Tải bản đầy đủ (.pdf) (312 trang)

Ebook các quy định về cán bộ, công chức phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.98 MB, 312 trang )

381

Các quy định về cán bộ công chức
BỘ NỘI VỤ
Số: 02/2008/TT-BNV

CỘ NG HỒ A XÃ HỘ I CHỦ NGHĨA VIỆ T NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ công chức ngày 26 tháng 02 năm
1998, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán
bộ công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ công chức ngày 29 tháng
4 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10
năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn; Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003
của Chính phủ về chế độ công chức dự bị; Nghị định số
116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về
việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các
đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 117/2003/NĐ-CP
ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm
2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;


Căn cứ quy định tại Điều 7 của Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ,
công chức ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV
ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công chức – Viên chức,


382

Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức…

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này các mẫu biểu
để phục vụ công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức bao gồm:
1. Sổ Đăng ký hồ sơ cán bộ, công chức theo mẫu S01BNV/2008 có quy cách như sau:
a) Trang bìa làm bằng chất liệu giấy có độ bền cao khổ A4
(210x297) mm);
b) Các trang ruột của sổ làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4
(210x297) mm) với 9 cột tiêu chí thông tin sau: Số thứ tự, số hồ
sơ, họ và tên khai sinh, các tên gọi khác, ngày tháng năm sinh,
quê quán, chức vụ, cơ quan công tác, ghi chú.
2. Sổ Giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức theo mẫu S02BNV/2008 có quy cách như sau:
a) Trang bìa làm bằng chất liệu giấy có độ bền cao khổ A4
(210x297) mm);
b) Các trang ruột của sổ làm bằng chất liệu giấy trắng khổ
A4 (210x297) mm) với 10 cột tiêu chí thông tin sau: Số thứ tự,
ngày bàn giao, họ và tên người bàn giao, đơn vị công tác, nội
dung bàn giao, họ tên người nhận, đơn vị công tác, chữ ký người
nhận, chữ ký người bàn giao, ghi chú.
3. Sổ Theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức
theo mẫu S03-BNV/2008 có quy cách như sau:

a) Trang bìa làm bằng chất liệu giấy có độ bền cao khổ A4
(210x297) mm);
b) Các trang ruột của sổ làm bằng chất liệu giấy trắng khổ
A4 (210x297) mm) với 8 cột tiêu chí thông tin sau: Số thứ tự,
ngày nghiên cứu, họ và tên người nghiên cứu, đơn vị công tác,
nội dung nghiên cứu, hình thức nghiên cứu, ngày trả, ghi chú.


383

Các quy định về cán bộ công chức

4. Bổ sung tiêu chí “diễn biến quá trình lương của cán bộ,
công chức” và Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức theo mẫu 2cBNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV
ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban
hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý
hồ sơ cán bộ, công chức.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày,
kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị sự nghiệp và
doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thi Quyết định này./.
BỘ TRƯỞNG
Đã ký: Trần Văn Tuấn


384

Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức…


Mẫu S01-BNV/2008
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày
06/10/2008
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
CỘNG HÔÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỔ ĐĂNG KÝ
HỒ SƠ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
Cơ quan, đơn
vị:……………………………………………………

NĂM……


Các quy định về cán bộ công chức

385

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI SỔ ĐĂNG KÝ HỒ SƠ CBCC
(Mẫu S01-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số
02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

1. Số thứ tự: ghi số đếm tăng dần ứng với mỗi một hồ sơ của cán
bộ, công chức được vào Sổ đăng ký hồ sơ.
2. Số hồ sơ: ghi số của hồ sơ được cơ quan quản lý hồ sơ đánh dố
thao cách sắp xếp hồ sơ cán bộ, công chức quy định tạo khoản 2
Điều 14 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm
theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV

ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
3. Họ và tên khai sinh: viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong hồ
sơ cá nhân của cán bộ, công chức.
4. Các tên gọi khác: Ghi tên gọi khác hoặc bí danh khác đã dùng
trong hoạt động cách mạng, trong lĩnh vực báo chí, văn học
nghệ thuật,… (nếu có) của cán bộ, công chức đúng như cán bộ,
công chức khai trong hồ sơ.
5. Ngày tháng năm sinh: ghi đúng và đầy đủ như ngày, tháng, năm
sinh mà cán bộ, công chức khai trong hồ sơ cá nhân.
6. Quê quán: ghi đúng và đầy đủ như quê quán mà cán bộ, công
chức khai trong hồ sơ cá nhân.
7. Chức vụ: ghi chức vụ cao nhất của cán bộ, công chức tại thời
điểm vào Sổ đăng ký hồ sơ.
8. Cơ quan công tác: ghi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ,
công chức hiện đang công tac tại thời điểm vào Sổ đăng ký hồ
sơ cán bộ, công chức.


386

Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức…

9. Ghi chú: ghi những thông tin bổ sung về đặc điểm của hồ sơ để
giúo cho việc quản lý và theo dõi hồ sơ của cán bộ, công chức
được thuận tiện./.
Ghi chú: Hướng dẫn trên đây được in ở mặt sau của trang bìa
quyển Sổ Đăng ký hồ sơ cán bộ, công chức theo Mẫu S01BNV/2008
Số
TT


Số hồ sơ

Họ và tên

Các tên gọi
khác

Ngày tháng
năm sinh

1

2

3

4

5

Quê quán

Chức vụ

Cơ quan công tác

Ghi chú

6


7

8

9


387

Các quy định về cán bộ công chức

Mẫu S02-BNV/2008
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày
06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
CỘNG HÔÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỔ GIAÔ NHẬN
HỒ SƠ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
Cơ quan, đơn
vị:……………………………………………………………

NĂM……


388

Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức…

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI SỔ GIAÔ NHẬN HỒ SƠ CBCC

(Mẫu S02-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số
02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
1. Số thứ tự: ghi số đếm tăng dần ứng với mỗi một hồ sơ của cán
bộ, công chức khi được tiếp nhận hoặc chuyển giao cho cơ quan,
tổ chức, đơn vị khác quản lý.
2. Ngày bàn giao: ghi ngày, tháng, năm tiến hành việc bàn giao
hoặc tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Quy
chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết
định số 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ.
3. Họ và tên người bàn giao: ghi họ và tên của người được cơ quan
có thẩm quyền phân công hoặc Ủy quyền thực hiện việc chuyển
giao hồ sơ cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ
quan, tổ chức, đơn vị mình cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác
quản lý.
4. Đơn vị công tác: ghi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc
chuyển giao hồ sơ của cán bộ, công chức.
5. Nội dung bàn giao: ghi rõ chuyển giao hồ sơ của ai theo đúng
thủ tục chuyển giao hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế
quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định
số 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ.
6. Họ và tên người nhận: ghi họ và tên của người được cơ quan có
thẩm quyền phân công hoặc Ủy quyền thực hiện việc tiếp nhận
hồ sơ cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác
chuyền giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý.
7. Đơn vị công tác: ghi tên cơ quan, tổ chức, đơn vụ thực hiện việc
tiếp nhận hồ sơ cán bộ, công chức.



389

Các quy định về cán bộ công chức

8. Chữ ký người nhận: người trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ
sơ ký tên
9. Chữ ký người bàn giao: người trực tiếp chuyền giao hồ sơ ký
tên.
10. Ghi chú: ghi những thông tin bổ sung về đặc điểm của hồ sơ
khi bàn giao (nếu cần thiết) để thuận tiện cho công tác quản lý
hồ sơ sau này..
Ghi chú: Hướng dẫn trên đây được in ở mặt sau của trang bìa
quyển Sổ Giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức theo Mẫu S02BNV/2008
Số
TT

Ngày bàn
giao

Họ và tên
người bàn giao

Đơn vị công
tác

Nội dung bàn
giao

1


2

3

4

5

Họ tên người
nhận

Đơn vị công
tác

6

7

Chữ ký

Chữ ký

người
nhận

người
giao

8


9

Ghi chú

10


390

Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức…

Mẫu S03-BNV/2008
Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày
06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
CỘNG HÔÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỔ THÊÔ DÕI KHAI THÁC, SỬ DỤNG
HỒ SƠ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
Cơ quan, đơn
vị:………………………………………………………

NĂM……


Các quy định về cán bộ công chức

391

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI SỔ THÊÔ DÕI KHAI THÁC,

SỬ DỤNG HỒ SƠ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
(Mẫu Số 03-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số
02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
1. Số thứ tự: ghi số đếm tăng dần ứng với mỗi lượt nghiên cứu hồ
sơ của cán bộ, công chức.
2. Ngày nghiên cứu: ghi ngày, tháng, năm tại thời điểm tổ chức
hoặc cá nhân đến nghiên cứu, khai thác và sử dụng hồ sơ cán bộ,
công chức mà cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp quản lý
theo thẩm quyền.
3. Họ và tên người nghiên cứu: ghi họ và tên của người trực tiếp
đến nghiên cứu, khai thác và sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức
do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý theo quy định tại điểm a và
điểm b khoản 1 Điều 12. Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công
chức ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV ngày
6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
4. Đơn vị công tác: ghi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị của người đến
nghiên cứu, khai thác và sử dụng hồ sơ của cán bộ, công chức.
5. Nội dung nghiên cứu: ghi rõ nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề
gì theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Quy chế quản
lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số
14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ.
6. Hình thức nghiên cứu: ghi rõ hình thức nghiên cứu, khai thác và
sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức theo quy định tại khoản 5 Điều
7 và điểm b khoản 2 Điều 12 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công
chức ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV ngày
6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.


392


Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức…

7. Ngày trả: ghi ngày, tháng, năm tại thời điểm mà tổ chức hoặc cá
nhân trả hồ sơ đã mượn đã nghiên cứu, khai thác và sử dụng
sau khi đã thực hiện theo đúng quy định tại điểm b khoản 3
Điều 12 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm
theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
8. Ghi chú: ghi những tình tiết phát sinh trong quá trình nghiên
cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức (nếu cần
thiết) để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý hồ sơ sau này./.
Ghi chú: Hướng dẫn trên đây được in ở mặt sau của trang bìa
quyển Sổ Theo dõi khai thức, sử dụng hồ sơ cán bộ,
công chức theo Mẫu S03-BNV/2008

Số TT

Ngày nghiên
cứu

Họ và tên
người nghiên cứu

Đơn vị công tác

1

2


8

9

Nội dung nghiên cứu

Hình thức nghiên
cứu

Ngày trả

Ghi chú

5

6

7

8


Các quy định về cán bộ công chức

393

Mẫu 2C-BNV/2008
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày
06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý CBCC……………………………….

Số hiệu cán bộ, công chức…………………………………………………………….
Cơ quan, đơn vị sử dụng CBCC………………………………………………………
SƠ YẾU LÝ LỊCH CÁN BỘ CÔNG CHỨC
1) Họ và tên khai sinh (viết chữ in hoa):……………
2) Tên gọi khác: ………………………………………………
3) Sinh ngày:…… tháng…… năm…….
Ảnh màu
Giới tính (nam, nữ):………
(4 x 6 cm)
4) Nơi sinh: Xã……… Huyện……… Tỉnh……………….
5) Quê quán: Xã………. .Huyện………..Tỉnh…………
6) Dân tộc:……………………………. 7) Tôn giáo:…………………………………
8) Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………(Số nhà, đường
phố, thành phố: xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh)
9) Nơi ở hiện nay:…………………………………(Số nhà, đường phố, thành
phố: xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh)
10) Nghề nghiệp khi được tuyển dụng:………………………………………………
11) Ngày tuyển dụng: …../…../……… Cơ quan tuyển dụng:……………………
12) Chức vụ (chức danh) hiện tại:...…………………………(Về chính quyền
hoặc Đảng, đoàn thể, kể cả chức vụ kiêm nhiệm)
13) Công việc chính được giao:………………………………… …
14) Ngạch công chức (viên chức):………………………… Mã ngạch:……………
Bậc lương:…… Hệ số:… Ngày hưởng: …/…/… Phụ cấp chức vụ:…….Phụ
cấp khác:……………………….
15.1-Trình độ giáo dục phổ thông (đã tốt nghiệp lớp mấy/thuộc hệ nào):.
15.2-Trình độ chuyên môn cao nhất:………...........………(TSKH, TS, Th.s, cử
nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp: chuyên ngành)


394


Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức…

15.3-Lý luận chính trị:…………………………………………………………………
15.4-Quản lý nhà nước: ……………….………(Cao cấp, trung cấp, sơ cấp và
tương đương) (Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên,
cán sự.......)
15.5-Ngoại ngữ:………… ……(Tên ngoại ngữ + Trình độ A, B, C, D, …)
15.6-Tin học: …………………..(Trình độ A, B, C, ….)
16) Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam:…/…/…
Ngày chính thức:…./…/……
17) Ngày tham gia tổ chức chính trị - xã hội:………(Ngày tham gia tổ
chức: Đoàn, Hội, …. và làm việc gì trong tổ chức đó)
18) Ngày nhập ngũ:…/……/… Ngày xuất ngũ:……/……/…
Quân hàm cao nhất:.……
19) Danh hiệu được phong tặng cao nhất:……(Anh hùng lao động, anh
hùng lực lượng vũ trang: nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ nhân dân ưu
tú,…)
20) Sở trường công tác:…………………………………………………………………
21) Khen thưởng:………… (Hình thức cao nhất, năm nào)
22) Kỷ luật: ………………….…… (về đảng, chính quyền, đoàn thể hình thức
cao nhất, năm nào)
23) Tình trạng sức khoẻ:…… Chiều cao:…..… , Cân nặng:………kg,
Nhóm máu:………
24) Là thương binh hạng:……/……, Là con gia đình chính sách:………
(Con thương binh, con liệt sĩ, người nhiễm chất độc da cam, Dioxin)
25) Số chứng minh nhân dân:………… Ngày cấp:……/……/……
26) Sổ BHXH: ……



395

Các quy định về cán bộ công chức

27) ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ, LÝ
LUẬN CHÍNH TRỊ, NGOẠI NGỮ, TIN HỌC
Tên trường

Chuyên ngành
đào tạo,
bồi dưỡng

………………

…………………

………

……

………………

Từ tháng,
năm,
Đến tháng,
năm
.…/…. -

Hình
thức đào

tạo

Văn bằng,
chứng chỉ,
trình độ gì

…………

……………

…./.…

……

……

…………………

.…/…. -

…………

……………

……

……

…./.…


……

……

………………

…………………

.…/…. -

…………

……………

……

……

…./.…

……

……

………………

…………………

.…/…. -


…………

……………

……

……

…./.…

……

……

Ghi chú: Hình thức đào tạo: Chính quy, tại chức, chuyên tu, bồi
dưỡng …./ Văn bẳng: TSKH, TS, Ths, Cử nhân, Kỹ sư …..
28) TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Từ tháng,
năm
đến tháng,
năm

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính
quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội) kể cả thời gian được
đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, …

………………

……………………………………..………………………………


……

………………

………………

……………………………………..………………………………

……

………………

………………

……………………………………..………………………………

……

………………

………………

……………………………………..………………………………

……

………………

………………


……………………………………..………………………………

……

………………

………………

……………………………………..………………………………

……

……………………………………..………………


396

Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức…

29) ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ BẢN THÂN :
- Khai rõ: bị bắt, bị tù (từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm
nào, ở đâu), đã khai báo cho ai, những vấn đề gì? Bản thân có làm
việc trong chế độ cũ (cơ quan, đơn vị nào, địa điểm, chức danh,
chức vụ, thời gian làm việc …)
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
- Tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội
nào ở nước ngoài (làm gì, tổ chức nào, đặt trụ sở ở đâu ..?):
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

- Có thân nhân (Cha, Mẹ, Vợ, Chồng, con, anh chị em ruột) ở nước
ngoài (làm gì, địa chỉ …)?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
30) QUAN HỆ GIA ĐÌNH:
a) Về bản thân: Cha, Mẹ, Vợ (hoặc chồng), các con, anh chị em
ruột
Mối
quan
hệ

Họ và tên

Năm
sinh

Quê quán, nghề nghiệp, chức danh,
chức vụ, đơn vị công tác, học tập, nơi
ở (trong, ngoài nước); thành viên các
tổ chức chính trị - xã hội …?)


397

Các quy định về cán bộ công chức

b) Về bên vợ (hoặc chồng): Cha, Mẹ, anh chị em ruột
Mối
quan

hệ

Họ và tên

Năm
sinh

Quê quán, nghề nghiệp, chức danh,
chức vụ, đơn vị công tác, học tập, nơi
ở (trong, ngoài nước); thành viên các
tổ chức chính trị - xã hội …?)

31) DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH LƯƠNG CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Tháng/
năm

ngạch/bậc
Hệ số
lương

32) NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….………………
Người khai
Tôi xin cam đoan những
lời khai trên đây là đúng
sự thật

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

…………, Ngày…….tháng………năm…………
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý
và sử dụng CBCC
(Ký tên, đóng dấu)


398

Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức…
CHÍNH PHỦ

Số: 36/2013/NĐ-CP

CỘ NG HỒ A XÃ HỘ I CHỦ NGHĨA VIỆ T NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
Về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định về vị trí việc làm và cơ cấu
ngạch công chức,
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về căn cứ, nguyên tắc, phương
pháp, trình tự, thủ tục xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch
công chức; thẩm quyền quyết định, phê duyệt, quản lý vị trí việc
làm và cơ cấu ngạch công chức.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức sau:
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức
do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là
đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp


Các quy định về cán bộ công chức

399

huyện; các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện.
3. Các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, của Nhà nước,
của tổ chức chính trị - xã hội được pháp luật quy định có công
chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý.
4. Các cơ quan, tổ chức sau đây được áp dụng quy định của
Nghị định này trong việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch
công chức:
a) Văn phòng Chủ tịch nước;
b) Văn phòng Quốc hội;
c) Kiểm toán Nhà nước;
d) Tòa án nhân dân;
đ) Viện kiểm sát nhân dân;

e) Các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện;
g) Các cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện.
Điều 3. Vị trí việc làm, cấu trúc và phân loại vị trí việc làm
1. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ,
cơ cấu và
ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Cấu trúc của mỗi vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị gồm bản mô tả công việc và khung năng lực phù hợp để
hoàn thành công việc.
3. Vị trí việc làm được phân loại như sau:
a) Vị trí việc làm do một người đảm nhận;


400

Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức…

b) Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận;
c) Vị trí việc làm kiêm nhiệm.
Điều 4. Cơ cấu ngạch công chức
1. Cơ cấu ngạch công chức của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị
là tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch phù hợp với
Danh mục vị trí việc làm và biên chế công chức tương ứng.
2. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể việc xác định cơ cấu ngạch
công chức.
Điều 5. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và cơ cấu
ngạch công chức

1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm:
a) Phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh
bạch và phù hợp với điều kiện thực tiễn;
c) Mỗi vị trí việc làm luôn gắn với một chức danh ngạch
công chức nhất định. Đối với vị trí việc làm là lãnh đạo, quản lý
thì có thêm chức danh lãnh đạo, quản lý;
d) Phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý công
chức.
2. Nguyên tắc xác định cơ cấu ngạch công chức:
a) Phải căn cứ số lượng Danh mục vị trí việc làm và chỉ tiêu
biên chế đã được xác định;
b) Việc xác định chức danh ngạch công chức của mỗi vị trí việc
làm phải đảm bảo phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên ngành;
c) Phải tuân thủ quy định về ngạch công chức cao nhất
được áp dụng trong từng cấp hành chính hoặc từng cơ quan, tổ
chức, đơn vị;


Các quy định về cán bộ công chức

401

d) Căn cứ tiêu chuẩn ngạch công chức và bản mô tả công
việc, khung năng lực phù hợp của mỗi vị trí việc làm.
Điều 6. Căn cứ xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch
công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm:
a) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ

cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm
quyền ban hành;
b) Tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc của cơ quan, tổ
chức, đơn vị;
c) Mức độ phức tạp, quy mô công việc; phạm vi và đối tượng
phục vụ, quản lý; quy trình, thủ tục quản lý hoặc thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
d) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện
làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
đ) Vị trí địa lý; tính chất, quy mô, cơ cấu dân số; tốc độ
phát triển kinh tế và đô thị hóa; chiến lược phát triển kinh tế xã hội; tình hình an ninh - trật tự;
e) Thực trạng bố trí, sử dụng đội ngũ công chức của cơ
quan, tổ chức, đơn vị.
2. Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức:
a) Danh mục vị trí việc làm;
b) Tiêu chuẩn và chức danh ngạch công chức tương ứng
với vị trí việc làm.
Điều 7. Phương pháp xác định vị trí việc làm
1. Việc xác định vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức,
đơn vị được thực hiện theo phương pháp tổng hợp.
2. Xác định vị trí việc làm theo phương pháp tổng hợp là


402

Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức…

việc kết hợp giữa hoạt động phân tích tổ chức và phân tích công
việc, được thực hiện theo các bước sau:
a) Bước 1: Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ

của cơ quan, tổ chức, đơn vị (kể cả các công việc thực hiện chế
độ hợp đồng lao động theo các quy định của pháp luật);
b) Bước 2: Phân nhóm công việc;
c) Bước 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng;
d) Bước 4: Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ công
chức hiện có (số lượng, chất lượng, việc sử dụng, bố trí, phân
công nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ);
đ) Bước 5: Xác định danh mục và phân loại các vị trí việc
làm cần có để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ
chức, đơn vị (kể cả các công việc phải thực hiện chế độ hợp
đồng lao động);
e) Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí
việc làm;
g) Bước 7: Xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc
làm;
h) Bước 8: Xác định ngạch công chức tương ứng (và chức
danh lãnh đạo, quản lý - nếu có) với mỗi vị trí việc làm đã được
xác định.
3. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định vị
trí việc làm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về vị trí việc làm và
cơ cấu ngạch công chức
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về vị trí việc làm.
2. Quy định và hướng dẫn phương pháp xác định vị trí việc
làm và cơ cấu ngạch công chức.


Các quy định về cán bộ công chức

403


3. Quy định các cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc
phê duyệt về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện vị trí việc làm, cơ cấu
ngạch công chức.
5. Thống kê, tổng hợp và báo cáo về vị trí việc làm, cơ cấu
ngạch công chức.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý những vi phạm về
quản lý vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức theo quy định
của pháp luật.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ CƠ CẤU
NGẠCH CÔNG CHỨC
Điều 9. Xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch
công chức
1. Các cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức có trách
nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc
phạm vi quản lý xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch
công chức; tổng hợp sản phẩm của đề án để trình cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
2. Hàng năm, khi có biến động về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy; tính chất, đặc điểm, yêu cầu
công việc, độ phức tạp, quy mô, phạm vi, đối tượng phục vụ; mức
độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc, ứng
dụng công nghệ thông tin thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách
nhiệm xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu ngạch
công chức trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
3. Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xây dựng Đề án vị trí việc làm
và cơ cấu ngạch công chức quy định tại Nghị định này.



404

Các quy định về cán bộ, công chức, viên chức…

Điều 10. Thẩm định Đề án vị trí việc làm và cơ cấu
ngạch công chức
1. Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập (sau
đây gọi chung là Bộ) có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà
không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tiến hành thẩm định Đề
án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ
chức thuộc Bộ quản lý; tổng hợp Danh mục vị trí việc làm, cơ
cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ quản lý.
Sau đó, Bộ có văn bản gửi về Bộ Nội vụ theo quy định.
2. Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có trách nhiệm
giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành thẩm định Đề án
vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ
chức, đơn vị thuộc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh;
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh; tổng hợp Danh mục vị trí việc làm và cơ
cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh
quản lý, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét. Sau đó, Ủy ban
nhân dân tỉnh gửi về Bộ Nội vụ theo quy định.
3. Nội dung thẩm định:
a) Hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định vị trí việc làm theo quy

định;
b) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án;
c) Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung
năng lực phù hợp và cơ cấu ngạch công chức tương ứng;
d) Điều kiện bảo đảm thực hiện sau khi đề án được phê duyệt.


Các quy định về cán bộ công chức

405

4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ
Hồ sơ hợp lệ về việc đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm và
cơ cấu ngạch công chức, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm
định Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức phải hoàn
thành việc thẩm định để trình cơ quan có thẩm quyền ký văn
bản gửi về Bộ Nội vụ theo quy định.
Điều 11. Hồ sơ, thời hạn gửi Đề án vị trí việc làm đề
nghị phê duyệt
1. Hồ sơ, bao gồm:
a) Công văn đề nghị phê duyệt Đề án vị trí việc làm;
b) Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;
c) Văn bản thẩm định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền;
d) Bản sao Quyết định về việc thành lập; quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ
chức, đơn vị;
đ) Các văn bản có liên quan đến việc xây dựng đề án.
2. Chậm nhất là ngày 20 tháng 7 hàng năm, Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp
công lập, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương gửi Hồ sơ Đề án vị trí việc làm về Bộ Nội vụ theo quy định.
3. Các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan của tổ
chức chính trị - xã hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng
Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Tòa án nhân dân tối cao trình cấp có thẩm quyền được quy định
tại Điều 66 Luật cán bộ, công chức năm 2008 Hồ sơ về Đề án vị
trí việc làm để xem xét, phê duyệt.


×