Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận giáo dục công dân: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT Nguyễn Đình Liễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.06 KB, 28 trang )

Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN

TIỂU LUẬN
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp
luật cho học sinh phổ thông trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường
THPT Nguyễn Đình Liễn

Người hướng dẫn: TS. Phạm Việt Thắng
Học viên: Nguyễn Thị Hồng
Lớp: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật K2A

Hà Tĩnh, năm 2015

1

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 (sửa đổi bổ
sung một số điều năm 2009) xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học


sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” (Khoản 1 - Điều 27).
Để hoàn thành được mục tiêu trên và thực hiện thắng lợi chín nhiệm vụ, giải
pháp trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa XI) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà
trường đều có ý nghĩa và đóng một vai trò nhất định. Trong đó, môn giáo dục công
dân (GDCD) có vai trò rất quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý
thức, hành vi, thái độ, phát triển tâm lý và hình thành nhân cách con người toàn diện. .
Đặc biệt, chương trình Giáo dục công dân lớp 12 đề cập đến bản chất và vai trò của
pháp luật trong đời sống xã hội. Mặt khác, qua môn Giáo dục công dân lớp 12 học
sinh hiểu được quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân, có niềm tin vào tính đúng
đắn của các chuẩn mực, có ý thức tuân thủ luật pháp và có khả năng thực hiện đúng
những quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, vai trò môn Giáo dục công dân từ trước tới nay
chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có, đặc biệt là Giáo dục công dân
lớp 12. Ở năm học cuối cấp, học sinh chịu nhiều áp lực bởi chương trình học nặng hơn
cũng như lo lắng nhiều cho việc thực hiện ước mơ, hoài bão bằng con đường thi cử.
Các em đa số chú tâm, giành nhiều thời gian cho những môn học mà tới đây các em sẽ
thi tốt nghiệp và thi Đại học. Môn Giáo dục công dân thường bị các em coi nhẹ, "học
đối phó để lấy điểm mà thôi". Ngoài xã hội trong đó đa số phụ huynh học sinh thì
không quan tâm cho đây là “môn phụ” … nên các em học sinh đã “lơ là” và học tập
một cách “đối phó”. Chính vì vậy, chất lượng đào tạo không đáp ứng được yêu cầu
mà mục tiêu giáo dục của bộ môn đề ra. Đó là nguyên nhân của những hạn chế trong
dạy học bộ môn GDCD ở trường trung học phổ thông (THPT )Nguyễn Đình Liễn hiện
nay.

Phương pháp nghiên cứu tình huống (PPNCTH) là một phương pháp dạy học
tích cực với có nhiều ưu điểm nổi trội, nó giúp việc dạy học mang lại hiệu quả cao,
2

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

làm tăng tính thực tiễn của môn học, giúp học sinh dần hình thành năng lực giải quyết
các vấn đề thực tiễn, làm tăng hứng thú học tập của học sinh trường THPT Nguyễn
Đình Liễn. Giáo dục công dân là môn học có ý nghĩa cao trong việc hình thành và
hoàn thiện nhân cách học sinh. Việc áp dụng phương pháp dạy học tình huống vào
giảng dạy môn GDCD là cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn: “Sử dụng phương pháp dạy học
bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn
Giáo dục công dân” làm tiểu luận khoa học
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến phương pháp nghiên cứu tình
huống và những đặc thù của môn Giáo dục công dân, đề tài đi sâu nghiên cứu việc áp
dụng phương pháp này trong dạy học mảng kiến thức pháp luật thuộc môn Giáo dục
công dân với mục đích góp phần hình thành và phát triển năng lực thực tiễn, thái độ,
hành vi đúng đắn cho học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG
Phương pháp dạy học tình huống trong môn Giáo dục công dân tại trường THPT
Nguyễn Đình Liễn
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu áp dụng PPNCTH vào giảng dạy mảng kiến thức pháp luật ở môn Giáo dục

công dân theo qui trình hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Giáo dục công dân.
5. NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra thực trạng việc dạy và học môn GDCD tại trường THPT Nguyễn Đình Liễn
- Nghiên cứu, tổng hợp và khái quát hóa các cơ sở lý luận của đề tài
- Nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng PPNCTH vào dạy học môn Giáo dục công
dân ở trường THPT Nguyễn Đình Liễn
- Xây dựng tuyển tập hệ thống bài tập tình huống trong dạy học môn Giáo dục công
dân
5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Những năm gần đây
- Không gian: Tại trường phổ thông Nguyễn Đình Liễn
- Nội dung: nghiên cứu phương pháp dạy học tình huống và áp dụng vào thực tiễn
giảng dạy môn GDCD hiện nay.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc sách, nghiên cứu tài liệu và tổng kết lý
thuyết.
6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thực nghiệm, khảo sát điều tra,
đo đạc xử lý kết quả bằng thống kê toán học và các phương pháp khác như phỏng vấn

sâu, tổng kết kinh nghiệm, quan sát, lịch sử, logic.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Xác định rõ nguyên tắc sưu tầm, quy trình và cách sử dụng tình huống trong
giảng dạy GDCD.
- Khái quát một số giải pháp sử dụng tình huống trong phần: Công dân với
Pháp luật - GDCD lớp 12.
- Sử dụng tình huống thiết kế một số nội dung bài giảng để giáo viên có thể
tham khảo, sử dụng một cách sáng tạo, hiệu quả trong dạy học và thông qua kết quả
thực nghiệm có đối chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
đề tài nghiên cứu gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học bằng
tình huống nhằm giáo dục pháp luật cho học sinh trong dạy học môn GDCD
Chương 2: Xây dựng tình huống trong dạy học môn GDCD nhằm giáo dục pháp luật
cho học sinh THPT Nguyễn Đình Liễn
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG NHẰM GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD
1.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong
dạy học môn GDCD ở trường Trung học
1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học
Trong các tác phẩm về lý luận dạy học, ta có thể tìm thấy nhiều định nghĩa về
phương pháp dạy học như:
Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp
thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt
tới mục đích dạy học .
Bất cứ phương pháp nào cũng là hệ thống những hành động có mục đích của

giáo viên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh nhằm đảm bảo
cho trò lĩnh hội được nội dung trí dục.
4

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu của thầy và trò, trong quá
trình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối tượng nghiên cứu, mà kết quả là trò
lĩnh hội được nội dung trí dục.
Những định nghĩa này đã nêu lên được một cách khái quát về phương pháp dạy
học. Qua quá trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ta thấy rằng giữa dạy và học
có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, chúng là
hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, tác
động qua lại với nhau và là hai mặt của một quá trình dạy học. Trong sự thống nhất
này phương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo, còn phương pháp học có tính độc lập tương
đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, nhưng phương pháp học có ảnh hưởng trở
lại đối với phương pháp dạy.
Phương pháp dạy có hai chức năng là truyền đạt và chỉ đạo. Phương pháp học
cũng có hai chức năng là tiếp thu và tự chỉ đạo.
Thầy truyền đạt cho trò một nội dung nào đó, theo một lôgic hợp lý, và bằng
lôgic của nội dung đó mà chỉ đạo, ( định hướng, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra, đánh
giá) sự học tập của trò. Trong bản thân phương pháp dạy, hai chức năng này gắn bó
hữu cơ với nhau, chúng không thể thiếu nhau được. Trong thực tiễn, nhiều giáo viên
chỉ chăm lo việc truyền đạt mà coi nhẹ việc chỉ đạo. Người giáo viên phải kết hợp hai

chức năng trên đây bằng chính lôgic của bài giảng, với lôgic hợp lý của bài giảng, thầy
vừa giảng vừa truyền đạt ), vừa đồng thời điều khiển việc tiếp thu ban đầu và cả việc
tự học của trò. Vì vậy phương pháp dạy chính là mẫu, là mô hình cơ bản cho phương
pháp học trong tất cả các giai đoạn của sự học tập.
Còn về phía học sinh, khi học tập vừa phải tiếp thu bài thầy giảng, lại vừa phải
tự điều khiển quá trình học tập của bản thân. Nói cách khác, học sinh phải tiếp thu nội
dung do thầy truyền đạt, đồng thời dựa trên toàn bộ lôgic bài giảng của thầy mà tự lực
chỉ đạo sự học tập của bản thân ( tự định hướng, tự tổ chức, tự thực hiện, tự kiểm tra đánh giá ). Người học sinh giỏi thường là người biết nắm bắt được lôgic cơ bản của
bài giảng của thầy, rồi tự sáng tạo lại nội dung đó theo lôgic của bản thân. Vậy, trong
phương pháp học, hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo gắn bó chặt chẽ với nhau, thâm
nhập vào nhau, bổ sung cho nhau, như hai mặt của cùng một hoạt động.
Dạy tốt, học tốt, xét về mặt phương pháp phải là sự thống nhất của dạy với học,
và đồng thời cũng là sự thống nhất của hai chức năng riêng của mỗi hoạt động truyền
đạt và chỉ đạo trong dạy; tiếp thu và tự chỉ đạo trong học. Nói cách khác, dạy học tối
ưu phải là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo đảm được cùng một lúc
ba phép biện chứng:
5

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

Giữa dạy và học.
Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong dạy.
Giữa tiếp thu và tự chỉ đạo trong học.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và tổ hợp ba phương pháp học
ứng với ba giai đoạn học tập.

Giai đoạn 1: Tiếp thu ban đầu các thông tin.
Trong giai đoạn này thầy giảng bài mới. Trò nghe, nhìn, hiểu, ghi chép và sơ bộ
nhớ những điều thầy giảng.
Giai đoạn 2: Xử lý thông tin khi tự học.
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sự tự học để xử lý thông tin, biến nó
thành học vấn riêng. Ở đây trò phải sử dụng toàn bộ các thao tác tư duy.
Giai đoạn 3: Vận dụng thông tin để giải bài tập.
Đây là bước kết thúc của quá trình lĩnh hội một vấn đề. Nhiệm vụ của nó là vận
dụng kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo việc giải quyết các bài tập nhận thức.
Trong quá trình dạy và quá trình học thì quá trình dạy có vai trò chỉ đạo trong
cả ba giai đoạn của quá trình học, quá trình dạy hợp lý thì quá trình học sẽ đạt kết quả
cao.
1.1.1.2. Quan niệm về tình huống và phương pháp dạy học bằng tình huống
* Quan niệm tình huống:
“Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn
xung đột. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án giải
quyết khác nhau. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt
truyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để minh chứng
một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế. Tình huống dạy học là những
tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huồng thực, được cấu trúc hóa nhằm mục
đích dạy học”.
Tình huống bao giờ cũng là tình huống có vấn đề.
“Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quan của bài
toán nhận thức được chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyết
được, kết quả là họ nắm được tri thức mới. Trong đó, vấn đề học tập là những tình
huống về lý thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái (kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo) đã biết với cái phải tìm và mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải
quyết”.
“Tình huống có vấn đề, đó là trở ngại trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta
chưa biết cách giải thích hiện tượng sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới

mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người
6

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

tìm tòi cách giải thích hay hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt
động nhận thức sáng tạo, có hiệu quả. Nó quy định sự khởi đầu của tư duy, hành động
tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu ra và giải quyết vấn đề”.
Xét về khía cạnh tâm lý thì: “Tình huống là trạng thái tâm lý độc đáo của con
người gặp chướng ngạy nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyết
mâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước, mà bằng tìm tòi sáng tạo tích
cực đầy hứng thú, và khi tới đích thì lĩnh hội được kiến thức, phương pháp giành kiến
thức và cả niềm vui sướng của người phát hiện kiến thức”.
Qua một số định nghĩa ta có thể hiểu tình huống có vấn đề trong dạy học là:
tình huống học tập mà khi học sinh tham gia thì gặp một số khó khăn, học sinh ý thức
được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy với khả năng của mình thì
hy vọng có thể giải quyết được, do đó bắt tay vào việc giải quyết vấn đề đó. Nghĩa là
tình huống đó kích thích hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, đề xuất vấn đề và
giải quyết vấn đề đã đề xuất.
Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm
vụ cần giải quyết, một vướng mắt cần tháo gỡ. Và do vậy, kết quả của việc nghiên cứu
và giải quyết tình huống sẽ là những tri thức mới , nhận thức mới hoặc phương thức
hành động mới đối với chủ thể.
Có ba yếu tố tạo thành tình huống có vấn đề:
Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học.

Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết.
Khả năng trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực.
Đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề trong dạy học là những lúng túng về
cách giả quyết vấn đề, tức là vào thời điểm đó, tình huống đó thì những tri thức và kỹ
năng vốn có chưa đủ để tìm ra ngay lời giải. Tất nhiên việc giải quyết vấn đề không
đòi hỏi quá cao đối với trình độ hiện có của học sinh.
* Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp dạy học mà trong đó
giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi họ gặp mâu thuẫn khách
quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấp nhận và có nhu
cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó là bằng tìm tòi, tích cực, sáng tạo, kết quả là
họ giành được kiến thức và cả phương pháp giành kiến thức .
Với phương pháp này giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề sau đó cho các
em thấy rõ lợi ích về mặt nhận thức hay mặt thực tế của việc giải quyết nó nhưng đồng
thời cảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết nhưng
thiếu sót này có thể khắc phục nhờ một số nỗ lực của nhận thức.
7

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

Dạy học bằng tình huống có những đặc điểm sau:
Giáo viên phải tạo ra được mâu thuẫn nhận thức, có điều học sinh chưa biết cần
tìm hiểu, việc đi tìm lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới.
Giáo viên gây được sự chú ý ban đầu, từ đó kích thích sự hứng thú tạo nên nhu
cầu nhận thức, khởi động tiến trình nhận thức của học sinh. Học sinh chấp nhận mâu

thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan.
Tình huống và vấn đề nêu ra phải rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh.
Từ những điều quen thuộc, bình thường đã biết phải đi đến cái mới (mục đích cần đạt
được) học sinh cảm thấy có khả năng giải quyết được vấn đề.
Dạy học bằng tình huống là một trong những yêu cầu quan trọng của đổi mới
nội dung, phương pháp dạy học, dạy học bằng tình huống là một trong những phương
pháp dạy học hiện đại, hay phương pháp dạy học tích cực.
Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng cả về
lý luận và thực tiễn. Nếu chỉ có kiến thức lý luận lý thuyết thì giáo viên không đưa ra
được những tình huống, hoặc có đưa ra thì cũng không đúng với nội dung hoặc không
sát thực tế. Từ đó làm cho người học không định hướng được cách giải quyết tình
huống, hoặc giải quyết sai.
1.1.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.2.1. Ưu điểm của phương pháp dạy học bằng tình huống
Với tư cách là một phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung
tâm, dạy học bằng tình huống có những ưu điểm sau đây:
Thứ nhất: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học dễ hiểu và dễ
nhớ các vấn đề phức tạp’’. Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, người
học có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này một
cách dễ dàng trong thời gian dài. Nếu học lý thuyết, người học có thể rơi vào tình
trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà không hiểu nên rất mau quên thì phương pháp
giảng dạy tình huống giúp người học hiểu được vấn đề một cách sâu sắc gắn liền với
quá trình giải quyết tình huống đó.
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học nâng cao khả
năng tư duy độc lập, sáng tạo”. Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống, quá
trình tiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữa giáo viên và học sinh, trong
đó giáo viên là người truyền đạt tri thức và học sinh là người tiếp nhận tri thức đó thì
phương pháp dạy học bằng tình huống tạo ra một môi trường học tích cực có sự tương
tác giữa học sinh và giáo viên, giữa các học sinh với nhau. Trong đó, học sinh được
đặt vào trong một hoàn cảnh buộc họ phải ra quyết định để giải quyết tình huống và họ

phải dùng hết khả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quan
8

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

điểm đó. Họ không bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của giáo viên khi giải quyết
một tình huống cụ thể mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo. Bên cạnh
đó, dạy học bằng tình huống còn giúp người học có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm
cho nhau; học được những ý kiến, quan điểm, thông tin từ những bạn học khác làm
phong phú hơn vốn tri thức của họ.
Thứ ba: “Dạy và học bằng tình huống giúp người học có cơ hội để liên kết, vận
dụng các kiến thức đã học được”. Để giải quyết một tình huống, học viên có thể phải
vận dụng đến nhiều kiến thức lý thuyết khác nhau trong cùng một môn học hoặc của
nhiều môn học khác nhau.
Thứ tư: “Dạy học bằng tình huống thông qua việc giải quyết tình huống giúp
người học có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra nhưng bản thân chưa đủ
kiến thức giải quyết”. Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên không loại trừ khả
năng phát sinh những tình huống mà người học và thậm chí cả người dạy chưa gặp bao
giờ. Trong tình huống này, người dạy phải định hướng và khơi gợi khả năng tư duy
độc lập, sáng tạo của người học được vận dụng, phát huy tối đa và không loại trừ khả
năng người học sẽ tìm ra được những các lý giải mới làm bổ sung thêm kiến thức cho
cả người học lẫn người dạy.
Thứ năm: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho người học có thể
rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết
trình”. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp cho người học có thể thành công trong

tương lai. Học bằng tình huống giúp người học dễ dàng nhận ra những ưu điểm và hạn
chế của bản thân khi họ luôn có môi trường thuận lợi để so sánh với các học viên khác
trong quá trình giải quyết tình huống. Từ đó họ sẽ có cơ hội học hỏi kỹ năng làm việc
nhóm, tranh luận và thuyết trình từ những học viên khác. Phương pháp học bằng tình
huống cũng giúp người học phát triển các kỹ năng phát biểu trước đám đông một cách
khúc chiết, mạch lạc, dễ hiểu; phân tích vấn đề một cách lôgic; hiểu biết thực tế sâu
rộng, biết vận dụng linh hoạt lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế; biết phản
biện, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời có khả năng thương lượng và dễ dàng chấp
nhận các ý kiến khác biệt, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm
phong phú hơn vốn kiến thức của mình.
Nếu mục tiêu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là dạy kiến thức, kỹ
năng và thái độ thì phương pháp dạy học bằng tình huống nếu được áp dụng tốt có thể
đạt được cả ba mục tiêu này.
Thứ sáu: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho học sinh có khả năng
nghiên cứu và học tập suốt đời, tăng cường khả năng tự định hướng trong học tập của
học sinh, phù hợp với nhu cầu và sở thích của cá nhân người học”. Thông qua việc
9

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

phân tích và thảo luận vấn đề, học sinh học được cách tiếp cận và giải quyết các vấn
đề khác nảy sinh trong tương lai, biết cách tìm kiếm thông tin và trở thành người có
thể tự định hướng học tập và nghiên cứu sau khi đã tốt nghiệp.
Thứ bảy: “Phương pháp dạy học bằng tình huống làm tăng sự hứng thú của
phần lớn học sinh đối với môn học”. Trong phương pháp học bằng tình huống, học

sinh là người chủ động tìm kiếm tri thức và quyết định kiến thức nào cần được nghiên
cứu và học hỏi. Việc thảo luận cũng làm tăng hứng thú của học sinh đối với việc học
vì nó kích thích người học tham gia tích cực vào việc tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu,
tìm ra giải pháp, tranh luận và lý giải vấn đề khoa học để bảo vệ quan điểm của mình.
Sau khi thảo luận, học sinh vẫn có nhu cầu tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề để trả
lời những câu hỏi được đặt ra trong buổi thảo luận.
Cuối cùng: Giáo viên với vai trò là “điều phối viên” trong một lớp học bằng
tình huống vừa có thể hướng dẫn, chia sẻ tri trức, kinh nghiệm cho học sinh, đồng thời
họ cũng có thể học hỏi được những kinh nghiệm, thông tin, giải pháp mới từ học viên
để làm giàu vốn tri thức và phong phú hơn bài giảng của mình, nhất là từ những học
sinh có tư duy nhanh nhẹn sáng tạo. Qua quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu tình
huống, giáo viên cũng có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình
huống và có những điều chỉnh nội dung tình huống sao cho phù hợp.
1.1.2.2. Hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp dạy và học bằng tình huống
còn có một số điểm hạn chế nhất định.
Thứ nhất: “Đối với các môn học là ngành khoa học xã hội, khi giảng dạy bằng
tình huống, các vấn đề xã hội thường được giải thích theo nhiều quan điểm khác nhau
tùy thuộc vào quan điểm, quan niệm sống, vào vốn kiến thức xã hội và kinh nghiệm
của người học. Vì vậy, đôi khi cuộc thảo luận về tình huống sẽ không hướng theo con
đường và dẫn đến một kết cục như người soạn thảo tình huống mong muốn, nhất là
trong những lớp học mà học viên đa dạng về trình độ và đến từ những vùng miền khác
nhau, và giáo viên không có kinh nghiệp trong việc điều phối, dẫn dắt cuộc thảo luận”.
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi tinh thần tự học, thái
độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động. Tuy nhiên,
hiện nay có khá nhiều học sinh không quen với phương pháp học bằng tình huống, họ
không có kỹ năng làm việc nhóm, thụ động, ỷ lại, không hợp tác từ đó làm giảm hiệu
quả của phương pháp dạy học bằng tình huống”.
Thứ ba: “Phương pháp dạy học bằng tình huống tốn nhiều thời gian của người
học”. Trong phương pháp học truyền thống, trong một khoảng thời gian nhất định,

giáo viên có thể cung cấp một lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh, hệ thống, logic
10

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

cho học sinh. Cùng lượng kiến thức đó, trong phương pháp học bằng tình huống, học
sinh phải tự mình tìm kiếm và đọc tài liệu, xử lý thông tin nên sẽ tốn thời gian hơn gấp
nhiều lần so với phương pháp học truyền thống. Phương pháp dạy học bằng tình
huống đòi hỏi giảng viên phải là người tích cực, luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến
thức và kỹ năng mới. Trong xã hội hiện đại, các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội
và pháp luật thay đổi một cách nhanh chóng nên “tuổi thọ” của một tình huống rất
ngắn. Có khi giảng viên mới xây dựng xong một tình huống, giảng dạy được một lần
đã phải thay đổi cho phù hợp.
Có ý kiến cho rằng dạy học bằng tình huống là cách để thầy “nghỉ ngơi” vì
trong khi người học phải làm việc, người dạy không có việc gì để làm. Đây là một ý
kiến sai lầm vì phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức tạp
hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức
và khuyến khích người học thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện…
Đây thật sự là những thách thức lớn đối với giáo viên trong quá trình ứng dụng
phương pháp này.
1.1.3. Các loại tình huống và cách thức xây dựng một tình huống
1.1.3.1. Các loại tình huống dạy học
Áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống cho phép giáo viên sử dụng
tình huống một cách rất linh hoạt. Tình huống có thể được dùng trong quá trình thuyết
giảng hay để phục vụ giờ thảo luận như là trọng tâm của bài học. Tùy thuộc vào từng

bối cảnh sử dụng, có thể chia tình huống theo mức độ phức tạp của nó thành những
loại như sau:
Loại 1 – Tình huống đơn giản: “Loại này bao gồm các tình huống dưới dạng
các ví dụ minh họa với tình tiết đơn giản. Độ dài của các tình huống này thường chỉ
khoảng 4 - 5 câu. Các tình huống đơn giản có thể dùng ngay trong bài thuyết giảng của
giáo viên nhằm hai mục đích: (1) minh họa cho kiến thức mà giáo viên vừa giảng và
(2) kích thích học sinh tư duy tại chỗ và dẫn dắt sang nội dung kiến thức tiếp theo”.
Loại 2 – Tình huống phức tạp: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp hơn
Loại 1 sử dụng với mục đích buộc học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp giờ thuyết
giảng. Các tình huống phức tạp cần đủ dài vài bao gồm một hoặc một số vấn đề nhằm
gợi mở kiến thức bắt đầu giờ thuyết giảng của một bài học mới. Các tình huống này
cần được giao trước cho học sinh cùng với tài liệu hướng dẫn để học sinh đọc. Các
tình huống không cần quá khó mà chỉ cần đủ để định hướng cho học sinh nghiên cứu
và ghi nhớ những khái niệm khởi đầu của bài học”.
Loại 3 – Tình huống đầy đủ: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp nhất
và được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất. Mục đích của loại tình huống này là để học sinh áp
11

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

dụng các kiến thức đã học qua giờ thuyết giảng vào giải quyết các vụ việc trong thực
tiễn và qua đó học thêm kiến thức mới. Loại tình huống này yêu cầu học sinh không
những phải nghiên cứu tài liệu được giao mà còn phải thực hiện các bước chuẩn bị
theo yêu cầu của giáo viên. Phương pháp nêu vấn đề sẽ hỗ trợ để giải quyết tình
huống, trong đó học sinh là người làm việc chính và giáo viên là người hướng dẫn cho

học sinh. Về nội dung, tình huống này có độ phức tạp cao nhất. Nó thường bao gồm ít
nhất ba vấn đề xuyên suốt trong một hay nhiều bài học và do đó yêu cầu về sự chuẩn
bị của cả học sinh và giáo viên cũng ở mức độ cao nhất”.
Ngoài ba loại tình huống này ta cũng có thể phân chia các tình huống theo độ
mở của vấn đề trong tình huống. Theo cách phân loại này, giáo viên có thể xây dựng
các tình huống mở và các tình huống đóng. Tình huống mở là các vụ việc mà trong đó
lời giải để ngỏ hoặc có nhiều cách giải khác nhau. Loại tình huống này rất tốt trong
việc kích thích khả năng tư duy và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Khi học sinh xử lý
các tình huống thuộc loại này, vấn đề mấu chốt không phải là bản thân kết luận mà là
cách thức để đi đến kết luận đó. Ngược lại, tình huống đóng là các tình huống dẫn tới
một kết quả cố định. Học sinh vẫn có thể chủ động xử lý tình huống xong giáo viên sẽ
định hướng cho học sinh tới kiến thức chính thống. Loại tình huống này rất tốt để giáo
viên bổ sung thêm cho học sinh kiến thức nội dung.
1.1.3.2. Cách thức xây dựng một tình huống dạy học
Đối với giáo viên tình huống được xây dựng nên là đề giải quyết một vấn đề
nào đó và qua quá trình đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức. Vì vậy, quy trình xây
dựng bài tập tình huống của giáo viên thường đi theo chiều ngược lại với quy trình giải
quyết bài tập tình huống của học sinh. Quy trình này có thể được mô tả bằng các bước
sau:
Bước 1 - Xác định kiến thức cần truyền đạt.
Bước 2 - Hình thành vấn đề.
Bước 3 – Hình thành tiểu vấn đề.
Bước 4 – Xây dựng tình tiết sự kiện của tình huống.
“Việc xây dựng tình huống luôn bắt đầu từ nội dung kiến thức cần truyền đạt
tới học sinh. Nội dung kiến thức này có thể là một khái niệm nào đó giáo viên muốn
học sinh nắm bắt được và phân biệt được với những khái niệm khác hay cũng có thể là
một nguyên tắc ứng xử nào đó mà giáo viên muốn học sinh hiểu và áp dụng được vào
thực tiễn. Dựa trên những kiến thức này, giáo viên xây dựng nên những vấn đề mà
thông thường chính là những câu hỏi xuất phát từ bản thân kiến thức cần học sinh tiếp
thu. Việc giải quyết vấn đề này có thể đòi hỏi trước tiên phải giải quyết một số vấn đề

nhỏ khác và nếu vậy những vấn đề nhỏ cũng phải được xác định. Trên cơ sở các vấn
12

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

đề và tiểu vấn đề, giáo viên sẽ xây dựng các tình tiết sự kiện để hình thành một tình
huống hoàn chỉnh. Ở bước cuối cùng này, giáo viên có thể có hai cách để xây dựng
tình tiết sự kiện. Thứ nhất, giáo viên có thể dựa trên những vụ việc đã xảy ra và đã
được giải quyết một cách sáng tạo. Nếu có những vụ việc liên quan tới những nội dung
kiến thức mà giáo viên đang muốn học sinh tìm hiểu thì giáo viên có thể lấy tình tiết
của vụ việc đó rồi điều chỉnh tình tiết sự kiện cho phù hợp với yêu cầu của mình. Thứ
hai, nếu không tìm được vụ việc thực tế thì giáo viên có thể tự xây dựng nên một tình
huống giả định. Trong trường hợp này các tiêu chuẩn của một tình huống tốt như phân
tích trên đây phải được tuân thủ”.
Việc xây dựng được tình huống tốt là một công đoạn quan trọng trong quá trình
dạy học bằng tình huống .
1.2. Cơ sỡ thực tiễn của việc giáo dục pháp luật cho học sinh trong dạy học
môn GDCD ở trường THPT Nguyễn Đình Liễn
1.2.1 Đặc điểm của địa bàn trường THPT nguyễn Đình liễn
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn là một trong 4 trường THPT trên địa bàn Hà
tĩnh. Sự ra đời của Nhà trường đã đáp ứng nguyện vọng, mong muốn thiết tha của phụ
huynh học sinh được học lên bậc THPT cho con em ở vùng quê hiếu học thuộc các xã
ven biển ngang: Cẩm hòa, Cẩm Nhượng, Cẩm Dương, Cẩm Lĩnh . Khoảng cách của
trường tới trung tâm thành phố Hà tĩnh khoảng 30km, cách thị trấn cẩm xuyên 14km.
Vị trí địa lý trên vừa có những thuận lợi và khó khăn tác động trực tiếp đến quá trình

dạy và học của GV và HS
Thuận lợi:
Đa số học sinh của trường là con em thuần nông, hiền lành, ngoan ngoãn, có
tinh thần vượt khó trong học tập. Các em có tinh thần tập thể cao, biết chia sẽ và giúp
đỡ nhau trong học tập và lao động, thu nhập trong gia đình thấp nên các em sống giản
dị, không đua đòi, lai căng . Bên cạnh đó Nhà trường thường xuyên chăm lo giáo dục
toàn diện học sinh. Bằng nhiều hình thức sinh động như: Sinh hoạt chủ đề, chủ điểm,
câu lạc bộ học tập và hoạt động ngoại khóa về pháp luật; hành hương về cội nguồn,
viếng thăm, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, các địa chỉ đỏ; xây dựng quỹ nhân đạo để
khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ học sinh thuộc diện chính sách, ủng hộ người nghèo, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, xây nhà tình nghĩa, tổ chức các
hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao … tạo sân chơi lành mạnh, tình cảm ấm
áp, chan hoà, hình thành ý thức và trách nhiệm công dân, góp phần giáo dục năng lực
sống thiện, sống có ích tránh xa tện nan xã hội, thực hiện tốt phong trào xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực.

13

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

Khó khăn: Hầu hết học sinh của trường địa bàn phân bố rải rác các xã ven biển
xa trung tâm thành phố nên điều kiện tiếp xúc với hình thức phổ biến PL gặp nhiều
hạn chế, học sinh ít có kinh nghiệm trải nghiệm thực tiễn hoạt động PL. Mặt khác
những quy tắc xử sự mang tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng qua nhiều thế hệ
của toàn thể dân cư trong một cộng đồng tự quản (làng, xã, khu vực), ít nhiều ảnh

hưởng đến việc thực hiện pháp luật của các em, bởi "Những thói quen đã được mọi
người tuân thủ tại một địa phương trong một hoàn cảnh bắt buộc phải chấp nhận lề
thói ấy như một phần luật pháp của địa phương", Nó luôn chi phối, ràng buộc hành vi
của con người, buộc con người phải thích nghi, buộc phải tuân theo trong quan hệ với
nhau ở mức độ này hay mức độ khác, nhiều khi các hành xử của người dân tuân theo
phong tục, thói quen hơn là tuân theo PL,người dân ít khi lấy PL để làm thước đo,
công cụ bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Chính điều đó “gây nhiễu” cho việc giảng
dạy và phổ biến Pháp luật cho học sinh “ Phép vua thua lệ làng”
Chính vì những lý do khách quan trên mà việc dạy học PL cho học sinh ở
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn gặp những khó khăn nhất định. Phương pháp dạy
học PL bằng tình huống là một hình thức dạy học phù hợp và qua việc giải quyết các
tình huống có vấn đề trong thực tiễn để các em được trải nghiệm nhiều hơn với các nội
dung pháp luật, qua đó vai trò của PL trong cuộc sống được các em nhận thấy rõ nét
hơn.
1.2.2. Thực trạng dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và phần Công
dân với pháp luật- GDCD lớp 12 nói riêng
Môn GDCD nói chung và phần pháp luật GDCD 12 nói riêng là môn học thuộc
khoa học xã hội, kiến thức môn học liên quan đến nhiều vấn đề như: Thế giới quan và
phương pháp luận; đạo đức; kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật … cho nên rất “trừu
tượng” và “khô khan”. Chưa kể, môn GDCD còn phải đóng vai trò chính trong việc
tích hợp rất nhiều vấn đề giáo dục như: giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia
đình; kỹ năng sống; bảo vệ môi trường; an toàn giao thông; phòng chống tham
nhũng ... tạo cảm giác“nặng nề” và “quá tải”. Do đó, học sinh không mấy hứng thú
khi học tập.
Trong thời gian tôi giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Đình Liễn, tôi thấy tình
trạng học sinh không học bài cũ, không chuẩn bị bài mới khi lên lớp còn phổ biến. Khi
giáo viên đưa ra một số yêu cầu như: Sưu tầm câu chuyện tình huống, tranh ảnh, tài
liệu; làm bài tập, thiết kế đồ dùng học tập, viết cảm nhận, cảm nghĩ … thì đa số học
sinh không có hứng thú, có làm cũng chỉ là miễn cưỡng, bắt buộc do đó hiệu quả mang
lại không cao. Từ việc không thích học môn GDCD nói chung cho nên một bộ phận

không nhỏ học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát
14

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

triển lệch lạc, ý thức chấp hành pháp luật kém, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không
có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những thói hư, tật xấu.
Thực trạng trên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân và đến từ nhiều phía. Trong
nhà trường, một số giáo viên chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, vẫn còn chú trọng
truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, giảng giải kiến thức, ít phát
huy tính tích cực và phát triển tư duy; chỉ khai thác những câu chuyện, thông tin, sự
kiện, tình huống có sẵn ở sách giáo khoa, chưa tự tìm tòi những điều mới để đưa vào
bài giảng của mình sao cho phù hợp, sinh động. Mặt khác, sự khó khăn về cơ sở vật
chất và sự thiếu thốn về phương tiện dạy học cũng là một trở ngại không nhỏ. Trong
khi đó thì ngoài xã hội do tâm lý chung của mọi người, nhất là phần lớn các bậc cha
mẹ học sinh đều cho rằng môn GDCD chỉ là môn “phụ” nên kết quả học tập thế nào
không quan trọng.
1.2.3 Ý nghĩa của việc dạy học bằng tình huống
Nhằm tạo ra một buổi học thật sinh động, với việc xây dựng một môi trường
học tập lấy học sinh là trung tâm, nơi mà học sinh cảm thấy thoải mái khi tham gia
trao đổi, thảo luận với nhau. Hầu hết học sinh đã quen với việc đến lớp học là để nghe
giảng và ghi chép những kiến thức từ giáo viên chứ không phải là sự đóng góp từ
chính bản thân mình. Điều mà các học sinh thường làm chỉ là học những trang bài
giảng có sẵn của giáo viên hoặc nội dung ghi chép trên bảng ... Trước đòi hỏi và thực
tế dạy học trên, việc sinh động hóa các phương pháp dạy học trở nên cấp thiết. Trong

đó, đi tìm, khám phá và khai thác, ứng dụng phương pháp dạy học bằng tình huống
chiếm vai trò quan trọng nhất hiện nay đối với cả người học và người dạy.
1.2.1. Đối với người học (học sinh)
- Việc sử dụng tình huống sẽ nâng cao tính chủ động, sáng tạo, bồi đắp niềm
hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn học ... Đồng thời, giúp các em củng cố, mở
rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách hiệu quả và rèn luyện các kỹ năng
mềm như: kỹ năng phân tích, kỹ năng so sánh, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng trình bày ý kiến trước đám đông.
- Những tình huống có vấn đề phản ánh những sự việc diễn ra trong cuộc sống,
rất gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh. Qua đó, các em sẽ phát triển khả năng thích
ứng được với cuộc sống bên ngoài, có được lối sống đẹp, đúng pháp luật, có cách ứng
xử hay với những trường hợp cụ thể xảy ra trong cuộc sống.
1.2.2. Đối với người dạy (giáo viên)
- Tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình
thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia.

15

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

- Việc sử dụng tình huống PL giúp giáo viên giảm bớt được việc thuyết trình,
giảng giải, đồng thời trau dồi được trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm ... cho giáo
viên.
- Khi sử dụng tình huống PL vào giảng dạy sẽ làm tăng tính thực tiễn của môn
học.

- Giáo viên sẽ quan sát được hành vi, thái độ học tập của học sinh.
Tuy nhiên, khi sử dụng tình huống, nếu giáo viên không có năng lực quản lý
lớp, không định hướng cho học sinh đi vào giải quyết những vấn đề trọng tâm thì sẽ bị
mất nhiều thời gian. Mặt khác, việc sử dụng tình huống đòi hỏi ở học sinh tinh thần tự
học, thái độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động ...
Nếu học sinh học thụ động, không hợp tác thì sẽ làm giảm hiệu quả bài học.
Như vậy sử dụng tình huống vào giảng dạy pháp luật GDCD 12 là phương pháp hiệu
quả và phù hợp nhất. Qua thực tiễn, hiệu quả của phương pháp đó không chỉ dừng lại
ở chất lượng giờ dạy mà còn thiết thực mang đến cho học sinh những “Quà tặng cuộc
sống” ý nghĩa.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Chương I đã đi sâu phân tích các nội dung cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên
cứu như trình bày tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề, giải thích những khái niệm
cơ bản liên quan đến đề tài. Đặc biệt, tác giả đã trình bày làm nổi bật các nội dung liên
quan đến PPNCTH trong dạy học như khái niệm, cấu trúc tiến trình thực hiện, ưu
nhược điểm của phương pháp và khả năng vận dụng vào giảng dạy môn Giáo dục
công dân trong các nhà trường phổ thông hiện nay.

16

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

CHƯƠNG 2:
XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD NHẰM GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH THPT NGUYỄN ĐÌNH LIỄN

2.1. Cách sử dụng tình huống PL trong giảng dạy GDCD
Qua thực tiễn dạy học có ba cách cơ bản để sử dụng phương pháp dạy học bằng
tình huống trong môn GDCD nói chung:
Cách 1. Sử dụng tình huống để giới thiệu bài học
Thay đổi cho cách giới thiệu bài thông thường bằng phương pháp thuyết trình,
giáo viên có thể sử dụng một câu chuyện tình huống để gây hứng thú cho học sinh khi
bước vào bài mới.
Cách 2. Sử dụng tình huống để làm rõ các nội dung bài học
Là hình thức giáo viên dùng câu chuyện tình huống để làm sáng tỏ các đơn vị
kiến thức của bài thay cho việc dùng lý luận để phân tích, lý giải các đơn vị kiến thức
cho học sinh. Tuy nhiên, nên sử dụng các câu chuyện tình huống trong các nội dung
kiến thức trọng tâm của tiết học. Vì việc sử dụng câu chuyện tình huống thường mất
nhiều thời gian.
Cách 3. Sử dụng tình huống để củng cố bài học
Sau khi kết thúc nội dung kiến thức bài học, giáo viên kể hoặc đọc cho học sinh
nghe một câu chuyện tình huống để củng cố lại kiến thức đã truyền thụ. Đây là cách
củng cố vừa hấp dẫn, vừa hiệu quả, giúp học sinh liên tưởng đến nội dung kiến thức
bài học và thực tế cuộc sống được thể hiện qua câu chuyện tình huống. Đồng thời, làm
cho giờ học kết thúc một cách nhẹ nhàng, tạo tâm lý hào hứng, phấn chấn, đón chờ giờ
học tiếp theo của học sinh.
Tùy vào nội dung kiến thức, đặc điểm học sinh, điều kiện dạy học và năng lực
thực tế của bản thân là cơ sở để giáo viên lựa chọn, sử dụng ba cách cơ bản nói trên
cho phù hợp.
2.2. Giải pháp xây dựng tình huống giảng dạy pháp luật GDCD 12
Để nâng cao hứng thú học tập GDCD lớp 12 thông qua việc sử dụng tình
huống, tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau:
2.3.1. Xây dựng tình huống để giới thiệu bài học
Thay thế cho cách giới thiệu bài thông thường bằng phương pháp thuyết trình,
giáo viên có thể sử dụng một tình huống pháp luật để gây hứng thú cho học sinh khi
bước vào bài mới.

Ví dụ 1: Để dẫn học sinh vào bài 1: "Pháp luật và đời sống", giáo viên có thể sử
dụng tình huống sau:
17

Nguyễn Thị Hồng


Tiu lun

THPT Nguyn ỡnh Lin

Thỏng 9/2008, B ti nguyờn mụi trng ó phỏt hin ra v vic sai phm ca
cụng ty Bt ngt Vedan (Cụng ty TNHH Vedan Vit Nam). Theo ú thỡ cụng ty Vedan
ó hng ngy x nc thi bn (cha qua x lý) trc tip ra sụng Th Vi (ng Nai)
sut 14 nm qua k t khi i vo hot ng (1994): khong 45000m3/1thỏng.
Hnh ng ny gõy ụ nhim nng cho dũng sụng Th Vi, gõy cht cỏc sinh vt sng
sụng ny v nh hng trm trng n sc khe ngi dõn ven sụng...
(Tp chớ Cụng an nhõn dõn, s 07/2009)
Hi: Em cú suy ngh gi hnh vi xó nc cha qua x lý ca cụng ty TNHH
Vedan Vit Nam ?
Giỏo viờn: Tinh hung trờn núi v hnh vi vụ nhõn tớnh ca con ngi. õy
ch l 1 trong s rt nhiu trng hp trong xó hi c phỏp lut phỏt hin. Vy cũn
nhng trng hp khỏc cha c a ra ỏnh sỏng thi sao? Phỏp lut nc ta cú vai
trũ v trỏch nhim nh th no i vi i sng? Chỳng ta s tim hiu ni dung bi
hc hụm nay.
Vớ d 2: dn hc sinh vo bi 6: "Cụng dõn vi cỏc quyn t do c ban",
giỏo viờn cú th s dng tinh hung sau:
Lp 12 G xa nay c xem l tp th on kt, chm ch. Sỏng nay ó xy ra
mt chuyờn khụng hay. S vic xut phỏt t vic Trang xem trm nht ký ca Lam v
ó tung tin xu v Lam, Núi Lam cú tỡnh ý vi Quc, theo ui Quc v bo Lam cú

tớnh ong a khụng hc hnh gỡ, sut ngy ch ngh n chuyn yờu ng. Lam
bun lm vỡ s vic hon ton do Trang ba t
Cõu hi:
Trang ó vi phm quyn gỡ m PL bo v? Em l Lam em s lm gỡ bo v
mỡnh?
GV: Hnh ng trờn ca Trang ó vi phm quyn t do c ban ca cụng dõn.
Mi cụng dõn c PL bao am quyn t do c ban ca minh. Vy ni dung quyn t
do c ban ca cụng dõn c th hin nh th no? Cụ v cỏc em s tim hiu qua ch
hụm nay
Vớ d 3: Bi 9: Cụng dõn vi s phỏt trin bờn vng ca t nc. gii thiu
ni dung bi hc GV s dng :
Tỡnh hung: Lơng hỏi Chiến :
- Theo cậu, bảo vệ môi trờng có liên quan gì đến phát triển bền vững đất nớc
không ?
Chiến trả lời :
- Có chứ ! Bảo vệ môi trờng là một trong các yếu tố cần thiết của phát triển bền
vững đất nớc đấy.
Câu hỏi :
Em đồng ý với ý kiến của Chiến không ? Tại sao ?
18

Nguyn Th Hng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

GV: Từ câu trả lời của học sinh GV giới thiệu bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền
vững của đất nước

2. Sử dụng tình huống pháp luật để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến thức
Nội dung tình huống ở đây có thể không phải là nội dung chung của toàn bài
mà chỉ là tình huống mang một nội dung của một đơn vị kiến thức. Dẫn dắt theo lối
này là một cách làm có hiệu quả, tạo cho học sinh sự bất ngờ, thu hút được sự chú ý
của các em.
Ví dụ1: Khi giảng bài 2: Thực hiện pháp luật. Mục: “Vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lý” giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết tình huống sau:
“ Nam (19 tuổi) đi xe mô tô đến một ngã tư, mặc dù có báo hiệu đèn đỏ nhưng
vẫn không dừng lại. Do không tuân theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn nên đã bị cảnh sát
giao thông bắt dừng lại và yêu cầu xuất trình giấy tờ. Nam đã xuất trình đầy đủ giáy
tờ cần thiết nhưng cảnh sát giao thông vẫn lập biên bản và yêu cầu nộp phạt. Nam
cho rằng cảnh sát giao thông xử phạt không có tình, có lý. Vì thực tế đường vắng,
Nam không gây tai nạn cho ai và xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
Hỏi: a. Hành vi của Nam có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
b. Nếu là hành vi vi phạm pháp luật thì đó là vi phạm pháp luật gì?
Gv: Nam đã vi phạm PL hành chính cụ thể là Luật an toàn giao thông đường
bộ, và Công an xử phạt Nam là hoàn toàn chính xác, Nam phải chịu trách nhiệm pháp
lý từ hành vi “vượt đèn tín hiệu” giao thông. Vậy vi pham pháp luật là gì và mức độ
phải chịu trách nhiệm pháp lý ra sao. Chúng ta tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay
Ví dụ 2: Bài 6: "Công dân với các quyền tự do cơ bản", Để giới thiệu nội dung mục
2c: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
công dân. Giáo viên có thể sử dụng THPL:
“Ngày 4/2, Công an Hà Nội đã bắt Bùi Đức Minh (37 tuổi ở quận Long Biên)
để điều tra về hành vi vu khống.Theo tài liệu điều tra, do mâu thuẫn vợ chồng, tháng
4/2010 Minh cùng vợ đã ra tòa ly hôn. Tòa xử để vợ người đàn ông này được nuôi 2
con. Sau ly hôn, vợ Minh đã chuyển trường học cho con khiến anh ta khó khăn trong
việc thăm hỏi. Nghi ngờ việc chuyển trường của con mình có vấn đề không minh bạch,
Minh đã làm đơn tố cáo Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo với nhiều thông tin không
chính xác. Người đàn ông này còn đưa thông tin sai sự thật lên một số trang điện tử
và nhắn tin vào máy điện thoại của nhiều lãnh đạo Thành phố Hà Nội”

(Báo Công an nhân dân, ngày 14/2/2012)
Hỏi: Hành động của người đàn ông trong câu chuyện trên đã vi phạm quyền gì của
ông Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo?

19

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

Giáo viên: Trong câu chuyện trên, chúng ta thấy hành động (làm đơn tố cáo
Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo với nhiều thông tin không chính xác. Người đàn ông
này còn đưa thông tin sai sự thật lên một số trang điện tử và nhắn tin vào máy điện
thoại của nhiều lãnh đạo Thành phố Hà Nội) của người đàn ông đã vi phạm quyền
được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của ông Giám đốc Sở Giáo dục và
đào tạo. Nội dung quyền này như thế nào, pháp luật sẽ xử lý nghiêm minh vi phạm
trên ra sao chung ta sẽ tìm hiểu tiết học hôm nay
Ví dụ 3 : Để dẫn học sinh vào phần 1b: "Quyền sáng tạo của công dân"
bài 8: "Pháp luật với sự phát triển của công dân", giáo viên có thể sử dụng
Tình huống:
Anh Nguyễn Đức Hoàng, ở ấp Bình An 2, xã An Hòa, huyện Châu Thành, An
Giang, mới học hết lớp 5 nhưng là người rất có tài năng. Chuyện bắt đầu từ vụ đông
xuân 2003 đến tháng 9-2003, anh hoàn thiện xong bản thiết kế và bắt tay vào thực
hiện chiếc máy thứ nhất.
Cuối năm 2004, anh cùng làm, cùng lắp ráp với nhân công chiếc máy thứ 2. Sau
hơn hai tháng chiếc máy gặt đập hoàn thành, anh đưa vô cắt mướn ở Tri Tôn rồi
xuống Hòn Đất, cuối cùng trở về cánh đồng Vĩnh An cho hội đồng khoa học & công

nghệ (HĐKH&CN) tỉnh nghiệm thu.
Kết quả chiếc máy thứ hai này được đánh giá tính năng hoạt động ưu điểm hơn
nhiều, kiểu dáng lại gọn, đẹp và các hạn chế trước đây được khắc phục. Theo
HĐKH&CN tỉnh An Giang, máy gặt đập liên hợp của nông dân Nguyễn Đức Hoàng
đạt năng suất 3ha/ngày, tương đương sử dụng 80 công lao động, tỉ lệ hao hụt chỉ 1%
so với thu hoạch bằng tay 2-3%...
(Báo Tuổi trẻ, ngày 7/5/2005)
Hỏi: Em có nhận xét gì về tấm gương "Hai lúa"?
Giáo viên: Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy anh Nguyễn Đức Hoàng (mới
học hết lớp 5) nhưng đã sáng tạo ra một sản phẩm có giá trị rất lớn. Hơn nữa, sự
nghiệm thu của HĐKH&CN An Giang đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
và các cấp chính quyền đến quyền sáng tạo của công dân. Sự quan tâm đó sẽ được
chúng ta tìm hiểu rõ hơn trong những quy định của pháp luật về "Quyền sáng tạo của
công dân".
3. Sử dụng câu chuyện pháp luật để làm rõ kiến thức
Là hình thức giáo viên dùng THPL có nội dung phù hợp để làm sáng tỏ tri thức
của bài thay cho việc dùng lý luận để phân tích, lý giải tri thức cho học sinh.
Ví dụ 1: Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời
sống xã hội.
20

Nguyễn Thị Hồng


Tiu lun

THPT Nguyn ỡnh Lin

Giỏo viờn cú th s dng tinh hung lm rừ ni dung :quyn lao ng
thụng qua hp ng lao ng:

Tỡnh hung: Anh Hng cựng giỏm c Cụng ti vn ti Y tha thun v kớ
kt hp ng lao ng, theo ú , anh Hựng c nhn vo lm vic ti Cụng ti ny vi
thi hn xỏc nh. Th nhng, trong hp ng li khụng ghi rừ anh Hựng s lm vic
gỡ. Theo anh Hựng vic lm nh vy l trỏi phỏp lut nờn anh ó ngh b sung v
ni dung ny. Th nhng ụng giỏm c thỡ nht nh khụng nghe vỡ ụng cho rng sau
ny anh Hựng lm gỡ l thuc quyn quyt nh ca ụng m khụng cn phi gi rừ
trong hp ng. Thõý vy anh Hựng ó t chi kớ hp ng.
Cõu hi
1. Anh H cú quyn gi rừ trong hp ng v cụng vic phai lm khụng ?
2. Anh H cú quyn tha thun vi Giỏm c v nhng ni dung c ghi trong hp
ng khụng ?
- Tinh hung cú th din giai theo cỏch nhin ca ngi hc v m nhiu hng
giai quyt.
Vớ d 2: Bi 4: Cụng dõn bỡnh ng trong mt s lnh vc i sng xó hi
lm rừ ni dung quyn binh ng gia lao ng Nam v lao ng N
Tỡnh hung: Pháp luật lao động nớc ta quy định ngời phụ nữ sau khi sinh con
đợc nghỉ thai sản là 6 tháng. Nhiều ngời nói, pháp luật quy định nh thế là đã tạo ra bất
bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu hỏi :
1. Tại sao pháp luật lao động lại quy định nh vậy ?
2. Quy định này của pháp luật có phải là quy định bất bình đẳng giữa lao
Vớ d 4: Bi 6: Cụng dõn vi cỏc quyờn t do c ban.
Giỏo viờn cú th s dng tinh hung lm rừ ni dung: quyn bt kh xõm phm v
thõn th ca cụng dõn:
Tỡnh hung: T Vn B ang thỏo khúa xe mỏy ca khỏch hng thỡ b bt
qu tang Hai ngi bo v xụng vo ỏnh m tỳi bi ri th ra. Thy vy, ngi
qun lớ ca hang núi: ỏng lớ ra cỏc cu phi bt gi ngay v gii v tr s cụng an
mi phi. Khi y hai ngi bo v núi: Nú n cp ca khỏch hang nh mỡnh thỡ mỡnh
ỏnh nú l dc ri, cũn bt nú thỡ mỡnh khụng cú quyn, vỡ mỡnh khụng phi l cụng
an.

Cõu hi
1. Hnh ng ca hai ngi bao v cú ỳng phỏp lut khụng ?
2. Trong trng hp ny, phỏp lut cú cho phộp bt ngi khụng?
3. Nu l em em s hnh ng nh th no ?
Vớ d 4: Bi 6: Cụng dõn vi cỏc quyờn t do c ban.
21

Nguyn Th Hng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

Giáo viên có thể sử dụng tình huống làm rõ nội dung : quyền bất khả xâm phạm
về chổ ở của công dân:
Tình huống: Tại một ngã tư đường phố H chứng kiến một tên trộm đang loay
hoay ăn trộm xe máy. Thấy vậy H đã hô lên và đuổi theo để bắt tên trộm, tuy nhiên do
khoảng cách khá xa nên tên trộm đã chạy thoát. Hôm sau khi đi chơi H đã gặp lại tên
trộm xe máy đó.
Câu hỏi
1. Khi thấy tên trộm đang loay hoay trộm xe máy. H có được đuổi bắt tên trộm
không ? Tại sao ?
2. Hôm sau khi gặp lại tên trộm , nếu em là H trong trường hợp này em sẽ làm
gì?
Ví dụ 5: Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản. Để làm rõ nội dung:
Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân. GV sử dụng:
Tình huống: “ Đang đi trên đường Hồng bị một tên trộm ăn cắp điện thoại,
Hồng đuổi theo, được một lúc rồi bỗng mất hút, không biết tên trôm chạy đi đâu. Một
người nói: Chắc nó chạy vào nhà ông Tài rồi, ta vào đó xem đi. Đến trước nhà ông

Tài, Hồng yêu cầu ông Tài cho vào khám nhà để tìm tên trộm. Ông Tài không thấy
đứa nào chạy vào đây nên không đồng ý cho khám xét nhà. Nhưng Hồng cứ xông vào
nhà ông Tài khám xét khắp nơi trong nhà.
1. Trong tình huống trên Hồng có vi phạm pháp luật không ? Vì sao?
2. Nếu em là Hồng em sẽ xử lý như thế nào?
GV:Trong tình huống trên Hồng đã vi phạm pháp luật. Vì pháp luật quy định
không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu như không được người đó đồng ý.
Chỉ trong những trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người.
Ví dụ 6: Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản của công dân. Để làm rõ
nội dung: Quyền được PL bảo hộ về tính mạng sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
công dân. GV sử dụng:
Tình huống: “Phong và Mai cưới nhau đã 2 năm. Nhưng Phong vốn là người hay
nhậu nhẹt. Nay tuy đã có con nhưng Phong hầu như không làm gì để phụ vợ nuôi con
mà vẫn thói nào tật ấy, say xỉn tối ngày. Đã thế, rượu vào là Phong chửi vợ, có khi
Phong còn đánh đập và đuổi vợ ra khỏi nhà. Nhiều lần Phong còn đe dọa giết vợ”.
? Hành động của Phong có vi phạm PL không? Vì sao?
GV: Như vậy, Phong đã xúc phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của vợ mình.

22

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

Đây là những hành vi trái với quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo

hộ và tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Điều 71 Hiến pháp
năm 1992 đã ghi rõ và quy định thành nguyên tắc trong bộ luật hình sự nước ta.Quyền
này có nghĩa là: Công dân có quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về tính mạng, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm mà không ai được xâm phạm tới.
+ Không ai được đánh người, đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn
đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác…
+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết
người, đe dọa giết người, làm chết người.
+ Không ai ,dù ở bất cứ cương vị nào có quyền xâm phạm tới danh dự và nhân
phẩm của người khác.Trong xã hội ta, danh dự và nhân phẩm của cá nhân được
tôn trọng và bảo vệ.
Mọi hành vi xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng, danh dự, và nhân phẩm của công dân
đều vừa trái với đạo đức xã hội,vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.
4. Sử dụng câu chuyện pháp luật để củng cố bài học
Sau khi kết thúc bài học, giáo viên đưa ra THPL có nội dung phù hợp để củng
cố lại tri thức đã truyền thụ cho học sinh. Đây là cách củng cố bài vừa hấp dẫn, vừa
hiệu quả; giúp học sinh liên tưởng đến tri thức bài học và tri thức cuộc sống được thể
hiện qua tình huống; đồng thời, làm cho giờ học kết thúc một cách nhẹ nhàng, tạo tâm
lý hào hứng, đón chờ giờ học sau của học sinh
Ví dụ 1: Để cũng cố bài 4: Công dân với quyền bình đẳng trong các lĩnh vự của
đời sống xã hội. GV sử dung
Tình huống:
Nga sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố qua đời
từ khi nga mới 10 tuổi, chỉ còn lại người mẹ tần tảo nuôi chi em Nga ăn học, mà sức
khỏe mẹ Nga không tốt lắm. Vượt lên số phận, Nga chỉ còn biết chăm chỉ học tập, năm
nào cũng luà học sinh giỏi của trường. Đặc biệt học xong THPT Nga thi đậu vào đại
học Y khoa thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ chăm chỉ năm nào nhận được học bổng của
Nhà nước và tích cực nghiên cho cứu khoa học
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về tấm gương vượt khó của Nga? Rút ra bài hoc cho bản
thân?

Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản của
công dân GV sử dụng
Tình huống: Trong giờ sinh hoạt lớp cuối năm, lớp trưởng đề nghị mọi người
phát huy quyền tự do ngôn luận, đóng góp ý kiến để xây dựng trường , lớp của mình .
Có mấy bạn trong lớp mạnh dạn phát biểu nhiều ý kiến hay, được mọi người tán
23

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

thành, hưởng ứng. Linh muốn phát biểu ý kiến nhưng rồi ngại vì không biết mình có
quyền đóng góp với cô giáo chủ nhiệm và giáo viên bộ môn không?
1. Em có thể giúp Linh giải quyết nổi băn khoăn của mình không?
2. Quyền tự do ngôn luận của học sinh được thể hiện ở trường ở lớp như thế nào?
Tóm lại, khi giảng dạy Giáo dục công dân lớp 12, giáo viên có thể sử dụng những
câu chuyện pháp luật khác nhau và những cách sử dụng câu chuyện để dạy học khác
nhau. Giáo viên cần khai thác tối đa để nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công
dân lớp 12. Với phương pháp này, học sinh phải tự tìm hiểu , thâm nhập thực tiễn đầy
sinh động đang diễn ra hàng ngày, học sinh có thể tự rèn luyện cho mình khả năng
phân tích, đặc biệt là khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Đây cũng là
mục đích, yêu cầu sư phạm của môn học này.
Tuy nhiên nếu người giáo viên không linh hoạt, nhạy bén khi sử dụng phương pháp
này phù hợp thì bài giảng sẽ trở nên khô khan, khó hiểu như vốn dĩ người ta vẫn nhận
xét về môn học này, các kiến thức sẽ mang tính hàn lâm, kinh viện, tồn tại trên cơ sở lí
thuyết suông. Mặt khác, học trò sẽ không có những bước bứt phá ra khỏi tính thụ
động, tiếp thu bài một cách máy móc, kém hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi

luôn luôn tìm tòi các phương pháp dạy học phù hợp để giúp cho học sinh hứng thú với
bộ môn và tiếp thu bài một cách tốt nhất.
Ví dụ 3: Để củng cố kiến thức bài 8: "Pháp luật với sự phát triển của công
dân", giáo viên có thể đưa ra :
Tình huống: “ Nguyễn Thị Thanh Hoa (1992, lớp 12C1, Trường THPT Nguyễn
Sỹ Sách), xóm 9, xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương - Nghệ An, Bị khuyết tật đôi
chân, những tưởng khó khăn chồng chất sẽ chôn vùi giấc mơ đến trường của em.
Nhưng không, cô học trò nhỏ bé ấy có một ý chí quật cường, một nghị lực vươn lên để
thực hiện khát khao cháy bỏng được đến trường. Hoa đã gặt hái nhiều thành tích cao
trong học tập: Dẫn đầu lớp về thành tích học tập bậc tiểu học; đạt học sinh giỏi huyện
môn Sinh, môn Văn cấp THCS và học sinh giỏi tỉnh môn Văn lớp 12. Kỳ thi Đại học,
Cao đẳng vừa qua em trúng tuyển vào Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm học 2010 - 2011, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Giáo dục - đào
tạo, Báo Tuổi trẻ, VTV6, Đài Tiếng nói Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Đông Á
tổ chức cuộc thi "Nét bút tri ân". Sau khi nhà trường phát động, Hoa đã mạnh dạn viết
và gửi dự thi tác phẩm "Ông Bụt của đời con". Tác phẩm của em đăng trên báo Tuổi
trẻ, phát trên VOH, được bầu "Tác phẩm hay nhất của tháng" (26/1 - 25/2/2011), lọt
vào vòng chung kết và giành giải Nhì cuộc thi.

24

Nguyễn Thị Hồng


Tiểu luận

THPT Nguyễn Đình Liễn

Từ năm lớp 7 em đã có bài viết đăng ở các báo Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong,

Hoa học trò, Mực tím... Năm 2011, em đạt giải C "Cây bút Tuổi Hồng" do Báo Thiếu
niên Tiền phong tổ chức.
Đặc biệt, từ lớp 9 đến nay em đã làm thơ với trên dưới 50 tác phẩm ca ngợi tấm
gương nghị lực vượt khó, về vùng quê bình dị nơi em sống, về những người sống
quanh em với tình cảm chân thành, trong sáng...
(Báo Công an Nghệ An, ngày 1/9/2011)
Hỏi: Qua câu chuyện tình huống trên, chúng ta học được gì ở tấm gương
Nguyễn Thị Thanh Hoa?
Gợi ý trả lời: Chúng ta thấy một nghị lực phi thường của cô gái khuyết tật
Nguyễn Thị Thanh Hoa. Hoa đã bỏ qua mặc cảm để tự vươn lên bằng chính nghị lực
của mình, Hoa đã khẳng định mình vẫn là con người có ích cho xã hội "tàn nhưng
không phế". Qua đây, thể hiện rõ mọi công dân đều có quyền học tập, sáng tạo và phát
triển không phân biệt, đối xử. Nhà nước và pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện để
mọi công dân có quyền học tập và phát triển, để đưa đất nước ngày càng đổi mới. Một
cô gái như Nguyễn Thị Thanh Hoa là một tấm gương cho chúng ta học tập.
TIỂU KẾT CHƯƠNG II:
ở chương 2 tôi nhận thấy sử dụng phương pháp tình huống là một trong
nhữngphương pháp dạy học có khả năng định hướng phát triển năng lực cho học sinh
tốt nhất, đây là phương pháp có nhiều ưu thế trong quá trình thực hiện đổi mới. Và bản
thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, để có những tình huống hay, mang tính thời sự người giáo viên phải
thường xuyên thu thập các thông tin trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng hay
ở ngay địa phương mình sinh sống nhưng cần điều chỉnh để phù hợp với nội dung bài
học.
Thứ hai, nguồn cung cấp tình huống đa dạng phong phú phải kể đến học sinh.
Học sinh có thể đưa ra được những tình huống sát thực với thực tế và giáo viên cần
điều chỉnh cho phù hợp. Nếu là tình huống hay, giáo viên nên cộng điểm cho học sinh
để khuyến khích, động viên kịp thời nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh.
Thứ ba, phải xây dựng được các tình huống gắn với thực tiễn để học sinh thảo
luận, từ đó học sinh nêu lên kiến thức một cách tự nhiên mà không lệ thuộc vào sách

giáo khoa
Thứ tư, cho học sinh thảo luận để tạo ra các tình huống liên quan đến nội dung
bài học nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn
đề thực tiễn.

25

Nguyễn Thị Hồng


×