Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng thực hiện công tác y tế học đường ở trường THPT xuân thọ qua việc giáo viên chủ nhiệm là những tuyên truyền viên trực tiếp cho đối tượng học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.45 KB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Xuân Thọ
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG:

“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ HỌC
ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ QUA VIỆC GIÁO VIÊN
LÀ NHỮNG TUYÊN TRUYỀN VIÊN TRỰC TIẾP CHO ĐỐI
TƯỢNG HỌC SINH CỦA LỚP MÌNH”.

Người thực hiện: ĐOÀN ĐÌNH THUẤN
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ................... 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: .............................................. 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: .2015-2016
Page 1



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
-----------------------------I. THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Đoàn Đình Thuấn
2. Năm sinh: 1966.
3. Nam
4. Địa chỉ: ấp Việt Kiều, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc , tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0168 47 57 402
6. Fax:
Email:
7. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Văn; Chủ tịch Hội chữ thập đỏ THPT Xuân Thọ ; cán bộ
khuyến học ;
8.Đơn vị: THPT Xuân Thọ(huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ văn hóa: tốt nghiệp ĐHSP TP. Hồ Chí Minh
- Năm nhận bằng : 1992
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Nghiên cứu khoa học về tư duy.
- Số năm có kinh nghiệm: 20
- Các sáng kiến kinh nghiệm 5 năm gần đây:
1. HỌC SINH HỌC VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY – sáng kiến kinh nghiệm –năm
học 2009 – 2010.
2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN VĂN sáng kiến kinh nghiệm –năm học 2010 –
2011.
3. MỘT VÀI ĐIỂM GIAO THOA VĂN HÓA GIỮA ĐƯỜNG THI VỚI CHINH
PHỤ NGÂM VÀ TRUYỆN KIỀU sáng kiến kinh nghiệm –năm học 2011– 2012
4.HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY- đề tài nghiên
cứu khoa học sư phạm ứng dụng năm 2012-2013 – Đoàn Đình Thuấn
5. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG – BAN CÔNG TÁC THANH NIÊN Ở MÔ HÌNH

TRƯỜNG TTRUNG HỌC PHỔ THÔNG- đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng năm 2013-2014 – Đoàn Đình Thuấn.
5. Kinh nghiệm TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN- đề tài nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng năm 2014-2015 – Đoàn Đình Thuấn.

Page 2


MỤC LỤC
I. TÓM TẮT
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
2. Giải pháp thay thế
3. Vấn đề nghiên cứu, giải thuyết nghiên cứu
III.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu
2. Thiết kế
3. Quy trình nghiên cứu
4. Đo lường
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ.
V. BÀN LUẬN
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
VIII. PHỤ LỤC

Page 3


Đề tài: Nâng cao chất lượng thực hiện công tác y tế

học đường ở trường THPT Xuân Thọ qua việc giáo
viên chủ nhiệm là những tuyên truyền viên trực tiếp
cho đối tượng học sinh của lớp mình.
I.TÓM TẮT
Từ lâu nay, nói đến thầy thuốc là người đời chỉ nghĩ đến các y - bác sĩ làm việc
ở các bệnh viện trạm xá, ít ai chú ý đến các thầy thuốc làm công tác y tế học đường ở
các trường TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. Dù rằng trong thực tế thì công tác y tế học
đường ở mô hình trường THPT đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền
phòng chống dịch bệnh; sơ cấp cứu ban đầu và tư vấn giáo dục giới tính cho học
sinh tuổi mới lớn.
Công tác y tế học đường ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới rất được chú trọng.
Nhiều trường phổ thông được trang bị nhiều y cụ máy móc hiện đại không kém một
bệnh xá. Nguồn dữ liệu y sinh học khá chính xác và khoa học, người làm công tác
này được đào tạo bài bản là các y – bác sĩ cộng đồng giỏi cà y tế chuyên môn và công
tác y tế cộng đồng.
Còn ở nước ta, một thời gian dài thầy là do một số thầy cô giáo kiêm nhiệm.
Gần đây mới có 1 biên chế là y sĩ hoặc điều dưỡng (trung cấp hoặc Cao đẳng) ở mô
hình trường THPT.
Công tác y tế học đường vốn phong phú đa dạng cần được nghiên cứu một
cách khoa học để rút kinh nghiệm làm tốt hơn.
Với tư cách vừa là một thầy giáo đồng thời là Chủ tịch Hội chữ thập đỏ cơ sở
trường THPT Xuân Thọ được phân công phụ trách công tác y tế học đường gần 10
năm qua. Tôi rút ra một số kinh nghiệm thực hiện công tác y tế học đường ở mô hình
trường THPT dưới góc độ nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng hiện nay đang là xu thế chung của
nghiên cứu khoa học giáo dục ở thế kỷ XXI. Chúng ta đang sống trong thời đại phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và làn sóng toàn cầu hóa. Đó là thế kỷ của
nền kinh tế tri thức đòi hỏi mỗi cá nhân; mỗi tập thể; mỗi quốc gia; phải vươn lên
mạnh mẽ hơn để xây dựng một nền kinh tế thông minh có hàm lượng chất xám cao
hơn. Muốn như vậy, phải tư duy thật chính các chuẩn giá trị. Vì vậy đề tài này viết

trên cơ sơ nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng theo tài liệu của Bộ Giáo dục.
Thực trạng giáo dục ở nước ta dù đạt được nhiều thành tựu nhưng còn ngỗn
ngang nhiều vấn đề; nhiều hiện trạng cần có giải pháp thay thế hợp lý. Trên cơ sơ
nghiên cứu từ thực tiễn sinh động công tác y tế học đường cần vận động và biến đổi
không ngừng cho phù hợp với thực tế. Đề tài này nghiên cứu Nâng cao chất lượng
thực hiện công tác y tế học đường ở trường THPT Xuân Thọ qua việc giáo viên chủ
nhiệm là những tuyên truyền viên trực tiếp cho đối tượng học sinh của lớp mình
Page 4


Đây là vấn đế khó nhưng lại thường gặp trong thực tế. Tác giả của đế tài dù rất
cố gắng vẫn không tránh khỏi thiếu sót.
Kính mong quý đồng nghiệp góp ý xây dựng hoàn thiện hơn.
II.GIỚI THIỆU
1/Hiện trạng
Trường THPT Xuân Thọ thuộc xã Xuân Thọ; huyện Xuân lộc tỉnh Đồng Nai,
mới được thành lập vào năm 2009 theo Quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai. Đây là
ngôi trường mới nên mọi cái đều mới. Phần lớn Giáo viên mới ra trường.
Do địa bàn trường gần chân núi Chứa Chan, ờ vùng sâu vùng xa nên dễ bị
các bệnh Sốt xuất huyết, đau mắt đò, các loại cúm…. Nên vấn đề tuyên truyền phòng
chống là rất quan trọng..
Trường đóng chân trên địa bàn nông thôn, vùng khó khăn; vùng đông đống
bào dân tộc Châu Ro.Tuy mới được xây dựng nhưng còn thiếu nhiều cơ sở vật chất,
trang tiết thiết bị. Nhất là các thiết bị y tế.
Học sinh hầu hết là con em nông dân nghèo, vùng sâu, xa trung tâm kinh tếvăn hóa nên khó khăn, thiếu thốn về vật chất và ít cơ hội tiếp cận, hưởng lợi văn
minh, văn hóa, có nhiều em nhà xa phải trọ học. Nhiều phụ huynh do hoàn cảnh, mưu
sinh ít có thời gian, cách thức chăm lo giáo dục con em đúng mực.
Chất lượng đầu vào rất thấp, một số học sinh số học yếu- kém, chây lười học
tập, đua đòi, kết bè với đối tượng thanh thiếu niên đã nghỉ học. Vì vậy ý thức y tế cá
nhân và y tế cộng đồng là rất thấp.

Trường nằm ở vùng sâu, đa số học sinh là con em nông dân nghèo nên điều
kiện tập còn nhiều hạn chế. Xã Xuân Thọ lại nằm ở vùng giáp ranh với Long
Khánh- Suối Nho- Suối Cao- Suối Cát nên rất phức tạp về vấn đề tội phạm ở lứa tuổi
thanh thiếu niên. Xã Xuân Thọ lại là điểm nóng về hình sự như ma túy; đá gà đánh
nhau… nên việc tuyên truyề phòng chố HIV/AIDS là rất cần thiết.
*Nguyên nhân
- Thực tế cán bộ y tế của trường quản lý gần 100 giáo viên , cán bộ -công nhân viên
và khoảng 1.200 học sinh là quá tải. Cần phân nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm là
những tuyên truyền viên về công tác y tế học đường.
- Đối tượng học sinh phần lớn là con em nông dân ở vùng sâu vùng xa nên
ngoài giờ học phụ cha mẹ làm ruộng làm rẫy . Kinh tế khó khăn nên ít quan tâm đến
công tác y tế học đường . Khâu vệ sinh y tế còn thấp. Điều này ảnh hưởng lớn đến
chất lượng giáo dục.
- Tình trạng học sinh ít chích ngừa, ít quan tâm phòng chông dịch bệnh khá
phổ biến.
- Công tác giáo dục giới tính còn nhiều hạn chế.
- Một học sinh còn làm mất vệ sinh tường phòng học; nhà vệ sinh nhiều tàn
thuốc lá; viết bậy lên tường; phá các ổ điện; hộp PCCC; hộp thư góp ý…
Cán bộ y tế học đường chỉ có 1 nên không thề quán xuyến hết các việc tuyên
truyền dịch bệnh cho 1.200 học sinh và gần 100 giáo viên
Page 5


2/Giải pháp thay thế
- Do cán bộ y tế của trường quá tải nên cần tâp huấn phân nhiệm cho giáo viên chủ
nhiệm là những tuyên truyền viên về công tác y tế học đường.
- Lâu nay cơ chế phối hợp công tác y tế học đường với GVCN chưa rõ ràng nên
rất khó quy trách nhiệm cho GVCN. Cần tìm ra cơ chế cụ thể về trách nhiệm của từ
thành viên trong trường PHPT.
- Việc lồng ghép nội dung y tế học đường vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần và

tiết hoạt động ngoài giờ sẽ làm phong phú thêm những nội dung thiết thực.
- Hội Chữ thập đỏ cơ sở trường THPT Xuân Thọ tham mưu cho Ban Giám hiệu tổ
chức Phòng y tế để làm công tác chuyên trách y tế học đường.
- Liên hệ với Trung tâm y tế huyện Xuân Lộc và trạm y tế xã Xuân Thọ nhận các tài
liệu tập huấn công tác y tế học đường theo chuẩn chung của Bộ y tế.
- Soạn tài liệu cho giáo viên chủ nhiệm lồng ghép vào các tiết sinh hoạt chủ nhiệm
theo từng chuyên đề
3/Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.
*Vấn đề nghiên cứu:Tổ chức thực hiện công tác y tế học đường ở trường THPT
Xuân Thọ qua việc giáo viên chủ nhiệm là những tuyên truyền viên trực tiếp cho đối
tượng học sinh của lớp mình có nâng cao chất lượng không?
* Giả thuyết nghiên cứu: Có. Việc tổ chức thực hiện công tác y tế học đường ở
trường THPT Xuân Thọ qua việc giáo viên chủ nhiệm là những tuyên truyền viên trực
tiếp cho đối tượng học sinh của lớp mình sẽ nâng cao chất lượng.
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1/ Khách thể nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10A10(40 học sinh) và lớp 10A11(41
học sinh) trường THPT Xuân Thọ. Vì bản thân tôi đang công tác ở đó nên có điều
kiện thuận lợi cho việc NCKHSPUD.
* Giáo viên: Hai giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau và đều là
giáo viên trẻ, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo
dục học sinh.
1. Nguyễn Phi Phụng – Giáo viên chủ nhiệm lớp 10A10(lớp thực nghiệm)
2. Đặng Thị Anh Đào – Giáo viên chủ nhiệm lớp 10A11 (lớp đối chứng)
* Học sinh: hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng
nhau về tỉ lệ học sinh, giới tính như sau:
Số HS các nhóm
Tổng số

Nam


Nữ

Lớp 10A10 (TN)

40

22

18

Lớp 10A11 (ĐC)

41

21

20

Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động

Page 6


- Tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm, và giáo viên chủ nhiệm là người chuyển tải các
nội dung của công tác y tế học đường đến với học sinh . Họ là những tuyên truyền
viên tích cực.
- Chú trong công tác tuyên truyền các chuyên đề y tế học đường cho giáo viên chủ
nhiệm.
- Vấn đề là biên soạn tài liệu y tế học đường tập huấn cho Giáo viên chủ nhiệm, để

giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền triển khai trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm.
- Có nhiều chuyên đề, nhưng ở phạm vi đề tài này chỉ giới thiệu 4 chuyên đề mẫu đã
thực hiện nhiều năm qua ở trường THPT Xua Thọ.
- Mỗi chuyên đề thực hiện trong thời gian 3 tháng
NỘI DUNG
THỜI GIAN
Thực hiện từ tháng 9
 CHUYÊN ĐỀ 1: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH
đến tháng 11 năm 2015
PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM A/H7N9
Thực hiện từ tháng 11
 CHUYÊN ĐỀ 2: HIV/AIDS – CÁCH TUYÊN
đến tháng 1 năm 2016
TRUYỀN VÀ PHÒNG CHỐNG
Thực hiện từ tháng 1
 CHUYÊN ĐỀ 3 :TUYÊN TRUYỀN VÀ CÁCH
đến tháng 3 năm 2016
PHÒNG CHỐNG VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Thực hiện từ tháng 3
 CHUYÊN ĐỀ 4 :TUYÊN TRUYỀN VÀ CÁCH
đến tháng 5 năm 2016
PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
2/ Thiết kế : Tôi dùng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
tương đương.
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 10A10(40 học sinh) là nhóm thực nghiệm, lớp
10A11(41 học sinh) là nhóm đối chứng. Tôi ra đề bài khảo sát cho học sinh làm bài
kiểm tra trước và sau tác động. Kết quả cho thấy có sự chênh lệch điểm khảo sát trung
bình giữa khảo sát trước tác động và sau khi tác động. Sau đó, tôi dùng phép kiểm
chứng T-test độc lập để phân tích dữ liệu.
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương

Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
6,0
6,3
p=
0,135
p = 0,135 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm Thực
nghiệm và Đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (được mô tả ở bảng 2):

Page 7


Bảng3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Kiểm tra

Tác động

trước tác động

Kiểm tra
sau tác động

TN

01


Giáo viên chủ nhiệm đã triển khai
chuyên đề HIV/AIS

03

ĐC

02

Không tác động

04

3/ Quy trình nghiên cứu
+ Lớp đối chứng vẫn được cán bộ y tế triển khai chung chuyên đề trong sinh hoạt
chào cờ đầu tuần chung toàn trường.
+ Lớp thực nghiệm : giáo viên chủ nhiệm phát tài liệu và triển khai chuyên đề tại
lớp.
4/Đo lường và thu thập dữ liệu.
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra kiến thức chung (thực hiện hai lần)
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra kiến thức về HIV?AIDS được thiết kế
riêng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU KẾT QUẢ
Sau thời gian tiến hành tác động (6 tháng), tiến hành cho học sinh 2 lớp (thực
nghiệm và đối chứng) làm bài kiểm tra sau tác động .
Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích dữ liệu qua các thông
số: Tính giá trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài kiểm tra trước và sau
kiểm chứng
Bảng So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Đối chứng
Thực nghiệm
ĐTB
7,21
8,09
Độ lệch chuẩn
0,93
0,72
Giá trị P của T- test
0,00003
Chênh lệch giá trị TB
0,9
chuẩn (SMD)
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00003 cho
thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa,
tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là
không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.

Page 8


Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

8,09  7,21
 0,9 . Điều đó cho thấy mức độ
0,93

ảnh hưởng việc giáo viên chủ nhiệm là những tuyên truyền viên trực tiếp cho đối
tượng học sinh của lớp mình của nhóm thực nghiệm là lớn.

Giả thuyết của đề tài “ Hiểu biết về
đề tài HIV/AIDS” đã được kiểm
chứng.

9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

Nhóm đối
chứng
Nhóm thực
nghiệm

Trước TĐ

Sau TĐ

Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng.
V. BÀN LUẬN
Qua kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,09, kết
quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,21. Độ chênh lệch điểm số
giữa hai nhóm là 0,88. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm

đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này
có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.00003< 0.001. Kết
quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên
mà là do tác động.
Vậy “Nâng cao chất lượng thực hiện công tác y tế học đường ở trường THPT
Xuân Thọ qua việc giáo viên chủ nhiệm là những tuyên truyền viên trực tiếp cho đối
tượng học sinh của lớp mình” của học sinh lớp 10A11 ở trường THPT Xuân Thọ là
có khả năng thực hiện. Để tạo tính hiệu quả cần phải tiếp tục được nghiên cứu và phát
triển.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1/ Kết luận :
- Việc Giáo viên chủ nhiệm triển khai các chuyên đề y tế học đường tại lớp ở trường
THPT Xuân Thọ đã nâng cao hiệu quả rất nhiều của học sinh .
- Giáo viên chủ nhiệm là tuyên truyền viên công tác y tế học đường một cách hiệu
quả nhất và tạo nên hiệu ứng cao.

Page 9


- Việc tổ chức các chuyên đề y tế học đường giúp học sinh có hiểu biết và phòng
bệnh tốt hơn chữ bệnh. Khi có mùa dịch số học sinh mắc bệnh ít hơn các năm trước
rất nhiều.
2/ Khuyến nghị:
+ Đối với lãnh đạo trường:
- Đáp ứng các nhu cầu về tư liệu để phục vụ cho công tác tuyên truyền y tế học
đường.
- Giao nhiệm vụ cụ thể về công tác y tế học đường cho giáo viên chủ nhiệm, qua
thảo luận ở Đại hội công nhân viên chức hàng năm.

- Có chế độ đãi ngộ phù hợp hơn với các cán bộ và tuyên truyền viên làm công
tác y tế học đường.
+ Đối với cán bộ y tế chuyên trách cần nâng cao hơn về nghiệp vụ y tế và tập huấn tốt
cho các giáo viên chủ nhiệm là các tuyên truyền viên. Quán triệt tư tưởng phòng bệnh
hơn chữa bệnh. Làm sao để mỗi học sinh hiểu về dịch bệnh, tự tự giác tư nguyện làm
tuyên truyền viên cho gia đình và xã hội thì độ lan tỏa rất cao.
+ Đối với Giáo viên chủ nhiệm khi tuyên truyền cho học sinh lớp mình về y tế học
đường sẽ giúp cập nhật thông tin về dịch bệnh, lồng ghép nội dung vào các tiết sinh
hoạt chủ nhiệm và hoạt động ngoài giờ. Phòng bệnh tốt sẽ giúp cho giảm chi phí xã
hội.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghiên cứu từ thực tế công tác y tế học đường ở Trường THPT Xuân Thọ, hiệu quả
trong việc phân công giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền các chuyên đề y tế học
đường.
- Nghiên cứu từ thực tế phòng chống dịch bệnh. Tập huấn, giao tài liệu cho giáo viên
chủ nhiệm từng lớp làm công tác y tế học đường, phân nhiệm sâu hơn về công tác
này.
- Thực hiện trong hè từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2016. Chuyên đề này giáo viên chủ
nhiệm hướng dẫn trước lễ bế giảng năm học.
- Bốn chuyên đề thực hiện khép kín trong năm, mỗi quí một chuyên đề, không nên
đưa quá nhiều, chỉ thực hiện những chuyên đề cần thiết.
- Một số tư liệu tuyên truyền về dịch bệnh của Trung Tâm y tế dự phòng –Sở y tế
Đồng Nai và các tư liệu có liên quan về bệnh học.

Trên đây là đề tài ngiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng “Nâng cao chất lượng
thực hiện công tác y tế học đường ở trường THPT Xuân Thọ qua việc giáo viên chủ
nhiệm là những tuyên truyền viên trực tiếp cho đối tượng học sinh của lớp mình”do
tôi tự nghiên cứu. Với tư cách của một nhà giáo –một thầy thuốc có hơn 25 tuổi nghề,
Page 10



tôi cam kết không sao chép của bất kỳ ai. Mong được nhân rộng mô hình này đẻ giúp
học trò phòng bệnh tốt hơn và làm phong phú hơn công tác y tế học đường .
Đồng Nai ngày 16 tháng 5 năm 2016
Người viết NCKHSPƯD
ĐOÀN ĐÌNH THUẤN

Page 11


VIII. PHỤ LỤC
1/ BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Đề khảo sát 45 phút: Em hiểu gì căn bệnh HIV/AIDS, nêu cụ thể các biện
pháp phòng chống?
2/ BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
3/ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CỦA LỚP THỰC NGHIỆM Lớp 10A10
Giáo viên chủ nhiệm: Nguyễn Phi Phụng
TT Họ và tên
Điểm kiểm tra
Điểm kiểm tra
trước tác động
sau tác động
Hoàng Nghĩa Bắc
1
7
8
Nguyễn Chí Công
2
6
9

Nguyễn Thị Thanh Cường
3
6
8
Nguyễn Công Danh
4
5
8
Võ Ngọc Đạt
5
6
9
Mai Thị thùy Dung
6
7
8
Nguyễn Thị Mỹ Dung
7
8
9
Nguyễn Thị Hoài Giang
8
6
9
Nguyễn Thúy Hằng
9
7
9
10 Trần Thị Thu Hiền
7

9
11 Trân Thị Mỹ Hiệp
6
8
12 Nguyễn Thị Tuyết Hoa
5
7
13 Nguyễn Thành Hưng
6
8
14 Lê Duy Hưng
7
9
15 Nguyễn Thị Mai hương
7
8
16 Phan Quốc Huy
7
9
17 Nguyễn Thị Cát khuê
4
7
18 Hoàng minh Khương
6
8
19 Vũ Thi Bích Liên
6
7
20 Nguyễn Thị Mỹ Linh
6

8
21 Nguyễn Thị Mỹ Luyến
7
7
22 Huỳnh Thị Như Mai
7
8
23 Phan Hoàn Diễm My
5
7
24 Vũ Thi Bích Ngọc
7
8
25 Nguyễn Doãn Nguyên
7
9
Page 12


26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

37
38
39
40

Đào Thị Quỳnh Như
Lê Thị Cẩm Nhung
Phạm Thị Kim Ny
Ngô Lan Phương
Mai Văn Quí
Nguyễn Quý
Nguyễn Thị Minh Thư
Nguyễn Thị Song Thương
Phan Thị Cẩm Tiên
Châu Thị Thùy Trâm
Trân Lê Phương Trinh
Vũ Thị Tuyết Trinh
Nguyễn Thị Hồng Tuyết
Đinh Thị Bảo Yến
Trần Hải Yến

5
7
7
7
6
7
5
7
7

6
7
6
5
5
5

LỚP ĐỐI CHỨNG 10A11
– Giáo viên chủ nhiệm: Đặng Thị Anh Đào
TT Họ và tên
Điểm kiểm tra
trước tác động
Lê Thị Phùng Ái
1
7
Nguyễn Đình chiến
2
6
Đoàn Thị Ngọc Cúc
3
7
Lê Thị Thùy Dung
4
5
Nguyễn Thị Dung
5
7
Nguyễn Thị Hoài Dương 4
6
Phạm thị Hằng

7
5
Nguyễn Thị Hiền
8
7
Đặng Thị Hiếu
9
5
10 Nguyễn Thị Hòa
6
11 Trịnh Trị Thùy Lan
6
12 Đinh Thị Lành
6
13 Đinh Thị Vũ Linh
6
14 Lê Hồng Loan
5

7
8
8
8
7
8
8
9
8
8
9

8
6
6
7

Điểm kiểm tra sau
tác động
8
8
8
6
8
6
7
7
7
7
9
7
6
6
Page 13


15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

Phan Thị Khánh Loan
Lê Xuân Minh
Dương Thị Nga
Nguyễn Thị Ngân
Trần Văn Bảo Ngọc
Ung Văn Nhân
Mai Duy Nhất
Vũ Ý nhi

Phạm Duy Phương
Hố Xuân quý
Nguyễn Xuân Sơn
Đoàn Sáng
Nguyễn Tiến Tài
Nguyễn Ngọc Thạch
Nguyễn Văn Thắng
Nguyễn Thị Thu Thảo
Hồ Ngọc Thiện
Nguyễn Thị Anh Thư
Nguyễn Thị Thương
Dương Phát Toàn
Lý Thị Thu Trang
Nguyễn T. Huyền Trang
Đoàn Trung
Phan Huy Tuy
Trương Thị Sơn Tuyền
Nguyễn Hữu Vinh
Đặng Quang vũ

5
5
7
5
6
6
7
6
5
7

6
7
7
5
7
6
5
7
7
5
6
7
5
7
6
5
6

6
6
7
6
8
8
7
8
8
7
9
8

8
6
8
7
6
7
8
5
6
6
5
6
6
5
6

4/ CÁC CHUYÊN ĐỀ TUYÊN TRUYẾN
@. CHUYÊN ĐỀ 1: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH
CÚM A/H7N9
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), dịch cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tạp, khó
lường và có nguy cơ bùng nổ thành đại dịch. Trung Quốc, nước hiện có bệnh nhân
mắc cúm A/H7N9 tính đến ngày 17.5.2013 đã có 131 người được xác định nhiễm
cúm A/H7N9 và đã có 36 ca tử vong. Nước ta có đường biên giới chung dài với
Trung Quốc, lại có quan hệ giao thương rất sôi động nên nguy cơ lây nhiễm cúm
Page 14


A/H7N9 từ nước bạn được Bộ Y tế đánh giá là rất cao. Chính phủ, các bộ ngành liên
quan và nhiều địa phương trong cả nước đã xây dựng các phương án đối phó nhằm
hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng nếu dịch cúm A/H7N9 xảy ra ở Việt Nam.

1. Một số thông tin về dịch cúm A/H7N9
Vi rút cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm và
một số loài chim, có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển
nhanh, tỷ lệ tử vong cao (trên 27%). Hiện đường lây truyền của virus cúm A/H7N9
chưa được hiểu biết rõ ràng và cũng chưa có kết luận nào về sự lây truyền dịch cúm
từ người sang người. Tuy nhiên đa số các ca bệnh cúm A/H7N9 được phát hiện đều
có tiếp xúc gần với các loại gia cầm bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9.
Trước khi hoành hành gây chết người ở Trung Quốc, virus cúm A/H7N9 chưa từng
gây bệnh ở người, chủng cúm này thỉnh thoảng được phát hiện ở các loại chim, gà.
Các chủng cúm trong "gia đình" vi rút cúm H7 đã khiến hơn 100 người nhiễm bệnh
trong 10 năm qua. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Virus sinh học năm 2003, chủng
cúm “họ hàng” với H7N9 là H7N7 đã bùng phát khiến 89 người Hà Lan nhiễm bệnh,
một người chết.
Các chữ “H” và “N” trong tên của vi rút tương ứng với hai thành phần protein trên
bề mặt virus (kháng nguyên) là hemagglutinin và neuraminidase. Vi rút cúm có tới 16
loại hemagglutinin và 9 loại neuraminidase tạo ra nhiều sự kết hợp khác nhau dẫn đến
có nhiều chủng vi rút cúm với động lực khác nhau như cúm A/H1N1, H3N2, H5N1,
H7N9...
2. Các triệu chứng của bệnh nhân cúm A/ H7N9
Qua nghiên cứu các bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 ở Trung Quốc, các nhà khoa học
thấy triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cúm A H7N9 tương tự như các chủng cúm
khác, bao gồm:
+ Sốt: Sốt cao 39 – 40 độ C.
+ Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn.
+ Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi,
đau họng…
+ Ho, tức ngực, khó thở tăng dần.
+ Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp.
+ Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim,
đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê…

Chụp X quang phổi thấy có hình ảnh tổn thương giống như do cúm A/H5N1: các
đám mờ không đồng đều, lúc đầu thường xuất hiện ở một thùy phổi sau lan ra khắp 2
phổi nếu không được điều trị kịp thời. Mức độ tổn thương phổi trên phim X quang
cũng tương ứng với độ nặng, nhẹ của bệnh nhân trên lâm sàng.
Để chẩn đoán xác định nhiễm cúm A/H7N9 cần phải phân lập được vi rút từ bệnh
phẩm là dịch lấy ở hầu họng hoặc dịch phế quản, định danh và xác định trình tự gen
bằng kỹ thuật PCR hoặc nuôi cấy ở những phòng xét nghiệm vi rút hiện đại ở các
viện Vệ sinh dịch tễ.
3. Phòng và điều trị bệnh cúm A/H7N9.
Page 15


*Phòng bệnh:
Đối với cá nhân:
- Tăng cường các biện pháp vệ sinh cá nhân như: Rửa tay bằng xà phòng hoặc hóa
chất sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra đường hay tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm, súc
miệng, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối, TB…
- Nâng cao thể trạng, ăn uống dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm các vitamin nhóm A,
C, thường xuyên luyện tập rèn luyện tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng vừa phải
(Tính theo chỉ số BMI).
- Điều trị ổn định các bệnh mạn tính nếu có như COPD, đái tháo đường, xơ gan. Bỏ
rượu, thuốc lá, thuốc lào… nếu nghiện.
- Tránh tiếp xúc với người bị viêm đường hô hấp cấp tính, với gia cầm ốm, chết. Khi
phải tiếp xúc cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách từ 1-1,5m.
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch không đặc hiệu:
+ Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy, sau đó bỏ vào
thùng rác có nắp, không khạc nhổ bừa bãi.
+ Súc họng 2 lần/ngày (sáng dậy, tối trước khi đi ngủ) và nhỏ mũi bằng nước muối
0,9%.
+ Nơi ăn, ngủ bảo đảm thông thoáng, hằng tuần tối thiểu phải 1 lần phơi toàn bộ quần

áo, chăn, màn vào ngày trời nắng.
+ Khi có các triệu chứng sốt, ho, viêm họng phải đến ngay quân y để được khám và
điều trị kịp thời.
- Trang bị bảo hộ đầy đủ bao gồm: Khẩu trang, mũ, kính, găng tay…khi chăn nuôi,
mua bán, giết mổ gia cầm, không ăn thịt gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc
mà phải đem tiêu huỷ ngay khi phát hiện.
- Tiêm phòng: Hiện chưa có vacxin phòng cúm A/H7N9, Bộ Y tế khuyến khích
người dân, nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao, người già, trẻ em… nên
tiêm phòng vacxin phòng cúm mùa đều đặn hàng năm vì loại vacxin này cũng có tác
dụng làm giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tử vong do các chủng cúm nguy hiểm gây
ra như cúm A/H5N1, H7N9…
Đối với cộng đồng:
- Tuyên truyền cho người dân nắm được đầy đủ thông tin về dịch cúm để mỗi người
chủ động có biện pháp phòng bệnh cho bản thân và gia đình.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong lành, giám sát đàn gia cầm nuôi trong khu
vực.
Khi phát hiện người dân có triệu chứng cúm phải cách ly điều trị tại cơ sở y tế để hạn
chế lây lan cho người khác, đồng thời báo cho các cơ quan có chức năng để giám sát
dịch tễ, bao vây dập dịch nếu có.
Điều trị:
Đến nay, 2 loại thuốc có tác dụng điều trị đặc hiệu vi rút cúm A/H7N9 là Oseltamivir
(Tamiflu) và Zanamivir được Bộ Y tế chuẩn bị sẵn để điều trị cho bệnh nhân nhiễm
cúm A/H7N9. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tốt nhất trong thời gian 48h sau khi bị
sốt nên bệnh nhân nghi mắc cúm cần đến các bệnh viện sớm để được chẩn đoán và
Page 16


điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng. Các biện pháp
hồi sức tích cực như: thở máy, lọc máu ngoài cơ thể, truyền máu, truyền huyết tương,
trợ tim mạch… được áp dụng cho các bệnh nhân nặng, nguy kịch tuy nhiên tỷ lệ tử

vong là rất cao
Hiện nay chưa có vacxin phòng cúm A (H7N9).
@. CHUYÊN ĐỀ 2: HIV/AIDS -Cách tuyên truyền và phòng chống
1. HIV là gì ?
HIV là vi rút gây ra bệnh AIDS. HIV tồn tại trong máu và các dịch khác của cơ thể
như tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ… của người bị nhiễm. HIV tấn công và làm suy
yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.
2. AIDS là gì ?
AIDS là tình trạng sức khỏe khi hệ thống tự nhiên bảo vệ cơ thể bị HIV phá vỡ. ở giai
đoạn này, cơ thể của người nhiễm HIV mất khả năng chống lại bệnh tật, do đó họ bị
rất nhiều bệnh tấn công, dẫn tới tử vong.
3. HIV/AIDS là gì?
AIDS là một bệnh do virus gây ra. Loại virus này khi vào trong cơ thể làm cho cơ thể
không có khả năng chống đỡ với bệnh tật. Virus đó được gọi là HIV. Người bị nhiễm
HIV có thể sống khoẻ mạnh một thời gian dài từ 5 - 10 năm hoặc lâu hơn, sau đó
mới chuyển sang giai đoạn AIDS. Trong khoảng thời gian đó, vẻ bề ngoài của người
nhiễm HIV chẳng khác gì người chưa nhiễm, nhưng họ có thể làm lây lan HIV nếu
không có biện pháp bảo vệ. Chính vì sự lây lan âm thầm đó mà HIV đã gây ra đại
dịch AIDS.
4. Ai có thể bị nhiễm HIV?
Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV nếu không biết cách tự phòng tránh.
5. Các hành vi nguy cơ chính làm lây truyền HIV
Một người có thể bị lây nhiễm HIV khi HIV xâm nhập được vào dòng máu trong cơ
thể của họ thông qua các hành vi như:
- Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn mà không sử dụng bao cao su;
- Dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ xăm trổ, lưỡi dao cạo, dụng cụ làm móng tay
chân… có dính máu nhiễm HIV hoặc khi truyền máu, cấy ghép các bộ phận lấy từ cơ
thể người bị nhiễm HIV;
- Người mẹ bị nhiễm HIV có thể làm lây truyền HIV sang cho con trong quá trình
mang thai, sinh con hoặc qua bú sữa mẹ;….

6. HIV có thể lây truyền qua đường tình dục khi nào?
Một người bị nhiễm HIV thì trong máu, dịch âm đạo hoặc tinh dịch của họ sẽ có
nhiều HIV. Do vậy, khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV mà không sử dụng
bao cao su, HIV sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn và bạn cũng sẽ trở thành người nhiễm
HIV.
Đồng tính luyến ái nam thường có nguy cơ nhiễm HIV cao là do đặc điểm thích quan
hệ với nhiều bạn tình và giao hợp qua hậu môn là nơi dễ sây sát hơn.
Page 17


7. HIV có thể lây truyền qua đường máu khi nào?
Da hoặc niêm mạc, nhất là khi có những vết trầy xước tiếp xúc trực tiếp với máu bị
nhiễm HIV.
Da bị rách do các vật sắc nhọn có dính máu nhiễm HIV như dao, kim tiêm, dụng cụ
xăm trổ, lưỡi dao cạo, dụng cụ làm móng tay chân…
Khi truyền máu, cấy ghép các bộ phận lấy từ cơ thể người nhiễm.
8. HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con khi nào?
Nếu một người phụ nữ nhiễm HIV mà mang thai thì đứa trẻ sinh ra có thể cũng bị lây
nhiễm HIV qua các con đường như:
- Qua quá trình cung cấp máu qua rau thai để nuôi dưỡng bào thai;
- Qua quá trình đẻ, HIV có trong nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của người mẹ có
thể lây truyền qua các vết sây sát li ti hoặc qua niêm mạc miệng, mắt, mũi của thai
nhi;
- Qua sữa mẹ khi cho con bú hoặc trong quá trình cho con bú, đầu vú mẹ có thể bị tổn
thương và tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng bị sây sát của trẻ nhi. Nhưng việc
lây qua sữa mẹ thường ít gặp do số lượng HIV trong sữa rất ít…
9. Bạn có thể biết ai là người nhiễm HIV hay không?
Nhiều người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì bên ngoài
để có thể nhận biết được. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể có các triệu
chứng của nhiều bệnh thông thường như sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8-10 ngày rồi

trở lại bình thường. Vì vậy, cách duy nhất đẻ biết mình có bị nhiễm HIV hay không
là phải xét nghiệm máu tại các cơ sở xét nghiệm HIV chuẩn thức theo quy định của
Bộ Y tế.
10. Lợi ích của việc xét nghiệm HIV và tư vấn là gì?
Xét nghiệm HIV sẽ cho bạn biết có bị nhiễm HIV hay không? Đối với những người
đã bị nhiễm HIV, xét nghiệm và tư vấn sẽ giúp họ bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và
gia đình. Điều đó giúp người bị nhiễm HIV có thể:
- Hiểu biết hơn về sự lây nhiễm của HIV/AIDS để phòng lan truyền HIV cho gia đình
và cộng đồng
- Bắt đầu với việc điều trị để giảm sự nhân lên của HIV trong cơ thể, làm chậm quá
trình tiến triển thành AIDS và giảm sự phát triển của các bệnh nhiễm trùng cơ hội,
đặc biệt là bệnh phổi.
Thay đổi lối sống, nề nếp (chế độ ăn, tập thể dục, tránh sự căng thẳng, không hút
thuốc lá, không sử dụng ma tuý, không mua bán dâm…) nhằm làm tăng sức đề kháng
chống lại bệnh tật.
Biết tự chăm sóc bản thân để kéo dài cuộc sống và sống an toàn , hữu ích
Có quyết định sáng suốt về các mối quan hệ với gia đình, cộng đồng xã hội và các kế
hoạch lâu dài khác…
11. Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình cần làm gì để tránh lây lan?
Để tránh lây truyền HIV cho người khác, người nhiễm HIV cần:
- Sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách khi quan hệ tình dục .
- Trong sinh hoạt cần dùng riêng những đồ cá nhân có thể dây dính máu như: kim,
Page 18


bơm tiêm, kim châm cứu, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, nạo lưỡi, đồ làm móng tay
chân…. hay những đồ cá nhân có liên quan đến dịch sinh dục như quần lót…
- Khi máu, mủ rơi vãi ra ngoài thì dùng giấy, vải loại dễ hút nước để lau sạch, rồi lau
sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn.
- Các loại rác có dính máu như: giấy, bông, băng, gạc, bơm kim tiêm… cần cho vào

hai lớp túi nilon buộc chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác, đem đốt hoặc chôn sâu 2
mét cách nguồn nước 10 mét.
Người nhiễm HIV và gia đình cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn.
12. Nên làm gì khi người nhiễm HIV bị sốt?
Cho người nhiễm HIV nằm nơi thoáng mát không có gió lùa.
Hạ nhiệt bằng cáh dìng khăn ướt, lau mát trán, nách và bẹn
Đắp khăn ướt lên trán, ngực để cho nước tự bay hơi
Bồi phụ mất nước, điện giải tốt nhất bằng nước ORESOL(ORS). Có thể uống các loại
nước mát như: nước đun sôi để nguội, nước trà loãng, nước súp hoặc tốt nhất là nước
trái cây.
Uống thuốc hạ sốt như: paracetamol 500mg/lần, 8giờ 1lần, giảm liều đôí với trẻ em.
Cần phải có sự giúp đỡ của cán bộ y tế khi bệnh nhân là trẻ em hoặc phụ nữ có thai
có những biểu hiện sau đây:
- Sốt cao, rét run, cơn sốt kéo dài,
- Sốt tăng về chiều kèm theo ho và gầy sút nhiều,
- Sốt cao co giật, cứng gáy, tăng cảm giác và có biểu hiện rối loạn tinh thần.
13. Bạn làm gì khi người nhiễm HIV bị tiêu chảy?
Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp, diễn biến nhiều đợt và dai dẳng, có khi kéo dài
trên 1 tháng. Chủ yếu xử lý như một tiêu chảy thông thường.
Cách phát hiện: theo dõi số lần đi ngoài và đặc điểm của phân. Bệnh nhân bị tiêu
chảy khi đi ngoài 3lần/ngày và phân lỏng, không thành khuôn, mùi hôi. Ngoài ra có
những biểu hiện khác như: đau bụng, nôn ói, mệt mỏi, da khô lạnh, mắt trũng…
Các biện pháp xử trí:
Nếu mất nước đáng kể, bồi phụ nước cho người nhiễm: uống dung dịch ORS theo
nhu cầu, nếu không có ORS có thể cho người bệnh uống nước gạo rang hoặc nước
cháo muối.
Không nên uống các đồ uống có đường, có gas, cà phê, nước trà thảo mộc. Đối với
trẻ em cần tiếp tục cho trẻ bú như thường.
Cho ăn các thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, ăn ít một và nhiều lần. Thức ăn phải
được nấu chín kỹ và không bị ôi thiu.

Rửa hậu môn bằng nước ấm và xà phòng sau mỗi lần đi ngoài.
Kiểm tra các vết sước quanh hậu môn và xử lý bằng dung dịch sát trùng nhẹ như
nước muối loãng hoặc dung dịch xanh mêtilen.
Dùng các thuốc tiêu chảy theo đơn của thầy thuốc.
Những trường hợp tiêu chảy nặng, kéo dài hoặc kèm theo nôn, sốt cao, đi ngoài phân
lẫn máu, phải đưa bệnh nhân vào viện để tiện theo dõi và cấp cứu kịp thời.
14. Phòng ngừa và điều trị tổn thương ngoài da như thế nào ở người
Page 19


nhiễm HIV/AIDS:
Tiến hành rửa nơi thương tổn đều đặn bằng dung dịch thuốc tím loãng, sạch, nước
muối pha loãng, tốt nhất là nước muối đóng chai. Sau khi rửa phải thấm khô.
Chú ý:
Dịch tiết hoặc máu từ vết thương là nguồn lây, do vậy trước khi tiến hành lau rửacho
bệnh nhân cần phải đi găng để tránh tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết tại nơi tổn
thương.
Tổn thương cần được để hở thường xuyên nhằm giúp vết thương mau khô và lành.
Nếu vết thương có mủ, máu thì nên rửa bằng thuốc tím, rồi băng nhẹ bằng gạc mềm,
không nên băng quá chặt.
Khi bệnh nhân ốm nặng, cần xoa bóp nhẹ nhàng và thay đổi tư thế thường xuyên cho
bệnh nhân tránh bị loét các vùng tỳ đè.
Nên chuyển đến bệnh viện khi vết thương chảy dịch nâu, mùi hôi kèm theo sốt, đau
tăng hoặc khi bệnh nhân bị Zona ảnh hưởng tới mắt hoặc da nổi cục cứng nhiều nơi,
màu sắc thay đổi.
15. Bạn làm gì khi người nhiễm HIV/AIDS bị ho và khó thở?
Xử trí bệnh nhân ho:
Khuyến khích người bệnh ngồi dậy, đi lại, vận động, để tránh hiện tượng ứ đọng dịch
trong phổi.
Nếu thể trạng yếu, có thể vỗ nhẹ và đều vào lưng bệnh nhân hoặc xoa bóp vùng lưng

quanh phổi vừa giúp phổi hoạt động tốt vừa giúp long đờm.
Khuyến khích người bệnh ho, khạc hết đàm; khi ho phải dùng vải hoặc khăn che
miệng, sau khi ho phải rửa tay và giặt khăn che miệng hoặc loại bỏ.
Chỉ nên làm dịu cơn ho bằng uống các đồ uống như trà mật ong nóng, trà thảo dược
để giữ họng ấm. Không nên dùng thuốc giảm ho cho trẻ dưới 5 tuổi.
Xử trí khi bệnh nhân khó thở:
Cần phải có mặt thường xuyên bên cạnh bệnh nhân. Khó thở nói lên tình trạng bệnh
nặng ở đường hô hấp, hoặc suy hô hấp. Đánh giá tình trạng khó thở bằng nhịp thở (từ
24 lần trở lên, nếu là người lớn), mức độ tím tái và ghi vào sổ theo dõi.
Đặt bệnh nhân ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi, thả lỏng các cơ và hít sâu chậm rồi thở ra
từ từ.
Làm thông thoáng đường thở bằng cách khuyến khích xù mũi, khạc đờm, uống nhiều
nước để dờm không dính…. Cho thuốc làm long đờm (ambroxol)
Khi bệnh nhân có những biểu hiện khó thở nặng, phải có sự giúp đỡ của cán bộ y tế
và nếu cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
* Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS hiệu quả hiện nay là điều không
ít người quan tâm:
Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu
- Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm hay chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm
dùng 1 lần rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma tuý.
- Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.
- Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng,
Page 20


dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai, …
- Khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoái tai vì những đồ
dùng này vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS
Phòng nhiễm HIV qua đường tình dục
- Khi chưa có đủ điều kiện, không biết rõ về lịch sử của người tình không nên vội

vàng có quan hệ tình dục. Việc tránh có quan hệ tình dục là biện pháp phòng tránh
HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hiệu quả nhất
- Đã có bạn tình hoặc đã lập gia đình, việc sống chung thuỷ đối với cả hai người là
cách phòng tránh hữu hiệu nhất cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục
- Trong trường hợp có quan hệ với một người mà mình không biết rõ về lịch sử tình
dục của họ thì việc dùng bao cao su đúng cách là rất cần thiết. Cần phải dùng bao cao
su khi có quan hệ tình dục kể với tất cả các đường âm đạo, hậu môn.
- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng
giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng
lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV
Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai, nếu đã có thai thì không nên
sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây
nhiễm HIV cho con.
- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
@. CHUYÊN ĐỀ 3: TUYÊN TRUYỀN VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
* Bệnh sốt xuất huyết là gì ?
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp do siêu vi Dengue, muỗi vằn là vật trung gian
truyền bệnh, đây là loại muỗi sống ở những nơi bùn lầy nước đọng chung quanh nhà,
hoặc các nơi ẩm thấp tối tăm trong nhà.
Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ trẻ bệnh sang trẻ lành.
Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong
những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút
máu người cả ngày lẫn đêm
Biểu hiện là xuất huyết da, niêm mạc và trụy tim mạch, dễ đưa đến tử vong nếu điều
trị không kịp thời và không đúng mức.
* Những ai dễ mắc bệnh này ? Bệnh thường xảy ra vào mùa và nơi nào ?

Bệnh này thường xãy ra ở trẻ em tuổi từ 1- 15 tuổi, càng lớn càng ít bị. Ðặc biệt trẻ
càng bụ bẩm khi mắc bệnh dễ có khuynh hướng diễn tiến nặng.
Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa, cao điểm vào khoảng tháng 6-10 âm lịch và
giảm dần vào các tháng cuối năm.
Bệnh thường gặp ở những nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém.
Page 21


* Chẩn Đoán :
Đo huyết áp ở cánh tay: Giữ băng đo huyết áp ở áp lực trung bình (giữa huyết áp tối
đa và huyết áp tối thiểu) trong 5 – 7 phút. Hạ thật nhanh hơi trong băng đo huyết áp,
đợi cho mầu da phía dưới băng đo huyết áp trở lại bình thường. Tìm chấm xuất huyết
ở mặt trước cẳng tay, chỗ nếp gấp cẳng tay – cánh tay, trên diện tích 1cm2.
* Kết quả đọc được như sau:
- Dưới 5 chấm xuất huyết: dấu hiệu dây thắt âm tính (-).
- Từ 5 chấm xuất huyết trở lên: dấu hiệu dây thắt dương tính (+).
* Phân loại: Có 04 độ
+ Độ I: có các triệu chứng: Sốt cao, Biểu hiện xuất huyết: dấu hiệu dây thắt dương
tính (+). Tăng thẩm thấu mao mạch nhẹ. Tiểu cầu giảm nhẹ.
+ Độ II: Như độ I kèm theo: Xuất huyết dưới da và các biểu hiện xuất huyết tự phát
khác. Thoát huyết tương nhẹ. Tiểu cầu giảm nhẹ.
+ Độ III: Mạch nhanh và yếu, huyết áp kẹp hoặc tụt, da lạnh tái, vật vã. Chảy máu bất
thường, ồ ạt. Thoát huyết tương nhiều gây ra choáng. Hạ tiểu cầu nhiều. Tăng thể
tích hồng cầu.
+ Độ IV: Thân nhiệt giảm đột ngột, huyết áp không đo được, mạch không bắt được.
Choáng, mất máu. Đông máu trong lòng mạch.
Theo Bộ Y Tế Việt Nam, chỉ được dùng thuốc YHCT điều trị đối với sốt xuất huyết
độ I và II.
* Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm?
Xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe

doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng.
Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.
Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.
* Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ra sao ?
Sốt (nóng) cao 39-40, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, kéo dài 7 ngày.
Xuất huyết (chảy máu) thường ở nhiều dạng:
Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết
bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng
vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.
Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).
Đau bụng.
Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ
đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu
xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm:
Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã
Chân tay lạnh
Tiểu ít
Có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.
Page 22


* Lưu ý: Không phải tất cả trẻ bị sốt xuất huyết đều bị sốc. Tuy nhiên nên thận
trọng theo dõi tất cả trẻ đang bị nghi ngờ sốt xuất huyết để kip thời phát hiện những
dấu hiệu nguy hiểm kể trên
Làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?
Đưa trẻ đi khám bệnh ngay. Nếu trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà như sau:
Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy.
Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa…
Cho uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước chín để nguội, nước Oresol

(nước biển khô, cách pha: 1 gói pha vào 1 lít nước, uống 100-150ml nước/kg cân
nặng/ngày), nước cam vắt, nước chanh đường…
Hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm khi sốt cao.
Không cho trẻ uống Aspirin (vì gây thêm xuất huyết), không cắt lễ hay cạo gió,
không quấn kín hoặc mặc áo nhiều khi trẻ đang sốt, không cữ ăn, không nhịn uống.
Theo dõi bệnh và mang ngay đến bệnh viện khi thấy có các dấu hiệu trở nặng bất
ngờ:
Trẻ mệt nhiều hơn, vẻ âu lo bứt rứt, li bì hoặc vật vã
Tay chân lạnh, đau bụng nhiều hơn
Ói nhiều, da đổi màu bầm, môi tím lại.
- Xét nghiệm máu có tình trạng cô đặc máu.
* Ðiều trị bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Khi đã nghĩ tới bệnh sốt xuất huyết thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện để
được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện tại đa số được khuyên là không nên dùng
thuốc hạ nhiệt nhóm Salicylates vì có thể gây xuất huyết và làm toan huyết. Thuốc
được sử dụng nhiều nhất là paraccetamol, lau mát để hạ sốt.Truyền dịch.
Dưỡng khí.
Thuốc an thần.
Hạn chế một số thủ thuật gây chảy máu, đặc biệt là chọc hút ở các tĩnh mạch
lớn.Trong trường hợp có tràn dịch màng phổi, gây khó thở, có thể chọc dò thoát dịch
để giải quyết tạm thời tình trạng suy hô hấp.Sự theo dõi được tiến hành liên tục cụ thể
là : Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ mỗi 15 - 30 phút một lần hoặc sát hơn, cho đến
khi ổn định, lượng dịch truyền, lượng nước tiểu.
* Bệnh sốt xuất huyết được phòng ngừa thế nào ?
Theo dõi tất cả các trường hợp có sốt. Dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng và xét
nghiệm để chẩn đoán sớm, đồng thời có biện pháp điều trị thích hợp.
Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi
thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt).
Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày
lẫn đêm.

Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa
với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).
Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú
đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ
Page 23


xe…), thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén
nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc
diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.
Hiện vẫn chưa có thuốc chủng ngừa bệnh sốt xuất huyết.
Do đó việc phòng bệnh bằng các biện pháp trên vẫn còn có hiệu quả
@. CHUYÊN ĐỀ 4 : TUYÊN TRUYỀN VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH
ĐAU MẮT ĐỎ
1/Đau mắt đỏ là gì ?
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp, bệnh gây viêm khu trú hay lan tỏa ở kết
mạc, gây nên những bệnh cảnh lâm sàng đa dạng và phong phú. Bệnh hay gặp vào
mùa hè, có tính chất lây lan và có khả năng phát triển thành dịch.
2/Nguyên nhân ?
Đau mắt đỏ có thể vì những nguyên nhân sau:
- Viêm kết mạc do vi khuẩn: chiếm 1/3 các dạng viêm kết mạc. Thường do các vi
khuẩn như tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, Diplobacille de Morax.
- Viêm kết mạc do virus là một bệnh phổ biến sau viêm kết mạc do vi khuẩn nhưng là
một bệnh có khả năng phát triển thành dịch rộng.
- Viêm kết mạc do dị ứng : Đau mắt đỏ do dị ứng thường bị ở cả hai mắt và là một
phản ứng dị ứng với chất gây dị ứng.
- Viêm kết mạc do nhiễm hóa chất….
- Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì
đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn
đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

3/Triệu chứng thường gặp ?
- Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là : đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả
hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt. đau
mắt đỏ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra
được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt.
- Viêm kết mạc thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây
sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn
mắt kia.
4/Cách chữa và điều trị bệnh đau mắt đỏ ?
- Hiện chưa có thuốc diệt virut gây đau mắt đỏ. Các thuốc đang có hiện nay như
acyclovir, zovirax... chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của virut. Nếu dùng thì cũng
không làm bệnh nhanh khỏi hơn mà chỉ hỗ trợ quá trình diễn biến của bệnh diễn ra
thuận lợi. Đối với kháng sinh chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ, kháng sinh
phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân đau mắt đỏ. Cũng chỉ nên
dùng một trong các loại kháng sinh sau đây: tobramycine 0.3% (tobrex, toeycine),
quinolone (oflovid, okacin, vigamox), neomycine và polymycine B (cebemycine).
- Tại sao lại phải dùng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo?
- Nước muối sinh lý 0,9% hay cao cấp hơn là nước mắt nhân tạo (Tear natural) sẽ
rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm êm dịu đôi mắt đang cộm rát khó
Page 24


chịu. Các chế phẩm trên không có chất kháng sinh cũng không có chất diệt virut
nhưng vẫn được kê đơn rộng rãi là nhờ những tính năng trên. Các chế phẩm bôi trơn
mắt có độ nhớt quá cao như celluvisc, liposic không nên dùng trong giai đoạn đầu của
bệnh.
- Có nên dùng các phương thức điều trị dân gian?
- Rất nhiều người nghiện xông lá trầu không, lá dâu, lá tre... Kinh nghiệm cho thấy,
các phương pháp này tuy có làm người bệnh dễ chịu đôi chút nhưng không hề làm
bệnh mau khỏi, chưa kể một số bệnh nhân xông lá có thể gây bỏng mắt, trợt giác

mạc, xuất huyết dưới kết mạc và sưng
nề hơn sau khi xông lá.
- Uống lá dấp cá, uống chè hoa cúc có vẻ khả dĩ hơn phương pháp xông lá.
- Có nên uống thuốc kháng sinh,uống thuốc chống sưng nề hay kháng viêm:
- Hoàn toàn không cần thiết. Như đã nói kháng sinh không phải là vũ khí để chống
chọi với mầm bệnh virut. Tuy một vài bệnh nhân có sốt nhẹ, đau họng, sưng hạch, ho
húng hắng... nhưng đó là triệu chứng xâm nhập của virut vào cơ thể và phản ứng của
hệ bạch huyết. Do vậy không cần phải dùng kháng sinh. Thuốc chống sưng nề, chống
viêm có lẽ chỉ làm bác sĩ và bệnh nhân yên tâm hơn chứ không có tác dụng thực tế.
- Việc dùng các thuốc nhỏ mắt có cortizol Polydexa hay clodexa đã từng gây kinh
hoàng
cho rất nhiều bệnh nhân bởi rất nhiều tai biến của chúng. Ai cũng biết đây là con dao
hai lưỡi trong điều trị học nhãn khoa. Tuy nhiên trong viêm kết mạc dịch, quan điểm
có vẻ cởi mở hơn. Các thuốc giảm viêm dùng sau ngày thứ 5 kể từ lúc phát bệnh có
vẻ làm bệnh diễn tiến nhanh theo chiều hướng tốt. Một vài trường hợp cá biệt bệnh sẽ
nặng lên do những nguyên nhân sau đây: chẩn đoán nhầm, kháng sinh không đủ hiệu
lực che chở nhiễm khuẩn. Sau cùng thì chúng ta vẫn nên nhớ một nguyên tắc là:
không được sử dụng các sản phẩm có cortizol nếu không có đơn của thầy thuốc
chuyên khoa mắt.
5/Phòng bệnh đau mắt đỏ như thế nào ?
- Vệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan Đau mắt đỏ. Một khi đã được chẩn
đoán là đau mắt đỏ bạn cần thực hiện các bước sau:
- Cách ly người bệnh và điều trị tốt cho họ.
- Không dụi mắt bằng tay.
- Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng.
- Lau rửa dịch dử mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt
ngay.
- Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
- Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
- Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.

- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
- Tránh không đến nơi có nhiều bệnh nhân mắt trong mùa dịch như bệnh viện, siêu
thị, các trung tâm vui chơi giải trí... Rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng nhiều lần trong
Page 25


×