Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Sự phát triển tâm lí của học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.23 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
____________

Nguyễn Thị Phƣơng Hoa

SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62.31.04.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2016


Công trình được hoàn thành tại:
Khoa Tâm lý học – Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương

Phản biện 1: PGS.TS. Phan Trọng Ngọ
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thu Hương
Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng
Học viện Quản lý giáo dục

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện


họp tại Học viện Khoa học Xã hội, vào hồi ….. giờ …… phút, ngày
..… tháng …. năm ………

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc Gia
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong tiến trình phát triển của mỗi cá nhân, lứa tuổi học sinh
THCS là một giai đoạn diễn ra nhiều thay đổi quan trọng, nên đã thu
hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà tâm lí học trong và ngoài
nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những kết quả nghiên cứu mới về sự
phát triển tâm lý (PTTL) của lứa tuổi này, nhất là những nghiên cứu
theo chiều dọc vẫn còn là mảng trống cần được lấp đầy.
1.2. Trẻ em ngày nay có sự phát triển nhanh chóng cả về mặt cơ thể
cũng như tâm lý so với trẻ em thế kỉ XX. Trước sự bùng nổ của công
nghệ thông tin, thanh thiếu niên Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ
hội và cả thách thức trong việc phát triển bản thân.
1.3. Những thay đổi nhanh chóng về mặt thể chất và xã hội góp phần
dẫn đến nhiều thay đổi quan trọng về tâm lí của học sinh THCS, nhất
là trên bình diện nhân cách - xã hội - cảm xúc. Bên cạnh những thay
đổi tích cực, có cả một số thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Vì vậy, nghiên cứu sự PTTL của học sinh THCS trên bình diện
nhân cách - xã hội - cảm xúc ở một số khía cạnh cụ thể như hình ảnh
cái tôi (HACT), quan hệ xã hội (QHXH) và năng lực cảm xúc
(NLCX) là việc làm có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn sự PTTL của học sinh THCS ở
một số khía cạnh cụ thể trên các bình diện nhân cách - xã hội - cảm
xúc (HACT, QHXH, NLCX), nhằm đóng góp tư liệu thực chứng cho
lý luận về sự PTTL của lứa tuổi học sinh THCS ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.


2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận nghiên cứu sự PTTL ở một số khía cạnh
trên bình diện nhân cách - xã hội - cảm xúc của học sinh THCS.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng PTTL của học sinh THCS ở 3
khía cạnh: HACT, QHXH và NLCX.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến 3 khía cạnh trên của sự
PTTL ở học sinh THCS.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự PTTL của học sinh THCS ở 3 khía
cạnh: HACT, QHXH và NLCX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Sự phát triển tâm lý bao gồm trong đó nhiều mặt, nhưng đề tài
tập trung vào 3 khía cạnh: HACT, QHXH và NLCX.
3.2.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Có 536 học sinh từ lớp 6, 7, 8, 9 trả lời phiếu khảo sát; cùng 56
học sinh trả lời phiếu phỏng vấn, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.
3.2.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành tại 2 trường THCS trên địa bàn Hà Nội: 1
trường ở nội thành (trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng) và 1
trường ở ngoại thành (trường THCS Đại Áng, huyện Thanh Trì).

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguyên tắc phương pháp luận
Nguyên tắc tiếp cận hoạt động; Nguyên tắc tiếp cận hệ thống;
Nguyên tắc của tâm lí học phát triển.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu văn bản; trắc nghiệm; điều tra bằng bảng hỏi; phỏng
vấn sâu, thảo luận nhóm; nghiên cứu trường hợp; thống kê toán học.


3
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về mặt lí luận
Luận án đã chỉ ra một số khoảng trống về nội dung, phương
pháp nghiên cứu sự PTTL của học sinh THCS ở Việt Nam; góp phần
làm sáng tỏ cơ sở lí luận định hướng cho việc nghiên cứu sự PTTL
của lứa tuổi này như làm rõ khái niệm PTTL, chỉ ra những biến đổi
quan trọng ở các khía cạnh (HACT, QHXH, NLCX) trong giai đoạn
lứa tuổi; cung cấp những bằng chứng khoa học cho hệ thống lý luận
về sự PTTL của học sinh THCS tại một lát cắt thời gian của lứa tuổi.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Về mặt phương pháp, luận án đã sử dụng thiết kế dọc để nghiên
cứu sự PPTL và sử dụng trắc nghiệm “20 mệnh đề” - 1 trắc nghiệm
được ứng dụng phổ biến trên thế giới trong nghiên cứu HACT - theo
một cách hoàn toàn mới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những bằng
chứng về sự phát triển ở cả 3 khía cạnh HACT, QHXH, NLCX trong
một khoảng thời gian ngắn của giai đoạn tuổi thiếu niên; góp phần bổ
sung những hiểu biết mới và chi tiết hơn về sự PTTL của học sinh
THCS trong giai đoạn hiện nay; cung cấp số liệu thực tiễn, minh
chứng cho một số đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi này.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lí luận
Luận án đã góp phần lấp khoảng trống về nội dung và phương
pháp nghiên cứu sự PTTL lứa tuổi học sinh THCS, làm phong phú
hơn lí luận về sự PTTL của lứa tuổi này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án giúp các nhà giáo dục, trị liệu có cơ sở đánh giá sự
PTTL của trẻ em. Kết quả nghiên cứu của luận án còn là một gợi ý về
thiết kế nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo.


4
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục công trình
công bố của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
gồm 4 chương như sau:
-

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về sự PTTL của
học sinh THCS

-

Chương 2: Cơ sở lí luận về sự PTTL của học sinh THCS

-

Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

-


Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về sự PTTL của học
sinh THCS.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA HỌC SINH THCS
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc
1.1.1. Nghiên cứu sự phát triển về cái tôi, HACT, lòng tự trọng…
Trong tâm lí học phương Tây, cái tôi, HACT - thành phần trung
tâm của nhân cách - của thanh thiếu niên nói chung, thiếu niên (học
sinh THCS) nói riêng là một chủ đề được nghiên cứu nhiều. Hướng
nghiên cứu thứ nhất quan tâm đến vai trò của HACT, lòng tự trọng
đến thành tích học tập, QHXH và cảm nhận hạnh phúc của thanh
thiếu niên. Hướng nghiên cứu thứ hai xác định những thành tố của
HACT, tìm hiểu sắc thái cái tôi: tích cực hay tiêu cực. Một hướng
nghiên cứu nữa là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cái
tôi nói chung, HACT và lòng tự trọng nói riêng của thanh thiếu niên.
1.1.2. Nghiên cứu sự phát triển QHXH
Ở lứa tuổi thiếu niên, quan hệ với cha mẹ và quan hệ với bạn
đồng trang lứa là 2 mối quan hệ quan trọng nhất và diễn ra nhiều thay
đổi nhất.


5
1.1.2.1. Quan hệ với cha mẹ
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy quan hệ giữa thiếu niên
với cha mẹ thường phức tạp hơn so với những lứa tuổi khác. Nhiều
nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu những xung đột, mâu thuẫn giữa
cha mẹ và thiếu niên (Daniel Offer và các đồng nghiệp, 1998; John
Hill, 1987); ảnh hưởng của mối quan hệ với cha mẹ đến thiếu niên
(Papini D.R. và Roggman L.A.,1992; Candice Y.-W. Leung cùng

đồng nghiệp, 2004…); sự khác biệt trong quan hệ của thiếu niên với
cha và với mẹ… Mặc dù quan hệ với cha mẹ ở tuổi thiếu niên trở nên
phức tạp hơn song cha mẹ tiếp tục có những ảnh hưởng quan trọng
tới thiếu niên, xung đột giữa cha mẹ và thiếu niên không quá lớn.
1.1.2.2. Quan hệ với bạn đồng trang lứa
Các nhà tâm lí học Xô-viết thường nghiên cứu về nhu cầu, hoạt
động giao tiếp với bạn bè của thiếu niên (Elkonhin…). Các nhà tâm lí
học Mỹ thường nghiên cứu ảnh hưởng của bạn bè đối với thiếu niên,
sự phát triển quan hệ bạn bè (Dacey J. và Kenny M., 1985; Ravisha
Mathur R. và Berndt T.J., 2006…), tính chất quan hệ (Amanda B.
Nickerson, Richard J. Nagle, 2005)... Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi
thiếu niên là giao tiếp bạn bè; quan hệ với bạn cùng trang lứa có ý
nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách thiếu niên.
1.1.3. Nghiên cứu sự phát triển NLCX, trí tuệ cảm xúc
Các nghiên cứu chứng tỏ NLCX (nhận thức và xác định các cảm
xúc của mình và người khác, đồng cảm, sự điều chỉnh cảm xúc) có
liên quan đến chất lượng của tương tác bạn bè và thành tích học tập,
sự phát triển cái tôi của học sinh (Goleman, 1994; Honkalampi và
đồng nghiệp, 2009; Linares cùng đồng nghiệp, 2005...). Các khía
cạnh tiêu cực của cảm xúc như căng thẳng (stress), trầm cảm, ám sợ
xã hội… cũng là một chủ đề được quan tâm ở lứa tuổi này. Trong


6
thời gian gần đây, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển NLCX của thiếu niên, nhất là yếu tố gia
đình. Một số nhà tâm lí học tập trung tìm hiểu cấu trúc của trí tuệ
cảm xúc của thanh thiếu niên (Bar-On, 2006, 2009…).
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
1.2.1. Những nghiên cứu về nhân cách nói chung, sự phát triển cái

tôi, HACT nói riêng
Liên quan đến những vấn đề nhân cách, các nghiên cứu về lứa
tuổi học sinh THCS trước đây thường xoay quanh một số chủ đề như
hứng thú, nhu cầu, định hướng giá trị… Gần đây, một số nghiên cứu
xoay quanh một số đặc điểm tâm lí cá nhân của lứa tuổi này…
Hướng nghiên cứu về cái tôi, HACT đã manh nha nhưng chưa có
nhiều công trình nghiên cứu. Một số nghiên cứu gần đây tập trung
tìm hiểu về tự đánh giá của trẻ vị thành niên như Đỗ Ngọc Khanh
(2005), Đặng Hoàng Minh (2006), Trịnh Thị Linh (2014), Nguyễn
Anh Thư - Nguyễn Thị Mùi (2014)…
1.2.2. Những nghiên cứu về QHXH
Ở Việt Nam, những vấn đề cụ thể trong mối quan hệ giữa cha
mẹ và con ở lứa tuổi học sinh THCS như vấn đề xung đột giữa cha
mẹ - con, phong cách giáo dục của cha mẹ và ảnh hưởng của nó, giao
tiếp giữa cha mẹ và con ... đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, tính chất
quan hệ giữa cha mẹ và thiếu niên còn ít được quan tâm.
Bên cạnh những nghiên cứu trực tiếp về mối quan hệ bạn bè của
thiếu niên; còn có những nghiên cứu về ảnh hưởng của mối quan hệ
này như vị thế của thiếu niên trong lớp và ảnh hưởng của nó; kĩ năng
giao tiếp với bạn; khó khăn và thuận lợi trong giao tiếp bạn bè; xung
đột với bạn,... Những nghiên cứu khác dù không trực tiếp nghiên cứu


7
về quan hệ bạn bè, nhưng đã đề cập tới ảnh hưởng của bạn bè của
đến tâm lí thiếu niên...
1.2.3. Những nghiên cứu về cảm xúc, trí tuệ cảm xúc
Ở Việt Nam, trước đây, cảm xúc thường được nghiên cứu ở góc
độ lí luận về bản chất của hiện tượng cảm xúc; gần đây cảm xúc mới
được nghiên cứu với tư cách một năng lực của con người. Trí tuệ

cảm xúc của người trưởng thành đang là hướng nghiên cứu mới, thu
hút sự quan tâm của các nhà tâm lí. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
NLCX trên trẻ em, đặc biệt là thiếu niên chưa nhiều. Đặc biệt, các
nghiên cứu về sự phát triển NLCX còn rất hạn chế.
1.3. Nhận xét chung
Về cách tiếp cận, các nghiên cứu về thiếu niên trên thế giới cũng
như ở Việt Nam thường theo cách tiếp cận giai đoạn lứa tuổi. Về nội
dung, các nghiên cứu trên thế giới tập trung vào nhiều nội dung
phong phú, với nhiều chiều cạnh đa dạng; còn ở Việt Nam, chủ đề tự
ý thức, tự đánh giá hay HACT, NLCX của thiếu niên còn ít nghiên
cứu. Về thiết kế và phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu về sự
PTTL của thiếu niên trên thế giới sử dụng chủ yếu thiết kế điều tra
dọc; còn ở Việt Nam chủ yếu sử dụng thiết kế cắt ngang.
Vì vậy, luận án này sử dụng thiết kế nghiên cứu theo chiều dọc
để đo sự PTTL của học sinh THCS ở 3 khía cạnh: HACT, QHXH và
NLCX. Vì đây là nghiên cứu phát hiện thực trạng nên luận án tập
trung nhiều hơn vào việc tìm hiểu sự phát triển ở một số khía cạnh
tâm lý của học sinh THCS trong khoảng thời gian của 1 năm học với
hai câu hỏi nghiên cứu chính là: 1/ Sau một năm học, từng khía cạnh
tâm lý (HACT, QHXH, NLCX) của học sinh THCS thay đổi như thế
nào? 2/ Sự PTTL của các em có diễn đồng đều ở cả 3 khía cạnh
không?


8
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH THCS
2.1. Một số khái niệm cơ sở
2.1.1. Khái niệm phát triển
Phát triển là sự thay đổi theo chiều hướng đi lên của sự vật hiện

tượng, mặc dù có thể có những bước thụt lùi nhưng kết quả cuối cùng
của sự phát triển là xuất hiện những cấu tạo mới, tương đối ổn định
hoặc những thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
2.1.2. Khái niệm PTTL
PTTL là sự thay đổi theo chiều hướng đi lên của các hiện tượng
tâm lí; mặc dù có thể có những bước thụt lùi tạm thời, nhưng kết quả
cuối cùng của sự PTTL là xuất hiện những cấu tạo tâm lí mới, tương
đối ổn định hoặc những thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
2.1.3. Khái niệm học sinh THCS
Trong nghiên cứu này, học sinh THCS được hiểu là những thiếu
niên (những em trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi) đang đi học.
2.1.4. Khái niệm PTTL của học sinh THCS
Vì nghiên cứu này tìm hiểu sự PTTL ở cấp độ cá nhân trong một
khoảng thời gian ngắn (1 năm học), nên sự PTTL của học sinh THCS
được hiểu là sự thay đổi theo chiều hướng đi lên của các hiện tượng
tâm lí ở học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, mặc dù có thể có
những bước thụt lùi tạm thời, nhưng kết quả cuối cùng của sự PTTL
ở học sinh THCS là xuất hiện những thay đổi tâm lí theo chiều hướng
tích cực hơn.
2.2. Một số khía cạnh của sự PTTL ở học sinh THCS
2.2.1. Sự phát triển HACT
Trong nghiên cứu này, HACT được hiểu là nhận thức, là đánh
giá, là mong muốn, là tưởng tượng chủ quan của cá nhân về chính


9
mình trong mối quan hệ với người khác và môi trường xung quanh.
HACT thường bao gồm 2 thành phần: tự nhận thức bản thân và tự
đánh giá. Những nghiên cứu về quá trình phát triển HACT của cá
nhân cho thấy rằng HACT phát triển từ đơn giản đến phức tạp. So

với lứa tuổi trước, HACT của học sinh THCS sâu sắc hơn thể hiện ở
việc chuyển từ mô tả các đặc điểm bề ngoài của bản thân sang mô tả,
đánh giá các đặc điểm tâm lý bên trong.
2.2.2. Sự phát triển QHXH
QHXH là mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá
nhân với nhóm, trong đó diễn ra sự tương tác qua lại thể hiện trong
giao tiếp và hoạt động chung. QHXH ở lứa tuổi THCS được tập
trung ở hai đối tượng chính là cha mẹ và bạn bè đồng lứa. Một đặc
điểm mới là sự chuyển trọng tâm đối tượng quan hệ và tính chất mối
quan hệ ngày càng sâu sắc hơn, phong phú hơn. Những thay đổi
trong quan hệ của học sinh THCS với cha mẹ, với bạn bè thể hiện ở
các khía cạnh cụ thể sau: thời gian giao tiếp, nội dung giao tiếp và
tính chất quan hệ (sự quan tâm, gần gũi; sự hiểu biết lẫn nhau; sự tin
tưởng lẫn nhau; sự tôn trọng lẫn nhau). Sự phát triển QHXH thể hiện
rõ trong quan hệ với bạn của các em: số lượng và số loại bạn có sự
gia tăng; tiêu chí kết bạn ngày càng sâu sắc...
2.2.3. Sự phát triển cảm xúc và NLCX
NLCX là khả năng nhận biết, giải thích và đáp ứng một cách
phù hợp đối với cảm xúc của chính mình và của người khác. Về cơ
bản, NLCX bao gồm khả năng hiểu và bày tỏ cảm xúc bản thân; khả
năng hiểu cảm xúc người khác và bày tỏ sự đồng cảm với người
khác; khả năng quản lí stress. Bước sang tuổi thiếu niên, đời sống
cảm xúc của học sinh THCS có nhiều biến động phức tạp, NLCX của
các em cũng có nhiều thay đổi cả tích cực lẫn tiêu cực. Mặc dù, nhận


10
biết, diễn giải cảm xúc tốt hơn; song các em gặp những khó khăn
nhất định trong việc biểu lộ cảm xúc, quản lí căng thẳng cũng như
duy trì và phát triển những cảm xúc dương tính trong cuộc sống.

2.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự PTTL của học sinh THCS
Sự PTTL nói chung của học sinh THCS, sự phát triển của từng
khía cạnh cụ thể nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên
và xã hội. Các yếu tố sinh học (quá trình dậy thì, đặc điểm giới
tính…), yếu tố gia đình, yếu tố nhà trường, yếu tố bạn bè, yếu tố
truyền thông (truyền hình, sách báo, internet…) có những ảnh hưởng
cả tích cực và tiêu cực đến sự PTTL nói chung của học sinh lứa tuổi
này… Vì đây là nghiên cứu phát hiện thực trạng về cả 3 khía cạnh
HACT, QHXH, NLCX, nên luận án chỉ tìm hiểu bước đầu về ảnh
hưởng của một số yếu tố cụ thể và chung nhất sau: các yếu tố chủ
quan (giới tính, tình trạng dậy thì, mức độ đọc/xem các thông tin
truyền thông); các yếu tố khách quan (địa bàn sinh sống, học vấn của
bố mẹ).
CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổ chức nghiên cứu
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu lí luận.
- Giai đoạn 2 - Xây dựng công cụ nghiên cứu: Nghiên cứu này
sử dụng trắc nghiệm “20 mệnh đề” (TST) của Manfred Kuhn
và Thomas McPartland để tìm hiểu HACT của học sinh và một phần
trắc nghiệm BarOn EQi: YV để đo NLCX. Ngoài ra, các thang đo về
nội dung giao tiếp, tính chất quan hệ với bố, mẹ và bạn thân; thang
đo sự chấp nhận của bạn cùng lớp, cùng một số câu hỏi khác đã được
xây dựng. Sau khi khảo sát thử, một số thang đo đã được chỉnh sửa
cho phù hợp hơn, tin cậy hơn.


11
- Giai đoạn 3 - Khảo sát thực tiễn: Mỗi học sinh trong mẫu chọn
tham gia trả lời bảng hỏi 2 lần (lần 1 vào đầu năm học; lần 2 vào cuối
năm học). Mẫu chọn khảo sát định lượng gồm 536 học sinh tại hai

trường THCS Tây Sơn và THCS Đại Áng, trên cả 4 khối lớp. Ngoài
ra, chúng tôi còn tiến hành điều tra bằng phiếu phỏng vấn trên 36 học
sinh, phỏng vấn sâu 5 học sinh, tiến hành 2 thảo luận nhóm trên học
sinh khối 6 và 7; đồng thời trao đổi ý kiến với một số giáo viên và
phụ huynh học sinh.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
3.2.2. Phương pháp trắc nghiệm
Trắc nghiệm TST và một phần trắc nghiệm BarOn EQi: YV.
3.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phiếu khảo sát và phiếu phỏng vấn.
3.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
Những thông tin từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm được dùng để
minh họa, bổ sung cho các kết quả khảo sát định lượng.
3.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Phân tích những điểm chung, điểm riêng trong sự PTTL của 2
học sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển này.
3.2.5. Phương pháp thống kê toán học
3.3. Cách thức xử lí thông tin và đánh giá sự phát triển
3.3.1. Xử lí dữ liệu trắc nghiệm TST
- Mã hóa nội dung: Các câu trả lời được mã theo 9 nhóm nội dung,
với 5 cấp độ tăng dần về mức độ sâu sắc của HACT;
- Quy gán điểm số cho từng phương án trả lời tùy theo mức độ sâu
sắc của câu trả lời; câu trả lời càng sâu sắc điểm càng cao: 0-4 điểm;
- Tính điểm tổng mức độ sâu sắc của HACT;


12
- Tính điểm trung bình (ĐTB) của điểm tổng lần 1, lần 2;
- Đánh giá sự phát triển: sử dụng phép phân tích Paired - Samples T

Test, Crosstabs và One-way ANOVA.
3.3.2. Xử lí số liệu các thang đo QHXH và NLCX
- Quy gán điểm số cho từng item.
- Tính ĐTB của các thang đo và các tiểu thang đo.
- Đánh giá sự phát triển: sử dụng phép phân tích Paired - Samples T
Test, Independent-Samples T Test và One-Way ANOVA.
3.3.3. Cách đánh giá tổng hợp các khía cạnh của sự phát triển
- Tính chênh lệch ĐTB/điểm tổng giữa lần 1 và lần 2.
- Phân nhóm ĐTB/điểm tổng thành: giảm sút, không đổi, tăng lên.
- So sánh tỉ lệ của từng nhóm ở các khía cạnh.
3.3.4. Cách đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng
Sử dụng phép phân tích Crosstabs, One-way ANOVA và phân
tích hồi quy.
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ
SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THCS
4.1. Thực trạng sự PTTL của học sinh THCS
Ở mỗi khía cạnh, sự phát triển được đánh giá ở 2 cấp độ: cá nhân
(so sánh sự thay đổi ở 1 cá nhân theo thời gian) và xã hội (so sánh sự
thay đổi ở các lớp tuổi khác nhau qua thời gian).
4.1.1. Sự phát triển HACT của học sinh THCS
HACT của học sinh THCS trở nên phức tạp hơn, phong phú hơn
và có phần sâu sắc hơn. Khi nói về bản thân, các em tập trung vào
các đặc điểm bên trong hơn là đặc điểm bên ngoài. Các em thường
nói về vai trò, vị trí xã hội của mình, nhóm mình thuộc về và sở
thích. Ngoài ra, các em còn đề cập đến tính cách của mình, định


13
hướng giá trị, thái độ, quan điểm sống của mình. Tuy nhiên, HACT
của nhiều em dừng lại ở cấp độ tự nhận thức hơn là tự đánh giá.

4.1.1.1. Sự phát triển HACT ở cấp độ cá nhân
Tổng điểm HACT của học sinh ở thời điểm cuối năm học so với
thời điểm đầu năm học đã tăng lên và sự chênh lệch này có ý nghĩa
về mặt thống kê với p < 0,01. Mô tả đặc điểm bề ngoài giảm xuống,
mô tả, đánh giá đặc điểm bên trong tăng lên. Có thể nói rằng trong 1
năm học, tuy thời gian không dài nhưng HACT của học sinh THCS
đã có những phát triển nhất định theo chiều hướng ngày càng sâu sắc
hơn. Tuy nhiên, một số mặt của HACT như kì vọng, xã hội… không
có sự thay đổi phát triển rõ nét.
Bảng 4.1. Thực trạng HACT của học sinh THCS (%)
Phƣơng án trả lời

1. Bản sắc không rõ
2. Đặc điểm bề ngoài
3. Năng lực, khả năng
4. Sở thích, hứng thú, mong muốn
5. Kì vọng
6. Xã hội
7. Cảm xúc
8. Hành vi, thái độ thể hiện tính cách
9. Tự đánh giá, định hướng giá trị
Tổng

Tỉ lệ % theo
phƣơng án trả
lời (N = 2100)*
Lần 1 Lần 2
3,5
15,2
5,1

23,4
1,8
26,5
3,3
9,3
11,9
100,0

3,4
10,5
4,7
26,2
1,9
27,0
4,4
8,0
13,9
100,0

Tỉ lệ % theo
số học sinh
(N = 420)**
Lần
Lần
1
2
17,6
17,1
76,0
52,4

25,5
23,6
117,2 131,2
8,8
9,3
132,4 135,0
16,4
21,9
46,7
40,2
66,7
78,8
500,0 500,0

Ghi chú: (*)Mỗi học sinh viết 5 câu về bản thân, nên tổng số câu trả lời = 2100; tỷ
lệ % ở đây được tính bằng số câu của từng nhóm phương án chia cho tổng số câu và
tổng tỉ lệ là 100%.
(**) Tỷ lệ % này được tính bằng số câu trả lời của từng nhóm phương án chia cho
tổng số người; mỗi học sinh được viết 5 câu nên tỉ lệ % của từng nhóm phương án
có thể trên 100% và tổng tỉ lệ là 500%. Nhóm phương án nào có tỉ lệ trên 100% có
nghĩa là trung bình mỗi học sinh viết hơn 1 câu trả lời thuộc nhóm phương án đó.


14
4.1.1.2. Sự phát triển HACT ở cấp độ xã hội
HACT của học sinh các khối lớp lớn sâu sắc hơn học sinh khối
lớp nhỏ. Trong đó, sự thay đổi HACT của học sinh khối 6 và 7 diễn
ra nhanh và mạnh hơn cả; HACT của học sinh khối 9 tương đối ổn
định, ít thay đổi hơn. Sự phát triển HACT ở học sinh khối 7 và khối 8
dường như có những đặc thù riêng.

4.1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển HACT
HACT và sự phát triển HACT của học sinh THCS có phần chịu
ảnh hưởng của giới tính và môi trường sống. HACT ở nữ sinh phát
triển dường như sớm hơn nam sinh nên cũng sâu sắc hơn. Môi trường
sống khiến học sinh chú ý đến các khía cạnh khác nhau của HACT.
Học sinh ngoại thành chú ý đến HACT trong gia đình, trong lớp học;
trong khi đó học sinh nội thành gắn HACT với các sự kiện xã hội, dư
luận xã hội.
4.1.2. Sự phát triển QHXH của học sinh THCS
4.1.2.1. Sự phát triển quan hệ với bố mẹ
Ở cấp độ cá nhân, quan hệ với bố mẹ của học sinh THCS có xu
hướng xấu đi. Quan hệ của các em với mẹ tích cực hơn quan hệ với
bố, song cũng giảm sút nhiều hơn. So với học sinh các khối lớp khác,
tính chất quan hệ với bố, với mẹ của học sinh khối 6 là tích cực nhất
và ít thay đổi nhất; tính chất quan hệ với bố, mẹ của học sinh khối 9
là tiêu cực nhất. Học sinh đầu cấp cảm nhận được nhiều hơn sự gần
gũi, quan tâm, sự hiểu biết, sự tin tưởng, tôn trọng của bố mẹ dành
cho mình. Đối với học sinh khối 9, sự gần gũi, quan tâm, sự hiểu biết
lẫn nhau trong quan hệ với bố mẹ, sự tôn trọng của bố suy giảm
nhiều hơn học sinh các khối khác, đặc biệt là so với học sinh khối 6.
Học sinh đọc/ xem thông tin nhiều và là con của bố mẹ có học vấn
cao có quan hệ tích cực với bố, mẹ hơn.


15
4.1.2.2. Sự phát triển quan hệ với bạn
* Quan hệ bạn bè nói chung
Mạng lưới bạn bè của học sinh THCS có xu hướng ngày càng
mở rộng xét ở cấp độ cá nhân và cấp độ xã hội. Bạn quen qua mạng
có xu hướng tăng mạnh. Hầu hết học sinh đều có ít nhất 1 người bạn

thân, thậm chí là hơn 10 người bạn thân. So với đầu năm học, số bạn
thân của học sinh trong nghiên cứu này ở thời điểm cuối năm học
giảm xuống. So sánh theo các khối lớp, nhìn chung số lượng bạn thân
của học sinh cuối cấp (khối 8, khối 9) ít hơn của học sinh đầu cấp
(khối 6, khối 7). Trong việc chọn bạn, học sinh THCS đã quan tâm
đến các phẩm chất bên trong nhiều hơn là các phẩm chất bề ngoài.
Hầu như các em đều thích kết bạn với các bạn vui tính và ngoan.
Càng lớn, càng trưởng thành, các em càng coi trọng đặc điểm tính
cách của bạn mình, yêu cầu cao về sự phù hợp của bạn với mình và ít
quan tâm đến đặc điểm về giới tính, năng lực. Quan hệ bạn bè nói
chung có một số khác biệt theo giới tính và địa bàn sinh sống.
* Quan hệ với bạn cùng lớp
Ở cấp độ cá nhân, sự chấp nhận của bạn cùng lớp đối với từng
cá nhân có xu hướng tăng lên theo thời gian. Đầu cấp, các học sinh
trong lớp chưa thân thiết, gần gũi với nhau. Lên lớp 7, lớp 8, quan hệ
với bạn cùng lớp có sự phân hóa: đánh giá kĩ hơn về bạn bè; yêu ghét
rõ ràng hơn… Cuối lớp 8, sang lớp 9, quan hệ với bạn cùng lớp đi
vào chiều sâu, ổn định và hòa thuận hơn. Nhìn chung, quan hệ với
bạn cùng lớp của học sinh THCS tương đối hòa thuận. Học sinh đã
dậy thì và là con của bố mẹ có học vấn cao có quan hệ với bạn trong
lớp tích cực hơn.
* Quan hệ với bạn thân


16
So sánh ở cấp độ cá nhân, nội dung trao đổi của học sinh THCS
với bạn thân có phần tăng lên; song tính chất quan hệ với bạn thân
hầu như không thay đổi. Trong quan hệ với bạn thân, sự tôn trọng, sự
quan tâm, gần gũi được đánh giá cao hơn sự hiểu biết và sự tin tưởng
lẫn nhau được thể hiện, tuy mức độ khác nhau. So sánh ở cấp độ xã

hội, chủ đề tình bạn, tình yêu và thay đổi tâm sinh lí tăng dần từ học
sinh khối 6 đến khối 7, đặc biệt thường xuyên hơn ở học sinh khối 8
và khối 9. Tính chất quan hệ với bạn thân của học sinh khối 6 dường
như xấu đi, trong khi quan hệ của học sinh khối 7 tốt lên trông thấy.
Nữ sinh, học sinh đã dậy thì, học sinh nội thành, học sinh là con của
bố mẹ có học vấn cao có quan hệ với bạn thân tích cực hơn.
Bảng 4.8. ĐTB thang đo nội dung giao tiếp và tính chất quan hệ với
bạn thân của học sinh THCS
ĐTB
Thang đo và tiểu thang đo
A. Thang đo nội dung giao tiếp với bạn thân
B. Thang đo tính chất quan hệ với bạn thân
I. Tiểu thang đo quan tâm, gần gũi với bạn thân
II. Tiểu thang đo sự hiểu biết lẫn nhau
III. Tiểu thang đo sự tin tưởng lẫn nhau
IV. Tiểu thang đo sự tôn trọng lẫn nhau

Lần
1
3,01
3,08
3,22
2,99
2,81
3,28

Lần
2
3,09
3,05

3,19
2,97
2,79
3,23

Chênh lệch
(L2 – L1)
0,08**
-0,03
-0,03
-0,02
-0,02
-0,05

* Ghi chú: Dấu * thể hiện p < 0,05; ** thể hiện p < 0,01; *** thể hiện p < 0,001.

* Nhận xét chung về sự phát triển QHXH
Nhìn chung, quan hệ của học sinh THCS với mẹ tích cực hơn
quan hệ với bố. Các em trò chuyện với mẹ nhiều hơn là với bố. Các
em đánh giá sự quan tâm, hiểu biết lẫn nhau trong quan hệ với mẹ
cao hơn hẳn trong quan hệ với bố. Tuy nhiên, ở những vấn đề cụ thể,
thái độ và cách ứng xử của bố đôi khi được đánh giá cao hơn như sự
thống nhất ý kiến với bố, sự đánh giá của bố về khả năng của các em
cao hơn.


17
Xét ở cấp độ cá nhân, đến cuối năm học, hai mối quan hệ của
học sinh THCS với bố mẹ có xu hướng xấu đi, sự giảm sút thể hiện
rõ nét hơn trong quan hệ với mẹ. Trong khi đó, tính chất quan hệ của

học sinh THCS với bạn thân ít thay đổi hơn cả. Sự gần gũi, hiểu biết
lẫn nhau trong quan hệ với mẹ và bạn thân được đánh giá tương
đương; sự tin tưởng và tôn trọng trong quan hệ với bạn được đánh giá
cao hơn trong quan hệ với mẹ.
Sự phức tạp trong QHXH thể hiện rõ nét trong quan hệ với bố,
với mẹ của học sinh THCS. Tính chất phong phú trong QHXH của
học sinh THCS thể hiện rõ nét nhất trong sự phát triển mạng lưới bạn
bè, hình thức và nội dung giao tiếp với bạn thân. Tính chất sâu sắc
thể hiện trong việc chọn bạn: các em quan tâm tới các phẩm chất bên
trong của bạn nhiều hơn là các phẩm chất bề ngoài.
4.1.3. Sự phát triển NLCX của học sinh THCS
4.1.3.1. Sự phát triển NLCX ở cấp độ cá nhân
Học sinh THCS có tâm trạng tương đối tích cực, khả năng hiểu
cảm xúc và đồng cảm với người khác tương đối cao so với khả năng
quản lí stress và khả năng hiểu, bày tỏ cảm xúc bản thân. So với đầu
năm học, khả năng hiểu và bày tỏ cảm xúc bản thân hầu như không
thay đổi; cảm nhận hạnh phúc và khả năng hiểu cảm xúc của người
khác, đồng cảm với người khác có giảm một chút nhưng không đáng
kể; tuy nhiên khả năng quản lí stress có sự suy giảm đáng kể.
4.1.3.2. Sự phát triển NLCX ở cấp độ xã hội
Ngoại trừ khả năng bày tỏ cảm xúc bản thân, NLCX nói chung
của học sinh khối 9 khá ổn định, ít thay đổi; trong khi đó NLCX của
học sinh các khối khác có những sự biến động nhất định ở từng khả
năng. Sự biến động của học sinh khối 8 thấp hơn so với học sinh khối
7 và khối 6. Học sinh khối 7 gia tăng mạnh ở khả năng hiểu và bày tỏ


18
cảm xúc bản thân. Các khả năng của học sinh khối 6 đều giảm,
nhưng giảm mạnh nhất là khả năng quản lí stress.

4.1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển NLCX
Nhìn chung, trong cuộc sống, nữ sinh có phần lạc quan hơn nam
sinh. Trong quan hệ với người khác, các học sinh nữ tỏ ra quan tâm
tới người khác hơn, nhạy cảm về thái độ của người khác hơn nam
sinh. Khả năng nhận biết thái độ người khác ở nữ sinh phát triển
nhanh hơn nam sinh. Ngược lại, nam sinh quản lí stress tốt hơn, dễ
dàng bày tỏ cảm xúc bản thân hơn nữ sinh. Học sinh càng đọc/ xem
nhiều thông tin, càng có khả năng hiểu và bày tỏ cảm xúc bản thân,
khả năng hiểu cảm xúc của người khác và đồng cảm với người khác,
đặc biệt là khả năng quản lí stress tốt hơn, tâm trạng tích cực hơn.
Học sinh ngoại thành tỏ ra trầm tĩnh hơn, việc bày tỏ cảm xúc
bản thân có phần dễ dàng hơn, khả năng quản lí stress có phần tốt
hơn học sinh nội thành. Còn học sinh nội thành tỏ ra nhạy cảm trước
thái độ của người khác và giao tiếp hiệu quả với bạn thân hơn học
sinh ngoại thành. Con của những người mẹ có trình độ học vấn càng
cao càng có khả năng hiểu cảm xúc của người khác và đồng cảm với
người khác.
4.1.3.4. Nhận xét chung về sự phát triển NLCX
Trong các khía cạnh khác nhau của NLCX, khả năng hiểu cảm
xúc và đồng cảm với người khác phát triển mạnh hơn so với khả
năng quản lí stress và khả năng hiểu, bày tỏ cảm xúc bản thân. Xét ở
cấp độ cá nhân, sau một năm học, khả năng quản lí stress của các em
giảm sút đáng kể. Có thể nói rằng khả năng quản lí stress, kiềm chế
sự tức giận là một vấn đề khó khăn của lứa tuổi này. So sánh ở cấp
độ xã hội, năng lực quản lí cảm xúc nói chung của học sinh khối 9
khá ổn định, ít thay đổi; trong khi đó năng lực quản lí cảm xúc của


19
học sinh các khối khác có những thay đổi theo chiều hướng khác

nhau.
Sự phát triển năng lực cảm xúc và quan hệ xã hội của các em có
mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau, đặc biệt năng lực cảm xúc có
tương quan thuận với tính chất các mối quan hệ xã hội. Sở dĩ như vậy
là vì năng lực cảm xúc cũng bao gồm một số kĩ năng xã hội. Có thể
nói rằng năng lực cảm xúc tốt là cơ sở để các em xây dựng và duy trì
các mối quan hệ xã hội một cách tích cực.
4.2. Một số đặc điểm của sự PTLH ở học sinh THCS
4.2.1. Có sự phát triển không đồng đều giữa các mặt, giữa các cá
nhân
Trong những khía cạnh phát triển khác nhau của học sinh
THCS, sự phát triển QHXH diễn ra nhanh, mạnh hơn cả và chứa
nhiều sự phức tạp. Quan hệ với bố mẹ bị suy giảm, còn quan hệ với
bạn bè lại gia tăng. HACT của học sinh THCS phát triển tích cực
nhất, ngày càng phong phú hơn, sâu sắc hơn. Trong khi đó, NLCX
của học sinh THCS ở thời điểm cuối năm học, đặc biệt là khả năng
quản lí stress bị giảm sút so với thời điểm đầu năm học. Bên cạnh đó,
kết quả phân tích số liệu còn cho thấy sự thay đổi của các khía cạnh
cũng không đồng đều (cùng một cá nhân nhưng có khía cạnh tăng, có
khía cạnh giảm, có khía cạnh không thay đổi). Nhìn chung, sự phát
triển giữa các khía cạnh là không đồng đều, có mặt phát triển nhanh,
có mặt phát triển chậm hơn, có mặt lại có sự thụt tạm thời; sự phát
triển giữa các học sinh cũng không hoàn toàn giống nhau.
4.2.2. Sự phát triển diễn ra nhanh, mạnh ở cuối lớp 6 và lớp 7,
tương đối ổn định ở lớp 9
Trong khi cách nhìn nhận, đánh giá bản thân của học sinh khối 9
ít thay đổi hơn, ổn định hơn học sinh các khối khác, thì học sinh khối


20

6 thể hiện sự thay đổi ở nhiều khía cạnh của HACT. Sự gia tăng số
loại bạn được thể hiện rõ nét ở học sinh cuối lớp 6, đầu lớp 7. Còn ở
học sinh lớp 9, số lượng bạn bè cũng như tính chất quan hệ với bạn
thân, sự chấp nhận của bạn cùng lớp đối với các em khá ổn định.
Năng lực quản lí cảm xúc nói chung của học sinh khối 9 khá ổn định,
ít thay đổi; trong khi đó sau một năm học, các khả năng quản lí cảm
xúc của học sinh khối 6 giảm, nhưng giảm mạnh nhất là khả năng
quản lí stress, tiếp theo là học sinh khối 7.
4.2.3. Sự phát triển của nữ sinh diễn ra sớm hơn, phức tạp hơn
nam sinh
HACT của nữ sinh có phần sâu sắc, phức tạp hơn nam sinh và
thường phát triển trước nam sinh. Quan hệ với bố mẹ của nam sinh
có thể không mật thiết bằng quan hệ của nữ sinh đối với bố mẹ song
quan hệ của nữ sinh với bố mẹ phức tạp hơn nam sinh, biến đổi theo
chiều hướng tiêu cực nhiều hơn nam sinh. Bạn bè của học sinh nữ có
sự chọn lọc kĩ hơn học sinh nam. Nữ sinh tỏ ra nhạy cảm về thái độ
của người khác hơn nam sinh. Sự đồng cảm với người khác ở nữ sinh
cũng nhiều hơn. Song nữ sinh gặp khó khăn hơn nam sinh trong việc
bày tỏ cảm xúc bản thân và quản lí stress.
4.3. Phân tích một số trƣờng hợp điển hình
Nghiên cứu 2 trường hợp học sinh (1 nam, 1 nữ) một lần nữa cho
thấy sự PTTL chịu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên (giới tính, tình
trạng dậy thì) và yếu tố xã hội (hoàn cảnh gia đình, bố mẹ). Sau khi
dậy thì, tâm lí của cả hai em đều có sự thay đổi mạnh mẽ hơn. Đối
với bố mẹ, đó là thời điểm có nhiều khó khăn hơn trong quan hệ gia
đình. Đời sống nội tâm của em nữ phong phú hơn, phức tạp hơn em
nam và sớm thay đổi một phần do em dậy thì sớm hơn. Mồ côi cha từ
nhỏ, sự PTTL của em nữ có phần phức tạp và kém ổn định hơn em



21
nam: em kết bạn rất nhiều, nhưng có phần thiếu tự tin và gặp khó
khăn trong quan hệ với mẹ và bạn bè. Cách ứng xử có phần áp đặt
của mẹ em nữ cũng góp phần tạo ra khoảng cách giữa hai mẹ con.
Trong khi đó, bố mẹ em nam cư xử khá mềm mỏng với con nên
không có mâu thuẫn gì lớn trong quan hệ với em. Sự PTTL của em
có phần ổn định và chắc chắn hơn: em hài lòng với bản thân, quan hệ
với bạn thân khá tốt.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Kết quả nghiên cứu lí luận
1.1.1. Nghiên cứu lí luận đã đưa ra khái niệm sự PTTL của học sinh
THCS. Đó là sự thay đổi theo chiều hướng đi lên của các hiện tượng
tâm lý ở học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, mặc dù có thể có
những bước thụt lùi tạm thời, nhưng kết quả cuối cùng của sự PTTL
ở học sinh THCS là xuất hiện những thay đổi tâm lý theo chiều
hướng tích cực hơn.
1.1.2. Nghiên cứu lí luận đã xác định một số khía cạnh cơ bản của
PTTL để tiến hành nghiên cứu thực tiễn. Đó là phát triển HACT,
QHXH và NLCX. Sự phát triển của những khía cạnh này được
nghiên cứu dựa trên các luận điểm lý thuyết khác nhau.
1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn
1.2.1. Sự PTTL của học sinh THCS diễn ra không đồng đều giữa các
khía cạnh. Trong khi HACT của các em có những thay đổi theo chiều
hướng đi lên, thì NLCX, đặc biệt là khả năng quản lí stress có sự
giảm sút. QHXH của các em diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, sau một
năm học, 3 khía cạnh tâm lý của các em vẫn có một số thay đổi theo
chiều hướng tích cực hơn. Sự phát triển diễn ra nhanh và mạnh ở học



22
sinh cuối lớp 6, đầu lớp 7 và hầu hết các khía cạnh phát triển tương
đối ổn định ở học sinh lớp 9.
1.2.2. Theo thời gian và độ tuổi, HACT của học sinh THCS có sự
phát triển theo chiều hướng ngày càng phong phú hơn, sâu sắc hơn.
Thay đổi rõ nét và đáng chú ý nhất trong HACT của các em là giảm
các mô tả, đánh giá đặc điểm bên ngoài; giảm mô tả hành vi, tăng
định hướng giá trị, thái độ và quan điểm sống. Tuy nhiên, các kì vọng
về bản thân không có sự gia tăng rõ nét.
1.2.3. Quan hệ với bố mẹ và bạn bè của học sinh THCS có nhiều thay
đổi cả về chất lượng và số lượng, song cũng chứa đựng nhiều vấn đề
phức tạp. Mạng lưới bạn bè ngày càng mở rộng hơn, nhưng yêu cầu
đối với bạn ngày càng sâu sắc hơn. Quan hệ với bạn thân được các
em đánh giá tích cực hơn quan hệ với bố mẹ; quan hệ với bố là kém
tích cực nhất. Các em tiếp xúc thường xuyên hơn, chia sẻ nhiều tâm
sự hơn với bạn thân, quan hệ với bạn cùng lớp ngày càng tích cực, thì
quan hệ với bố mẹ có xu hướng xấu đi theo thời gian và độ tuổi, sự
giảm sút thể hiện rõ nét hơn trong quan hệ với mẹ.
1.2.4. NLCX của học sinh THCS ít có những thay đổi theo chiều
hướng đi lên. Khả năng hiểu cảm xúc và đồng cảm với người khác
phát triển mạnh hơn so với khả năng quản lí stress và khả năng hiểu,
bày tỏ cảm xúc bản thân. Theo thời gian, khả năng quản lí stress của
các em giảm sút đáng kể, nhất là ở học sinh đầu cấp. Có thể nói rằng
kiềm chế sự tức giận là một vấn đề khó khăn của lứa tuổi này.
1.2.5. Mỗi khía cạnh của sự PTTL ở học sinh THCS chịu ảnh hưởng
ở mức độ khác nhau của các yếu tố chủ quan và khách quan. Xét theo
giới tính, tâm lý của nữ sinh sớm phát triển và có sự trưởng thành
trước nam sinh, đồng thời phức tạp hơn nam sinh. Học sinh dậy thì
muộn dường như ít hòa nhập với bạn bè hơn. Học sinh càng đọc/xem



23
nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông càng quan hệ tích
cực hơn với bố mẹ và có NLCX tốt hơn. Sự PTTL của học sinh nội
thành, ngoại thành mang một số biểu hiện riêng, ít có sự khác biệt về
chất. Học vấn của bố mẹ càng cao càng ảnh hưởng tích cực đến
NLCX, cũng như mối quan hệ của con với mọi người xung quanh.
Nghiên cứu trường hợp cũng cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của môi
trường sống, hoàn cảnh sống, cũng như tình trạng dậy thì đến sự
PTTL lứa tuổi này.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với cha mẹ có con ở lứa tuổi THCS
2.1.1. Trong 3 khía cạnh tâm lý được nghiên cứu, NLCX của học
sinh THCS ít có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, thậm chí có
sự suy giảm về khả năng quản lí stress. Trong khi đó, năng lực cảm
xúc có mối quan hệ tương hỗ với các quan hệ xã hội của các em. Vì
vậy, phụ huynh có con ở lứa tuổi này cần chú ý phát triển năng lực
cảm xúc cho con: khuyến khích con mình nhận biết và biểu lộ cảm
xúc bản thân một cách phù hợp, tôn trọng cảm xúc của người khác...
Học sinh THCS gặp khó khăn trong việc kiềm chế sự tức giận nên rất
cần được cha mẹ cảm thông, ứng xử mềm mỏng và giúp các con gỡ
bỏ những cảm xúc tiêu cực.
2.1.2. Khi các con lên lớp 6, lớp 7, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến con
vì đây là thời kì diễn ra nhiều thay đổi trong các mối quan hệ với cha
mẹ và bạn bè. Không chỉ quan tâm đến chuyện học hành, cha mẹ,
nhất là người cha cần quan tâm nhiều hơn đến tâm tư, tình cảm của
con; khuyến khích con chia sẻ những khó khăn với cha mẹ, lắng nghe
các ý kiến tranh luận của con... Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát
triển của mạng xã hội, cha mẹ nên quan tâm đến việc kết bạn qua
mạng của con, giúp con có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.



×