Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

7 cách giúp bạn hòa hợp với đồng nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.44 KB, 3 trang )

7 cách giúp bạn hòa hợp với đồng nghiệp
1. Luôn giữ bình tĩnh
Ở nơi làm việc, trong bất cứ tình huống nào, bạn cũng nên giữ bình tĩnh và giọng điệu bình
thường, đừng để lộ sự bất bình với đồng nghiệp. Cùng một nội dung nhưng ngữ điệu khác
nhau sẽ dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Khi không bằng lòng với đồng nghiệp, tốt nhất
bạn hãy hít một hơi thật sâu, dùng giọng điệu nhẹ nhàng để trao đổi lại. Chỉ cần bạn lớn
tiếng, mọi việc nhiều khi có thể đi xa hơn bạn nghĩ.

2. Chủ động
trong các tình
huống
Đừng luôn ở
thế bị động.
Khi thấy đối
phương chuẩn
bị



hành

động, lời nói khác thường nhằm vào bạn, hãy chủ động bắt chuyện trước bằng những câu
như: “Hình như anh chị có điều gì không vừa ý về em?” hay “ Em không cố ý đâu?”… Tỏ
thành ý ngay từ đầu làm đối phương bớt phát “hỏa”.

3. Không đổ thêm dầu vào lửa
Khi đối phương đang nổi giận, bực bội, bạn đừng dại mà cãi lại, điều này chẳng khác gì
thêm dầu vào lửa. Hãy từ tốn hỏi lý do và bày tỏ thành ý muốn trò chuyện. Lúc đó, họ có
thể bình tĩnh lại và nghe bạn trình bày.



4. Đừng phán xét người khác
Bạn và các đồng nghiệp khác đều là những người làm công ăn lương. Mỗi người mỗi việc
nhưng cần có sự trao đổi, hợp tác để tạo thành cỗ máy, đưa mọi việc vận hành suôn sẻ. Có
lúc đồng nghiệp phạm sai lầm cũng như bạn đôi khi không tránh khỏi bị mắc lỗi. Bởi vậy,
hãy có cái nhìn thiện cảm hơn với mọi người, đừng dùng con mắt "cú vọ" để phán xét mọi
hành động của họ. Thói quen phán xét chỉ khiến đồng nghiệp khó chịu và xung đột xảy ra
chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
5. Kiềm bớt tính hiếu thắng
Khi bị trách mắng, đặc biệt chạm vào lòng tự ái của bạn, chúng ta rất dễ phản ứng lại một
cách nóng nảy không kém đối phương. Lúc đó bạn hãy tự nhủ: “Chuyện đâu còn có đó”,
“Mình đâu cần thiết phải làm quá”… Tuyệt đối đừng vì tự ái mà xin nghỉ việc ngay lúc ấy.
Bạn có thể hối hận về quyết định của mình sau đó.
6. Không bàn tán về đời tư người khác
Đây cũng là một vấn đề dễ khiến đồng nghiệp nổi đóa bởi chẳng ai thích có kẻ đứng ngoài
chọc ngoáy vào cuộc sống cá nhân của gia đình họ. Đừng bao giờ tạo cho mình thói quen
lấy câu chuyện làm quà, buôn chuyện của người khác với đồng nghiệp cùng cơ quan. Điều
đó chỉ khiến mối quan hệ của bạn với các đồng nghiệp xấu đi, thậm chí nhiều khi còn phải
đối diện với những mâu thuẫn không đáng có.

7. Biết cách tự bảo vệ bản thân
Có người vì không muốn cãi nhau, hay không muốn bị chỉ trích, khi bị đối phương đổ lỗi cứ
nhận bừa cho xong chuyện. Làm như vậy, càng làm cho họ lấn lướt và gán cho bạn đủ thứ
tội.
Để tránh trường hợp này, khi bị đối phương bắt bẻ và lên án, bạn hãy yêu cầu họ chỉ rõ chỗ


vi phạm. Chấp nhận một phần lỗi mà bạn thấy đúng rồi dò hỏi tiếp ý họ. Trong lúc phân
tích cái sai của bạn, họ có thể lộ sơ hở. bạn hãy bắt lấy và cùng họ thảo luận. Điều này có
thể giúp một buổi “lên lớp” thành một buổi tranh luận lành mạnh.




×