Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận cao học thị trường trái phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.46 KB, 8 trang )

Bài tiểu luận
Chương 1: Tổng quan thị trường trái phiếu giai đoạn 2013 -2015

1.1 Tổng quan về Trái phiếu
1.1.1

Trái phiếu là gì.
Trái phiếu là một trong các loại hàng hoá trên thị trường tài chính, đó là một dạng chứng thư
xác nhận nghĩa vụ trả những khoản lãi theo định kỳ và vốn gốc khi đến hạn của tổ chức phát
hành.
Đây là loại chứng khoán nợ, không có quyền sở hữu đối với tổ chức phát hành. Trái chủ
được nhận những khoản chi trả cố định và ưu tiên nhận tiền chi trả trước cổ đông cũng như
nhận lãi suất trước cổ tức.
Người nắm giữ trái phiếu gọi là trái chủ.B

1.1.2

Vai trò của Trái Phiếu
- Đối với nên kinh tế:
Thứ nhất, thị trường trái phiếu là một trong những kênh huy động vốn của thị trường tài
chính, thu hút nguồn vốn lớn từ những nhà đầu tư có vốn tiết kiệm nhàn rỗi sang những
người có nhu cầu thực sự về vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo nên
những hoạt động đầu tư, kinh doah thực sự có hiệu quả.
Thứ hai, trái phiếu góp phần đa dạng hoá các công cụ tài chính. Bên cạnh thị trường cổ
phiếu với mức độ rủi ro cao thì trái phiếu được xem là kênh đầu tư an toàn hơn và có hiệu
quả cao trong đầu tư dài hạn
Thứ ba, thị trường trái phiếu phát triển giúp Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ, thực thi
chức năng quản lý vĩ mô kinh tế - xã hội có hiệu quả. Trái phiếu chính phủ phát hành khuyến
khích các cá nhân, tổ chức tham gia phát triển kinh tế đất nước, giảm áp lực cung - cầu tiền
mặt trên thị trường, ổn định môi trường tiền tệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực tài chính trong nước. Đồng thời, nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ được phân bổ


hợp lí nhằm phát triển các công trình công cộng, phúc lợi xã hội. Từ đó nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân.
- Đối với doanh nghiệp:
Thứ nhất, trái phiếu giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách dễ dàng. Trong hoạt
động kinh doanh, nhu cầu vốn lúc nào cũng rất lớn. Ngoài hình thức vay vốn thông qua ngân
hang ( huy động vốn gián tiếp ) và phát hành cổ phiếu thì phát hành trái phiếu giúp doanh
nghiệp chủ động trong việc thanh toán lãi suất và vốn gốc tuỳ theo tình hình cụ thể của công
ty.
Thứ hai, khi cần huy động vốn mà doanh nghiệp ngại phát hành cổ phiếu vì nhiều lí do như bị
pha loãng quyền sở hữu, lợi nhuận bị chia đều cho các nhà đầu tư tuỳ thuộc vào tình hình
làm ăn của công ty thì phát hành trái phiếu là một giải pháp tối ưu. Tuy nhiên , muốn tham gia
phát hành trái phiếu thì doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về qui mô hoạt động, tình
hình làm ăn, hệ thống kế toán - kiểm toán phù hợp với qui định của pháp luật.
- Đối với nhà đầu tư:
Tuỳ vào tình hình tài chính và khả năng mạo hiểm, nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình kênh
đầu tư thích hợp. Nếu như đầu tư vào cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao hơn, nhưng bên cạnh
đó rủi ro tương đối cao thì trái phiếu là giải pháp an toàn dài hạn. Hơn thế nữa, nếu một
doanh nghiệp giải thể hay phá sản thì trái chủ luôn được ưu tiên thanh toán trước các cổ
đông.


Chương III : Thực trạng đầu tư của các Ngân Hàng Thương Mai và chiến lược đầu tư.
Khối Ngân Hàng Thương Mại chính là các chủ thể giao dịch nhiều nhất trên thị trường trái
phiếu trong giai đoạn năm 2013-2015, chiếm đến 80% tổng giá trị giao dịch so với các chủ
thể khác chỉ là 20%. Nguyên nhân được giải thích một phần do thị trường giai đoạn này tín
dụng đang rơi vào trạng thái chậm tăng trưởng, một lí do khác là Ngân Hàng không thể để
khối nguồn vốn khổng lồ của mình dưới dạng tiền mặt – loại tài sản không sinh lời, bên cạnh
đó với dự báo lãi suất sẽ giảm trong tương lai cũng khiến cho các Ngân Hàng có thể hưởng
lợi tư việc mua bán các Trái Phiếu này.


1. Giai đoạn 2013 – 2014
Giai đoạn năm 2013 -2014 được coi là giai đoạn nở rộ đối với hoạt động của thị trường trái
phiếu tại Việt Nam. Dưới đây là hoạt động cho vay khách hàng và chứng khoán đầu tư kinh
doanh của các ngân hàng giai đoạn 6 tháng 2014:
Đơn vị : Tỷ đồng

Nhìn vào bảng sơ đồ trên ta có thể thấy, phần lớn các ngân hàng, chứng khoán đầu tư và kinh doanh
(CKĐT&KD) khi kết thúc quý 2 tăng mạnh so với đầu năm 2014, trong đó trái phiếu chiếm hầu hết tỷ
trọng của khoản mục này
Đáng chú ý tại Vietcombank (VCB), CKĐT&KD của ngân hàng tăng đến 41% so với đầu năm 2014
lên mức gần 91,500 tỷ đồng. Trong đó có đến hơn 31,400 tỷ trái phiếu chính phủ (TPCP), gần 44,300
tỷ tín phiếu Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và 6,700 tỷ đồng chứng khoán nợ do các tổ chức
tín dụng (TCTD) khác phát hành (xét riêng mục chứng khoán đầu tư). So với dư nợ cho vay,
CKĐT&KD của VCB tương đương với tỷ lệ 31%. VietABank cũng có mức tăng CKĐT&KD 41% so với
đầu năm và tương đương 72% dư nợ cho vay.
Đặc biệt giá trị đầu tư trái phiếu một số nhà băng thậm chí còn xấp xỉ với cho vay khách hàng. Điển
hình là TPBank với khoản CKĐT&KD 12,780 tỷ trong khi cho vay khách hàng 13,817 tỷ đồng. Hay
như tại Techcombank, cho vay khách hàng hơn 74,000 tỷ thì CKĐT&KD cũng xoay quanh mức
60,000 tỷ, trong đó đầu tư gần 27,250 tỷ vào TPCP và 24,150 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.
MBB cũng là gương mặt tiêu biểu trong hoạt động đầu tư TPCP nửa đầu năm 2014 (phát hành và
bảo lãnh) với gần 46,600 tỷ, trái phiếu do TCTD và tổ chức kinh tế phát hành xấp xỉ nhau và cùng đạt
mức hơn 3,100 tỷ đồng. Tổng khoản mục CKĐT&KD của MBB ở mức 60,270 tỷ, tương đương 64%
dư nợ cho vayvà tăng 20% so với đầu năm 2014.


Theo thông tin từ báo chí, trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống các TCTD đã mua 200 nghìn tỷ
đồng TPCP và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do
Chính phủ phát hành. Mặc dù lợi suất đầu tư trái phiếu có xu hướng giảm nhưng cầu đầu tư trái
phiếu vẫn tiếp tục tăng cao khi trong phiên đấu thầu TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành vào
29/07/2014 với khối lượng 8,000 tỷ nhưng số lượng đặt thầu đã lên trên 20,000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mặc dù tăng mạnh khoản mục chứng khoán đầu tư nhưng do lợi suất có xu hướng giảm
dần nên thu nhập lãi từ hoạt động này đa phần đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, so với
tổng thu nhập từ lãi (bao gồm cả lãi từ hoạt động cho vay), tỷ trọng lãi thu được từ chứng khoán đầu
tư không hề nhỏ và đang trở nên “ngon ăn” hơn so với hoạt động cho vay hiện nay.
Dưới đây là thu nhập từ chứng khoán đầu tư và tổng thu nhập từ lãi của các ngân hàng
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy hai ngân hàng MBB và Techcombank vẫn là những
nhà băng sống dựa không ít vào đầu tư trái phiếu. Trong đó, thu nhập từ lãi chứng khoán đầu tư 6
tháng đầu năm của MBB và Techcombank chiếm tỷ trọng lần lượt 39% và 38% so với tổng thu nhập
từ lãi, đạt mức khoảng 2,550 tỷ và 2,400 tỷ đồng.
BIDV (BID) cũng nằm trong số ít ngân hàng tăng thu nhập lãi từ chứng khoán đầu tư so với cùng kỳ
năm trước với tỷ lệ tăng 9% và đạt gần 3,200 tỷ đồng. Tỷ trọng khoản này của BIDV cũng chiếm đến
14% tổng thu nhập lãi của ngân hàng.
Riêng với MBB, ngân hàng công bố một số khoản đầu tư TPCP có lãi suất 6.1-13.2%/năm, trái phiếu
TCTD phát hành có lãi suất 10-12.5%/năm và trái phiếu do tổ chức kinh tế phát hành từ 017.2%/năm. Được biết theo thông tin công bố từ NHNN, tính đến ngày 24/07/2014, dư nợ cho vay
bằng VNĐ có lãi suất trên 15%/năm chiếm 4.5% và dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 13% tổng
dư nợ cho vay bằng VNĐ. Như vậy, nếu chiếu theo lãi suất đầu tư trái phiếu của MBB thì mức này
không hề thua kém nhiều so với lãi suất cho vay thông thường. Vậy nguyên nhân của việc đầu tư ào
ạt vào thị trường chứng khoán là gì, nhóm nghiên cứu xin đưa ra 2 nguyên nhân chính sau đây:
+ Thứ nhất , mức lợi suất kì vọng hấp dẫn:
- Giai đoạn năm 2013 – 2014 là giai đoạn mà tốc độ tín dụng tăng trưởng châm lại, các ngân
hàng hạn chế cho vay ra do không tim được các khách hàng có đủ tiềm lực tài chính cũng như
năng lực để trả nợ. Trong khi đó, thực tế nếu không cấp tín dụng ra bên ngoài thì Ngân hàng sẽ


gặp phải vấn đề về việc mất cân đối Nguồn Vốn vì vẫn phải thanh toán lãi cho các khoản huy
động từ các nguồn lực khác của nên kinh tế. Chính vì vậy mà giai đoạn này, Trái Phiếu Chính
Phủ được coi là món ngon đối với các Ngân Hàng
Lựa chọn trái phiếu của các ngân hàng có vẻ khá phù hợp với giai đoạn 2013 -2014 khi hoạt

động cho vay khó tăng trưởng, việc tìm kiếm khách hàng cho vay đủ chuẩn không dễ trong khi
các doanh nghiệp lành mạnh tài chính lại không có nhu cầu vay vốn. Ngoài ra còn áp lực nợ xấu,
thanh khoản chưa kể đến một lượng lớn tiền phải trích dự phòng rủi ro tín dụng, bù đắp cho
những khoản vay mất khả năng thu hồi và những chi phí liên quan khác. Bên cạnh đó, ngoài việc
hưởng lãi suất trái phiếu khi đáo hạn, ngân hàng còn có thể hưởng lợi từ việc mua bán các trái
phiếu này. So với việc ung dung hưởng lãi từ đầu tư trái phiếu (chủ yếu do chính phủ và ngân
hàng phát hành, bảo lãnh) và chỉ phải lập dự phòng một phần nhỏ, có vẻ như hoạt động này
đang “ngon ăn” hơn so với việc cho vay khách hàng và ngân hàng cũng đang ráo riết đẩy mạnh
trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, Trong dài hạn, nhìn cả vòng đời của TPCP, đầu tư TPCP với lãi suất trên 12% cho
các thời hạn, đặc biệt thời hạn năm năm, các ngân hàng vẫn kỳ vọng vào cơ hội lãi khá vì họ dự
đoán thị trường đang có xu hướng giảm lãi suất. Và sự thực là lãi suất đang có xu hướng giảm
bắt đầu kể từ năm 2014 cho đến năm 2015

Nguồn : VID Group
Nhìn vào biểu đồ đường cong lợi suất TPCP năm 2013 có thể thấy lợi suất TPCP đạt rất cao ở tất cả
các kì hạn và đặc biệt không có sự chênh lệch nhiều giữa các kì hạn. Trong khi đó lợi suát trái phiếu
năm 2014 bắt đầu có xu hương giảm và có sự chênh lệch nhiều giữa các kì hạn đặc biệt càng lên
các kì hạn cao thì mức lãi suất càng cao ( nhưng cao nhất cững chỉ là 7% trong khi đó cao nhất của
năm 2013 là xấp xỉ 9%). Sang đến năm 2015, lợi suất của TPCP so với năm 2014 vẫn không có
nhiều thay đổi, tuy nhiên ở các kì hạn trung hạn mức lợi suất đều tăng khoảng từ 0,75 đến 1%.
Diễn biến của đường lợi suất trái phiếu cho giai đoạn năm 2013 đến năm 2015 cho thấy một sự suy
giảm về lợi suất. Và những sự suy giảm này cũng đã phần nào được phản ánh vào động thái của cac
Ngân Hàng liên quan đến việc đầu tư vào trái phiếu trong giai đoạn này.
+Thứ hai, tính thanh khoản trên thị trường cao:
- Trái phiếu chính phủ được coi là công cụ có tính thanh khoản cao nhất trong các loại giấy
tờ có giá. Có lẽ vì lí do đó mà các Ngân Hàng ưa chuộng đầu tư vào nó hơn bất kì một loại
tài sản tài chính nào. Việc chuyển đổi nhanh được thành tiền mặt luôn là một trong nhưng
yêu cầu trong đầu tư đối với bất kể một Ngân Hàng nào.
Theo các số liệu thông kê cho thấy việc giao dịch trên thị trường thứ cấp đối với các trái

phiếu chính phủ rất sôi động và luôn được các thành viên duy trì với khối lượng lớn. Cụ thể
như năm 2013 tổng giá trị giao dịch tăng mạnh so với năm 2012. Giao dịch TPCP đạt
313.000 tỷ đồng, trong đó giao dịch Outright chiếm tỷ trọng chủ yếu trên thị trường (hơn 83%
giá trị giao dịch toàn thị trường và tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn 2 năm, 3 năm.
Thanh khoản thị trường trái phiếu Chính phủ tang mạnh rõ rệt, doanh số giao dịch bình quân
phiên tăng xấp xỉ 1.400 tỷ- 1.600/phiên.


Tính thanh khoản trên thị trường thứ cấp đối với trái phiếu năm 2014 dường như còn gia
tang mạnh hơn so với năm 2013. Tính thanh khoản thị trường từ mức bình quân 1,6 nghìn tỷ
đồng phiên lên mức 3,5 nghìn tỷ đồng bình quân phiên. Thị trường thứ cấp TPCP có 557 mã
niêm yết với giá trị là trên 683 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2013 và tương
đương khoảng 19% GDP 2013


Theo báo cáo chuyên đề vê thị trường trái phiếu 8 tháng năm 2015, mức thanh khoản đối với
trái phiếu chính phủ tiếp tục ở mức ấn tượng đạt bình quần 4.102 tỉ/ 1 phiên tang 15% so với
cùng kì năm 2014.

Ngoài những yếu tố về khách quan ra, thị trường trái phiếu còn gia tang được mức thanh khoản là
nhờ vào sự phát triển vượt bậc của thị trường trái phiếu với quy mô tăng trưởng hơn 300%, giá trị
vốn hóa đạt hơn 500.000 tỷ đồng so với 160.000 tỷ đồng năm 2009, thể hiện sự quan tâm của các
nhà đầu tư vào thị trường TPCP, đặc biệt là các TCTD. Thành quả này có được một phần từ những
nỗ lực của cơ quan nhà nước như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Sở Giao
dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong việc phát triển thị trường. Chẳng hạn, Bộ Tài chính ban hành
các thông tư hướng dẫn bảo lãnh, đấu thầu và giao dịch TPCP; HNX nâng cấp hệ thống giao dịch
TPCP chuyên biệt và phát triển đường cong lãi suất TPCP cho thị trường…
Với mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động thị trường giao dịch TPCP, tăng thanh khoản, tạo liên kết
giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp, HNX đã khai trương thị trường giao dịch TPCP chuyên biệt vào
tháng 9/2009. Thị trường này đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường TPCP

nói chung và thị trường TPCP Việt Nam nói riêng.
Trước đây, khi chưa có thị trường giao dịch TPCP chuyên biệt, các thành viên khi tham gia giao dịch
hoặc tham gia đấu thầu thường phải đặt lệnh qua các công ty chứng khoán. Từ khi có thị trường giao
dịch TPCP chuyên biệt, các thành viên có thể tự đặt lệnh vào hệ thống giao dịch, đấu thầu, kết nối
với trung tâm HNX, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, đồng thời tính bảo mật được đảm bảo
hơn việc fax lệnh qua các công ty chứng khoán trước đây.
Hệ thống giao dịch đã đem đến sự tiện lợi cho người sử dụng và cung cấp nhiều thông tin quan
trọng, hữu ích về thị trường trái phiếu Việt Nam cho các thành viên như đường cong lãi suất chuẩn,
thông tin giao dịch và đấu thầu TPCP. Sự ra đời của đường cong lãi suất cho TPCP là một bước phát
triển rất quan trọng cho thị trường trái phiếu, vì nó tạo ra một đường cong lãi suất chung, tạo sự liên
kết giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp, giúp các thành viên có cơ sở để đánh giá danh mục đầu tư.
Hệ thống cũng cung cấp một kênh liên lạc trực tuyến để các thành viên có thể liên lạc, trao đổi thông
tin, giao dịch với nhau, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước ban hành những quy định và điều kiện thành viên
đấu thầu TPCP. Trong đó, các thành viên có trách nhiệm đóng góp giá tham khảo cho đường cong lãi
suất và chào giá mua giá bán hai chiều cho một số kỳ hạn nhằm tạo giá tham chiếu và tăng thanh
khoản cho thị trường.
Nếu như năm 2014 là năm mà Ngân hàng đầu tư tập trung nhiều vào Trái phiếu chính phủ thì năm
2015 là năm mà các Ngân Hàng có xu hướng giảm đối với việc đầu tư Trái Phiếu. Cụ thể:
Đơn vị : Triệu đồng


Có thể thấy giai đoạn 6 tháng đầu năm 2015, các tổ chức tín dụng đã bắt đầu dần dần rút vốn của
mình khỏi thì trường trái phiếu chính phủ. Qua xem xét 5 ngân hàng có mức đầu tư lớn vào trái
phiếu, nhóm nghiên cứu nhận thấy có một sự suy giảm mạnh về khối lương đâu tư vào công cụ nợ
đặc biệt là nhóm chứng khoán nợ kinh doanh. Chỉ trong vòng 6 tháng, BIDV giảm tới 60% lượng
chứng khoán chính phủ, Vietinbank giảm sau hơn với 66%, Vietcombank giảm 3%. Duy chỉ có ngân
hàng quân đội MB là tăng nhẹ: 2%. Cũng trong đà suy giảm, loại chứng khoán sẵn sang để bản đều
giảm tại tất cả các ngân hàng cao nhất là tại Liên Việt với mức giảm tới 14% sau đó là Vietcombank
và BIDV.

Qua phân tích số liệu trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy xu hướng các ngân hàng đều đang có chung
một động thái đó là rút dần vốn ra khỏi thị trường trái phiếu. Vậy tại sao các ngân hàng thương mại
lại làm vậy. Nguyên do và chiến lược của họ là gì? Nhóm nghiên cứu xin đưa ra một vài nguyên nhân
như sau:
Một là, thông tư 36/2014/tt-nhnn liên quan đến việc quy định giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày
1/2/2015 theo đó, quy định về giới hạn tỉ lệ tối đa đầu tư trái phiếu chính phủ so với nguồn vốn ngắn
hạn: NHTM trong nước được đầu tư TPCP theo tỷ lệ tối đa so với nguồn vốn ngắn hạn là 35%, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài là 15%. Rõ rang vào việc đầu tư ào ạt vào thị trường trái phiếu giai
đoạn 2014 đã khiến cho các NHTM bắt buộc phải rút vốn của mình ra khỏi thị trường vào năm 2015
để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật
Hai là, hoạt động tín dụng tại Việt Nam bắt đầu tăng trưởng trở lại, theo ước tính đến tháng 9/2015
tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt mức 10.78% mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2011. Như
vậy, chúng ta có thể nhìn thấy rõ dòng vốn đang thực hiện chảy sang hoạt động tín dụng, vốn dĩ là
hoạt động chính và đem lại mức sinh lời cao cho Ngân Hàng. Cũng có thể nhìn lại vào giai đoạn
2013, 2014 khi mà thị trường tín dụng rơi vào trạng thái tăng trưởng chậm chạp thì các NHTM đã đổ
dồn vào đầu tư trái phiếu hòng không để nguồn vốn bị lãng phí nhàn rỗi và vẫn đảm bảo tính thanh
khoản cao, thì nay khi thị trường tín dụng bắt đầu sôi động trở lại không có lí do gì đễ các ngân hàng
thương mại không quay lại đầu tư vào thị trường vốn dĩ là thế mạnh và có mức sinh lời cao. Cũng
cần lưu ý thêm, với việc thông tư 36 có hiệu lực đã thể hiện chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) cũng từng bước được mở đối với cho vay bất động sản, như giảm hệ số rủi ro với các


khoản khó đòi từ 250% xuống 150% đối với cho vay bất động sản và tăng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay
trung, dài hạn từ 30% lên 60%. Đây được coi là một cú hích đối với hoạt động cho vay đối với các dự
án bất động sản góp phần thúc đẩy các ngân hàng chuyển dịch đồng vốn sang hoạt động tín dụng.
Ba là, đồng tiền của Việt nam bị mất giá. Dự báo về việc đồng Viet Nam mất giá đã trở thành sự thật
khi Trung Quốc đã thực hiện phá giá đồng Nhân Dân tệ, kéo theo Việt Nam phải phá giá đồng tiền
Việt. Chưa hết, với việc tương lại Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ thực hiện tăng lãi suất cơ bản cũng sẽ
góp phần đẩy đồng Việt Nam trở nên mất giá hơn. Các Ngân hàng thương mại lúc này chắc chắn sẽ

có xu hướng sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả hơn thay vì đầu tư vào trái phiếu chính phủ vốn
dĩ có mức lợi suất tương đối thấp vào giai đoạn 2015



×