Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

cách học tập tốt và kĩ năng lập kế hoạch tốt để học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.13 KB, 5 trang )

CÁCH HỌC TẬP TỐT
Lâu nay, nói về giáo dục, chúng ta vẫn hay bàn xa xôi về triết
lý giáo dục, gần đây là các công nghệ giáo dục. Tuy nhiên,
xưa nay dân gian ta tổng kết triết lý về giáo dục rất giản dị,
đó là “học hỏi”.
Học hỏi là hoạt động, còn người hiểu biết được gọi là người có học vấn, vấn ở đây
chính là hỏi. Nói cách khác, về bản chất, để học được, cách tốt nhất là tự mình phải
hỏi được.
Ngày nay, chúng ta dường như đã quên đi triết lý giáo dục giản dị nhưng thâm thúy
này. Phần đông mọi người ngại hỏi, không cứ học sinh, sinh viên, mà cả người đã
trưởng thành đi làm cũng vậy. Lý do chính có lẽ là do chúng ta sợ bị đánh giá là yếu
kém chăng? Cứ như vậy, lâu dần, người hỏi trở thành thiểu số, cảm thấy lạc lõng và
cuối cùng là không hỏi thì an toàn, dễ sống hơn.
Dễ thấy, khi còn nhỏ, trẻ con thường tự đặt rất nhiều câu hỏi. Ai từng là phụ huynh
mà chẳng đau đầu chuyện này. Và đứa trẻ hiểu biết thêm rất nhiều từ đấy, bởi đó là
việc học tự thân. Nhiều khi việc đặt câu hỏi có thể đã giúp chúng ta giải quyết được
một nửa vấn đề rồi. Như thiên tài về trí tuệ Albert Eistein từng nói: “Không phải là vì
tôi quá thông minh mà vì tôi kiên trì đặt câu hỏi lâu hơn”.
Con người là sản phẩm của xã hội và hiểu biết chịu tác động từ cả phía gia đình, xã
hội. Một gia đình khích lệ con cái hỏi và sẵn sàng giải đáp thắc mắc của con chắc
hẳn sẽ vun đắp lòng tự tin cho chúng, hơn những gia đình mà bố mẹ coi việc hỏi là
“lắm chuyện”.
Đứng về mặt xã hội, trường học có tác động lớn nhất đến hiểu biết. Tư duy giáo dục
coi trọng thuộc bài, khối lượng kiến thức và tương tác một chiều thời phổ thông phải
chăng đã làm thui chột phần lớn thói quen đặt câu hỏi của người học. Hay đơn giản,
nhiều khi việc hỏi không được khuyến khích chỉ vì áp lực nghề nghiệp của giáo viên,
lo “cháy giáo án”, hết giờ mà không dạy đủ bài.
Việc ngại hỏi không chỉ ảnh hưởng đến hiểu biết mà sâu sắc hơn chúng ta tưởng.
Cụ thể, khi đi làm, đòi hỏi chúng ta phải tiếp xúc với xã hội - những người không
quen biết rất thường xuyên. Vì thế, việc ngại hỏi sẽ khiến chúng ta e dè và mất hút
trong phần lớn hoạt động cộng đồng đòi hỏi phải đưa ra ý kiến, đồng nghĩa với việc


mất đi cơ hội để giao tiếp xã hội và tiến bộ. Có ai chưa từng chứng kiến những buổi
học, hội thảo hay meeting mà người trình bày hay MC cứ phải lặp đi lặp lại câu hỏi
“ai có câu hỏi gì không ạ?” trong sự im lặng.
Câu hỏi và câu trả lời là hai vế của một hoạt động vấn đáp. Trong xã hội ngày nay,
khi mà Internet đã thu gom được hầu hết tri thức phổ thông của nhân loại, việc tìm ra
câu trả lời trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần bạn biết đặt từ khóa tìm kiếm
đúng, hay nói cách khác là câu hỏi đúng sẽ có rất nhiều câu trả lời cho bạn. Tạo thói
quen đặt câu hỏi chính là cơ sở để chúng ta có thể đặt được những câu hỏi đúng.
Albert Einstein củng cố niềm tin về tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi đúng: “Nếu
tôi có một giờ để giải quyết một vấn đề mà câu trả lời ảnh hưởng sống còn đến cuộc
sống của tôi, tôi sẽ dành 55 phút đầu tiên để cân nhắc tìm ra câu hỏi đúng. Khi đã
tìm ra câu hỏi thích hợp, tôi có thể giải quyết vấn đề trong vòng ít hơn 5 phút”.


KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH

Kỹ năng lập kế hoạch

Lập kế hoạch và thực hiện theo đúng kế hoạch là công việc được ưu tiên hàng đầu
của những người thành công. Vậy tại sao bạn không thử áp dụng cách lập kế
hoạch và tuân thủ kế hoạch trong học tập

1. Vạch ra mục tiêu (ngắn hạn/dài hạn) của cuộc đời

Mục tiêu là điều mà mình muốn đạt được. Rõ
ràng, trong cuộc đời mỗi người, vạch ra mục tiêu
là vô cùng quan trọng.
* Bạn hãy thử nghĩ đến mục tiêu của cuộc đời
mình bằng cách trả lời câu hỏi sau:
- Bạn muốn đạt được điều gì (nghề nghiệp, tiền

bạc, địa vị, kiến thức,…)
- Bạn mơ ước gì?
* Chia mục tiêu lớn này thành những mục tiêu
nhỏ để dễ hoàn thành vì có mục tiêu dài hạn và
ngắn hạn. Ví dụ như trong học kỳ (4-5 tháng) này,
mục tiêu của bạn là đạt loại giỏi; vậy trong tuần
này, ít nhất bạn phải hoàn thành 20 bài tập toán.

* Phân chia mục tiêu theo đúng lô-gíc (sao cho điểm đến cuối cùng là mục tiêu lớn) giúp bạn quản lí
thời gian, khối lượng công việc tốt hơn.
* Mục tiêu của bạn rõ ràng và khả thi. Bạn đã xác định mục tiêu rõ ràng rồi thì bạn cần biết là mục tiêu
đó có khả năng đạt được được hay không? Để làm rõ, bạn hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản
thân để biết "lượng sức mình".

2. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

* Bạn thử trả lời những câu hỏi để xác định ưu
khuyết điểm của bản thân như sau:
- Tính cách của bạn ra sao? Có gì đặc biệt? Bạn


bình thản, trầm tính, nóng nảy hay hoạt bát?
- Ngoại hình như thế nào?
- Bạn giỏi/yếu lĩnh vực/bộ môn nào?

- Bạn có năng khiếu gì?
- Bạn sợ gì?
- Bạn đang ở vị trí nào trong học tập ở lớp?
- Điểm mạnh của bạn là gì? Bạn có thể cho mọi người thấy điểm mạnh đó bằng cách nào?
- Khuyết điểm của bạn là gì? Bạn đã làm gì đối với khuyết điểm đó?

- Bạn có thể làm được việc gì tốt nhất hay tệ nhất?
· Để khách quan, bạn cũng nên tham khảo ý kiến, đánh giá của bạn bè, người thân, các hoạt động xã
hội, học tập để biết rõ bản thân hơn.

3. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu

Bạn nghĩ đến:
* Tầm quan trọng ưu tiên của công việc
1. Tại sao thực hiện công việc này mà không phải
thực hiện việc kia?
2. Bạn bỏ ra bao nhiêu chi phí (thời gian, sức lực,
…) cho việc này?
3. Khi bạn thực hiện xong thì bạn đang đến cột
mốc mục tiêu nào?
4. Nếu bạn không thực hiện việc đó thì có ảnh
hưởng gì đến kết quả?
5. Những điều tốt đẹp/ hậu quả gì mà bạn có thể
nhìn thấy được


* Địa điểm thực hiện công việc
1. Làm bài tập nhóm ở đâu (nhà bạn, sân trường, thư viện,…)?
2. Đi đá banh ở đâu?
* Chi phí cho nội dung công việc
- Bạn cần bao nhiêu thời gian để làm bài, để đi chơi, để nghỉ ngơi.
- Tiền bạc. Cần xem lại trong kế hoạch của mình có cần phải photo tài liệu, dự liên hoan sinh nhật.
* Người nào?
- Làm bài với ai?
- Ai cùng chạy tiếp sức với bạn ngày mai? Đã thảo luận kế hoạch chưa?
- "Tắc tị/bí" khi làm bài thì cần gặp ai?

- Ai sẽ giúp bạn? Nếu không có người đó thì người khác sẽ là…?
* Phương tiện/công cụ
- Sách bài tập hay sách giáo khoa nào?
- Sử dụng máy tính hay có thể tính nhẩm?
- Đi học bằng xe đạp hay ba mẹ đưa đón?
- Danh sách công thức hay cẩm nang toán học nào mà bạn cần?
* Phương pháp thực hiện
Bạn cần hình dung phương pháp thực hiện là gì? Bạn sẽ:
1. Có sách nào tham khảo? Lên mạng tìm tài liệu và lên thư viện?
2. Chèn hình minh họa vào bài làm bằng cách nào nhanh nhất?
3. Phương pháp đọc và ghi nhớ hiệu quả hai bài lịch sử?
4. Cách tóm tắt bài văn này như thế nào?
5. Cách giải dạng bài tập đó có thuộc dạng nào?
6. Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào trong khi thí nghiệm?
* Kiểm tra, điều chỉnh:
Nhìn lại kế hoạch, công việc xem có hợp lý chưa, đã xảy ra vấn đề gì… để kịp thời sửa đổi sai sót là
điều mà chúng ta nên làm. Những câu hỏi mà bạn cần trả lời như:


- Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra? Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng
cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.
- Có những điểm nào cần kiểm tra (mục tiêu, nội dung, phương pháp, công cụ,…)?
Thiết nghĩ, con đường thành công của mỗi chúng ta rất khó mà nói trước được, nhưng bạn đừng để
lãng phí những gì mình có và tiếc nuối, hối hận nhé! Hãy cố gắng hết sức mình, để mình có thể "trưởng
thành" và biết cách biến tri thức nhân loại thành tri thức của bản thân.



×