Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.86 KB, 3 trang )
Cảm nhận về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí
của Chính Hữu
Đề bài: Cảm nhận về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của
Chính Hữu
Bài làm
Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến. Chiến tranh là chất liệu làm nên
nét chân thực, dữ dội và không kém phần lãng mạn trong những vần thơ ông viết. “Đồng
chí” là bài thơ sáng tác trong thờ kì đất nước ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Hình ảnh
người lính được khắc họa đậm nét và đầy ấn tượng. Sự khốc liệt của chiến tranh vẫn
khiến cho thơ ông có sự mềm mại và trữ tình. Hình ảnh “đầu súng trắng treo” cuối bài thơ
tiêu biểu cho khuynh hướng đó.
Bao trùm lên bài thơ “Đồng chí” là hình ảnh người lính cụ hồ hiên ngang, bất khuất, vượt
qua mưa gió bão bùng, sự gian khổ và khắc nghiệt của thời tiết để hướng về phía trước.
Cuộc sống nhọc nhằn, thiếu thốn vẫn không thể đánh gục những con người vì dân vì
nước như vậy.
Giữ rừng hoang sương muối bao phủ lấy, hình ảnh “đầu súng trăng treo” như một nét
chấm phá tuyệt đẹp. Nó hiện lên trong trang viết của Chính Hữu như một bức tranh:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đêm nay rừng hoang sương muối lạnh
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Nếu như ở hai câu thơ trên tái hiện lại sự khắc nghiệt, gian khổ của địa hình và thời tiết
thì câu thơ thứ ba, duy nhất chỉ có trăng và súng lại rất thơ mộng và lãng mạn. Có lẽ đây
chính là dụng ý của tác giả khi viết bài thơ này.
Giữa đếm đông giá lạnh, sương muối bao trùm khiến cho những người lính rét run người.
Dù khắc nghiệt, gió khó khăn bủa vây nhưng hình tượng người lính vẫn hiện lên thật kiên
cường và cao đẹp. Họ vẫn luôn “đứng cạnh bên nhau” để “chờ giặc tới”. Tư thế và tâm