Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiểu luận giáo dục công dân: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.16 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN

TIỂU LUẬN
Đề tài: Vận

dụng phương pháp dạy học bằng tình huống

nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông trong dạy
học môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở

Người hướng dẫn: TS. Phạm Việt Thắng
Học viên: Nguyễn Thị Huệ
Lớp: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật K2A

Hà Tĩnh, năm 2015

1


ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.2 Phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Đóng góp mới của đề tài


8. Kết cấu của đề tài
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG NHẰM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD
1.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong
dạy học môn GDCD ở trường Trung học cơ sở
1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học
Trong các tác phẩm về lý luận dạy học, ta có thể tìm thấy nhiều định nghĩa về
phương pháp dạy học như:
Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp
thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt
tới mục đích dạy học .
Bất cứ phương pháp nào cũng là hệ thống những hành động có mục đích của
giáo viên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh nhằm đảm bảo
cho trò lĩnh hội được nội dung trí dục.
Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu của thầy và trò, trong quá
trình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối tượng nghiên cứu, mà kết quả là trò
lĩnh hội được nội dung trí dục.
Những định nghĩa này đã nêu lên được một cách khái quát về phương pháp dạy
học. Qua quá trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ta thấy rằng giữa dạy và học
có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, chúng là
hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, tác
động qua lại với nhau và là hai mặt của một quá trình dạy học. Trong sự thống nhất
2


này phương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo, còn phương pháp học có tính độc lập tương

đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, nhưng phương pháp học có ảnh hưởng trở
lại đối với phương pháp dạy.
Phương pháp dạy có hai chức năng là truyền đạt và chỉ đạo. Phương pháp học
cũng có hai chức năng là tiếp thu và tự chỉ đạo.
Thầy truyền đạt cho trò một nội dung nào đó, theo một lôgic hợp lý, và bằng
lôgic của nội dung đó mà chỉ đạo, ( định hướng, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra, đánh
giá) sự học tập của trò. Trong bản thân phương pháp dạy, hai chức năng này gắn bó
hữu cơ với nhau, chúng không thể thiếu nhau được. Trong thực tiễn, nhiều giáo viên
chỉ chăm lo việc truyền đạt mà coi nhẹ việc chỉ đạo. Người giáo viên phải kết hợp hai
chức năng trên đây bằng chính lôgic của bài giảng, với lôgic hợp lý của bài giảng, thầy
vừa giảng vừa truyền đạt ), vừa đồng thời điều khiển việc tiếp thu ban đầu và cả việc
tự học của trò. Vì vậy phương pháp dạy chính là mẫu, là mô hình cơ bản cho phương
pháp học trong tất cả các giai đoạn của sự học tập.
Còn về phía học sinh, khi học tập vừa phải tiếp thu bài thầy giảng, lại vừa phải
tự điều khiển quá trình học tập của bản thân. Nói cách khác, học sinh phải tiếp thu nội
dung do thầy truyền đạt, đồng thời dựa trên toàn bộ lôgic bài giảng của thầy mà tự lực
chỉ đạo sự học tập của bản thân ( tự định hướng, tự tổ chức, tự thực hiện, tự kiểm tra đánh giá ). Người học sinh giỏi thường là người biết nắm bắt được lôgic cơ bản của
bài giảng của thầy, rồi tự sáng tạo lại nội dung đó theo lôgic của bản thân. Vậy, trong
phương pháp học, hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo gắn bó chặt chẽ với nhau, thâm
nhập vào nhau, bổ sung cho nhau, như hai mặt của cùng một hoạt động.
Dạy tốt, học tốt, xét về mặt phương pháp phải là sự thống nhất của dạy với học,
và đồng thời cũng là sự thống nhất của hai chức năng riêng của mỗi hoạt động truyền
đạt và chỉ đạo trong dạy; tiếp thu và tự chỉ đạo trong học. Nói cách khác, dạy học tối
ưu phải là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo đảm được cùng một lúc
ba phép biện chứng:
Giữa dạy và học.
Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong dạy.
Giữa tiếp thu và tự chỉ đạo trong học.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và tổ hợp ba phương pháp học
ứng với ba giai đoạn học tập.

Giai đoạn 1: Tiếp thu ban đầu các thông tin.
Trong giai đoạn này thầy giảng bài mới. Trò nghe, nhìn, hiểu, ghi chép và sơ bộ
nhớ những điều thầy giảng.
Giai đoạn 2: Xử lý thông tin khi tự học.

3


Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sự tự học để xử lý thông tin, biến nó
thành học vấn riêng. Ở đây trò phải sử dụng toàn bộ các thao tác tư duy.
Giai đoạn 3: Vận dụng thông tin để giải bài tập.
Đây là bước kết thúc của quá trình lĩnh hội một vấn đề. Nhiệm vụ của nó là vận
dụng kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo việc giải quyết các bài tập nhận thức.
Trong quá trình dạy và quá trình học thì quá trình dạy có vai trò chỉ đạo trong
cả ba giai đoạn của quá trình học, quá trình dạy hợp lý thì quá trình học sẽ đạt kết quả
cao.
1.1.1.2. Quan niệm về tình huống và phương pháp dạy học bằng tình huống
* Quan niệm tình huống:
“Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn
xung đột. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án giải
quyết khác nhau. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt
truyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để minh chứng
một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế. Tình huống dạy học là những
tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huồng thực, được cấu trúc hóa nhằm mục
đích dạy học”.
Tình huống bao giờ cũng là tình huống có vấn đề.
“Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quan của bài
toán nhận thức được chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyết
được, kết quả là họ nắm được tri thức mới. Trong đó, vấn đề học tập là những tình
huống về lý thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái (kiến

thức, kỹ năng, kỹ xảo) đã biết với cái phải tìm và mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải
quyết”.
“Tình huống có vấn đề, đó là trở ngại trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta
chưa biết cách giải thích hiện tượng sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới
mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người
tìm tòi cách giải thích hay hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt
động nhận thức sáng tạo, có hiệu quả. Nó quy định sự khởi đầu của tư duy, hành động
tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu ra và giải quyết vấn đề”.
Xét về khía cạnh tâm lý thì: “Tình huống là trạng thái tâm lý độc đáo của con
người gặp chướng ngạy nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyết
mâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước, mà bằng tìm tòi sáng tạo tích
cực đầy hứng thú, và khi tới đích thì lĩnh hội được kiến thức, phương pháp giành kiến
thức và cả niềm vui sướng của người phát hiện kiến thức”.
Qua một số định nghĩa ta có thể hiểu tình huống có vấn đề trong dạy học là:
tình huống học tập mà khi học sinh tham gia thì gặp một số khó khăn, học sinh ý thức
4


được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy với khả năng của mình thì
hy vọng có thể giải quyết được, do đó bắt tay vào việc giải quyết vấn đề đó. Nghĩa là
tình huống đó kích thích hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, đề xuất vấn đề và
giải quyết vấn đề đã đề xuất.
Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm
vụ cần giải quyết, một vướng mắt cần tháo gỡ. Và do vậy, kết quả của việc nghiên cứu
và giải quyết tình huống sẽ là những tri thức mới , nhận thức mới hoặc phương thức
hành động mới đối với chủ thể.
Có ba yếu tố tạo thành tình huống có vấn đề:
Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học.
Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết.
Khả năng trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực.

Đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề trong dạy học là những lúng túng về
cách giả quyết vấn đề, tức là vào thời điểm đó, tình huống đó thì những tri thức và kỹ
năng vốn có chưa đủ để tìm ra ngay lời giải. Tất nhiên việc giải quyết vấn đề không
đòi hỏi quá cao đối với trình độ hiện có của học sinh.
* Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp dạy học mà trong đó
giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi họ gặp mâu thuẫn khách
quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấp nhận và có nhu
cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó là bằng tìm tòi, tích cực, sáng tạo, kết quả là
họ giành được kiến thức và cả phương pháp giành kiến thức .
Với phương pháp này giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề sau đó cho các
em thấy rõ lợi ích về mặt nhận thức hay mặt thực tế của việc giải quyết nó nhưng đồng
thời cảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết nhưng
thiếu sót này có thể khắc phục nhờ một số nỗ lực của nhận thức.
Dạy học bằng tình huống có những đặc điểm sau:
Giáo viên phải tạo ra được mâu thuẫn nhận thức, có điều học sinh chưa biết cần
tìm hiểu, việc đi tìm lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới.
Giáo viên gây được sự chú ý ban đầu, từ đó kích thích sự hứng thú tạo nên nhu
cầu nhận thức, khởi động tiến trình nhận thức của học sinh. Học sinh chấp nhận mâu
thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan.
Tình huống và vấn đề nêu ra phải rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh.
Từ những điều quen thuộc, bình thường đã biết phải đi đến cái mới (mục đích cần đạt
được) học sinh cảm thấy có khả năng giải quyết được vấn đề.

5


Dạy học bằng tình huống là một trong những yêu cầu quan trọng của đổi mới
nội dung, phương pháp dạy học, dạy học bằng tình huống là một trong những phương
pháp dạy học hiện đại, hay phương pháp dạy học tích cực.

Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng cả về
lý luận và thực tiễn. Nếu chỉ có kiến thức lý luận lý thuyết thì giáo viên không đưa ra
được những tình huống, hoặc có đưa ra thì cũng không đúng với nội dung hoặc không
sát thực tế. Từ đó làm cho người học không định hướng được cách giải quyết tình
huống, hoặc giải quyết sai.
1.1.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.2.1. Ưu điểm của phương pháp dạy học bằng tình huống
Với tư cách là một phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung
tâm, dạy học bằng tình huống có những ưu điểm sau đây:
Thứ nhất: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học dễ hiểu và dễ
nhớ các vấn đề phức tạp’’. Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, người
học có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này một
cách dễ dàng trong thời gian dài. Nếu học lý thuyết, người học có thể rơi vào tình
trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà không hiểu nên rất mau quên thì phương pháp
giảng dạy tình huống giúp người học hiểu được vấn đề một cách sâu sắc gắn liền với
quá trình giải quyết tình huống đó.
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học nâng cao khả
năng tư duy độc lập, sáng tạo”. Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống, quá
trình tiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữa giáo viên và học sinh, trong
đó giáo viên là người truyền đạt tri thức và học sinh là người tiếp nhận tri thức đó thì
phương pháp dạy học bằng tình huống tạo ra một môi trường học tích cực có sự tương
tác giữa học sinh và giáo viên, giữa các học sinh với nhau. Trong đó, học sinh được
đặt vào trong một hoàn cảnh buộc họ phải ra quyết định để giải quyết tình huống và họ
phải dùng hết khả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quan
điểm đó. Họ không bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của giáo viên khi giải quyết
một tình huống cụ thể mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo. Bên cạnh
đó, dạy học bằng tình huống còn giúp người học có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm
cho nhau; học được những ý kiến, quan điểm, thông tin từ những bạn học khác làm
phong phú hơn vốn tri thức của họ.
Thứ ba: “Dạy và học bằng tình huống giúp người học có cơ hội để liên kết, vận

dụng các kiến thức đã học được”. Để giải quyết một tình huống, học viên có thể phải
vận dụng đến nhiều kiến thức lý thuyết khác nhau trong cùng một môn học hoặc của
nhiều môn học khác nhau.

6


Thứ tư: “Dạy học bằng tình huống thông qua việc giải quyết tình huống giúp
người học có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra nhưng bản thân chưa đủ
kiến thức giải quyết”. Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên không loại trừ khả
năng phát sinh những tình huống mà người học và thậm chí cả người dạy chưa gặp bao
giờ. Trong tình huống này, người dạy phải định hướng và khơi gợi khả năng tư duy
độc lập, sáng tạo của người học được vận dụng, phát huy tối đa và không loại trừ khả
năng người học sẽ tìm ra được những các lý giải mới làm bổ sung thêm kiến thức cho
cả người học lẫn người dạy.
Thứ năm: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho người học có thể
rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết
trình”. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp cho người học có thể thành công trong
tương lai. Học bằng tình huống giúp người học dễ dàng nhận ra những ưu điểm và hạn
chế của bản thân khi họ luôn có môi trường thuận lợi để so sánh với các học viên khác
trong quá trình giải quyết tình huống. Từ đó họ sẽ có cơ hội học hỏi kỹ năng làm việc
nhóm, tranh luận và thuyết trình từ những học viên khác. Phương pháp học bằng tình
huống cũng giúp người học phát triển các kỹ năng phát biểu trước đám đông một cách
khúc chiết, mạch lạc, dễ hiểu; phân tích vấn đề một cách lôgic; hiểu biết thực tế sâu
rộng, biết vận dụng linh hoạt lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế; biết phản
biện, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời có khả năng thương lượng và dễ dàng chấp
nhận các ý kiến khác biệt, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm
phong phú hơn vốn kiến thức của mình.
Nếu mục tiêu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là dạy kiến thức, kỹ
năng và thái độ thì phương pháp dạy học bằng tình huống nếu được áp dụng tốt có thể

đạt được cả ba mục tiêu này.
Thứ sáu: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho học sinh có khả năng
nghiên cứu và học tập suốt đời, tăng cường khả năng tự định hướng trong học tập của
học sinh, phù hợp với nhu cầu và sở thích của cá nhân người học”. Thông qua việc
phân tích và thảo luận vấn đề, học sinh học được cách tiếp cận và giải quyết các vấn
đề khác nảy sinh trong tương lai, biết cách tìm kiếm thông tin và trở thành người có
thể tự định hướng học tập và nghiên cứu sau khi đã tốt nghiệp.
Thứ bảy: “Phương pháp dạy học bằng tình huống làm tăng sự hứng thú của
phần lớn học sinh đối với môn học”. Trong phương pháp học bằng tình huống, học
sinh là người chủ động tìm kiếm tri thức và quyết định kiến thức nào cần được nghiên
cứu và học hỏi. Việc thảo luận cũng làm tăng hứng thú của học sinh đối với việc học
vì nó kích thích người học tham gia tích cực vào việc tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu,
tìm ra giải pháp, tranh luận và lý giải vấn đề khoa học để bảo vệ quan điểm của mình.

7


Sau khi thảo luận, học sinh vẫn có nhu cầu tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề để trả
lời những câu hỏi được đặt ra trong buổi thảo luận.
Cuối cùng: Giáo viên với vai trò là “điều phối viên” trong một lớp học bằng
tình huống vừa có thể hướng dẫn, chia sẻ tri trức, kinh nghiệm cho học sinh, đồng thời
họ cũng có thể học hỏi được những kinh nghiệm, thông tin, giải pháp mới từ học viên
để làm giàu vốn tri thức và phong phú hơn bài giảng của mình, nhất là từ những học
sinh có tư duy nhanh nhẹn sáng tạo. Qua quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu tình
huống, giáo viên cũng có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình
huống và có những điều chỉnh nội dung tình huống sao cho phù hợp.
1.1.2.2. Hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp dạy và học bằng tình huống
còn có một số điểm hạn chế nhất định.
Thứ nhất: “Đối với các môn học là ngành khoa học xã hội, khi giảng dạy bằng

tình huống, các vấn đề xã hội thường được giải thích theo nhiều quan điểm khác nhau
tùy thuộc vào quan điểm, quan niệm sống, vào vốn kiến thức xã hội và kinh nghiệm
của người học. Vì vậy, đôi khi cuộc thảo luận về tình huống sẽ không hướng theo con
đường và dẫn đến một kết cục như người soạn thảo tình huống mong muốn, nhất là
trong những lớp học mà học viên đa dạng về trình độ và đến từ những vùng miền khác
nhau, và giáo viên không có kinh nghiệp trong việc điều phối, dẫn dắt cuộc thảo luận”.
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi tinh thần tự học, thái
độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động. Tuy nhiên,
hiện nay có khá nhiều học sinh không quen với phương pháp học bằng tình huống, họ
không có kỹ năng làm việc nhóm, thụ động, ỷ lại, không hợp tác từ đó làm giảm hiệu
quả của phương pháp dạy học bằng tình huống”.
Thứ ba: “Phương pháp dạy học bằng tình huống tốn nhiều thời gian của người
học”. Trong phương pháp học truyền thống, trong một khoảng thời gian nhất định,
giáo viên có thể cung cấp một lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh, hệ thống, logic
cho học sinh. Cùng lượng kiến thức đó, trong phương pháp học bằng tình huống, học
sinh phải tự mình tìm kiếm và đọc tài liệu, xử lý thông tin nên sẽ tốn thời gian hơn gấp
nhiều lần so với phương pháp học truyền thống. Phương pháp dạy học bằng tình
huống đòi hỏi giảng viên phải là người tích cực, luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến
thức và kỹ năng mới. Trong xã hội hiện đại, các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội
và pháp luật thay đổi một cách nhanh chóng nên “tuổi thọ” của một tình huống rất
ngắn. Có khi giảng viên mới xây dựng xong một tình huống, giảng dạy được một lần
đã phải thay đổi cho phù hợp.
Có ý kiến cho rằng dạy học bằng tình huống là cách để thầy “nghỉ ngơi” vì
trong khi người học phải làm việc, người dạy không có việc gì để làm. Đây là một ý
8


kiến sai lầm vì phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức tạp
hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức
và khuyến khích người học thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện…

Đây thật sự là những thách thức lớn đối với giáo viên trong quá trình ứng dụng
phương pháp này.
1.1.3. Các loại tình huống và cách thức xây dựng một tình huống
1.1.3.1. Các loại tình huống dạy học
Áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống cho phép giáo viên sử dụng
tình huống một cách rất linh hoạt. Tình huống có thể được dùng trong quá trình thuyết
giảng hay để phục vụ giờ thảo luận như là trọng tâm của bài học. Tùy thuộc vào từng
bối cảnh sử dụng, có thể chia tình huống theo mức độ phức tạp của nó thành những
loại như sau:
Loại 1 – Tình huống đơn giản: “Loại này bao gồm các tình huống dưới dạng
các ví dụ minh họa với tình tiết đơn giản. Độ dài của các tình huống này thường chỉ
khoảng 4 - 5 câu. Các tình huống đơn giản có thể dùng ngay trong bài thuyết giảng của
giáo viên nhằm hai mục đích: (1) minh họa cho kiến thức mà giáo viên vừa giảng và
(2) kích thích học sinh tư duy tại chỗ và dẫn dắt sang nội dung kiến thức tiếp theo”.
Loại 2 – Tình huống phức tạp: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp hơn
Loại 1 sử dụng với mục đích buộc học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp giờ thuyết
giảng. Các tình huống phức tạp cần đủ dài vài bao gồm một hoặc một số vấn đề nhằm
gợi mở kiến thức bắt đầu giờ thuyết giảng của một bài học mới. Các tình huống này
cần được giao trước cho học sinh cùng với tài liệu hướng dẫn để học sinh đọc. Các
tình huống không cần quá khó mà chỉ cần đủ để định hướng cho học sinh nghiên cứu
và ghi nhớ những khái niệm khởi đầu của bài học”.
Loại 3 – Tình huống đầy đủ: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp nhất
và được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất. Mục đích của loại tình huống này là để học sinh áp
dụng các kiến thức đã học qua giờ thuyết giảng vào giải quyết các vụ việc trong thực
tiễn và qua đó học thêm kiến thức mới. Loại tình huống này yêu cầu học sinh không
những phải nghiên cứu tài liệu được giao mà còn phải thực hiện các bước chuẩn bị
theo yêu cầu của giáo viên. Phương pháp nêu vấn đề sẽ hỗ trợ để giải quyết tình
huống, trong đó học sinh là người làm việc chính và giáo viên là người hướng dẫn cho
học sinh. Về nội dung, tình huống này có độ phức tạp cao nhất. Nó thường bao gồm ít
nhất ba vấn đề xuyên suốt trong một hay nhiều bài học và do đó yêu cầu về sự chuẩn

bị của cả học sinh và giáo viên cũng ở mức độ cao nhất”.
Ngoài ba loại tình huống này ta cũng có thể phân chia các tình huống theo độ
mở của vấn đề trong tình huống. Theo cách phân loại này, giáo viên có thể xây dựng
các tình huống mở và các tình huống đóng. Tình huống mở là các vụ việc mà trong đó
9


lời giải để ngỏ hoặc có nhiều cách giải khác nhau. Loại tình huống này rất tốt trong
việc kích thích khả năng tư duy và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Khi học sinh xử lý
các tình huống thuộc loại này, vấn đề mấu chốt không phải là bản thân kết luận mà là
cách thức để đi đến kết luận đó. Ngược lại, tình huống đóng là các tình huống dẫn tới
một kết quả cố định. Học sinh vẫn có thể chủ động xử lý tình huống xong giáo viên sẽ
định hướng cho học sinh tới kiến thức chính thống. Loại tình huống này rất tốt để giáo
viên bổ sung thêm cho học sinh kiến thức nội dung.
1.1.3.2. Cách thức xây dựng một tình huống dạy học
Đối với giáo viên tình huống được xây dựng nên là đề giải quyết một vấn đề
nào đó và qua quá trình đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức. Vì vậy, quy trình xây
dựng bài tập tình huống của giáo viên thường đi theo chiều ngược lại với quy trình giải
quyết bài tập tình huống của học sinh. Quy trình này có thể được mô tả bằng các bước
sau:
Bước 1 - Xác định kiến thức cần truyền đạt.
Bước 2 - Hình thành vấn đề.
Bước 3 – Hình thành tiểu vấn đề.
Bước 4 – Xây dựng tình tiết sự kiện của tình huống.
“Việc xây dựng tình huống luôn bắt đầu từ nội dung kiến thức cần truyền đạt
tới học sinh. Nội dung kiến thức này có thể là một khái niệm nào đó giáo viên muốn
học sinh nắm bắt được và phân biệt được với những khái niệm khác hay cũng có thể là
một nguyên tắc ứng xử nào đó mà giáo viên muốn học sinh hiểu và áp dụng được vào
thực tiễn. Dựa trên những kiến thức này, giáo viên xây dựng nên những vấn đề mà
thông thường chính là những câu hỏi xuất phát từ bản thân kiến thức cần học sinh tiếp

thu. Việc giải quyết vấn đề này có thể đòi hỏi trước tiên phải giải quyết một số vấn đề
nhỏ khác và nếu vậy những vấn đề nhỏ cũng phải được xác định. Trên cơ sở các vấn
đề và tiểu vấn đề, giáo viên sẽ xây dựng các tình tiết sự kiện để hình thành một tình
huống hoàn chỉnh. Ở bước cuối cùng này, giáo viên có thể có hai cách để xây dựng
tình tiết sự kiện. Thứ nhất, giáo viên có thể dựa trên những vụ việc đã xảy ra và đã
được giải quyết một cách sáng tạo. Nếu có những vụ việc liên quan tới những nội dung
kiến thức mà giáo viên đang muốn học sinh tìm hiểu thì giáo viên có thể lấy tình tiết
của vụ việc đó rồi điều chỉnh tình tiết sự kiện cho phù hợp với yêu cầu của mình. Thứ
hai, nếu không tìm được vụ việc thực tế thì giáo viên có thể tự xây dựng nên một tình
huống giả định. Trong trường hợp này các tiêu chuẩn của một tình huống tốt như phân
tích trên đây phải được tuân thủ”.
Việc xây dựng được tình huống tốt là một công đoạn quan trọng trong quá trình
dạy học bằng tình huống .

10


1.2 Thực trạng của việc giáo dục pháp luật cho học sinh trong dạy học môn
GDCD ở trường Trung học cơ sở Bắc Hồng – Hồng Lĩnh
1.2.1 Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên: Trường chúng tôi có 54 cán bộ giáo viên, trong đó có 47 giáo
viên trực tiếp đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Nhà trường luôn đứng
đầu về giáo viên giỏi các cấp, dẫn đầu về chất lượng học sinh giỏi cũng như chất lượng
tốt nghiệp lớp 9. Riêng môn giáo dục công dân có 4 giáo viên đã qua đào tạo chính
quy ( 1 giáo viên chuyên ngành, 3 giáo viên được đào tạo ghép môn). Giáo viên lên
lớp nhiệt tình có chất lượng. Đặc biệt có một đồng chí nhiều năm đạt giáo viên giỏi
tỉnh môn GDCD. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý có điều kiện và khả năng tham gia
phổ biến giáo dục pháp luật. Như vậy có thể nói giáo viên trường tôi có khả năng đảm
nhiệm giảng dạy bộ môn này cả về số lượng và chất lượng.
Học sinh : gồm có 570 em chia làm 19 lớp, học sinh đa phần chăm ngoan, ham

học hỏi, phần lớn các em được sống trong môi trường gia đình quan tâm tạo điều kiện
tốt cho các em học tập. Nhu cầu mở rộng kiến thức pháp luật của học sinh ngày càng
tăng. Học sinh ở độ tuổi cấp II trình độ nhận thức được nâng cao nên việc tiếp thu các
kiến thức pháp luật có nhiều thuận lợi, đặc biệt là những kiến thức pháp luật gần gũi,
gắn bó chặt chẽ với thực tiễn đời sống… Dưới góc độ xã hội, đây là lứa tuổi bắt đầu
được phép tham gia một số quan hệ xã hội nhất định, được coi pháp luật là có năng lực
hành vi trong một vài quan hệ xã hội, đồng thời cũng bắt đầu phải chịu sự điều chỉnh
của pháp luật, phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, khi tham gia các quan hệ xã
hội.
Cơ sở vất chất : có đủ sách giáo khoa, tranh ảnh, sách giáo viên và một số tài
liệu cần thiết khác, nhà trường có 7 màn hình ti vi và 2 máy chiếu được lắp đặt ở 9
phòng học bố trí đều ở các khối lớp rất thuận tiện cho việc sử dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy, đáp ứng được nhu cầu dạy học. Hằng năm giáo viên chuyên trách
được tập huấn theo chuyên đề ở sở giáo dục để nâng cao kiến thức và cập nhật các
thông tin cần thiết.
Chương trình sách giáo khoa: chương trình môn GDCD chú trọng đưa giáo dục
pháp luật vào tương đương giữa hai phần Đạo đức và pháp luật. Môn Giáo dục công
dân được dạy ở cả 4 khối lớp (từ lớp 6 - đến lớp 9) với thời lượng 35 tiết/khối lớp, với
hai mạch nội dung : công dân với đạo đức và công dân với pháp luật. Mỗi mạch nội
dung được chia thành từng chủ đề, được sắp xếp theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến
cao phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi về nhận thức cũng như yêu cầu tu dưỡng,
rèn luyện của học sinh từng giai đoạn. Các chủ đề này được đặt trong những mối quan
hệ phổ biến gắn với cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của học sinh, từ những mối
quan hệ gần như quan hệ với bản thân đến những mối quan hệ ngày càng mở rộng và
11


nõng cao lờn nh quan h i vi ngi khỏc, vi cụng vic hay vi cng ng, t
nc. Các chủ đề bố trí theo trật tự từ những vấn đề có tính chất cụ thể, gần gũi với
cuộc sống học sinh đến những vấn đề khái quát hơn, phản ánh mối quan hệ của học

sinh với môi trng ngày càng lớn. Từng chủ đề có sự xắp xếp, bố trí các nội dung dạy
học theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao, về nhận thức cũng nh nhu cầu tu
dng rèn luyện, phù hợp với lứa tuổi học sinh trong từng giai đoạn. Về pháp luật
chng trình bố trí học từ những nội dung thuộc hiện thực pháp luật đang diễn ra trong
cuộc sống đến những nội dung về chế độ chính trị, nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Cỏc ni dung phỏp lut trong chng trỡnh gm quyn v ngha v ca cụng
dõn, quyn hn, trỏch nhim ca Nh nc trong vic bo m thc hin cỏc quyn,
ngha v ca cụng dõn, trong cỏc lnh vc ca i sng xó hi. Ni dung cỏc quyn,
ngha v ca cụng dõn c th ch húa bng cỏc quy nh ca phỏp lut. Quyn hn
v trỏch nhim ca Nh nc i vi cụng dõn c th hin qua chc nng, nhim v
qun lý xó hi ca Nh nc.
ng b, chớnh quyn, cỏc c quan on th luụn to iu kin thun li cho cụng
tỏc giỏo dc ca trng núi chung cng nh cụng tỏc giỏo dc phỏp lut cho hc sinh
núi riờng. Trong nhiu nm qua, cụng tỏc giỏo dc phỏp lut cho hc sinh ó c
ngnh giỏo dc rt coi trng; cỏc hỡnh thc giỏo dc, truyờn truyn, ph bin c
thc hin a dng, phong phỳ bng nhiu hỡnh thc nh a vo chng trỡnh dy hc
chớnh khúa, ngoi khúa, giỏo dc lng ghộp, t chc ta m, sõn khu húa em li
nhng hiu qu nht nh gúp phn nõng cao nhn thc ca a s hc sinh v cỏc quy
nh ca phỏp lut , v quyn v ngha v ca mi hc sinh trong i sng xó hi.
1.2.2 Khú khn
Ni dung chng trỡnh sỏch giỏo khoa cũn nng v lớ thuyt, khụ khan, cha tht
sinh ng, tớnh thc tin cha cao.
Mt b phn hc sinh thỏi hc tp cha cao, cú li sng thc dng, trụng ch,
da dm, li, cha cú chớ cu tin. Hin nay mt s b phn thanh thiu niờn cú du
hiu sa sỳt nghiờm trng v o c, nhu cu cỏ nhõn phỏt trin lch lc, kộm ý thc
trong quan h cng ng, thiu nim tin trong cuc sng, ý chớ kộm phỏt trin, khụng
cú tớnh t ch thiu kin thc v phỏp lut , coi thng phỏp lut d b lụi cun vo
nhng vic xu Hc sinh, ph huynh vn xem õy l mụn hc ph, coi nh vic
GDPL cho con em mỡnh.
Trong nhng nm gn õy tỡnh trng vi phm phỏp lut trong hc sinh cú chiu

hng gia tng c v s v vic v tớnh cht nghiờm trng, hnh vi phm phỏp ca cỏc
em tr nờn thng xuyờn hn, a dng hn, to nờn nhng bc xỳc trong d lun v
nhõn dõn..., nguyờn nhõn khụng ch l do thiu hiu bit phỏp lut , m cũn l s bt
chp phỏp lut , thõm chi lỏch lut vi phm. Mt s giỏo viờn ch lo chỳ trng n
12


việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục
tình cảm đạo đức, pháp luật cho học sinh.
Về phương pháp, giáo viên chưa phân biệt được giữa “dạy học pháp luật ” và
“GDPL”. Đa số giáo viên hiện nay vẫn còn nặng về “dạy học”- tức là tuyên truyền,
trình bày cặn kẽ, giúp học sinh tiếp thu, nắm vững về pháp luật . Cách làm này chỉ đạt
được mục tiêu nâng cao hiểu biết pháp luật nhưng lại chưa giáo dục được ý thức, thái
độ, hành vi, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh dẫn đến thực trạng vi phạm pháp luật ở các
em có chiều hướng gia tăng ngay khi chúng ta đang đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến
pháp luật .
Tổ chức các hoạt động trong tiết dạy chưa hấp dẫn, sinh động, chưa tổ chức được
các hoạt động ngoại khóa thiết thực, cụ thể.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh
chưa đảm bảo.
Chưa có sự phối kết hợp đồng bộ giữa ba môi trường gia đình - nhà trường - xã hội
trong viêc giáo dục đạo đức pháp luật cho học sinh.
1.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng môn Giáo dục công dân ở trường THCS Bắc
Hồng thị xã Hồng Lĩnh.
- Đổi mới phương pháp dạy học trong các giờ giáo dục công dân, đây là cốt lõi để
nâng cao chất lượng bộ môn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo
điều kiện cá thể hóa để phát triển mọi năng lực của học sinh, tổ chức hướng dẫn học
sinh học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình tự tin và có niềm vui trong lao
động học tập chủ động sáng tạo. Có thể nói đây là một quan điểm cơ bản nhất của đổi
mới PPDH, tạo nên sự khác biệt với lối dạy học thụ động truyền thống. HS không chỉ

là đối tượng của dạy học mà còn là chủ thể của quá trình dạy học, các em cần được tạo
cơ hội để tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội nội
dung bài học. Thay đổi mạnh mẽ quan điểm về GDPL cho HS theo hướng chuyển đổi
từ “dạy học PL” sang “GDPL”. Cụ thể: chuyển từ tuyên truyền, trình bày cãn kẽ nội
dung các ngành luật cho HS sang giáo dục tri thức, tư tưởng, thái độ, hành vi, kỹ năng
sống thông qua tổ chức các hoạt động thiết thực... nhằm hình thành ý thức tự giác, chủ
động trong đánh giá hành vi của HS về bản thân và mọi người trên cơ sở sự định
hướng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ của GV và nhà trường, qua đó giảm thiếu hành vi vi
phạm PL trong học sinh và tăng cường tính tự giác chấp hành PL ở các em ngày một
cao hơn.
- Dạy học GDCD thông qua các hoạt động của học sinh: là quá trình tổ chức cho
các em hoạt động và tương tác với thầy, với bạn, để thông qua đó các em có thể phát
hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Các hoạt động này phải do giáo viên thiết kế, dựa
13


trên mục tiêu, nội dung của bài học; dựa trên trình độ của HS và sở trường của giáo
viên ; dựa trên điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học, nhà trường, địa phương. HS
sẽ hứng thú, thông hiểu, ghi nhớ và thực hiện những gì các em đã lĩnh hội được thông
qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình.
- Giáo viên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp các hình ảnh, sự
việc, con người thật, liên quan đến bài dạy để tránh sự nhàm chán, khô khan cho học
sinh.
- Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật phải thường xuyên cập nhật
thông tin pháp luật thông qua các kênh thông tin như truyền thanh, truyền hình, sách,
báo...;
- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi môn Giáo dục công dân để khuyến
khích giáo viên trong công tác giảng dạy và việc học tập của học sinh.
1.2.4 Nguyên nhân của thực trạng
- Nhận thức về vị trí, vai trò của môn học giáo dục công dân và công tác phổ

biến giáo dục pháp luật trong nhà trường ở nhiều nơi còn có khoảng cách khá xa so với
nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục.
- Nội dung giáo dục pháp luật đưa vào nhà trường thiếu tính đa dạng, còn lồng
ghép chưa thực sự góp phần đổi mới nội dung, chương trình .
- Công tác giáo dục pháp luật được tiến hành chưa thường xuyên, liên tục, thiếu
tính chủ động và còn phụ thuộc vào chỉ đạo của các cơ quan cấp trên.
- Một bộ phận các trường còn chậm đổi mới trong phương thức giáo dục pháp
luật, làm hạn chế chất lượng giáo dục.
- Giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ, vị trí vai trò của môn học, còn xem
nhẹ nên chưa chú trọng đầu tư công sức, thời gian để dạy tốt, chủ yếu chỉ đầu tư vào
môn chính mình được đào tạo.
- Nội dung giáo dục pháp luật đang có sự “quá tải” khi có rất nhiều ngành luật
được tuyên truyền, giảng dạy trong nhà trường thông qua các hình thức như: tích hợp,
lồng ghép, chuyên đề, thêm tiết... mà thiếu đi sự lựa chọn nội dung trong việc giáo dục
pháp luật cho học sinh. Điều này dẫn tới sự lúng túng trong xây dựng chương trình,
nhiều nội dung đưa vào môn Giáo dục công dân (GDCD) trùng lặp với môn học khác.
Vì vậy, nhiều giáo viên cho rằng “môn GDCD không phải là nơi để mọi người muốn
lồng ghép cái gì cũng được”. Ví dụ, khi tích hợp giáo dục cho học sinh về Luật Biển
trong môn GDCD chúng ta đã không nhìn thấy ở môn Giáo dục quốc phòng, an ninh
nội dung này được đưa vào bài “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”...
Mục tiêu chương trình GDCD hiện hành chưa thiết thực, phổ thông và sát với
thực tế, chưa làm nổi bật được bản sắc nhiệm vụ và sứ mệnh đặc thù của môn GDCD
ở trường phổ thông. Cùng đó những nội dung giáo dục về lòng yêu nước, giáo dục bổn
14


phận của người công dân trước tổ quốc, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của
quê hương, đất nước còn bị xem nhẹ. Không những thế, chương trình còn mang tính
hàn lâm, nhiều bài học xa rời thực tế, chưa cần thiết và không phù hợp với đối tượng
trình độ nhận thức của học sinh trung học. Nhiều bài có nội dung chung chung như:

Bài 4: Đạo đức và kỉ luật. Bài 17: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(GDCD 7); Bài 3: Dân chủ và kỉ luật, Bài 4: Bảo vệ hòa bình, Bài 10: Lí tưởng sống
của thanh niên, Bài 11: Tránh nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước (GDCD 9). Chương trình cũng chưa thưc sự cô đọng tinh giản, vẫn còn nặng về
truyền thụ kiến thức chưa có sự cân đối giữa lí thuyết và thực hành. Thời lượng
chương trình dành cho các tiết học liên hệ với địa phương không khả thi và chưa hiệu
quả…Phần lớn chương trình nặng về lí thuyết, nhẹ về ứng dụng, thực hành, nội dung
còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN trong bối cảnh quốc tế hóa, cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ
hiện đại. Đó là chưa kể đến nhiều nội dung biên soạn chưa phù hợp với độ tuổi của
học sinh chẳng hạn như ở lớp 7 (12 tuổi ), học sinh phải nắm hết kiến thức về quốc
hội, hội đồng nhân dân các cấp ở các bài về bộ máy nhà nước sau đó làm bài tập với
các câu hỏi : Muốn đăng kí tạm trú, kết hôn phải đến cơ quan nào ? Hay như ở bài
quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, các em phải nghe giảng về tình hình tôn giáo ở
việt nam, các đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.
- Phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh còn nhiều hạn chế, bất
cập nên chưa tạo được những đột phá trong thay đổi nhận thức học sinh, mặc dù đã có
những đổi mới bước đầu như: đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục, đổi
mới kiểm tra đánh giá môn GDCD theo hình thức vừa bằng cách cho điểm, vừa bằng
cách đánh giá biểu hiện hành vi thông qua xếp loại hạnh kiểm. Giáo viên môn GDCD
chưa kiểm soát được hành vi của học sinh do không có đủ khả năng và điều kiện thời
gian thực hiện.
Hơn nữa, về phương pháp, giáo viên chưa phân biệt được giữa “dạy học pháp
luật ” và “giáo dục pháp luật ”. Đa số giáo viên hiện nay vẫn còn nặng về “dạy học”
tức là tuyên truyền, trình bày cặn kẽ, giúp học sinh tiếp thu, nắm vững về pháp luật .
Cách làm này chỉ đạt được mục tiêu nâng cao hiểu biết pháp luật nhưng lại chưa giáo
dục được ý thức, thái độ, hành vi, kỷ năng, kỷ xảo cho học sinh dẫn đến thực trạng vi
phạm pháp luật ở các em có chiều hướng gia tăng ngay khi chúng ta đang đẩy mạnh
tuyên truyền, phổ biến pháp luật .
- Công tác quản lý, chỉ đạo, phối hợp giáo dục pháp luật ở các trường THPT

còn có những hạn chế. Ban Giám hiệu ở các nhà trường chưa nhận thấy hết vị trí, vai
trò quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh , vẫn coi việc dạy học
15


môn GDCD như bao môn học khác: chỉ hoàn thành tiết dạy theo thời khóa biểu, kiểm
tra cho điểm đạt yêu cầu là xong. Môn GDCD, trong đó có giáo dục pháp luật là hoạt
động giáo dục có ý thức, mục đích, kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho công dân tương lai
những phẩm chất về tri thức, tư tưởng, đạo đức, hành vi, lối sống cũng như những kỹ
năng sống cần thiết cho cuộc sống sau này; là một quá trình giáo dục tiếp nối từ giảng
đường đến đời sống, từ học lý thuyết đến kiểm soát hành vi. Nhiều trường chưa phát
huy hết sức mạnh của các tổ chức trong và ngoài đơn vị tham gia vào hoạt động giáo
dục pháp luật. Sự phối hợp giữa nhà trường và cơ quan công an trong giáo dục pháp
luật chỉ ở phạm vi giải quyết vụ việc đã xẩy ra chứ chưa có các hoạt động, phối hợp
giáo dục, trao đổi thông tin thường xuyên giữa các bên... để tìm các giải pháp nhằm
giáo dục hiệu quả.
Phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục pháp luật hiện nay, thái
độ hợp tác giáo dục học sinh chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục
học sinh ở gia đình mang tính áp đặt, ít để học sinh thể hiện quan điểm của mình, sử
dụng mệnh lệnh, roi vọt, …và thiếu làm gương tốt cho học sinh noi theo.
Như vậy trong một thời gian khá dài, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường nói riêng chưa thực sự được chú trọng
đúng mức, cho nên sự hiểu biết pháp luật của học sinh còn nhiều hạn chế, dẫn
đến tình trạng vi phạm xảy ra khá nhiều, với mức độ ngày càng gia tăng.
Trong thời gian tới, chúng ta phải thực hiện những giải pháp gì để
nâng cao chất lượng giáo dục luật cho học sinh trong trường THCS từ đó nâng cao
ý thức pháp luật của học sinh, góp phần giảm thiểu những vi phạm pháp luật của các
em?

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD

NHẰM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SƠ
2.1. QUYỀN TRẺ EM; QUYỀN, NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH
Các nội dung chính trong chủ đề: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Quyền
được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em (Việt Nam) ; Quyền và nghĩa vụ của
công dân trong hôn nhân và gia đình.
1. Có ý kiến cho rằng: chỉ có những trẻ em da trắng và da vàng mới có những
quyền trẻ em được quy định trong công ước quốc tế về quyền trẻ em, còn trẻ em da
đen ở những nước châu Phi thì không có những quyền này. Xin hỏi nhận định như
thế có đúng không?
16


Trả lời: Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định
các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Công ước có hiệu
lực từ ngày 2 tháng 9 năm 1990. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đã tham
gia công ước (193 quốc gia, trừ Hoa Kỳ và Somalia). Các quốc gia phê chuẩn công
ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế.
Điều 2 của công ước khẳng định rằng các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo
đảm những quyền trẻ em được nêu ra trong công ước mà không có sự phân biệt, đối
xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc…. Như
vậy, trẻ em ở bất cứ quốc gia nào đã tham gia công ước đều được hưởng những quyền
trẻ em được ghi nhận trong công ước, không phụ thuộc vào màu da của các em. Trẻ
em da đen cũng như trẻ em da trắng, đều có các quyền bình đẳng như nhau. Việt Nam
là nước thứ 2 trên thế giới tham gia Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày
20 tháng 2 năm 1990. Ngay sau đó, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em vào năm 1991 để ghi nhận các quyền trẻ em trong công
ước này. 2. Chú Khang là hàng xóm nhà Tuyết. Bé Bi, con trai của chú Khang vừa
mới tròn 2 tuổi. Tuyết thường hay sang chơi với bé Bi. Có một lần Tuyết nghe thấy bố
mình hỏi chú Khang: “Em đã đăng ký khai sinh cho cháu Bi chưa?” Chú Khang 45
cười rồi trả lời: “ Em chưa anh ạ. Đợi đến lúc bé Bi đi học tiểu học thì đăng ký cũng

được. Vội gì!” Hỏi: Trẻ em có quyền được đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời
không? Pháp luật Việt Nam quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em như
thế nào? Trả lời: Được đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời là một quyền cơ bản của
trẻ em. Khoản 1, Điều 7 Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ghi nhận rằng: "Trẻ
em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có
quốc tịch ngay từ khi chào đời…" Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
của Việt Nam đã khẳng định rằng: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn; UBND cấp
xã có trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em, vận động cha mẹ, người
giám hộ khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn. Trẻ em của hộ nghèo không phải nộp lệ
phí đăng ký khai sinh.
Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về
đăng ký và quản lý hộ tịch cũng quy định rõ : “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày
sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai
sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em”. Bé Bi đã
tròn 2 tuổi mà chú Khang chưa đi đăng ký khai sinh cho bé là không đúng. Việc này
có thể làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác trong tương lai của bé Bi. 3. Trách
nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em được pháp luật quy định như thế nào?

17


Trả lời: Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ,
tinh thần và đạo đức. Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em được Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục năm 2004 (Điều 24) quy định như sau: - Cha mẹ, người giám hộ
là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều
kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết
được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức 46 hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách
nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. - Cha mẹ, người giám hộ,
các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi

theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi
trường lành mạnh cho sự phát triên toàn diện của trẻ em. - Cha mẹ, người giám hộ có
trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần
của trẻ em theo từng lứa tuổi. - Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác,
người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con chưa thành niên phải có
nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm sóc,
giáo dục con theo quy định của pháp luật. 4. "Sáng ngày 25/5, trung tâm nuôi dưỡng
trẻ mồ côi của quận H thấy một cháu bé khoảng 3 tuần tuổi bị bỏ rơi trước cửa trung
tâm. Khắp người cháu bé bị bầm tím và sưng tấy do bị kiến cắn. Manh mối duy nhất
để lại là một mảnh giấy ghi tên và ngày sinh của cháu. Công an đã nhanh chóng điều
tra và tìm ra bố mẹ của cháu. Được biết, vì khi sinh ra, cháu đã bị teo não, bố mẹ
không muốn nuôi nên đành bỏ cháu vào trung tâm". Đọc xong tin trên, Minh (13 tuổi)
thắc mắc, muốn biết những quyền trẻ em nào đã bị vi phạm và hành vi bỏ rơi trẻ em
như trên có bị pháp luật trừng trị không? Trả lời: Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 2004, hành vi bố mẹ bỏ mặc trẻ em vì lý do trẻ em bị bệnh nói trên đã
vi phạm đến nhiều quyền cơ bản của trẻ em bao gồm: - Quyền được sống chung với
cha mẹ: Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm
điều kiện để trẻ em được sống chung với mình. - Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng:
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần
và đạo đức. Cha mẹ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. 47 - Quyền được chăm sóc
sức khoẻ: Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Cha mẹ có trách nhiệm
thực hiện việc chữa bệnh cho trẻ em. Theo Điều 9, Nghị định 91/2011/NĐ-CP của
Chính Phủ ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính
về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì cha mẹ, người giám hộ bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Sau khi
sinh con, cha hoặc mẹ bỏ con, không chăm sóc, nuôi dưỡng; - Cha, mẹ bỏ mặc con,
người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng hoặc ép buộc trẻ em không sống
cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và
18



giáo dục trẻ em, để trẻ em này rơi vào hoàn cảnh đặc biệt theo quy định tại Điều 40
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; - Cha, mẹ, người giám hộ không thực hiện
nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp
cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, để khắc phục hậu quả, pháp luật buộc cha, mẹ, người giám hộ thực hiện
nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em theo quy định của pháp luật do thực
hiện hành vi nói trên. 5. Khi Mai học hết tiểu học thì bố quyết định cho Mai nghỉ học
để phụ giúp mẹ bán hàng. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho Mai
được đi học thì bố Mai cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái. Xin
hỏi; Bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái hay không? Trách nhiệm bảo
đảm quyền học tập của trẻ em được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Trả lời:
Đối với trẻ em, học tập có ý nghĩa quan trọng. Trẻ em cần được học tập để trở thành
con ngoan, trò giỏi, người hữu ích cho gia đình, xã hội và tương lai sẽ trở thành công
dân tốt, người lao động tốt góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, Điều 16,
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã khẳng định rằng: "Trẻ em có
quyền được học tập." Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm bảo đảm quyền
được học tập của trẻ em. Trách nhiệm này được Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em quy định tại Điều 28 như sau: 48 - Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm
cho trẻ em được thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập;
tạo.điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn. - Nhà trường và các cơ sở giáo
dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ,
thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với
gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Cơ sở giáo dục
mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên,
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đảm bảo chất lượng giáo dục. - Người phụ trách Đội
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường phải được đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, được
tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, theo các quy định của pháp luật, cha

mẹ không có quyền bắt con cái bỏ học mà phải tạo điều kiện để con cái thực hiện
quyền được học tập của mình. Suy nghĩ và hành động của bố Mai như thế là không
đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập của
trẻ em. 6. Thư (13 tuổi) là một cô bé xinh xắn, hát rất hay và múa rất khéo. Vì vậy,
Thư thường được thầy cô và bạn bè cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường,
của huyện. Tuy nhiên, bố mẹ của Thư không cho phép bạn tham gia những hoạt động
văn nghệ đó vì cho rằng những hoạt động văn nghệ đó là vô bổ, sẽ làm ảnh hưởng đến
việc học của Thư. Xin hỏi: Việc ngăn cấm đó có xâm phạm đến quyền trẻ em của Thư
không? Trả lời: Trẻ em là những mầm non đang lớn, cần phải được tạo điều kiện phát
19


triển toàn diện. Hoạt động vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ
sẽ giúp các em thoải mái, thư giãn và khiến cho trẻ phát triển toàn diện hơn. Theo nội
dung của Điều 32, Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em thì trẻ em có quyền được
nghỉ ngơi, thư giãn, tham gia vui chơi, được giải trí và tự do tham gia sinh hoạt văn
hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi. 49 Pháp luật Việt Nam ghi nhận rằng trẻ em có
quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục,
thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. (Điều 17, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em năm 2004) Đồng thời pháp luật cũng quy định gia đình phải có trách nhiệm tạo
điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể
thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. Hành động của bố mẹ Thư như trên là chưa tôn
trọng quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của trẻ
em. Bố mẹ cần tạo điều kiện để Thư tham gia các hoạt động này. 7. Bé H bị lây nhiễm
HIV từ mẹ ngay lúc mới chào đời. Khi bé lên 2 tuổi, gia đình đưa bé đi học ở mẫu
giáo. Tuy nhiên, Ban Giám hiệu trường Mầm non đã từ chối tiếp nhận bé H vì lý do bé
có thể làm lây nhiễm HIV cho người khác. Hỏi: Hành vi nói trên có xâm phạm đến
quyền trẻ em của bé H không? Pháp luật quy định như thế nào về hành vi cản trở
quyền học tập của trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS? Trả lời: Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS đã
phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với những trẻ em bình thường khác khi mang trên

người căn bệnh thế kỷ. Các em cần được xã hội quan tâm nhiều hơn để vượt qua
những khó khăn và mất mát của bản thân. Trong các văn bản pháp luật đã quy định,
các em cũng có đầy đủ các quyền trẻ em như những trẻ em bình thường khác mà pháp
luật ghi nhận. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi phân biệt, kỳ thị đối với trẻ em
bị nhiễm HIV. Điều 53, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:
“Trẻ em nhiễm HIV không bị phân biệt đối xử; được nhà nước và xã hội tạo điều kiện
để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em.” Việc từ chối tiếp
nhận trẻ em bị nhiễm HIV đã xâm phạm đến quyền được học tập của các em. Theo
quy định tại Điều 22, Nghị định 69/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
8/8/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và
phòng chống HIV/AIDS, thì hành vi cản trở quyền được học tập của trẻ em bị nhiễm
HIV sẽ bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi cản trở hoặc từ chối tiếp nhận trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên vào học
trong các cơ sở 50 giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do người đó nhiễm
HIV hoặc là thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV; - Phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kỷ luật, đuổi học sinh, sinh viên, học viên
vì lý do người đó nhiễm HIV hoặc là thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;
Như vậy, trong trường hợp bé H nêu trên, tổ chức, đơn vị và cá nhân phải có trách
nhiệm tiếp nhận trẻ bị nhiễm HIV vào cơ sở giáo dục theo luật định. 8.Hành vi hiếp
20


dâm trẻ em bị pháp luật xử lý như thế nào? Trả lời: Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực,
đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc
thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Hành vi hiếp dâm xâm
phạm đến quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm của trẻ em và
gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ. Theo Điều 112 Bộ
Luật Hình Sự Việt Nam thì hành vi hiếp dâm trẻ em sẽ bị xử lý như sau: - Người nào
hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai

năm đến hai mươi năm: + Có tính chất loạn luân; + Làm nạn nhân có thai; + Gây tổn
hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; + Đối với người
mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; + Tái phạm nguy
hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm,
tù chung thân hoặc tử hình: + Có tổ chức; + Nhiều người hiếp một người; + Phạm tội
nhiều lần; + Đối với nhiều người; 51 + Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ
lệ thương tật từ 61%trở lên; + Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; + Làm nạn
nhân chết hoặc tự sát. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội
hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù
chung thân hoặc tử hình. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 9. Những hành vi
nào là hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc,
nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại; làm những công việc khác trái với quy định
của pháp luật về lao động theo pháp luật việt Nam? Trả lời: Theo Điều 9, Nghị định
71/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 08 năm 2011 Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004, quy định hành vi lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc
nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái
với quy định của pháp luật về lao động bao gồm những hành vi sau: - Cha, mẹ, người
giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá
thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển của trẻ em hoặc bắt trẻ em làm những công việc mà pháp luật không cho phép. Người nhận dạy nghề cho trẻ em bắt trẻ em làm công việc quá sức, nặng nhọc, quá
thời gian, trong môi trường độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của
trẻ em. - Sử dụng lao động trẻ em không trả công hoặc trả công không tương xứng,
không có cam kết của cha, mẹ, người giám hộ, không có hợp đồng lao động theo quy
định của pháp luật; bắt trẻ em lao động quá sức, quá thời gian, nặng nhọc, trong môi
trường độc hại, nguy hiểm; sử dụng trẻ em làm những công việc trái với quy định của
pháp luật về lao động. 52 - Sử dụng trẻ em làm những công việc trong vũ trường, cơ
21



sở xoa bóp, vật lý trị liệu, sòng bạc, nhà hàng karaoke, quán rượu, quán bia hoặc
những nơi có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em. - Sử dụng trẻ em để
mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng cấm, hàng trốn thuế. - Để trẻ em tham gia, sử
dụng trẻ em trong sản xuất, kinh doanh, phổ biến sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền
thông, đồ chơi, trò chơi, đồ dùng có nội dung bạo lực, đồi trụy, nguy hiểm, không phù
hợp hoặc có hại cho sự phát triển của trẻ em. 10. Mạnh là học sinh lớp 7. Thời gian
gần đây, Mạnh thường xuyên tiếp xúc với những thanh niên có tiền án, tiền sự. Theo
lời rủ rê của họ, Mạnh bỏ nhà đi lang thang. Thậm chí, các thanh niên đó còn xúi giục
Mạnh đi trộm cắp, móc túi để lấy tiền cho họ chơi game và ăn uống. Hỏi: Hành vi dụ
dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi; dụ dỗ trẻ em vi
phạm pháp luật sẽ bị pháp luật trừng trị như thế nào? Trả lời: Trẻ em là những người
còn non nớt về nhận thức nên thường là dễ bị lôi kéo, dụ dỗ đi lang thang và làm
những việc trái pháp luật. Hành vi lôi kéo trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang
thang để trục lợi, để xâm hại đến quyền được chăm sóc, bảo vệ và được học tập của trẻ
em. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 nghiêm cấm hành vi dụ dỗ,
lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi. Tùy tính chất,
mức độ của hành vi vi phạm mà người vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình
sự, cụ thể: Xử lý hành chính: Theo Điều 10, Nghị định 91/2011/NĐ-CP của Chính phủ
ban hành ngày ngày 17 tháng 10 năm 2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em
đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi sẽ bị xử lý hành chính như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người giám hộ có
hành vi bắt trẻ em đi lang thang kiếm sống. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Nói chuyện, viết, dịch, nhân
bản, ghi âm, ghi hình sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng, đĩa hoặc hành vi khác nhằm
dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em bỏ 53 nhà đi lang thang. Đồng thời buộc tiêu
hủy sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng, đĩa nhằm dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế
trẻ em bỏ nhà đi lang thang + Dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để dụ dỗ, lôi
kéo, ép buộc, khống chế trẻ em đang sinh sống cùng với gia đình bỏ nhà đi lang thang.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tập

hợp, chứa chấp trẻ em lang thang để bán vé số, sách, báo, tranh, ảnh, bán hàng rong
hoặc các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi. Cá nhân, tổ chức phải nộp lại số tiền
có được do thực hiện hành vi này. Xử lý hình sự Điều 252 Bộ Luật Hình Sự quy định
về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp như sau: Người nào dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đoạ
hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp, thì bị phạt tù từ một năm đến năm
năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến
22


mười hai năm: + Có tổ chức; + Dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp, lôi kéo nhiều người; + Đối
với trẻ em dưới 13 tuổi; + Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng; + Tái phạm nguy hiểm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. Người phạm tội tái phạm nguy hiểm thì còn có thể
bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm. 11. Bố mẹ Dũng rất quan tâm đến chuyện
học hành của con. Vì vậy, ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để
củng cố kiến thức cho Dũng. Nhưng Dũng không muốn học, em thường trốn học để đi
lang thang ở những quán điện tử. Dũng thường oán trách bố mẹ vì bị bắt học quá
nhiều. Hỏi: Theo em, suy nghĩ của Dũng là đúng hay sai?Vì sao? 54 Trả lời: Học tập
vừa là quyền vừa là bổn phận của trẻ em. Trẻ em cần phải học tập để hoàn thiện sự
hiểu biết của mình, hoàn thiện nhân cách và trở thành một người công dân có ích cho
gia đình và xã hội. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em có bổn
phận phải chăm chỉ học tập. Hiện nay, đất nước ta còn nghèo và còn rất nhiều bạn trẻ
chưa có điều kiện để học tập đầy đủ, Dũng thực sự là một người may mắn khi được bố
mẹ quan tâm, tạo điều kiện học tập và phát triển toàn diện. Dũng phải cảm ơn bố mẹ
và cố gắng học tập tốt. 12. Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy
định như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình về
nghĩa vụ và quyền của con, thì: Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu
thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh
dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. Con có

nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu,
tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc,
nuôi dưỡng cha mẹ. 13. Bố mẹ của em Khoa mất trong khi em mới 3 tuổi. Hiện nay,
người thân của em chỉ còn ông bà nội. Hỏi: Trong trường hợp này, ông bà nội có trách
nhiệm nuôi dưỡng em Khoa không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 47, Luật Hôn
nhân và gia đình thì ông bà có nghĩa vụ và quyền đối với cháu như sau: Ông bà nội,
ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu
mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc
cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không còn cha mẹ, 55 anh chị em hoặc
cha mẹ, anh chị em không đủ điều kiện để nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có
nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Trong trường hợp của em Khoa, vì em không còn cha mẹ
và cũng không có anh chị em nên ông bà nội có trách nhiệm nuôi dưỡng em. 14. Lâm
rất thích đá bóng, thường được bố mẹ tạo điều kiện cho đi đá bóng vào thứ bảy và chủ
nhật. Thứ bảy vừa rồi, Bà nội Lâm bị ốm, bố mẹ lại phải đi công tác xa nhà. Bố mẹ
không cho Lâm đi đá bóng nữa và giao cho Lâm ở nhà chăm sóc bà. Lâm vùng vằng,
23


giận dỗi rồi tranh thủ lúc bà đang ngủ trốn đi chơi. Xử sự của Lâm như vậy có đúng
không? Trả lời: Ông bà là những người thân thiết, luôn lo lắng và yêu thương đến các
cháu. Mặc dù tuổi già, sức yếu nhưng ông bà vẫn cố gắng dành cho con cháu của mình
sự chăm sóc ân cần nhất. Chính vì vậy, các cháu phải có bổn phận yêu thương, biết ơn
ông bà và có trách nhiệm chăm sóc ông bà lúc ốm đau, già yếu. Luật Hôn nhân và Gia
đình, Khoản 2, Điều 47 quy định rằng: “Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc,
phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.” Đối với Lâm, lúc bà bị ốm Lâm phải thể hiện
sự yêu thương quý trọng bà bằng việc dành thật nhiều thời gian để chăm sóc bà. Xử sự
của Lâm như vậy là không đúng với trách nhiệm của một người cháu đối với bà. 15.
Trước kia, nhà bác Lam không có con nên đã xin Mai vốn là trẻ mồ côi về làm con
nuôi. Thời gian đầu, Mai được bố mẹ nuôi yêu quý và cưng chiều. Nhưng một vài năm

sau, bác Lam sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thế là bao nhiêu tình cảm bác đều
dành cho con ruột của mình và coi Mai giống như một người giúp việc trong nhà. Mai
tủi thân, nhưng vì cho rằng mình chỉ là phận con nuôi nên không dám đòi hỏi gì? Hỏi:
Con nuôi có thể bị đối xử bất bình đẳng so với con đẻ hay không? Trả lời: Điều 2 Luật
Nuôi con nuôi năm 2010 khẳng định rằng: “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ
cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con
nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường
gia đình.” Đồng thời, Luật cũng nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và
con nuôi. 56 Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì con nuôi có vị trí
ngang bằng với con đẻ, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giống như con đẻ. Vì vậy, đối
với trường hợp của Mai, tuy là con nuôi nhưng Mai có quyền được đối xử bình đẳng
giống như con đẻ. Gia đình Bác Lam có trách nhiệm thương yêu, nuôi dưỡng, chăm
sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Mai; chăm lo việc học tập và giáo dục để Mai
phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của
gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI,
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Các nội dung chính của chủ đề : Thực hiện trật tự an toàn giao thông; Bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng, chống nhiễm
HIV/AIDS; Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 1. Vào giờ đi làm
buổi sáng một vụ tai nạn giao thông xảy ra ngay trên đường đến nơi làm việc. Một phụ
nữ đi xe máy va phải một xe máy khác, tiếp theo bị hất thẳng vào chiếc ô tô đang chạy.
Hậu quả chị phụ nữ bị bánh trước xe ô tô chèn qua người, mặt va xuống mặt đường,
máu đổ. Mấy chiếc ô tô chạy qua thấy cảnh đó nhưng đi thẳng, để mặc nạn nhân nằm
trên đường trong khi người thanh niên chạy ra giúp bế nạn nhân lên và vẫy tay xin nhờ
chở vào bệnh viện. Hỏi: Việc không cứu giúp người bị nạn có phải là hành vi vi phạm
24


pháp luật không ? Pháp luật quy định thế nào về trách nhiệm của người điều khiển

phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn? Trả lời: Theo quy định của Luật
Giao thông đường bộ năm 2008 (sau đây gọi là luật Giao thông đường bộ) khi có tai
nạn giao thông xảy ra, những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm bảo
vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn và báo tin ngay cho cơ quan
công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Khoản 2 Điều 38 Luật Giao thông
đường bộ quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn
giao thông như sau: 2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm
sau đây: 57 a) Bảo vệ hiện trường; b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; c) Báo
tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; d) Bảo vệ tài
sản của người bị nạn; đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền. Đồng thời, để kịp thời giúp đỡ nạn nhân, khoản 3, Điều 38 Luật
Giao thông đường bộ đã quy định trách nhiệm của người điều khiển phương tiện khác
như sau: “Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách
nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu”. Khi có điều kiện cứu giúp mà cố ý không cứu
giúp người bị tai nạn giao thông là một trong những hành vi bị nghiêm cấm quy định
tại khoản 18, Điều 8, Luật giao thông đường bộ. Như vậy, việc những chiếc ô tô chạy
qua hiện trường vụ tai nạn nhưng đi thẳng, để mặc nạn nhân nằm trên đường, trong khi
người thanh niên chạy ra giúp bế nạn nhân lên và vẫy tay xin nhờ chở vào bệnh viện
cho thấy, những người lái xe ô tô đã không thực hiện đúng trách nhiệm cứu giúp người
bị nạn theo quy định của pháp luật. Người có hành vi không cứu giúp người bị tai nạn
giao thông khi có yêu cầu cứu giúp có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm đ, khoản 3
Điều 14 Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 2. Tuấn 15 tuổi, học lớp 9. Cuối năm bài vở
nhiều lại phải đi học thêm để chuẩn bị thi vào lớp 10 trung học phổ thông của tỉnh,
Tuấn đòi mẹ mua cho xe máy để tiện việc đi lại học tập. Biết chuyện, bố Tuấn không
đồng ý, ông nói tuổi của Tuấn chưa được phép sử dụng xe máy. Hỏi: Bố Tuấn nói
đúng hay sai? Độ tuổi nào được phép đi xe máy. Khi điều khiển xe máy trên đường
cần mang theo các giấy tờ gì? Trả lời: Bố Tuấn nói đúng. Tuấn mới 15 tuổi, chưa đủ
tuổi được phép sử dụng xe máy theo quy định của pháp luật. 58 Theo Luật Giao thông
đường bộ, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có

giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp. Khoản 1 Điều 60, Luật Giao thông đường bộ quy định về độ tuổi của
người lái xe như sau: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xilanh dưới 50 cm 3 ; b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô
ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô
tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; Khi tham
25


×