Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

thu hoach vnen lop 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.5 KB, 2 trang )

Năm học 2015- 2016 là năm thứ ba Phòng giáo dục Quỳnh Phụ thực hiện nghị
quyết 29 “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”. Thực hiện theo kế hoạch
năm học của ngành, trường Tiểu học Quỳnh Minh là một trong bốn trường trong
huyện thực hiện dạy thử nghiệm mô hình trường học VNEN ở lớp 2. Tôi là giáo
viên tiếp cận và trực tiếp giảng dạy , tôi thấy dạy theo mô hình trường học
VNEN có những ưu việt và khó khăn sau:
I/ Ưu việt :
1. Đối với giáo viên:
- Biết tổ chức dạy học theo nhóm khá hiệu quả.
- Giáo viên được chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung cũng như các hoạt động sư phạm
cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình.
- Tiếp cận với hình thức dạy học mới trong đó giáo viên đóng vai trò là người mở đường,
tho dõi, hướng dẫn học sinh khi cần thiết.
2. Đối với học sinh.
- Bước đầu các em đã có ý thức tự giác học tập, nhiều em đã phát huy được khả năng vốn
có của mình. Biết quản lớp, quản nhóm, biết hợp tác cùng bạn và biết đánh giá hoạt động
của bạn.
- Các em được thực hành nhiều , được trải nghiệm nhiều.
- Các em biết thi đua, cạnh tranh nhau cùng học trong nhóm.
- Các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, năng động hơn, kỹ năng giao tiếp tốt hơn.
II/ Khó khăn
1/ Đối với giáo viên
- Học sinh lớp 2 còn nhỏ nên việc rèn cho các em có kỹ năng tự quản tự học trong những
tuần đầu năm học còn gặp nhiều khó khăn.
- Việc phân định ranh giới giữa các tiết trong tài liệu hướng dẫn học tập không rõ ràng; nội
dung phân phối của từng tiết học nhiều lúc chưa hợp lý (một số tiết quá nhiều hoạt động,
lượng bài tập quá nhiều
- Mặc dù không phải soạn bài nhưng việc tìm tòi các thông tin hỗ trợ dạy học đòi hỏi rất
nhiều. Bên cạnh đó khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học quá mất thời gian khiến cho giáo viên
không có điều kiện nghiên cứu tài liệu để điều chỉnh nội dung, hình thức dạy học cho sát
hợp với đặc điểm của lớp, của địa phương… đã phần nào làm giảm hiệu quả các giờ dạy.


- Kinh phí chưa có để in ấn phiếu học tập, bảng tiến độ… gây khó khăn cho giáo viên khi
giảng dạy.
- Không gian lớp học hẹp, không đủ chỗ để xây dựng các góc học tập như: Góc Tiếng
Việt, góc học Toán, góc Thư viện, góc Tự nhiên xã hội, góc cộng đồng đáp ứng yêu cầu
của lớp học theo mô hình VNEN.
- Giáo viên rất vất vả do vừa phải hỗ trợ kịp thời đối với từng nhóm, từng học sinh vừa
phải bao quát toàn bộ lớp để phát hiện các nhóm, các cá nhân cần được giúp đỡ.
- Nếu học sinh có trình độ không đồng đều thì giáo viên rất dễ lúng túng trong việc điều
hành hoạt động của các nhóm.
2/ Đối với học sinh


- Bước đầu vận dụng mô hình nên học sinh còn rất bỡ ngỡ với cách học mới. Các em chưa
biết cách tự học, tự thực hiện theo các chỉ dẫn trong tài liệu mà còn trông chờ, ỷ lại giáo
viên hoặc các bạn nhóm trưởng.
- Nhiều hoạt động, bài tập có câu lệnh quá dài nên thời gian để học sinh đọc yêu cầu là quá
lâu phần nào ảnh hưởng đến tiến độ học của học sinh.
- Nhiều em chưa ý thức, chưa tự giác được nên chỉ nghe lệnh của giáo viên mà không chịu
nghe lệnh của bạn nhóm trưởng. Một số nhóm trưởng chưa thành thạo trong việc điều
hành hoạt động nhóm nên nhóm hoạt động chưa hiệu quả.
Tóm lại: Mô hình “Trường tiểu học mới” có nhiều ưu điểm song cũng còn không ít khó
khăn, trở ngại cho cả giáo viên và học sinh khi thực hiện đặc biệt là thời gian đầu. Việc
triển khai mô hình “Trường Tiểu học mới” chỉ có hiệu quả khi những khó khăn vướng mắc
cần được tập trung tháo gỡ trong thời gian sớm nhất vì vậy chúng tôi mong muốn các cấp
lãnh đạo tiếp tục tham mưu với Ban chỉ đạo dự án để sớm có hỗ trợ về kinh phí để mua
sắm máy móc, đồ dùng học tập phục vụ nhu cầu của học sinh theo đúng tinh thần của mô
hình VNEN.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×