Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Phối hợp với đồng nghiệp, sự thành công của một nhân viên chuyên nghiệp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.7 KB, 5 trang )

Phối hợp với đồng nghiệp, sự thành công của
một nhân viên chuyên nghiệp

Được đồng nghiệp ủng hộ, cộng tác bạn như được chắp thêm đôi cánh.Năng
động, có khả năng tư duy độc lập, có kinh nghiệm… vẫn chưa đủ tạo nên một tác
phong chuyên nghiệp. Bạn cần biết cách phối hợp cùng với các đồng nghiệp.
Tựa như những viên gạch, sự phối hợp ăn ý giữa các đồng nghiệp sẽ tạo nên
một ngôi nhà vừa đẹp vừa bền.
Ngoài gia đình và bạn bè, các đồng nghiệp chính là lực lượng quan trọng có thể
giúp bạn giải tỏa stress, chống lại bệnh tim và huyết áp.
Căng thẳng do áp lực của công việc là điều bạn không thể tránh khỏi.
Vì vậy, bạn hãy cố gắng tận hưởng “liều thuốc đồng nghiệp” một cách triệt để.
Được đồng nghiệp ủng hộ, cộng tác cũng có nghĩa là bạn được chắp thêm đôi cánh.
Câu chuyện về viên ngọc và hạt cát
Người Nhật đã từng có cách ví von rất hay về tinh thần hợp tác làm việc. Họ
cho rằng, mỗi người là một viên ngọc.
Thế nhưng, những viên ngọc ấy chẳng chịu tìm cách kết dính vào nhau.
Kết quả: chúng không tạo nên một sản phẩm nổi bật nào cả.
Họ cũng lấy làm tự hào khi nhìn nhận: mỗi người Nhật chỉ là một hạt cát rất
nhỏ. Điểm đặc biệt là nhiều hạt cát biết làm nên vương miện ngọc trai.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Ai chẳng từng mơ ước trở thành một hạt ngọc rực sáng trên chiếc vương miện
ngọc trai. 10 Bí quyết sau đây sẽ giúp bạn góp phần khơi “ngọc” trong tập thể làm việc
của mình.
1. Nêu cao tinh thần hợp tác hơn là ganh đua với đồng nghiệp. Chẳng ai có thể
quay lưng với người có thái độ cầu thị. Bạn hãy thử gọi: “Vừng ơi…”, cánh cửa khắc
sẽ mở ra.
2. Thường xuyên chia sẻ những đề nghị, ý kiến, thông tin của mình với mọi
người trong công ty.
Đấy chính là biện pháp tốt nhất để bạn và đồng nghiệp có dịp gần gũi và hiểu
về cách làm việc của nhau.


Nếu không nói ra, chẳng ai biết. Thế sao bạn lại còn ngại ngùng?
3. Lắng nghe ý kiến của các cộng sự trước khi khéo léo bày tỏ sự đồng tình hay
phản bác. Thái độ độc tài, bảo thủ sẽ khiến bạn lâm vào ngõ cụt.
Trước một vấn đề, mỗi người sẽ có một cách quan sát và đánh giá khác nhau. Ý
kiến của cá nhân bạn có thể đúng nhưng chưa chắc đã đủ. Cùng chung vai góp sức giải
quyết, ắt hẳn con đường đi đến thành công sẽ bớt những gập ghềnh, chông chênh.
4. Ủng hộ các quyết định của tập thể ngay cả khi bạn không hoàn toàn nhất trí.
Như thế sẽ tốt hơn nếu bạn không muốn biến mình thành một kẻ lập dị, chơi trội.
Bạn còn nhớ một quy tắc bất thành trong cuộc sống: “Đa số thắng thiểu số”? Vì
thế, hãy sống cùng tập thể, đừng tách mình ra khỏi cộng đồng.
5. Luôn chủ động thực hiện phần việc của mình. Điều này sẽ khẳng định sự cần
thiết và tài năng của bạn với những công việc chung.

6. Không nên làm hộ phần việc của người khác với các lí do sau:
- Vô tình, bạn sẽ tạo nên tính ỷ lại trong các đồng nghiệp và tập thể.
- Mỗi người chỉ cóc lượng thời gian nhất định, đủ để giải quyết những công
việc của mình.
Nếu ôm đồm quá cùng lúc nhiều việc, chẳng khác nào bạn đã mua dây để buộc
lấy mình.
7. Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao kỹ năng, kiến thức cũng như thái độ
làm việc.
8. Trao đổi ngay với các cộng sự về những thay đổi hay vấn đề nảy sinh trong
công việc.
Quỹ thời gian ở văn phòng của bạn còn nhiều hơn ở gia đình. Vì thế, nếu chỉ
“bằng mặt mà không bằng lòng”, quả là chẳng dễ thở chút nào.
9. Nếu một thành viên lỡ gây sai sót, hãy nhiệt tình giúp đỡ họ gỡ rối.
10. Cuối cùng, dù ở vị trí nào, bạn cũng nên cư xử với đồng nghiệp bằng sự tôn
trọng.
Chìa khóa đã nằm trong tay bạn còn chờ gì nữa?



×