CHƯƠNG TRÌNH
Phát triển kinh tế xã hội có lồng ghép giới ở Cam-pu-chia,
Đông Ti-mo và Việt Nam
HƯỚNG DẪN
LỒNG GHÉP GIỚI
TRONG CÁC DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................... 3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CUỐN TÀI LIỆU .................................................................................... 4
PHẦN 2: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI .............................................................................................. 6
GIỚI và CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ................................................................................... 6
I.
1. Giới và Giới tính ....................................................................................................................... 6
2. Các vai trò giới (hoặc: phân công lao động theo giới) .............................................................. 7
3. Định kiến giới:........................................................................................................................... 9
4. Phân biệt đối xử về giới: ......................................................................................................... 10
5. Chu trình bất bình đẳng giới.................................................................................................... 10
BÌNH ĐẲNG GIỚI ................................................................................................................. 11
II.
1. Khái niệm và Mục tiêu bình đẳng giới: ................................................................................... 11
2. Luật Bình đẳng giới (BĐG)..................................................................................................... 12
3. Các biện pháp và Chiến lược thúc đẩy bình đẳng giới:........................................................... 13
4. Chiến lược quốc gia về BĐG của Việt Nam (2011-2020): ..................................................... 14
5. Giới và Phát triển: ................................................................................................................... 15
PHẦN 3: LỒNG GHÉP GIỚI ............................................................................................................ 17
KHÁI NIỆM VÀ TIẾN TRÌNH LỒNG GHÉP GIỚI ................................................................ 17
I.
1. Mục tiêu và cơ sở pháp lý của lồng ghép giới: ....................................................................... 17
2. Các nội dung cần lồng ghép giới: ............................................................................................ 18
3. Tiến trình chung của lồng ghép giới ....................................................................................... 18
4. Ví dụ minh họa tiến trình LGG: .............................................................................................. 19
5. Cách áp dụng tiến trình LGG trong các hoạt động KT-XH: ................................................... 21
HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP GIỚI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ........................ 22
II.
1. Lồng ghép giới trong các chuỗi giá trị: ................................................................................... 22
2. Lồng ghép giới trong tập huấn nâng cao năng lực và hội nghị/ hội thảo: ............................... 25
3. Lồng ghép giới trong dự án Tín dụng – tiết kiệm ................................................................... 28
4. Lồng ghép giới trong các cuộc họp và hoạt động truyền thông .............................................. 31
III.
GIÁM SÁT – ĐÁNH GIÁ VIỆC LỒNG GHÉP GIỚI ........................................................... 33
1. Mục tiêu và Nội dung giám sát-đánh giá ................................................................................ 33
2. Ví dụ minh họa (tập huấn kỹ thuật trồng cói): ........................................................................ 34
3. Công cụ GS-ĐG các hoạt động cụ thể: ................................................................................... 34
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................... 42
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐG
Bình đẳng giới
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
KHPTKTXH
Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội
LGG
Lồng ghép giới
LHPN
Hội Phụ nữ hoặc Hội Liên hiệp phụ nữ
NCNL
Nâng cao năng lực
NNoPTNT
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
PyD
Tổ chức Hòa bình và Phát triển Tây Ban Nha
QPPL
(Văn bản) Quy Phạm Pháp Luật
TD-TK
Tín dụng – Tiết kiệm
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CUỐN TÀI LIỆU
1. Căn cứ/ lý do (vì sao có cuốn tài liệu này)
Một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình hợp tác phát triển KT-XH tại Quảng Nam do
tổ chức PyD hợp tác thực hiện cùng UBND tỉnh là bình đẳng giới. Do vậy, tên chương trình là Phát
triển KT-XH có lồng ghép giới.
Lồng ghép giới là một biện pháp thúc đẩy BĐG được nhiều nước trên thế giới, trong đó gồm cả Tây
Ban Nha và Việt Nam, áp dụng nhằm đạt được mục tiêu BĐG
Trong khi đó LGG là một kỹ thuật mới và khó; Mặc dù Nghị định số 48/2009/NĐ-CP đã quy định
các nội dung cần LGG và cách thức LGG - nhưng mới chỉ là các bước chung nhất để LGG và các
văn bản quy phạm pháp luật; do vậy các cơ quan ban ngành và những người thực hiện việc LGG
vẫn thấy kỹ thuật này khó và trừu tượng.
Nhằm giúp các bên liên quan của dự án hợp tác phát triển KT-XH này có kỹ năng LGG vào các hoạt
động của dự án, tổ chức PyD đã hỗ trợ xây dựng cuốn tài liệu này, như một cuốn cẩm nang về kỹ
thuật LGG.
2. Mục đích của cuốn tài liệu:
Cuốn tài liệu này được xây dựng, dành riêng cho chương trình phát triển kinh tế - xã hội có lồng
ghép giới tại Quảng Nam, nhằm:
a. Hướng dẫn các bên liên quan của dự án cách thức lồng ghép giới (LGG) vào các hoạt động dự
án; và thống nhất cách lồng ghép giới trong các hoạt động tương tự của cơ quan, đơn vị mình
b. Hướng dẫn các bên liên quan cách GS-ĐG việc LGG trong các hoạt động.
3. Người sử dụng:
Cuốn tài liệu này được xây dựng, trước hết dành cho các bên liên quan dưới đây sử dụng trong quá
trình hợp tác với tổ chức Hòa bình phát triển Tây Ban Nha:
Cán bộ Ban quản lý dự án (BOM) cấp tỉnh; và các cán bộ sở ban ngành liên quan như:
Sở Kế hoạch đầu tư (MPI)
Hội LHPN tỉnh và huyện
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) và NNPTNT
Liên minh hợp tác xã
Các tư vấn làm việc với dự án
Ngoài ra, cán bộ của các sở/ ban ngành và các cơ quan liên quan cũng có thể sử dụng như một
nguồn tài liệu để tham khảo về kỹ thuật lồng ghép giới.
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 4
4. Cách sử dụng cuốn tài liệu:
Người sử dụng có thể dùng tài liệu này để:
Tham khảo/ xem lại mỗi khi cần LGG vào các hoạt động của dự án; và các hoạt động tương tự;
Cuốn tài liệu này gồm 3 phần:
(1) Giới thiệu;
(2) Giới - Bình Đẳng Giới; và
(3) Hướng Dẫn LGG.
Trong đó, phần nội dung kỹ thuật quan trọng nhất là phần 3, gồm các nội dung:
KHÁI NIỆM VÀ TIẾN TRÌNH LGG:
Giúp người sử dụng có cái nhìn tổng thể nhất về nội dung này, và biết về các bước khi
thực hiện LGG; và
HƯỚNG DẪN LGG:
Giúp người sử dụng biết cách LGG vào các hoạt động công việc của cơ quan; và
các hoạt động cụ thể của chương trình phát triển KT-XH có LGG như:
o chuỗi giá trị,
o tín dụng – tiết kiệm,
o Tập huấn NCNL..
Trong mỗi phần hướng dẫn LGG đều gồm:
i.
Căn cứ lý do hoặc mục đích/ ý nghĩa của việc tại sao cần LGG vào các nội dung đó,
ii.
Các bước tiến hành LGG – gồm:
cách phân tích giới trong từng nội dung cụ thể, và
lập kế hoạch giới – xác định biện pháp lồng ghép giới
GIÁM SÁT- ĐÁNH GIÁ VIỆC LGG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN
Phần nội dung này gồm:
i.
Tầm quan trọng của GS-ĐG trong phát triển KT-XH có LGG; và
ii.
Một số công cụ GS-ĐG như Bảng kiểm giúp người thực hiện hoặc người kiểm tra giám sát
có thể đánh giá được mức độ LGG trong từng nội dung.
Để cuốn tài liệu luôn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương Quảng Nam, người sử
dụng cần quan tâm tới việc cập nhật, chỉnh sửa bổ sung tài liệu trong quá trình sử dụng.
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 5
PHẦN 2: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
I.
GIỚI và CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
(Khái niệm được trích dẫn từ Luật Bình đẳng giới)
1. Giới và Giới tính
Giới:
Chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội (Khoản 1, Điều 5,
Luật BĐG)
Giới tính:
Chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. Những khác biệt sinh lý phổ biến giữa nam giới và phụ nữ
thường được xác định khi sinh ra. Ví dụ, chỉ phụ nữ mới có thể sinh con; chỉ nam giới mới có tinh
trùng (Khoản 2, Điều 5, Luật BĐG)
So sánh, phân biệt hai khái niệm:
Giới tính
Sự khác biệt về mặt SINH HỌC giữa nam và
nữ;
Giới
Sự khác biệt về mặt XÃ HỘI giữa nam và nữ.
Do được dạy dỗ, giáo dục mà nên: Ví dụ, ở một
gia đình, con trai không phải làm việc đi chợ,
nấu cơm nên anh đó không biết việc nội trợ.
Nhưng ở gia đình khác cùng xóm, bố mẹ đã phân
công việc rửa bát, quét nhà, nấu cơm cho cả anh
trai và em gái. Do đó, anh con trai của gia đình
này biết làm các công việc nội trợ và coi đó cũng
là nhiệm vụ của mình.
Có thể thay đổi: ví dụ, trước kia, phụ nữ ít tham
gia hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng mà
Không thể thay đổi: ví dụ ,chỉ phụ nữ mới có
chỉ “quanh quẩn” trong nhà; nhưng hiện nay số
thể mang bầu, sinh con và cho con bú sữa mẹ;
phụ nữ tham chính nhiều hơn, phụ nữ có thể làm
nam giới mới có tinh trùng. Ngày nay, có một
thủ tướng; nhiều người nam giới có thể chăm sóc
số người phẫu thuật chuyển giới nhưng họ vẫn
con cái.
không thể cấy, ghép nội tiết tố của phụ nữ hoặc
nam giới vào cơ thể mình để có thể mang bầu
(sau khi phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ)
hoặc có tinh trùng (sau khi phẫu thuật chuyển
giới từ nữ sang nam)
Đa dạng - khác nhau giữa các vùng miền, các xã
Đồng nhất: phụ nữ & nam giới ở mọi nơi đều
hội và nền văn hóa khác nhau. Ví dụ, phụ nữ ở
giống nhau về đặc điểm giới tính. không chỉ
thành phố khác phụ nữ ở nông thôn về công việc,
nam giới ở Quảng Nam, mà nam giới trong cả
vị trí, vai trò; hoặc: đàn ông ở các nước phương
nước Việt Nam và trên toàn thế giới đều không
Tây khác đàn ông Việt nam ở chỗ họ không ngại
thể mang bầu và cho con bú sữa mẹ.
việc chăm sóc con nhỏ.
Bẩm sinh: từ khi sinh ra, giới tính của mỗi
người đã được xác định là trai hay gái - nam hay
nữ
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 6
Vì sao cần phân biệt rõ hai khái niệm này:
Việc hiểu rõ sự khác nhau giữa giới và giới tính sẽ giúp chúng ta:
xác định đặc điểm nào là đặc điểm sinh học không thể thay đổi – GIỚI TÍNH;
xác định đặc điểm nào là do xã hội quy định và có thể thay đổi - GIỚI;
Hiểu được nguyên nhân tạo gây bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới - chủ yếu thuộc các
đặc điểm do xã hội quy định – GIỚI; và
Xác định biện pháp tác động đến các đặc điểm có thể thay đổi –– nhằm tạo ra sự bình đẳng
2. Các vai trò giới (hoặc: phân công lao động theo giới)
Khái niệm: Là những hoạt động mà nam giới và phụ nữ thực hiện trong gia đình, ngoài xã hội,
thường thay đổi theo thời gian, điều kiện và hoàn cảnh; gồm có hai nhóm vai trò chính:
Vai trò sản xuất: gồm các công việc tạo ra thu nhập, hoặc tham gia hoạt động xã hội, như: đi
làm ở các cơ quan, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ, buôn bán nhỏ…và tham gia các
tổ chức hội, đoàn thể…Vai trò sản xuất được thực hiện bởi cả phụ nữ và nam giới. Theo
nghiên cứu của UN Women, hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia các
hoạt động thuộc vai trò sản xuất, chiếm khoảng 50% lực lượng lao động của cả nước.
Vai trò tái sản xuất (còn được gọi là vai trò sinh sản): gồm các công việc mang bầu, sinh
con và các hoạt động khác có liên quan như nội trợ, chăm sóc gia đình, chăm sóc và dạy dỗ
con cái, chăm sóc người già, người ốm. Hầu hết các công việc tái sản xuất không được trả
công/ không tạo ra thu nhập; và phần lớn được thực hiện bởi phụ nữ. Vai trò tái sản xuất, theo
quan niệm của người Việt, là công việc của “đàn bà” (do tên gọi có chữ “sinh sản” và do định
kiến), việc nhỏ, việc vặt và không quan trọng.
Ví dụ về việc phân công lao động theo giới hiện nay tại Quảng Nam: Trích từ báo cáo
Nghiên cứu chuỗi giá trị Cói tại các xã dự án
PHỤ NỮ
NAM GIỚI
Việc nhà và chăm sóc con cái – vai trò sinh sản/ tái sản xuất
1. Hầu hết những người đàn ông và phụ nữ được
phỏng vấn đều cho rằng tất cả các công việc gia
đình trong nhà của họ đều do phụ nữ thực hiện,
Thời gian phụ nữ dành cho công việc này rất khác
nhau, nhưng trung bình phụ nữ thường dành
khoảng 4-5 giờ một ngày.
Trồng và Sản xuất cói – vai trò sản xuất
2. Chăm sóc (nhổ cỏ, bón phân), gieo cấy đay
3. Chẻ cói, kéo sợi, nhuộm màu cói
Làm đất, trồng cói, vận chuyển và thu hoạch
4. Phơi cói và đay
Phơi cói và đay
5. Dệt chiếu, sản xuất chiếu (kinh doanh quy mô
nhỏ); Bán chiếu tại chợ địa phương
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 7
Tóm lại:
Phụ nữ Quảng Nam - cũng như phụ nữ Việt Nam nói Nam giới:
chung - đang thực hiện cùng lúc cả hai vai trò sản xuất
Chủ yếu thực hiện vai trò sản xuất;
và tái sản xuất. Cụ thể, bên cạnh việc tham gia sản
Thực hiện chủ yếu các công việc nặng,
xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ/ nghề phụ, để
quan trọng trong quá trình sản xuất
tạo ra thu nhập cho gia đình, người phụ nữ tại các xã
Không tham gia việc nhà (các công việc
dự án cũng phải:
trong gia đình)
Chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc gia
đình và con cái; và
Tham gia các hoạt động xã hội (các hội, đoàn thể)
Vì sao cần hiểu rõ các nhóm vai trò giới:
Việc hiểu rõ hai nhóm vai trò chính Sản xuất và Tái sản xuất sẽ giúp chúng ta:
phân tích và đánh giá đúng việc phân công lao động hiện nay giữa phụ nữ và nam giới,
có thể đánh giá đúng sự đóng góp của mỗi giới; đặc biệt coi trọng vai trò tái sản xuất mặc dù
nó không được trả công và không tạo ra thu nhập;
tránh hiểu chung chung và cho rằng vai trò tái sản xuất là của riêng phụ nữ
từ đó đưa ra biện pháp thích hợp để tạo sự bình đẳng hơn trong phân công lao động
Công cụ phân tích vai trò giới
Tên công cụ: Biểu đồ thời gian (biểu đồ 24 giờ)
Đặc điểm: đây là công cụ đơn giản, dễ thực hiện nhưng hữu hiệu trong việc phân tích sự phân công
lao động giữa phụ nữ và nam giới;
Các bước thực hiện:
Chuẩn bị giấy Ao hoặc A1, bút dạ viết giấy,
Đối với những người không biết chữ, hoặc không tự viết được lên giấy lớn, cần có người hỗ
trợ họ
Yêu cầu mỗi phụ nữ hoặc nam giới tự viết ra giấy các công việc họ làm trong một ngày bình
thường, từ lúc ngủ dậy cho tới khi đi ngủ theo bảng mẫu dưới đây.
Cộng tổng số thời gian trong một ngày của của từng người - phụ nữ và nam giới, gồm:
thời gian làm việc nhà – vai trò tái sản xuất,
thời gian làm việc: vai trò sản xuất và
thời gian ngủ, nghỉ, giải trí, xem tivi, đọc báo, nghe đài, đi chơi
thời gian sinh hoạt tập thể/ tham gia các hoạt động cộng đồng
So sánh tổng số thời gian trong từng nội dung trên của phụ nữ và nam giới để thấy sự hợp lý
hoặc chưa hợp lý trong phân công lao động;
Ví dụ: Biểu đồ thời gian của phụ nữ thôn….xã……..1
Thời gian
1
Hoạt động/ công việc
Ghi chú
Ví dụ này sẽ được điều chỉnh dựa trên ví dụ thực tế của người phụ nữ và nam giới tại vùng dự án – Quảng Nam
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 8
Tạo thu nhập
5 giờ sáng
5.10
6.10
Nấu cám heo;
Cho heo ăn
6.30 -7.00
Đi làm
11.30
Cho heo ăn
12.00
12.30 – 1.00
1.00 chiều
5.30
6.30
7.00 - 7.30
8.00 tối
10.00
Tổng cộng
Đi làm chiều
Cho heo ăn, tắm cho heo và
cọ rửa chuồng heo
Chuẩn bị rau cho heo –
ngày hôm sau
Việc nhà
Ngủ dậy
Đánh răng, rửa mặt
Nấu nước sôi để pha trà
Nấu cơm sáng/ chuẩn bị đồ ăn
sáng cho cả nhà
Kêu chồng, con dậy ăn sáng
Đưa con đi học
Đi chợ mua đồ ăn (trưa và chiều)
Đi làm về
Nấu ăn trưa
Ăn trưa
Giặt đồ hoặc lau nhà
Đi làm về
Nấu cơm chiều
Quét dọn nhà, sân, ngõ
Đôi khi phải đi cắt rau
Nếu chồng không đưa đi
Đôi khi phải đi chợ nếu
buổi sáng bận chưa đi
Nếu con bận học không
giúp được
Ăn tối
Xem phim, hoặc giặt đồ, dọn dẹp
Đi ngủ
10 tiếng lao động sản xuất 4 – 4,5 tiếng chăm sóc gia đình
Lưu ý: ở một số địa phương, việc cho heo ăn, chăm sóc heo, gà không được coi là hoat động tạo thu nhập –
vai trò sản xuất. Trong khi đó, thực chất đó là hoạt động góp phần đem lại thu nhập cho gia đình.
3. Định kiến giới:
Khái niệm: là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và
năng lực của nam hoặc nữ (Khoản 4, Điều 5, Luật BĐG).
Các (nhóm) định kiến giới hiện nay đang tồn tại tại Quảng Nam
Về việc làm và giá trị đóng góp của phụ nữ và nam giới:
Phụ nữ chỉ làm việc nhẹ nhàng, đơn giản;
Nam giới làm các công việc nặng nhọc, vất vả;
Nam giới làm việc quan trọng hơn, ví dụ như phải đưa ra quyết định/ quyết sách…
Việc nhà là việc của đàn bà;
Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà (?);
Chăm sóc con cái, nhà cửa là “thiên chức” của phụ nữ;
Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.
Về tính cách, đặc điểm của phụ nữ và nam giới:
Phụ nữ gì mà mạnh mẽ như đàn ông;
Là con gái phải thùy mị nết na;
Đàn ông có tính quyết đoán;
Phụ nữ khéo tay
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 9
Hậu quả của các định kiến giới đối với phụ nữ và nam giới:
Định kiến giới thường không phản ánh đúng năng lực thực tế của phụ nữ và nam giới, gây cản trở
cho sự phát triển của họ. Cụ thể, do định kiến về nghề “cô giáo” mà nhiều học sinh nam không dám
thi cao đẳng sư phạm, dẫn đến thực tế trong các trường tiểu học chỉ có các cô giáo, trong khi học
sinh thì gồm cả trẻ em trai và trẻ em gái; hoặc, cũng do định kiến với nghề kỹ sư bách khoa mà
nhiều học sinh nữ không dám lựa chọn trường này, dẫn đến thực trạng tổng công ty điện lực Việt
Nam không thể tuyển dụng nữ kỹ sư bách khoa khi họ cần.
4. Phân biệt đối xử về giới:
Khái niệm:
Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây
bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình (Khoản 5, Điều 5,
Luật BĐG);
Phân biệt đối xử trực tiếp: việc loại trừ một trong hai giới được ghi trong văn bản như pháp
luật, qui tắc, quyết định hay các thông lệ.
Phân biệt đối xử gián tiếp: Mặc dù không ghi trong văn bản, quyết định nhưng sự loại trừ,
không công nhận một trong hai giới diễn ra trong quá trình triển khai thực hiện các quyết định,
văn bản pháp luật đó.
Thực trạng phân biệt đối xử về giới hiện nay trong các hoạt động kinh tế-xã hội:
Ví dụ
Theo luật của một số nước trên thế giới phụ nữ không được quyền thừa kế
đất đai;
Thông báo tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp ghi: chỉ tuyển nam
hoặc nữ cho vị trí nào đó.
Ví dụ:
cần tuyển 20 nữ công nhân may công nghiệp;
02 kế toán (nữ) và 01 kỹ sư công nghệ thông tin (nam)
Nhiều cuộc họp tại địa phương mời chủ hộ đi họp (trong khi đó, hơn 90%
chủ hộ là nam giới)
Ngân hàng xét duyệt trước khi cho vay vốn: nếu là phụ nữ đứng tên xin vay
(đặc biệt là phụ nữ đơn thân), cán bộ ngân hàng sẽ có phần ngần ngại khi
cho vay, quá trình xét duyệt thường dài hơn đối với các đơn xin vay từ nam
giới, và số tiền được vay có khi cũng được duyệt ít hơn.
Ở nhiều gia đình Việt Nam hiện nay, việc bàn bạc phân chia thừa kế, tài sản
thường chỉ có các con trai
Phân biệt đối xử
Trực tiếp
Gián tiếp
5. Chu trình bất bình đẳng giới
Chu trình bất bình đẳng giới: Việc hiểu sai về vai trò của phụ nữ hoặc nam giới dẫn đến định
kiến giới và hậu quả là hành vi phân biệt đối xử về giới và thực trạng bất bình đẳng giới
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 10
Định kiến giới
Suy nghĩ,
quan niệm
Bất bình đẳng
giới
Thực
trạng
Phân biệt đối
xử theo giới
II.
Hành vi
BÌNH ĐẲNG GIỚI
1. Khái niệm và Mục tiêu bình đẳng giới:
Bình đẳng giới là gì?
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội
phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như
nhau về thành quả của sự phát triển (Khoản 3, Điều 5, Luật BĐG)
Không có nghĩa phụ nữ và nam giới phải trở thành như nhau, mà các quyền, trách nhiệm và
các cơ hội của họ không phụ thuộc vào họ sinh ra là nam giới hay phụ nữ
Mục tiêu Bình đẳng giới (Điều 4, Luật BĐG)
Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới
Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển KT - XH và phát triển nguồn nhân lực
Tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ
trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
Ví dụ bình đẳng giới trong các lĩnh vực (kinh tế, chính trị/ xã hội và trong gia đình)
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 11
Bình đẳng giới thực chất:
Bình đẳng giới thực chất không chỉ đơn thuần xem xét việc đảm bảo bình đẳng trên văn bản
mà quan trọng là phải tìm cách đảm bảo bình đẳng về kết quả;
Khi nói về bình đẳng giới, không có nghĩa là giới hạn sự bình đẳng trong phạm vi khung
pháp lý hoặc sự bình đẳng về cơ hội mà là sự bình đẳng trong thực tế.
Mối quan hệ giữa công bằng giới và Bình đẳng giới thực chất:
Công bằng giới là quá trình đối xử công bằng với đối với nam và nữ; ví dụ như phân bổ công
bằng về các nguồn lực và cơ hội. Công bằng giới có thể được coi là phương tiện, điều kiện
để đạt bình đẳng giới; hay: công bằng góp phần tạo nên bình đẳng
Muốn đảm bảo sự công bẳng về cơ hội hoặc nguồn lực cho phụ nữ và nam giới, cần xét đến
sự khác biệt giữa hai giới về đặc điểm sinh học, đặc điểm xã hội.
Công bằng khác “cào bằng” và “bình quân”
2. Luật Bình đẳng giới (BĐG)
Những điều cần nhớ:
Thông qua ngày 29/ 11/2006; Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 7/2007;
Gồm 6 chương với 44 điều;
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 12
Gồm 9 khái niệm cần thiết (điều 5)
Gồm 6 nguyên tắc đảm bảo bình đẳng giới (điều 6)
Gồm nội dung bình đẳng giới trong các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục, y tế,
chính trị (từ điều 11 – điều 18);
Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế (điều 12)
Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị
trường và nguồn lao động.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định
của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư theo quy định của pháp luật.
Nội dung quản lý nhà nước về BĐG (điều 9)
Trách nhiệm của cơ quan, gia đình và cá nhân trong đảm bảo BĐG (điều 30, 33, 34)
Các nghị định hướng dẫn thi hành:
Nghị định 70/2008/NĐ-CP: Cụ thể hóa một số điều trong luật BĐG
Nghị định 48/2009/NĐ-CP: Biện pháp thúc đẩy BĐG; Quy định về LGG trong các lĩnh vực
Nghị định 55/2009/NĐ-CP:Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
3. Các biện pháp và Chiến lược thúc đẩy bình đẳng giới:
Khái niệm: Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực
chất, do các cơ quan có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch (bất bình đẳng
hoặc khoảng cách) giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ
hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không
làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một
thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
Các biện pháp, cho đến nay, đều dựa trên 2 chiến lược chính (thể hiện trong hình sau)
Tạo cơ hội cho phu nữ (hoặc nam giới) để thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách – được thực hiện
nhiều từ năm 1970s đến đầu những năm 2000, chủ yếu tạo cơ hội cho phụ nữ do khoảng
cách giữa họ với nam giới trong các lĩnh vực là quá xa.
Biện pháp tích cực (tác động tới cả phụ nữ và nam giới) – bao gồm cả LGG, được thực hiện
trong những năm gần đây, tập trung nhiều vào các hoạt động NCNL cho cả phụ nữ và nam
giới.
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 13
Bất
BĐG
hiện
nay
Tạo cơ
hội cho
PN/
nam
giới
Biện
pháp
tích
cực
4. Chiến lược quốc gia về BĐG của Việt Nam (2011-2020):
Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và
nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội,
góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
7 mục tiêu cụ thể:
Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước
giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận
của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh
tế, thị trường lao động
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa
nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin
Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới
Các giải pháp chủ yếu thực hiện chiến lược: (trích)
Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được
xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới,
phân biệt đối xử về giới.
Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các
chương trình, kế hoạch hoạt động của các Bộ, ngành; trong xây dựng và tổ chức thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 14
Phát triển các hệ thống dịch vụ có chất lượng nhằm hỗ trợ nữ và nam bình đẳng về cơ hội,
sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tăng cường xã hội hóa và
phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động về bình đẳng giới.
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình
đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân.
Chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: 2011- 2015
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về bình đẳng
giới.
Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến thực hiện lồng ghép giới trong quá trình xây dựng
và thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, dự án của các Bộ, ngành và địa phương.
Tổ chức các hoạt động hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới trong một số lĩnh vực và vùng có
khoảng cách lớn về bình đẳng giới.
Xây dựng một số mô hình điểm về bình đẳng giới. Xây dựng cơ sở dữ liệu về bình đẳng
giới; xây dựng Bộ chỉ số giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới.
Giai đoạn 2: 2016-2020
Trên cơ sở sơ kết, đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chiến lược trong giai đoạn I (2011
- 2015), điều chỉnh chính sách phù hợp, triển khai toàn diện các giải pháp để thực hiện
thành công các mục tiêu của Chiến lược. Tập trung nguồn lực cho những hoạt động được
xác định là gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Chiến lược ở giai đoạn I.
Nhân rộng các mô hình tốt và tiếp tục xây dựng các mô hình mới về bình đẳng giới.
Khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu về bình đẳng giới phục vụ công tác hoạch
định chính sách.
Tăng cường chia sẻ thông tin, bài học kinh nghiệm, các sáng kiến hay, mô hình có hiệu
quả về bình đẳng giới.
Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược.
5. Giới và Phát triển:
Mối quan hệ qua lại giữa Bất bình đẳng giới và nghèo đói:
Bất bình đẳng
Phụ nữ / nam giới
(chủ yếu là PN)
thiếu cơ hội tiếp
cận nguồn lực vật
chất, thông tin, cơ
hội học tập NCNL...
Thiếu các yếu tố
đầu vào do bị phân
biệt đối xử, không
thể phát huy năng
lực, không thể làm
ăn hiệu quả
Thu nhập thấp, nghèo
đói, không được coi
trọng, tự ti, nhút
nhát, nhu cầu không
được ghi nhận
Nghèo đói
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 15
Giới và phát triển:
Từ sơ đồ mối quan hệ qua lại giữa bất bình đẳng giới với nghèo đói và ngược lại, mà các chương
trình/ dự án phát triển sử dụng bình đẳng giới như một chiến lược để giải quyết tình trạng nghèo
đói tại các nước đang phát triển và tại Việt Nam; hoặc giải quyết nghèo đói đồng thời giúp giải
quyết bất bình đẳng;
Thực tế đã cho thấy, các chương trình/ dự án phát triển không thể tách rời mục tiêu bình đẳng
giới; và điều này cũng được thể hiện trong sơ đồ trên. Vì, nếu chỉ hỗ trợ giảm nghèo mà không hỗ
trợ giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới thì mục tiêu giảm nghèo bền vững không thể đạt được,
do vẫn còn đó khoảng cách – sự bất bình đẳng – giữa phụ nữ và nam giới.
Do đó, mô hình hỗ trợ phát triển sau đây được đa số các tổ chức tài trợ và các chương trình/ dự
án phát triển áp dụng
Phân tích hiện trạng, nhu cầu phát
triển và thực trạng bất bình đẳng
giới
Phát triển bền vững có
LGG/ LGG trong các
chương trình phát triển
Tăng cường sự tham gia, tính chủ động
và năng lực của CQ + ban ngành địa
phương + người hưởng lợi để họ tự
thực hiện và duy trì các chương trình
Lập kế hoạch và thực hiện hỗ trợ
phát triển + thực hiện các biện pháp
xóa bỏ bất bình đẳng (nếu có)
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 16
PHẦN 3: LỒNG GHÉP GIỚI
KHÁI NIỆM VÀ TIẾN TRÌNH LỒNG GHÉP GIỚI
I.
1. Mục tiêu và cơ sở pháp lý của lồng ghép giới:
1.1 Lồng ghép giới là gì?
Là một biện pháp được chấp nhận trên toàn cầu để thúc đẩy bình đẳng giới, gồm hai hoạt
động chính: Phân tích giới và Lập kế hoạch đảm bảo bình đẳng giới trong từng hoạt động;
Không phải là một mục tiêu, mà là một chiến lược, một cách thức để đạt được mục tiêu bình
đẳng giới;
Không có nghĩa là đưa nội dung về giới (ví dụ: các khái niệm giới, giới tính, vai trò giới..)
vào tất cả các hoạt động
1.2 Cơ sở pháp lý của lồng ghép giới:
Việc LGG được quy định bởi Luật BĐG, các nghị định và văn bản QPPL liên quan:
Khoản 7 Điều 5, Luật Bình đẳng giới: Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách:
xác định vấn đề giới,
dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới
trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Khoản 5 Điều 6, Luật Bình đẳng giới: Một trong các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là
“bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật”
Khoản 3 Điều 5, Nghị định số 70/2008/NĐ-CP: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành
phố: Tổ chức lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện
chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
1.3 LGG nhằm đảm bảo mục tiêu của các chương trình phát triển:
Mối liên hệ qua lại giữa Nghèo đói, lạc hậu/ kém phát triển và Bất bình đẳng giới đã chỉ ra
rằng bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nghèo đói và
ngược lại. Do vậy, muốn hỗ trợ phát triển bền vững, các chương trình/ dự án phải hướng
đến mục tiêu Bình đẳng giới và coi đây là mục tiêu hỗ trợ quan trọng.
Mục tiêu của chương trình phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Nam hợp tác cùng PyD
cũng nhằm mục tiêu đem lại bình đẳng giới, thông qua các hoạt động hướng tới phụ nữ
nghèo.
Để khắc phục vấn đề của các dự án khác, chương trình PTKTXH đã chú trọng hoạt động
này ngay từ giai đoạn đầu của dự án.
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 17
2. Các nội dung cần lồng ghép giới:
Các nội dung cần lồng ghép giới:
LGG trong chính sách,
quyết định, văn bản, KH
chiến lược, mục tiêu
LGG trong họp, tập
huấn, hội thảo, hội
nghị
LGG trong HĐ nghiên
cứu khảo sát
LGG trong
Truyền thông,
Cơ cấu
tổ chức,
nguồn
nhân lực,
văn hóa
cơ quan
LGG trong các
chương trình/ dự
án phát triển KTXH
3. Tiến trình chung của lồng ghép giới
3.1 Phân tích giới:
Thu thập thông tin và Phân tích một cách đầy đủ và thấu đáo: những nội dung sau
đây của cả hai giới: phụ nữ, nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái (nếu có liên quan)
các điều kiện tùy theo đặc điểm sinh học, đặc điểm xã hội,
sự tham gia
quyền ra quyết định
cơ hội tiếp cận đến các nguồn lực và cơ hội cần thiết có liên quan
hưởng lợi của cả hai giới,
Xác định khoảng cách/ sự bất bình đẳng hoặc phân biệt đối xử (nếu có);
Phân tích các nguyên nhân dẫn đến khoảng cách/ sự bất bình đẳng hoặc khác biệt
giữa hai giới; gồm các nhóm nguyên nhân:
chủ quan, từ chính nhóm đối tượng (phụ nữ hoặc nam giới);
từ phía gia đình và cộng đồng: các quan niệm, định kiến nào đang tồn tại làm ảnh hưởng
đến nhóm đối tượng; những tập tục nào, nét văn hóa lạc hậu nào đang cản trở nhóm đối
tượng;
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 18
năng lực, nhận thức của những người xung quanh: gia đình, cộng đồng làng xóm;
Điều kiện ảnh hưởng: điều kiện tự nhiên, vật chất, cơ sở hạ tầng, công nghệ và phương
pháp, cách thức ảnh hưởng đến vấn đề giới đang tồn tại; và đến nhóm đối tượng;
Các yếu tố hỗ trợ từ chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã
hội; và gồm cả năng lực của các cơ quan này về Giới – Bình đẳng giới - lồng ghép giới;
Cơ chế chính sách, văn bản, quy định đang kìm nén hoặc hỗ trợ cho việc giải quyết vấn
đề giới và nhóm đối tượng;
Các nguyên nhân khác.
3.2 Lập kế hoạch giới:
Đưa ra các biện pháp để:
giải quyết nguyên nhân trên; và giải quyết bất bình đẳng; hoặc:
phòng ngừa/ ngăn chặn việc bất bình đẳng giới
Xác định nguồn lực thực hiện;
Đánh giá khả thi của các biện pháp can thiệp và lựa chọn giải pháp khả thi
4. Ví dụ minh họa tiến trình LGG:
Nội dung/ vấn đề cần lồng ghép giới: Sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào quá trình lập Kế
hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội (KHPTKTXH) địa phương tại xã X tỉnh Quảng Trị.
4.1 Phân tích giới:
Đặc điểm của phụ nữ và nam giới: phụ nữ lo việc chăm sóc gia đình và con cái, làm ruộng/
nương, chăn nuôi lợn, gà…Đàn ông đi làm nương, đi rừng kiếm củi bán..
sự tham gia: Chỉ có đàn ông tham gia họp thôn/ xóm và các hoạt động cộng đồng; phụ nữ
không bao giờ tham gia hoặc rất ít tham gia, trừ việc tranh thủ tham cuộc họp chi hội phụ nữ,
tổ chức vào buổi trưa. Phụ nữ không tham gia cuộc họp lập KHPTKTXH của địa phương
nên không nêu lên được nhu cầu về việc: xây dựng đường nước sạch, xây dựng nhà trẻ, mẫu
giáo – hiện nay họ đi làm ruộng phải đem con theo hoặc để cho anh/chị chăm em ở nhà –
không đảm bảo an toàn
quyền ra quyết định: Đàn ông là người ra quyết định, phụ nữ nghe và làm theo
cơ hội tiếp cận đến các nguồn lực và cơ hội cần thiết có liên quan: tiếp cận thông tin và cơ
hội tập huấn NCNL chăn nuôi, trồng trọt;
Mức độ hưởng lợi của cả hai giới: Phụ nữ không được hưởng lợi (nhiều) hoặc không được
hưởng lợi gì từ việc triển khai KHPTKTXH hàng năm của địa phương. Ví dụ, họ muốn có
bãi rác thải gần thôn hơn để đỡ vất vả trong việc đi đổ rác; người dân khỏi vứt rác bừa bãi (vì
bãi rác mãi tận ngoài ruộng, có cũng như không)
Xác định khoảng cách/ sự bất bình đẳng hoặc phân biệt đối xử (nếu có):
Vấn đề (giới) tồn tại ở đây là gì?
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 19
Phụ nữ không (được) và không tham gia vào quá trình lập KHPTKTXH địa phương.
Hoặc: nếu cứ triển khai theo cách như hiện nay, điều gì (sự bất bình đẳng nào) sẽ xảy ra?
Sẽ chỉ có nam giới tham gia vào việc lập kế hoạch; do vậy, kế hoạch đó không đáp ứng được hết vấn
đề và nhu cầu của địa phương, đặc biệt là của phụ nữ và trẻ em
Nó (vấn đề) sẽ ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ và nam giới và toàn thể cộng đồng?
Phụ nữ ngày càng tự ti, nhút nhát, ngại tham gia, nhu cầu không được đáp ứng, vấn đề tồn tại của
họ không được giải quyết;
Địa phương lãng phí tiền của xây dựng và thực hiện KHPTKTXH
Phân tích các nguyên nhân dẫn đến khoảng cách/ sự bất bình đẳng hoặc khác biệt
giữa hai giới; gồm các nhóm nguyên nhân:
chủ quan, từ chính nhóm đối tượng (phụ nữ hoặc nam giới);
Phụ nữ tự ti, không sẵn sàng tham gia, không nhận ra tầm quan trọng của việc tham gia cũng như
quyền lợi của mình khi tham gia họp; Nhận thức hạn chế, chỉ thấy việc đi họp mất thời gian – nên
không ưu tiên;
từ phía gia đình và cộng đồng: các quan niệm, định kiến nào đang tồn tại làm ảnh hưởng đến
nhóm đối tượng; những tập tục nào, nét văn hóa lạc hậu nào đang cản trở nhóm đối tượng;
Quan niệm phụ nữ lo việc gia đình, việc vặt để đàn ông lo việc xã hội, việc lớn cản trở phụ nữ tham
gia;
năng lực, nhận thức của những người xung quanh: gia đình, cộng đồng làng xóm;
Chồng họ và gia đình, cộng đồng cũng không nhận ra tầm quan trọng của việc PN tham gia mà
động viên họ. Thậm chí có người chồng còn cấm đoán hoặc không tạo điều kiện cho vợ đi họp phụ
nữ.
Điều kiện ảnh hưởng: điều kiện tự nhiên, vật chất, cơ sở hạ tầng, công nghệ và phương pháp,
cách thức ảnh hưởng đến vấn đề giới đang tồn tại; và đến nhóm đối tượng;
Các cuộc họp lập kế hoạch tổ chức vào ban ngày (buổi sáng) khi phụ nữ đi làm ruộng; họ không thể
bỏ công việc để tham gia; Hơn nữa, cuộc họp tổ chức tại xã hoặc nhà văn hóa thôn, phụ nữ ngại
đến những nơi đó; cuộc họp có lãnh đạo xã về dự và chỉ đạo – đều là đàn ông nên PN ở bản sợ.
Các yếu tố hỗ trợ từ chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội; và
gồm cả năng lực của các cơ quan này về Giới – Bình đẳng giới - lồng ghép giới;
Chưa có tuyên truyền về BĐG, về sự tham gia của cả 2 giới quan trọng thế nào cho bản
KHPTKTXH; năng lực điều hành, huy động sự tham gia của cán bộ thôn rất yếu, chỉ phụ thuộc cán
bộ xã, nên không muốn bà con đi đông, không tổng kết được ý kiến.
4.2 Lập kế hoạch giới:
Các biện pháp để giải quyết nguyên nhân trên và sự bất bình đẳng:
o Tuyên truyền về giới và bình đẳng giới cho phụ nữ và nam giới trong cộng đồng;
o Lồng ghép nội dung lập kế hoạch và nội dung tuyên truyền vào cuộc họp chi hội phụ nữ thôn
o Cán bộ HPN xã và thôn tham gia điều hành họp lập kế hoạch
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 20
o Nêu gương điển hình: phụ nữ mạnh dạn tự tin đến tham gia họp lập kế hoạch và phát biểu ý
kiến
o Đào tạo kỹ năng điều hành họp cho cán bộ thôn
o Phát tài liệu tuyên truyền và tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch
Xác định nguồn lực thực hiện;
Lồng ghép với các hoạt động sẵn có của hội và đoàn thể
Đánh giá khả thi của các biện pháp can thiệp và lựa chọn giải pháp
Các giải pháp trên rất khả thi, có thể thực hiện được ngay vào đợt lập kế hoạch năm 2013 (bắt đầu
từ tháng 8/2012)
5. Cách áp dụng tiến trình LGG trong các hoạt động KT-XH:
Quy trình LGG trên đây, gồm hai bước rõ ràng và các câu hỏi hướng dẫn cho từng bước, có
thể sử dụng/ áp dụng để LGG vào bất kỳ hoạt động, nội dung nào của chương trình phát triển
kinh tế - xã hội địa phương và hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Ví dụ như:
LGG trong công tác tổ chức cán bộ (việc tuyển dụng cán bộ, đào tạo, luân chuyển cán bộ..)
LGG trong xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch hành động
LGG trong văn bản quy phạm pháp luật (việc phân tích trước hoặc trong quá trình triển khai
văn bản) và phân tích để LGG khi xây dựng văn bản, quyết định.
LGG trong phân bổ ngân sách, nguồn lực
Ví dụ áp dụng: Thực hành sử dụng quy trình LGG trong phần 3 để phân tích và lập kế hoạch
thực hiện, kiến nghị điều chỉnh điều 26 luật BHXH v.v Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ
sau khi ốm đau:
a. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 của Luật này
mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười
ngày trong một năm;
b. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 21
HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP GIỚI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
II.
1. Lồng ghép giới trong các chuỗi giá trị:
1.1 Vì sao phải lồng ghép giới trong các chuỗi giá trị:
Chuỗi giá trị của mỗi sản phẩm của người dân các xã dự án là căn cứ quan trọng của kế hoạch phát
triển KT-XH tại mỗi xã. Thông qua kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị, các nhà hoạch định chính sách
hoặc các dự án phát triển sẽ có thể quyết định cần can thiệp vào bước nào, khâu nào để thúc đẩy
phát triển sản xuất và tiêu thụ cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của sản phẩm đó.
Nếu không được LGG, nghiên cứu chuỗi giá trị sẽ bỏ sót thông tin, không chú trọng phân tích vai
trò của phụ nữ và nam giới trong từng khâu trong chuỗi, như:
ai làm công việc gì trong từng bước của quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
điểm mạnh và điểm yếu của việc phân công đó là gì?
Năng lực của mỗi giới ra sao trong việc thực hiện công việc này?
Hiệu quả ra sao?
Họ cần hỗ trợ gì để có thể làm tốt hơn công việc của mình...
Do thiếu những thông tin như vậy, nên các chương trình phát triển đã không thể đưa ra những hỗ trợ
không đúng/ trúng với nhu cầu và đặc điểm của mỗi giới; hậu quả tất yếu là không không thể hỗ trợ
hiệu quả cho hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của địa phương thông qua chuỗi giá trị của các sản
phẩm địa phương.
Đặc biệt, mục tiêu giúp đỡ phụ nữ nghèo tăng thu nhập hoặc phát huy vai trò của mình trong chuỗi
giá trị không đạt được.
Phần nội dung sau đây, được xây dựng để hướng dẫn các BLQ của chương trình phát triển KT-XH
có LGG tại Quảng Nam áp dụng khi nghiên cứu chuỗi giá trị cho bất kỳ sản phẩm nào của người
dân vùng dự án như chuỗi giá trị: heo, gà, hoặc chuỗi giá trị dệt/ hàng thủ công mỹ nghệ...
1.2 Các bước lồng ghép giới:
Thiết kế và
chuẩn bị
nghiên cứu
chuỗi giá trị
Thực hiện
nghiên cứu
chuỗi giá trị có
LGG
Khuyến nghị
đề xuất có yếu
tố giới
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
GS-ĐG việc
thực hiện các
khuyến nghị
đề xuất từ
nghiên cứu
chuỗi giá trị
Page 22
Bước 1: Thiết kế, chuẩn bị công cụ và phương pháp nghiên cứu có tính đến yếu tố giới:
Đặt mục tiêu phân tích giới trong quá trình nghiên cứu chuỗi giá trị
Xây dựng bảng hỏi (hoặc công cụ nghiên cứu khác) gồm các câu hỏi phân tích giới, như:
Sự tham gia của 2 giới trong từng bước của chuỗi giá trị
Sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong từng bước của chuỗi giá trị
Quyền ra quyết định hoặc ảnh hưởng của phụ nữ và nam giới trong chuỗi giá trị
Mức độ hưởng lợi từ sản phẩm, thu nhập do sản phẩm đem lại
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến phụ nữ và nam giới trong từng bước của chuỗi giá trị như:
điều kiện làm việc, thời gian làm việc, phương tiện/ công cụ, năng lực (kỹ thuật)...
Chọn đối tượng tham gia đảm bảo cả hai giới;
Người điều hành hoặc nghiên cứu viên có kinh nghiệm về phân tích giới hoặc nghiên cứu về
Giới
Lựa chọn địa bàn và kế hoạch với sự tham gia của cả hai giới;
Bước 2: Thực hiện nghiên cứu có tính đến yếu tố giới:
Thực hiện phân tích giới (xác định các nội dung trên đây) khi nghiên cứu từng bước trong
chuỗi giá trị, như: khâu đầu vào, khâu chế biến/sản xuất, khâu tiêu thụ sản phẩm…
Trong mỗi khâu của chuỗi giá trị, cần tìm và phân tích thông tin về: Phân công lao động,
quyền ra quyết định, giá trị đóng góp, hưởng lợi từ thành quả;
Đặc biệt lưu ý việc làm thế nào để có ý kiến nhận xét và khuyến nghị của cả 2 giới về các vấn
đề trên.
Cân nhắc việc mời chuyên gia về giới tham gia quá trình nghiên cứu chuỗi giá trị, như: bước
thiết kế công cụ NC, thực hiện NC, hoặc phân tích tổng hợp thông tin và đưa ra khuyến nghị
đề xuất khả thi
Bước 3: Đưa ra các khuyến nghị đề xuất (sau nghiên cứu) có tính đến yếu tố giới:
Khi đưa ra các khuyến nghị cho chuỗi giá trị - như: nên can thiệp vào hoạt động nào trong
bước này/ bước kia thì nên gợi ý luôn: làm với ai/ giới nào và vì sao? Ví dụ: tập huấn kỹ thuật
trồng cói cho cả phụ nữ và nam giới
Đặc biệt lưu ý đến tính khả thi của các khuyến nghị có tính nhạy cảm giới và yếu tố văn hóa,
tập tục có thể ảnh hưởng đến việc thực thi các biện pháp hoặc khuyến nghị đó. Ví dụ: lưu ý,
chọn thời điểm tập huấn thích hợp, đảm bảo phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia.
Xây dựng các tiểu dự án hoặc hoạt động thúc đẩy BĐG song song với mục tiêu phát triển KTXH;
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 23
Bước 4: Giám sát- Đánh giá việc thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế theo các khuyến nghị từ
chuỗi giá trị
So sánh kế hoạch thực hiện các hoạt động/ hoặc tiểu dự án, khuyến nghị bởi báo cáo chuỗi giá
trị, để xem tiến độ thực hiện các hoạt động ra sao?
Thực hiện việc giám sát-đánh giá các hoạt động đã và đang thực hiện.
Đồng thời, GS-ĐG việc chuẩn bị của các hoạt động sắp triển khai.
Sử dụng công cụ GS-ĐG có LGG ở phần 3 trong quá trình hiện tốt việc GS-ĐG
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 24
2. Lồng ghép giới trong tập huấn nâng cao năng lực và hội nghị/ hội thảo:
2.1 Tại sao cần lồng ghép giới trong đào tạo, tập huấn NCNL
Tập huấn NCNL hoặc hội thảo là mảng các hoạt động quan trọng của các dự án phát triển. Trong
khi đó dự án nào cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo bình đẳng giới trong mảng hoạt
động này. Các khó khăn thường gặp bao gồm:
(i) Làm thế nào để đảm bảo rằng quan điểm, mối quan tâm và nhu cầu của cả nam và nữ đều
được đề cập hoặc lồng ghép trong nội dung cuộc tập huấn và hội thảo.
(ii) Làm sao để có sự tham gia của cả nam và nữ trong các cuộc tập huấn/ hội thảo, đảm bảo
quyền được nâng cao năng lực cho cả hai giới? trong thực tế, nam giới thường có nhiều cơ
hội tham gia các hoạt động nâng cao năng lực hơn; một phần do phụ nữ không có thời gian
tham gia vì trách nhiệm đối với công việc cơ quan và việc nhà/ chăm sóc gia đình; một
phần do chính phụ nữ ngại/ không muốn tham gia..
(iii) Ngược lại, trong nhiều cơ quan hầu như chỉ có phụ nữ tham gia các khóa tập huấn, hội thảo
về giới, trong khi nội dung tập huấn được thiết kế cho cả hai giới;
2.2 Các bước lồng ghép giới trong các tập huấn và hội thảo:
1. Lựa chọn đối
tượng và Phân
tích nhu cầu đào
tạo
6. Hỗ trợ sau đào
tạo
Lồng ghép
giới vào chu
trình đào
tạo
2. Xây dựng nội
dung đào tạo
3. Lập kế hoạch
đào tạo, chọn
giảng viên, chuẩn
bị tài liệu,;
5. Đánh giá khóa
đào tạo và báo
cáo
4. Thực hiện đào
tạo và giám sát
Tài liệu hướng dẫn LGG
Chương trình Phát triển KT-XH có lồng ghép giới tại Campuchia, Đông Ti-mo, và Việt Nam
Page 25