Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TIỂU LUẬN GIÁO DỤC CÔNG DÂN: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở Cương Gián Huyện Nghi Xuân Tĩnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.71 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN

TIỂU LUẬN
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp
luật cho học sinh phổ thông trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường
Trung học cơ sở Cương Gián Huyện Nghi Xuân Tĩnh Hà Tĩnh

Người hướng dẫn: TS. Phạm Việt Thắng
Học viên: Hoàng Thị Huyền Trang
Lớp: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật K2A

Hà Tĩnh, năm 2015


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.2 Phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Đóng góp mới của đề tài
8. Kết cấu của đề tài
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG NHẰM GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD
1.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong


dạy học môn GDCD ở trường Trung học
1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học
Trong các tác phẩm về lý luận dạy học, ta có thể tìm thấy nhiều định nghĩa về
phương pháp dạy học như:
Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp
thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt
tới mục đích dạy học .
Bất cứ phương pháp nào cũng là hệ thống những hành động có mục đích của
giáo viên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh nhằm đảm bảo
cho trò lĩnh hội được nội dung trí dục.
Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu của thầy và trò, trong quá
trình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối tượng nghiên cứu, mà kết quả là trò
lĩnh hội được nội dung trí dục.

2


Những định nghĩa này đã nêu lên được một cách khái quát về phương pháp dạy
học. Qua quá trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ta thấy rằng giữa dạy và học
có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, chúng là
hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, tác
động qua lại với nhau và là hai mặt của một quá trình dạy học. Trong sự thống nhất
này phương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo, còn phương pháp học có tính độc lập tương
đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, nhưng phương pháp học có ảnh hưởng trở
lại đối với phương pháp dạy.
Phương pháp dạy có hai chức năng là truyền đạt và chỉ đạo. Phương pháp học
cũng có hai chức năng là tiếp thu và tự chỉ đạo.
Thầy truyền đạt cho trò một nội dung nào đó, theo một lôgic hợp lý, và bằng

lôgic của nội dung đó mà chỉ đạo, ( định hướng, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra, đánh
giá) sự học tập của trò. Trong bản thân phương pháp dạy, hai chức năng này gắn bó
hữu cơ với nhau, chúng không thể thiếu nhau được. Trong thực tiễn, nhiều giáo viên
chỉ chăm lo việc truyền đạt mà coi nhẹ việc chỉ đạo. Người giáo viên phải kết hợp hai
chức năng trên đây bằng chính lôgic của bài giảng, với lôgic hợp lý của bài giảng, thầy
vừa giảng vừa truyền đạt ), vừa đồng thời điều khiển việc tiếp thu ban đầu và cả việc
tự học của trò. Vì vậy phương pháp dạy chính là mẫu, là mô hình cơ bản cho phương
pháp học trong tất cả các giai đoạn của sự học tập.
Còn về phía học sinh, khi học tập vừa phải tiếp thu bài thầy giảng, lại vừa phải
tự điều khiển quá trình học tập của bản thân. Nói cách khác, học sinh phải tiếp thu nội
dung do thầy truyền đạt, đồng thời dựa trên toàn bộ lôgic bài giảng của thầy mà tự lực
chỉ đạo sự học tập của bản thân ( tự định hướng, tự tổ chức, tự thực hiện, tự kiểm tra đánh giá ). Người học sinh giỏi thường là người biết nắm bắt được lôgic cơ bản của
bài giảng của thầy, rồi tự sáng tạo lại nội dung đó theo lôgic của bản thân. Vậy, trong
phương pháp học, hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo gắn bó chặt chẽ với nhau, thâm
nhập vào nhau, bổ sung cho nhau, như hai mặt của cùng một hoạt động.
Dạy tốt, học tốt, xét về mặt phương pháp phải là sự thống nhất của dạy với học,
và đồng thời cũng là sự thống nhất của hai chức năng riêng của mỗi hoạt động truyền
đạt và chỉ đạo trong dạy; tiếp thu và tự chỉ đạo trong học. Nói cách khác, dạy học tối

3


ưu phải là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo đảm được cùng một lúc
ba phép biện chứng:
Giữa dạy và học.
Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong dạy.
Giữa tiếp thu và tự chỉ đạo trong học.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và tổ hợp ba phương pháp học
ứng với ba giai đoạn học tập.
Giai đoạn 1: Tiếp thu ban đầu các thông tin.

Trong giai đoạn này thầy giảng bài mới. Trò nghe, nhìn, hiểu, ghi chép và sơ bộ
nhớ những điều thầy giảng.
Giai đoạn 2: Xử lý thông tin khi tự học.
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sự tự học để xử lý thông tin, biến nó
thành học vấn riêng. Ở đây trò phải sử dụng toàn bộ các thao tác tư duy.
Giai đoạn 3: Vận dụng thông tin để giải bài tập.
Đây là bước kết thúc của quá trình lĩnh hội một vấn đề. Nhiệm vụ của nó là vận
dụng kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo việc giải quyết các bài tập nhận thức.
Trong quá trình dạy và quá trình học thì quá trình dạy có vai trò chỉ đạo trong
cả ba giai đoạn của quá trình học, quá trình dạy hợp lý thì quá trình học sẽ đạt kết quả
cao.
1.1.1.2. Quan niệm về tình huống và phương pháp dạy học bằng tình huống
* Quan niệm tình huống:
“Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn
xung đột. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án giải
quyết khác nhau. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt
truyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để minh chứng
một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế. Tình huống dạy học là những
tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huồng thực, được cấu trúc hóa nhằm mục
đích dạy học”.
Tình huống bao giờ cũng là tình huống có vấn đề.
“Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quan của bài
toán nhận thức được chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyết
được, kết quả là họ nắm được tri thức mới. Trong đó, vấn đề học tập là những tình

4


huống về lý thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái (kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo) đã biết với cái phải tìm và mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải

quyết”.
“Tình huống có vấn đề, đó là trở ngại trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta
chưa biết cách giải thích hiện tượng sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới
mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người
tìm tòi cách giải thích hay hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt
động nhận thức sáng tạo, có hiệu quả. Nó quy định sự khởi đầu của tư duy, hành động
tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu ra và giải quyết vấn đề”.
Xét về khía cạnh tâm lý thì: “Tình huống là trạng thái tâm lý độc đáo của con
người gặp chướng ngạy nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyết
mâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước, mà bằng tìm tòi sáng tạo tích
cực đầy hứng thú, và khi tới đích thì lĩnh hội được kiến thức, phương pháp giành kiến
thức và cả niềm vui sướng của người phát hiện kiến thức”.
Qua một số định nghĩa ta có thể hiểu tình huống có vấn đề trong dạy học là:
tình huống học tập mà khi học sinh tham gia thì gặp một số khó khăn, học sinh ý thức
được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy với khả năng của mình thì
hy vọng có thể giải quyết được, do đó bắt tay vào việc giải quyết vấn đề đó. Nghĩa là
tình huống đó kích thích hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, đề xuất vấn đề và
giải quyết vấn đề đã đề xuất.
Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm
vụ cần giải quyết, một vướng mắt cần tháo gỡ. Và do vậy, kết quả của việc nghiên cứu
và giải quyết tình huống sẽ là những tri thức mới , nhận thức mới hoặc phương thức
hành động mới đối với chủ thể.
Có ba yếu tố tạo thành tình huống có vấn đề:
Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học.
Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết.
Khả năng trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực.
Đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề trong dạy học là những lúng túng về
cách giả quyết vấn đề, tức là vào thời điểm đó, tình huống đó thì những tri thức và kỹ
năng vốn có chưa đủ để tìm ra ngay lời giải. Tất nhiên việc giải quyết vấn đề không
đòi hỏi quá cao đối với trình độ hiện có của học sinh.


5


* Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp dạy học mà trong đó
giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi họ gặp mâu thuẫn khách
quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấp nhận và có nhu
cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó là bằng tìm tòi, tích cực, sáng tạo, kết quả là
họ giành được kiến thức và cả phương pháp giành kiến thức .
Với phương pháp này giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề sau đó cho các
em thấy rõ lợi ích về mặt nhận thức hay mặt thực tế của việc giải quyết nó nhưng đồng
thời cảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết nhưng
thiếu sót này có thể khắc phục nhờ một số nỗ lực của nhận thức.
Dạy học bằng tình huống có những đặc điểm sau:
Giáo viên phải tạo ra được mâu thuẫn nhận thức, có điều học sinh chưa biết cần
tìm hiểu, việc đi tìm lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới.
Giáo viên gây được sự chú ý ban đầu, từ đó kích thích sự hứng thú tạo nên nhu
cầu nhận thức, khởi động tiến trình nhận thức của học sinh. Học sinh chấp nhận mâu
thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan.
Tình huống và vấn đề nêu ra phải rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh.
Từ những điều quen thuộc, bình thường đã biết phải đi đến cái mới (mục đích cần đạt
được) học sinh cảm thấy có khả năng giải quyết được vấn đề.
Dạy học bằng tình huống là một trong những yêu cầu quan trọng của đổi mới
nội dung, phương pháp dạy học, dạy học bằng tình huống là một trong những phương
pháp dạy học hiện đại, hay phương pháp dạy học tích cực.
Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng cả về
lý luận và thực tiễn. Nếu chỉ có kiến thức lý luận lý thuyết thì giáo viên không đưa ra
được những tình huống, hoặc có đưa ra thì cũng không đúng với nội dung hoặc không
sát thực tế. Từ đó làm cho người học không định hướng được cách giải quyết tình

huống, hoặc giải quyết sai.
1.1.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.2.1. Ưu điểm của phương pháp dạy học bằng tình huống
Với tư cách là một phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung
tâm, dạy học bằng tình huống có những ưu điểm sau đây:

6


Thứ nhất: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học dễ hiểu và dễ
nhớ các vấn đề phức tạp’’. Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, người
học có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này một
cách dễ dàng trong thời gian dài. Nếu học lý thuyết, người học có thể rơi vào tình
trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà không hiểu nên rất mau quên thì phương pháp
giảng dạy tình huống giúp người học hiểu được vấn đề một cách sâu sắc gắn liền với
quá trình giải quyết tình huống đó.
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học nâng cao khả
năng tư duy độc lập, sáng tạo”. Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống, quá
trình tiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữa giáo viên và học sinh, trong
đó giáo viên là người truyền đạt tri thức và học sinh là người tiếp nhận tri thức đó thì
phương pháp dạy học bằng tình huống tạo ra một môi trường học tích cực có sự tương
tác giữa học sinh và giáo viên, giữa các học sinh với nhau. Trong đó, học sinh được
đặt vào trong một hoàn cảnh buộc họ phải ra quyết định để giải quyết tình huống và họ
phải dùng hết khả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quan
điểm đó. Họ không bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của giáo viên khi giải quyết
một tình huống cụ thể mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo. Bên cạnh
đó, dạy học bằng tình huống còn giúp người học có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm
cho nhau; học được những ý kiến, quan điểm, thông tin từ những bạn học khác làm
phong phú hơn vốn tri thức của họ.
Thứ ba: “Dạy và học bằng tình huống giúp người học có cơ hội để liên kết, vận

dụng các kiến thức đã học được”. Để giải quyết một tình huống, học viên có thể phải
vận dụng đến nhiều kiến thức lý thuyết khác nhau trong cùng một môn học hoặc của
nhiều môn học khác nhau.
Thứ tư: “Dạy học bằng tình huống thông qua việc giải quyết tình huống giúp
người học có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra nhưng bản thân chưa đủ
kiến thức giải quyết”. Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên không loại trừ khả
năng phát sinh những tình huống mà người học và thậm chí cả người dạy chưa gặp bao
giờ. Trong tình huống này, người dạy phải định hướng và khơi gợi khả năng tư duy
độc lập, sáng tạo của người học được vận dụng, phát huy tối đa và không loại trừ khả
năng người học sẽ tìm ra được những các lý giải mới làm bổ sung thêm kiến thức cho
cả người học lẫn người dạy.

7


Thứ năm: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho người học có thể
rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết
trình”. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp cho người học có thể thành công trong
tương lai. Học bằng tình huống giúp người học dễ dàng nhận ra những ưu điểm và hạn
chế của bản thân khi họ luôn có môi trường thuận lợi để so sánh với các học viên khác
trong quá trình giải quyết tình huống. Từ đó họ sẽ có cơ hội học hỏi kỹ năng làm việc
nhóm, tranh luận và thuyết trình từ những học viên khác. Phương pháp học bằng tình
huống cũng giúp người học phát triển các kỹ năng phát biểu trước đám đông một cách
khúc chiết, mạch lạc, dễ hiểu; phân tích vấn đề một cách lôgic; hiểu biết thực tế sâu
rộng, biết vận dụng linh hoạt lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế; biết phản
biện, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời có khả năng thương lượng và dễ dàng chấp
nhận các ý kiến khác biệt, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm
phong phú hơn vốn kiến thức của mình.
Nếu mục tiêu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là dạy kiến thức, kỹ
năng và thái độ thì phương pháp dạy học bằng tình huống nếu được áp dụng tốt có thể

đạt được cả ba mục tiêu này.
Thứ sáu: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho học sinh có khả năng
nghiên cứu và học tập suốt đời, tăng cường khả năng tự định hướng trong học tập của
học sinh, phù hợp với nhu cầu và sở thích của cá nhân người học”. Thông qua việc
phân tích và thảo luận vấn đề, học sinh học được cách tiếp cận và giải quyết các vấn
đề khác nảy sinh trong tương lai, biết cách tìm kiếm thông tin và trở thành người có
thể tự định hướng học tập và nghiên cứu sau khi đã tốt nghiệp.
Thứ bảy: “Phương pháp dạy học bằng tình huống làm tăng sự hứng thú của
phần lớn học sinh đối với môn học”. Trong phương pháp học bằng tình huống, học
sinh là người chủ động tìm kiếm tri thức và quyết định kiến thức nào cần được nghiên
cứu và học hỏi. Việc thảo luận cũng làm tăng hứng thú của học sinh đối với việc học
vì nó kích thích người học tham gia tích cực vào việc tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu,
tìm ra giải pháp, tranh luận và lý giải vấn đề khoa học để bảo vệ quan điểm của mình.
Sau khi thảo luận, học sinh vẫn có nhu cầu tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề để trả
lời những câu hỏi được đặt ra trong buổi thảo luận.
Cuối cùng: Giáo viên với vai trò là “điều phối viên” trong một lớp học bằng
tình huống vừa có thể hướng dẫn, chia sẻ tri trức, kinh nghiệm cho học sinh, đồng thời

8


họ cũng có thể học hỏi được những kinh nghiệm, thông tin, giải pháp mới từ học viên
để làm giàu vốn tri thức và phong phú hơn bài giảng của mình, nhất là từ những học
sinh có tư duy nhanh nhẹn sáng tạo. Qua quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu tình
huống, giáo viên cũng có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình
huống và có những điều chỉnh nội dung tình huống sao cho phù hợp.
1.1.2.2. Hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp dạy và học bằng tình huống
còn có một số điểm hạn chế nhất định.
Thứ nhất: “Đối với các môn học là ngành khoa học xã hội, khi giảng dạy bằng

tình huống, các vấn đề xã hội thường được giải thích theo nhiều quan điểm khác nhau
tùy thuộc vào quan điểm, quan niệm sống, vào vốn kiến thức xã hội và kinh nghiệm
của người học. Vì vậy, đôi khi cuộc thảo luận về tình huống sẽ không hướng theo con
đường và dẫn đến một kết cục như người soạn thảo tình huống mong muốn, nhất là
trong những lớp học mà học viên đa dạng về trình độ và đến từ những vùng miền khác
nhau, và giáo viên không có kinh nghiệp trong việc điều phối, dẫn dắt cuộc thảo luận”.
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi tinh thần tự học, thái
độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động. Tuy nhiên,
hiện nay có khá nhiều học sinh không quen với phương pháp học bằng tình huống, họ
không có kỹ năng làm việc nhóm, thụ động, ỷ lại, không hợp tác từ đó làm giảm hiệu
quả của phương pháp dạy học bằng tình huống”.
Thứ ba: “Phương pháp dạy học bằng tình huống tốn nhiều thời gian của người
học”. Trong phương pháp học truyền thống, trong một khoảng thời gian nhất định,
giáo viên có thể cung cấp một lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh, hệ thống, logic
cho học sinh. Cùng lượng kiến thức đó, trong phương pháp học bằng tình huống, học
sinh phải tự mình tìm kiếm và đọc tài liệu, xử lý thông tin nên sẽ tốn thời gian hơn gấp
nhiều lần so với phương pháp học truyền thống. Phương pháp dạy học bằng tình
huống đòi hỏi giảng viên phải là người tích cực, luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến
thức và kỹ năng mới. Trong xã hội hiện đại, các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội
và pháp luật thay đổi một cách nhanh chóng nên “tuổi thọ” của một tình huống rất
ngắn. Có khi giảng viên mới xây dựng xong một tình huống, giảng dạy được một lần
đã phải thay đổi cho phù hợp.

9


Có ý kiến cho rằng dạy học bằng tình huống là cách để thầy “nghỉ ngơi” vì
trong khi người học phải làm việc, người dạy không có việc gì để làm. Đây là một ý
kiến sai lầm vì phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức tạp
hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức

và khuyến khích người học thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện…
Đây thật sự là những thách thức lớn đối với giáo viên trong quá trình ứng dụng
phương pháp này.
1.1.3. Các loại tình huống và cách thức xây dựng một tình huống
1.1.3.1. Các loại tình huống dạy học
Áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống cho phép giáo viên sử dụng
tình huống một cách rất linh hoạt. Tình huống có thể được dùng trong quá trình thuyết
giảng hay để phục vụ giờ thảo luận như là trọng tâm của bài học. Tùy thuộc vào từng
bối cảnh sử dụng, có thể chia tình huống theo mức độ phức tạp của nó thành những
loại như sau:
Loại 1 – Tình huống đơn giản: “Loại này bao gồm các tình huống dưới dạng
các ví dụ minh họa với tình tiết đơn giản. Độ dài của các tình huống này thường chỉ
khoảng 4 - 5 câu. Các tình huống đơn giản có thể dùng ngay trong bài thuyết giảng của
giáo viên nhằm hai mục đích: (1) minh họa cho kiến thức mà giáo viên vừa giảng và
(2) kích thích học sinh tư duy tại chỗ và dẫn dắt sang nội dung kiến thức tiếp theo”.
Loại 2 – Tình huống phức tạp: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp hơn
Loại 1 sử dụng với mục đích buộc học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp giờ thuyết
giảng. Các tình huống phức tạp cần đủ dài vài bao gồm một hoặc một số vấn đề nhằm
gợi mở kiến thức bắt đầu giờ thuyết giảng của một bài học mới. Các tình huống này
cần được giao trước cho học sinh cùng với tài liệu hướng dẫn để học sinh đọc. Các
tình huống không cần quá khó mà chỉ cần đủ để định hướng cho học sinh nghiên cứu
và ghi nhớ những khái niệm khởi đầu của bài học”.
Loại 3 – Tình huống đầy đủ: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp nhất
và được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất. Mục đích của loại tình huống này là để học sinh áp
dụng các kiến thức đã học qua giờ thuyết giảng vào giải quyết các vụ việc trong thực
tiễn và qua đó học thêm kiến thức mới. Loại tình huống này yêu cầu học sinh không
những phải nghiên cứu tài liệu được giao mà còn phải thực hiện các bước chuẩn bị
theo yêu cầu của giáo viên. Phương pháp nêu vấn đề sẽ hỗ trợ để giải quyết tình

10



huống, trong đó học sinh là người làm việc chính và giáo viên là người hướng dẫn cho
học sinh. Về nội dung, tình huống này có độ phức tạp cao nhất. Nó thường bao gồm ít
nhất ba vấn đề xuyên suốt trong một hay nhiều bài học và do đó yêu cầu về sự chuẩn
bị của cả học sinh và giáo viên cũng ở mức độ cao nhất”.
Ngoài ba loại tình huống này ta cũng có thể phân chia các tình huống theo độ
mở của vấn đề trong tình huống. Theo cách phân loại này, giáo viên có thể xây dựng
các tình huống mở và các tình huống đóng. Tình huống mở là các vụ việc mà trong đó
lời giải để ngỏ hoặc có nhiều cách giải khác nhau. Loại tình huống này rất tốt trong
việc kích thích khả năng tư duy và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Khi học sinh xử lý
các tình huống thuộc loại này, vấn đề mấu chốt không phải là bản thân kết luận mà là
cách thức để đi đến kết luận đó. Ngược lại, tình huống đóng là các tình huống dẫn tới
một kết quả cố định. Học sinh vẫn có thể chủ động xử lý tình huống xong giáo viên sẽ
định hướng cho học sinh tới kiến thức chính thống. Loại tình huống này rất tốt để giáo
viên bổ sung thêm cho học sinh kiến thức nội dung.
1.1.3.2. Cách thức xây dựng một tình huống dạy học
Đối với giáo viên tình huống được xây dựng nên là đề giải quyết một vấn đề
nào đó và qua quá trình đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức. Vì vậy, quy trình xây
dựng bài tập tình huống của giáo viên thường đi theo chiều ngược lại với quy trình giải
quyết bài tập tình huống của học sinh. Quy trình này có thể được mô tả bằng các bước
sau:
Bước 1 - Xác định kiến thức cần truyền đạt.
Bước 2 - Hình thành vấn đề.
Bước 3 – Hình thành tiểu vấn đề.
Bước 4 – Xây dựng tình tiết sự kiện của tình huống.
“Việc xây dựng tình huống luôn bắt đầu từ nội dung kiến thức cần truyền đạt
tới học sinh. Nội dung kiến thức này có thể là một khái niệm nào đó giáo viên muốn
học sinh nắm bắt được và phân biệt được với những khái niệm khác hay cũng có thể là
một nguyên tắc ứng xử nào đó mà giáo viên muốn học sinh hiểu và áp dụng được vào

thực tiễn. Dựa trên những kiến thức này, giáo viên xây dựng nên những vấn đề mà
thông thường chính là những câu hỏi xuất phát từ bản thân kiến thức cần học sinh tiếp
thu. Việc giải quyết vấn đề này có thể đòi hỏi trước tiên phải giải quyết một số vấn đề
nhỏ khác và nếu vậy những vấn đề nhỏ cũng phải được xác định. Trên cơ sở các vấn

11


đề và tiểu vấn đề, giáo viên sẽ xây dựng các tình tiết sự kiện để hình thành một tình
huống hoàn chỉnh. Ở bước cuối cùng này, giáo viên có thể có hai cách để xây dựng
tình tiết sự kiện. Thứ nhất, giáo viên có thể dựa trên những vụ việc đã xảy ra và đã
được giải quyết một cách sáng tạo. Nếu có những vụ việc liên quan tới những nội dung
kiến thức mà giáo viên đang muốn học sinh tìm hiểu thì giáo viên có thể lấy tình tiết
của vụ việc đó rồi điều chỉnh tình tiết sự kiện cho phù hợp với yêu cầu của mình. Thứ
hai, nếu không tìm được vụ việc thực tế thì giáo viên có thể tự xây dựng nên một tình
huống giả định. Trong trường hợp này các tiêu chuẩn của một tình huống tốt như phân
tích trên đây phải được tuân thủ”.
Việc xây dựng được tình huống tốt là một công đoạn quan trọng trong quá trình
dạy học bằng tình huống .
1.2 Thực trạng của việc giáo dục pháp luật cho học sinh trong dạy học môn
GDCD ở trường Trung học cơ sở Cương Gián Nghi Xuân – Hà Tĩnh
1.2.1 Đặc điểm của địa bàn khảo sát
Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi có nhiều biến động về mặt tâm lí, các em
chịu nhiều tác động của thế giới bên ngoài…các em hay bị rũ rê sa vào những tệ nạn
xã hội như: Tập hút thuốc lá, chơi điện tử, trộm cắp…Hơn nữa ở địa bàn xã Cương
Gián huyện Nghi Xuân Tĩnh Hà Tĩnh là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện
Phần lớn bố mẹ thường đi làm ăn xa( xuất khẩu lao động), các em ở nhà với
ông bà…Vì vậy việc giáo dục pháp luật trong dạy học môn GDCD là rất cần thiết.
1.2.2 Thực trạng của việc sử dụng các PPDH nhằm giáo dục pháp luật cho học
sinh trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học cơ sở Cương Gián Nghi Xuân

– Hà Tĩnh
Trường đã tổ chức thực hiện giảng dạy môn GDCD đầy đủ theo đúng quy định
của chương trình, có lồng ghép giáo dục pháp luật vào bộ môn. Tuy nhiên, thực tế việc
dạy GDCD ở trường còn gặp nhiều khó khăn, bất cập do thiếu trang thiết bị dạy học,
các điều kiện khác phục vụ dạy học còn hạn chế. Ví dụ như khi dạy một bài GDCD có
liên quan đến pháp luật thì mới chỉ dừng lại ở những vấn đề đặt ra trong sách giáo
khoa chứ giáo viên chưa có những văn bản luật để hướng dẫn học sinh tìm hiểu. Giáo
viên đã có ý thức đưa giáo dục pháp luật vào môn GDCD nhưng mới chỉ dừng lại ở

12


việc giúp các em nhận thức được hậu quả đối với cá nhân mình chứ chưa cho các em
thấy được những hành vi vi phạm pháp luật đó sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào.
Một vấn đề đáng để chúng ta phải suy nghĩ đó là tâm lý chung của mọi người
đang còn xem nhẹ môn GDCD, vẫn đây là môn phụ không liên quan đến thi cử.
Trường tôi trong những năm qua chưa có tình trạng học sinh vi phạm pháp luật
dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà chỉ dừng lại ở việc một số em thường xuyên
vi phạm nội quy nhà trường như: không học bài cũ, đồng phục, chuyên cần…. Nhưng
không phải vì thế mà chủ quan trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh.
1.2.3 Những thành công và hạn chế
1.2.3.1 Những thành công
- Thực tế cho thấy, học sinh rất say mê hứng thú học tập. Qua sự hướng dẫn của giáo
viên, học sinh tích cực thảo luận tự phát hiện những kiến thức và hăng hái tham gia
vào những trò chơi để xây dựng bài, xây dựng tình huống sắm vai, góp phần cho tiết
học thêm sinh động. Trong quá trình học tập, học sinh tự đánh giá cái đúng, cái sai,
phân tích được những tình huống có vấn đề để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản
thân. Cũng từ đó đã phát hiện ra năng khiếu của học sinh, rèn luyện được phẩm chất,
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết trong sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

1.2.3.2 Những hạn chế
Bên cạnh những thành công trên thì việc dạy học pháp luật môn GDCD ở Trung
học cơ sỏ còn gặp nhiều hạn chế:
Cơ sở vật chất của nhà trường còn nghèo nàn, lạc hậu: Thiếu tranh ảnh, đồ dùng
học tập… chưa đáp ứng của người dạy và học
Một số em còn nhút nhát,còn coi đây là môn phụ…
1.2.3.3 Nguyên nhân
Do một số giáo viên còn dạy chéo môn
Do nhận thúc của phụ huynh học sinh đang còn xem nhẹ môn GDCD, vẫn đây là
môn phụ không liên quan đến thi cử.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:
Chương I tôi đã nêu lên được một số khái niệm dạy học tình huống cũng như quan
điểm, phương pháp dạy học bằng tình huống, những ưu điểm, hạn chế của đề tài. Dựa

13


trên cở đó để xây dựng tình huống trong dạy học môn GDCD bằng tình huống ngày
càng hoàn chinnhr hơn.
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD
NHẰM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
2.1. Vận dụng các phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới một cách linh hoạt
và nhuần nhuyễn như:
- Phương pháp thảo luận nhóm: giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động
vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý
kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo cơ hội cho các em
được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung;
giúp học sinh học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có ý kiến phê
phán của bạn, tạo cho các em tính tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt; vốn hiểu
biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng

hợp tác của học sinh được phát triển.
- Phương pháp giải quyết ván đề: là xem xét, phân tích vấn đề/tình huống cụ thể
thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và xác định cách giải quyết xử lí vấn
đề/tình huống đó một cách có hiệu quả giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và khả
năng giải quyết tích cực, hiệu quả đối với những khó khăn, thách thức của cuộc sống
thực tiễn để có một cuộc sống có chất lượng, an toàn, lành mạnh; giúp học sinh phát
triển tư duy phê phán và kĩ năng ra quyết định.
- Phương pháp động não: là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn
nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên
được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng.
- Phương pháp trò chơi: là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn
đề hay thể hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò
chơi nào đó. Qua trò chơi, học sinh có cơ thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính
nhờ sự thể nghiệm này sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành
vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống; học
sinh sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn,
phù hợp trong tình huống; học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện
kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi. Bằng trò chơi việc học tập được tiến hành một
cách nhẹ nhàng, sinh đôngj; không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuối vào

14


quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời
giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
2.2. Giáo viên xây dựng những tình huống dựa trên những câu chuyện, vụ án có
thật, có tính thời sự ở địa phương cũng như ở trong nước đưa vào bài dạy để khai thác
nội dung bài học trong các chủ đề pháp luật - chủ đề vừa “khó dạy” vừa “khô khan”.
Ví dụ: Bài 18: QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
(GDCD8 - đây là một bài khó dạy nhất trong chương trình GDCD ở THCS)

+ Để khai thác nội dung quyền khiếu nại, tố cáo theo chuẩn kiến thức tôi đã xây
dựng những tình huống trên cơ sở những câu chuyện, vụ án có thật, có tính thời sự.
- GV cho HS theo dõi đoạn phim có nội dung sau:
Bác Tam là người tàn tật nhưng phòng thuế của phường lại định mức đóng thuế cho
cửa hàng của bác bằng mức thuế của những người bình thường khác. Bác Bình khuyên
bác Tam làm đơn khiếu nại vì người tàn tật là đối tượng được xét miễn giảm thuế.
Hỏi: - Em hãy cho biết nội dung đoạn phim nói điều gì?
- Theo em, bác Bình khuyên bác Tam như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
- HS: trả lời cá nhân
GV: kết luận: bác Bình khuyên bác Tam như vậy là đúng vì người khuyết tật được
quyền đề nghị xem xét miễn giảm thuế kinh doanh đối với mình.
- GV nêu tình huống và yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) trả lời.
Tình huống: Ông Hiệu trưởng trường THCS H ra quyết định kỉ luật với hình thức
đuổi học đối với học sinh Nguyễn Văn A vì đã có hành vi quay cóp trong khi làm bài
thi Học kì I vừa qua.
Hỏi: Nếu em là A, sau khi nhận được quyết định trên thì em sẽ là gì?
- HS: trả lời cá nhân
? Em hiểu thế nào là quyền khiếu nại?
- HS: trả lời cá nhân
GV: kết luận: Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị với cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước
khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỉ luật, khi cho rằng,
quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.
- GV cho HS quan sát đoạn phim bạo hành trẻ em của người giữ trẻ.

15


? Đây là đoạn phim nói về vụ án gì? Khi thấy hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm

nghiêm trọng đến thân thể, sức khỏe, tính mạng của công dân thì các em làm gì?
- HS: trả lời cá nhân
GV: Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này của bà giữ trẻ đã bị pháp luật xử lí
nghiêm minh, đúng người, đúng tội.
- HS: trả lời cá nhân
? Em hiểu thế nào là quyền tố cáo?
- HS: trả lời cá nhân
GV: kết luận: Quyền tố là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật vụ, việc vi phạm pháp luật của bất
cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
+ Để khai thác trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền
khiếu nại và tố cáo theo chuẩn kiến thức tôi đã xây dựng những tình huống trên cơ sở
vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, có tính
thời sự: là địa bàn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nhất của tỉnh nhà.
- GV nêu tình huống và yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) trả lời.
Tình huống: Lúc 14g 5phút ngày 1/1/2010 Tài xế Lê Văn Cương điều khiển xe ôtô
mang BS: T12-6559 đi trên QL1A theo hướng Huế-ĐN trên địa phận huyện Phú lộc
thì đâm vào xe môtô mang BS: 75T-6601 do anh Lê Văn Hai điều khiển chạy phía
trước cùng chiều làm anh Hai bị thương nặng. Sau khi gây tai nạn Cương điều khiển
xe ôtô chạy vào phía nam.
Hỏi: - Khi em chứng kiến vụ tai nạn trên với tư cách là công dân thì em sẽ làm gì?
- Vì sao em phải báo vụ tai nạn trên đúng sự thật?
- HS trả lời bằng sự hiểu biết của mình...
GV: kết luận: Các em sẽ báo với cơ quan có thẩm quyền (Công an…) về vụ tai nạn
trên đúng sự thật. Vì đây là hành vi vi phạm pháp luật, để cơ quan có thẩm quyền xử
lý khách quan, đúng người đúng tội nhằm đảm bảo sự công bằng của mọi công dân
trước pháp luật
+ Để củng cố và khắc sâu kiến thức bài học.
- GV nêu tình huống và yêu cầu học sinh làm ở phiếu học tập.


16


Tình huống: Cơ sở sản xuất bún của bà Bảy ở cạnh trường học, khu dân cư có mùi hôi
thối đặc trưng do nước thải trong cơ sở sản xuất bún thải ra làm ô nhiễm môi trường
học tập, sinh sống của chúng ta.
Hỏi: Trứơc sự việc đó thì các em sẽ làm gì?
2.3. Giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm tòi, chuẩn bị trước các câu chuyện, các vụ án
có thật, có tính thời sự mà em biết hoặc qua tivi, báo,…; giáo viên hướng dẫn học sinh
tự xây dựng tình huống để đưa vào bài học sao cho phù hợp.
Ví dụ: Bài 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN
THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (Giáo dục công 6)
+ Để phân tích, đánh giá những tình huống liên quan đến quyền được bảo hộ về tính
mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân tôi đã xây dựng những
tình huống trên cơ sở những câu chuyện, vụ án có thật, có tính thời sự.
- GV tổ chức thảo luận nhóm.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, giao tình huống và giao cho mỗi nhóm thảo luận về một
tình huống sau 5 phút các nhóm cử đại diện trình bày.
- HS các nhóm tiến hành thảo luận và cử người trình bày
- HS các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, bổ sung và kết luận sau khi mỗi trình bày.
Tình huống 1: Trên đường đi học, Lan bị một nhóm bạn trai lớn hơn trêu ghẹo và có
hành vi sàm sỡ, đụng chạm vào người.
Hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của nhóm bạn trai? Theo em, Lan nên ứng xử như
thế nào trong tình huống đó?
Trả lời: - Hành vi của nhóm bạn trai là không đúng, xâm phạm đến danh dự, nhân
phẩm của người khác.
- Theo em, Lan nên ứng xử: phản đối lại, báo cho nhà trường và cơ quan công
an về sự việc trên, hành vi của nhóm bạn trai đó phải bị phê bình, cảnh cáo.

Tình huống 2: Vì không thích Tân làm lớp trưởng nên một nhóm bạn nữ tung tin đồn,
bịa đặt, nói xấu Tân.
Hỏi: Theo em, hành vi của nhóm bạn nữ có vi phạm quyền được bảo hộ về danh dự,
nhân phẩm không? Vi phạm như thế nào? Bạn Tân nên làm gì trong tình huống đó?

17


Trả lời: - Hành vi của nhóm bạn nữ đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh
dự và nhân phẩm. Nhóm bạn nữ đã tung tin đồn, bịa đặt, nói xấu Tân – hành vi đó là
vu khống người khác.
- Tân sẽ giải thích cho các bạn biết hành vi của các bạn như vậy là không tốt
và vi phạm pháp luật, nếu các bạn thấy mình không đủ năng lực làm lớp trưởng thì đề
nghị lớp bầu lại lớp trưởng đồng thời Tân báo sự việc với thầy cô giáo chủ nhiệm biết.
Tình huống 3: Trong lúc ăn sáng ở quán, cho là Trường “nhìn đểu” mình nên tan học,
Quân đã dùng dao đón đường đâm Trường làm Trường bị thương tổn hại 15% sức
khỏe.
Hỏi: Theo em, hành vi của Quân đã vi phạm điều gì?
Trả lời: - Quân đã vi phạm pháp luật xâm hại bất hợp pháp đến sức khỏe của người
khác (sức khoẻ của Trường), Quân đã phạm tội cố ý gây thương tích (theo điều 104tội cố ý gây thương tích)
Tình huống 4: Nam và Sơn là 2 học sinh lớp 6 ngồi cạnh nhau. Một hôm Sơn bị mất
một cái máy tính vừa mới mua. Tìm mãi không thấy, Sơn đỗ tội cho Nam lấy cắp.
Namvà Sơn to tiếng, tức quá Nam đánh Sơn chảy máu mũi. Cô giáo kịp thời mời 2 bạn
lên phòng hội đồng kỉ luật.
Hỏi: Em hãy nhận xét cách ứng xử của 2 bạn? Nếu là Nam thì em sẽ xử lí như thế
nào? Nếu là bạn cùng lớp của Nam và Sơn thì em sẽ làm gì?
Trả lời: - Cả 2 bạn Sơn và Nam đều sai.
+ Sơn sai: Vì chưa có đủ chứng cứ đã khẳng định Nam ăn cắp, hành vi đó đã xâm
hại đến danh dự, nhân phẩm của Nam - vu khống người khác.
+ Nam sai: Vì không giải quyết khéo léo mà đánh Sơn chảy máu mũi, hành vi đó đã

xâm hại bất hợp pháp đến thân thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của Sơn.
Tình huống 5: Lợi dụng lòng tin và sự tín nhiệm của bạn hàng, Ân vay nợ 25.000.000
đồng để tiêu dùng phung phí và không còn khả năng trả nợ nên đã bỏ trốn. Không chờ
các cơ quan chức năng Nhà nước, Ba là một trong những chủ nợ đã tự đi tìm Ân bắt về
giao nộp cho cơ quan Công an.
Hỏi: Em hãy cho biết hành động của Ba đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời: - Hành động của Ba sai. Vì: theo quy định tại điều 71 Hiến Pháp năm 1992
“Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê

18


chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân”. Hành vi của Ba sẽ bị truy tố trước pháp luật theo
điều 123 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt người trái pháp luật.
? Từ các tình huống trên, các em thấy đối với tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của người khác chúng ta cần phải có thái độ xử sự như thế nào cho phù hợp với
quy định của pháp luật?
DK – Chúng ta cần phải tôn trọng với tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
người khác.
? Mỗi khi các quyền đó của mình bị xâm hại thì chúng ta phải làm gì?
DK - Chúng ta cần phải phản đối và tìm sự giúp đỡ của mọi người ngăn chặn những
hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (báo cho cha
mẹ, thầy cô, những người có trách nhiệm biết).
GV kết luận: Khi tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm bị xâm hại thì
cần biết phản đối và thông báo, tìm sự giúp đỡ của những người có trách nhiệm.
+ Để củng cố nội dung bài học, rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy sáng tạo,
trình bày suy nghĩ, ý tưởng, ứng phó trong những tình huống bị xâm hại đến tính
mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- GV tổ chức trò chơi “Tư vấn pháp luật”
- GV mời một nhóm tham gia đóng vai các “Luật sư” để tư vấn pháp luật cho các công

dân (sử dụng kĩ thuật dạy học Tư vấn chuyên gia). Giáo viên cung cấp thêm tư liệu
( Điều 71 Hiến pháp năm 1992 và Bộ luật Hình sự từ Điều 93 đến Điều 123) cho
nhóm“Luật sư”. Số học sinh còn lại trong lớp đóng vai các công dân muốn tư vấn
pháp luật.
- GV yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị 1 - 2 câu hỏi / tình huống hoặc câu chuyện, vụ án
có thật, có tính thời sự (vụ án Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm ở tỉnh Cà Mau
chủ trại tôm giống Minh Đức hành hạ cháu Nguyễn Anh Hào, 14 tuổi làm công cho vợ
chồng Giang, Thơm; vụ án trộm cắp tài sản ở thành phố Huế trong thời gian qua,…)
đã sưu tầm được có liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm để hỏi các “Luật sư”.
- Khi các “Công dân” nêu câu hỏi / tình huống…, các “Luật sư” có thể trao đổi và cử
đại diện trả lời.

19


Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi các “Luật sư” trả lời hết câu hỏi của “Công
dân”.Dưới đây là một số tình huống, vấn đề mà học sinh đã chuẩn bị cho tiết học của
mình.
1. Ở nước ta văn bản pháp luật nào quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể
của công dân?
Trả lời:
- Ở nước ta văn bản pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của
công dân là Hiến Pháp năm 1992, Điều 71 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001.
2. Pháp luật nước ta bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân cụ
thể như thế nào?
Trả lời:
- Công dân được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Mọi
hành vi xâm hại bất hợp pháp đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người
khác đều bị pháp luật trừng trị.

- Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tại chương 12
các tội xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân - gồm 30 điều
(từ Điều 93 đến điều 122)
Tình huống: Ông Nguyễn Văn A bị mất 1 chiếc máy tính xách tay trị giá 15 triệu
đồng. Ông A trình báo với Công an phường H, Công an phường H nghi ngờ T lấy
trộm của ông A nên bắt giữ T để tra hỏi 1 tuần. 1 tuần sau ông A đến báo với Công an
phường H là chiếc máy tính của ông do con trai ông trộm cắp đem bán để lấy tiền cá
độ bóng đá.
Hỏi: Công an phường H có vi phạm pháp luật không? Vi phạm như thế nào?
Trả lời:
Công an phường H vi phạm pháp luật. Vì T không lấy trộm tài sản của ông A mà bị
Công an phường bắt giữ và giam 7 ngày.
+ Theo quy định của pháp luật hình sự, Công an phường không có quyền bắt giam
người (trừ người phạm tội quả tang, truy nã).
+ Vì vậy việc bắt và tạm giữ người nêu trên của Công an phường H có dấu hiệu
phạm tội: “Bắt giữ người hoặc giam người trái pháp luật” được quy định tại Điều 123
Bộ luật Hình sự năm 1999

20


Tình huống: Ông X và ông K tranh chấp nhau lối đi chung và dẫn đến xô xát, đánh
nhau. Ông K dùng gậy gỗ đánh ông X gãy chân bị thương, tổn hại 12% sức khỏe.
Hỏi: Ông K có vi phạm pháp luật không? Vi phạm như thế nào?
Trả lời: Hành vi của ông K đã phạm tội: “Cố ý gây thương tích”, theo quy định tại
Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Tình huống: Vợ chồng G và T là chủ trại tôm đã nhận A về làm thêu. Họ đã hành hạ A
bằng nhiều hình thức dã man như dùng bàn là nóng ấn vào người; dùng kìm bẻ răng,
kẹp môi; dùng gậy đánh; dùng dây trói rồi mang phơi nắng…
Hỏi: Hành vi của G và T có vi phạm pháp luật không? Vi phạm tội gì?

Trả lời: Hành vi của G và T đã phạm tội: “Hành hạ người khác”, quy định tại Điều
110 Bộ luật Hình sự năm 1999.
- GV liên hệ vấn đề thực tế liên quan quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân
thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (bạo hành trong học đường hiện nay)
1. Em có suy nghĩ gì về nạn bạo hành học đường, đặc biệt là nạn bạo hành trong học
sinh nữ hiện nay? Địa phương em có tình trạng đó không? Nếu có, hãy nêu một vài
trường hợp?
DK- Bạo hành học đường đang là vấn đề gây nhức nhối hiện nay. Đó không chỉ là
hành vi vi phạm pháp luật mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, mà lại xảy ra
ở lứa tuổi học sinh, là lứa tuổi được chăm sóc giáo dục từng ngày.
- Nữ sinh đáng lẽ phải dịu dàng, duyên dáng, nhân hậu. Một số nữ sinh đã không
còn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc, có những việc làm trái với đạo đức, rất
phản cảm, đáng lên án.
- Mỗi HS chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc và có hành động thiết thực để góp phần
cùng người lớn ngăn chặn nạn bạo hành học đường.
2. Nếu chứng kiến hành vi bạo lực giữa học sinh với nhau, em và các bạn phải làm gì?
DK - Nếu chứng kiến hành vi bạo lực trong học sinh, chúng ta phải:
+ Không được xúi giục hoặc thờ ơ vì đó chính là biểu hiện của cái xấu, cái ác.
+ Phải tìm cách ngăn cản hành động đó.
+ Nếu không ngan cản được thì phải tìm sự giúp đỡ của người lớn và những người có
trách nhiệm.
Kết luận: GV chốt lại kết thúc bài học.

21


Chúng ta có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh
dự và nhân phẩm thì chúng ta cần phải biết tôn trọng sức khoẻ, tính mạng, danh dự và
nhân phẩm của người khác; biết bảo vệ thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của
mình; phản đối những hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự

và nhân phẩm của người khác.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Ở chương II tôi đã nêu lên một số tình huống có thật áp dụng vào giảng dạy
pháp luật môn giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở bằng những tình huống,
câu hỏi cụ thể hằm nâng cao chất lượng dạy – học môn giáo dục công dân
KẾT LUẬN
Dạy học bằng tình huống trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học nhằm
giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua môn giáo dục công dân là thực sự cần thiết
vì đây là con đường hiệu quả nhất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
hình thành lý tưởng sống đúng đắn, phẩm chất năng lực của người công dân trong
tương lai nhằm đáp ứng được sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là một
trường THCS nhỏ nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ, các biện
pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao. Tôi kính mong các thầy cô giáo và các bạn đồng
nghiệp giúp đỡ, góp ý
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục công dân lớp 6 - 9 – NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008.
2. sách giáo viên giáo dục công dân lớp 6-9 _ NXB Giáo dục
3. Bài tập tình huống giáo dục công dân – NXB Giáo dục
4. Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp
luật trong giai đoạn hiện nay
5. Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, của Vụ Phổ biến giáo
dục pháp luật, Bộ Tư pháp, Nxb Thanh niên, 1997.

22



×