Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

skkn biện pháp chỉ đạo quản lý và sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả tại trường THPT thanh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.39 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY
HỌC CÓ HIỆU QUẢ TẠI TRƯỜNG THPT THANH BÌNH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Quá trình giáo dục và dạy học được cấu thành bởi nhiều yếu tố có liên quan
chặt chẽ và tương tác với nhau. Các yếu tố đó là: mục tiêu, nội dung, phương pháp,
giáo viên, học sinh và phương tiện (cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học).
Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành quá trình giáo dục và dạy học không thể
tách rời được. Như vậy cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị dạy học là một bộ
phận, một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình giáo dục và dạy học.
Mặt khác, giáo dục Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh có trình độ học
vấn phổ thông và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục
học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học Nghề hoặc đi vào cuộc sống
lao động. Chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình sách giáo
khoa, do đó ta phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với nội dung chương
trình mới đó. Phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh,
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh. Thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện
phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học ở các trường rất phong phú, đa dạng và
phức tạp. Muốn sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả vào mục tiêu dạy học cần
phải tăng cường công tác quản lý thiết bị dạy học. Nó là yếu tố quan trọng đảm bảo
phương pháp, chất lượng dạy học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội
dung, phương pháp và phương tiện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là cầu
nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa Học và Hành. Có thể nói gọn trong bốn từ
“Học, Hỏi, Hiểu, Hành” là một nguyên tắc của một nền giáo dục hiện đại. Đây là
một biện pháp quan trọng nhằm trực tiếp tác động tích cực đến chất lượng dạy và
học. Lênin đã chỉ rõ: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý…”
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã nêu: “ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản
của giáo dục là nhằm xây dựng những người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội , có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên


cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại; phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công
nghệ hiện đại; có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công
nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ
nghĩa xã hội…”
Thực tế giáo dục trong giai đoạn vừa qua cho phép chúng ta nhận thức rõ
rằng: Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo, toàn xã
hội phải có sự chuẩn bị công phu, quyết tâm cao, có sự cố gắng liên tục để tạo ra
các tiền đề về nhận thức, về cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ - giáo viên cho
ngành. Sự chỉ đạo sát sao, cụ thể và hiệu quả của hệ thống bộ máy quản lý nhà
Trang 1


nước và các cơ quan chuyên ngành giáo dục và đào tạo có thể tạo nên bước nhảy
về chất lượng nhằm đạt tới mục tiêu. Đảng ta đã khẳng định: "...Cùng với khoa học
và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài..."
Trong nhà trường phổ thông nói riêng, các nhà trường nói chung vấn đề
nâng cao chất lượng dạy và học đang là vấn đề cấp bách được các nhà quản lý trăn
trở và quan tâm để tìm ra những giải pháp mới tối ưu. Một điều mà người quản lý
nào cũng nhận thức được: Trong hàng loạt các hoạt động chỉ đạo ở trường học thì
hoạt động chỉ đạo quản lý và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học
là vô cùng quan trọng để góp phần tạo nên chất lượng Dạy và Học.
Qua thực tế công tác ở trường tôi, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
và sử dụng thiết bị dạy học bước đầu đã có sự thành công nhưng còn nhiều bất cập,
còn một số giáo viên chậm đổi mới, ít sử dụng thiết bị dạy học. Để đáp ứng được
mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới trước sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ hiện nay, đòi hỏi toàn ngành giáo dục phải đổi mới triệt để phương pháp
dạy học, nhất thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học trong các giờ dạy. Việc quản

lý và sử dụng thiết bị dạy học đặt ra cho các trường phải có biện pháp quản lý, sử
dụng, bảo quản thiết bị dạy học có hiệu quả và chất lượng. Để góp một phần nhỏ
cùng đồng nghiệp quản lý tháo gỡ vấn đề này tôi đã nghiên cứu chọn đề tài:
"Biện pháp chỉ đạo quản lý và sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả tại
trường THPT Thanh Bình"
II. CƠ SỞ LÝ LUÂN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
Mục tiêu của giáo dục trong nhà trường là “Học đi đôi với hành” lý luận
phải đi đôi với thực tiễn. Lý luận và thực tiễn là hai mặt của quá trình nhận thức.
Lenin đã diễn tả vấn đề này một cách khái quát như sau: “ Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện
chứng của nhận thức chân lý, của nhận thức thực tại khách quan”
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học và tất cả các phương tiện vật chất cần thiết
khác là để giúp giáo viên, học sinh tiến hành và tổ chức hợp lý có hiệu quả chương
trình giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học có tính phong phú, đa dạng, phức tạp cả về
loại hình, cấu trúc, đòi hỏi cao về điều kiện bảo quản và sử dụng.
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của nhà trường là một bộ phận cấu thành
về phương diện tổ chức của giáo dục. Sự phát triển giáo dục có thể đánh giá thông
qua trình độ trang thiết bị và việc sử dụng chúng trong quá trình học tập giảng dạy
như thế nào.

Trang 2


- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng đảm bảo phương
pháp, chất lượng dạy và học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung,
phương pháp và phương diện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là phương tiện,
là đối tượng, là tiền đề của nhận thức.
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng cho việc đổi mới và

cải tiến phương pháp dạy học.
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học cho phép giáo viên tăng khối lượng kiến
thức, giảm thời gian đáng kể cho những đơn vị kiến thức, tạo ra sự lôi cuốn và
hứng thú trong việc học tập của học sinh đồng thời rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho
cả người dạy lẫn người học.
Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội về đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông chỉ rõ: “...Đổi mới nội dung chương trình, sách
giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng
cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học…đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác
quản lý giáo dục...”
Chỉ đạo quản lý và sử dụng thiết bị dạy học trong trường phổ thông là tác
động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu
quả cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào
tạo. Cơ sở vật chất – kỹ thuật mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng và
sâu đến đấy.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục và
cũng đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn
của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ Công nghiệp
hoá - Hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó đặt ra cho các
trường phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Hơn nữa nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội, đòi
hỏi mỗi giáo viên luôn luôn có nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao vị thế của
mình trong xã hội, tạo thế đứng vững chắc để tồn tại và phát triển.
- Mặt khác trong các nhà trường phổ thông hiện nay việc chỉ đạo quản lý và
sử dụng thiết bị dạy học của người Hiệu trưởng gặp không ít khó khăn. Vì đội ngũ
giáo viên ở các trường còn thiếu đồng bộ về các môn đào tạo, về kỹ năng thực
hành, sử dụng thiết bị dạy học. Trong khi đó ngành giáo dục đã và đang tiến hành
đánh giá đúc rút kinh nghiệm chuẩn bị cho việc tiến hành thay sách giáo khoa ở cả

ba cấp học: Tiểu học; THCS và THPT trong thời gian tới. Phong trào đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học đang diễn ra và ngày
càng được cải tiến rộng khắp trong các nhà trường. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ
rõ: Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học chỉ được phát huy tác dụng tốt trong việc giáo
dục và đào tạo khi được quản lý tốt. Chính vì vậy, đi đôi với việc đầu tư trang thiết
Trang 3


bị, điều quan trọng hơn hết là phải chú trọng đến việc quản lý cơ sở vật chất - thiết
bị dạy học trong nhà trường. Vì cơ sở vật chất – thiết bị dạy học là một lĩnh vực
vừa mang tính kinh tế - giáo dục lại vừa mang tính khoa học - giáo dục, cho nên
việc quản lý một mặt phải tuân thủ theo yêu cầu chung về quản lý kinh tế và quản
lý khoa học. Mặt khác, cần phải tuân thủ theo các yêu cầu quản lý chuyên ngành
giáo dục.
III. TỔ CHỨC THỰC HIÊN VÀ CÁC GIẢI PHÁP
1. Xây dựng kế hoạch cho công tác xây dựng cơ sở vật chất - thiết bị dạy
học.
Là quá trình thiết lập các mục tiêu về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, hệ
thống các hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó, xây dựng
các quy định, quy chế, quy trình quản lý, sử dụng, sửa chữa và bảo quản cơ sở vật
chất - kỹ thuật, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đạt hiệu quả
sử dụng. Khi lập kế hoạch cần chú ý :
- Điều tra cơ bản, xác định hiện trạng, đánh giá mức độ trang bị cơ sở vật chất
- kỹ thuật, thiết bị dạy học so với yêu cầu của nhà trường; xác định hiệu quả khai
thác, sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị dạy học hiện có.
- Xác định mức kinh phí cần trang bị cho từng năm học, từng học kỳ…từ
nhiều nguồn kinh phí khác nhau (nhà nước, ngân sách của nhà trường, viện trợ và
xã hội hoá…)
- Xây dựng kế hoạch tăng cường, trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở
vật chất - kỹ thuật, thiết bị dạy học: mua sắm, sửa chữa, sưu tầm, tự làm…Trong

kế hoạch cần định rõ mốc thời gian cho những công việc cần hoàn thành.
2. Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học.
- Thiết bị dạy học là một trong những điều kiện vật chất của nhà trường.
- Thiết bị dạy học có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý
giáo dục của Đảng và Nhà nước: “Học đi đôi với hành , giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”
- Thiết bị dạy học là công cụ lao động của giáo viên, là phương tiện giúp học
sinh dễ hiểu các khái niệm, dễ lĩnh hội các kiến thức, giúp học sinh hình thành
những kỹ năng, thói quen cần thiết, bước đầu luyện tập thực hành, lao động, ứng
dụng trong đời sống.
- Thiết bị dạy học có vai trò hết sức cần thiết cho các quá trình sư phạm. Hiện
nay có rất nhiều thiết bị dạy học mới được sử dụng trong dạy học, đặc biệt là việc
ứng dụng công nghệ thông tin. Với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công
nghệ, thiết bị giáo dục trong nhà trường ngày càng nhiều đã làm thay đổi một cách
căn bản về phương pháp, làm cho quá trình giáo dục sinh động và hiệu quả hơn.
Trang 4


- Thiết bị dạy học cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh
động, do khả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho giáo viên và học sinh như: tăng tốc
độ truyền tải thông tin mà không làm giảm chất luợng thông tin, thực hiện các
phương pháp trực quan, thực nghiệm, khả năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn
luyện kỹ năng làm việc, học tập, bồi dưỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức,
tạo ra sự hứng thú lôi cuốn khi học, tiết kiệm thời gian trên lớp, cải tiến các hình
thức lao động sư phạm, tạo khả năng tổ chức một các khoa học và điều khiển các
hoạt động giáo dục.Do vậy cần có quy định về việc đưa trang thiết bị vào sử dụng
trong các giờ học. Xây dựng nề nếp dạy và học theo hướng kết hợp học thông qua
thực nghiệm.
- Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng, bảo quản
và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.

3. Quản lý về mặt hành chính thiết bị dạy học chặt chẽ, hợp lý, khoa học.
Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng là một công việc cần phải được thể chế hóa bằng các văn bản để bắt buộc
mọi thành viên trong nhà trường tuân thủ. Hiệu trưởng cần xây dựng và hoàn chỉnh
những quyết định, quy định, quy chế liên quan đến đến công tác quản lý và sử
dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị dạy học:
- Quyết định phân công, bổ nhiệm các thành viên thuộc bộ máy quản lý cơ sở
vật chất - kỹ thuật, thiết bị dạy học của nhà trường.
- Quyết định về chế độ trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và nhân viên trực
tiếp quản lý các loại phòng chức năng.
- Quy định về quy trình mua sắm thiết bị giáo dục và các trang thiết bị khác.
- Quy định về việc phân công trách nhiệm trong công tác quản lý cơ sở vật
chất - kỹ thuật, thiết bị dạy học.
- Quy định về quy trình giao nhận, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng cơ sở vật
chất - kỹ thuật, thiết bị dạy học.
- Quy chế sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị dạy học ở các loại phòng
chức năng trong nhà trường…..
Thiết bị dạy học một mặt là phương tiện, là đối tượng của giảng dạy và học
tập, mặt khác đó là những đối tượng vật chất cụ thể cho nên có thể tốt, xấu, hư
hỏng, mất mát hoặc giảm chất lượng. Do vậy việc chỉ đạo quản lý, sử dụng, bảo
quản chặt chẽ, hợp lý và khoa học cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị dạy học là rất
cần thiết.
4. Coi trọng việc tự làm đồ dùng dạy học và động viên mọi thành viên
của tập thể sư phạm tham gia xây dựng, quản lý, sử dụng thiết bị dạy học.

Trang 5


Bên cạnh các thiết bị giáo dục được sản xuất theo các quy trình công nghiệp,
Hiệu trưởng cần chú ý, động viên giáo viên tự làm các thiết bị giáo dục, đồ dùng

dạy học. Cơ quan Unesco của Liên Hiệp Quốc đã khuyến khích và bảo trợ cho hoạt
động này vì nó hướng vào việc khai thác trí tuệ và lao động của thầy và trò từ các
nguyên vật liệu tại địa phương để giải quyết kịp thời yêu cầu dạy và học.
Do đó, việc tự làm thiết bị giáo dục được coi là hoạt động có tính chất nghiệp
vụ của nhà trường, của mỗi giáo viên, là một hoạt động vừa có ý nghĩa giáo dục lại
vừa có ý nghĩa kinh tế.
Đánh giá chung về hiệu quả của quá trình giáo dục và đào tạo thì mỗi phương
pháp gắn liền với từng loại phương tiện sẽ đạt hiệu quả khác nhau. Theo nghiên
cứu của Hiệp hội Công nghệ nghe nhìn ở Mỹ thì:
- 10% đối với những gì ta đọc được.
- 20% đối với những gì ta nghe được.
- 30% đối với những gì ta nhìn được.
- 50% đối với những gì ta nhìn và nghe được.
- 80% đối với những gì ta nói được.
- 90% đối với những gì ta nói và làm được.
Do đó trong nhà trường cần phải có thiết bị giáo dục đầy đủ và cần nâng cao
trình độ lý luận nhận thức và hiểu biết về việc bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Có chế độ động viên,
khen thưởng cán bộ giáo viên trong việc bảo quản, sử dụng và tự làm thiết bị dạy
học.
5. Kiểm tra và đánh giá việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học.
Nhằm thực hiện ba chức năng: đánh giá, phát hiện và điều chỉnh.
- Kiểm tra việc mua sắm các thiết bị giáo dục đã ghi trong kế hoạch, xác định
chất lượng, lắp đặt và cho vận hành thử…
- Kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc giáo viên tự làm thiết bị dạy học đã ghi trong
kế hoạch.
- Kiểm tra đánh giá giáo viên sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học dựa vào:
kế hoạch cá nhân, sổ mượn thiết bị và thực tế các giờ dạy trên lớp
- Kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ. Hiệu trưởng phối kết hợp với Phó hiệu
trưởng phụ trách cơ sở vật chất, Ban thanh tra nhân dân, nhân viên phụ trách thiết
bị thí nghiệm để làm tốt công tác kiểm tra cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. Vì:

"Kiểm tra là chức năng cơ bản của quản lý".
Trang 6


Hàng năm phải tiến hành kiểm kê thiết bị dạy học theo đúng quy định của
Nhà nước về công tác quản lý tài sản.
6. Các giải pháp
6.1. Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học:
- Hiệu trưởng bắt buộc tất cả các giáo viên dạy phải biết sử dụng thiết bị dạy
học phải ghi rõ tên thiết bị dạy học vào giáo án ở phần chuẩn bị. Việc sử dụng
thiết bị dạy học là thực hiện quy chế chuyên môn, nếu giáo viên nào cố tình vi
phạm sẽ bị xử lý kỷ luật. Các tổ trưởng chuyên môn khi ký duyệt giáo án phải
kiểm tra khâu chuẩn bị của giáo viên đồng thời kiểm tra sổ đăng ký mượn đồ dùng
dạy học để đối chiếu.
- Hiệu trưởng cũng đề ra kế hoạch thi làm đồ dùng dạy học ở các tổ chuyên
môn và thi sử dụng thiết bị dạy học, phát động sâu rộng trong giáo viên việc sử
dụng thường xuyên thiết bị dạy học. Đề ra các mức thưởng thích đáng để kịp thời
động viên khen thưởng các giáo viên có sáng kiến hay và có thành tích trong việc
làm đồ dùng dạy học và sử dụng thành thạo, hiệu quả thiết bị dạy học.
- Ban Giám hiệu tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp để kiểm tra việc sử
dụng thiết bị dạy học của tất cả giáo viên.
6.2. Phân loại thiết bị dạy học theo môn:
- Sắp xếp các loại thiết bị dạy học, tranh ảnh, bản đồ theo khối, theo môn.
- Phân công các giáo viên trực tiếp dạy bộ môn đó sắp xếp tranh ảnh, bản
đồ... theo thứ tự các tiết dạy.
- Đánh số ở ngoài hộp và đánh số lên vị trí để các thiết bị đó.
- Dùng các ký tự chữ cái để đánh lên các giá để thiết bị hoặc tủ đựng thiết bị.
Việc phân loại các thiết bị và đánh số vị trí nơi để từng loại thiết bị giúp giáo
viên dễ tìm khi sử dụng và công tác kiểm tra đột xuất việc sử dụng thiết bị dạy học
của giáo viên rất dễ dàng vì nó bị khuyết ở vị trí của nó trên giá mà ta không cần

theo dõi sổ mượn của phòng thiết bị thí nghiệm.
6.3. Lập sổ theo dõi việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên
* Sổ ghi tên các thiết bị dạy học theo môn và khối lớp (Phụ lục 1)
Ghi rõ vị trí của thiết bị đó ở giá (hoặc tủ) nào, ở vị trí số mấy, đồng thời ghi
tên các tiết dạy (theo phân phối chương trình) sử dụng thiết bị đó.
* Sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học (Phụ lục 2)

Trang 7


Sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học giúp cho nhân viên thiết bị thí nghiệm dễ
dàng hơn trong khâu quản lý và bảo quản các thiết bị đó. Nó còn giúp cho cán bộ
quản lý biết giáo viên của mình có sử dụng thiết bị dạy học đó hay không.
Sổ ghi tên các thiết bị dạy học và sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học có mối
quan hệ hữu cơ với nhau mang tính thống nhất, đảm bảo độ khớp với sổ đăng ký
mượn sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, độ khớp với sổ đầu bài ở số tiết theo
phân phối chương trình, độ khớp với giáo án của giáo viên (ở phần chuẩn bị).
* Sổ đăng ký dạy thực hành, thí nghiệm (Phụ lục 3)
Sổ đăng ký tiết dạy thực hành sẽ giúp cho nhân viên phụ trách phòng thí
nghiệm chuẩn bị, giúp tổ trưởng chuyên môn điều phối, sắp xếp để các giáo viên
không bị trùng tiết thực hành, đảm bảo có phòng cho giáo viên hướng dẫn học sinh
thực hành thí nghiệm, giúp cán bộ quản lý dễ dàng kiểm tra việc thực hiện chương
trình của giáo viên, tránh trường hợp giáo viên cắt xén các tiết thực hành.
* Sổ đăng ký tiết dạy bằng công nghệ thông tin (Phụ lục 4)
Sổ đăng ký dạy công nghệ thông tin giúp cho giáo viên không bị trùng lặp
các giờ dạy bằng công nghệ thông tin dẫn đến không có phòng máy để dạy, mặt
khác giúp hiệu trưởng quản lý, kiểm tra thống kê được số tiết dạy bằng công nghệ
thông tin, nhận xét được chính xác những giáo viên tích cực soạn giảng bằng
công nghệ thông tin, dự giờ và đánh giá được hiệu quả của những tiết dạy đó.
6.4. Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm.

Nhằm mục đích tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước nói chung, quản
lý nhà trường nói riêng đối với công tác cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị dạy học.
Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra, giám sát “ Quản lý mà không có kiểm tra
thì xem như không có quản lý” Bằng hình thức kiểm tra định kỳ nhằm mục đích
vừa đánh giá vừa rút kinh nghiệm việc sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, thiết bị
dạy học, kiểm tra đột xuất chủ yếu nhằm mục đích đánh giá mức độ đều đặn, nền
nếp ổn định của việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị dạy học để kịp thời
uốn nắn sửa chữa những mặt còn hạn chế.
Sau mỗi năm học phải có kế hoạch kiểm kê toàn bộ số thiết bị dạy học hiện
có, đánh giá chất lượng của các thiết bị dạy học để có phương án sửa chữa, bổ
sung, thay thế cho các năm học tiếp theo.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
Với các giải pháp và biện pháp chỉ đạo quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
như trên của Hiệu trưởng, chất lượng Dạy - Học và giáo dục của trường THPT
Thanh Bình đã đạt được một số kết quả sau:
- Việc sử dụng thiết bị dạy học đã trở thành một nhu cầu, một nền nếp tự
giác thường xuyên của mọi giáo viên trong trường. 100% giáo viên đã giảng dạy
Trang 8


trực quan sinh động, trong điều kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học hiện có của nhà
trường. Ngoài ra một số giáo viên còn tích cực sáng tạo ra các dồ dùng dạy học
mang lại hiệu quả cao và được đưa vào triển khai sử dụng chung trong tổ khối.
Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị dạy học của giáo viên đã tạo nên không khí
sôi động, những giờ học hay, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo học
tập của học sinh, giúp cho học sinh yêu thích bộ môn, rèn cho học sinh ý thức học
tập, kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Có thể nói các giờ học của
trường chúng tôi lúc nào thực hiện các thiết bị đồ dùng dạy học là như các giờ “hội
giảng, thao giảng”.
- Kết quả xếp loại Học lực cuối năm của trường THPT Thanh Bình trong 3

năm gần đây cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại học lực Khá, Giỏi năm sau cao hơn
năm trước và ngược lại tỷ lệ học sinh xếp loại học lực Trung bình trở xuống năm
sau giảm hơn năm trước cụ thể:
Giỏi

Tổng
số

TS

2013-2014

1599

61

2014-2015

1454

2015-2016

1433

Năm học

Khá
%

TS


%

Trung bình

Yếu, kém

TS

%

TS

%

3.91% 622 39.90%

754

48.36%

122

7.82%

94

6.46% 587 40.37%

674


46.35%

99

6.81%

115

8.03% 595 41.52%

625

43.61%

98

6.84%

V. ĐỀ XUÁT KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Thiết bị dạy học thường cho hai mục đích: một là chứng minh và hai là thực
hành; nếu thiết bị dạy học chứng minh được sử dụng vào mục đích tìm ra kiến thức
mới thì hoạt động thực hành như là phương thức hiệu quả trong việc củng cố kiến
thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
Thiết bị dạy học có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng, nó phải
cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan, sư phạm, an toàn và giá
cả hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó đem lại và không nhất thiết là những
thiết bị đắt tiền.
Nhằm mục đích tăng cường hiệu lực quản lý nhà trường với công tác chỉ đạo
quản lý và sử dụng thiết bị dạy học, Hiệu trưởng cần phải thực hiện tốt các giải

pháp đã nêu, mặt khác thường xuyên kiểm tra, dự giờ để đánh giá khả năng, trình
độ và các yêu cầu về kỹ năng, kỹ xảo sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. Tổ
chức cho các tổ chuyên môn báo cáo chuyên đề, trao đổi, thảo luận để làm rõ
những vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học. Đối với
các thiết bị giáo dục hiện đại, mới mẻ giáo viên cần phải được tập dượt, thực hành
thuần thục. Nói tóm lại theo tôi cần phải thực hiện tốt 6 yêu cần sau:

Trang 9


Thứ nhất: Hiệu trưởng phải nâng cao tính hiệu quả và khoa học trong việc
quản lý thiết bị giáo dục phải chỉ đạo cụ thể cho từng qui trình: Lập kế hoạch mua
sắm, sửa chữa, bảo quản. Quan tâm nhiều hơn đến công tác tổ chức sử dụng thiết
bị giáo dục nói chung và thiết bị dạy học thông minh nói riêng sao cho có thể khai
thác một cách tối ưu và có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, không
để các thiết bị dạy học đắt tiền nằm chết trong kho mà phải cụ thể hoá công tác sử
dụng thiết bị dạy học bằng những quy định rõ ràng. Cần phải có kế hoạch tổ chức
kiểm tra kịp thời, thường xuyên đối với việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
Thứ hai: Muốn công tác quản lý thiết bị giáo dục ở trường Trung học phổ
thông được tốt người Hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và
tầm quan trọng của thiết bị giáo dục trong nhà trường phổ thông, trong việc giáo
dục toàn diện cho học sinh. Nếu nhận thức được điều đó thì người Hiệu trưởng sẽ
hướng dẫn việc tổ chức, thực hiện việc quản lý thiết bị trong nhà trường cho toàn
thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh của trường thực hiện tốt
Thứ ba: Cần thực hiện đúng quy trình tổ chức quản lý đối với thiết bị giáo
dục. Đặc biệt chú ý hai khâu tổ chức sử dụng, bảo quản và khâu kiểm tra đánh giá.
Việc tổ chức sử dụng và bảo quản cần phải tiến hành đúng quy định, phải được cụ
thể hóa bằng kế hoạch và bằng lịch hoạt động, có phân công, trách nhiệm rõ ràng,
hợp lý. Hiện nay khâu kiểm tra, đánh giá thường thực hiện chưa chặt chẽ ở các
trường vì vậy cần phải chú trọng công tác kiểm tra đánh giá nhằm làm tốt công tác

tư vấn, thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Thứ tư: Phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, thói quen, kỹ
năng sử dụng và bảo quản tốt thết bị giáo dục đối với đội ngũ giáo viên. Hiệu
trưởng phải chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai sử dụng hiệu
quả các thiết bị dạy học, coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc
đánh giá kết quả giảng dạy của năm học.
Thứ năm: Cần có sự quan tâm trong việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên
làm công tác thiết bị theo đúng tiêu chuẩn. Chỉ đạo nhân viên thiết bị thường
xuyên sắp xếp ngăn nắp, khoa học thiết bị theo từng bộ môn, từng khối lớp. Báo
cáo kịp thời những vướng mắc trong việc sử dụng, bảo quản, thiếu thốn thiết bị dạy
học hoặc đề xuất thanh lý những thiết bị không còn sử dụng được, cập nhật sổ sách
và các loại thiết bị khi mua sắm hoặc khi cho giáo viên mượn.
Thứ sáu: Có chế độ động viên khen thưởng kịp thời đối với những nhân viên,
giáo viên làm tốt công tác sử dụng, bảo quản cũng như tự làm đồ dùng dạy học đơn
giản, hiệu quả nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của họ.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống văn bản pháp luật mới về giáo dục đào tạo dành cho Hiệu trưởng và
lãnh đạo trường học. (Nhà xuất bản Thống kê)
2. Những bài giảng về quản lý trường học – Tập II. (Hà Sĩ Hồ - Lê Tuấn - Nhà
xuất bản Giáo dục 1987)
Trang 10


3. Quan niệm về hiệu quả trong giáo dục và hiệu quả sử dụng học liệu, phương
tiện thiết bị giáo dục. (Tác giả: Đặng Thành Hưng – Tạp chí Phát triển giáo dục số
5 năm 1985)
4. Điều lệ trường phổ thông. (Bộ giáo dục)
5. Tập 2 và 3 giáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thông. (Trường Cán bộ quản
lý Giáo dục và đào tạo II)
6. Văn kiện Hội nghị Trung ương II khoá VIII. (Tạp chí)

7. Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội
8. Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ
VII. PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1:

SỔ GHI TÊN THIẾT BỊ DẠY HỌC
Môn:………

STT

Tên thiết bị đồ dùng dạy học

Vị trí
Giá/tủ

Dạy tiết
Số

1
2
3
...


2. Phụ lục 2:

SỔ NHẬT KÝ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
Môn …….

Thứ - ngày


Trang 11

Họ và tên
Giáo viên

Môn Lớp Tên thiết bị

Dạy Ký
Ngày
tiết mượn trả


trả


......

......

3. Phụ lục 3:

SỔ ĐĂNG KÝ TIẾT DẠY THỰC HÀNH
Môn ……..

Thứ ngày

Họ và tên
GV


.......

.......

4. Phụ lục 4:

Dạy
tiết

Lớp

Tên bài thực hành

Ký tên

DANH SÁCH GIÁO VIÊN
ĐĂNG KÝ DẠY BẰNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TUẦN……

THỨ TIẾT

Trang 12

BUỔI SÁNG

BUỔI CHIỀU


Phòng
máy 1


Phòng
máy 2

Phòng
máy 3

Phòng
máy 1

Phòng
máy 2

Phòng
máy 3

Người thực hiện

Nguyễn Hữu Hoan

MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

I. Lý do chọn đề tài.

1

II. Cơ sở lý luận và thực tiễn.


2

Trang 13


III. Tổ chức thực hiện và các giải pháp.

4

IV. Hiệu quả của đề tài.

8

V. Đề xuất khuyến nghị và khả năng áp dụng.

9

VI. Danh mục các tài liệu tham khảo.

10

VII. Phụ lục

11

Mục lục

13


Trang 14



×