Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------





PHẠM THỊ THUỲ DƯƠNG





KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA
PHƯƠNG TRONG THƠ TỐ HỮU




Chuyên ngành: Lý luận Ngôn ngữ
Mã số: 60 22 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS – TS PHẠM VĂN HẢO







Thái Nguyên - 2008


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỤC LỤC
CHÚ THÍCH: ………………………………………………………………...3
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………...4
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………4
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………5
3. Đối tƣợng ngiên cứu…………………………………………………..6
4. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………7
6. Ý thực tiễn và ý nghĩa khoa học………………………………………8
7. Bố cục luận văn……………………………………………………….8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
…9
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp thơ Tố Hữu………………….…………....9
1.1.1.Vài nét về cuộc đời Tố Hữu.............................................................9
1.1.2. Khái quát về sự nghiệp thơ Tố Hữu……………….……..........10
1.2. Khái quát về phƣơng ngữ tiếng Việt…………………………….13

1.2.1. Khái niệm phƣơng ngữ……………………...……………...........13
1.2.2. Đặc điểm phƣơng ngữ tiếng Việt………………...……………14
1.2.2.1. Đặc điểm về ngữ âm……………………...……………………14
1.2.2.2. Đặc điểm về từ vựng và ngữ nghĩa………...…………………..15
1.2.2.3. Đặc điểm về ngữ pháp………...……………………………….18
1.3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật………………………………..20
1.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật…………………………………………….20
1.3.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật………………………………...21
1.3.2.1. Tính hình tƣợng………………………………………………..21
1.3.2.2. Tính truyền cảm……………………………………………….23
1.3.2.3. Tính cá thể hoá………………………………………………...24
CHƢƠNG 2: VIỆC DÙNG TỪ ĐỊA PHƢƠNG TRONG THƠ TỐ HỮU….
27
2.1. Khái niệm từ ngữ địa phƣơng …………………………………….27


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2

2.2. Thống kê phân tích các từ ngữ địa phƣơng đƣợc sử dụng trong thơ
Tố Hữu………………..……………………………………………………28
2.2.1. Bảng thống kê chung…….………………………………………28
2.2.2. Từ ngữ địa phƣơng trong từng tập thơ…..…………………….29
2.2.3. Khảo sát phân tích………………...……………………………..30
2.2.3.1. Số lƣợng, tần số xuất hiện của các từ ngữ địa phƣơng ….…..30
2.2.3.2. Từ ngữ địa phƣơng sử dụng theo vùng……..………………..34
2.2.3.3. Phân nhóm từ ngữ địa phƣơng theo từ loại……….….……...35
2.2.3.4. Đề tài, thời gian, không gian với vấn đề sử dụng từ ngữ địa
phƣơng…………………………………………………………..……...46
2.2.3.5. Các lớp từ…………….…………………………...................49

2.3. Tiểu kết……………………………………………….……………57
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TỐ HỮU TRONG VIỆC
SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG……………………………………...58
3.1. Quan điểm về thơ và ngôn ngữ thơ của Tố Hữu…………….…..58
3.2. Về cách dùng từ ngữ địa phƣơng trong thơ Tố Hữu…………….66
3.2.1. Ba nguyên tắc sử dụng từ ngữ địa phƣơng ……………….…...66
3.2.1.1. Tố Hữu dùng từ ngữ địa phƣơng khi viết về địa phƣơng …...66
3.2.1.2. Sử dụng từ ngữ địa phƣơng khi tác giả là ngƣời ở địa phƣơng
…………………………………………………………………….……71
3.2.1.3. Từ ngữ địa phƣơng với yêu cầu của ngôn ngữ nghệ
thuật.................................................................................................................72
3.2.2. Lựa chọn từ ngữ “đắc địa”……………….……………………74
3.3. Hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ địa phƣơng trong thơ Tố
Hữu.…76
3.4. So sánh với ngôn ngữ thơ Xuân Diệu, Huy Cận………………...87
3.5. Tiểu kết…………………………………………………………….89
KẾT
LUẬN…………………………………………………………….…….90
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ………………………..92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...93
PHỤ LỤC……………………………………………………………………96
CHÚ THÍCH


d : danh từ

đ : động từ


t : tính từ

đt : đại từ

nv : từ nghi vấn

ct : từ cảm thán

tr : trạng thái

B : Phƣơng ngữ Bắc

T : Phƣơng ngữ Trung

N : Phƣơng ngữ Nam












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tố Hữu là một cây đại thụ trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Tố
Hữu gắn liền với các chặng đƣờng cách mạng của dân tộc và lắng sâu trong
lòng quần chúng nhân dân suốt thời gian qua. Đúng nhƣ Phong Lan và Mai
Hƣơng nhận xét “Trên bầu trời của văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn
đƣợc coi là ngôi sao sáng, là ngƣời mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu cho thơ ca
cách mạng. Sáu mƣơi năm gắn bó với hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ
ca, ông thực sự tạo nên đƣợc niềm yêu mến, nỗi đam mê bền chắc trong nhiều
độc giả. Ông là ngƣời đem đến cho công chúng và rồi cũng nhận lại từ họ sự
đồng điệu, đồng cảm, đồng tình tuyệt diệu, đang là niềm mơ ƣớc của mọi sự
nghiệp thơ ca, kể cả những nhà thơ lớn cùng thời với ông” [33, tr.20]. Bởi
vậy, thơ Tố Hữu luôn thu hút đƣợc sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu
văn học và là đối tƣợng giảng dạy trong nhà trƣờng phổ thông.
Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời
sống cách mạng, lí tƣởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái
tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật
thực sự. Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui
lớn của cách mạng và con ngƣời cách mạng. Đặc biệt ở những bƣớc ngoặt
trong đời sống cách mạng của dân tộc, hồn thơ Tố Hữu thƣờng vang ứng nhạy
bén và dạt dào cảm hứng, kết tinh trong những bài thơ đặc sắc, đƣợc sự đồng
cảm và hƣởng ứng rộng rãi của đông đảo công chúng. Xuân Diệu có lần
khẳng định: Tố Hữu đã đƣa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ
tình.
Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu
hiện. Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó, hoà nhập với
truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú thêm
cho truyền thống ấy. Trong thơ ông có thể bắt gặp một cách phổ biến những
lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã
trở nên quen thuộc với tâm hồn ngƣời Việt. Chiều sâu của tính dân tộc trong
thơ Tố Hữu là ở sự phong phú về nhạc điệu, phong phú về vần, những phối
âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ ngâm dễ thuộc và đặc biệt là ngôn ngữ thơ
rất sinh động, sáng tạo. Một trong những yếu tố làm nên nét riêng đó của thơ
Tố Hữu là nhà thơ đã đƣa lớp từ ngữ địa phƣơng vào trong thơ và sử dụng
chúng có hiệu quả cao. Có thể nói từ ngữ địa phƣơng trong thơ Tố Hữu đƣợc
sử dụng nhƣ một biện pháp nghệ thuật và trở thành ngôn ngữ nghệ thuật.
Điều này không phải nhà thơ nào cũng làm đƣợc. Cho nên nghiên cứu việc sử
dụng từ ngữ địa phƣơng trong thơ Tố Hữu sẽ góp phần hiểu rõ về quan điểm
nghệ thuật và phong cách sáng tác của nhà thơ, giúp ta thấy đƣợc quy luật
tƣơng tác giữa từ địa phƣơng và từ toàn dân, cũng nhƣ giá trị của từ địa
phƣơng đối với việc biểu hiện tƣ tƣởng tình cảm của nhà thơ.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống cách dùng từ địa
phƣơng trong các sáng tác văn chƣơng nói chung vẫn chƣa đƣợc chú ý đúng
mức. Chính vì vậy mà ngƣời viết lựa chọn đề tài “Khảo sát việc sử dụng từ
ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu”.
2. Lịch sử vấn đề
Trong suốt thời gian qua, thơ Tố Hữu luôn là đối tƣợng nghiên cứu của
các nhà nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nƣớc. Xuất phát từ những góc
độ, khía cạnh tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đều gặp gỡ và thống
nhất trong đánh giá: Tố Hữu là một phong cách lớn trong sự phát triển của
nền văn học dân tộc. Thơ ông không chỉ đặc sắc ở nội dung, tƣ tƣởng mà còn
có giá trị đặc sắc về nghệ thuật trên các phƣơng diện về phong cách và ngôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
ngữ thơ. Chính vì thế, cho đến nay đã có rất nhiều công trình biên khảo
chuyên sâu về thơ ông. Trong đó nổi bật nhất là ba công trình: Thơ Tố Hữu
của Lê Đình Kị (1979), Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói
đồng chí của Nguyễn Văn Hạnh (1985), và Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần
Đình Sử (1987).
Nghiên cứu về thơ Tố Hữu từ phƣơng diện ngôn ngữ đã có các công
trình của tác giả nhƣ: “ Về cách dùng từ chỉ mầu sắc trong thơ Tố Hữu” của
Lê Anh Hiền (Tạp chí Ngôn ngữ số 4- 1976 ), “Tính dân tộc hiện đại của
ngôn từ thơ Tố Hữu” của Trần Đình Sử (Báo Văn nghệ số 36 – 1985), “ Nhạc
điệu thơ Tố Hữu” của Nguyễn Trung Thu (Tạp chí văn học số 6 – 1968) và
nhiều công trình khác. Đặc biệt, những nghiên cứu về việc sử dụng từ địa
phƣơng trong thơ ông thì chƣa có nhiều tác giả quan tâm. Có thể kể: “Hiệu
quả của việc dùng từ địa phương trong văn chương” của Phạm Văn Hảo (Tạp
chí Ngôn ngữ và đời sống số 3- 1998), “ Từ địa phương trong thơ Tố Hữu”
của Hoàng Thanh Vân (Luận văn tốt nghiệp Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Thái
Nguyên – 2000), “Bước đầu khảo sát vốn từ địa phương trong thơ Tố Hữu”
của Hoàng Thị Hằng (Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn- 2006)… Trong những ngƣời có nhận xét về từ ngữ địa phƣơng,
đáng chú ý hơn cả là ý kiến của Phó giáo sƣ Phạm Văn Hảo nhân đọc thơ Tố
Hữu : “Nhiều khi từ ngữ địa phƣơng đƣợc dùng không nhằm thể hiện không
khí hay “phong vị quê hƣơng” mà vì mục đích khai thác cái phong phú trong
ý nghĩa của chúng … Có thể dùng các từ địa phƣơng cho các sáng tác bình
thƣờng bất kì…”[19, tr. 6].
Nhƣ vậy, có thể nói rằng việc nghiên cứu sự sử dụng từ địa phƣơng trong
thơ Tố Hữu là một vấn đề rất thú vị, hấp dẫn và có phần mới mẻ. Ngƣời viết
luận văn này với hi vọng nghiên cứu việc sử dụng từ địa phƣơng trong thơ
ông một cách hệ thống có thể thể bổ sung hiệu quả và thiết thực vào công việc
nghiên cứu phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng luận văn nghiên cứu là việc sử dụng lớp từ địa phƣơng
trong thơ Tố Hữu qua tƣ liệu nghiên cứu đƣợc thống kê trong các tập thơ Từ
ấy, Việt Bắc, Gío lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta và lời
phát biểu trực tiếp hay gián tiếp của Tố Hữu về quan điểm nghệ thuật trong
quá trình sáng tác thơ ca.
4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố
Hữu” luận văn hƣớng vào những mục đích cụ thể sau:
- Bằng việc thống kê các từ địa phƣơng đƣợc sử dụng trong thơ Tố
Hữu, ngƣời viết khái quát bức tranh về từ địa phƣơng đƣợc sử dụng trong thơ
Tố Hữu về các vùng miền, về các lớp từ. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn phân
tích, nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng từ địa phƣơng trong thơ Tố
Hữu.
- Ngƣời viết bƣớc đầu tìm hiểu quan điểm nghệ thuật của Tố Hữu
trong việc sử dụng ngôn ngữ nói chung và việc sử dụng từ ngữ địa phƣơng cụ
thể của ông nói riêng. Điều này có ích cho việc thƣởng thức, nghiên cứu,
giảng dạy thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp khảo sát thống kê: Dựa vào các tập thơ để khảo sát
các từ ngữ địa phƣơng sau đó đƣa ra bảng thông kê các từ địa phƣơng đƣợc sử
dụng theo một số tiêu chí cần thiết.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: Để thấy đƣợc hiệu quả của việc
dùng từ địa phƣơng trong thơ Tố Hữu, chúng ta so sánh ngôn ngữ thơ của ông
với một số nhà thơ cùng thời theo chủ đề, đề tài nhƣ Xuân Diệu, Huy Cận.
- Phƣơng pháp phân tích văn bản nghệ thuật đƣợc đặc biệt chú ý để
tìm hiểu nội dung các văn bản và hiệu quả sử dụng các từ ngữ địa phƣơng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn: nghiên cứu ngôn ngữ thơ trong
mối quan hệ đa chiều với ngữ cảnh môi trƣờng giao tiếp, tác giả, độc giả.
Ngoài ra, ngƣời viết còn sử dụng một số phƣơng pháp, thủ pháp bổ
trợ khác nữa khi cần thiết nhƣ phƣơng pháp khái quát tổng hợp, mô hình
hoá…

6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa lí luận:
Ngƣời viết thực hiện đề tài này đề cập đến một lớp từ đƣợc sử dụng
trong ngôn ngữ nghệ thuật, qua đó góp phần tìm hiểu phong cách nghệ thuật
ngôn ngữ thơ nói chung và phong cách nghệ thuật ngôn ngữ của từng tác giả
nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài làm sáng rõ về ngôn ngữ nghệ thuật thơ Tố Hữu: đó là sử
dụng ngôn ngữ đời thƣờng, sử dụng lời nói, lời đối thoại hàng ngày vào trong
ngôn ngữ nghệ thuật một cách khéo léo vừa phải, hợp lí sẽ mang hiệu quả
nghệ thuật cao. Qua việc tìm hiểu đó thấy đƣợc quan điểm nghệ thuật sử dụng
ngôn ngữ của ông trong thơ.
Đề tài nghiên cứu này sẽ có đóng góp nhất định trong việc giảng
dạy tác phẩm văn học trong nhà trƣờng nhất là ở bậc phổ thông.
7. Bố cục luận văn
- Phần Mở đầu.
- Phần Nội dung gồm ba chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề có liên quan.
Chương 2: Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu.
Chương 3: Quan điểm nghệ thuật của Tố Hữu trong việc sử dụng từ
ngữ địa phương.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
- Phần Kết luận.
- Phần Thƣ mục tham khảo.
- Phần Phụ lục.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp thơ Tố Hữu
1.1.1. Vài nét về cuộc đời Tố Hữu
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4-10-1920, quê
ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ông thân sinh là một nhà nho nghèo, tuy không đỗ đạt và phải chật vật để
kiếm sống bằng nhiều nghề nhƣng lại ham thơ và thích sƣu tầm ca dao tục
ngữ. Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã đƣợc cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Bà mẹ
Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giầu
tình thƣơng con, Tố Hữu mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia
đình vào học trƣờng Quốc học Huế.
Quê hƣơng cũng góp phần quan trọng vào sự hình thành hồn thơ Tố
Hữu. Tuy là một vùng đất nghèo nhƣng phong cảnh thiên nhiên, núi sông lại
rất nên thơ, xứ Huế còn nổi tiếng là vùng văn hoá phong phú, độc đáo, đậm
bản sắc dân tộc bao gồm cả văn hoá cung đình và văn hoá dân gian mà nổi
tiếng nhất là những điệu ca, hò nhƣ nam ai, nam bình, mái nhì, mái đẩy…

Bƣớc vào tuổi thanh niên đúng vào những năm phong trào Mặt trận Dân
chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo đang dấy lên sôi nổi trong cả nƣớc, mà Huế
là một trong những trung tâm sôi động nhất, tuổi trẻ của Tố Hữu đã có sự gặp
gỡ may mắn và đẹp đẽ với lí tƣởng cách mạng . Đƣợc lôi cuốn vào phong trào
đấu tranh, Tố Hữu đã trở thành ngƣời lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên
Dân chủ ở Huế. Năm 1938, Tố Hữu đƣợc kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng và từ đó ông hoàn toàn tự nguyện hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp
cách mạng. Đầu năm 1939, thực dân Pháp trở lại đàn áp phong trào cách
mạng ở Đông Dƣơng. Cuối tháng tƣ năm ấy Tố Hữu bị bắt, giam tại nhà lao
Thừa Thiên, rồi lần lƣợt bị giam giữ trong nhiều nhà tù ở các tỉnh miền Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
và Tây Nguyên. Tháng 3- 1942, Tố Hữu đã vƣợt ngục Đắc Lay (Kon Tum),
vƣợt hàng trăm cây số đƣờng rừng, thoát khỏi sự vây lùng của kẻ thù, tìm ra
Thanh Hoá, bắt liên lạc với tổ chức cách mạng và tiếp tục hoạt động. Cách
mạng tháng Tám năm 1945, Tố Hữu là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa ở Huế,
lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở thành phố quê hƣơng,
nơi đầu não của chính quyền phong kiến.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tố Hữu đƣợc điều động ra Thanh Hoá
một thời gian, rồi lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ƣơng Đảng, đặc
trách về văn hoá, văn nghệ. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
đế quốc Mĩ và cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cƣơng vị trọng
yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc (từng là Uỷ viên Bộ Chính
trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng).
Tố Hữu mất tại Hà Nội ngày 9-12-2002 sau một thời gian lâm bệnh
nặng.
Ở Tố Hữu, con ngƣời chính trị và con ngƣời nhà thơ thống nhất chặt chẽ,
sự nghiệp thơ gắn liền vời sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự
nghiệp cách mạng.

1.1.2. Khái quát về sự nghiệp thơ của Tố Hữu
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nên văn nghệ cách mạng Việt
Nam. Các chặng đƣờng thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật
những chặng đƣờng cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhƣng cũng nhiều thắng
lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đƣờng vận động
trong quan điểm tƣ tƣởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ.
Tập thơ Từ ấy (1937- 1946) là chặng đƣờng đầu tiên của đời thơ Tố Hữu,
đánh dấu bƣớc trƣởng thành của ngƣời thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ
của Đảng. Tập thơ chia làm 3 phần. Máu lửa gồm những bài sáng tác trong
thời kì Mặt trận Dân chủ. Nhà thơ cảm thống sâu sắc với cuộc sống cơ cực
của những ngƣời nghèo khổ trong xã hội( lão đầy tớ, chị vú em, cô gái giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
hồ, những em bé mồ côi, đi ở, hát dạo,…), đồng thời khơi dậy ở họ ý chí đấu
tranh và niềm tin vào tƣơng lai. Xiềng xích gồm những bài sáng tác trong
những nhà lao lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên. Đó là tâm tƣ của ngƣời trẻ
tuổi tha thiết yêu đời và khát khao tự do, là ý chí kiên cƣờng của ngƣời chiến
sĩ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đấu ngay trong nhà tù. Giải phóng gồm
những bài sáng tác từ khi Tố Hữu vƣợt ngục đến những ngày đầu giải phóng
vĩ đại của toàn dân tộc. Nhà thơ nồng nhiệt ca ngợi thắng lợi của cách mạng ,
nền độc lập, tự do của Tổ quốc, khẳng địng niềm tin tƣởng vững chắc của
nhân dân vào chế độ mới.
Tập thơ Việt Bắc (1946- 1954) là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc
kháng chiến chống Pháp và những con ngƣời kháng chiến. Họ là những ngƣời
lao động rất bình thƣờng và cũng rất anh hùng. Với tấm lòng yêu nƣớc thắm
thiết và cảm phục sâu xa, Tố Hữu đã miêu tả và ca ngợi anh vệ quốc quân, bà
mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc,…Nhà thơ ca ngợi Đảng và Bác Hồ đã
khơi nguồn và phát huy sức mạnh của quân dân ta để đánh thắng kẻ thù.
Nhiều tình cảm lớn đƣợc thể hiện sâu đậm: tình quân dân “cá nƣớc”, tiền

tuyến với hậu phƣơng, miền xuôi với miền ngƣợc, cán bộ với quần chúng,
nhân dân với lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nƣớc, tình cảm quốc tế vô
sản,… Tập thơ kết thúc bằng những bài hùng ca vang dội phản ánh khí thế
chiến thắng hào hùng, biết bao tình cảm bồi hồi, xúc động của dân tộc trong
những giờ phút lịch sử.
Bƣớc vào giai đoạn cách mạng mới, tập thơ Gío lộng( 1955-1961) dạt
dào bao nguồn cảm hứng lớn lao. Nhà thơ hƣớng về quá khứ để thấm thía
những nỗi đau khổ của cha ông, công lao của những thế hệ đi trƣớc mở
đƣờng, từ đó ghi sâu ân tình của cách mạng. Qua sự cảm nhận của Tố Hữu,
cuộc sống mới trên miền Bắc thực sự là một ngày hội lớn, nhìn vào đâu cũng
thấy tràn đầy sức sống và niềm vui. Đất nƣớc đau nỗi đau chia cắt, thơ Tố
Hữu là tình cảm thiết tha sâu nặng với miền Nam ruột thịt. Đó là nỗi nhớ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
thƣơng quê hƣơng da diết, tiếng thét căm hận ngút trời, lời ngợi ca những con
ngƣời kiên trung, bất khuất, niềm tin không gì lay chuyển đƣợc vào ngày mai
thắng lợi thống nhất non sông.
Hai tập thơ Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa ( 1972- 1977) âm vang
khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc và niềm vui toàn
thắng. Ra trận là bản anh hùng ca về “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”
với bao hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cƣờng của dân tộc: anh giả
phóng quân “con ngƣời đẹp nhất”, ngƣời thợ điện “dáng hiên ngang vẫn
ngẩng cao đầu”, những “em thơ cũng ngẩng cao đầu”, bà mẹ “Một tay lái
chiếc đò ngang”, anh công nhân “ lấp hố bom mà dựng lò cao”, cô dân quân
“vai súng tay cày”,… Máu và hoa ghi lại một chặng đƣờng cách mạng đầy
gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của xứ
sở quê hƣơng, cũng nhƣ của mỗi con ngƣời Việt Nam mới, biểu hiện niềm tự
hào và niềm vui phơi phới khi “toàn thắng về ta”.
Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) là hai tập thơ đánh dấu bƣớc

chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu. Dòng chảy sôi động của cuộc sống đời
thƣờng với bao vui buồn, đƣợc mất, sƣớng khổ, mừng lo khơi gợi trong tâm
hồn nhà thơ nhiều cảm xúc suy tƣ. Tố Hữu tìm đến những chiêm nghiệm
mang tình phổ quát về cuộc đời và con ngƣời. Vƣợt lên bao biến động thăng
trầm, thơ Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lí tƣởng và con đƣờng cách
mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi ngƣời.
Nhƣ vậy, thơ Tố Hữu là một thành công xuất sắc của thơ cách mạng,
và kế tục một truyền thống tốt đẹp của thơ ca Việt Nam qua nhiều thời đại.
Con đƣờng thơ của Tố Hữu là con đƣờng tìm sự kết hợp hài hoà hai yếu tố,
hai cội nguồn là cách mạng và dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca. Sức
hút của thơ Tố Hữu với những thế hệ bạn đọc trong suốt thời gian qua chủ
yếu ở niềm say mê lí tƣởng và tính dân tộc đậm đà trong cả nội dung và hình
thức của thơ ông. Chính vì thế, Tố Hữu đã vinh dự đƣợc nhận các giải
thƣởng: Giải Nhất Giải thƣởng văn học của Hội Văn nghệ Việt Nam (1954-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
1955) cho tập thơ Việt Bắc, Giải thƣởng Văn học ASEAN – 1996 cho tập thơ
Một tiếng đờn và Giải thƣởng HỒ CHÍ MINH về văn học và nghệ thuật
(1996). Tố Hữu xứng đáng đƣợc coi là con chim đầu đàn vạch hƣớng cho cả
nền thơ cách mạng Việt Nam
1.2. Khái quát về phƣơng ngữ tiếng Việt
Để thực hiện đề tài này ngƣời viết thấy cần thiết phải xác định rõ một số
khái niệm liên quan sẽ đƣợc sử dụng. Trên cơ sở trình bày các ý kiến của các
tác giả đi trƣớc, ngƣời viết đi đến lựa chọn những quan niệm làm cơ sở cho
việc thực hiện đề tài này.
1.2.1. Khái niệm phương ngữ
Phƣơng ngữ (dialect) là một khái niệm phức tạp của ngôn ngữ học. Thuật
ngữ này tồn tại song song với một số từ khác ít mang tính thuật ngữ hơn nhƣ:
phương ngôn, tiếng địa phương, giọng địa phương… Trong luận văn này,

ngƣời viết dùng thuật ngữ phương ngữ.
Theo tác giả Hoàng Thị Châu phƣơng ngữ là “Biến dạng của một ngôn
ngữ đƣợc sử dụng với tƣ cách là phƣơng tiện giao tiếp của những ngƣời gắn
bó chặt chẽ với nhau trong một cộng đồng thống nhất về mặt lãnh thổ, về
hoàn cảnh xã hội, về nghề nghiệp, còn gọi là tiếng địa phƣơng”[6, tr 24]
Phƣơng ngữ đƣợc chia ra phƣơng ngữ lành thổ và phƣơng ngữ xã hội.
Phƣơng ngữ lãnh thổ là phƣơng ngữ phổ biến ở một vùng lãnh thổ nhất định.
Nó luôn là một bộ phận của một chỉnh thể của một ngôn ngữ nào đó. Phƣơng
ngữ lãnh thổ có những khác biệt trong âm thanh, từ ngữ, ngữ pháp. Những
khác biệt này trong trƣờng hợp tiếng Việt là không lớn, vì vậy những ngƣời
nói những phƣơng ngữ khác nhau của một ngôn ngữ vẫn hiểu đƣợc nhau.
Phƣơng ngữ xã hội thƣờng đƣợc hiểu là ngôn ngữ của một nhóm xã hội nhất
định. Trong tiếng Việt, loại phƣơng ngữ này bao giờ cũng có từ xã hội, làm
định ngữ, và do bộ môn Ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Nhƣ vậy, phương ngữ là một thuật ngữ của ngôn ngữ học để chỉ sự biểu
hiện của ngôn ngữ toàn dân và là biến thể của ngôn ngữ này ở một địa
phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay
với một phương ngữ khác [ 5, tr. 29]
Sự phát triển, biến đổi của ngôn ngữ luôn diễn ra trên hai mặt cấu trúc và
chức năng. Cùng với sự phát triển chức năng nhiều mặt của ngông ngữ, sự
phát triển cấu trúc của ngôn ngữ thể hiện ở sự biến đổi về ngữ âm, từ vựng-
ngữ nghĩa, ngữ pháp. Phƣơng ngữ là nơi thể hiện kết quả của sự biến đổi ấy.
Chính vì vậy, phƣơng ngữ khác với ngôn ngữ toàn dân ở một vài khía cạnh
nào đó, nhƣng về căn bản cái mã chung- hệ thống cấu trúc ngữ pháp, từ vựng,
âm vị giữa phƣơng ngữ và ngôn ngữ toàn dân là khá tƣơng đồng. Tóm lại nói
tới phƣơng ngữ là nói tới một hiện tƣợng phức tạp của một ngôn ngữ không
chỉ về mặt hệ thống cấu trúc, cũng nhƣ phƣơng tiện thể hiện mà bản thân nó

cũng là sự phản ánh của nhiều mối quan hệ xã hội và lịch sử trong và ngoài
ngôn ngữ.
1.2.2. Đặc điểm phương ngữ tiếng Việt
Phƣơng ngữ tiếng Việt đƣợc chia thành nhiều vùng khác nhau. Có nhiều
ý kiến về số vùng phƣơng ngữ tiếng Việt. Theo Hoàng Thị Châu và nhiều
ngƣời khác, tiếng Việt có ba phƣơng ngữ: phƣơng ngữ Bắc, phƣơng ngữ
Trung và phƣơng ngữ Nam. Có thể nêu sơ lƣợc để ta hình dung chung về đặc
điểm của các phƣơng ngữ tiếng Việt nhƣ sau:
1.2.2.1. Đặc điểm về ngữ âm
Nếu ta lấy hệ thống âm vị tiếng Việt đƣợc phản ánh qua chính tả làm
chuẩn để khảo sát sự khác nhau của ba phƣơng ngữ nói trên, thì có thể nêu
những đặc trƣng ngữ âm chủ yếu nhƣ sau:
* Đặc điểm ngữ âm của phƣơng ngữ Bắc:
- Hệ thống thanh điệu: có 6 thanh, đối lập từng đôi về âm vực và âm
điệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
- Hệ thống phụ âm đầu: có 20 âm vị không có ngững phụ âm ghi trong
chính tả là s, r, gi, tr, tức là không phân biệt s/ x, r/ d / gi, tr/ ch. Lẫn lộn l / n
(vùng châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình)
- Hệ thống âm cuối: có đủ các âm cuối ghi trong chính tả. Có 3 cặp âm
cuối ở thế phân bố bổ túc là:
[-nh, -ch] đứng sau nguyên âm dòng trƣớc [i,ê,e]
[-ng,-k] đứng sau nguyên âm dòng giữa [ ƣ, ơ, â, a, ă]
[-ng
m
…,-k
p
…] đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi [u, ô, o].

* Đặc điểm ngữ âm của phƣơng ngữ Trung:
- Hệ thống thanh điệu có 5 thanh, khác với hệ thống thanh điệu phƣơng
ngữ Bắc cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng.
- Hệ thống phụ âm đầu: có 23 phụ âm đầu, hơn phƣơng ngữ Bắc 3 phụ
âm uốn lƣỡi [s, z, t] (chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr). Trong nhiều thổ ngữ có
hai phụ âm bật hơi [ph, kh] thay cho 2 phụ âm xát [f, x] trong phƣơng ngữ
Bắc.
- Trong hệ thông âm cuối, đôi phụ âm [-ng,-k] có thể kết hợp đƣợc với
các nguyên âm trƣớc,giữa và sau. Tuy vậy trong những từ chính trị- xã hội
mới xuất hiện gần đây, vẫn có các cặp âm cuối [-nh,-ch] và [-ng
m
…,-k
p
…]
* Đặc điểm ngữ âm phƣơng ngữ Nam:
- Hệ thống thanh điệu: có 5 thanh, thanh ngã và thanh hỏi trùng làm một.
Xét về mặt điệu tính, thì đây là một hệ thống thanh điệu khác với phƣơng ngữ
Bắc và phƣơng ngữ Trung
- Hệ thống phụ âm đầu : có 23 phụ âm, có các phụ âm uốn lƣỡi nhƣ
phƣơng ngữ Trung [s,z,t] chữ viết ghi là s,r, tr. Ở Nam Bộ r có thể phát âm
rung lƣỡi [r]. So với các phƣơng ngữ khác, thì phƣơng ngữ Nam thiếu phụ âm
[v ], nhƣng lại có thêm [w] bù lại, không có âm [z] đƣợc thay thế bằng âm [j].
- Âm đệm [-u-] không gặp trong phƣơng ngữ Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
- Mất đi rất nhiều vần so với phƣơng ngữ Bắc và phƣơng ngữ Trung.
Thiếu đôi âm cuối [-nh,-ch].
- Đôi âm cuối [-ng…, -k…] trở thành những âm vị độc lập.
1.2.2.2. Đặc điểm về từ vựng và ngữ nghĩa:

Để thấy đƣợc đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt ta phải phân biệt
hai lĩnh vực khác nhau là sự phát triển lịch sử ngữ âm của tiếng Việt và nguồn
gốc khác nhau của chúng. Nhữmg từ khác nhau do biến đổi ngữ âm tạo nên
những từ khác âm bộ phận. Các từ này chỉ khác nhau chỉ một hai bộ phận, có
thể ở phụ âm đầu, ở nguyên âm, ở phụ âm cuối hay ở thanh điệu. Bởi vì một
từ biến đổi về ngữ âm không phải biến đổi tất cả các bộ phận cùng một lúc mà
phần lớn mà biến đổi một trong những bộ phận này thôi, trong khi các bộ
phận kia vẫn còn nguyên, cho nên đây là cơ sở để khẳng định rằng, các bộ
phận này là âm vị, rằng âm tiết có thể phân đoạn đƣợc. Tuỳ theo bộ phận khác
âm, ta có thể chia ra những từ khác phụ âm đầu, những từ khác nguyên âm và
những từ khác phụ âm cuối, thanh điệu,….
a, Đặc điểm về từ vựng:
* Những từ cùng gốc:
- Từ thể hiện quá trình xát hoá: Biến thể cổ b, đ ở phƣơng ngữ Trung
tƣơng ứng với v, z ở phƣơng ngữ Bắc. Ví dụ :
Bui/ vui, bá/ vá, ban/ vai, bo/ vo, bƣa/ vừa…
đa/ da, đƣới/ dƣới, đao/ dao, đốc/ dốc…
- Từ thể hiện quá trình xát hoá và hữu thanh hoá. Biến thể cổ ở phƣơng
ngữ Trung tƣơng ứng với biến thể mới ow phƣơng ngữ Bắc. Ví dụ:
ph, th, kh/ v,z (d), G(g) : ăn phúng/ ăn vụng, phở đất/ vỡ đất, phổ
tay/ vỗ tay…; nhà thốt/ nhà dột, mƣa thâm/ mƣa dầm, thu/ dấu…; khải/ gãi,
khở/ gỡ, khỏ/ gõ, khót/gọt…
ch, k,/j(gi),G(g) : chi/ gì, chừ/giờ; cấu/ gạo, cỏ cú/cỏ gấu, trốc cúi/
đầu gối…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
- Hiện tƣợng hữu thanh hoá thƣờng xảy ra cùng với việc hạ thấp thanh
điệu: thanh không thành thanh huyền, thanh sắc thành thanh nặng, thanh hỏi
thành thanh ngã. Phụ âm vô thanh đi với thanh cao ở phƣơng ngữ Trung còn

phụ âm hữu thanh đi với thanh trầm gặp ở phƣơng ngữ Bắc:
Sắc/ nặng: ăn phúng/ ăn vụng, nhà thốt/ nhà dột…
Không/ huyền: ca/ gà, chi/ gì, mƣa thâm/ mƣa dầm, …
Hỏi/ ngã: phở/ vỡ, phổ/ vỗ, khở/gỡ…
- Những từ có phụ âm đầu khác với ngôn ngữ văn học có thể tìm thấy
trong phƣơng ngữ Bắc nhƣng không nhiều hiện tƣợng nhƣ phƣơng ngữ
Trung: dăn deo/ nhăn nheo, duộm/ nhuộm, dức đầu/ nhức đầu, con nhộng/
con dộng…
- Những từ khác nguyên âm thể hiện quá trình biến đổi từ nguyên âm
đơn sang nguyên âm đôi theo hai khuynh hƣớng:
+ Nguyên âm đôi mở dần trong phƣơng ngữ Bắc và phƣơng ngữ Nam:
e/ei, a/ ƣơ, o/ uo : méng/ miếng, mẹng/ miệng, lả/ lửa, nác/ nƣớc, mạn/ mƣợn,
lái/lƣới, ló/lúa, nót/nuốt, lòn/luồn, mói/ muối…
+ Nguyên âm đôi mở dần trong các phƣơng ngữ khác: i/ iê, u/ôu: con
chí/ con chấy, ni/nầy, mi/ mầy, nu/nâu, bu/bâu, tru/ trâu, trú/ trấu …
- Những từ khác phụ âm cuối biểu hiện ở một số thổ ngữ Thanh Hoá:
phụ âm cuối -n biến đổi thành –j : cằn cấn/ cày cấy, kha cắn/ gà gáy…; cái
vắn/ cái váy, ban/ vai, con mõn/ con muỗi, cái chũn/ cái chổi….
* Từ khác gốc (không có quan hệ ngữ âm): Có những phƣơng ngữ có hai
hay nhiều từ khác hẳn nhau nhƣng lại đồng nghĩa, thí dụ trái và quả, bông và
hoa. Những từ này là do xuất phát từ những nguồn gốc khác nhau. Có thể
thấy, các từ này tập trung chủ yếu vào một từ loại là danh từ.
VD: Thuyền ở phƣơng ngữ Bắc. Lúc đầu ngƣời Việt nói nôốc
(Khơme). Từ thuyền là gốc Hán -Việt. Từ nôốc phổ biến ở phƣơng ngữ Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
( chủ yếu là vùng Bắc Trung Bộ từ Nghệ An đến hết Thừa Thiên Huế ). Một
vài sự so sánh khác:
PNB PNT PNN

quả dứa trấy thơm trái gai
quả roi trấy đào trái mận
bát đọi chén
thuyền nôốc ghe
cá quả cá tràu cá lóc
b, Đặc điểm về ngữ nghĩa:
Xét về mặt ngữ nghĩa thì phƣơng ngữ Bắc có ƣu điểm là ngôn ngữ đã
đƣợc thừa hƣởng truyền thống văn học viết. Ngôn ngữ văn học Việt Nam
đƣợc xây dựng trên nền tảng phƣơng ngữ Bắc. Kết quả là nó có đƣợc một vốn
từ vựng phong phú hơn các khu vực khác, ở chỗ tƣơng ứng với một từ ở
phƣơng ngữ Trung và phƣơng ngữ Nam để chỉ một trạng thái hay một tính
chất, một cảm xúc thì có cả một loạt từ. Phƣơng ngữ Nam là phƣơng ngữ mới
và những ngƣời sử dụng có nguồn gốc khác nhau ( Hoa, Khơ me).
PNN PNB
lạnh lạnh, rét, giá, buốt
ốm gầy, còm, còi, cọc
thƣơng yêu, mến thƣơng
Từ chỉ đơn vị (chỉ loại) trong phƣơng ngữ Nam dùng rất khái quát. Ở
Bắc Bộ ngƣời ta nói: miếng cơm, ngụm nƣớc, mẩu giấy, thì ở Nam bộ dùng
chung một từ “miếng”.Sự khái quát hoá về nghĩa trong phƣơng ngữ Nam
đƣợc đền bù lại bằng hàng loạt phó từ và trạng từ để tăng cƣờng sự thể hiện
mức độ cho tính từ và động từ. Ngôn ngữ văn chƣơng cần sự phân biệt tế nhị
về sắc thái từng nghĩa một, do đó dù là ngƣời địa phƣơng nào, nói nhƣ thế nào
trong sinh hoạt hàng ngày, nhƣng đã cầm bút viết, là viết trƣớc hết bằng từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
vựng của ngôn ngữ văn học rồi sau đó mới thêm những từ địa phƣơng để tô
điểm cho ngôn ngữ nghệ thuật của mình.
1.2.2.3. Đặc điểm về ngữ pháp.

Trong tiếng Việt về mặt ngữ pháp hầu nhƣ rất ít sự khác biệt. Có chăng
những sự khác biệt ấy, thƣờng nằm ở cấp độ từ và cũng chỉ ở một số từ loại,
nhƣ đại từ, tiểu từ tình thái,… Sau đây là một vài nét khu biệt điển hình trong
các hệ thống đại từ:
* Hệ thống đại từ chỉ định và nghi vấn:
PNB PNT PNN
này ni nầy
thế này ri vầy
ấy nớ đó
kia tê đó
đâu nào mô đâu, nào
* Hệ thống đại từ xƣng hô:
PNB PNT PNN
tôi tui tui
tao tau tao, qua
chúng tôi bầy tui tụi tui
mày mi mầy
Cô ấy o nớ cổ
chị ấy ả nớ chỉ
anh ấy eng nớ ảnh
……
* Đại từ hoá danh từ:
Thêm dấu hỏi (thanh hỏi) để biến danh từ thành đại từ là một phƣơng
ngữ thức ngữ pháp sử dụng rộng rãi trong PNN. Ngoài đại từ nhân xƣng nhƣ
trên đã dẫn ra: ổng, bả, cổ chỉ, ảnh,…còn hình thành những đại từ chỉ không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
gian: trỏng(trong ấy), ngoải (ngoài ấy), đại từ chỉ thời gian: hổm (hôm ấy),
nẳm (năm ấy)…Các biến đổi này thấy ở Thanh Hoá, và chủ yếu là từ Nam

Trung Bộ trở vào phƣơng ngữ Nam.
Những từ có tần số xuất hiện cao nhƣ ấy, với lại cũng đƣợc rút ngắn
trong PNB, nhƣng không tạo thành một phƣơng thức ngữ pháp nêu trên: “ ấy”
thành “ý”, “với” thành “mí”, “ chứ lại” thành “chứ lị”.
Tóm lại, từ ngữ địa phƣơng tiếng Việt luôn vận động và phát triển, đa
dạng và phong phú. Trong sáng tác văn học, việc sử dụng vốn từ địa phƣơng
thì dễ gặp ở nhiều tác phẩm, cả văn xuôi và thơ vì mỗi tác giả đều sinh ra và
lớn lên ở một vùng đất nhất định. Tuy vậy từ ngữ địa phƣơng khi đƣa vào tác
phẩm văn học cần phải chọn lọc vì nếu không nó sẽ gây sự khó hiểu đối với
độc giả không thuộc vùng đất ấy.
Nhà thơ Tố Hữu sinh ra ở Thừa Thiên Huế là một nhà thơ rất nhạy cảm
với các từ địa phƣơng nên trong sáng tác của mình tác giả đã đƣa từ ngữ địa
phƣơng vào trong tác phẩm mà không gây phản cảm cho ngƣời đọc. Mà
ngƣợc lại, từ địa phƣơng đƣợc Tố Hữu dụng mang hiệu quả nghệ thuật rất
cao. Điều này hẳn có những lý do nhất định mang tính nguyên tắc, điều mà
chúng ta sẽ có dịp xem xét ở các chƣơng sau.
1.3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật
Nói đến ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chƣơng, ngôn ngữ văn
học) trƣớc hết là nói đến ngôn ngữ gợi hình, gợi thanh, nói chung là khơi gợi
đƣợc những cảm giác (gợi cảm) nơi ngƣời đọc đƣợc dùng trong văn bản nghệ
thuật.
Ngôn ngữ nghệ thuật còn đƣợc sử dụng trong lời nói nói hàng ngày và
cả trong văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác.
Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật đƣợc phân chia thành ba loại:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
- Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng
sự…(văn vuôi)

- Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ ( nhiều thể loại khác nhau)…(
văn vần )
- Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng,… (lời thoại mang tính
chất diễn xƣớng)
Mỗi loại trên đây lại có thể chia thành nhiều thể. Trong các thể loại này,
các phƣơng tiện diễn đạt có tính nghệ thuật đan xen lẫn nhau để ngƣời đọc
thẩm bình, thƣởng thức, giao cảm: hoặc là cái hay của âm điệu, hoặc vẻ đẹp
chân thực sinh động của tình huống giao tiếp, hoặc những cảm xúc chân thành
gợi ra những nỗi niềm vui, buồn, yêu, thƣơng trong cuộc sống.
Nhƣ thế, ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ thực hiện chức năng thông tin
mà điều quan trọng là nó thực hiện chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và
khơi gợi, nuôi dƣỡng cảm xúc nơi ngƣời nghe ngƣời đọc.
Ngôn ngữ nghệ thuật tuy lấy ngôn ngữ tự nhiên hằng ngày làm chất liệu
nhƣng khác với ngôn ngữ hàng ngày ở sự gọt giũa, chọn lọc điển hình với
chức năng thẩm mĩ. Phẩm chất thẩm mĩ mà nó có đƣợc là do lựa chọn, xếp
đặt, trau chuốt, tinh luyện trong những điều kiện sử dụng nhất định theo các
mục đích thẩm mĩ khác nhau.
Tóm lại, ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác
phẩm văn chƣơng, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu
cầu thẩm mĩ của con ngƣời. Đây là ngôn ngữ đƣợc tổ chức, xếp đặt, lựa chọn,
tinh luyện, điển hình từ ngôn ngữ thông thƣờng và chức năng của nó đạt đƣợc
giá trị nghệ thuật- thẩm mĩ.
1.3.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Một số tác giả Việt Nam đã đề cập nhiều “đặc điểm tu từ” của phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật [Cù Đình Tú- 1993, Đinh Trọng Lạc- 2000, Hữu
Đạt- 2002]. Ta có thể khái quát các đặc điểm đó trong ba đặc trƣng cơ bản của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
phong cách ngôn ngữ này là: tính hình tƣợng, tính truyền cảm và tính cá thể

hoá. Ba đặc trƣng này làm thành các tiêu chí cùng với tiêu chí chức năng
thẩm mĩ xác định một phong cách độc lập: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
1.3.2.1. Tính hình tượng:
Tính hình tƣợng là đặc trƣng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
Ví dụ trong bài ca dao:

“ Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
nội dung tƣ tƣởng, tình cảm, cảm xúc về cái đẹp không phải đƣợc biểu hiện
trực tiếp qua từ ngữ và câu văn thông thƣờng mà qua các hình tƣợng cụ thể(
lá xanh, bông trắng, nhị vàng), và qua cả các lớp lang trong ngoài để gợi
tả,…Hơn nữa, bao trùm lên tất cả là hình tƣợng sen nhƣ là một tín hiệu thẩm
mĩ về phẩm chất thanh cao, đẹp đẽ trong tự nhiên và cả trong xã hội loài
ngƣời.
Để tạo ra hình tƣợng ngôn ngữ, ngƣời viết thƣờng dùng rất nhiều phép tu
từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh….Những phép tu từ
này đƣợc dùng sáng tạo, hoặc đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau. Sau đây là một
số ví dụ (chúng tôi nhấn mạnh những câu có sử dụng phép tu từ ):
- So sánh:
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!
( Tố Hữu, Ta đi tới )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24

- Ẩn dụ:
“ Nhưng cũng có những cây vượt lên được đầu người, cành lá sum sê
như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi
chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường
tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…. Cứ thế hai ba
năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”.
(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)
- Hoán dụ:
Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
( Tố Hữu, Ta đi tới )
Ngoài ra còn có sự đóng góp của nhiều yếu tố ngôn ngữ khác, nhƣ yếu
tố ngữ âm cũng góp phần tạo nên hình tƣợng. Hình tƣợng âm thanh trong thơ
và văn xuôi góp phần gợi hình, gợi cảm rất hiệu quả.
Nhƣ một kết quả tất yếu của tính hình tƣợng, ngôn ngữ nghệ thuật có
tính đa nghĩa. Từ ngữ, câu văn, hình ảnh hoặc toàn bộ văn bản nghệ thuật có
khả năng gợi ra nhiều nét nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau. Một từ sáng đặt
đúng chỗ trong câu thơ “ Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” ( Khƣơng Hữu
Dụng) vừa có khả năng tạo nên một hình ảnh cụ thể, rõ nét, vừa gợi nhiều liên
tƣởng, từ đó hàm chứa những ý sâu xa. Hình tƣợng “ bánh trôi nƣớc” trong
bài thơ cùng tên của Hồ Xuân Hƣơng không chỉ miêu tả về một món ăn dân
tộc, mà còn ngụ ý nói đến thân phận của ngƣời phụ nữ trong xã hội lúc đó,
đồng thời khẳng định vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của họ. Tính
đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật cũng quan hệ mật thiết với tính hàm súc:
lời ít mà ý tình thì sâu xa, rộng lớn. Ngƣời viết chỉ dùng một vài câu( thậm

×