Tải bản đầy đủ (.ppt) (56 trang)

Bài giảng marketing nông nghiệp chương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.84 KB, 56 trang )

CHƯƠNG 2
THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VÀ ĐỊNH
HƯỚNG HOẠT ĐỘNG MARKETING
TRONG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP


2.1 THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN
2.1.1 Khái niệm
Có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường theo các góc độ
khác nhau.
• Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, thị trường là nơi chứa đựng
tổng cung và tổng cầu.
• Theo quan điểm kinh tế, thị trường gồm tất cả các người mua,
người bán có hoạt động trao đổi với nhau các hàng hoá hay
dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cho nhau.
• Theo quan điểm Marketing, thị trường là tập hợp những người
hiện đang mua và sẽ mua một loại sản phẩm hay dịch vụ nào
đó.
• Vậy điều kiện cần để tạo nên thị trường là phải có khách hàng,
khách hàng phải có nhu cầu mua, phải có khả năng thanh toán
và sẵn sàng mua khi nhu cầu được đáp ứng.





Hình ảnh của thị trường bao gồm các yếu tố:
Quy mô thị trường.
Vị trí địa lý của thị trường.
Các đặc điểm của người mua trên thị trường.
Cách ứng xử của người mua.


Từ định nghĩa thị trường theo quan điểm của
Marketing, quy mô thị trường được hiểu là số lượng
khách hàng có thể có đối với một loại sản phẩm, một
loại dịch vụ trong một thời gian và ở một địa điểm
nhất định.
• Có thể đo lường thị trường và chia thị trường ra
nhiều mức khác nhau.
- Tổng thị trường: Là khối lượng sản phẩm hàng hoá
hay dịch vụ phải đáp ứng.
- Thị trường tiềm năng: Là khối lượng sản phẩm hay
dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung ứng.



2.1.2 Chức năng của thị trường
a . Chức năng thừa nhận

Thị trường thừa nhận các nội dung sau:
-Thị trường thừa nhận chủng loại và cơ cấu
chủng loại hàng hoá.
-Thị trường thừa nhận khối lượng sản phẩm
hàng hoá.
-Thị trường thừa nhận giá cả.
-Thị trường thừa nhận phương thức trao đổi
đối với một loại hàng hoá hay dịch vụ cụ thể
nào đó.



b Chức năng thực hiện

Thông qua chức năng này hàng hoá và dịch vụ
sẽ hoàn thành quá trình chuyển từ hình thái
hiện vật sang hình thái tiền tệ.
• Quá trình trao đổi hay mua bán là quá trình
chủ yếu diễn ra trên thị trường. Thông qua
quá trình này sản phẩm hay dịch vụ bằng
quan hệ cung cầu sẽ hình thành nên giá cả,
cơ sở để thanh toán và điều kiện để thoả
mãn nhu cầu.
• Kết thúc một quá trình mua bán chức năng
thực hiện của thị trường đã được hoàn
thành.


c Chức năng điều tiết kích thích
sự điều tiết và kích thích sản xuất thể hiện ở các khía cạnh:
-

-



Dựa vào nhu cầu các loại sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường, các
doanh nghiệp có thể điều chỉnh các yếu tố sản xuất từ ngành này
sang ngành khác, từ sản phẩm này sang sản phẩm khác để tìm kiếm
lợi nhuận cao hơn.
Sự thay đổi nhu cầu và cơ cấu nhu cầu bắt buộc các doanh nghiệp
phải thay đổi phương hướng kinh doanh cho phù hợp hơn.
Thị trường sẽ tạo ra động lực cạnh tranh. Những doanh nghiệp mạnh
sẽ phải phát huy lợi thế của mình để phát triển, các doanh nghiệp yếu

sẽ phải tìm cách đổi mới, vươn lên để tồn tại nếu không muốn phá
sản.
Thị trường có vai trò quan trọng trong điều tiết cung - cầu thông
qua hệ thống giá cả. Doanh nghiệp muốn tồn tại phải tính toán các
nguồn lực, tiết kiệm chi phí để có mức giá phù hợp.


d. Chức năng thông tin


-

Trên thị trường sẽ hình thành nên hệ thống thông tin đa chiều.
Hệ thống thông tin Marketing là hệ thống hoạt động thường
xuyên của sự tương tác giữa con người, thiết bị và phương
tiện kỹ thuật dùng để thu thập, phân tích, đánh giá và truyền đi
những thông tin chính xác kịp thời và cần thiết để người phụ
trách lĩnh vực Marketing sử dụng chúng với mục tiêu lập, tổ
chức thực hiện, điều chỉnh kế hoạch Marketing và kiểm tra
hiệu quả của hoạt động Marketing. Chức năng này bao gồm:
Tổ chức hệ thống phương tiện thông tin phù hợp với điều kiện
thị trường và năng lực của doanh nghiệp.
Tổ chức thu thập thông tin.
Tổ chức phân tích thông tin đã thu thập được.
Đánh giá kết quả thông tin và truyền thông.


HỆ THỐNG THÔNG TIN



VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN
• Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà
quản trị nhằm định ra mục tiêu,chương trình
hành động…để giải quyết những vấn đề trong
SXKD nhằm thực hiện mục tiêu của DN và đáp
ứng nhu cầu của thị trường
+ Những câu hỏi chính:
Làm gì? Ai lam? Khi nào làm? Làm ở đâu ?
Làm như thế nào ?Kết quả thế nào? …




THÔNG TIN KINH TẾ
• Khái niêm : Là tin tức mới trong lĩnh vực kinh tế
,được thu nhận và đánh giá là có ích trong việc
ra các quyết ddinhjQTKD của DN

YÊU CẦU VÀ ĐẶC TÍNH:
- Chính xác
- Đầy đủ
- Tính pháp lí
- Thẩm quyền
- Bí mật




- Kịp thời
- Hệ thống

-Có ích
- Tối ưu

- Tính khách quan
- Tính phụ thuộc
- Tính lan truyền
- Tính cùng hưởng
- Tính có hiệu lực
- Tính động thái
- Tính khuyếch tán
- Tính thu gọn


2.1.3 CUNG CẦU NÔNG SẢN
1. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông
sản hàng hoá
1.1. Đặc điểm
• Nông sản hàng hoá được sản xuất từ ngành nông nghiệp, do
vậy cung nông sản hàng hoá có những đặc điểm khác biệt so
với các ngành khác.
• Cụ thể:
Cung nông sản hàng hoá không thể đáp ứng tức thời
(cung chậm hay cung muộn). Điều này trong thực tiễn thường
xảy ra tình trạng khi thị trường có nhu cầu về một nông sản
hàng hoá nào đó thì các nhà sản xuất không thể đáp ứng ngay
vì còn phải trải qua một quá trình sản xuất với chu kỳ tự nhiên
của sinh vật. Ngược lại khi thị trường không có nhu cầu về một
nông sản nào đó thì các nhà sản xuất cũng không thể kết thúc
ngay quá trình sản xuất. Điều này thường dẫn đến thực trạng là
cung – cầu nông sản hàng hoá thường không gặp nhau gây

nên tình trạng biến động về giá cả thường xuyên trên thị
trường.



- Cung nông sản hàng hoá chậm thay đổi về số lượng, chất lượng,
mẫu mã. Nông sản hàng hoá trước hết là sản vật của tự nhiên
phải chịu chi phối rất nhiều của các quy luật tự nhiên khách
quan. Chẳng hạn con người phải cần rất nhiều thời gian mới tạo
ra được một giống cây trồng, gia súc mới có năng suất và chất
lượng mới. Ngược lại các ngành công nghiệp và dịch vụ, việc
tạo ra sản phẩm mới với số lượng và chất lượng mới được diễn
ra thường xuyên với quy mô và tốc độ ngày càng lớn.
- Sự thay đổi về cung đối với một nông sản hàng hoá cụ thể là rất
khó xác định chính xác. Điều này là do sản xuất nông nghiệp
thường diễn ra trên quy mô rộng lớn lại rất phân tán nhỏ lẻ ở
nhiều vùng, nhiều khu vực, thậm chí nhiều quốc gia. Hơn nữa,
kết quả sản xuất sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện
thời tiết, khí hậu; phụ thuộc vào tâm lý và các quyết định của
từng nhà sản xuất…v…v. Vì vậy, khi quyết định sản xuất sản
phẩm nào đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp rất
khó dự đoán được lượng cung của sản phẩm đó đưa ra thị
trường của mọi cơ sở sản xuất.
- Cung nông sản hàng hoá có tính thời vụ, ít đàn hồi so với giá;
- Cung loại sản phẩm này có thể thay thế bằng loại sản phẩm
khác. Đặc điểm này là do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và
đặc điểm của tiêu dùng sản phẩm quyết định. Điều đó cũng gây
không ít khó khăn cho hoạt động Marketing nông nghiệp.



1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản hàng hoá
Khối lượng hàng hoá nông sản cung cấp trên thị trường phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có các yếu tố:
- Điều kiện tự nhiên: Sản phẩm nông nghiệp chịu ảnh hưởng
trực tiếp bởi điều kiện khí hậu thời tiết. Sự khan hiếm các loại
nông sản thường xuất hiện vào lúc giáp vụ, cuối vụ. Trái lại vào
lúc chính vụ sản phẩm lại cung cấp dư thừa. Những năm thời
tiết thuận lợi thì sản phẩm cung cấp nhiều. Ngược lại những
năm gặp thiên tai, dịch bệnh thì lượng cung bị thu hẹp đáng kể.
Chính điều này gây nên những bất cập cho cả người sản xuất
và người tiêu dùng.
- Trình độ khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất: Quy mô các nguồn lực sản xuất, trình độ chuyên môn
hoá, trình độ thâm canh, mức độ ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật của các vùng, các cơ sở sản xuất kinh doanh
nông nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến cung nông sản hàng
hoá.
- Các chính sách, sự hỗ trợ và khuyến khích của Chính phủ; các
cơ sở hạ tầng; các quan hệ hợp tác giữa các tác nhân tham gia
vào dây chuyền Marketing nông nghiệp.


2 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
nông sản
2.1 Đặc điểm về cầu nông sản hàng hoá

Cầu nông sản hàng hoá là khối lượng sản phẩm nông nghiệp mà
khách hàng cần mua và tiêu dùng trong một thời gian nhất định
với giá cả nhất định.
Cầu nông sản hàng hoá có các đặc điểm như sau:

- Cầu nông sản hàng hoá gắn liền với đời sống vật chất của con
người, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người.
- Cầu nông sản hàng hoá rất đa dạng, có tính liên tục và luôn
thay đổi theo thời gian,( Thô sang tinh;lượng sang chất …)
- Cầu nông sản hàng hoá có thể thay thế cho nhau
- Cầu nông sản hàng hoá thay đổi theo mùa vụ.
- Cầu nông sản ít co giãn theo giá
- Có ba dạng cầu chính : Tiêu dùng;Dự trữ ;Đầu cơ


2.2 Các yếu tố ảnh hưởng và xu hướng vận động của cầu
nông sản

+ Yếu tố ảnh hưởng
- Dân số
- Thu nhập
- Giá cả
- Mùa vụ ;Thời tiết
- Thị hiếu,tập quán.văn hóa…
- Các yếu tố yểm trợ marketing
+ Xu hướng vận động
- Lượng ---- Chất
- Thô ------- Tinh
- Ít lợi ích ---- Nhiều lợi ích
- Rẻ tiền ------ Đắt tiền
- Nhu cầu thay thế; Nhu cầu mới



2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NN LÀ GÌ?

• Môi trường kinh doanh NN là tổng hợp các
yếu tố bên trong và bên ngoài công ty có ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động
ra các quyết định Marketing và thiết lập,duy
trì mối quan hệ với khách hàng của doanh
nghiệp NN.


MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NN
• MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
• MÔI TRƯỜNG VI MÔ


. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VĨ MÔ
ĐN : Tập hợp các yếu tố rộng lớn có ảnh
hưởng đến cả hệ thống và DN đến quyết định
mar và QH với KH
3.2.1. Môi trường nhân khẩu học
1) Quy mô, cơ cấu tuổi tác
2) Quy mô và tốc độ tăng dân số
3) Cơ cấu, quy mô gia đình, kế hoạch hoá gia đình, giải
phóng phụ nữ
4) Quá trình đô thị hoá, phân bổ lại dân cư
5) Trình độ văn hoá giáo dục của dân cư


Nhân khẩu học là một môn khoa học nghiên
cứu dân cư và sự phân bố dân cư. Cụ thể, nó
nghiên cứu các vấn đề như quy mô, mật độ,
phân bố dân cư, nghề nghiệp, tuổi tác, giới

tính, tôn giáo, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết…
•Các nhà quản lý Marketing rất quan
tâm đến các yếu tố của môi trường
nhân khẩu, vì con người hợp thành thị
trường cho các doanh nghiệp


1) Quy mô, cơ cấu tuổi tác
• Quy mô, cơ cấu tuổi tác của dân cư là yếu tố quy
định cơ cấu khách hàng tiềm năng của một doanh
nghiệp. Khi quy mô, cơ cấu tuổi tác dân cư thay đổi
thì thị trường tiềm năng của doanh nghiệp cũng thay
đổi, kéo theo sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng và nhu
cầu về các hàng hoá, dịch vụ. Do vậy các doanh
nghiệp cũng phải thay đổi các chiến lược Marketing
để thích ứng.


2) Quy mô và tốc độ tăng dân số
• Quy mô và tốc độ tăng dân số là hai chỉ tiêu dân số
học quan trọng. Dân số lớn và tăng cao tạo ra một
thị trường tiềm năng rộng lớn cho nhiều doanh
nghiệp. Việt Nam với quy mô dân số hơn 90 triệu
người với tốc độ tăng cao là thị trường hấp dẫn của
các công ty trong nước và nước ngoài.


3) Cơ cấu, quy mô gia đình, kế hoạch hoá
gia đình, giải phóng phụ nữ
• Đây là các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu thị

trường nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau. Thực
hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình, tốc độ tăng
dân cư Việt Nam đang giảm.


4) Quá trình đô thị hoá, phân bổ lại dân cư
• Tại các nước đang phát triển nói chung và tại Việt
Nam nói riêng, quá trình đô thị hoá và phân bố lại
dân cư diễn ra mạnh mẽ. Các đô thị ngày càng mở
rộng và đông đúc. Dòng người từ các vùng quê đổ
xô ra thành phố làm ăn


5) Trình độ văn hoá giáo dục của dân cư
• Hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng phụ
thuộc vào trình độ văn hoá, giáo dục của họ. Đó là
văn hoá tiêu dùng như văn hoá ẩm thực, văn hoá
thời trang, văn hoá trà… Những người có văn hoá
cao sẽ có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn, họ có
nhu cầu tiêu dùng những hàng hoá có chất lượng
cao hơn.


3.2.2. Môi trường kinh tế
• Môi trường kinh tế bao gồm tất cả các yếu tố vĩ
mô ảnh hưởng đến sức mua của người dân.
Đó là:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân
- Lạm phát
- Thất nghiệp

- Lãi suất ngân hàng.
- ….


×