Dự án Tăng cường trách nhiệm giải trình xã hội trong lĩnh vực Giáo dục tại tỉnh Lào Cai
- RVNA94 -
1
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Tập huấn về Phương pháp và Kỹ năng Lập kế hoạch có sự tham gia cho
nhóm cốt cán hiệu trưởng/hiệu phó trường Tiểu học tại Lào Cai
1. Giới thiệu chung
Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 15 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại 98 quốc gia và cùng
làm việc với các đối tác và liên minh khác trên khắp thế giới để tìm giải pháp bền vững cho nghèo
đói và bất công. Tên gọi "Oxfam" xuất phát từ Oxford Committee for Famine Relief - Ủy ban Cứu
trợ Nạn đói của Oxford, được thành lập tại Anh vào năm 1942. Oxfam làm việc trực tiếp với cộng
đồng và cùng vận động để đem lại sự thay đổi nhằm đảm bảo rằng người nghèo có thể cải thiện
cuộc sống và sinh kế của họ, và có tiếng nói trong các quyết định có ảnh hưởng đến họ.
Tại Việt Nam, Oxfam là một trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh
vực phát triển nông thôn, phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu rủi ro với hiểm họa và thảm họa, cứu trợ
nhân đạo, phát triển xã hội dân sự, dân tộc thiểu số và nâng cao vị thế của phụ nữ. Oxfam có lịch sử
hoạt động lâu dài tại Việt Nam. Oxfam tiến hành cứu trợ nhân đạo lần đầu tiên vào năm 1955 và
tiếp tục hoạt động này trong thập kỷ 70. Trong các năm 80, Oxfam bắt đầu triển khai một số hỗ trợ
phát triển, xóa đói giảm nghèo. Hầu hết các tổ chức thành viên của Oxfam thiết lập văn phòng đại
diện chính thức vào những năm đầu của thập kỷ 90, và từ đó cùng với các tổ chức quốc tế khác, đã
góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển của Việt Nam.
Dự án “Tăng cường trách nhiệm giải trình xã hội trong lĩnh vực Giáo dục nhằm cải thiện chất
lượng giáo dục cơ bản cho trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái tại tỉnh Lào
Cai, giai đoạn 2011 – 2015” (RVNA94) là dự án được phối hợp thực hiện giữa Oxfam Anh, Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa. Dự án RVNA94
thuộc Chương trình Quản trị giáo dục của Oxfam. Một trong những mục tiêu của dự án là Ban giám
hiệu nhà trường (Hiệu trưởng/ Hiệu phó) và giáo viên của các trường dự án thuộc huyện Sa Pa nâng
cao trách nhiệm và chủ động trong quá trình hỗ trợ sự tham gia của học sinh và phụ huynh vào các
hoạt động của nhà trường (đặc biệt là người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em gái).
Qua kết quả đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực của nhóm cốt cán hiệu trưởng/ hiệu phó (HT/HP)
các trường tiểu học cho thấy HT/HP đang đóng vai trò chủ đạo trong công tác lập kế hoạch. Từ các
văn bản chỉ đạo về lập kế hoạch của cấp trên họ đưa ra chủ đề năm học của trường và tham khảo
Phụ huynh học sinh (PHHS) và Đảng Ủy chính quyền rồi triển khai gửi cho cán bộ giáo viên toàn
trường góp ý bổ sung rồi HT hoàn thiện xin xét duyệt và bảo vệ kế hoạch với chính quyền và Đảng
ủy sau đó gửi lên phòng giáo dục để duyệt trước khi triển khai và đánh giá rút kinh nghiệm.
Dự án Tăng cường trách nhiệm giải trình xã hội trong lĩnh vực Giáo dục tại tỉnh Lào Cai
- RVNA94 -
2
Tuy nhiên, năng lực hiện tại của HT/HP trong việc lập kế hoạch huy động sự tham gia của các bên
liên quan còn yếu. Trong các cuộc họp của nhà trường, HT/HP chưa có các kỹ năng để tổ chức các
hoạt động tạo điều kiện để mọi người cùng tham gia, hiện tại người tham gia mới dừng lại ở cấp độ
được phát biểu ý kiến khi được hỏi mà chưa tạo ra quá trình trao đổi 2 chiều, cùng tham gia vào quá
trình ra quyết định. Ngoài ra, trong các cuộc họp điều phối với PHHS là người dân tộc thiểu số, do
rào cản về ngôn ngữ nên chủ yếu chỉ dừng ở mức độ phổ biến và hướng dẫn, đưa thông tin một
chiều.
Theo đánh giá chung thì quá trình lập kế hoạch hiện tại đòi hỏi năng lực về lập kế hoạch chiến lược
bên cạnh việc lập kế hoạch hàng năm và kế hoạch thực hiện. Trong khi đó hầu như chưa có các
hướng dẫn về lập kế hoạch chiến lược mà chỉ có các văn bản hướng dẫn lập kế hoạch hàng năm.
Bên cạnh đó, hiện tại có những ý kiến từ HT/HP cho rằng các văn bản hướng dẫn về lập kế hoạch
chưa sát với thực tế, nhất là các chỉ tiêu đưa ra. Do đó tùy thuộc vào khả năng của HT/HP mà họ có
thể chủ động xây dựng các chỉ tiêu cho phù hợp. Có HT đã nói “chúng tôi tự tổng hợp chỉ tiêu của
trường từ giáo viên và cho học sinh tự đang ký phấn đấu học tập chứ không phụ thuộc vào chỉ tiêu
trên đưa ra”. Tuy nhiên phần đa số thì đánh giá là nhiều HT/HP thiếu tầm nhìn, thường bị bó buộc
vào công tác giảng dạy hàng ngày và chạy theo sự vụ của cấp trên làm ảnh hưởng đến vịêc lập KH.
Hoặc có ý kiến cho rằng “Kỹ năng lập kế hoạch của HT/HP chưa thành thạo, đôi khi kế hoạch chỉ
được xây dựng nhưng chưa thực hiện được”. Hướng dẫn lập kế hoạch được đưa ra chung cho cả
huyện nên 1 số trường còn hạn chế trong xây dựng kế hoạch cụ thể, thường chỉ tập trung vào
chuyên môn mà thiếu bao quát cho việc đưa ra hoạt động cho các mặt khác ngoài chuyên môn.
Nhiều HT còn coi việc lập kế hoạch là việc mang tính hình thức nên chỉ lập kế hoạch theo hướng
dẫn mà chưa xây dựng được phương hướng cho nhà trường. Ngoài ra, PHHS hầu như chưa tham
gia vào việc lập kế hoạch. Các trường hợp tham gia cũng chỉ là hỏi ý kiến.
Trên cơ sở đó, Oxfam đang tìm kiếm sự hợp tác của tư vấn để tiến hành “Tập huấn về Phương
pháp và Kỹ năng Lập kế hoạch có sự tham gia cho nhóm cốt cán hiệu trưởng/hiệu phó trường
Tiểu học tại Lào Cai”
2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng thể của khóa tập huấn:
(1) nâng cao phương pháp Lập kế hoạch có sự tham gia cho nhóm cốt cán hiệu trưởng/hiệu
phó trường Tiểu học tại Lào Cai. Cụ thể là:
Xây dựng được mục tiêu phát triển trong 5 năm của trường.
Đánh giá được hiện trạng của trường về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
Xây dựng được kế hoạch phát triển trong 5 năm.
Xây dựng được kế hoạch hàng năm phù hợp.
(2) nâng cao Kỹ năng Lập kế hoạch, cách thức điều hành cuộc họp có sự tham gia cho nhóm
cốt cán hiệu trưởng/hiệu phó trường Tiểu học tại Lào Cai. Cụ thể là:
Đưa ra được trình tự và yêu cầu tổ chức các cuộc họp.
Dự án Tăng cường trách nhiệm giải trình xã hội trong lĩnh vực Giáo dục tại tỉnh Lào Cai
- RVNA94 -
3
Phát triển kỹ năng huy động sự tham gia tích cực của các thành viên tham gia đặc biệt là
người dân tộc.
Hình thành và phát triển kỹ năng xây dựng nhóm làm việc thông qua cuộc họp.
3. Đối tượng tham gia tập huấn
Thành phần tham gia khóa tập huấn là 56 thành viên nhóm cốt cán hiệu trường/hiệu phó các trường
tiểu học tại Lào Cai, bao gồm:
Đại diện diện đến từ của 9 huyện/thành phố của tỉnh Lào Cai, mỗi huyện gồm 6 người (1
cán bộ của Phòng giáo dục huyện, 5 hiệu trưởng/hiệu phó của các trường tiểu học)
Cán bộ sở GD&ÐT Lào Cai: 3 người.
4. Trách nhiệm của tư vấn
Tư vấn sẽ đảm nhận các nhiệm vụ (nhưng không giới hạn) dưới đây:
Thiết kế chương trình tập huấn phù hợp với mục tiêu và đối tượng tham gia;
Thảo luận và thống nhất với cán bộ Oxfam về phương pháp, nội dung tập huấn, cách thức
triển khai tập huấn trước khi thực hiện;
Chuẩn bị tài liệu tập huấn và tiến hành tập huấn cho 56 thành viên nhóm cốt cán;
Viết báo cáo kết quả tập huấn, đưa ra các đề xuất/ khuyến nghị giúp Oxfam và Sở Giáo dục
và Đào tạo Lào Cai/ Phòng Giáo dục huyện Sa Pa thực hiện các hoạt động hỗ trợ sau tập
huấn, thúc đẩy các hoạt động nâng cao năng lực có hiệu quả.
Phối hợp chặt chẽ với cán bộ dự án trong quá trình triển khai hoạt động;
Hỗ trợ nhóm cốt cán thực hành, rút ra bài học kinh nghiệm và tài liệu hóa cách thức thực
hiện lập kế hoạch có sự tham gia.
Đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong quá trình triển khai hoạt động.
5. Yêu cầu đối với tư vấn
Có nhiều năm kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch chiến lược định hướng mục tiêu;
Có kinh nghiệm tập huấn và triển khai các công tác Lập kế hoạch có sự tham gia, đặc biệt là
lập kế hoạch trong hệ thống giáo dục;
Có kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng lực/
nhận thức (Đào tạo cho người lớn - Adult Learning);
Kỹ năng thúc đẩy/ điều hành, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt;
Có kinh nghiệm hướng dẫn và kèm cặp trong lĩnh vực nâng cao năng lực;
Kinh nghiệm và hiểu biết về giáo dục Tiểu học ở Việt Nam sẽ là một lợi thế, đặc biệt là giáo
dục tiểu học ở các tỉnh miền núi;
Có kiến thức và kinh nghiệm trong Phương pháp huy động sự tham gia, bình đẳng giới và sự
đa dạng.
6. Kết quả mong đợi
Sau khi kết thúc khóa tập huấn, 56 học viên sẽ:
Có khả năng điều hành xây dựng kế hoạch chiến lược cho nhà trường.
Dự án Tăng cường trách nhiệm giải trình xã hội trong lĩnh vực Giáo dục tại tỉnh Lào Cai
- RVNA94 -
4
Có khả năng điều hành xây dựng kế hoạch năm có sự tham gia của các bên liên quan (phụ
huynh học sinh, học sinh, giáo viên, chính quyền địa phương…).
Xây dựng được chương trình cho các buổi họp với hội PHHS huy động được sự tham gia.
Có kỹ năng huy động sự tham gia của thành viên trong các cuộc họp.
Sử dụng được một số phương pháp huy động sự tham gia để điều hành các cuộc họp có hiệu
quả.
7. Thời gian và địa điểm thực hiện
Tập huấn về Phương pháp và Kỹ năng Lập kế hoạch có sự tham gia cho 56 thành viên nhóm cốt cán
hiệu trưởng/hiệu phó trường Tiểu học dự kiến được chia thành 2 lớp (3 ngày/lớp) thực hiện trong
khoảng thời gian tuần 2-tuần 3 tháng 12/2011 tại Lào Cai.
8. Phí tư vấn
Phí tư vấn sẽ được trả dựa trên kinh nghiệm làm việc của nhà tư vấn. Mức phí cụ thể sẽ được quyết
định sau khi cùng thảo luận và thống nhất với văn phòng Oxfam tại Việt Nam. Chi phí đi lại, ăn,
nghỉ sẽ được chi trả bởi Oxfam theo các quy định và định mức của Oxfam.
9. Quy trình tuyển dụng
Đề nghị những tư vấn quan tâm hãy gửi thư ngỏ và đề xuất tới văn phòng Oxfam theo địa chỉ ở
dưới, đề xuất cần bao gồm:
- Đề xuất kỹ thuật (trong đó bao gồm thiết kế chi tiết của khóa tập huấn, bản kế hoạch/ quy
trình làm việc...);
- Đề xuất về tài chính/phí tư vấn;
- Sơ yếu lý lịch (CV) của tư vấn.
HẠN NỘP HỒ SƠ: 17:00 ngày 30/11/2011. Chỉ những hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được liên hệ
phỏng vấn.
Liên hệ: Chị Phạm Thùy Dung
Cán bộ Chương trình Quản trị Giáo dục
Oxfam, 22 Lê Đại Hành, Hà Nội
ĐT: 04 9454362 (số máy lẻ 126)
Email: