một khái niệm thì cụ thể.

(Vũ Đình Liên)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16



17
(1). Từ trường thể chất sang trường tinh thần, ta có ẩn dụ và

Thứ hai là, coi đối tượng không phải là người như con người để trao

ẩn dụ tượng trưng.

gửi, trò chuyện, tâm sự. Ví dụ:

(2). Từ trường sự vật sang trường con người, ta có nhân hóa,

Núi cao chi lắm núi ơi ?
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
(Ca dao)

- Vật hóa

ngược lại ta có vật hóa.
(3). Từ trường cảm giác này sang trường cảm giác khác, ta
có ẩn dụ bổ sung [34, tr. 215].
Trên đây là cách phân loại ẩn dụ của một số nhà nghiên cứu ngôn

Vật hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta dùng một hình

ngữ như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Cù Đình Tú và Đinh Trọng

thức di chuyển thuộc tính, dấu hiệu ngược chiều lại với nhân hóa, tức là lấy

Lạc. Quan niệm và cách phân loại về ẩn dụ tu từ được trình bày theo

những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người nhằm mục đích

những cách khác nhau nhưng không hề mâu thuẫn, đối lập mà chúng bổ

châm biếm, đùa vui, nhiều khi qua đó để thể hiện tình cảm, thái độ sâu kín
của mình. Ví dụ:

sung cho nhau nhằm đem đến một cách hiểu đầy đủ và thống nhất về ẩn
dụ tu từ. Cách phân loại trên dựa vào cơ sở quan hệ liên tưởng tương
đồng, làm rõ tính chất mở và khả năng sinh sản lớn lao của ẩn dụ tu từ.

Gái chính chuyên lấy được chín chồng

Mặt khác, cách phân loại này cũng thống nhất với cách phân loại hoán dụ tu


Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi

từ (dựa trên liên tưởng lô gích khách quan).

Đến khi quanh đứt lọ rơi

1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẨN DỤ TU TỪ

Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng

1.3.1. Phân biệt ẩn dụ tu từ với ẩn dụ từ vựng
Ẩn dụ từ vựng là ẩn dụ nghĩa chuyển đã được cố định hóa trong hệ

(Ca dao)
Bài ca dao trên đem tới cho người đọc tiếng cười vui vẻ và sảng khoái.

thống ngôn ngữ, được đưa vào trong từ điển và được toàn dân sử dụng.

Ở đó, hình thức di chuyển thuộc tính, dấu hiệu ngược chiều lại với nhân hóa

Trong khi đó, ẩn dụ tu từ mang tính sáng tạo riêng. Nó được dùng với

được thể hiện nhằm mục đích châm biếm, đùa vui hóm hỉnh mà thâm thúy.

nghĩa ngữ cảnh, cách chuyển đổi tên gọi lâm thời hay những cách dùng tiếng

Qua đó, người viết thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước hiện thực một
cách sâu sắc và thấm thía.
Tóm lại, theo Đinh Trọng Lạc, nhóm ẩn dụ thực chất là phương thức
chuyển nghĩa theo mối liên tưởng tương đồng giữa hai sự vật, trong đó cái

được so sánh gọi tên thay cho cái so sánh. Đó là cơ chế chuyển từ trường

Việt có tính cách cá nhân. Ẩn dụ loại này được sử dụng như một biện pháp tu
từ nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình và giá trị thẩm mỹ cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
(Ca dao)

nghĩa này sang một trường nghĩa khác. Cụ thể là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18

19
Hai đối tượng được so sánh ở đây (hoa và người con gái, con bướm và

Gìn vàng giữ ngọc cho hay

chàng trai) có sự tương đồng là sự tinh túy, xinh đẹp; sự kiếm tìm cái đẹp và

Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời

(Nguyễn Du)

tình yêu. Hoa gắn liền với hương thơm, màu sắc. Hoa đẹp nhưng chóng tàn,
giống như người con gái đẹp nhưng tuổi xuân mau phai nhạt. Mối quan hệ

Ở câu trên, từ chân trong cụm từ kiềng ba chân, nét nghĩa vị trí dưới

của bướm với hoa (bướm say hoa, bướm gần hoa, bướm lượn vành bén

cùng của chân (người) được giữ lại. Nét nghĩa này đã được cố định hóa trong

hoa…) là mối quan hệ để duy trì nòi giống nếu xét trên quan điểm sinh học.

nghĩa của từ trên. Bởi thế, mọi người đều có thể sử dụng và sử dụng trong

Thiếu sự cộng sinh ấy thì cả cây và bướm đều bị đe dọa tuyệt diệt. Từ sự

mọi ngữ cảnh khi cần thiết.

tương đồng ấy, người con gái trong ca dao muốn nói tới cảnh ngộ của mình

Ở câu dưới, Kim Trọng gọi mình là kẻ chân mây cuối trời tức là kẻ đi

và lời oán thán đối với chàng trai nọ trong tình yêu đôi lứa.

xa trong cuộc chia li này. Như vậy, chân trong cụm từ chân mây cuối trời

Ẩn dụ cũng được xây dựng trên liên tưởng tương đồng như thế. Ví dụ,

được dùng để chỉ Kim Trọng. Chỉ trong văn cảnh này mới cho phép ta hiểu


nói về đứa con yêu bé bỏng của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có liên

như vậy, nếu tách khỏi văn cảnh thì nghĩa đó không còn nữa.

tưởng thú vị và ý nghĩa: Mặt trời của bắp thì mọc trên đồi/ Mặt trời của mẹ
em nằm trên lưng. Điểm gặp gỡ ở hình ảnh thơ là ánh sáng, là sự cần thiết của

1.3.2. Phân biệt ẩn dụ tu từ với so sánh tu từ

ánh sáng đối với con người và vạn vật.

Trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Đinh Trọng

Tuy nhiên giữa chúng lại có những điểm khác nhau rõ rệt. So sánh tu

Lạc đã khẳng định: "So sánh tu từ là cách đối chiếu hai đối tượng khác loại

từ có cấu tạo gồm hai vế là đối tượng được so sánh và đối tượng được dùng

của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có cùng

để so sánh. Ẩn dụ là so sánh ngầm ẩn. Suy nghĩ, tình cảm trong ẩn dụ được

một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới

thể hiện gián tiếp. Nếu như so sánh là cụ thể hóa nhận thức và tình cảm đối

về đối tượng" [34, tr. 154]. Về bản chất, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa


với đối tượng thỉ ở ẩn dụ, phương pháp chuyển nghĩa thông qua những sự vật

vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau.

cụ thể lại khái quát hóa, trừu tượng hóa một vấn đề nào đó, đồng thời đưa ra

Tuy nhiên cần phân biệt ẩn dụ tu từ với so sánh tu từ.

một thể thống nhất mới của hình tượng nghệ thuật, tạo nên những trường

Sự giống nhau giữa ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ chính là cách liên

nghĩa mới.

tưởng để rút ra được nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại. Nét tương

Ví dụ:

đồng này là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ cũng như so sánh tu từ.

Đôi ta là bạn thong dong

Ví dụ:

Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng
Thiếp như hoa đã lìa cành

Bởi chưng thày mẹ nói ngang

Chàng như con bướm lượn vành mà chơi


Cho nên đũa ngọc mâm vàng xa nhau.
(Ca dao)

(Nguyễn Du)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20



21

Bài ca dao trên gồm 2 vế: vế trước biểu đạt sự so sánh đồng nhất giữa

Chỉ có thuyền mới hiểu

sự vật đôi ta (anh và em) với đũa ngọc và mâm vàng đẹp và quý. Đôi đũa

Biển mênh mông dường nào

ngọc ấy được đặt trong mâm vàng vừa hòa hợp lại vừa cao sang và đáng trân

Chỉ có biển mới biết


trọng. Trong vế đầu của bài ca dao này thì đũa ngọc và mâm vàng là những sự

Thuyền đi đâu về đâu

vật vật chất cụ thể. So sánh trên gồm có 2 vế theo kiểu cấu tạo: A như B rất
quen thuộc trong lối ví von của ca dao. Như vậy, so sánh giúp cho câu thơ

(Xuân Quỳnh)

thêm sinh động và đem đến cho người đọc những rung cảm thẩm mỹ.

Hình ảnh con thuyền di động khắp nơi trên biển cả mênh mông sóng

Vẫn là đũa ngọc - mâm vàng nhưng ở vế sau của bài ca lại là cách nói

vỗ, mối quan hệ khăng khít giữa thuyền và biển cũng chính là hình ảnh, tâm

ẩn dụ tu từ. Ở đây, đũa ngọc, mâm vàng không còn là những sự vật cụ thể mà

trạng của đôi bạn tình đang yêu nhau tha thiết. Như vậy, ẩn dụ trên được xây

là hình ảnh tượng trưng biểu thị chàng trai và cô gái trong quan hệ tình cảm

dựng trên trường liên tưởng. Còn hoán dụ áo chàm trong câu thơ của Tố Hữu

với nhau. Hình ảnh này chỉ có một vế - đối tượng được dùng để biểu thị đũa

được xây dựng trong mối quan hệ gần gũi khách quan:

ngọc, mâm vàng. Đối tượng được biểu thị là đôi ta (cặp uyên ương trời sinh


Áo chàm đưa buổi phân li

đang sống trong những phút giây ngọt ngào hạnh phúc) thì ẩn đi. Cái điều gắn

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

kết tưởng chừng không thể khác được trong suy nghĩ và trong cuộc sống đã bị

(Tố Hữu)

cắt chia, bị xé lẻ và bị đẩy về hai phương trời, hai dòng đời khác nhau.

Áo chàm - chiếc áo người dân miền núi Việt Bắc thường mặc (mang

1.3.3. Phân biệt ẩn dụ tu từ với hoán dụ
"Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm
hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng

đậm màu sắc dân tộc) để chỉ người dân Việt Bắc trong cuộc tiễn đưa cán bộ
cụ Hồ.
Ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản của các

đó" [36, tr. 203].
Ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ đều có những tính chất giống nhau: rút
gọn lời nói và tạo hình, vay mượn ngôn ngữ để làm giàu ngôn ngữ, mang vào

đơn vị ngôn ngữ. Trong một từ nhiều nghĩa, có thể nghĩa này được chuyển
theo phương thức ẩn dụ, nghĩa kia lại theo hoán dụ. Ví dụ:
Từ chân trong từ điển được giải thích với một số nét nghĩa như sau:


ngôn ngữ những yếu tố lạ, tạo bất ngờ, gây cảm xúc.
Ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ có điểm khác nhau: ẩn dụ được xây

(1). Bộ phận cuối cùng của cơ thể người (hay động vật), dùng để đi,

dựng trên liên tưởng tương đồng còn hoán dụ lại dùng cái quan hệ tất yếu

đứng, thường được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người (hay

để kết hợp những yếu tố có cùng với nhau một mẫu số chung, thành một hệ

động vật). Nước đến chân mới nhảy.

thống lôgic.

(2). Chân con người, coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một
người với tư cách là một thành viên một tổ chức. Có chân trong hội đồng.

Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





22

23

(3). Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt
nền. Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

tạo riêng của cá nhân nghệ sĩ. Người đọc muốn tiếp nhận được nghĩa đó phải
dựa vào một số yếu tố như: ngữ cảnh, tính lô gích và thói quen thẩm mỹ.

Trong ba nét nghĩa trên, nét nghĩa (1) được dùng với nghĩa gốc của từ

Ẩn dụ không chỉ là một phương thức diễn đạt ý nghĩ bằng ngôn ngữ mà

chân. Nét nghĩa (2) được dùng theo cách nói hoán dụ và nét nghĩa (3) dùng

còn là một phương thức để tư duy về sự vật. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho

theo lối ẩn dụ.

rằng ẩn dụ còn là một công cụ tri nhận hữu hiệu để con người ý niệm hóa các

Thực ra, ranh giới giữa ẩn dụ và hoán dụ không phải là tuyệt đối khi ta
thấy một đơn vị ngôn ngữ được dùng mang dấu hiệu của hiện tượng nào
nhiều hơn thì xếp vào hiện tượng đó. Mọi ẩn dụ đều phảng phất tính hoán dụ
và mọi hoán dụ đều có ít nhiều tính cách ẩn dụ.
Trên cơ sở những quan điểm về ẩn dụ nêu trên, chúng tôi rút ra kết

loại trừu tượng. Trong bài Ẩn dụ ý niệm, tác giả Phan Thế Hưng đã viết: "Ẩn dụ
không chỉ thuộc phạm trù ngôn ngữ mà còn thuộc phạm trù tri nhận, giải thích

được ý nghĩ và hành động của chúng ta qua ngôn ngữ hàng ngày" [31, tr. 18].
Ẩn dụ tu từ không chỉ xuất hiện ở cấp độ từ vựng mà còn xuất hiện ở
cấp độ cao hơn (cú pháp, văn bản). Trong cuốn Phân tích phong cách ngôn
ngữ trong tác phẩm văn học, các tác giả Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân

luận về khái niệm ẩn dụ làm cơ sở cho sự nghiên cứu, khảo sát của đề tài luận

Hoa có viết: "Hoán dụ hay ẩn dụ không phải chỉ là thủ pháp chuyển nghĩa các

văn như sau:

tín hiệu thẩm mỹ ở cấp độ từ vựng mà có thể chi phối toàn bộ cấu trúc văn

Ẩn dụ là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa

bản" [29, tr. 69]. Đặc biệt gần đây, tác giả Phan Thế Hưng đã trình bày quan

hai sự vật có nét tương đồng hay giống nhau. Bản chất của ẩn dụ là sự thay

niệm của mình về ẩn dụ: "Chúng ta không hiểu ẩn dụ bằng chuyển ẩn dụ

thế tên gọi dựa trên sự đồng nhất hóa cá sự vật, hiện tượng, tính chất khi tư

thành phép so sánh. Thay vì vậy, câu ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại và do vậy

duy liên tưởng của con người phát hiện ra ở chúng ít nhất cùng có một nét

hiểu ẩn dụ qua câu bao hàm xếp loại"[31, tr. 12]. Như vậy, ẩn dụ không đơn

hay một đặc điểm nào đó.


giản là phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu trúc bề

Ẩn dụ là một trong hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản của ngôn
ngữ đã tuân thủ quy luật tiết kiệm kì diệu của ngôn ngữ. Theo đó, người ta đã
dùng cái hữu hạn để biểu hiện cái vô hạn và nó có mặt ở tất cả các cấp độ của
ngôn ngữ. Về mặt từ vựng, quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ được thể hiện ở
chỗ: cùng một hình thức âm thanh có thể diễn đạt được nhiều nội dung khác
nhau. Đồng thời, cùng một đối tượng cũng có nhiều cách diễn đạt khác nhau.
Khi một từ hoặc một ngữ nào đó được dùng làm ẩn dụ thì nghĩa gốc

sâu của tư duy.
Trong phạm vi luận văn này, người viết chỉ tìm hiểu hiện tượng ẩn dụ
tu từ ở cấp độ từ vựng (bao gồm từ và cụm từ) còn các đơn vị khác lớn hơn
thuộc cấp độ ngữ pháp không thuộc đối tượng nghiên cứu của hiện tượng
chuyển nghĩa của từ.
1.4. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ NHÀ THƠ TỐ HỮU

1.4.1. Cuộc đời

ban đầu của nó không còn nữa mà nó sẽ được hiểu theo nghĩa bóng. Các

Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại

nghĩa được tạo ra theo phép ẩn dụ tu từ không được cố định hóa trong hình

Hội An, tỉnh Quảng Nam, quê ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa

thức ngôn ngữ thành ý nghĩa của từ trong từ điển. Ẩn dụ tu từ mang tính sáng


Thiên - Huế. Tuy là một vùng đất nghèo nhưng phong cảnh thiên nhiên, núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



24



25

sông lại rất nên thơ, xứ Huế còn nổi tiếng là một vùng văn hóa phong phú,
độc đáo, đậm bản sắc văn hóa dân tộc, bao gồm cả văn hóa cung đình và văn
hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, hò như Nam ai, Nam bình,
mái nhì, mái đẩy. Tố Hữu đã từng được sống trong bầu không khí của văn hóa
của quê hương mình. Từ nhỏ, ông đã được cha dạy làm thơ theo lối cổ; được
mẹ "ấp ủ và ru bằng tiếng hát ngọt êm của người đàn bà xứ Huế" [32, tr. 60].
Truyền thống gia đình cùng với quê hương xứ Huế đã góp phần quan trọng
vào sự hình thành hồn thơ Tố Hữu.

1.4.2. Con đƣờng thơ của Tố Hữu
Trong lịch sử văn học nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có
những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đi
vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỉ 20 này. Tình yêu lý tưởng, yêu
quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ
tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng. Nội dung ấy
được biểu lộ vừa thầm kín và tinh tế, vừa sâu sắc và đậm đà qua 7 tập thơ nổi

tiếng của Tố Hữu. Tố Hữu sôi nổi, say sưa tự hát trong Từ ấy; hát về nhân dân

Tố Hữu bước vào tuổi thanh niên đúng vào những năm phong trào

anh hùng và dựng xây với tiếng hát ân tình thủy chung trong kháng chiến

Mặt trận Dân chủ do Đảng cộng sản lãnh đạo đang dấy lên sôi nổi trong cả

trong Việt Bắc và Gió lộng; kêu gọi, cổ vũ cuộc kháng chiến hào hùng trong

nước, mà Huế là một trong những trung tâm sôi động nhất. Tuổi trẻ của Tố
Hữu có sự gặp gỡ may mắn và đẹp đẽ với lý tưởng cách mạng. Ngay từ
những ngày đầu tiên ấy, chất men say lý tưởng đã giúp cho Tố Hữu say mê
trên mọi nẻo đường cách mạng. Ngay cả những lúc bị bắt giam trong lao
ngục, ông vẫn một lòng hi sinh cho lý tưởng. Tố Hữu từng trải qua những
giây phút cam go, khốc liệt nhất của dân tộc và cả những lúc trên đỉnh cao của
chiến thắng, vinh quang. Dù ở thời điểm nào cũng vậy, Tố Hữu vẫn là con
người của Đảng, của nhân dân. Ông chưa bao giờ xa rời hay nhạt phai lý
tưởng cách mạng. Ông làm thơ vì cách mạng và nhờ cách mạng, những vần
thơ của Tố Hữu bay cao và vang xa. Cả cuộc đời mình, ông đã hiến dâng trọn

Ra trận, Máu và Hoa; suy tư, trầm lắng trong Một tiếng đờn, Ta với Ta. Tố
Hữu đã từng bộc bạch: "Thơ là kết quả của sự "nhập tâm" đời sống, trí tuệ,
tài năng của nhân dân (…). Nhập tâm từ tâm hồn, tình cảm, đến dáng đi,
giọng nói, tiếng khóc, tiếng cười. Nhập tâm đến một mức độ nào đó thì thơ
hình thành. Có thể nói thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật
đầy" [38, tr. 54]. Đúng vậy, cả đời thơ của ông đều là những lời gan ruột
với lý tưởng, với nhân dân, đất nước và chính mình. Điều đáng trân trọng
hơn cả là trước sau thơ Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lý tưởng và con
đường cách mạng.

1.4.3. Phong cách thơ Tố Hữu

vẹn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Ở Tố Hữu có sự thống nhất chặt chẽ giữa nhà cách mạng, nhà chính trị

Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho

và nhà thơ. Thơ và cách mạng - hai trong một ở con người Tố Hữu và đó như

khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Tố Hữu là một chiến sĩ - thi sĩ. Với ông,

một mối tình duyên đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất và cao cả nhất trong cuộc

làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của

đời, sự nghiệp thi ca của ông. Quá trình sáng tác của Tố Hữu gắn bó làm một

Đảng. Ông có khả năng thơ hóa các vấn đề chính trị. Tố Hữu đã đưa thơ chính

với quá trình hoạt động cách mạng của ông và các nhiệm vụ của Đảng qua

trị lên trình độ là thơ rất đỗi trữ tình. Ông là người đầu tiên mang vào thơ Việt

các giai đoạn lịch sử. Vì thế mà Tố Hữu được mệnh danh là người viết sử Việt

Nam một phẩm chất mới: chất trữ tình riêng tư của người cộng sản. Trong thơ

Nam hiện đại bằng thơ. Tố Hữu được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí

ông, dù đề tài và nội dung cảm hứng có đa dạng đến đâu thì vẫn nhất quán ở


Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

chỗ lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




26

27

nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng của đời sống, kể cả đời

những hình thức tư duy cổ truyền thấm thía, đậm đà" [51, tr. 194]. Ông sử

sống riêng tư của chính nhà thơ: "Tả cảnh hay tả tình, kể chuyện mình hay kể

dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, bốn chữ,

chuyện người, viết về câc vấn đề lớn hay về một sự việc nhỏ, đối với anh là

năm chữ, bảy chữ) và có những sáng tạo làm phong phú thêm cho các hình


để nói cho được cái lý tưởng cộng sản ấy thôi" [66, tr. 193].

thức thơ ca này. Những lối ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ và cách diễn đạt trong

Nội dung trữ tình trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn với
khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu

thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt được nhà thơ
vận dụng một cách sáng tạo.

ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh cộng

Trong số các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được Tố Hữu sử dụng, có

đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình là con người thể hiện tập

thể nói, biện pháp ẩn dụ là một trong những biện pháp chủ đạo. Điều đó được

trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, mang tầm vóc thời đại và lịch

khẳng định ngay từ nhan đề của mỗi tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra

sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa. Cảm hứng chủ đạo

trận, Máu và Hoa, Một tiếng đờn, Ta với Ta. Mỗi cái tên là một ẩn dụ gợi

trong thơ ông là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi

những ý tưởng sâu xa để người đọc hướng đến nội dung tư tưởng của toàn


dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi

tập. Và trên mỗi trang thơ ông, ta luôn bắt gặp những hình ảnh ẩn dụ biến ảo.

ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng.

Do đó, việc tìm hiểu ẩn dụ trong thơ Tố Hữu cũng là một cánh cửa để mở ra

Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó

thế giới nghệ thuật rộng lớn của thơ ông.

là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Cái giọng

TIỂU KẾT

"hờn dịu ngọt" của người Huế, cái giọng hò man mác thiết tha trên sông

Ở chương này, người viết đã trình bày một số vấn đề lý thuyết cơ bản

Hương và cái giọng thầm thì của chính con sông rất đỗi thơ mộng và trữ tình.
Có được giọng điệu ngọt ngào ấy là bởi nhà thơ được thừa hưởng từ điệu tâm

về ẩn dụ như: khái niệm về ẩn dụ, phân loại ẩn dụ, đặc điểm của ẩn dụ tu từ

hồn con người xứ Huế. Đồng thời, nó còn xuất phát từ quan niệm của Tố Hữu

(so sánh ẩn dụ với một số biện pháp tu từ khác). Ẩn dụ là cách thức chuyển

về thơ: "Thơ là tiếng nói đồng ý và đồng tình, tiếng nói đồng chí"[38, tr.51].


đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có nét tương đồng hay

Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến

giống nhau. Bản chất của ẩn dụ là sự thay thế tên gọi dựa trên sự đồng nhất

đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ.

hóa cá sự vật, hiện tượng, tính chất khi tư duy liên tưởng của con người phát

Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ

hiện ra ở chúng ít nhất cùng có một nét hay một đặc điểm nào đó.

cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu

Ẩn dụ tu từ không chỉ có giá trị gợi hình, là phương tiện xây dựng

hiện. Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí cách

hình tượng mà còn hàm chứa sức mạnh biểu cảm. Bởi vậy, nó được sử dụng

mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó, hòa nhập với

rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ, đặc biệt là thơ ca nghệ thuật.

truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú thêm

Ẩn dụ tu từ thể hiện rõ nét phong cách tác giả, phong cách thời đại và


cho truyền thống ấy. Tố Hữu "tắm đẫm các ý tình cách mạng hiện đại trong

phong cách dân tộc. Ẩn dụ của ca dao khác ẩn dụ của Truyện Kiều, của thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





28

29

Hồ Xuân Hương, của Lục Vân Tiên… ẩn dụ của Huy Cận khác Chế Lan Viên,

Chương 2

Chế Lan Viên khác Tố Hữu… Mỗi nhà thơ có một phong cách riêng cũng

ĐẶC ĐIỂM ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU

như mỗi thời đại có cách cảm nhận và phản ánh thế giới theo cách riêng. Thơ
trữ tình thực sự là vương quốc của các ẩn dụ. Đây có thể là địa hạt khai phá
nghệ thuật không bao giờ cũ mòn của người nghệ sĩ. Bởi mỗi bài thơ là một

2.1. THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU


tâm trạng và có những mã riêng của nó. Nghiên cứu ẩn dụ tu từ trong tác

2.1.1. Số lƣợng ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu

phẩm văn học, ta sẽ có những trường phong cách khác nhau và có thể bao

Trên cơ sở thống kê qua 6 tập thơ với 284 bài trên 744 trang sách (từ

quát được thế giới nghệ thuật của họ. Vì lẽ đó, người viết đã chọn khảo sát ẩn

trang 21 đến trang 764), chúng tôi đã xác định được 612 lần xuất hiện ẩn dụ

dụ trong thơ Tố Hữu, cây đại thụ của thơ ca cách mạng Việt Nam để từ đó có

tu từ.

thể tìm một trong những điểm cốt lõi của phong cách một nhà thơ lớn.

2.1.2. Các kiểu ẩn dụ tu từ thƣờng gặp trong thơ Tố Hữu
Ở chương I, chúng tôi đã trình bày cách phân loại ẩn dụ nói chung và
phân loại ẩn dụ tu từ. Khảo sát ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu, chúng tôi sử
dụng chủ yếu các tiêu chí phân loại của Đinh Trọng Lạc. Kết quả khảo sát
như sau:
BẢNG THỐNG KÊ ẨN DỤ TRONG CÁC TẬP THƠ
Ẩn dụ hình tượng
Tên tập thơ

Ẩn dụ
hình

thức

Ẩn dụ
tính chất,
đặc điểm

Ẩn dụ
cách
thức

Ẩn dụ bổ
sung

Ẩn dụ
tượng
trưng
116

Biến thể của ẩn dụ
Nhân
hóa

Vật hóa

Tổng

Từ ấy

3


39

4

18

8

36

8

Việt Bắc

2

16

1

5

1

35

3

116
63


Gió lộng

2

39

4

6

3

34

12

100
100

Ra trận

3

31

8

9


3

38

8

Máu và hoa

9

16

7

6

1

29

5

63

Một tiếng đờn

7

39


6

7

9

33

2

103

Ta với ta

4

35

9

2

3

9

5

67


Tổng

30

215

39

53

28

214

43

612

Nhận xét: Kết quả khảo sát trên cho thấy: Ẩn dụ tu từ xuất hiện nhiều
trong thơ Tố Hữu, tần số xuất hiện của nó không đồng đều và hiệu quả biểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





30

31

đạt của nó ở những mức độ khác nhau. Có thể nói, số lượng ẩn dụ và số lượng

phát từ nét tương đồng giữa hình thức của sự vật, hiện tượng và con người để

của từng kiểu ẩn dụ trong mỗi tập thơ nhiều ít khác nhau. Kiểu ẩn dụ chỉ đặc

biểu thị hình thức con người. Ẩn dụ hình thức xuất hiện không nhiều trong

điểm, tính chất được sử dụng nhiều hơn cả trong tất cả các tập.

các tập thơ của Tố Hữu. Chỉ có 30 lần được nhà thơ sử dụng nhưng nó đã

Nhiều ẩn dụ trở đi trở lại đã tạo thành những điểm nhấn nghệ thuật đặc
sắc. Chẳng hạn, các hình ảnh: mặt trời, mùa xuân, ngày mai, gió, vườn hoa lá,

đem lại cho thơ của ông sự độc đáo, bất ngờ và có giá trị tạo hình cao. Có thể
phân tích một số hình ảnh tiêu biểu của phương thức tu từ này:

thiên đường xuất hiện nhiều trong tập Từ ấy. Đó là một thế giới "đầy xuân",

Ta lại dấn chân vào trận mới

"thắm sắc", "đậm hương", "rộn rã âm thanh". Thế giới của ánh sáng và niềm tin,

Mạch suối trẻ trong dòng người vô địch


thế giới của yêu thương và tranh đấu. Các hình ảnh: vàng nhân phẩm, sen thơm

(Vui bất tuyệt)

ngát, ngọn lửa, máu và hoa, trái tim, cây chông, kho mìn nổ trở đi trở lại trong

Sóng người dâng ngập lối, biểu tình

các tập Ra trận, Máu và Hoa. Hình ảnh nắng mưa, dòng đời, cỏ dại, bình minh,
hoàng hôn trong sự chiêm nghiệm cuộc sống thì xuất hiện nhiều ở các tập Một

(Theo chân Bác)

tiếng đờn và Ta với ta. (Xem thêm bảng thống kê chi tiết ở phần phụ lục).

Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu

Những hình ảnh ẩn dụ trở đi trở lại đã lập thành hệ thống tín hiệu

Người vươn lên, như một thiên thần

thẩm mỹ để tập trung thể hiện vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản ở những thời

(Việt Nam máu và hoa)

điểm khác nhau trong chặng đường hoạt động cách mạng và sáng tác của Tố

Sóng người, mạch suối trẻ và biển máu là những ẩn dụ hình thức được

Hữu. Nó đã phần nào phản ánh phong cách thơ Tố Hữu.

Sau đây là những phân tích cụ thể về các kiểu loại ẩn dụ trong thơ Tố Hữu.

xây dựng trên liên tưởng với sóng nước, mạch suối và biển cả. Tất cả nhằm
thể hiện sức mạnh vũ bão (xô tới, ào lên) của chiến tranh nhân dân. Những

2.1.2.1. Ẩn dụ hình tượng

con sóng gối nhau tràn bờ vô hạn vô hồi. Cứ hết đợt sóng này lại tiếp đợt khác

Ẩn dụ hình tượng là ẩn dụ sử dụng hình ảnh để thay thế tên gọi của

ào lên mạnh mẽ. Sóng người dâng lên ngập lối, nghẽn đường trong những

đối tượng. Trong thơ Tố Hữu, ẩn dụ hình tượng xuất hiện 284 lần chiếm trên

cuộc biểu tình được tác giả hình dung như sóng biển vậy. Mạch nguồn trẻ

50 % tổng số 598 ẩn dụ tu từ đã được sử dụng.

trung, dồi dào và vô tận tạo nên dòng chảy của sông suối như đang chảy trong

Dựa trên cơ sở mối quan hệ tương đồng giữa đối tượng được thay thế tên
gọi với đối tượng được sử dụng làm ẩn dụ, ẩn dụ hình tượng được phân thành ba
kiểu: ẩn dụ hình thức; ẩn dụ chỉ đặc điểm, tính chất và ẩn dụ cách thức.

dòng người mang sức mạnh vô địch. Sức mạnh của ngôn từ đã giúp Tố Hữu
nói được một cách hình ảnh và giầu sức gợi về chiến tranh nhân dân. Cùng
với sóng người, mạch suối trẻ, tác giả lại viết biển máu khi nói về hiện thực
khốc liệt của chiến tranh. Bao nhiêu máu đã đổ trên khắp nẻo đường chiến


* Ẩn dụ hình thức

tranh. Từ vài ba vết máu loang chiều mùa đông trong thơ Hoàng Cầm đến

Ẩn dụ hình thức được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về hình

những cánh đồng quê chảy máu trong thơ Nguyễn Đình Thi…đã nhập hòa

thức giữa các đối tượng. Con đường hình thành ẩn dụ hình thức có thể xuất

trong tiếng thơ Tố Hữu để tạo nên biển máu đau thương. Từ trong máu lửa ấy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





32

33

Việt Nam đã vươn lên trong tư thế của vẻ đẹp kỳ vĩ. Sức mạnh của biển cả

trường tồn vĩnh hằng. Ngọn lửa sống không chỉ gợi liên tưởng về việc "đốt

nhân dân được tạo nên từ trăm sông, ngàn suối. Sự hi sinh của chú bé liên lạc


lửa" mà còn có ý nghĩa nhắc nhở "giữ lửa" và "truyền lửa" trong cuộc sống.

là một trong những thiên anh hùng ca như thế:

Đó là nhiệt huyết, là tình yêu cháy bỏng, là khao khát dâng hiến tột cùng của
mỗi người cho đất nước, quê hương. Tố Hữu đã truyền ngọn lửa sống ấy đến

Bỗng lòe chớp đỏ

muôn triệu tâm hồn. Có phải "ngọn lửa sống" ấy cứ cháy sáng mãi cùng dòng

Thôi rồi, Lượm ơi!

máu hồng tươi:

Chú đồng chí nhỏ

Dòng máu hồng tươi mãi nghĩa nhân

Một dòng máu tươi!

(Ta vẫn là xuân)

(Lượm)

Dòng máu hông tươi, dòng máu thơm là những cách nói đẹp chỉ vẻ

Hình ảnh dòng máu tươi trong câu thơ cuối là cách nói ẩn ngầm chỉ sự

đẹp tâm hồn và nhân cách của người Việt Nam. Nó có sự kế thừa trong mạch


hi sinh anh dũng của chú bé Lượm. Dòng máu ấy là biểu hiện ngời sáng của

nguồn truyền thống của cha anh. Dòng máu ấy cứ hồng tươi mãi bởi nó được

lòng yêu nước thương nòi, là đỉnh cao của sự dâng hiến cho quê hương. Đó

kết tinh, chắt lọc và chưng cất từ lòng nhân nghĩa tự ngàn đời. Có thể nói,

cũng là cội nguồn của sức mạnh giúp nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng:

những ẩn dụ trên đều nằm trong trường liên tưởng về mạch nguồn, dòng chảy,
sóng nước và biển cả…Ngoài ra, Tố Hữu còn mượn sức nóng và sự tỏa chiếu

Trường Sơn mây núi lô nhô
Quân đi sóng lượn nhấp nhô, bụi hồng
(Nước non ngàn dặm)
Những đoàn quân ra trận hiện lên tuyệt đẹp trong hình ảnh ẩn dụ quân
đi sóng lượn. Liên tưởng tương đồng đưa người đọc trở về với mây núi
Trường Sơn. Hình dung đoàn quân chuyển động như những đợt sóng uốn

của ngọn lửa để khẳng định ngọn lửa sống trong mỗi người và trong hồn dân
tộc. Vì thế, thơ ông đã khơi gợi ngọn lửa thiêng có sẵn trong mỗi con người
để nó luôn cháy sáng và tỏa rạng. Phải có được niềm tin ấy, Tố Hữu mới có
được cái nhìn và cách nói đầy bản lĩnh như thế:
Triều đang lên, nước đang chuyển dòng đời
(Cảm nghĩ đầu xuân 2002)

lượn hết lớp này đến lớp khác, trải dài vô tận. Sức mạnh của chiến tranh nhân


Nói về hiện thực cuộc sống đầy biến động, Tố Hữu mượn hình ảnh

dân được khẳng định qua hình tượng thơ này.

dòng đời trong sự thay chuyển của nó. Một cách nói tế nhị nhờ ẩn dụ hình

Ngọn lửa sống không bao giờ tắt
(Trưa tháng tư, Sài Gòn)

thức chuyển dòng đời. Ông truyền cách nhìn và cách đánh giá hiện thực đến
với muôn người trong những thời điểm vô cùng nhạy cảm trong thời đại và

Sức mạnh chiến đấu không phải là những tiếng trống, giọng kèn cổ

chính bản thân nhà thơ. Tố Hữu từng suy ngẫm, trăn trở và nói lên những điều

động mà là hơi thở nóng truyền vào máu vào tim. Hình ảnh ngọn lửa sống là

gan ruột trong thơ. Nói sao cho thấu lẽ đời, nói sao để mọi người cùng hiểu,

một biểu tượng đẹp của người cách mạng. Sức sống mãnh liệt của dân tộc

nói để cùng chia sẻ, cùng thắp lửa trong đời. Những nỗi niềm ấy, ông phải

được nhà thơ liên tưởng tới ngọn lửa thiêng liêng, cháy sáng, tỏa nóng ấm và

nhờ đến cách nói kín đáo, ý nhị của ẩn dụ tu từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






34

35

* Ẩn dụ đặc điểm, tính chất

của cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta. Nghìn đêm để có ánh sáng, có

Ẩn dụ đặc điểm, tính chất được hình thành trên cơ sở mối quan hệ

ngày mai huy hoàng. Không chỉ tả thực về những hoạt động của kháng chiến

tương đồng về đặc điểm, tính chất giữa các đối tượng. Loại ẩn dụ này xuất

chống Pháp nơi căn cứ địa Việt Bắc mà tác giả muốn gửi gắm niềm tin yêu

hiện nhiều nhất trong thơ Tố Hữu với 215 lần. Ẩn dụ đặc điểm, tính chất xuất

trong những hình ảnh thơ tràn đầy niềm vui lãng mạn. Niềm vui của người

hiện nhiều nhất trong tập Từ ấy - Gió lộng và Ra trận. Mở đầu bài thơ Từ ấy,

chiến sĩ còn được nói tới qua những dòng thơ:


Tố Hữu đã viết:

Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa

Mặt trời chân lí chói qua tim

(Chào xuân 67)

(Từ ấy)

Người lính đi đầu, trái tim làm ngọn lửa là hình ảnh ẩn dụ lấy cái cụ

Hình ảnh ẩn dụ nắng hạ, mặt trời chân lí và chói qua tim khẳng định lý

thể thay cho cái trừu tượng. Có lẽ, Tố Hữu xuất phát từ vai trò lịch sử của

tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Hơn

Việt Nam trong thời đại đấu tranh chống Mĩ để xây dựng hình tượng thơ này.

thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, "mặt trời chân lí"

Ngọn lửa của trái tim này chính là ngọn lửa trái tim Đan - Kô, ngọn lửa yêu

- một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: nếu mặt trời của đời


thương, ngọn lửa đấu tranh giải phóng dân tộc, ngọn lửa của lương tri thời đại

thường tỏa ánh sáng, hơi ấm và sức sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu

soi đường cho các dân tộc bị áp bức tiến lên. Một vấn đề chính trị xã hội được

tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho

nhà thơ diễn đạt bằng một hình ảnh cụ thể oai hùng, hiên ngang, đẹp và sáng

cuộc sống. Đó là trạng thái bừng sáng, bừng thức, bừng ngộ của tâm hồn. Ánh

rực rỡ.

sáng rực rỡ, có sức xuyên thấu và thiêu đốt mạnh mẽ của lý tưởng cách mạng

Ẩn dụ phẩm chất, hành động có thể được dùng theo lối chuyển

được liên tưởng với nắng hạ rực rỡ, chói chang. Liên tưởng tương đồng ở trên đã

nghĩa lấy tên gọi chung thay tên riêng hoặc lấy tên riêng thay tên chung.

khẳng định sự bừng sáng từ bên trong, bừng sáng về trí tuệ, lý tưởng, làm cho thi

Trong câu thơ:

sĩ sáng mắt, sáng lòng. Có phải, ánh nắng mặt trời chói chang rực rỡ ấy sẽ theo

Những hồn Trần Phú vô danh


sát người chiến sĩ - thi sĩ trên mọi nẻo đường cách mạng ? Phải có trong lòng thứ

Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn

ánh sáng kì diệu ấy, Tố Hữu mới có được niềm tin trong bất kì hoàn cảnh nào:

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

tác giả đã dùng tên riêng của đồng chí Trần Phú để chỉ những liệt sĩ cách

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

mạng đã hi sinh như đồng chí Trần Phú. Hiệu quả của tu từ trở nên rõ nét nhờ

(Việt Bắc)

sự xuất hiện của từ vô danh bên cạnh tên riêng Trần Phú. Các anh hùng liệt sĩ

Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng các ẩn dụ đêm, đèn pha và

vô danh đã hóa thân cho dáng hình xứ sở "Làm nên đất nước muôn đời"

ngày mai để biểu hiện vẻ đẹp và lòng tin vào sự thắng lợi tất yếu, huy hoàng

(Nguyễn Khoa Điềm).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





36

37

Với tâm hồn cao đẹp và bình dị, Việt Nam đã trở thành lương tri của
thời đại:

thơ trên góp phần làm cho ý thơ hàm súc, lời thơ thêm đẹp. Dòng thơ tươi

Ngôi sao chân lí của đời

xanh là hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Bắc xã hội chủ nghĩa,

Việt Nam, vàng của lòng người hôm nay
(Nước non ngàn dặm)
Ngôi sao chân lí và vàng của lòng người là những ẩn dụ chỉ cái đẹp

Ẩn dụ dòng thơ tươi xanh, dòng thơ lửa cháy xuất hiện trong hai câu

về cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân. Dòng thơ lửa cháy cũng là hình
ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Nam máu lửa, về cuộc sống đấu
tranh của nhân dân. Thơ Tố Hữu đã nói lên được tiếng nói của dân tộc trong
thời đại, phản ánh được nhiệm vụ chính trị của đất nước.


quí giá của tâm hồn và nhân cách con người Việt Nam trong thời đại chống

Bên cạnh "dòng thơ lửa cháy" ngời sáng chủ nghĩa yêu nước về

Mĩ. Ánh sáng của muôn vì tinh tú trên dải ngân hà là thứ ánh sáng mát dịu,

Miền Nam chiến đấu, Tố Hữu còn có những "dòng thơ tươi xanh" về miền

trong trẻo và sáng trong. Chân lí thời đại được hình dung như thứ ánh sáng

Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhận thức về sự hồi sinh của đất nước, Tố

của ngàn sao lấp lánh. Lấy hình ảnh sáng trong và rạng ngời của thế giới tự

Hữu có viết:

nhiên để chỉ chân lí của thời đại, tác giả khẳng định sức sống vĩnh hằng của lý

Đời ta gương vỡ lại lành

tưởng cộng sản. Bom đạn và sự hủy diệt của chiến tranh không thể khuất phục

Cây khô cây lại đâm cành nở hoa

được tinh thần chiến đấu của dân tộc ta. Hình ảnh máu và hoa được xây dựng
trên liên tưởng từ những đau thương, chết chóc với niềm vui chiến thắng.

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Liên tưởng tương đồng đã tạo nên ẩn dụ đẹp và mới lạ. Chẳng phải ngẫu


Ẩn dụ gương vỡ, cây khô, lành và đâm cành nở hoa xuất hiện trên hai

nhiên mà Tố Hữu lại dùng hình ảnh ẩn dụ máu và hoa để đặt tên cho tập thơ

dòng thơ khẳng định triết lí sống lạc quan của dân tộc. Tác giả mượn chuyện

viết về Miền Nam trong đau thương và anh dũng. Để có được niềm vui chiến

gương vỡ và cây khô để nói về sự đổ vỡ, mất mát của con người trong cuộc

thắng, dân tộc ta đã đổ bao xương máu, trải qua bao hi sinh, mất mát:

đời. Gương rạn nứt hay vỡ vụn, cây khô héo cạn kiệt nhựa sống như chính
cuộc đời của người dân trong xã hội cũ. Từ chuyện cây lá, đồ vật nói về

Việt Nam ơi, máu và hoa ấy

chuyện cuộc đời là một cách nói ý nhị mà sâu sắc. Sự hồi sinh kì diệu mà

Có đủ mai sau, thắm những ngày

cách mạng đem lại cho con người được Tố Hữu kí thác trong cách nói gương

(Việt Nam máu và hoa)

vỡ lại lành và cây khô lại đâm cành nở hoa.

Là nhà thơ trữ tình chính trị, Tố Hữu luôn nhạy cảm trước những vấn


Sự thay da đổi thịt của cuộc sống được diễn ra từng ngày từng giờ

đề chính trị của đất nước. Thơ ông bám sát mọi chặng đường cách mạng,

trên mọi miền đất nước. Hơn một lần, Tố Hữu đã khẳng định sự đổi thay kì

phản ánh kịp thời mọi biến cố trọng đại của dân tộc:

diệu ấy:

Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh

Giữa đống tro tàn, tay ta nhóm lửa

Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy

Bão dập mưa chan gan sắt dạ vàng

(Có thể nào yên)

(Miền Nam)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





38

39

Đống tro tàn là ẩn dụ chỉ sự đổ nát, hoang tàn do chiến tranh hủy diệt.

cũng nằm trong trường liên tưởng trên nhằm thể hiện ẩn ý sâu xa của

Ẩn dụ nhóm lửa trong câu thơ chỉ sự nâng niu, trân trọng của con người trong

nhà thơ. Đó là những trở ngại vô hình trong cuộc sống mà con người phải

việc bắt tay xây dựng lại cơ đồ. Cụm từ bão dập mưa chan và gan sắt dạ vàng

vượt qua. Nói như nhà thơ lớn thế kỷ XV:

xuất hiện ở dòng thơ tiếp theo được đặt trong thế tương phản cũng là những

Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi

ẩn dụ. Nó khẳng định ý chí và quyết tâm sắt đá của nhân dân trước muôn vàn

(Nguyễn Trãi)

khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước. Bằng cách nói ẩn dụ, câu thơ
đã nêu lên một triết lí sâu sắc về cuộc đời. Đó là khả năng tái tạo lại sự sống,

Cái hay của câu thơ không đơn thuần nằm ở bề mặt câu chữ mà ở tầng


làm lại tất cả trên cơ sở của sự đổ nát, hoang tàn. Cái sâu sắc của hình tượng

sâu đầy ẩn ý. Cái đẹp và cái xấu, thiện và ác, thiên thần và ác quỷ, rồng

thơ là ở chỗ nó có khả năng nêu lên như một chân lí cái thực tế tìm thấy trong

phượng và rắn rết luôn luôn đan xen, tồn tại trong cuộc sống. Vì thế, phải đốt

tự nhiên, trong xã hội và cả trong nội tâm con người.

lửa cho sáng đường đi lối bước, phải cùng nhau quét dọn rác rưởi cho sạch sẽ

Tố Hữu còn dùng ẩn dụ tu từ để nói về nhân tình thế thái với bao biến

muôn nơi. Đốt lửa và quét dọn là hai ẩn dụ chỉ những hành động mà con
người phải làm để đẩy lùi trở lực, khó khăn. Đặc biệt là lực cản trong cách

đổi phức tạp khó lường:

nhìn, cách nghĩ trước mọi vấn đề của cuộc sống. Nhà thơ đặt ra vấn đề có ý

Dẫu còn đêm tối rừng gai góc

nghĩa lớn lao của thời đại bằng những lời nhỏ nhẹ đầy ân tình.

Đốt lửa lên cho sáng lối đời

* Ẩn dụ cách thức

(Lạc đường)


Loại ẩn dụ này được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về cách

Và:

thức hành động giữa các đối tượng. Với 39 lần xuất hiện, ẩn dụ cách thức

Sợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm

trong thơ Tố Hữu đã đem lại cho người đọc bao cảm xúc sâu xa.

Ta vẫn là ta, ta với ta!

Dòng Hương giang thơ mộng và trữ tình hiện lên đầy nhức nhối trong
(Bảy mươi)

thơ khi ông viết về cuộc đời tủi nhục thê thảm của người con gái giang hồ

Hình ảnh đêm tối mịt mùng và rừng gai góc rậm rạp hay khúc khuỷu

trong chế độ cũ:

đường đời muôn dặm, sớm nắng chiều mưa hoặc rác rưởi bẩn thỉu là những

Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng’

ẩn dụ. Nó chỉ góc tối, sự khuất lấp trong tâm hồn con người hay những khó

(Tiếng hát sông Hương)


khăn, trở ngại trong cuộc sống mà con người phải đối mặt. Ẩn dụ cỏ dại và
Và:

hoa trong câu thơ:
Rác rưởi, thì cùng nhau quét dọn

Em đi với chiếc thuyền không

Lẽ nào cỏ dại lại là hoa

Khi mô vô bến rời dòng dâm ô
(Tiếng hát sông Hương)

(Vạn xuân)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

40



41

Hình ảnh ẩn dụ bến - dòng dâm ô cùng với chiếc thuyền nan, chiếc
thuyền không chỉ phương tiện được gắn kết liền mạch với các từ chỉ cách thức
hành động như đi - vô - rời của chủ thể trữ tình tạo nên những ẩn dụ cách thức

quen thuộc. Cách nói quen thuộc mà không nhàm chán bởi nhà thơ đã đưa
vào đó tâm trạng chất chứa khổ đau của người kĩ nữ trong chế độ cũ. Thấm

Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa

thía nỗi nhục nhã ê chề của mình, cô gái muốn thoát ra khỏi cảnh đời ô nhục
bằng hành động vô bến để rời dòng dâm ô. Câu chuyện sông nước với thuyền,
bến, dòng chảy…mà thực chất lại là chuyện cuộc đời dâu bể của con người.
Bề sâu, mạch ngầm của câu chữ là ở chỗ người nghệ sĩ đã tạo ra được những
kết hợp từ độc đáo. Thuyền và bến trong câu thơ này không còn là chuyện kẻ
ở - người đi với nhung nhớ, đợi chờ của trai gái khi yêu được thể hiện trong
ca dao Việt Nam mà là chuyện đời đau lòng, thắt ruột, héo tim của một kiếp
người trong xã hội cũ.
Nói về những hi sinh mất mát trong chiến tranh, Tố Hữu đã khẳng

(Chào xuân 67)
Động từ chỉ cách thức hành động làm xuất hiện bốn lần trong các cụm
từ làm hạt giống, làm điểm tựa, làm người lính đi đầu, làm ngọn lửa tạo cho
đoạn thơ sức biểu đạt cao. Ẩn dụ cách thức xây dựng trên mối quan hệ gắn bó
về nét tương đồng giữa các sự vật và cách thức hành động. Chọn hạt giống,
điểm tựa, người lính đi đầu, ngọn lửa trong đêm là người lính cách mạng đã
chọn cho mình chỗ đứng tiên phong trong thời đại.
Được làm cây lúa vàng thơm hạt
Làm tiếng chim thanh hót sớm chiều

định sự xả thân vì nước của bao thế hệ:


Làm tường gạch lát đường thôn mát

Mỗi thây rơi sẽ là một nhịp cầu

(Tiếng còi xa)

Cho ta bước tới cõi đời cao rộng

Triết lí sống cao đẹp trong cuộc sống mới là sự khẳng định khao khát

(Hãy đứng dậy)
Con đường cách mạng đâu chỉ có hoa thơm, trái ngọt mà là con đường
đầy hiểm nguy, chết chóc. Hình ảnh thây rơi - nhịp cầu được xây dựng trên
liên tưởng về sự hi sinh của người chiến sĩ cách mạng và sự hóa thân trong
những nhịp cầu bước tới bến vinh quang, đến bờ hạnh phúc. Cõi đời cao rộng
là ẩn dụ chỉ thế giới của ánh sáng, tự do và hạnh phúc, thiên đường mà nhân
dân mơ ước. Bao thây rơi, máu đổ là bấy nhiêu nhịp cầu cho dân tộc ta bước
tới cõi đời cao rộng. Đó chính là máu và hoa theo cách nói đẹp của nhà thơ.

cống hiến, hòa nhập của mỗi cá nhân. Triết lí ấy được nhà thơ thể hiện qua
hình ảnh ẩn dụ cây lúa vàng thơm hạt, tiếng chim thanh và tường gạch lát.
Ước nguyện ấy tưởng như nhỏ nhoi, bình dị mà cao đẹp và quí giá vô cùng.
Làm tất cả những điều đó một cách tự nhiên và hồn nhiên như bản thân sự
sống vậy. Phương châm sống cao đẹp ấy sẽ là điểm tựa cho sự cống hiến và hi
sinh của con người thời đại.
2.1.2.2. Ẩn dụ bổ sung

Xác định lập trường cách mạng kiên định, người chiến sĩ luôn trụ

Ẩn dụ bổ sung là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ những cảm giác


vững nơi đầu sóng ngọn gió. Họ luôn đối mặt với cái chết mà không chút sờn

sinh ra từ trung khu cảm giác khác nhau làm cho cảm giác phong phú, đa

lòng, nản chí:

chiều, đa vị, đa nghĩa. Theo con số thống kê của chúng tôi, ẩn dụ bổ sung xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




42

43

hiện 53 lần trong thơ Tố Hữu. Tần số của kiểu ẩn dụ này tuy không nhiều
nhưng mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.

Âm thanh tiếng hát tác động tới thính giác của con người. Vậy mà, ở
câu thơ này, tác giả lại cảm nhận được vị ngọt ngào của nó, ngửi được mùi

Sự chuyển đổi cảm giác thường đem tới cho câu thơ những biến đổi


thơm của tiếng hát và cảm nhận được cái mát lành của nó. Từ thính giác

bất ngờ và thú vị. Ẩn dụ bổ sung là một trong những cách dùng đem lại hiệu

chuyển sang vị giác, khứu giác và cả xúc giác… chẳng là sự tinh tế của tâm

quả thẩm mỹ cao. Khi nói về lý tưởng cách mạng, nhà thơ đã có nhiều hình

hồn đó sao ? Tiếng hát của các em được nhà thơ nghe không chỉ bằng tai mà

tượng độc đáo, hấp dẫn.

nghe bằng lưỡi, bằng da, bằng mũi… "thấm vào tâm hồn". Lúc này mọi giác

Chẳng hạn, thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp và đầy biến động
của người thi sĩ - chiến sĩ được miêu tả rất đỗi tinh tế:

quan được huy động đến tột cùng và dẫn đến sự giao thoa, xuyên thấm. Cảm
nhận tiếng hát là cảm nhận cái ngọt ngào, êm đềm của cuộc sống tự do, thanh
bình. Tố Hữu còn lắng nghe được bao điều kì diệu khác nữa:

Ở trong tôi, một núi lửa hơi đầy

Đã nghe nước chảy lên non

Thét vang trời ghê gớm như hôm nay

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài

(Tranh đấu)


Đã nghe gió ngày mai thổi lại

Hình dung có núi lửa trong lòng, nhà thơ cảm nhận bằng giác quan

Đã nghe hồn thời đại dâng cao

nhạy cảm nhất, giác quan ấy thuộc về thế giới tâm linh. Thế giới vô hình, tinh
tế và khó nắm bắt. Cái điều có thể nhìn thấy mà lại được cảm nhận bằng trái
tim, bằng tâm hồn để rồi nghe thấy nó gào thét vang trời. Nhờ có sự chuyển
đổi cảm giác mà nhà thơ nói được những điều sâu kín trong lòng. Núi lửa
trong lòng cũng là men say lý tưởng, là hương chân lí, là nhiệt huyết chiến
đấu,…Có điều, ở câu thơ này, tác giả nói lý tưởng theo một cách riêng đầy
sức hấp dẫn.
Tiếng hát ngọt, tiếng hát thơm mát trong những dòng thơ dưới đây
cũng là những ẩn dụ bổ sung:

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được thể hiện qua cách cảm nhận thế
giới hết sức tinh tế và mới lạ của nhà thơ. Nghe gió ngày mai và nghe hồn
thời đại là những ẩn dụ cho thấy cái nghiêng tai kì diệu của tâm hồn con
người…Nghe gió ngày mai là cảm nhận và tưởng tượng những ngọn gió
mát lành của tương lai; nghe hồn thời đại là sự cảm nhận trong chiều sâu
cuộc sống, cảm nhận thế giới tâm linh sâu lắng của con người thời đại. Như
thế, Tố Hữu đâu có nghe bằng thính giác đơn thuần mà ông nghe bằng tất

A ! Tiếng hát ngọt

cả trái tim, tâm hồn mình. Như vậy, ẩn dụ bổ sung đã làm trọn thiên chức


như đường cát

của nó trong địa hạt thơ trữ tình.

… Lắng nhe tiếng hát

2.1.2.3. Ẩn dụ tượng trưng

Thơm mát

Ẩn dụ tượng trưng là sự kết hợp của một khái niệm trừu tượng với

của các em

một khái niệm về cảm giác. Ẩn dụ tượng trưng được hình thành trên cơ sở

(Đêm xanh)

tính không đồng loại của hai khái niệm: một khái niệm trừu tượng và một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



44


45

khái niệm cụ thể. Những khái niệm về cảm giác trong ẩn dụ tượng trưng đã có

người. Hương thơm ngào ngạt lan tỏa trong không gian tác động tới khứu giác

hiện tượng chuyển nghĩa từ trường nghĩa vật chất sang trường nghĩa tinh thần.

và vị bùi ngậy mà con người cảm nhận được bằng vị giác. Hương vị ấy gắn

Thế giới tâm hồn, cung bậc cảm xúc của con người vốn vô hình, phức

với thế giới vật chất hiện hữu xung quanh ta. Như vậy, ẩn dụ tượng trưng ở

tạp và khó gọi tên. Nhờ ẩn dụ tượng trưng, thế giới tinh thần ấy vẫn hiện lên

đây đã có sự kết hợp của hai khái niệm khác loại tạo nên những liên tưởng lạ.
Cũ và mới, quen và lạ luôn có sức hút đối với mỗi người. Nhà thơ

rõ ràng với những sắc thái cụ thể:

nhìn thấy ở phía trước những điều mới lạ đầy hấp dẫn:

Dậy lên, hỡi những linh hồn thép

Vượt muôn trùng sóng lớn đường xa

(Dậy lên thanh niên)

Ta sẽ đến, những chân trời mới


Linh hồn thép là sự kết hợp giữa hai khái niệm khác loại. Linh hồn chỉ
thế giới tinh thần, cái thuộc về tâm linh, vô hình, khó nắm bắt. Thép vốn là
khái niệm cụ thể, vật hữu hình, nhìn ngắm, sờ mó và định đoán được. Nhờ có
sự kết hợp này mà ta hình dung được tinh thần, nghị lực và bản lĩnh của người
cộng sản. Linh hồn thép ấy được hun đúc bởi khối căm hờn của người chiến
sĩ. Cách nói khối căm hờn cũng được kết hợp theo kiểu trên.
Trong lòng anh hun lại khối căm hờn

(Chân trời mới)
Chân trời mới là ẩn dụ nói tới bao điều mới mẻ trong cuộc sống mà
con người đang khao khát hướng tới. Đó cũng là miền đất lạ, hứa hẹn tương
lai tươi sáng, rạng ngời. Miền đất ấy mời mọc và giục giã con người hướng tới.
Như vậy, ẩn dụ tượng trưng là sáng tạo độc đáo, mới lạ của nhà thơ và
sự sáng tạo ấy phù hợp với thói quen sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng. Do

(Châu Ro)

đó, khi tiếp cận các ẩn dụ tượng trưng, ta có cảm giác vừa như lạ, như quen.

Khối là khái niệm thuộc về vật chất, nhìn thấy hình thù, thấy được
kích thước nhỏ to…Căm hờn thuộc về tinh thần, chỉ trạng thái cảm xúc của
con người. Ẩn dụ khối căm hờn trong câu thơ đặc tả nỗi hờn căm được cô nén
lại, hiện lên thành khối, thành hình. Đây là cách nói lạ nhằm cụ thể hóa nỗi
căm hờn của nhà thơ. Ẩn dụ tượng trưng đã phát huy được thế mạnh của nó
trong việc biểu đạt thế giới tinh thần của con người. Tố Hữu nhìn thấy "Cả
tương lai ngào ngạt vị thơm bùi" trong niềm tin yêu cuộc đời:
Giàu đức tin nên vẫn thấy đời vui

Trong thơ Tố Hữu, ẩn dụ loại này xuất hiện 28 lần với những kết hợp từ độc

đáo, bất ngờ.
2.1.2.4. Nhóm biến thể ẩn dụ
Nhóm biến thể của ẩn dụ có hai kiểu: nhân hóa và vật hóa. Đây là
hai cách thức trái chiều nhau nhằm tạo nên những hình ảnh sống động và
gợi cảm.
* Nhân hóa
Nhân hóa là những ẩn dụ gán cho những đối tượng vốn không phải là

Cả tương lai ngào ngạt vị thơm bùi

người những thuộc tính của con người. Nhân hóa được hình thành trên cơ sở

(Nhớ người)
Tương lai là một khái niệm trừu tượng, chỉ những dự định của con

của sự liên tưởng nét giống nhau giữa các đối tượng không phải con người
với con người. Sự liên tưởng này mang tính chủ quan của người sử dụng

người ở phía trước.Vị thơm bùi lại tác động trực tiếp tới giác quan của con

nhưng phải phù hợp với tâm lý, thói quen sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên







46

47

Xuất hiện 214 lần trong tập thơ, nhân hóa đã tạo cho thế giới nghệ
thuật trong thơ Tố Hữu rất sống động, gần gũi với cuộc đời thường nhật.
Nhân hóa được Tố Hữu sử dụng nhiều khi ông tâm sự với quê hương,
đất nước. Tố Hữu còn mến yêu nhân dân, đất nước mình vô vùng. Ông yêu
từng ngọn cỏ, cành cây của thiên nhiên xứ sở. Núi rừng chiến khu hiện lên
trong thơ Tố Hữu như có linh hồn:

Gọi thơ về, nhắn nhủ thơ hãy mang đôi cánh lửa - đôi cánh rực lửa của
lý tưởng cách mạng, của miền Nam trong lửa đạn chiến tranh. Phải chăng,
những vần thơ "lửa cháy"đã thôi thúc lòng người ra trận. Lại một lần nữa,
hình ảnh nhân hóa đi liền với ẩn dụ trong câu thơ làm nên sức nóng và tỏa
sáng trang thơ. Tố Hữu say sưa viết, say sưa chở những niềm vui hạnh phúc
bất tận cho con người, thơ mang đôi cánh lửa, thơ cất cao tiếng hát, mang chất
thép, phơi phới chất tình:

Núi giăng thành lũy sắt dày

Thơ ta ơi ! Hãy cất cao tiếng hót

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta

(Việt Bắc)


Mùa thu đó đã bắt đầu trái ngọt

Việt Bắc tươi đẹp đã trở thành lũy sắt bảo vệ và che chở cho bộ đội

Và bắt đầu nở rộ những vườn hoa

và vây đánh quân thù. Phải chăng, tác giả đã thổi hồn sống cho cảnh sắc thiên

(Mùa thu tới)

nhiên nơi đây. Mỗi một tên núi, tên sông, tên bản đều gắn với một chiến công

Biện pháp nhân hóa với lời gọi tha thiết thơ ta ơi! trong câu thơ cầu

lừng lẫy của quân dân Việt Bắc.
Gọi tên sông nước quê hương, Tố Hữu còn gọi mùa xuân là nàng
xuân, là em một cách trìu mến và tình tứ xiết bao.

khiến hãy cất cao tiếng hót được kết hợp với ẩn dụ mùa thu, trái ngọt và vườn
hoa trong đoạn thơ trên nhằm khẳng định sự nhiệm mầu mà cuộc sống đem
lại cho thơ ca. Đó là những chất liệu vô cùng quý giá, là chất muối mặn kết

Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm

tinh trong biển cả nhân dân. Mùa thu là ẩn dụ chỉ mùa thu cách mạng nối

Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội

những bờ vui. Hình ảnh trái ngọt và vườn hoa là những cách nói đẹp chỉ


(Bài ca xuân 1961)
Vẻ đẹp của cuộc sống, tự bản thân nó đã là thơ, là nhạc, là họa. Nhà
thơ Tố Hữu đã tâm sự: "Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thực
đầy". Không chỉ trò chuyện với thiên nhiên, đất nước, Tố Hữu còn trò chuyện
với thơ ca:

sắc và ngát hương. Tố Hữu coi thiên nhiên, vạn vật là bầu bạn, là người
thương, là tình nhân…nên ông đã tạo ra được một thế giới đầy xuân sắc với
bao hoa thơm, trái ngọt và nắng hồng.
* Vật hóa
Ngược lại với nhân hóa, vật hóa cũng là biến thể của ẩn dụ. Biện pháp

Gà gáy sáng. Thơ ơi mang cánh lửa

tu từ này có mặt khá nhiều trong thơ Tố Hữu. Đó là những ẩn dụ lấy từ ngữ

Hãy bay đi. Con chim kêu trước cửa

chỉ các sự vật không phải người để chỉ người hay đặc điểm, tính chất của con

(Bài ca mùa xuân 1961)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

thành quả của cuộc sống mới. Tất cả đều căng tràn, viên mãn, ngọt ngào, ngời



người. Ẩn dụ vật hóa đã giúp cho thơ Tố Hữu mang đậm màu sắc dân tộc.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

48



49

Cách nói hóm hỉnh mà sâu cay của người Á Đông được nhà thơ vận dụng một

Quét sạch bầy sâu bọ tanh hôi

cách sáng tạo. Xuất hiện 43 lần trong các tập thơ, ẩn dụ vật hóa góp phần thể

Cho nhựa sống mùa xuân này nảy lộc

hiện thái độ của nhà thơ và nhân dân ta đối với bọn đế quốc xâm lược và

(Cho xuân hạnh phúc đến muôn người)

những điều xấu xa trong xã hội.
Nói về bọn cướp nước, cha ông ta đã chỉ mặt, vạch tên chúng bằng
cách sử dụng ẩn dụ vật hóa: Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem
thân dê chó mà bắt nạt tể phụ (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn). Tiếp tục
mạch ngầm ngàn xưa ấy, Tố Hữu gọi lũ giặc là quỷ dữ, mèo hoang, chó và dê.

từ của nó trong việc thể hiện sự coi thường, khinh bỉ của nhà thơ đối với kẻ
thù của dân, của nước. Đó là những rác rưởi, vật cản trong cuộc sống mà
chúng ta phải có trách nhiệm "quét dọn", đẩy lùi.


Ông coi chúng như một bầy súc sinh bẩn thỉu, tanh hôi:

Nhà thơ dùng những tên gọi khác nhau như: bầy chó dữ, bầy sói tanh

Một toán quỷ rầm rầm rộ rộ

hôi, quỷ dữ, thằng dạ chó, hùm sói, lũ diều hâu, lũ sói beo, quạ đen, lũ chó đê

Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê
(Bà má Hậu Giang)
Biện pháp vật hóa được sử dụng trong hai câu thơ bằng cách lấy đặc
điểm tiêu biểu của từng loài như mắt mèo, mũi chó và râu dê để chỉ lũ giặc.
Cũng ở bài thơ trên, tác giả còn gọi lũ giặc là hùm sói một cách ghê sợ:

hèn và lũ vật tanh hôi…để gọi tên, vạch mặt bản chất xấu xa và đê tiện của bè
lũ xâm lăng. Chúng hiện lên là một lũ mặt người dạ thú uống máu người
không tanh… Thậm chí, lũ giặc ấy chẳng cần đội lốt người mà chúng hiện
nguyên hình là bầy quỷ dữ.
Cách dùng ẩn dụ vật hóa của Tố Hữu vừa có sự gặp gỡ truyền thống

Rồi lặng lặng bước chân hùm sói

vừa có tính hiện đại. Nó góp phần thể hiện thái độ coi thường, khinh bỉ và

Tiến dần lên tia khói vây quanh

lòng căm thù cao độ của người chiến sĩ cách mạng đối với kẻ thù.

(Bà má Hậu Giang)
Ở một bài thơ khác, ông còn gọi lũ cướp nước là:


Nhìn chung, khảo sát các kiểu hình ảnh ẩn dụ trong thơ Tố Hữu,
chúng tôi nhận thấy có hai điểm chung như sau:

Đàn tép mà ép biển khơi

1) Dùng một hình ảnh ẩn dụ tu từ để biểu hiện nhiều đối tượng khác nhau.

Quạ đen mà chiếm một trời được chăng ?
(Vinh quang tổ quốc chúng ta)
Qua cách gọi tên như trên, tác giả đã thể hiện sự coi thường, khinh bỉ
của mình đối với bè lũ cướp nước.

Sử dụng một hình ảnh ẩn dụ để biểu thị nhiều đối tượng khác nhau là
cách dùng số lượng ngôn từ ít nhất để nói được nhiều nhất lượng thông tin mà
nhà thơ biểu đạt. Cách sử dụng này buộc người đọc phải hình dung, liên
tưởng, suy luận rất nhiều mới thấy được cái hay, cái tài của người dùng chữ.

Tố Hữu còn dùng cách nói vật hóa để chỉ bọn người cơ hội, đục nước
béo cò trong xã hội mới. Ở một bài thơ khác, ông đã viết:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Hình ảnh bầy sâu bọ tanh hôi là cách nói chỉ bọn người có tâm địa xấu
xa, đê hèn. Biện pháp vật hóa lại một lần nữa phát huy được sức mạnh ngôn

Bề sâu, bề xa của ngôn từ được phát hiện càng làm cho từ ngữ có nhiều chiều
ẩn hiện và đó chính là vẻ đẹp trong cách dùng từ của người nghệ sĩ.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




50

51

Chẳng hạn, hình ảnh mùa xuân được Tố Hữu sử dụng làm ẩn dụ với

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

các nghĩa chuyển: buổi xuân đào, vườn đầy xuân, đào xuân thắm, bạc xuân

Mặt trời chân lí chói qua tim

rắc, mùa xuân lại nhà, xuân của chúng ta, xuân của lòng dũng cảm, xuân
đang vẽ, một khúc ca xuân, ta vẫn là xuân, xuân ơi!…

(Từ ấy)
Chất men say lý tưởng còn được thể hiện trong cách nói đầy ấn tượng

Hay hình ảnh mặt trời cũng được dùng để chỉ nhiều đối tượng khác
nhau như: Chỉ lý tưởng cách mạng (Mặt trời chân lí chói qua tim"); chỉ Đảng

như mùi hương chân lí, hương tự do. Lý tưởng cách mạng còn được ví như
con thuyền trên sóng nước đại dương.


thân yêu (Mặt trời kia cờ Đảng giương cao); hay để chỉ Bác Hồ (Người rực

Con thuyền rời bến sông Hiên

rỡ một mặt trời cách mạng). Có khi, Tố Hữu còn trò chuyện cùng "mặt trời"

Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung

như với một người bạn lớn:

Chập chùng thác Lửa, thác Chông

Mặt trời đỏ dậy

Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà…

Có vui không?

Thác, bao nhiêu thác cũng qua

Nhìn nam bắc tây đông

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời
(Nước non ngàn dặm)

Hỏi cả hai mươi thế kỷ

Hình ảnh con thuyền cách mạng, con thuyền của Đảng là ẩn dụ thể hiện

(Chào xuân 67)

2) Dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ tu từ khác nhau để biểu thị một đối

sự sáng tạo của Tố Hữu trong mạch nguồn vô tận của thơ ca truyền thống.
Hay khi viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tố Hữu sử dụng rất nhiều ẩn dụ

tượng cụ thể.
Ngược lại với cách thức dùng một hình ảnh để biểu thị nhiều đối
tượng là cách sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ để biểu thị cho một đối tượng.

đẹp. Sự xuất hiện của các ẩn dụ đó vừa tránh việc trùng lặp vừa phù hợp với
hoàn cảnh và mục đích sử dụng ngôn từ của nhà thơ. Có lúc Bác hiện lên qua
hình ảnh ngọn đuốc thiêng soi đường cho cả dân tộc vượt qua đêm đen, có khi

Cách thức này cho thấy sự giàu có của thế giới ngôn từ mà nhà thơ sở hữu.

Người lại chiếu sáng qua hình ảnh cây hải đăng dẫn lối cho con thuyền cách

Đồng thời, sự phong phú và tính đa chiều trong liên tưởng của Tố Hữu cũng

mạng cập bến vinh quang. Và hàng loạt các hình ảnh ẩn dụ khác nữa như:

được phát huy cao độ. Bằng tài năng của mình, người nghệ sĩ ấy đã tạo nên

cánh chim không mỏi, người thủy thủ, hồn thơm, ngôi sao…Nhưng lớn lao

những con chữ phập phồng sự sống, tinh kết những gì đẹp nhất, tinh túy nhất

nhất, kỳ vĩ nhất là hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại kết tinh trong hình ảnh mặt trời

để tạo nên những ẩn dụ đẹp, những cách nói hay về một đối tượng nào đó.


cách mạng (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng).

Chẳng hạn như, nói về lý tưởng và con đường cách mạng, Tố Hữu có
nhiều cách thể hiện phong phú và tinh tế. Những ẩn dụ nắng hạ, mặt trời chân lí
xuất hiện nhiều lần trong thơ ông:

2.2. TÍNH CHẤT CỦA HÌNH ẢNH ẨN DỤ TRONG THƠ TỐ HỮU

Từ kết quả thống kê ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu ở mục trên, chúng
tôi nhận thấy, những cơ chế tạo lập ẩn dụ để tạo ra những kiểu ẩn dụ trong thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



52

53

Tố Hữu là hết sức phong phú, đa dạng và phổ biến. Tuy nhiên bên cạnh

động phi thường của con người và đất nước trong một thời đại hào hùng của

những điểm chung, các kiểu ẩn dụ trong thơ Tố Hữu lại có những nét riêng


lịch sử. Hoặc những hình ảnh mang tính huyền thoại như: đôi hài vạn dặm,

biệt. Đó là cách lựa chọn hình ảnh ẩn dụ mang tính chất đặc thù riêng của thế

đôi cánh thần tiên, thiên đường, trăm tay nghìn mắt, xương sắt da đồng, gan

giới nghệ thuật thơ Tố Hữu. Qua phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra

sắt dạ vàng, vịnh bạc,…gợi thế giới nhiệm mầu của những điều kì diệu từ

một số những tính chất điển hình của hình ảnh ẩn dụ trong thơ Tố Hữu.

cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

2.2.1. Tạo lập ẩn dụ với những hình ảnh thuộc về thế giới tự nhiên
có tầm vóc lớn lao, kỳ vĩ, mang màu sắc sử thi, huyền thoại

Trong những hình ảnh ẩn dụ được tạo lập từ cơ sở hình ảnh tự nhiên
mang kích thước vũ trụ của thơ Tố Hữu, có lẽ hình ảnh có sức hút và gây ấn

Khi xem xét các hình ảnh ẩn dụ trong thơ Tố Hữu, ta nhận thấy số

tượng lớn lao nhất với người đọc là hình ảnh mặt trời chân lí xuất hiện trong

lượng lớn các ẩn dụ được xây dựng trên liên tưởng vể thế giới tự nhiên có tầm

bài thơ đầu của tập thơ đầu tay và cũng là bài thơ "tuyên ngôn" của hồn thơ

vóc kỳ vĩ, đậm màu sắc sử thi. Đó cũng là những hình ảnh thuộc về thế giới


Tố Hữu.

huyền thoại, lung linh kì diệu. Có thể kể ra một số những dẫn dụ sau đây:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Chân Trường Sơn, biển máu, sóng cách mạng, hồn biển lớn, con

Mặt trời chân lí chói qua tim

đường máu, lòng Đất nước, cánh đồng thơ, đầu sóng gió, biển đời, vườn đầy

(Từ ấy)

xuân,, đoàn chim quyết thắng, ngọn đuốc thiêng, sóng Thái Bình, mặt trời
chân lí, gió mới ngàn phương, sao lấp lánh, mùa xuân,, vườn hoa, ngực lép

Hình ảnh ẩn dụ mặt trời chân lí chói qua tim khẳng định lý tưởng cách

bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh/ Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt

mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng

trời, gió bốn phương, mùa bất tuyệt, đường vàng, cây đại thọ, mặt trời cách

ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực

mạng, đuốc người, đôi hài vạn dặm, đôi cánh thần tiên, vịnh bạc, trời hồng,

rỡ của nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác


thiên đường sao lấp lánh, phong ba dữ dội, trăm tay nghìn mắt, xương sắt da

thường, mặt trời chân lí - một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ

đồng, tự do đã nở hoa hồng, cánh chim không mỏi, đường nở ngực, dòng thơ

nghĩa: nếu Đèn pha bật sáng như ngày mai lên, làm cho mọi vật hiện lên rõ

tươi xanh, dòng thơ lửa cháy, con tàu, bão dập mưa chan, gan sắt dạ vàng,

ràng trong từng chi tiết. Liên tưởng tương đồng ở trên đã khẳng định sự bừng

ánh sao trí tuệ, con thuyền, máu và hoa, phượng hoàng …

sáng từ bên trong, bừng sáng về trí tuệ, lý tưởng, làm cho thi sĩ sáng mắt, sáng

Những hình ảnh ẩn dụ trên trong ngữ cảnh nghệ thuật khác nhau, có

lòng. Có phải, ánh nắng mặt trời chói chang rực rỡ ấy sẽ theo sát người chiến

thể có những sắc thái tu từ khác nhau, song chúng cùng tạo ra trong suy tưởng

sĩ - thi sĩ trên mọi nẻo đường cách mạng? Hình ảnh mặt trời cũng được dùng

của người đọc những trường liên tưởng về cái lớn lao, mang kích thước vũ

để chỉ nhiều đối tượng khác nhau trong thơ Tố Hữu: chỉ Đảng thân yêu Mặt

trụ, mang tầm thời đại như các hình ảnh: biển, sóng, gió, mặt trời, sao, trời


trời kia cờ Đảng giương cao hay để chỉ Bác Hồ Người rực rỡ một mặt trời

hồng, mùa xuân, vườn hoa, cánh đồng, ngọn hải đăng, con tàu, cánh chim

cách mạng. Có khi, Tố Hữu trò chuyện cùng mặt trời như một người bạn lớn

không mỏi…chỉ lý tưởng cách mạng, chỉ những tình cảm lớn, những hành

một cách thi vị:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






54

55

Mặt trời đỏ dậy

Cũng như bao thi sĩ, Tố Hữu cũng sáng tạo nhiều hình ảnh thơ gợi cảm
xúc từ mùa xuân. Mùa xuân chiếm một vị trí đặc biệt và trở thành hình tượng ẩn

Có vui không?


dụ xuyên suốt sáng tác của Tố Hữu. Biểu tượng mùa xuân thấm sâu, có sức lan

Nhìn nam bắc tây đông

tỏa mạnh trong thơ của người thi sĩ cộng sản. Mùa xuân không chỉ là hình ảnh

Hỏi cả hai mươi thế kỷ

của không gian, thời gian, xuân trong thơ Tố Hữu còn mang ý nghĩa biểu trưng

(Chào xuân 67)

cho cái đẹp, cho sức mạnh của tuổi trẻ, cho tương lai tươi sáng của dân tộc, cho

2.2.2. Tạo lập ẩn dụ với những hình ảnh mang thuộc tính bền

những con người đẹp đẽ, kiên trung, cho niềm vui ngập tràn hạnh phúc, và rộng
lớn hơn là xuân của thời đại, của kỉ nguyên mới xã hội chủ nghĩa. Cả một thế

vững, có giá trị vĩnh cửu
Bên cạnh những hình ảnh ẩn dụ mang tầm vóc vũ trụ, sử thi hùng tráng,
trong thơ Tố Hữu, còn thường xuyên xuất hiện những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng
cho những giá trị vĩnh cửu, vững bền như: vàng nhân phẩm, lòng son, ngọc long
lanh, hạt kim cương, máu và hoa, sen thơm ngát giữa đầm, ngôi sao chân lí,

giới xuân đầy ắp sức sống trong 34 bài thơ với muôn sắc điệu: buổi xuân đào,
vườn đầy xuân, đào xuân thắm, bạc xuân rắc, mùa xuân lại nhà, xuân của
chúng ta, xuân của lòng dũng cảm, xuân đang vẽ, một khúc ca xuân, ta vẫn là
xuân, xuân ơi !…Mỗi hình ảnh gợi một liên tưởng sâu xa và thú vị.


mặt trời chân lí... Đó là những ẩn dụ đẹp được xây dựng trên trường liên

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, thơ ông là tiếng nói chung của dân tộc,

tưởng tương đồng với vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của con người cách mạng.

của thời đại. Đất nước kinh qua hai cuộc kháng chiến thần thánh và đã đóng

Chẳng hạn, vàng vốn là thứ kim loại quý hiếm, biểu tượng của sự giàu
có, sang trọng. Từ cơ sở ấy, nhà thơ liên tưởng tới nhân phẩm của con người
cách mạng. Bên cạnh ẩn dụ vàng nhân phẩm, hạt kim cương, hồng ngọc, còn
phải kể đến hình ảnh hoa như hoa lài, hoa hồng, hoa mơ, hoa dừa… và đặc
biệt là hoa sen, loài hoa mọc lên từ chốn đầm lầy mà tỏa hương thơm ngát.

những dấu son chói lọi với những chiến công hiển hách. Thời đại này cũng đã
sản sinh ra biết bao người con anh hùng, những "chàng Thạch Sanh của thế kỉ
hai mươi". Do đó, cảm hứng ngợi ca cách mạng là cảm hứng chủ đạo của thơ
Tố Hữu. Với nguồn cảm xúc ấy, lẽ tự nhiên, thơ Tố Hữu phải tìm đến những
hình ảnh mang kích cỡ lớn lao, kỳ vĩ, huyền thoại. Có thể nói, cảm hứng nghệ

Sen thơm ngát giữa đầm là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của những người

thuật là yếu tố chi phối cách lựa chọn kiểu hình ảnh ẩn dụ tu từ trong thơ Tố

mộc mạc, chân quê nhưng anh dũng, kiên cường, không chịu khuất phục

Hữu. Và chính kiểu hình ảnh ẩn dụ ấy cũng đã góp phần tạo nên một phong

trước những thế lực hắc ám.


cách thơ mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng.

Rồi từ những loài hoa cụ thể, Tố Hữu đã mở rộng trường liên tưởng
tới những hoa của tâm hồn của cảm xúc, niềm vui hân hoan, chiến thắng:

2.2.3. Tạo lập ẩn dụ với những hình ảnh trong thế giới tự nhiên
thân thuộc, gần gũi với con ngƣời và quê hƣơng, đất nƣớc.

Trong lòng con chim múa hoa cười, Việt Nam ơi, máu và hoa ấy/ Có đủ mai

Tố Hữu là người con của xứ Huế, miền đất nổi tiếng thơ mộng, trữ

sau, thắm những ngày…Vượt qua phạm trù của những hình ảnh thực, hình

tình. với biết bao hình ảnh tươi đẹp của cảnh vật và con người đã đi vào thơ

ảnh hoa được gợi ra ở đây đã thuộc về những giá trị của vẻ đẹp vĩnh cửu, của

ca, nhạc họa. Dường như, chất Huế đã thấm vào tâm hồn, máu thịt của thi sĩ

vầng hào quang trên tượng đài chiến thắng.

trên mỗi trang thơ. Xem xét các hình ảnh ẩn dụ thơ ông người đọc dường như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




56

57

được sống giữa không gian Huế, cảm xúc Huế. Đã bao lần Tố Hữu cất lên

trạng thái mạnh mẽ, mê say như: say mùi hương chân lí, hồn ta chạy, lòng ta

tiếng gọi tha thiết, đau đáu và cháy bỏng của hồn mình: Nỗi niềm chi rứa,

múa, mắt Bác Hồ cười, lửa vui, chim reo, gà mừng, gió lộng, mạch suối trẻ,

Huế ơi !, Hương Giang ơi, dòng sông êm. Hình ảnh Huế đã được nhà thơ

rung rinh quả ngọt, không gian hồng, rạo rực muôn màu sắc, đường thơm

nhân hóa tựa như hình ảnh của một người mẹ tảo tần, người yêu chung thủy

tho, đường óng ả, ga hồng đôi má…

để từ đó nhà thơ cất lên tiếng gọi da diết. Huế và dòng sông quê hương ấp ủ
bao tình thương nỗi nhớ. Và khi ông bước chân ra đời, thì như một lẽ tự
nhiên, không gian quê hương từ xứ Huế đã trải rộng trên khắp nẻo đường
kháng chiến. Có biết bao những cái tên thân thương được cất lên như: Hòn

Chẳng hạn, khi nói về lý tưởng cách mạng, nhà thơ đã có những sáng
tạo hết sức độc đáo:

Khi đã say mùi hương chân lí
(Như những con tàu)

Nẹ, Hanh Cát, Hanh Cù, Tây Nguyên, Sài Gòn…Dường như đó không còn
chỉ là những cái tên ghi trong bản đồ địa lí, lịch sử mà nó đã trở thành những

Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày

tâm hồn, những mảng đời gắn bó máu thịt với nhà thơ. Biết bao cảm xúc thân

(Tâm tư trong tù)

thương, sâu nặng khi ông gọi tên mảnh đất mà mấy mươi năm trước đã từng

Chân lí, tự do là những khái niệm trừu tượng nhưng đã được nhà thơ

cưu mang, che chở cho những đứa con chiến sĩ: Hòn Nẹ ta ơi, mảng về chưa

gắn cho chúng một mùi hương. Nhà thơ khi ấy đang là một chàng thanh niên

đó/ Nhớ nhau chăng hỡi Hanh Cát, Hanh Cù ?, hay khi ông cất tiếng gọi Tây

say mê lý tưởng, giầu cảm xúc, nhiệt huyết đã cảm nhận được tất cả sự thơm

Nguyên anh dũng, trung kiên: Tây Nguyên ơi ! Bước truân chuyên Và nhức

tho, tinh khiết tuyệt diệu của nó. Ở đây, phép chuyển đổi cảm giác làm cho

nhối, băn khoăn, day dứt trong lời hoài vọng: Sài Gòn ơi, lại phải đi bao ngày


những tư tưởng cách mạng vốn mang tính chính trị khô khan trở nên hấp dẫn,

?. Nghệ thuật nhân hóa góp phần tạo cho tiếng thơ của Tố Hữu thân thương,

say cuốn hơn. Con người như ngây ngất, đắm say trong hương thơm ngào

ruột rà hơn bội phần. Ngoài ra, tâm hồn người đọc còn được rong ruổi cùng

ngạt. Phải chăng, đó là vẻ đẹp và sức hấp dẫn của lý tưởng cách mạng và cuộc

nhà thơ trên mọi miền đất nước cùng những nỗi niềm riêng khó nói thành

sống tự do? Không chỉ những khái niệm trừu tượng, mà cả những cảnh,

lời… Và biết bao tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của nước non yêu dấu

những vật quen thuộc trong đời cũng được cảm nhận thông qua sự chuyển đổi

này đã đi về trong thơ ông như một niềm day dứt khôn nguôi.

cảm giác tài tình của nhà thơ:

Màu sắc gợi cảm của những hình ảnh ẩn dụ gần gũi thân thương, giàu

Đường thơm tho như mật bọng trưa hè

cảm xúc cũng là một cơ sở để khiến cho thơ Tố Hữu mang khuynh hướng của
thơ trữ tình - chính trị.
2.2.3. Tạo lập ẩn dụ với những hình ảnh thơ tràn đầy cảm xúc
trạng thái mạnh mẽ, say mê, trẻ trung, giầu nhiệt huyết

Một tính chất nổi bật khác nữa không thể không kể đến của ẩn dụ

(Hy vọng)
Từ những hình ảnh thị giác, nhà thơ lại cảm được những cảm nhận
của vị giác như hương thơm ngọt ngào của đường thơm tho. Chính sự chuyển
đổi này làm cho cảnh vật như được bao bọc trong hương thơm. Con đường
vàng, thơm mùi lúa chín, mùi rơm rạ ven đường, hương thơm của hoa đồng

trong thơ Tố Hữu là sự xuất hiện của hàng loạt hình ảnh ẩn dụ gợi cảm xúc,

cỏ nội và cả hương vị trong tưởng tượng của một tâm hồn lãng mạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






58

59

Tố Hữu cũng có nhiều hình ảnh ẩn dụ nhân hóa kết hợp với ẩn dụ chuyển
đổi để đem đến những cảm xúc mạnh mẽ, trẻ trung, tràn đầy khí huyết:

chất xuất hiện nhiều hơn cả. Ẩn dụ bổ sung và biến thể của ẩn dụ như nhân
hóa và vật hóa cũng chiếm một tỉ lệ khá lớn… Phương thức tu từ ấy có mặt


Hồn ta chạy sáng ngời trên ngọn đuốc

trên các trang thơ với mức độ và hiệu quả thẩm mỹ khác nhau. Nó góp phần

Lòng ta múa lồng lên theo đám rước

thể hiện đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế của nhà thơ.

(Vui bất tuyệt)
Niềm vui chiến thắng - niềm vui bất tuyệt ùa về làm xôn xao, rạo rực
những dòng thơ. Động từ chạy và múa được nhà thơ gắn cho hồn ta và lòng ta
thật sống động. Hàng loạt hình ảnh, sắc màu lộng lẫy, động tác mạnh mẽ, âm
thanh sôi động đã diễn tả một niềm vui lớn đang trào dâng trong tâm hồn, cảm
xúc của con người.
Chính những hình ảnh ẩn dụ tràn đầy cảm xúc như thế cũng đã góp
phần làm cho tiếng thơ Tố Hữu trở thành tiếng nói của những "tình cảm lớn,
niềm vui lớn" giữa cuộc sống lớn lao của dân tộc.
2.2.4.Tạo lập hình ảnh vật hóa để miêu tả bản chất của kẻ thù
Như phần khảo sát ở mục 2.1, Tố Hữu cũng sử dụng nhiều hình ảnh
ẩn dụ vật hóa. Những hình ảnh này được sử dụng tập trung với nội dung biểu
đạt bản chất xấu xa của kẻ thù: bầy chó dữ, bầy sói tanh hôi, quỷ dữ, thằng dạ
chó, hùm sói, lũ diều hâu, lũ sói beo, quạ đen, lũ chó đê hèn và lũ vật tanh
hôi…Ở đây, những đặc tính của các loài thú dữ đã được gán cho quân giặc
cướp nước và bè lũ bán nước để thể hiện sự hung bạo, tàn ác của chúng, đồng
thời diễn tả thái đội coi thường, khinh bỉ và căm giận của nhà thơ. Tuy nhiên,
đây cũng là những môtíp ẩn dụ quen thuộc mang tính cũ mòn, không phải là
những ưu thế nổi bật của phép ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu.

Ẩn dụ tu từ mang tính sáng tạo riêng của người viết. Cùng chỉ một đối

tượng nhưng trong ngữ cảnh khác nhau, ở mỗi tác giả và trong mỗi thời đại
lại có những cách diễn đạt khác nhau. Chính điều đó góp phần làm phong phú
diện mạo văn học của mỗi dân tộc. Thi nhân xưa và nay thường nói đến sóng
tình, thuyền tình hay thuyền trăng. Còn Tố Hữu lại nói sóng cách mạng hay
thuyền cách mạng. Nếu trong ca dao trữ tình, hình ảnh mặt trời thường được
ví với trái tim nóng bỏng tình yêu đôi lứa: Thấy anh như thấy mặt trời thì nhà
thơ của lý tưởng cộng sản lại dùng hình ảnh mặt trời để chỉ tình cảm đối với
lý tưởng cách mạng và thời đại. Ẩn dụ tu từ in đậm dấu ấn trong suốt 7 tập
thơ của người thi sĩ cách mạng, nó xuất hiện hầu hết trên trong các bài thơ và
trên mỗi trang thơ.
Trước sau, tiếng thơ Tố Hữu luôn kiên định với lý tưởng cách mạng
mà ông trọn đời dâng hiến. Ông là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lý tưởng
cộng sản. Ông say sưa ca ngợi lý tưởng, ca ngợi Đảng vĩ đại và nhân dân anh
hùng, ca ngợi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Mọi biểu hiện nghệ
thuật của thơ ông đều quy tụ về tâm điểm này. Ẩn dụ tu từ trong các tập thơ
cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Điều đó được thể hiện ở trở đi trở lại của
một số hình ảnh ẩn dụ chủ đạo trong các tập thơ. Đặc biệt là sự thống nhất của
một số tính chất trong các hình ảnh ẩn dụ của thơ ông. Đó là chuỗi hình ảnh
ẩn dụ thuộc về thế giới tự nhiên có tầm vóc lớn lao, kỳ vĩ, mang màu sắc sử

TIỂU KẾT

thi, huyền thoại. Hay chuỗi hình ảnh ẩn dụ mang thuộc tính bền vững, có giá

Qua khảo sát và phân loại ẩn dụ trong thơ Tố Hữu, ta nhận thấy ẩn dụ
tu từ trong thơ ông có một số đặc điểm:

trị vĩnh cửu. Và những hình ảnh ẩn dụ tràn đầy cảm xúc trạng thái mạnh mẽ,
say mê, trẻ trung, giầu nhiệt huyết. Những tính chất này không chỉ thể hiện


Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu xuất hiện với nhiều kiểu loại đa dạng.

những nét sáng tạo riêng của ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu mà từ đó còn cho

Nổi bật nhất phải kể đến ẩn dụ hình tượng, trong đó ẩn dụ chỉ đặc điểm, tính

thấy đặc điểm nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





60

61

Chương 3

trước thế giới. Mỗi loại hình nghệ thuật có cách xây dựng hình tượng khác

CHỨC NĂNG CỦA ẨN DỤ TRONG THƠ TỐ HỮU

nhau. Âm nhạc dùng âm thanh, điêu khắc dùng đường nét và hội họa dùng
màu sắc… Còn trong thơ ca: "Hình tượng thơ là một bức tranh sinh động và
tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn


Ẩn dụ tu từ là một cấu tạo ngôn ngữ hết sức mềm dẻo. Quy luật

vị ngôn ngữ có tính chất vần, điệu với trí tưởng tượng sáng tạo và cách đánh

biểu hiện của nó là cách nói có vẻ xa xôi bóng gió và kín đáo nhưng lại rất

giá của người nghệ sĩ" [12, tr. 100]. Trên cơ sở chất liệu ngôn từ, hình tượng

gần, rất cụ thể, công khai và rõ ràng. Không gọi thẳng tên đối tượng nhưng

nghệ thuật trong các tác phẩm đã cho ta những hình ảnh hiển hiện, sống động

nó lại nói được rất nhiều về đối tượng. Đó là quy luật của một lối diễn đạt

của cuộc sống và thế giới tâm hồn phong phú của con người. Nếu việc tạo

lấy cực nọ để biểu hiện cực kia; lấy xa nói gần, lấy vòng nói thẳng; lấy kín

dựng hình tượng nghệ thuật trong thơ văn của người cầm bút cũng tựa như

nói hở, lấy ít nói nhiều.

việc tỉ mỉ đẽo gọt một bức phù điêu của nhà điêu khắc thì ẩn dụ chính là

Ẩn dụ tu từ khai thác khả năng biểu hiện của các đơn vị ngôn ngữ,
thông qua thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp trong quá trình tổ chức và cấu
trúc văn bản. Các từ ngữ liên quan với nhau và tạo ra nội dung ngữ nghĩa của
toàn cấu trúc, khác với nghĩa của từng yếu tố riêng lẻ. Sẽ không lĩnh hội được
ý nghĩa sâu xa và tiềm ẩn của lời thơ nếu các từ ngữ được sử dụng trong ẩn dụ
tu từ lại nằm ngoài văn cảnh, ngoài cấu trúc văn bản. Chính cách thể hiện đặc

biệt ấy đã góp phần tạo cho thơ ca những khả năng kì diệu.
Là hình thức hiện đại của thơ tiếng Việt, thơ Tố Hữu "mở cửa cho những
tiếng lòng gần gũi, mang cái hổn hển, dào dạt của đời vào thơ. Nó mở cửa cho
tiếng nói hàng ngày, chất văn xuôi đủ cung bậc, lĩnh vực có thể vào thơ. Nó mở
cửa thông sang truyền thống dân gian. Nó mở ra cho các hình thức tư duy mới

những nét chạm khắc xuất thần làm cho hình tượng hiện lên luôn luôn sống
động và đầy biến ảo. Ẩn dụ đã cho thấy sự liên tưởng tinh tế của người nghệ
sĩ tới những điểm giống nhau giữa các đối tượng mà trong thực tế chúng có
thể rất cách biệt để tạo nên sự bất ngờ, mới lạ, hấp dẫn trong bản thân những
cái vốn quen thuộc quanh ta. Nghĩa ẩn dụ bao giờ cũng bóng bẩy, mềm mại,
giàu hình ảnh với những hàm ý mà người đọc phải suy ra mới hiểu được. Và
có thể nói, Tố Hữu cũng là một người thợ tài hoa khi sử dụng các hình ảnh ẩn
dụ để tạo dựng hình tượng nghệ thuật. Nhờ có ẩn dụ tu từ mà có thể diễn đạt
ngắn gọn, cô đọng và súc tích điều mình muốn nói.
Chẳng hạn, Tố Hữu đã dùng hình ảnh mùa xuân để gợi tả không khí tưng
bừng, khởi sắc của miền Bắc trong những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội:

mẻ, cho phép sử dụng các ẩn dụ, liên tưởng đầy nghịch lí bất ngờ. Và dĩ nhiên,

Xuân ơi xuân em mới đến năm năm

nó cho phép cá tính nhà thơ bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết" [51, tr. 186]. Ẩn dụ tu

Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội

từ đã đem lại cho thơ Tố Hữu vẻ đẹp độc đáo, bất ngờ và đầy sức lôi cuốn. Có

(Bài ca mùa xuân 1961)


thể nhận thấy một số chức năng quan trọng của ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu.

Xuân trong câu thơ trên được Tố Hữu dùng để gọi chủ nghĩa xã hội.
3.1. CHỨC NĂNG XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG

Mùa xuân là mùa đầu của một năm, mùa vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa của

Hình tượng nghệ thuật là bức tranh sinh động của cuộc sống được xây

những lễ hội rộn rã, tưng bừng…Có thể nói, đó là mùa tươi đẹp nhất trong

dựng nhờ trí tưởng tượng, óc sáng tạo và cách đánh giá của người nghệ sĩ

năm. Còn chủ nghĩa xã hội lại là một khái niệm trừu tượng. Cuộc sống mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






62

63

với những đổi thay lớn lao mà chủ nghĩa xã hội đem đến cho miền Bắc khó có


Chiếc mũ tai bèo đã cùng anh giải phóng quân tung hoành ngang dọc

thể diễn tả trong một câu, một đoạn thậm chí một bài. Vậy mà, chỉ với một

trên khắp chiến trường chống Mĩ. Chiếc mũ ấy nhỏ bé, hiền lành dễ thương

hình ảnh mùa xuân Tố Hữu đã nói được tất cả: Sắc màu tươi mới tràn đầy sức

như một bàn tay nhỏ, chẳng làm đau một chiếc lá trên cành nhưng nó cũng

sống của hoa lá, cỏ cây, con người, vạn vật; không khí tưng bừng, rộn ràng,

lớn lao, thần kì, nó có thể làm nên những kì tích vang dội năm châu, chấn

náo nức của một ngày hội lớn, và sâu xa hơn nữa, là một cuộc sống đầy tương

động địa cầu, làm run sợ cả lầu năm góc. Chiếc mũ tai bèo vừa là biểu tượng

lai, hứa hẹn những ngày mai ấm no hạnh phúc.

của lòng nhân ái vừa là biểu tượng của lòng dũng cảm vô song. Nó chính là

Còn khi viết về miền Nam chia cắt dưới gót thù xâm lược, Tố Hữu lại
dùng hình ảnh cành lá quế. Cành quế đã lìa cây, rời cội, héo khô, cạn kiệt
nhựa sống mà chẳng thể nhạt phai vị thơm cay, ngọt bùi. Cũng như miền Nam
đi trước về sau, đau thương mà quật cường, anh dũng. Có thể nói, đây là một
hình ảnh thơ có sức gợi lớn:

ẩn dụ của phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ trong thời đại chống Mĩ, những chàng
Thạch Sanh đã viết nên những huyền thoại đẹp của thế kỉ XX.

Biểu tượng miền Nam - thành đồng Tổ quốc còn được Tố Hữu khắc họa
trong nhiều hình ảnh ẩn dụ khác như: người lính đi đầu, trái tim làm ngọn lửa...
Mỗi hình ảnh lại gợi một nét riêng, đem đến một sắc điệu thẩm mỹ riêng,
song nhìn chung đều tập trung khắc họa một miền Nam kiên trung, bất khuất,

Hương đâu thơm lựng rừng hè

nhân hậu và giàu hi sinh, một miền Nam đã tỏa sáng trên đài chiến thắng.

Nhặt cành lá quế mà tê tái lòng

Khi nói đến những ẩn dụ trong thơ Tố Hữu, hẳn người ta sẽ nghĩ ngay

Trà My đây, hỡi Trà Bồng
Có hay cây quế đợi trông tháng ngày?

đến hình ảnh trái tim. Đây là một hình ảnh ẩn dụ trở đi trở lại trong nhiều bài
và nhiều tập thơ của ông. Trái tim, nơi hội tụ của khí huyết, đã được nhà thơ

Nâng cành quế héo trên tay

lấy làm một biểu tượng đẹp của tình yêu, của bầu máu nóng tràn đầy nhiệt

Càng thương quế ngọt càng cay cùng người!

tình cách mạng. Ở những dòng thơ viết về xứ Huế, thi sĩ đã để ngỏ lòng mình

(Nước non ngàn dặm)

nơi trái tim đang đập những nhịp đập yêu thương tha thiết:

Hương giang ơi, dòng sông êm

Ta cũng bắt gặp hình tượng miền Nam chiến đấu trong một hình ảnh
gần gũi, thân thương - chiếc mũ tai bèo của anh phóng quân:

Quả tim ta vẫn ngày đêm tự tình

Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ

(Bài ca quê hương)

Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành

Rồi khi viết về sức mạnh bách chiến bách thắng của dân tộc trong

Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh

cuộc Cách mạng Tháng tám, Tố Hữu lại khắc họa hình ảnh trái tim hồng vụt

Mà xông xáo, mà tung hoành ngang dọc

chói sáng trong vồng ngực của chàng lực sĩ:
Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh

Mạnh hơn tất cả đạn bom, làm run sợ cả

Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời

Lầu năm góc!


(Huế tháng Tám)

(Bài ca xuân 68)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

64



65
Có khổ đau nào đau khổ hơn

Tim bỗng hóa mặt trời là một hình ảnh ẩn dụ đẹp, kỳ vĩ, mang màu
sắc sử thi, huyền thoại. Nó thể hiện sức vươn dậy kì diệu của đất nước, của

Trái tim tự xát muối cô đơn

mỗi cá nhân anh hùng ở cái khoảnh khắc đáng nhớ của lịch sử.
Trái tim của Tố Hữu trong thơ là biểu tượng của sự hội tụ với biết bao
cung bậc cảm xúc. Ở đấy là một khối hồng dồn nén cảm xúc yêu thương:

(Một tiếng đờn)
Trái tim ân tình, ân nghĩa với anh em, đồng chí đã soi đường chỉ lối
cho con người trong mọi hoàn cảnh:


Ta biết em rất khỏe, tim ơi!

Mây dày không thấy đâu trời đất

Không khóc đấy. Nhưng mà sao nóng bỏng

Mà trái tim ta chẳng lạc đường

(Bài ca mùa xuân 1961)
Trái tim ấy không chỉ mang nhịp đập của một tấm lòng thi sĩ mà còn
thức đập với bao nỗi khổ, niềm vui của những cuộc đời.

(Về chiến khu xưa)
Khi trái tim lớn ấy mang biểu tượng của lãnh tụ thì nó lớn lao, có sức
ôm trùm tất cả:

Hay trái tim giàu khát vọng, muốn dâng hiến cho đất nước, quê
hương. Trái tim yêu thương, trái tim nhân hậu mà Đảng đã cho mỗi con người

Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ

trong cuộc sống này. Những cung bậc cảm xúc ấy được gửi trong hình ảnh:

(Sáng tháng năm)

trái tim giàu dồn nén nhiều cảm xúc. Đó là trái tim biết yêu thương "người

Và khi trái tim là biểu tượng của Tổ quốc Việt Nam thì nó thật vĩ đại


yêu người sống để yêu nhau":

và ngời sáng ánh hào quang của những giá trị vĩnh cửu:

Đảng cho ta trái tim giàu
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay !
(Bài ca mùa xuân 1961)
"Trái tim" ấy còn nhức nhối, quặn đau vì Miền Nam máu chảy:

Ôi ! Việt Nam, đất nước nghĩa tình
Trái tim lớn yêu Chân Thiện Mĩ
(Chào xuân 99)
Cùng với hình ảnh trái tim, hình ảnh con đường cũng được sử dụng

Có thể nào yên ? Miền Nam ơi máu chảy

nhiều lần trong thơ Tố Hữu để đem đến những biểu tượng giầu ý nghĩa. Có

Tám năm rồi. Sáng dậy, giữa bình minh

khoảng trên 30 lần hình ảnh này xuất hiện. Ví dụ:
(1) Đường thơm tho như mật bọng trưa hè

Tim lại đau, nhức nhối nửa thân mình

(Hy vọng)

(Có thể nào yên ?)
Trái tim nhói đau niềm cô đơn, trống vắng của người thi sĩ trước cuộc


(2) Ta bước tới. Chỉ một đường: Cách mạng

đời dâu bể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

(Như những con tàu)



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




66

67

(3) Đường tranh đấu không bao giờ thoái bộ

Hình ảnh con đường trong những câu thơ trên không còn dùng với
nghĩa gốc vốn có mà đã chuyển nghĩa mới. Nội dung, sắc thái ý nghĩa và mức độ

(Trăng trối)

biểu cảm của các ẩn dụ trong mỗi câu thơ có khác nhau. Vì thế, nó đã đem lại

(4). Như con chim chích


cho hình tượng thơ nhiều tầng nghĩa mới. Có thể xếp 13 ẩn dụ đường thơm tho,

Nhảy trên đường vàng

đường cách mạng, đường tranh đấu, đường vàng, đường gai góc, đường hạnh
(Lượm)

phúc, đường nở ngực, khúc đường nóng lạnh, đường vui, đường về tuổi xuân,
con đường xưa của trái tim, đường muôn dặm vào 4 nhóm gần gũi nhau:

(5) Đường cách mạng dài theo kháng chiến
(Ta đi tới)

Nhóm 1: ẩn dụ ở câu 1 đường thơm tho, câu 4 đường vàng, câu 7
đường hạnh phúc câu 8 đường nở ngực và câu 10 đường vui ngầm hiểu là con

(6) Đường gai góc đang nở đầy hoa thắm
(Trên miền Bắc mùa xuân)
(7) Đường hạnh phúc gian nan lắm khúc

đường vốn cụ thể, hữu hình, giờ đây được cảm nhận qua khứu giác với hương
thơm, qua tâm trạng, niềm vui và hạnh phúc. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

được Tố Hữu sử dụng thật tinh tế. Phải là người có tâm hồn trẻ trung, mến
yêu cuộc sống đến nhường nào thì Tố Hữu mới có những rung cảm tinh tế

(8) Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ


đến thế ! Phải là người nghệ sĩ đầy tài năng thì ông mới chọn lựa được ngôn

Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm
(Bài ca mùa xuân 1961)
(9) Phải chăng có những khúc đường nóng lạnh
(Trên đường thiên lí)
(10) Đường vui không đợi mùa trăng

từ đẹp đến vậy! Quả thật, nói như Xuân Diệu "Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong
cảm xúc".
Nhóm 2: Ở câu 2 - 3 và câu 5, ẩn dụ đường cách mạng và đường
tranh đấu để chỉ con đường hoạt động cách mạng của người chiến sĩ cộng
sản. Lý tưởng Đảng đã soi đường chỉ lối cho nhà thơ và cho dân tộc Việt
Nam. Cả dân tộc một lòng đi theo con đường ấy. Vì thế, con đường cách

(Đường vào)

mạng đầy gian khổ hi sinh đã trở thành con đường chiến thắng, đường vui,

(11) Đường ra phía trước. Đường về tuổi xuân
(Nước non ngàn dặm)

đường hạnh phúc.
Nhóm 3: Trong câu 6 - 9 và câu 13, đường gai góc, khúc đường nóng

(12) Con đường xưa của trái tim, đường này
(Nước non ngàn dặm)
(13) Sợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm

lạnh và đường muôn dặm là ẩn dụ chỉ những khó khăn, thử thách trên con

đường cách mạng mà dân tộc ta phải đương đầu và vượt qua. Đó không chỉ là
con đường chiến tranh đầy chết chóc còn là con đường đầy thử thách trong
công cuộc dựng xây đất nước hôm nay. Đó là những gai góc trong cuộc sống,

(Bảy mươi)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

đường của niềm vui, con đường hạnh phúc, con đường chiến thắng. Con



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



68

69

những khuất lấp trong tư tưởng, những thói xấu, lạc hậu và trì trệ, thói cá

xuân, cành lá quế, chiếc mũ tai bèo, trái tim và con đường đã phân tích ở trên

nhân ích kỉ, sự cơ hội…mà mỗi người cần nhận thấy để đấu tranh và vượt qua

đều đã cho thấy khả năng khắc họa hình tượng của ẩn dụ trong thơ Tố Hữu.

những thử thách ấy.


Qua phép ẩn dụ, hình tượng nghệ thuật hiện lên đẹp hơn, sống động hơn và

Nhóm 4: Ở câu 11- 12 là con đường của kỷ niệm, kí ức đường về tuổi

luôn luôn lung linh, biến ảo. Con người đi nhiều, từng trải nhiều, sống chết nhiều

xuân, con đường xưa. Sự trở về thật ngọt ngào, tươi mới như buổi ban đầu.

với cuộc sống đã giúp cho nhà thơ có sự tinh tế trong óc quan sát, liên tưởng, đối

Cái thưở bừng nắng hạ trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi khi gặp ánh

chiếu các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tế khách quan với thế giới nội

sáng của lý tưởng Đảng lúc nào cũng tươi mới, trinh nguyên. Nó được bao

tâm con người để từ đó có thể sáng tạo được nhiều hình ảnh ẩn dụ độc đáo.

bọc trong ánh hào quang của hoài niệm rất đỗi ngọt ngào. Con đường đầy
nắng hồng và xuân sắc mà Tố Hữu đã trọn đời dâng hiến cho quê hương đất
nước cứ thức hoài trong nỗi nhớ niềm thương của ông.

3.2. CHỨC NĂNG BIỂU CẢM

Cùng với xu thế phát triển của ngôn ngữ, việc làm phong phú cách
diễn đạt, việc mở rộng phương thức chuyển nghĩa theo phép ẩn dụ đã đáp ứng

Hình ảnh ẩn dụ con đường trong thơ Tố Hữu phần nào giúp người đọc

phần lớn nhu cầu biểu đạt cảm xúc thẩm mỹ tinh tế của con người. Ẩn dụ tu


hình dung về những gian khổ, hi sinh mà nhân dân ta phải trải qua trong chiến

từ có khả năng làm "mềm hóa" những vấn đề được coi là khó diễn đạt. Nó là

tranh cũng như niềm vui chiến thắng của dân tộc qua các chặng đường cách

công cụ để diễn đạt tình cảm một cách kín đáo và tế nhị, thể hiện nhận thức

mạng. Những năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, nhiều lần nhà thơ đã vào

sâu sắc về đối tượng. Do đó mà ẩn dụ không chỉ có giá trị hình tượng, là

tuyến lửa và mang về những "chùm hoa thơ nóng bỏng" góp phần đốt cháy

phương tiện để xây dựng hình tượng mà còn hàm chứa sức mạnh biểu cảm

lên ngọn lửa anh hùng cách mạng rực rỡ của con người dân tộc - dũng sĩ trong

lớn [32, tr. 196].

thời đại. Dù đã ở tuổi khá cao, năm 1973, không quản ngại gian lao, nguy
hiểm, Tố Hữu vẫn làm cuộc hành hương vào chiến trường miền nam, dọc
theo tuyến Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh để làm nên những câu thơ
hùng tráng và bi tráng về tiền tuyến lớn có sức lay động đến toàn quân:

Là nhà thơ của những tình cảm lớn, Tố Hữu đã thể hiện tình yêu đối
với lý tưởng, với nhân dân, đất nước trên những trang thơ. Ông không khỏi
nghẹn ngào, xót xa khi nói về những đau thương của dân tộc trong chiến tranh
qua những hình ảnh ẩn dụ: lửa cháy, máu lửa, biển máu, máu và hoa... Nhà


Trường Sơn, xẻ dọc, rọc ngang

thơ dõng dạc khẳng định nhân phẩm và tầm vóc Việt Nam trong thời đại bằng

Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng.

những liên tưởng đẹp: vàng nhân phẩm, hoa cương, cẩm thạch, bạc vàng,
ngọn lửa …trong thơ.

Trường Sơn, vượt núi, băng sông

Ẩn dụ là phương tiện đắc lực giúp nhà thơ thể hiện được những điều

Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa
(Nước non ngàn dặm)
Nhận thức hiện thực cuộc sống thông qua các hình ảnh giàu sức biểu

mong manh tinh tế trong đời sống tình cảm của con người. Những cung bậc
cảm xúc như buồn - vui, sướng - khổ, đau thương - hạnh phúc… được hiện
lên trong Tố Hữu một cách sống động. Ông đã dùng cách nói ẩn dụ tu từ để

cảm là một chức năng của ẩn dụ tu từ. Các hình ảnh ẩn dụ như hình ảnh mùa

thể hiện tình yêu đối với nhân dân, đất nước, với lý tưởng cách mạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên







70

71

Tố Hữu ca hát về mình, ca hát về nhân dân, về đất nước qua những hình

Nỗi đau quê mẹ bị hủy diệt không còn chỉ là nỗi đau của mỗi cá

ảnh thơ chan chứa cảm xúc. Cũng như các hình ảnh nói chung trong thơ Tố Hữu,

nhân mà cảm xúc ấy đã lan tỏa và trùm sang cả lòng sông, ngọn cỏ, cành

hình ảnh ẩn dụ của thơ ông không chỉ có giá trị tạo dựng hình tượng mà còn có

cây. Hình ảnh đất nước hiện lên như một cơ thể sống, bà mẹ Tổ quốc quằn

giá trị biểu cảm mạnh mẽ. Chẳng hạn như tâm hồn của nhà thơ rạo rực, ngây

quại trong khói lửa chiến tranh đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng

ngất khi bắt gặp lý tưởng cách mạng được ngân rung hàng loạt những hình ảnh

người, gợi nỗi xót đau nhức nhối và lòng căm hờn tột độ quân xâm lược. Ở

ẩn dụ gợi cảm như: say mùi hương chân lí, mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa, …


đây, ẩn dụ tu từ đã trở thành một thủ pháp hữu hiệu để nhấn mạnh những

Đang say sưa hoạt động cách mạng, người cộng sản trẻ tuổi bị bắt
giam trong nhà lao đế quốc. Nỗi buồn thương của nhà thơ được gửi trong tâm
trạng của con hổ bị giam trong cũi sắt:

sắc thái cảm xúc mãnh liệt.
Căm thù kẻ xâm lược tới bầm gan, tím ruột, Tố Hữu đã dùng ẩn dụ
vật hóa một cách tài tình để chỉ mặt, gọi tên chúng. Chỉ cần gọi tên bầy lang

Khi con hổ thênh thang trong rú rậm

sói cũng đủ thấy thái độ của nhà thơ đối với lũ giặc. Ông gọi chúng là bầy chó

Say hương cây bỗng mắc cạm giăng thầm

Mĩ; bầy ma quỷ; bầy hùm sói hay lũ sói beo,…Gọi kẻ thù là bầy, là lũ gắn với

Nằm dài lưng trong cũi sắt trăm năm

bản chất của loài thú dữ ăn thịt người không tanh. Không cần nhiều lời, tác

Nó có nhớ buồn chăng, xa bóng núi ?

giả vẫn đanh thép kết tội và nguyền rủa lũ chúng một cách thích đáng. Đó

(Nhớ người)
Dự cảm về cảnh ngộ của con hổ khi bị giam cầm phải xa rừng, xa
hương cây, sắc hoa, gió ngàn. Nhân hóa: nó, có nhớ làm cho hình ảnh có hồn

và sống động. Mượn chuyện hổ cách li "bóng núi" để nói chuyện bản thân

chính là quy luật kiệm lời mà ẩn dụ đem lại cho thơ ca được Tố Hữu đã khai
thác một cách triệt để.
Điều gì đem lại cho ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu sức biểu cảm lớn lao
đến vậy ?

mình khi phải xa đồng chí, anh em là cách sử dụng ẩn dụ nhằm nói những

Thứ nhất, việc hình thành những đối lập về ngữ nghĩa giữa các đơn vị

điều tinh tế, khó nói trong tâm hồn. Cách nói kín đáo và tế nhị đã giúp Tố

ngôn từ trong phép ẩn dụ đã tạo nên sắc thái biểu cảm. Tố Hữu đã sử dụng

Hữu thể hiện được nỗi buồn nhớ, cô đơn của mình trong những ngày bị bắt

nhiều hình ảnh ẩn dụ tu từ trong sự đối lập về nghĩa.

giam tại nhà lao Thừa Thiên - Huế. Thử hỏi, có cách nói nào tế nhị và khéo
léo hơn thế. Ẩn dụ tu từ đã giúp cho người nghệ sĩ bộc lộ được những điều
khó nói một cách ý nhị nhất.

Đối lập giữa ta - địch cũng là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối,
giữa cái cao cả với cái thấp hèn…Qua sự đối lập ấy, nhà thơ muốn khẳng định
ngợi ca vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của cái cao cả:

Không chỉ nói về nỗi buồn nhớ, nhà thơ còn nói tới nỗi đau đớn khi

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng


quê hương bị giặc chiếm đóng và hủy diệt:

Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng

Giặc về giặc chiếm đau xương máu

Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người

Đau cả lòng sông, đau cỏ cây

(Sáng tháng năm)

(Quê mẹ)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

72



73

Ẩn dụ mặt trời cách mạng chỉ nguồn sáng rực rỡ, chói chang và có

nhằm đem tới cho người đọc những hứng thú tìm tòi và khám phá thế giới


sức thiêu đốt mạnh mẽ, kì diệu. Bác được hiểu như nguồn sáng thiêng liêng,

hiện hữu. Điều đó chứng tỏ nhà thơ phải là người am hiểu tường tận điều

cao quý đó. Nguồn sáng rực rỡ có sức tỏa chiếu tuyệt diệu. Nó làm cho cuộc

mình muốn diễn tả. Đồng thời, ông cũng rất sắc nhọn trong việc lựa chọn

sống đẹp hơn, ngời sáng hơn. Đồng thời, nguồn sáng ấy làm cho cái thấp hèn,

ngôn từ để thâu tóm được cái thần thái của sự vật, hiện tượng.

xấu xa phải hiện nguyên hình như nó vốn có. Đối lập với thứ ánh sáng rực rỡ

Ẩn dụ máu và hoa cũng nằm trong thế đối lập triệt để. Máu là hình

đó là đêm tàn mà bè lũ đế quốc hiện lên một cách thảm hại. Nó chính là "loài

ảnh ẩn dụ chỉ những hi sinh, mất mát mà dân tộc ta phải gánh chịu trong

dơi hốt hoảng" hỗn loạn bay trong đêm tàn, bóng tối không biết đâu là

chiến tranh: Máu đổ trên đồng ruộng, bờ kênh, máu đổ trên chiến trường,

phương hướng. Qua hình ảnh thơ, Tố Hữu đã miêu tả đúng cái thần thái và vẻ

bên mâm pháo, máu đổ trên sân trường, sân ga, bến tàu…Máu tụ dồn thành

đẹp tỏa rạng của vị Chủ tịch Hồ Chí Minh - linh hồn của cuộc kháng chiến.


suối, thành sông, thành bể đau thương.Một dòng máu đỏ lên trời trong Bà

Đối lập giữa hai mảng sáng - tối cũng nhằm để khẳng định sự tỏa sáng
của chân lí:

má Hậu Giang hay một dòng máu tươi trong Lượm. Hình ảnh ẩn dụ máu
biểu tượng của đau thương chiến tranh đã gây hiệu ứng mạnh mẽ tới xúc
cảm của con người. Cảm xúc ấy như được chảy ra từ trong huyết quản, từ

Đảng của ta tinh hoa dân tộc

vết thương của một trái tim đang rỉ máu. Không chỉ là cách diễn đạt sự hi

Phủ bụi mờ, hồng ngọc tươi nguyên

sinh của người dân đất nước mà còn là sự tố cáo tội ác tày trời mà đế quốc

Rồng muốn bay, trừ ngay rắn độc

đã gieo rắc trên đất nước ta. Đối lập với máu là hoa - biểu tượng của chiến

Hạnh phúc chung, xã hội người hiền

thắng, niềm vui và hạnh phúc ngọt ngào. Hai hình ảnh đối lập lại xuất hiện

(Chào xuân 99)
Hình ảnh hồng ngọc là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp sáng trong, tinh khiết và rạng

liền kề trong một thể thống nhất. Cái này là kết quả của cái kia, không thể

khác trong hoàn cảnh "lửa cháy" của dân tộc:

ngời của Đảng. Từ một thứ vật chất đẹp, sáng, có màu đỏ hồng, có vẻ đẹp

Máu của anh chị, của chúng ta không uổng

lung linh và vô cùng quý giá, nhà thơ đã xây dựng ẩn dụ về Đảng. Liên tưởng

Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam

tương đồng giúp cho Tố Hữu tạo nên hình tượng thơ đẹp. Bụi mờ và tươi

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

nguyên xuất hiện trong trạng thái đối lập nhằm khẳng định vẻ đẹp của thứ
ngọc quý giá, vẻ đẹp ngời sáng của Đảng. Báu vật quý giá đó không một tỳ
vết, không cái gì làm cho nó biện dạng, mất màu được. Cách nói vừa mềm
mỏng vừa rắn rỏi trên làm nên sức hấp dẫn của ý thơ. Hình ảnh rồng và rắn
độc là hai ẩn dụ trong thế đối lập giữa cái cao đẹp và cái thấp hèn, giữa thiên

Và:
Tự do đã nở hoa hồng
Trong dòng máu đỏ, trên đồng Việt Nam
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

thần và ác quỷ…nhắc nhở mọi người phải đấu tranh để có cuộc sống hạnh
phúc, để xã hội thực sự là xã hội người hiền. Kết hợp từ ngữ trong thế đối lập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Khẳng định vẻ đẹp của dân tộc trong khói lửa chiến tranh, Tố Hữu có viết:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




74

75
Sự gắn kết ấy có tác dụng bổ sung cho nhau tạo nên trường liên tưởng

Ôi ! Đất anh hùng dễ mấy mươi

rộng và sâu. Ẩn dụ nhân hóa xuân bước nhẹ cho thấy bước đi của mùa xuân

Chìm trong khói lửa vẫn xanh tươi

nhẹ nhàng và thanh thoát, đẹp trẻ trung và tươi mới. Nó gợi những cảm xúc

Mưa bom bão đạn, lòng thanh thản

phơi phới, phấn chấn, lạc quan và yêu đời. Ẩn dụ trời hồng đã vượt ra ngoài

Nhạt muối, vơi cơm, miệng vẫn cười

nghĩa gốc vốn có của nó để chỉ tương lai xán lạn đang chờ con người trong


(Theo chân Bác)
Những cụm từ đối nhau về ý ở các ẩn dụ: khói lửa -xanh tươi, mưa
bom bão đạn- lòng thanh thản, nhạt muối, vơi cơm - miệng vẫn cười. Qua thế
đối lập ấy, tác giả muốn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt của
dân tộc Việt Nam. Dân tộc của những người con anh hùng, cháy sáng niềm
lạc quan cách mạng. Họ có một phong thái ung dung, thanh thản đến lạ kì. Đó
là tư thế đứng trên đầu thù, tư thế của người chiến thắng. Không đao to búa
lớn, không hô hào khẩu hiệu, những ẩn dụ trên đã giúp Tố Hữu nói được một

niềm lạc quan vô bờ. Hai hình ảnh thơ cùng nằm trong trường liên tưởng về
thiên nhiên, vũ trụ với cái đẹp, sức sống và niềm vui.
Những từ ngữ: dòng khe - tre lau, núi - vách đá, cây lá - ngàn sâu
trong cách nói nhân hóa tài tình đã góp phần bổ trợ cho nhau trong việc thể
hiện nội dung, ý tưởng. Thiên nhiên Việt Bắc - quê hương cách mạng năm
xưa với cây rừng, hương núi, gió ngàn ùa về làm xốn xang lòng người. Hình
ảnh thơ không chỉ gợi về không gian đất nước mà còn gợi những cảm xúc ấm
áp, thân thương, tình cảm thủy chung trước sau trọn vẹn. Nhừng từ: hỏi nghiêng đầu - nghe - hát mà tác giả gán cho vạn vật đã đem đến cho thế giới

cách trọn vẹn và thấm thía vẻ đẹp của dân tộc mình. Tôn vinh, ngợi ca để

thiên nhiên vẻ đẹp đầy hấp dẫn. Nhà thơ trò chuyện với thiên nhiên và để

khẳng định tư thế của dân tộc Việt Nam trong thời đại vả nhân loại. Trong thơ

thiên nhiên tự trò chuyện về một con người vĩ đại - linh hồn của kháng chiến.

Tố Hữu còn nhiều ẩn dụ được xây dựng trong thế đối lập như thế. Chỉ xin nêu

Tố Hữu đem đến cho thiên nhiên Việt Bắc một không khí sống động và tình tứ:


một vài dẫn chứng để làm căn cứ khẳng định cách kết hợp ngôn từ trong phép
ẩn dụ đã tạo nên sắc thái biểu cảm.

Hỏi dòng khe ấy, hỏi tre lau
Những tháng ngày xưa Bác ở đâu ?

Nguyên nhân thứ hai làm nảy sinh tính biểu cảm của phép ẩn dụ trong
thơ Tố Hữu là việc hình thành thế bổ sung về nghĩa giữa các đơn vị ngôn từ
thuộc cùng một phạm trù. Chẳng hạn: thuyền - bể, xuân - trời hồng, huyết
quản - máu, cạn máu - tàn hơi…trong các câu thơ góp phần biểu đạt ý tưởng
của tác giả.
Hình ảnh mùa xuân với trời hồng có sự gắn kết về ý nghĩa trong câu thơ:
Xuân bước nhẹ trên nhành non lá mới

Hát cùng cây lá gió ngàn sâu
(Bác ơi !)
Tính biểu cảm của phép ẩn dụ tu từ đã góp phần cho thơ Tố Hữu có
sức hấp dẫn đặc biệt. Nội dung tư tưởng tan chảy trong ngôn từ để tạo nên thế
giới hình tượng đem tới những rung cảm sâu xa cho người đọc.
3.3. CHỨC NĂNG THẨM MỸ

Bạn đời ơi vui lắm cả trời hồng !

Ẩn dụ tu từ là một trong những phương diện tạo nên tính thẩm mỹ văn

(Ý xuân)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Núi vẫn nghiêng đầu nghe vách đá


chương nhờ tính đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật. Ý nghĩa lớn nhất của



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



76

77

nghệ thuật là khám phá và diễn tả thế giới phức tạp, đa chiều, thẳm sâu trong

nhằm thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận. Âm thanh cuộc sống bên ngoài

mọi ngõ ngách vô hình của tâm hồn con người.

như đọng lại thành khối, thành hình và lăn chuyển rạo rực qua các giác

Bằng cách sử dụng những hình ảnh đẹp, bóng bẩy, đầy sức hấp dẫn và

quan luôn thức trực để đón nhận cuộc sống. Ở đây, mọi giác quan được mở

lôi cuốn, ẩn dụ tu từ đã đánh thức trong ta những cảm quan nghệ thuật hằng

ra tới vô cùng. Không chỉ là thính giác đơn thuần để nghe mà còn là thị

ấp ủ trong lòng. Cái đẹp của ẩn dụ được thể hiện trong vẻ đẹp của ngôn từ và


giác để thấy, hơn nữa, phải kể đến cái giác quan tinh nhạy và huyền diệu

cái đẹp của tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ gửi gắm trong thế giới nghệ thuật.

nhất của con người là trái tim yêu thương, là tấm lòng rộng mở để cảm

Cách nói bóng gió như xa như gần của ẩn dụ có sức mê hoặc lạ kỳ. Nó đưa

nhận được tiếng đời lăn náo nức. Sự chuyển đổi cảm giác cứ mở dần, mở

người đọc đi từ ngỡ ngàng này đến lạ lẫm khác trong những cái tưởng chừng

dần từ cụ thể đến trừu tượng, từ cái dễ nắm bắt đến cái điều mơ hồ, khó

quen thuộc kia.

nắm bắt mà chỉ có thể cảm nhận được mà thôi. Đó chính là điều thú vị trong

Thơ Tố Hữu đã đảm nhiệm chức năng nghệ thuật ấy một cách xuất

việc khám phá vẻ đẹp của từ ngữ và ý thơ.

sắc. Những trạng thái, những cung bậc tình cảm: nhớ mong, giận hờn, trách

Ngoài ra, Tố Hữu còn có nhiều lần "nghe" thú vị như thế. Ví dụ: Tiếng

móc, tiếc thương, sung sướng, khổ đau…được thể hiện vừa trực tiếp vừa

rao sao ướt lạnh tê lòng (Một tiếng rao đêm), Nghe mênh mang sức khỏe của


ngầm ẩn. Biện pháp ẩn dụ này giúp cho tác giả diễn tả được những điều thầm

trăm loài (Tâm tư trong tù) hay Nằm bên em nghe má ấm trong tay (Sợ).

kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất bằng những hình

Nghe âm thanh mà lại nhận biết bằng sự cảm nhận của các giác quan khác.

tượng nghệ thuật vừa khái quát vừa giàu chất thơ. Dường như nó đưa ta vào

Nghe mênh mang, nghe má ấm, nghe hồn …là cảm nhận bằng giác quan nào

một thế giới với bao điều mới lạ, khác thường. Điều kì diệu của thơ ca là đánh

vậy? Có phải sự cảm nhận bằng xúc giác và cảm nhận bằng tâm hồn nhạy

thức trong ta những cảm quan nghệ thuật hằng ấp ủ và làm cháy sáng ngọn

cảm của nhà thơ? Âm thanh đo được là nhờ nghe thấy cường độ, trường độ và

lửa thiêng sẵn có trong mỗĩ người. Phải nói tới sức mạnh ngôn từ mà ẩn dụ tu

cao độ… Vậy mà, Tố Hữu lại nhận ra nó nhờ một vị giác giác nữa: Ngọt tiếng

từ đem lại cho thơ ca.

hò…(Có thể nào yên). Cái thứ có thể cảm nhận bằng mắt nhìn, tai nghe thì lại

Ẩn dụ bổ sung (còn gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) đem lại cho thơ

bao cảm xúc thẩm mỹ. Thính giác tinh nhạy với cái nghiêng tai kì diệu của

nhờ tới khứu giác thật lạ lẫm:
Đường thơm tho như mật bộng trưa hè
(Hy vọng)

người nghệ sĩ đã đem tới bao ngỡ ngàng cho người đọc:

Khi ta đã say mùi hương chân lí

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

(Như những con tàu)

(Tâm tư trong tù)
Nghe âm thanh cuộc đời ngưng kết trong "tiếng đời" là chuyện rất đỗi

Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày
(Tâm tư trong tù)

bình thường: tiếng chim reo, gió xối, tiếng lạc ngựa và tiếng guốc từ bên
ngoài vọng tới. Thế nhưng,"nghe tiếng đời lăn náo nức" thì quả là bất thường,

Hương tình nhân loại bay man mác

lạ lẫm. Cái điều tưởng trái quy luật ấy chính là cách nói đẹp của nhà thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




(Xuân nhân loại)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




78

79

Như vậy, đường thơm tho, mùi hương chân lí, hương tự do, hương
tình nhân loại đã đem tới những điều thú vị trong cảm nhận. Hấp dẫn bởi

Trăng tươi mặt ngọc trên trời
Ngẩn ngơ trăng ngó mặt người như trăng

chính những liên tưởng khác trường ngữ nghĩa nhưng lại đáp ứng được xúc

(Bài thơ trăng - III)

cảm thẩm mỹ của nhà thơ và độc giả. Tố Hữu muốn biến tất cả vạn vật quanh
mình nhập hòa vào thế giới của ánh sáng và hương thơm. Vạn vật lên sắc và
tỏa hương. Đó là thế giới của tình yêu và niềm tin với lý tưởng và tương lai
tươi sáng của cuộc đời. Đó cũng là tâm hồn tinh nhạy và tài năng thơ ca bậc
thầy của người nghệ sĩ.
Giữ vai trò đắc lực trong việc tạo nên hiệu quả thẩm mỹ cho thơ, không
chỉ có ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mà các loại ẩn dụ khác cũng góp mặt:
Ngày mai gió mới ngàn phương


Trăng tươi tắn, sáng trong và rạng rỡ mặt ngọc. Trăng có vẻ đẹp hấp
dẫn đến mê hồn. Trăng đưa con người vào thế giới riêng đầy mê hoặc. Nàng
trăng cũng có phút ngẩn ngơ, nhìn ngó…Cái thần thái của trăng được bộc lộ,
chất đa tình cố hữu của Hằng nga cũng phát lộ trong ý thơ. Nhân hóa đã đem
lại cho trăng và cho thơ Tố Hữu vẻ đẹp thẩm mỹ ấy. Người đọc rung cảm
trước vẻ đẹp của trăng hay bị hấp dẫn trước vẻ đẹp ngôn từ ? Có lẽ là cả hai !
Quê mẹ lúc nào cũng làm trái tim nhà thơ run rẩy. Tố Hữu dành nhiều
tình cảm cho Huế trong những dòng thơ ân tình thiết tha:

Sẽ đưa cô đến một vườn đầy xuân

Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi !

(Tiếng hát sông Hương)
Hình ảnh gió mới ngàn phương và vườn đầy xuân trong ẩn dụ hình
tượng làm bừng sáng tứ thơ đem tới cho người đọc những rung cảm sâu sắc
và thấm thía. Ẩn dụ gió mới ngàn phương chỉ những cơn gió mát lành của
thời đại mới. Những cơn gió đủ sức tung hê cái chật chội, tù túng, hôi hám và
nhơ nhớp của cuộc đời cũ. Đó là cơn gió của cuộc sống trong tương lai mà Tố

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
Mưa từ biển nhớ mưa lên
Hay mưa từ núi vui trên A Sầu ?
Nặng lòng xưa giọt mưa đau
Mát lòng nay trận mưa mau quê nhà
(Nước non ngàn dặm)

Hữu đã đón nhận bằng cảm quan của nhà thơ cách mạng. Ông truyền cơn gió
mát lành ấy đến cho quần chúng lao khổ, truyền cho họ niềm vui sống và hi


Huế ơi !, biển nhớ, núi vui, giọt mưa đau…là những nhân hóa đem lại

vọng. Hình ảnh vườn đầy xuân cũng là một ẩn dụ chỉ vẻ đẹp căng tràn sức

cho khổ thơ những đợt sóng tâm trạng. Xưa là nhớ, là sầu, là đau. Giọt mưa

xuân, tỏa ngát hương sắc mùa xuân. Đó là biểu tượng của cuộc sống mới tốt
đẹp mà cách mạng sẽ đem tới cho cô gái từng phải sống một đời ô nhục.

ấy chất chứa bao tâm trạng. Tác giả đã thổi hồn sống cho những hạt mưa xứ
Huế. Nặng lòng với Huế, nặng lòng với những giọt mưa đau. Khi Huế còn
trong máu lửa thì tâm hồn người con xứ quê sao có thể yên tĩnh được ? Vẫn là

Cách nói nhân hóa với khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư và nhằm cho

hạt mưa đó thôi, ngàn đời trước vẫn vậy và ngàn sau vẫn thế. Cái hay của thơ

đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi cũng tạo cho thơ sức biểu đạt thẩm

Tố Hữu là nằm trong sự cảm nhận đó. Giọt mưa nay đã khác xưa nhiều lắm !

mỹ cao. Tâm hồn con người dịu lại trước những khoảnh khắc thơ mộng khó

Cái khác ấy là do tâm trạng mát lòng khi đón nhận "trận mưa mau quê nhà".

quên trong đời:

Điều gì đã tạo nên sự biến đổi diệu kì ấy ? Trạng thái cảm xúc của nhà thơ đã


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

80



81

tạo nên sắc điệu độc đáo. Chất giọng ngọt ngào, dịu êm của Huế đã thấm sâu

Gió hú Trường Sơn hay tiếng vọng của bao linh hồn liệt sĩ nằm lại với

trong tâm hồn và phong cách của Tố Hữu. Nó góp phần làm nên vẻ đẹp và

cây rừng, mây núi Trường Sơn. Các anh đã hóa thân trong dáng hình xứ sở để

sức hấp dẫn của thi ca. Cũng là điều dễ hiểu khi ông viết nhiều về Huế, gọi

cho đất nước nở hoa chiến thằng. Cách nói kín đáo mà đầy tình ý của Tố Hữu

Huế nhiều lần suốt chiều dài thời gian cũng như chiều dài những trang thơ.

đã đem tới cho người đọc bao xúc động suy ngẫm về cuộc đời. Sự liên tưởng

Huế là quê mẹ, Huế là miền đất đẹp và thơ, Huế lại chìm trong đau thương


thật gần gũi và tự nhiên: Nghe gió hú - Tưởng quân đi rầm rập… Cái này gọi

khói lửa…Yêu thương, mong đợi và khao khát đến cháy lòng là vì lẽ đó.

cái kia về trong tiềm thức sâu xa là nhờ trường liên tưởng sâu kín của nhà thơ

Chức năng thẩm mỹ của ẩn dụ trong thơ Tố Hữu còn được thể hiện rất

chiến sĩ. Đã từng tâm nguyện mỗi thây rơi sẽ là một nhịp cầu và vui vẻ chết

nhiều trong tiếng thơ hướng về cội nguồn với những ẩn dụ tu từ đặc sắc. Là

như cày xong thửa ruộng nên Tố Hữu hiểu hơn ai hết về ý nghĩa của sự hi

nhà thơ của những tình cảm lớn, Tố Hữu bắc nhịp cầu tri ân với người xưa

sinh. Ồng nhắc gọi tâm linh của tất cả chúng ta khi nhớ về Trường Sơn, nhớ

qua tiếng thơ đồng vọng. Nhà thơ xót xa, tê tái khi nghĩ về đại thi dân tộc

về một thời máu lửa chiến trận oai hùng của dân tộc. Tiếng nói ân tình thủy

Nguyễn Du trong niềm cô đơn tìm kiếm tri âm. Nhớ về Nguyễn Du, Tố Hữu

chung và đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc thức dậy trong mỗi người

nhớ về người con gái tài hoa bạc mệnh trong kiệt tác Truyện Kiều:
Hỡi lòng tê tái thương yêu

từ hình ảnh thơ bình dị ấy.

Một trong những chức năng của nghệ thuật là thanh lọc tâm hồn con

Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh
(Kính gửi cụ Nguyễn Du)
Ẩn dụ giữa dòng trong đục và cánh bèo lênh đênh nhằm chỉ cuộc
sống và thân phận trôi nổi của nàng Kiều trong xã hội phong kiến xưa. Thân
phận người con gái thật bấp bênh, như cánh bèo lênh đênh trôi dạt. Nói về

người, giúp con người hướng đến những giá trị của cái CHÂN, THIÊN, MĨ.
Là một trong những biện pháp tu từ chủ đạo, có thể nói ẩn dụ tu từ trong thơ
Tố Hữu cũng đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang ấy của nghệ thuật.
3.4. CHỨC NĂNG NHẬN THỨC

Kiều cũng là cách để Tố Hữu nói về Nguyễn Du. Cuộc đời Nguyễn Du cũng

"Ẩn dụ là một trong những con đường chính mà theo đó sự trừu tượng

thăng trầm và đau khổ không kém. Người nghệ sĩ của thời đại xưa tự thấy

thấm vào đầu óc con người" [Dẫn theo 68, tr. 69]. Cũng trong bài viết này,

mình cũng là tài tử, cùng hội cùng thuyền với "khách phong lưu". Tiếng thơ

Phạm thu Yến đã khẳng định: "biện pháp ẩn dụ đưa đến cho ta một nhận thức

của Tố Hữu gợi thương cảm trong lòng người về thân phận con người và nhất

mới, một thể thống nhất mới, những mối quan hệ mới của hình tượng nghệ

là người phụ nữ trong xã hội xưa.


thuật, thực chất là đưa đến một lối tư duy mới về sự vật" [68, tr. 72].

Nhà thơ cũng không quên ghi lại cảm xúc của mình trước những điều
thiêng liêng:

Giá trị của ẩn dụ không chỉ ở hình tượng và biểu cảm mà còn ở chỗ
phát hiện bề sâu, bề xa của sự vật theo cách nhìn của tác giả. Ẩn dụ tu từ thể

Nghe gió hú Trường Sơn nghìn dặm

hiện sự nhận thức phong phú, sâu rộng, chính xác của người sử dụng về các

Tưởng quân đi rầm rập chiến trường

sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng. Đồng thời ẩn dụ còn góp phần

(Nghĩa trang Trường Sơn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



phát triển tư duy cho người tiếp nhận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





82

83

Là nhà thơ cách mạng, Tố Hữu thường nói về lý tưởng, về con đường

dùng từ lửa bỏng. Từ thiên đường được dùng để chỉ cuộc sống ấm no hạnh

cách mạng, về trái tim yêu nước thông qua các ẩn dụ tu từ…Những ẩn dụ đó

phúc, cuộc sống tươi đẹp, không có bóc lột, không có đau khổ, không có

nằm trong mạch tư duy và trường liên tưởng phong phú của nhà thơ. Chất

chiến tranh...

lãng mạn đã chắp cánh và thổi hồn cho thơ khi ông nói về ngày mai, mùa

Qua những hình ảnh ẩn dụ trên, nhà thơ Tố Hữu mang đến cho chúng

xuân, mặt trời, nắng hồng, thiên đường…trong tập thơ đầu tay. Đó là khi tâm

ta những nhận thức sâu sắc, những bài học trải nghiệm về cách mạng xã hội.

trạng của nhà thơ trong giây phút giác ngộ lý tưởng cộng sản.Từ ấy cũng là

Không phải là khi cách mạng thành công, ách thống trị của thực dân phong

mốc thời gian đánh dấu bước ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc đời của nhà thơ Tố


kiến bị lật đổ, chúng ta đã hết đau khổ, cũng không phải hết chiến tranh chúng

Hữu. "Từ ấy" - ông đã xác định được con đường đúng đắn mà mình phải đi và

ta có ngay cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhờ các hình ảnh ẩn dụ mà những

cũng chính từ đấy, lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn ông, đã giúp ông

vấn đề xã hội to lớn và phức tạp trở nên cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu. Tác giả

tìm được lối đi đúng đắn cho cuộc đời.

không nói một điều gì khó hiểu, ông nói những điều hàng ngày trong cuộc

Tố Hữu viết về cách mạng và kháng chiến với những nhận thức đúng

sống. Nhưng vì hoàn cảnh này nọ nên một số người không chú ý, lướt qua,
thậm chí có người không thấy rõ. Như vậy, nghệ thuật đã đưa lại cho người ta

đắn mà không phải bất cứ ai cũng nhìn ra:

một nhận thức về tình cảm, hoặc cải tạo nhận thức và tình cảm của người ta.

Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng

Từ đó góp phần tích cực xây dựng tư tưởng và tình cảm cho mọi người.

Mặt trời lên là hết bóng mù sương

Nhận thức được sâu sắc vai trò và sức mạnh của Đảng, Tố Hữu viết:


Ồ đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng

Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt

Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường
(Mùa thu mới)
Trong khổ thơ trên, Tố Hữu sử dụng rất nhiều các ẩn dụ tu từ. Hình
ảnh ẩn dụ đêm dài được dùng để biểu thị thời gian nhân dân ta phải sống dưới

Đảng ta đây, xương sắt da đồng
Đảng ta, muôn vạn công nông
Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

ách thống trị của thực dân phong kiến trước cách mạng Tháng Tám. Đó là
những tháng năm sầu tủi, đớn đau của thân nô lệ, kiếp tôi đòi. Ẩn dụ lạnh

Đảng tập hợp sức mạnh của quần chúng lao khổ tạo thành khối thống

cóng được dùng để chỉ nỗi đau khổ, tình trạng ngừng trệ mà nhân dân ta phải

nhất. Cách nói trăm tay nghìn mắt để biểu lộ sức mạnh muôn người. Ẩn dụ

chịu trong xã hội cũ. Mặt trời là hình ảnh ẩn dụ được dùng để chỉ cách mạng.

xương sắt da đồng nhằm khẳng định tinh thần dũng cảm, bất khuất của nhân

Để chỉ những rơi rớt của nghèo nàn, lạc hậu, những khó khăn của chế độ cũ


dân ta trong chiến đấu chống ngoại xâm. Cụm từ muôn vạn công nông và

để lại, tác giả dùng ẩn dụ mù sương. Hình ảnh đoạn đường được dùng để chỉ

muôn vạn tấm lòng niềm tin cũng nằm trong mạch cảm xúc về khối đại đoàn

một giai đoạn của cách mạng, của lịch sử. Chỉ những tổn thất đau đớn về

kết dân tộc mà Đảng là linh hồn. Nhận thức về vai trò to lớn của Đảng, nhà

người, về của và cuộc sống của nhân dân do chiến tranh gây ra, nhà thơ đã

thơ nói về điều ấy một cách cô đọng và dễ hiểu. Vấn đề chính trị vốn khó hiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





84

85

đã được Tố Hữu nói một cách dung dị bằng thơ, gần với lời ăn tiếng nói

từ bóng tối ra ánh sáng, từ khổ đau đến sướng vui. Giờ đây là đấu tranh cam


thường ngày nên nó đến với lòng người một cách tự nhiên, sáng tỏ.

go để từ đói nghèo đến ấm no, từ tụt hậu đến tiên tiến. Nhà thơ cộng sản Tố

Khẳng định phương châm sống của con người trong thời đại mới, Tố

Hữu tiếp tục dấn bước trong cuộc đổi thay có tính chất cách mạng mới, góp
phần xóa bỏ một cơ chế đã không còn thích hợp với tiến triển trong thời cuộc,

Hữu có cách nói giả định thật hay:

vận hội mới. Ông làm nhiệm vụ của nhóm người gieo hạt cho "một mùa hoa

Nếu là con chim, chiếc lá

trái" hứa hẹn mai sau đang trở thành hiện thực tốt đẹp ngày hôm nay. Khi nói

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

về những suy tư sâu lắng trước thời cuộc, ông lại trở về với cách nói dân gian

Lẽ nào vay mà không trả

quen thuộc: sớm nắng chiều mưa, khúc khuỷu đường đời, rừng gai góc, rác
rưởi, cỏ dại, duyên kiếp, dở - khôn, khôn - dại…trong Một tiếng đờn và Ta

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
(Một khúc ca)

với ta. Ông vẫn thủy chung với nguồn đề tài của đời sống cách mạng, của đất

nước. Đôi khi tưởng chạm tới một điều gì riêng tư của tuổi cuối đời nhìn lại:

Triết lí về vay - trả, cho- nhận đã có sự chuyển nghĩa. Ở đây, Tố Hữu

Đêm cuối năm riêng một ngọn đèn. Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội

không nói tới những vay - trả vật chất đơn thuần mà ông muốn nói tới nhận

tâm, rất gần với thời kỳ Từ ấy. Có một sự đấu tranh nội tâm rất mạnh. Bút

thức của con người về trách nhiệm đối với cuộc sống. Mượn quy luật tự nhiên

pháp không tung hoành hào sảng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm. Hình

"con chim phải hót, chiếc lá phải xanh" để nói về cuộc đời, nói về con người.

ảnh ẩn dụ trong thơ ông giai đoạn này cũng không hướng đến những hình ảnh

Cách nói ẩn dụ tu từ thật ý nhị mà sâu xa. Triết lí sống cao đẹp của người

hoành tráng, kỹ vĩ mà trở về với những hình ảnh đời thường để nói được chân

chiến sĩ - thi sĩ vẫn tỏa sáng trong cả những dòng thơ cuối cùng:

thật nhất những trăn trở đau đáu khôn nguôi.

Sống là cho và chết cũng là cho

Ở đời, có những điều, những việc đâu dễ nhìn thấy, đâu dễ nhận ra mà


(Báo Văn Nghệ số 50 ngày 14-12-2002)
Nhà thơ đã từng đề cập tới vấn đề vay - trả ở đời. Giờ đây, ông lại

người ta phải quan sát, suy ngẫm, thậm chí phải trải nghiệm, phải sống tận
cùng trong mọi cảm giác thì mới có thể tìm ra được giá trị của nó:

khẳng định điều đó như một lẽ tất yếu. Dù sống hay chết thì nhà thơ vẫn dâng

Phải mấy hoa hồng, một giọt hương

hiến tất cả cho cuộc đời. Cách nói ẩn dụ là lời khẳng định chắc chắn rằng, cái

Phải bao núi đá, hạt kim cương

còn lại ở đời ấy là thơ gửi bạn đường, tro bón đất. Như vậy, Thác là thể
phách, còn là tinh anh, Tố Hữu vẫn hiện diện trên những trang thơ và cùng
trò chuyện với cuộc đời bao buồn vui.

(Tri âm)
Giọt hương, hạt kim cương là những vật kết tinh hương sắc và những
gì tinh túy nhất trong trời đất. Đó là sự chắt lọc của sự sống trong thế giới tự

Sau hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đất nước thống nhất đi

nhiên. Tố Hữu đã mượn chuyện thiên nhiên để nói chuyện cuộc đời, nói

vào thời kỳ xây dựng. Bắt đầu một cuộc đấu tranh không kém phần gian nan,

chuyện con người. Liên tưởng gần gũi giữa hoa hồng với giọt hương, núi đá


vất vả, cực nhọc. Trước kia là cuộc đấu tranh quyết liệt để từ nô lệ đến tự do,

với kim cương gần gũi mà bất ngờ nhằm bộc lộ những suy ngẫm sâu xa của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




86

87

nhà thơ về việc "tri âm" trong đời. Nhà thơ phát hiện ra cái điều tưởng như

Nhận thức được bao điều quý giá trong cuộc sống, trong tư tưởng và

quen thuộc nhưng lại rất mới trong suy nghĩ bao người. Nhìn mà không thấy,

tình cảm của con người thời đại thông qua cách nói ngầm ẩn tế nhị. Bao khó

đọc mà chưa ra là ở cái tưởng chừng rất giản đơn ấy. Không chỉ nhọc nhằn, kì

khăn trong cuộc sống thường nhật được nhà thơ kí thác qua cách nói bóng gió

công mà cần cả sự trân trọng, nâng niu sự sống này thì con người mới phát


mà thâm thúy, sâu sắc lẽ đời. Nào là:

hiện ra vẻ đẹp quý hiếm như thế. Phải có đôi mắt tinh tường, có đôi tai kì diệu
và trái tim nhạy cảm thì con người mới được tận hưởng báu vật trong đời. Lời

Dòng đời cứ chảy, tan bèo bọt
(Đêm cuối năm).

nhắn nhủ của thi sĩ thật nhẹ nhàng mà sâu sắc và thấm thía !

Việc đời sóng lớn, gió to

Mới bình minh đó, đã hoàng hôn

Lái cho vững lái, chèo cho mạnh chèo

Đang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn

(Ngày và đêm)

Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy

Ngày mai...ai biết xa gần

Khuấy động lòng ta biết mấy buồn
(Một tiếng đờn)

Biển đời sóng gió, mấy thân nổi chìm
(Xuân hành 92)


Nhận thức về cuộc đời với bao thăng trầm, mưa nắng... Nói về tất cả
điều đó qua hình ảnh ẩn dụ bình minh - hoàng hôn, nụ cười - lệ tuôn, sớm

Cuộc sống đâu chỉ hương thơm, chim hót

nắng - chiều mưa. Bắt đầu bằng sự cảm nhận về thời gian cuộc đời. Thời gian

Bão giông qua, trời đất lại tươi màu

thấm thoát thoi đưa, mới bình minh, nắng hồng tinh khôi mà thoắt đã hoàng
hôn, bóng xế... Thời gian đâu chỉ của một ngày với bình minh, hoàng hôn vẫn
thấy mà là thời gian của một đời người. Buồn vui vì thế cũng được đong đo
cẩn trọng. Đang vui cười, sung sướng bỗng lệ tuôn, nước mắt, nỗi buồn, niềm

(Ta lại đi)
Rác rưởi thì cùng nhau quét dọn
Lẽ nào cỏ dại lại là hoa ?

đau cắt cứa. Đọng lại ở đoạn thơ là sự chiêm nghiệm về nhân tình thế thái.

(vạn xuân)

Sớm nắng chiều mưa là thành ngữ nói về sự thất thường của thời tiết cũng

Hình ảnh: bèo bọt, sóng lớn, gió to, biển đời sóng gió, hương thơm,

như dâu bể, thăng trầm của cuộc đời. Ẩn dụ trên được kết hợp với những từ:

chim hót, bão giông, rác rưởi, cỏ dại, hoa... là những ẩn dụ chỉ khó khăn, trở


mới - đã, đang - bỗng và thường nhằm biểu lộ đúng tâm trạng âu lo của con

ngại mà con người phải ý thức được để vượt qua. Hiện thực cuộc sống vốn

người gắn bó tha thiết với cuộc đời. Đã từng sống hết mình trong đời nên hơn

trần trụi, nhiều thô ráp... Thế nhưng, hiện thực ấy được truyền tải qua những

ai hết, Tố Hữu biết quý trọng từng giây phút của cuộc sống này. Tâm trạng

ẩn dụ thật kín đáo mà thấm thía trong lời thơ đầy cảm xúc. Nó làm cho người

của nhà thơ cũng là tiếng lòng của những người khi đã sang thu, khi mà quỹ

đọc giảm bớt được cái căng thẳng, ngộp thở trước thế sự, giảm phần nào âu lo

thời gian cứ vơi dần, cạn dần...

để vững tin hơn vào nghị lực của con người. Tố Hữu chuyển nhận thức của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



88


89

ông về cuộc đời cho người đọc thông qua cách nói ẩn ý của thơ ca. Như vậy,

chính thứ ngôn ngữ được chắt lọc trong nhân dân, lấy từ nguồn suối ngọt

ẩn dụ tu từ đã hoàn thành được chức năng nhận thức của mình qua ngôn ngữ

ngào của ca dao…Cứ thế, lý tưởng cách mạng thấm sâu trong quảng đại

biểu đạt.

quần chúng, trở thành sức mạnh tinh thần to lớn cổ vũ nhân dân ta trong
chiến đấu và xây dựng.

TIỂU KẾT

Thơ Tố Hữu vừa hùng tráng vừa tha thiết, vừa sảng khoái vừa xót xa,
vừa yêu thương vừa căm giận. Tất cả những cung bậc trữ tình ấy đã chứa
trong nó vẻ đẹp và sức hấp dẫn của nghệ thuật ngôn từ. Tố Hữu dùng ẩn dụ
trong việc thể hiện cảm xúc, xây dựng hình tượng. Bao cung bậc cảm xúc
được ông ký thác trong những ẩn dụ vừa quen thuộc vừa mới lạ. Ẩn dụ đã tạo
ra sự liên tưởng phong phú và đa dạng. Ngôn ngữ trong thơ đã chuyên chở
hình thức biểu hiện theo cách cảm, cách nghĩ và lối tư duy của cá nhân nhà
thơ…Trong thơ Tố Hữu, sự tinh tế trong việc lựa chọn hình thể ngôn từ

Thơ Tố Hữu thể hiện đầy đủ các chức năng cơ bản của ẩn dụ tu từ.
Như các nhà thơ trữ tình khác, ông vận dụng triệt để lợi thế của ẩn dụ tu từ
trong việc thể hiện thế giới tình cảm sâu kín của con người. Các chức năng

trên không đứng riêng lẻ, độc lập mà chúng đan lồng và hòa quyện trong nhau
để làm trọn vẹn "sứ mệnh" của mình trong ngôn ngữ thơ ca. Cái này là cơ sở
hình thành cái kia, chức năng này là tiền đề của chức năng kia. Có thể nói, Tố
Hữu có biệt tài trong việc khai thác các yếu tố nghệ thuật dân tộc truyền thống
mà ẩn dụ tu từ là một minh chứng.

không chỉ gắn với đặc điểm ngôn ngữ mà còn phản ánh cách nhìn, cách đánh
giá và tình cảm của ông.
Thông qua các ẩn dụ, nhà thơ đem tới cho người đọc những nhận
thức sâu sắc về cuộc đời, về cách mạng… Ở đó, có hiện thực cuộc sống cách
mạng của dân tộc qua các chặng đường tranh đấu. Thế giới tâm hồn phong
phú, tinh tế và khó nắm bắt của con người cũng được bộc lộ hết sức ý nhị và
sâu lắng. Thế giới tinh thần ấy hiện lên trong những đường nét, sắc màu và
hương thơm đầy quyến rũ. Ở đó, những điều trừu tượng, khô khan cũng được
"mềm hóa" qua cách nói bóng bẩy, xa xôi mà gần gụi. Tất cả thế giới hiện
thực trong thơ ông mà ta nhận thức được một cách sâu sắc là nhờ tài năng của
Tố Hữu trong sử dụng các ẩn dụ tu từ.
Tố Hữu truyền đến người đọc niềm say mê cái đẹp qua những hình
ảnh ẩn dụ tu từ độc đáo. Cái đẹp của tư tưởng hòa quyện trong ngôn từ, hình
tượng. Hai phương diện thẩm mỹ ấy cứ đan cài, xuyên thấm trong nhau để
làm nên sức hấp dẫn của thơ ca. Tố Hữu ca hát về mình, ca hát về nhân
dân đất nước mình với những cung bậc tinh tế. Viết về nhân dân bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





90

91

KẾT LUẬN

của lý tưởng cách mạng mà nhìn đón cuộc sống, những trang thơ của Tố Hữu
dù dài, rộng không gian, phức tạp lòng người thì vẫn là những gì quen thuộc,
vẫn là những hiện thực gần gũi. Là nhà thơ trữ tình chính trị, biết kết hợp giữa

1. Nói đến Tố Hữu, người ta nghĩ ngay đến nhà thơ thời sự thành công

truyền thống và hiện đại, Tố Hữu đã đưa người đọc vào thế giới thơ vừa sôi

nhất trong nền thơ hiện đại - nhà thơ của lý tưởng cộng sản. Thơ ông có chất

sục tính chiến đấu, vừa ngọt ngào âm hưởng thanh bình với giọng thơ đằm

men lửa nồng nàn, có sức thanh lọc tâm hồn và kêu gọi con người trong tranh

thắm của dân ca.

đấu. Góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh của thơ Tố Hữu là ở thế giới
ngôn ngữ thơ. Tố Hữu là "nhà thơ đã vận dụng âm điệu và âm hưởng của
tiếng Việt một cách hết sức tài tình" [42, tr. 98]. Đặc biệt, ông đã "sử dụng lối
ví von rất quen thuộc của ca dao (…) Thông thường thì là ví von gián tiếp
hơn, theo lối mà ngày nay chúng ta gọi là ẩn dụ" [33, tr. 801]. Về cơ bản, Tố
Hữu không cố công tìm tòi ngôn ngữ mới mà dồn sức cho việc tu từ, sử dụng

đắc địa vốn từ ngữ vốn đã rất phong phú của đời sống, của thơ ca dân gian, cổ
điển…của dân tộc. Tài năng của nhà thơ được thể hiện ở công phu lựa chọn
chữ, lựa chọn ngôn từ của đời sống, "đặt" nó đúng chỗ để phát huy đến tận
cùng hiệu quả ngữ nghĩa, ngữ âm của nó

Kết quả thống kê cho thấy, ẩn dụ tu từ đã xuất hiện 612 lần trong các
tập thơ được Tố Hữu sáng tác ở các thời kỳ khác nhau. Nhà thơ đã vận dụng
sáng tạo, linh hoạt nhiều loại ẩn dụ tu từ: ẩn dụ hình tượng, ẩn dụ tượng
trưng, ẩn dụ bổ sung và các biến thể của ẩn dụ là nhân hóa và vật hóa. Các
loại ẩn dụ này được Tố Hữu sử dụng ở những mức độ khác nhau: ẩn dụ hình
tượng được sử dụng nhiều nhất với 284 lần, các biến thể của ẩn dụ như nhân
hóa và vật hóa cũng được sử dụng với tần số cao (257 lần), ẩn dụ bổ sung
được sử dụng 53 lần, ẩn dụ tượng trưng chỉ xuất hiện có 28 lần. Biện pháp ẩn
dụ tu từ dưới bàn tay người nghệ sĩ tài ba đã làm nên những vần thơ có sức
cảm lạ thường. Thông qua các ẩn dụ tu từ, nhà thơ đã gửi gắm tâm tư, nguyện

Biện pháp tu từ ẩn dụ mà Tố Hữu đã sử dụng trong thơ hết sức sáng

vọng của người chiến sĩ cách mạng, phản ánh không khí hào hùng của cách

tạo, không rập theo khuôn mẫu. Hình ảnh trong thơ ông vừa mang bóng dáng

mạng Việt Nam qua các thời kỳ. Tựu trung, sáng tác của Tố Hữu đều nói về

của ca dao, vừa có cái gì hiện đại, mới lạ, nói được những tư tưởng lớn của

lý tưởng cộng sản, cho dù ông có tả cảnh hay tả tình, kể chuyện mình hay

thời đại, những cái rất mới trong đời sống và tâm hồn con người Việt Nam.


chuyện người…Thơ ông là tâm hồn, là tình cảm của một nhà thơ trữ tình

Nhiều phát hiện nghệ thuật ẩn nấp đằng sau cái ước lệ nghệ thuật. Cái mới

chính trị hàng đầu của Việt Nam.

mẻ, tân kì thường kín đáo. Ông đã đưa vào trong thơ mình hơi thở nóng hổi

3. Trong thơ ca, ẩn dụ tu từ là một phương thức xây dựng hình tượng,

của cuộc sống với những hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Những nét sinh hoạt

đồng thời thể hiện cảm xúc của con người về thế giới hiện thực. Ẩn dụ có

bình thường, những cảnh sống hằng ngày, cái muôn màu muôn vẻ trong suốt

nhiệm vụ truyền tải nhận thức, suy nghĩ và tình cảm của nhà thơ thông qua

cũng như còn ẩn kín của cuộc đời, những vấn đề sống chết, công tác, tình yêu,

cách nói giàu hình tượng. Vì thế, nó không đơn giản là sự sao chép hiện thực,

hạnh phúc, cái đẹp… âm vang vào thơ

mà qua hiện thực thể hiện những suy ngẫm, những cung bậc khác nhau trong

2. Kết quả khảo sát và nghiên cứu ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu cho

tâm hồn. Ẩn dụ tu từ thường thiên về gợi hơn tả, tạo nên những cảnh huống


thấy nhà thơ đã sử dụng nhiều loại ẩn dụ. Mỗi loại ẩn dụ đều mang một sắc

cho nhận thức và sự suy ngẫm. Có thể khẳng định rằng, bằng cách sử dụng ẩn

thái, thể hiện âm hưởng và phong cách riêng của nhà thơ. Đứng từ đỉnh cao

dụ tu từ một cách sáng tạo và linh hoạt, Tố Hữu đã thổi hồn vào những vật vô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



92



93

tri làm cho chúng trở nên sống động, có tâm hồn. Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố
Hữu mang lại những đặc trưng riêng, thể hiện thế giới nghệ thuật riêng…

Yếu tố tạo nên dư âm cho bài thơ, cái làm nên sức sống, sức ngân
vang trong lòng độc giả là hết sức quan trọng. Ẩn dụ tu từ là một phương thức

Thông qua ngôn ngữ thơ, những con đường khác nhau trong cách nhìn

nghệ thuật quan trọng để thể hiện sức truyền cảm, sự lắng đọng và sức sống


thế giới bằng ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả được phát lộ. Sáng tạo được ẩn

vĩnh hằng của thơ. Tố Hữu đã thành công khi sử dụng ẩn dụ tu từ với tư cách

dụ tu từ hay sẽ tạo được hiệu quả thẩm mỹ mới. Nó mời gọi bạn đọc suy
ngẫm, khám phá cánh cửa của thế giới tưởng tượng, khai mở trí tuệ về cái
chưa biết và cái vô tận. Nhờ có ẩn dụ tu từ mà những vấn đề khô cứng, khó
diễn đạt (vấn đề chính trị, đấu tranh cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội…)

là biện pháp nghệ thuật đắc dụng. để làm nên những vần thơ sống động và có
hồn. Những vần thơ đó đã làm xao động trái tim người đọc, làm cho họ nhớ
thương, xao xuyến và thổn thức với niềm vui và nỗi đau cuộc đời.
Tố Hữu đã vận dụng một cách sáng tạo ẩn dụ tu từ trong sáng tác của
mình và đã thành công khi tạo một phong cách riêng, độc đáo: "Đọc thơ Tố

cũng trở nên mềm mại và uyển chuyển.
Đọc thơ Tố Hữu, chúng ta cảm nhận được sự mượt mà của giai điệu,
sự trong sáng của ngôn từ, sự phong phú của ý nghĩa. Chính các loại ẩn dụ tu
từ đã tạo nên hiệu ứng này. Ẩn dụ tu từ là nhân tố quan trọng, là linh hồn của
thơ Tố Hữu. Không chỉ là sự gửi gắm tâm hồn người nghệ sĩ, là phương tiện

Hữu, người ta cảm thấy một dấu hiệu riêng như nét mặt của những bài thơ,
làm cho thơ Tố Hữu không trộn lẫn được với thơ người khác, cảm thấy một
thứ nhạc tâm tình bàng bạc thấm lấy các câu thơ nhiều khi thành một thứ "thi
tại ngôn ngoại" của Tố Hữu" [11, tr. 121].

thể hiện những vấn đề của cá nhân nhà thơ mà nó còn thể hiện được những
vấn đề của xã hội, của thời đại và dân tộc.
Hình ảnh ẩn dụ trong thơ Tố Hữu có sự thống nhất một số nét tính chất
riêng như: là những hình ảnh thuộc về thế giới tự nhiên có tầm vóc lớn lao, kỳ

vĩ, mang màu sắc sử thi, huyền thoại; những hình ảnh mang thuộc tính bền vững,
có giá trị vĩnh cửu; những hình ảnh tràn đầy cảm xúc trạng thái mạnh mẽ, say
mê, trẻ trung, giầu nhiệt huyết. Những tính chất nhất quán này của các hình
ảnh ẩn dụ không chỉ thể hiện những nét sáng tạo riêng của ẩn dụ tu từ trong
thơ Tố Hữu mà từ đó còn cho thấy đặc điểm nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu.
4. Trong địa hạt thơ ca nói chung, ẩn dụ tu từ thường đảm nhiệm một
số chức năng: chức năng biểu cảm, chức năng xây dựng hình tượng, chức
năng thẩm mỹ và chức năng nhận thức. Các chức năng này cũng được thể
hiện đầy đủ trong thơ Tố Hữu. Bằng cách lựa chọn, sắp xếp các đơn vị từ
vựng một cách đa dạng, Tố Hữu đã vận dụng triệt để lợi thế của ẩn dụ tu từ
trong việc thể hiện thế giới tình cảm sâu kín của con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




94

95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

17. Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, Tập I, Nxb Đại học

1. Nguyễn Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm

định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
18. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.
19. Hà Minh Đức (1999), Lời giới thiệu tập thơ Ta với ta, Nxb Văn học, Hà Nội.

2. N.D. Arutjunova, Ẩn dụ ngôn ngữ. Cú pháp và từ vựng, Tài liệu dịch của
Hà Quang Năng.

20. Nguyễn Thạch Giang, Lữ Huy Nguyên (1999), Từ ngữ điển cố văn học,

3. Arístotle (1999), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn học, Hà Nội.

21. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (chủ biên), Đỗ Hữu Châu (2000), Tiếng Việt 10, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.

22. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ

5. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong
cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Hạnh (1970), Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu, trong Tố

6. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Hạnh (1979), Suy nghĩ về Văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.

7. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


25. Trần thị Hông Hạnh (2007), "Sự trùng hợp và khác biệt trong việc lựa

8. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Đỗ Hữu Châu (1997), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
10. Đỗ Hữu Châu, Đinh Trọng Lạc, Đặng Đức Siêu (1994), Tiếng Việt 10 ban khoa học xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Xuân Diệu (1960), Phê bình - giới thiệu thơ, Nxb văn học, Hà Nội.
12. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.

Nxb Văn học, Hà Nội.

văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Hữu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

chọn các ẩn dụ trong các nền văn hóa", Ngôn ngữ, (11).
26. Đỗ Đức Hiểu (1983), Từ điển Văn học Tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
27. Nguyễn Hòa (2007), "Sự tri nhận và biểu đạt thời gian trong tiếng Việt
qua các ẩn dụ không gian", Ngôn ngữ, (7).
28. Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thơ ca, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà nội.
29. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2004), Phân tích phong cách ngôn
ngữ trong tác phẩm văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
30. Phan Thế Hưng (2007), "So sánh trong ẩn dụ", Ngôn ngữ, (4)..

14. Phan Cự Đệ (1961), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, Tập II, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.


31. Phan Thế Hưng (2007), "Ẩn dụ ý niệm", Ngôn ngữ, (7).

15. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.

33. Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu, Trong: Tố Hữu về tác gia và tác phẩm,

16. Hà Minh Đức (1979), Giới thiệu Tố Hữu - tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



32. Tố Hữu (2000), Một thời nhớ lại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



96

97

34. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt,

48. F.de. Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.

Nxb Giáo dục, Hà Nội.
35. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


49. V. Skhlovski (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

36. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2001), Phong cách học

50. Trần Đình Sử (1987), "Thi pháp thơ Tố Hữu", Trong sách: Tố Hữu về tác
gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.

52. Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

38. Phong Lan, Mai Hương (2001), Tố Hữu - về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
39. Nguyễn Văn Long (1996), Tố Hữu - thơ và cách mạng, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
40. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
41. Đặng Thai Mai (1959), Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Nxb Văn học, Hà Nội.
42. Đặng Thai Mai (1965), Trên đường học tập và nghiên cứu, tập II, Nxb Văn
học, Hà Nội.
43. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn - tư tưởng và phong cách, Nxb Tác
phẩm mới, Hà Nội.
44. Hoàng Kim Ngọc (2004), So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình của
người Việt (từ góc nhìn ngôn ngữ và văn hóa học), Luận án tiến sĩ
Ngữ văn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
45. Hoàng Phê (1994), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb Giáo


53. Đào Thản (1968), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
54. Hoài Thanh (1978), Một số ý kiến ngắn về thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm
mới, Hà Nội.
55. Trần Đức Thảo (1996), Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
56. Trần Ngọc Thêm (2006), Hệ thống liên kết văn bản, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
57. Lưu Khánh Thơ (2005), Văn học trong nhà trường - tác giả và tác phẩm,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
58. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
59. Nguyễn Đức Tồn (2003), Mấy vấn đề lý luận và phương pháp dạy - học từ
ngữ tiếng Việt trong nhà trường, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
60. Nguyễn Đức Tồn (2007), "Bản chất của ẩn dụ", Ngôn ngữ, (10).
61. Nguyễn Đức Tồn (2007), "Bản chất của ẩn dụ", Ngôn ngữ, (11).

dục, Hà Nội.
46. Vũ Đức Phúc (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.

62. Lê Quang Trang (1996), Dọc đường văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
63. Nguyễn Văn Tu (1960), Khái luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

47. Ngô Đức Quyền (1997), Bình giảng thơ trong chương trình phổ thông
trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

51. Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.




64. Nguyễn Văn Tu (1975), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×