Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TIỂU LUẬN GIÁO DỤC CÔNG DÂN: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường THCS Bằng phúc Hương Sơn Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.41 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN

TIỂU LUẬN
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình
huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ
thông trong dạy học môn Giáo dục công dân ở
Trường THCS Bằng phúc - Hương Sơn- Hà Tĩnh
Người hướng dẫn: TS. Phạm Việt Thắng
Học viên: Đoàn Thị Nhung.GV trường THCS
Bằng Phúc-Hương Sơn-Hà Tĩnh.
Lớp: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật K2A

Hà Tĩnh, năm 2015


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chất lượng của giáo dục đào tạo nói chung, chất
lượng giáo dục đại học nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Xuất phát từ tầm quan trọng của các bộ môn Giáo dục công dân nói chung, mảng
kiến thức giáo dục pháp luật nói riêng trong việc hình thành, phát triển nhân cách, rèn
giũa, định hướng, giáo dục hành vi đúng đắn cho học sinh. Đặc biệt, trong điều kiện
phát triển xã hội chủ yếu dựa trên nền kinh tế tri thức, cộng với trình độ phát triển cao
của hoạt động dạy học và giáo dục trên thế giới thì việc áp dụng các phương pháp dạy
học tích cực (trong đó có phương pháp dạy học tình huống) là việc làm cần thiết đối
với giáo viên dạy môn Giáo dục công dân.
1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường
phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế về tất cả các mặt từ nội dung, đến phương pháp
cũng như hình thức tổ chức. Giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ


thông những năm gần dây gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, phương pháp dạy
học ở nhiều nơi vẫn chủ yếu vẫn được diễn ra theo lối truyền thống, dạy chay học
chay, truyền thụ thụ động, một chiều, thầy giảng, cho ghi chép.
1.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống (PPNCTH) là một phương pháp dạy học tích
cực với có nhiều ưu điểm nổi trội, nó giúp việc dạy học mang lại hiệu quả cao, làm
tăng tính thực tiễn của môn học, giúp học sinh dần hình thành năng lực giải quyết các
vấn đề thực tiễn, làm tăng hứng thú học tập của học sinh,… Giáo dục công dân là môn
học có ý nghĩa cao trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách học sinh. Việc áp
dụng phương pháp dạy học tình huống vào giảng dạy môn GDCD là cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn: “Sử dụng phương pháp dạy
học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học
môn Giáo dục công dân” làm tiểu luận khoa học
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến phương pháp nghiên cứu tình
huống và những đặc thù của môn Giáo dục công dân, đề tài đi sâu nghiên cứu việc áp
dụng phương pháp này trong dạy học mảng kiến thức pháp luật thuộc môn Giáo dục
công dân với mục đích góp phần hình thành và phát triển năng lực thực tiễn, thái độ,
hành vi đúng đắn cho học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG
Phương pháp dạy học tình huống trong môn Giáo dục công dân tại trường THCS
Bằng Phúc- Hương Sơn-Hà Tĩnh.
2


4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu áp dụng PPNCTH vào giảng dạy mảng kiến thức pháp luật ở môn Giáo dục
công dân theo qui trình hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Giáo dục công dân.
5. NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Điều tra thực trạng việc dạy và học môn GDCD tại trường THCS Bằng Phúc- Hương
Sơn-Hà Tĩnh.
- Nghiên cứu, tổng hợp và khái quát hóa các cơ sở lý luận của đề tài
- Nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng PPNCTH vào dạy học môn Giáo dục công
dân ở trường THCS Bằng Phúc- Hương Sơn-Hà Tĩnh.
- Xây dựng tuyển tập hệ thống bài tập tình huống trong dạy học môn Giáo dục công
dân
5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Những năm gần đây
- Không gian: Tại trường THCS Bằng Phúc- Hương Sơn-Hà Tĩnh.
- Nội dung: nghiên cứu phương pháp dạy học tình huống và áp dụng vào thực tiễn
giảng dạy môn GDCD hiện nay.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc sách, nghiên cứu tài liệu và tổng kết lý
thuyết.
6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thực nghiệm, khảo sát điều tra,
đo đạc xử lý kết quả bằng thống kê toán học và các phương pháp khác như phỏng vấn
sâu, tổng kết kinh nghiệm, quan sát, lịch sử, logic.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
7.1 Đề tài nghiên cứu tổng kết, hệ thống hóa các cơ sở lý luận, các quan điểm về
PPNCTH trong dạy học.
7.2. Bước đầu vận dụng và rút ra kinh nghiệm cho công việc giảng dạy của giáo viên
GDCD
7.3. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh.
8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục, Tiểu luận kết cấu thành 02 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương II: Tiến trình thực hiện nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu.

3



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG NHẰM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD
1.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong
dạy học môn GDCD ở trường Trung học .
1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học
Trong các tác phẩm về lý luận dạy học, ta có thể tìm thấy nhiều định nghĩa về
phương pháp dạy học như:
Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp
thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt
tới mục đích dạy học .
Bất cứ phương pháp nào cũng là hệ thống những hành động có mục đích của
giáo viên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh nhằm đảm bảo
cho trò lĩnh hội được nội dung trí dục.
Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu của thầy và trò, trong quá
trình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối tượng nghiên cứu, mà kết quả là trò
lĩnh hội được nội dung trí dục.
Những định nghĩa này đã nêu lên được một cách khái quát về phương pháp dạy
học. Qua quá trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ta thấy rằng giữa dạy và học
có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, chúng là
hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, tác
động qua lại với nhau và là hai mặt của một quá trình dạy học. Trong sự thống nhất
này phương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo, còn phương pháp học có tính độc lập tương
đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, nhưng phương pháp học có ảnh hưởng trở
lại đối với phương pháp dạy.

Phương pháp dạy có hai chức năng là truyền đạt và chỉ đạo. Phương pháp học
cũng có hai chức năng là tiếp thu và tự chỉ đạo.
Thầy truyền đạt cho trò một nội dung nào đó, theo một lôgic hợp lý, và bằng
lôgic của nội dung đó mà chỉ đạo, ( định hướng, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra, đánh
giá) sự học tập của trò. Trong bản thân phương pháp dạy, hai chức năng này gắn bó
hữu cơ với nhau, chúng không thể thiếu nhau được. Trong thực tiễn, nhiều giáo viên
chỉ chăm lo việc truyền đạt mà coi nhẹ việc chỉ đạo. Người giáo viên phải kết hợp hai
chức năng trên đây bằng chính lôgic của bài giảng, với lôgic hợp lý của bài giảng, thầy
vừa giảng vừa truyền đạt ), vừa đồng thời điều khiển việc tiếp thu ban đầu và cả việc
4


tự học của trò. Vì vậy phương pháp dạy chính là mẫu, là mô hình cơ bản cho phương
pháp học trong tất cả các giai đoạn của sự học tập.
Còn về phía học sinh, khi học tập vừa phải tiếp thu bài thầy giảng, lại vừa phải
tự điều khiển quá trình học tập của bản thân. Nói cách khác, học sinh phải tiếp thu nội
dung do thầy truyền đạt, đồng thời dựa trên toàn bộ lôgic bài giảng của thầy mà tự lực
chỉ đạo sự học tập của bản thân ( tự định hướng, tự tổ chức, tự thực hiện, tự kiểm tra đánh giá ). Người học sinh giỏi thường là người biết nắm bắt được lôgic cơ bản của
bài giảng của thầy, rồi tự sáng tạo lại nội dung đó theo lôgic của bản thân. Vậy, trong
phương pháp học, hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo gắn bó chặt chẽ với nhau, thâm
nhập vào nhau, bổ sung cho nhau, như hai mặt của cùng một hoạt động.
Dạy tốt, học tốt, xét về mặt phương pháp phải là sự thống nhất của dạy với học,
và đồng thời cũng là sự thống nhất của hai chức năng riêng của mỗi hoạt động truyền
đạt và chỉ đạo trong dạy; tiếp thu và tự chỉ đạo trong học. Nói cách khác, dạy học tối
ưu phải là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo đảm được cùng một lúc
ba phép biện chứng:
Giữa dạy và học.
Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong dạy.
Giữa tiếp thu và tự chỉ đạo trong học.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và tổ hợp ba phương pháp học

ứng với ba giai đoạn học tập.
Giai đoạn 1: Tiếp thu ban đầu các thông tin.
Trong giai đoạn này thầy giảng bài mới. Trò nghe, nhìn, hiểu, ghi chép và sơ bộ
nhớ những điều thầy giảng.
Giai đoạn 2: Xử lý thông tin khi tự học.
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sự tự học để xử lý thông tin, biến nó
thành học vấn riêng. Ở đây trò phải sử dụng toàn bộ các thao tác tư duy.
Giai đoạn 3: Vận dụng thông tin để giải bài tập.
Đây là bước kết thúc của quá trình lĩnh hội một vấn đề. Nhiệm vụ của nó là vận
dụng kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo việc giải quyết các bài tập nhận thức.
Trong quá trình dạy và quá trình học thì quá trình dạy có vai trò chỉ đạo trong
cả ba giai đoạn của quá trình học, quá trình dạy hợp lý thì quá trình học sẽ đạt kết quả
cao.
1.1.1.2. Quan niệm về tình huống và phương pháp dạy học bằng tình huống
* Quan niệm tình huống:
“Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn
xung đột. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án giải
quyết khác nhau. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt
5


truyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để minh chứng
một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế. Tình huống dạy học là những
tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huồng thực, được cấu trúc hóa nhằm mục
đích dạy học”.
Tình huống bao giờ cũng là tình huống có vấn đề.
“Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quan của bài
toán nhận thức được chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyết
được, kết quả là họ nắm được tri thức mới. Trong đó, vấn đề học tập là những tình
huống về lý thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái (kiến

thức, kỹ năng, kỹ xảo) đã biết với cái phải tìm và mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải
quyết”.
“Tình huống có vấn đề, đó là trở ngại trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta
chưa biết cách giải thích hiện tượng sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới
mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người
tìm tòi cách giải thích hay hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt
động nhận thức sáng tạo, có hiệu quả. Nó quy định sự khởi đầu của tư duy, hành động
tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu ra và giải quyết vấn đề”.
Xét về khía cạnh tâm lý thì: “Tình huống là trạng thái tâm lý độc đáo của con
người gặp chướng ngạy nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyết
mâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước, mà bằng tìm tòi sáng tạo tích
cực đầy hứng thú, và khi tới đích thì lĩnh hội được kiến thức, phương pháp giành kiến
thức và cả niềm vui sướng của người phát hiện kiến thức”.
Qua một số định nghĩa ta có thể hiểu tình huống có vấn đề trong dạy học là:
tình huống học tập mà khi học sinh tham gia thì gặp một số khó khăn, học sinh ý thức
được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy với khả năng của mình thì
hy vọng có thể giải quyết được, do đó bắt tay vào việc giải quyết vấn đề đó. Nghĩa là
tình huống đó kích thích hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, đề xuất vấn đề và
giải quyết vấn đề đã đề xuất.
Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm
vụ cần giải quyết, một vướng mắt cần tháo gỡ. Và do vậy, kết quả của việc nghiên cứu
và giải quyết tình huống sẽ là những tri thức mới , nhận thức mới hoặc phương thức
hành động mới đối với chủ thể.
Có ba yếu tố tạo thành tình huống có vấn đề:
Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học.
Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết.
Khả năng trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực.

6



Đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề trong dạy học là những lúng túng về
cách giả quyết vấn đề, tức là vào thời điểm đó, tình huống đó thì những tri thức và kỹ
năng vốn có chưa đủ để tìm ra ngay lời giải. Tất nhiên việc giải quyết vấn đề không
đòi hỏi quá cao đối với trình độ hiện có của học sinh.
* Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp dạy học mà trong đó
giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi họ gặp mâu thuẫn khách
quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấp nhận và có nhu
cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó là bằng tìm tòi, tích cực, sáng tạo, kết quả là
họ giành được kiến thức và cả phương pháp giành kiến thức .
Với phương pháp này giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề sau đó cho các
em thấy rõ lợi ích về mặt nhận thức hay mặt thực tế của việc giải quyết nó nhưng đồng
thời cảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết nhưng
thiếu sót này có thể khắc phục nhờ một số nỗ lực của nhận thức.
Dạy học bằng tình huống có những đặc điểm sau:
Giáo viên phải tạo ra được mâu thuẫn nhận thức, có điều học sinh chưa biết cần
tìm hiểu, việc đi tìm lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới.
Giáo viên gây được sự chú ý ban đầu, từ đó kích thích sự hứng thú tạo nên nhu
cầu nhận thức, khởi động tiến trình nhận thức của học sinh. Học sinh chấp nhận mâu
thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan.
Tình huống và vấn đề nêu ra phải rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh.
Từ những điều quen thuộc, bình thường đã biết phải đi đến cái mới (mục đích cần đạt
được) học sinh cảm thấy có khả năng giải quyết được vấn đề.
Dạy học bằng tình huống là một trong những yêu cầu quan trọng của đổi mới
nội dung, phương pháp dạy học, dạy học bằng tình huống là một trong những phương
pháp dạy học hiện đại, hay phương pháp dạy học tích cực.
Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng cả về
lý luận và thực tiễn. Nếu chỉ có kiến thức lý luận lý thuyết thì giáo viên không đưa ra
được những tình huống, hoặc có đưa ra thì cũng không đúng với nội dung hoặc không

sát thực tế. Từ đó làm cho người học không định hướng được cách giải quyết tình
huống, hoặc giải quyết sai.
1.1.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.2.1. Ưu điểm của phương pháp dạy học bằng tình huống
Với tư cách là một phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung
tâm, dạy học bằng tình huống có những ưu điểm sau đây:
Thứ nhất: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học dễ hiểu và dễ
nhớ các vấn đề phức tạp’’. Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, người
7


học có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này một
cách dễ dàng trong thời gian dài. Nếu học lý thuyết, người học có thể rơi vào tình
trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà không hiểu nên rất mau quên thì phương pháp
giảng dạy tình huống giúp người học hiểu được vấn đề một cách sâu sắc gắn liền với
quá trình giải quyết tình huống đó.
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học nâng cao khả
năng tư duy độc lập, sáng tạo”. Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống, quá
trình tiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữa giáo viên và học sinh, trong
đó giáo viên là người truyền đạt tri thức và học sinh là người tiếp nhận tri thức đó thì
phương pháp dạy học bằng tình huống tạo ra một môi trường học tích cực có sự tương
tác giữa học sinh và giáo viên, giữa các học sinh với nhau. Trong đó, học sinh được
đặt vào trong một hoàn cảnh buộc họ phải ra quyết định để giải quyết tình huống và họ
phải dùng hết khả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quan
điểm đó. Họ không bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của giáo viên khi giải quyết
một tình huống cụ thể mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo. Bên cạnh
đó, dạy học bằng tình huống còn giúp người học có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm
cho nhau; học được những ý kiến, quan điểm, thông tin từ những bạn học khác làm
phong phú hơn vốn tri thức của họ.
Thứ ba: “Dạy và học bằng tình huống giúp người học có cơ hội để liên kết, vận

dụng các kiến thức đã học được”. Để giải quyết một tình huống, học viên có thể phải
vận dụng đến nhiều kiến thức lý thuyết khác nhau trong cùng một môn học hoặc của
nhiều môn học khác nhau.
Thứ tư: “Dạy học bằng tình huống thông qua việc giải quyết tình huống giúp
người học có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra nhưng bản thân chưa đủ
kiến thức giải quyết”. Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên không loại trừ khả
năng phát sinh những tình huống mà người học và thậm chí cả người dạy chưa gặp bao
giờ. Trong tình huống này, người dạy phải định hướng và khơi gợi khả năng tư duy
độc lập, sáng tạo của người học được vận dụng, phát huy tối đa và không loại trừ khả
năng người học sẽ tìm ra được những các lý giải mới làm bổ sung thêm kiến thức cho
cả người học lẫn người dạy.
Thứ năm: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho người học có thể
rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết
trình”. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp cho người học có thể thành công trong
tương lai. Học bằng tình huống giúp người học dễ dàng nhận ra những ưu điểm và hạn
chế của bản thân khi họ luôn có môi trường thuận lợi để so sánh với các học viên khác
trong quá trình giải quyết tình huống. Từ đó họ sẽ có cơ hội học hỏi kỹ năng làm việc
nhóm, tranh luận và thuyết trình từ những học viên khác. Phương pháp học bằng tình
8


huống cũng giúp người học phát triển các kỹ năng phát biểu trước đám đông một cách
khúc chiết, mạch lạc, dễ hiểu; phân tích vấn đề một cách lôgic; hiểu biết thực tế sâu
rộng, biết vận dụng linh hoạt lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế; biết phản
biện, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời có khả năng thương lượng và dễ dàng chấp
nhận các ý kiến khác biệt, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm
phong phú hơn vốn kiến thức của mình.
Nếu mục tiêu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là dạy kiến thức, kỹ
năng và thái độ thì phương pháp dạy học bằng tình huống nếu được áp dụng tốt có thể
đạt được cả ba mục tiêu này.

Thứ sáu: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho học sinh có khả năng
nghiên cứu và học tập suốt đời, tăng cường khả năng tự định hướng trong học tập của
học sinh, phù hợp với nhu cầu và sở thích của cá nhân người học”. Thông qua việc
phân tích và thảo luận vấn đề, học sinh học được cách tiếp cận và giải quyết các vấn
đề khác nảy sinh trong tương lai, biết cách tìm kiếm thông tin và trở thành người có
thể tự định hướng học tập và nghiên cứu sau khi đã tốt nghiệp.
Thứ bảy: “Phương pháp dạy học bằng tình huống làm tăng sự hứng thú của
phần lớn học sinh đối với môn học”. Trong phương pháp học bằng tình huống, học
sinh là người chủ động tìm kiếm tri thức và quyết định kiến thức nào cần được nghiên
cứu và học hỏi. Việc thảo luận cũng làm tăng hứng thú của học sinh đối với việc học
vì nó kích thích người học tham gia tích cực vào việc tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu,
tìm ra giải pháp, tranh luận và lý giải vấn đề khoa học để bảo vệ quan điểm của mình.
Sau khi thảo luận, học sinh vẫn có nhu cầu tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề để trả
lời những câu hỏi được đặt ra trong buổi thảo luận.
Cuối cùng: Giáo viên với vai trò là “điều phối viên” trong một lớp học bằng
tình huống vừa có thể hướng dẫn, chia sẻ tri trức, kinh nghiệm cho học sinh, đồng thời
họ cũng có thể học hỏi được những kinh nghiệm, thông tin, giải pháp mới từ học viên
để làm giàu vốn tri thức và phong phú hơn bài giảng của mình, nhất là từ những học
sinh có tư duy nhanh nhẹn sáng tạo. Qua quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu tình
huống, giáo viên cũng có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình
huống và có những điều chỉnh nội dung tình huống sao cho phù hợp.
1.1.2.2. Hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp dạy và học bằng tình huống
còn có một số điểm hạn chế nhất định.
Thứ nhất: “Đối với các môn học là ngành khoa học xã hội, khi giảng dạy bằng
tình huống, các vấn đề xã hội thường được giải thích theo nhiều quan điểm khác nhau
tùy thuộc vào quan điểm, quan niệm sống, vào vốn kiến thức xã hội và kinh nghiệm
của người học. Vì vậy, đôi khi cuộc thảo luận về tình huống sẽ không hướng theo con
9



đường và dẫn đến một kết cục như người soạn thảo tình huống mong muốn, nhất là
trong những lớp học mà học viên đa dạng về trình độ và đến từ những vùng miền khác
nhau, và giáo viên không có kinh nghiệp trong việc điều phối, dẫn dắt cuộc thảo luận”.
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi tinh thần tự học, thái
độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động. Tuy nhiên,
hiện nay có khá nhiều học sinh không quen với phương pháp học bằng tình huống, họ
không có kỹ năng làm việc nhóm, thụ động, ỷ lại, không hợp tác từ đó làm giảm hiệu
quả của phương pháp dạy học bằng tình huống”.
Thứ ba: “Phương pháp dạy học bằng tình huống tốn nhiều thời gian của người
học”. Trong phương pháp học truyền thống, trong một khoảng thời gian nhất định,
giáo viên có thể cung cấp một lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh, hệ thống, logic
cho học sinh. Cùng lượng kiến thức đó, trong phương pháp học bằng tình huống, học
sinh phải tự mình tìm kiếm và đọc tài liệu, xử lý thông tin nên sẽ tốn thời gian hơn gấp
nhiều lần so với phương pháp học truyền thống. Phương pháp dạy học bằng tình
huống đòi hỏi giảng viên phải là người tích cực, luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến
thức và kỹ năng mới. Trong xã hội hiện đại, các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội
và pháp luật thay đổi một cách nhanh chóng nên “tuổi thọ” của một tình huống rất
ngắn. Có khi giảng viên mới xây dựng xong một tình huống, giảng dạy được một lần
đã phải thay đổi cho phù hợp.
Có ý kiến cho rằng dạy học bằng tình huống là cách để thầy “nghỉ ngơi” vì
trong khi người học phải làm việc, người dạy không có việc gì để làm. Đây là một ý
kiến sai lầm vì phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức tạp
hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức
và khuyến khích người học thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện…
Đây thật sự là những thách thức lớn đối với giáo viên trong quá trình ứng dụng
phương pháp này.
1.1.3. Các loại tình huống và cách thức xây dựng một tình huống
1.1.3.1. Các loại tình huống dạy học
Áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống cho phép giáo viên sử dụng

tình huống một cách rất linh hoạt. Tình huống có thể được dùng trong quá trình thuyết
giảng hay để phục vụ giờ thảo luận như là trọng tâm của bài học. Tùy thuộc vào từng
bối cảnh sử dụng, có thể chia tình huống theo mức độ phức tạp của nó thành những
loại như sau:
Loại 1 – Tình huống đơn giản: “Loại này bao gồm các tình huống dưới dạng
các ví dụ minh họa với tình tiết đơn giản. Độ dài của các tình huống này thường chỉ
khoảng 4 - 5 câu. Các tình huống đơn giản có thể dùng ngay trong bài thuyết giảng của

10


giáo viên nhằm hai mục đích: (1) minh họa cho kiến thức mà giáo viên vừa giảng và
(2) kích thích học sinh tư duy tại chỗ và dẫn dắt sang nội dung kiến thức tiếp theo”.
Loại 2 – Tình huống phức tạp: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp hơn
Loại 1 sử dụng với mục đích buộc học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp giờ thuyết
giảng. Các tình huống phức tạp cần đủ dài vài bao gồm một hoặc một số vấn đề nhằm
gợi mở kiến thức bắt đầu giờ thuyết giảng của một bài học mới. Các tình huống này
cần được giao trước cho học sinh cùng với tài liệu hướng dẫn để học sinh đọc. Các
tình huống không cần quá khó mà chỉ cần đủ để định hướng cho học sinh nghiên cứu
và ghi nhớ những khái niệm khởi đầu của bài học”.
Loại 3 – Tình huống đầy đủ: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp nhất
và được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất. Mục đích của loại tình huống này là để học sinh áp
dụng các kiến thức đã học qua giờ thuyết giảng vào giải quyết các vụ việc trong thực
tiễn và qua đó học thêm kiến thức mới. Loại tình huống này yêu cầu học sinh không
những phải nghiên cứu tài liệu được giao mà còn phải thực hiện các bước chuẩn bị
theo yêu cầu của giáo viên. Phương pháp nêu vấn đề sẽ hỗ trợ để giải quyết tình
huống, trong đó học sinh là người làm việc chính và giáo viên là người hướng dẫn cho
học sinh. Về nội dung, tình huống này có độ phức tạp cao nhất. Nó thường bao gồm ít
nhất ba vấn đề xuyên suốt trong một hay nhiều bài học và do đó yêu cầu về sự chuẩn
bị của cả học sinh và giáo viên cũng ở mức độ cao nhất”.

Ngoài ba loại tình huống này ta cũng có thể phân chia các tình huống theo độ
mở của vấn đề trong tình huống. Theo cách phân loại này, giáo viên có thể xây dựng
các tình huống mở và các tình huống đóng. Tình huống mở là các vụ việc mà trong đó
lời giải để ngỏ hoặc có nhiều cách giải khác nhau. Loại tình huống này rất tốt trong
việc kích thích khả năng tư duy và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Khi học sinh xử lý
các tình huống thuộc loại này, vấn đề mấu chốt không phải là bản thân kết luận mà là
cách thức để đi đến kết luận đó. Ngược lại, tình huống đóng là các tình huống dẫn tới
một kết quả cố định. Học sinh vẫn có thể chủ động xử lý tình huống xong giáo viên sẽ
định hướng cho học sinh tới kiến thức chính thống. Loại tình huống này rất tốt để giáo
viên bổ sung thêm cho học sinh kiến thức nội dung.
1.1.3.2. Cách thức xây dựng một tình huống dạy học
Đối với giáo viên tình huống được xây dựng nên là đề giải quyết một vấn đề
nào đó và qua quá trình đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức. Vì vậy, quy trình xây
dựng bài tập tình huống của giáo viên thường đi theo chiều ngược lại với quy trình giải
quyết bài tập tình huống của học sinh. Quy trình này có thể được mô tả bằng các bước
sau:
Bước 1 - Xác định kiến thức cần truyền đạt.
Bước 2 - Hình thành vấn đề.
11


Bước 3 – Hình thành tiểu vấn đề.
Bước 4 – Xây dựng tình tiết sự kiện của tình huống.
“Việc xây dựng tình huống luôn bắt đầu từ nội dung kiến thức cần truyền đạt
tới học sinh. Nội dung kiến thức này có thể là một khái niệm nào đó giáo viên muốn
học sinh nắm bắt được và phân biệt được với những khái niệm khác hay cũng có thể là
một nguyên tắc ứng xử nào đó mà giáo viên muốn học sinh hiểu và áp dụng được vào
thực tiễn. Dựa trên những kiến thức này, giáo viên xây dựng nên những vấn đề mà
thông thường chính là những câu hỏi xuất phát từ bản thân kiến thức cần học sinh tiếp
thu. Việc giải quyết vấn đề này có thể đòi hỏi trước tiên phải giải quyết một số vấn đề

nhỏ khác và nếu vậy những vấn đề nhỏ cũng phải được xác định. Trên cơ sở các vấn
đề và tiểu vấn đề, giáo viên sẽ xây dựng các tình tiết sự kiện để hình thành một tình
huống hoàn chỉnh. Ở bước cuối cùng này, giáo viên có thể có hai cách để xây dựng
tình tiết sự kiện. Thứ nhất, giáo viên có thể dựa trên những vụ việc đã xảy ra và đã
được giải quyết một cách sáng tạo. Nếu có những vụ việc liên quan tới những nội dung
kiến thức mà giáo viên đang muốn học sinh tìm hiểu thì giáo viên có thể lấy tình tiết
của vụ việc đó rồi điều chỉnh tình tiết sự kiện cho phù hợp với yêu cầu của mình. Thứ
hai, nếu không tìm được vụ việc thực tế thì giáo viên có thể tự xây dựng nên một tình
huống giả định. Trong trường hợp này các tiêu chuẩn của một tình huống tốt như phân
tích trên đây phải được tuân thủ”.
Việc xây dựng được tình huống tốt là một công đoạn quan trọng trong quá trình
dạy học bằng tình huống .
nhược điểm của phương pháp và khả năng vận dụng vào giảng dạy môn Giáo dục
công dân trong các nhà trường phổ thông hiện nay.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1 Thực trạng chung về tình hình dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường
THCS Bằng Phúc-Hương Sơn-Hà Tĩnh.
Dạy học GDCD trong những năm gần đây ở trường THCS Bằng Phúc đã có được
sự quan tâm đúng mực của ban lãnh đạo nhà trường, cũng như giáo viên dạy đã bước
đầu ý thức được tầm quan trọng của bộ môn GDCD trong nhà trường. Tuy nhiên, vẫn
còn có một số quan điểm và hạn chế trong việc dạy và học bộ môn này ở trong nhà
trường như: phân công GV dạy không đúng với chuyên môn như: GV dạy Toán, Mĩ
Thuật, Âm nhạc cũng được phân dạy bộ môn này; GV dạy cũng như học sinh và phụ
huynh học sinh còn cho đây là một môn học phụ và xem đây là một môn học không
quan trọng cho nên còn có nhiều hạn chế trong quá trình dạy và học bộ môn này. Đặc
biệt, nhiều GV dạy bộ môn này không học chuyên nghành GDCD nên quà trình dạy sử
dụng phương pháp dạy còn chưa phù hợp
12



2.2 Thực trạng sử dụng Phương pháp dạy học nói chung, Phương pháp dạy học
tình huống (hay nghiên cứu tình huống) nói riêng trong dạy học môn Giáo dục
công dân ở trường THCS Bằng Phúc.
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học pháp luật trong môn GDCD, việc đổi
mới phương pháp dạy của GV dạy được vận dụng nhưng chưa thực sự triệt để và có
hiệu quả. Tôi đã tiến hành làm phiếu điều tra và kết quả đạt được như sau:
Mức độ vận dụng
Thường
Thỉnh
Không
xuyên
thoảng
bao giờ
(%)
(%)
(%)
100
0
0
75
20
5
50
30
20
20
10
60

Các PPDH cụ thể


1. PP thuyết trình
2. PP vấn đáp
3. PP trực quan
4. PP phân vai
5. PP hợp tác làm việc theo nhóm
6. PP dạy học tình huống (Nghiên cứu
tình huống)
7. PP project
8. Các phương pháp khác

60
50

30
35

10
15

10
30

20
40

70
30

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Chương I đã đi sâu phân tích các nội dung cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên
cứu như trình bày tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới và Việt Nam,
giải thích những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. Đặc biệt, tác giả đã trình bày
làm nổi bật các nội dung liên quan đến PPNCTH trong dạy học như khái niệm, cấu
trúc tiến trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương pháp và khả năng vận dụng vào
giảng dạy môn Giáo dục công dân trong các nhà trường phổ thông hiện nay.
Chương 2
TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
2.1. Lập kế hoạch nghiên cứu( thực nghiệm) sư phạm
2.11. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu:
2.12. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.13. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Sưu tầm những câu chuyện tình huống vận dụng trong quá trình dạy học
2.14. Đối tượng và các bước thực hiện
+ Đối tượng: Chọn khối lớp 9C vì đây là lứa tuổi bồng bột dễ mắc phải vi phạm
pháp luật, lớp đối chứng lớp 9D
13


+ Các bước thực hiện:
Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch
Giai đoạn 2: Tiến hành làm việc với Ban giám hiệu trường để có thể tiến
hành thể nghiệm ở 2 lớp 9C và 9D
Giai đoạn 3: Tiến hành thực nghiệm
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ nêu lên thực tiễn áp dụng ở Bài 15 của
GDCD 9 và Bài 16 của chương trình GDCD lớp 6 - THCS.
1. Nội dung
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng rất nhiều phương pháp
khác nhau. Tuy nhiên vấn đề là dùng phương pháp nào đem lại hiệu quả giảng dạy tối
ưu, học sinh chiếm lĩnh tri thức nhanh nhất và khắc sâu kiến thức nhất. Thông thường

khi giảng bài này giáo viên thường đưa ra các tình huống liên quan đến bài học, giáo
viên phân tích tình huống và giảng giải sau đó yêu cầu học sinh rút ra kiến thức cơ
bản của bài học. Nhưng nếu các đơn vị kiến thức trong bài đều sử dụng một phương
pháp thì tiết học sẽ trở nên nhàm chán, không kích thích được sự hứng thú của học
sinh.Tuy nhiên cũng bằng phương pháp tình huống được sử dụng một cách sáng tạo
hơn, kết hợp với phương pháp làm việc theo nhóm để phát huy tính chủ động, tự giác,
sáng tạo từ phía học trò bằng cách yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Mặt khác, khi sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy nếu giáo viên chỉ
cho học sinh thảo luận các tình huống trong sách giáo khoa thôi thì bài học sẽ mang
tính kinh viện và chỉ đạt được một mục đích của bài là về kiến thức còn về thái độ, kỹ
năng là chưa có. Xuất phát từ thực tiễn trên khi sử dụng phương pháp này giáo viên
cần xây dựng các tình huống phải sát với thực tiễn cuộc sống và gần gũi với nhận
thức, tâm lý lứa tuổi học sinh.
Ví dụ: Khi giảng bài “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân”
( GDCD 9) giáo vin yêu cầu học sinh giải quyết tình huống sau:
“ Nam (19 tuổi) đi xe mô tô đến một ngã tư, mặc dù có báo hiệu đèn đỏ nhưng vẫn
không dừng lại. Do không tuân theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn nên đã bị cảnh sát
giao thông bắt dừng lại và yêu cầu xuất trình giấy tờ. Nam đã xuất trình đầy đủ
giáy tờ cần thiết nhưng cảnh sát giao thông vẫn lập biên bản và yêu cầu nộp phạt.
Nam cho rằng cảnh sát giao thông xử phạt không có tình, có lý. Vì thực tế đường
vắng, Nam không gây tai nạn cho ai và xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
Hỏi: a. Hành vi của Nam có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
b. Nếu là hành vi vi phạm pháp luật thì đó là vi phạm pháp luật gì?
Sau khi giáo viên đưa ra tình huống, học sinh nghiên cứu tình huống, thảo luận, đưa ra
ý kiến của mình và cuối cùng giáo viên kết luận. Như vậy việc tạo ra tình huống để

14


học sinh tự giải quyết, học sinh sẽ hứng thứ hơn, không lệ thuộc vào sách vở sẽ phát

huy được tính tích cực của học sinh. Tiết học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, cũng bằng phương pháp tình huống được sử dụng một cách sáng tạo
hơn, kết hợp với phương pháp làm việc theo nhóm tôi phát huy tính chủ động, tự giác,
sáng tạo từ phía học sinh bằng cách yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Ví dụ: Khi dạy Bài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm của công dân. Giáo viên phân công cho mỗi nhóm 1 tình
huống được chuẩn bị sẵn ở nhà. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm ứng với mỗi đơn vị
kiến thức trong bài học
Nhóm 1: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm
về thân thể của công dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm ?
Nhóm 2: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Giải thích vì sao em
cho là vi phạm ?
Như vậy với yêu cầu trên học sinh sẽ phải dành thời gian chuẩn bị trước ở nhà. Tư
liệu tham khảo có thể là sách báo, Iternet, hay có thể lấy những tình huống mà các em
đã bắt gặp trong cuộc sống. Học sinh sẽ chủ động làm việc theo nhóm. Kết quả chuẩn
bị bài của mỗi nhóm sẽ được giáo viên phân tích, đánh giá và cộng vào điểm miệng
nhằm động viên khích lệ tinh thần học tập của các em. Khi giảng tới mỗi phần kiến
thức đó, học sinh đại diện cho nhóm mình trình bày trước lớp kết quả chuẩn bị bài của
nhóm mình. Sau đó giáo viên sẽ phân tích, giảng giải và yêu cầu học sinh rút ra nội
dung chính của bài học.
Bản thân tôi đã áp dụng phương pháp này khi giảng dạy ở một số lớp và kết quả là các
nhóm đều đưa ra được các tình huống phù hợp với nội dung, ví dụ khi giảng dạy ở lớp 6A.
* Tình huống của nhóm 1: “Do nghi ngờ An lấy cắp xe máy của mình nên Minh đã
trình báo với công an xã yêu cầu giải quyết. Dựa vào lời khai của Minh nên công
an xã đã ngay lập tức bắt An”.
Trong tình huống trên công an xã đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của
công dân. Cụ thể: Công an xã bắt người khi không có căn cứ chứng tỏ An là người lấy
cắp điện thoại.
Tình huống của nhóm 2: “Phong và Mai cưới nhau đã 2 năm. Nhưng Phong

vốn là người hay nhậu nhẹt. Nay tuy đã có con nhưng Phong hầu như không làm
gì để phụ vợ nuôi con mà vẫn thói nào tật ấy, say xỉn tối ngày. Đã thế, rượu vào là
Phong chửi vợ, có khi Phong còn đánh đập và đuổi vợ ra khỏi nhà. Nhiều lần
Phong còn đe dọa giết vợ”.
Như vậy, Phong đã xúc phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
vợ mình.
15


Đây là những hành vi trái với quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo
hộ và tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Điều 71 Hiến pháp
năm 1992 đã ghi rõ và quy định thành nguyên tắc trong bộ luật hình sự nước ta.Quyền
này có nghĩa là: Công dân có quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về tính mạng, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm mà không ai được xâm phạm tới.
+ Không ai được đánh người, đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn
đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác…
+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết
người, đe dọa giết người, làm chết người.
+ Không ai ,dù ở bất cứ cương vị nào có quyền xâm phạm tới danh dự và nhân
phẩm của người khác.Trong xã hội ta, danh dự và nhân phẩm của cá nhân được
tôn trọng và bảo vệ.
Mọi hành vi xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng, danh dự, và nhân phẩm của công dân
đều vừa trái với đạo đức xã hội,vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.
Như vậy, qua việc tự tạo ra các tình huống ta thấy rõ sự hứng thú của học sinh
trong việc vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn. Đây là một phương
pháp rất hiệu quả trong vấn đề giảng dạy. Qua đó, học sinh không những tìm ra được
mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn mà còn tăng thêm tính chủ động, sự tìm tòi, khám
phá nhằm lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc tự tạo ra tình huống và giải quyết tình huống của nhóm mình thì
mỗi nhóm có thể tham gia giải quyết tình huống với các nhóm còn lai bằng việc bổ

sung những vấn đề còn thiếu. Như vậy tất cả các nhóm có thể tham gia được công việc
một cách hiệu quả nhất.
2. Cách thức tổ chức thực hiện
Sự thành công của một tiết học phần lớn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của
giáo viên và việc tích cực tiếp thu bài của học sinh, tuy nhiên không thể không kể đến
cách thức tổ chức lớp học của giáo viên.Vậy khi sử dụng phương pháp tình huống ta
phải tổ chức lớp học như thế nào để đem lại hiệu quả.
Quy định về các nguyên tắc thực hiện cho học sinh . Một lớp học không phải tất
cả học sinh đều có ý thức tự giác trong học tập nên nếu không quy định nguyên tắc
thực hiện thì những học sinh không tự giác sẽ không làm việc. Chính vì vậy trong các
giờ áp dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy tôi luôn phải đề ra các quy định
cho các nhóm cụ thể là: Tất cả học sinh phải tham gia cùng với nhóm. Nếu là tình
huống được giao chuẩn bị tại nhà thì một bạn đọc tình huống, bạn khác chỉ ra lý do
chọn tình huống trên, các bạn khác giải quyết tình huống. Giáo viên sẽ hỏi bất cứ lúc
nào và hỏi bất kì học sinh nào, nếu học sinh trong nhóm đó không trả lời được thì cho
nhóm khác bổ sung và như vậy nhóm đó sẽ mất điểm. Quy định như vậy để học sinh
16


thấy được trách nhiệm của mình đối với nhóm. Ngoài ra giáo viên phải quy định rõ về
thời gian làm việc cho từng nhóm để tránh tình trạng học sinh trình bày lan man,
không đảm bảo thời gian cho tiết học.
Ngoài ra đối với những tình huống giáo viên đưa ra, giáo viên nên để học sinh
nghiên cứu tình huống và giải quyết tình huống bằng hàng loạt các câu hỏi do giáo
viên đưa ra. Một tình huống có thể sử dụng xuyên suốt nội dung bài học hoặc được
triển khai ở các bước khác nhau tuỳ thuộc vào cách đặt câu hỏi của giáo viên. Làm
được điều đó chính là cách để giáo viên cung cấp tính liên kết nội dung bài học.
Tiết 27
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN
I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS hiểu:
1. Kiến thức:
- Thế nào là vi phạm pháp luật; các loại vi phạm pháp luật.
- Khái niệm trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí.
2. Kĩ năng:
- Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
- Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật, và vi phạm pháp luật để có thái độ và
cách xử sự phù hợp.
3. Thái độ:
- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
- Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
III. Chuẩn bị
1. GV: Tài liệu và phương tiện: SGK, SGV GDCD 9, Hiến pháp 1992, Một số bộ luật,
bảng phụ, các bài báo có liên quan;Luật giao thông đường bộ
2. Hs: Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
3. Phương pháp và phương tiện:phân tích, giảng giải, đàm thoại, thảo luận và liên
hệ....
4. Giáo dục kĩ năng sống.
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do người có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ được pháp luật bảo vệ.
- Có 4 loại vi phạm pháp luật: dân sự, hình sự, hành chính và kỷ luật.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra vở ghi của HS.
3. Giới thiệu bài mới: GV dẫn vào bài
17


HOT NG CA GV V HS

Hot ng 1: Tỡm hiu vi phm phỏp lut.
- GV a ra 3 trng hp (ghi bng ph)
1. A rt ghột B v cú ý nh s ỏnh B mt
trn cho bừ ghột.
2. Mt ngi ung ru say i xe mỏy v gõy
tai nn.
3. Em bộ 5 tui nghch la lm chỏy mt s
ca nh hng xúm.
? Theo em, trng hp no VPPL, trng
hp no khụng VPPL? Gii thớch?
- HS tho lun nhúm v trỡnh by.
Hot ng 2: Tỡm hiu khỏi nim v nhn
bit hnh vi vi phm phỏp lut.
- GV nờu tỡnh hung:
Nam (19 tui) i xe mụ tụ n mt ngó t,
mc dự cú bỏo hiu ốn nhng vn khụng
dng li. Do khụng tuõn theo ch dn ca tớn
hiu ốn nờn ó b cnh sỏt giao thụng bt
dng li v yờu cu xut trỡnh giy t. Nam
ó xut trỡnh y giỏy t cn thit nhng
cnh sỏt giao thụng vn lp biờn bn v yờu
cu np pht. Nam cho rng cnh sỏt giao
thụng x pht khụng cú tỡnh, cú lý. Vỡ thc t
ng vng, Nam khụng gõy tai nn cho ai
v xut trỡnh y giy t hp phỏp.
Hi: a. Hnh vi ca Nam cú vi phm phỏp
lut khụng? Vỡ sao?
b. Nu l hnh vi vi phm phỏp lut thỡ
ú l vi phm phỏp lut gỡ?
? Vy, em hóy cho bit nh th no l vi

phm phỏp lut ? Cho VD?
- Hs trả lời
- GV nhận xét và hoàn thiện khái niệm.

- GV hớng dẫn HS tìm hiểu dấu hiệu VPPL.
- Tỡnh hung: Trờn ng i hc v Lan i
18

NI DUNG CN T
I. t vn :
- Hành vi 1 và 3 không VPPL vì:
(1) cha gây ra hậu quả gì, chỉ mới là "ý
định"
(3) em bé 5 tuổi -> cha ý thức đợc việc
làm của mình.
- Hành vi (2) là VPPL vì đó là ngời hoàn
toàn ý thức đợc việc mình làm, gây ra hậu
quả (gây tai nạn)
II. Ni dung bi hc
1. Khỏi nim:

- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp
luật và có lỗi do ngời có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các
quan hệ đợc pháp luật bảo vệ.
- VD: A lấy trộm xe máy của B


xe p vo ng ngc chiu v cho rng
mỡnh i nh vy l ỳng.

? Theo em vic lm ca Lan cú trỏi phỏp lut
khụng?

D đánh G bị thơng rồi bỏ chạy.
2. Dấu hiệu nhận biết VPPL.
- Là hành vi trái pháp luật:
+ Thực hiện pháp luật không nghiêm
(VD: trốn thuế giá trị gia tăng....)
+ Thực hiện pháp luật không đúng (VD:
đi vào đờng cấm...)

- Tỡnh hung: Thy ngi b tõm thn An
tỡm cỏch trờu chc, khụng may ngi b tõm
thn ú ly ỏ nm An lm An chy mỏu.
? Theo em ngi b tõm thn cú vphair chu
nng lc phỏp lớ khụng?
- Gv yêu cầu HS giải quyết các tình huống
trong phần đặt vấn đề bằng các câu hỏi, yêu
cầu HS điền vào bảng.
- Hs thảo luận theo cặp nhóm để trả lời.
- GV chốt lại 4 dấu hiệu nhận biết VPPL.

TT
1

Hnh vi

- Là hành vi cụ thể của con ngời. Tức là
phải thể hiện bằng hành động chứ không
phải là chỉ trong suy nghĩ, t tởng.

- Là hành vi có lỗi: tức là chủ thể có lỗi
khi biết rằng việc làm của mình gây ra tác
hại ntn nhng vẫn làm.
- Ngời có năng lực trách nhiệm pháp lý:
(ngời tâm thần, trẻ em thì không có khả
năng này)
+ Có khả năng nhận thức hành vi của mình
+ Có khả năng lựa chọn và quyết định
cách xử sự
+ Có khả năng độc lập chịu trách nhiệm
việc làm của mình.
Ch ý
VPPL
Cú Khụng
Cú Khụn
Hu qu
g
x
Tc cng, ngp nc
x

Xõy nh khụng phộp, ph thi xung
sụng.
2 ua xe, vt ốn , gõy tai nn
x
3 Tõm thn p phỏ
4 Cp git dõy chuyn, tỳi sỏch
x
5 Vay tin dõy da khụng tr
x

6 Cht cnh ta cõy khụng t bin bỏo
x
Hot ng 3: Phõn loi vi phm phỏp lut
- Tng phn giỏo viờn ly tỡnh hung
riờng
? Em hóy phõn loi cỏc hnh vi VPPL cỏc
tỡnh hung phn t vn .
(1) -> Vi phm hnh chớnh: xõm phm quy
nh qun lý nh nc v xõy dng v mụi
trng.
(2) -> Vi phm hnh chớnh
(4) -> Vi phm hỡnh s: gõy thit hi ti sn
ca ngi khỏc
19

Thit hi ngi v ca
x
x
Phỏ hi ti sn
Tn tht ti sn
x
Thit hi ngi cho vay
x
Ngi i qua b thng
3. Phõn loi vi phm phỏp lut
a. Vi phm hnh chớnh (SGK)
b. Vi phm hỡnh s (SGK)
c. Vi phm dõn s (SGK)
d. Vi phm k lut (SGK)


x
x


(5) -> Vi phạm dân sự: Xâm hại đến tài sản
của người khác
(6) -> Vi phạm kỉ luật lao động: không chấp
hành đúng quy định của lao động.
? Có mấy loại VPPL, kể tên và nêu đặc điểm
của từng loại?
- Hs trả lời
- GV nhận xét, giải thích thêm và chốt lại.
4. Củng cố:
? Em hãy trình bày khái niệm VPPL cho VD minh hoạ?
? Nêu các dấu hiệu nhận biết VPPL? Có mấy loại VPPL? Kể tên và trình bày đặc điểm
từng loại?
5. Hướng dẫn học tập:
- Nắm chắc bài học
- Chuẩn bị nội dung về trách nhiệm pháp lý để học tiết sau.
2.3. Thống kê số liệu, so sánh kết quả đạt được.
- Qua tiến hành kiểm tra 15 phút về việc xử lý các tình huống trong cuộc sống, tôi đã
tiến hành thực nghiệm ở 9C và đối chứng ở lớp 9 D. Kết quả như sau:
Lớp
9C
9D

Sĩ số
30 hs
27 hs


0 - > 3.5
SL TL
0
0
0
0

Điểm
3.5- > 5
5- > 6.5
SL
TL SL TL
0
0
3
10%
1
3%
7
30%

6.5 - > 8
8.0 ->10
SL TL
SL TL
15 50% 12 40%
13 46%
6
16%


Ở lớp 9C các em học sinh đều tỏ ra hứng thú khi học môn GDCD, các em hăng
hái thảo luận những tình huống giáo viên đưa ra và nghiêm túc chuẩn bị những
tình huống giáo viên giao một cách có hiệu quả. Phần lớn các em nắm vững nội
dung cơ bản của bài học.
- Qua quan sát học sinh lớp 9C có nhiều ý thức hơn trong việc chấp hành các quy
định, nội quy của lớp học và xã hội một cách nghiêm túc
2.3.2. Phân tích số liệu đạt được:
* Ưu điểm:
- Giúp các em vận dụng linh hoạt các tình huống vào xử lí trong cuộc sống.
- Hình thành ý thức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật
- Sử dụng tình huống trong giờ học tạo hứng thú cho học sinh trong vệc tìm hểu và
khai thác.
- Học sinh phát huy được tính tích cực chủ đạo trong dạy học
- Giáo viên linh hoạt sử dụng các phương pháp và tình huông dễ dàng hơn.
-

20


* Nhược điểm:
- Tốn thời gian trong việc tìm hiểu và khai thác các tình huống
- Giáo viên đòi hỏi phải có kiến thức rộng và am hiểu về cuộc sống
- Thường xuyên phải cập nhật thông tin.
2.4 Kết luận và kiến nghị:
Sử dụng dạy học tình huống nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức thiết
thực trong thực tế giúp các em hình thành kĩ năng sống cho bản thân trở thành con
người tốt có ích cho xã hội và đạt được mục tiêu mà giáo dục đề ra Về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Với quan điểm trên các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý

nghĩa và đóng một vai trò nhất định. Trong đó, môn GDCD đặc biệt là dạy học theo
tình huống có vai trò rất quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý
thức, hành vi, thái độ, phát triển tâm lý và hình thành nhân cách con người toàn diện.
Kiến nghị đề xuất:
- Bộ giáo dục đạo tạo cần mở ra nhiều đợt tập huấn kiến thức chuyên đề cho
Giáo viên nhiều hơn nữa.
- Cần chú trọng bộ môn giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục phổ
thông.

21



×