Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu khoa học sinh viên Đề tài kỹ năng lập kế hoạch học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐHQG HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC
**********

Báo cáo tham gia Hội nghị khoa học sinh viên năm học 2012- 2013

KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG
ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TRỢ GIÚP
(KHẢO SÁT TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)

Người hướng dẫn :
Nhóm sinh viên thực hiện:
Lớp

Hà Nội, tháng 04- 2013

1


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, chúng em xin gửi tới thầy giáo hướng dẫn,
TS. Trần Anh Tuấn lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Thầy đã tận tình chỉ dẫn chúng em thực hiện đề tài này.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo của trường ĐẠI HỌC GIÁO DỤC- ĐHQGHN đã tạo
điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập và làm quen với
NCKH.
Xin cảm ơn các bạn sinh viên ngành sư phạm Toán
K55, sư phạm Lý K57, tâm lý học K57 và xã hội học K55
đã giúp chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này.


Mặc dù đã cố gắng song trong quá trình thực hiện đề
tài chúng em khó tránh khỏi có những hạn chế và thiếu sót,
rất mong có được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các
bạn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2013

Các tác giả

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1.Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng đang chuyển nhanh sang phương thức đào tạo
theo tín chỉ. Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi
mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 nêu rõ
"Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ,
tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên
thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài";
Trong quá trình đào tạo theo tín chỉ, vai trò chủ động của người học được coi là yếu
tố quyết định toàn bộ tiến trình tích lũy kiến thức. Do đó, việc lập kế hoạch học tập xuất
phát từ yêu cầu của giáo viên không còn phù hợp nữa mà đòi hỏi người học phải tích cực,
chủ động lập kế hoạch học tập của riêng mình.
Cho đến nay, đã có không ít nghiên cứu về phát triển các kĩ năng học tập ở SV
trong quá trình học ở đại học, cao đẳng... và trước những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn
đổi mới giáo dục đại học hiện nay ở nước ta, cũng đã có một số nghiên cứu bước đầu chỉ
ra các yêu cầu tích cực của hệ thống tín chỉ đối với việc học tập của SV… Tuy nhiên, vẫn
chưa có công trình nào đi sâu vào các cơ sở khoa học của việc hình thành ở SV các kĩ
năng lập kế hoạch học tập nói chung và chủ độnglập kế hoạch học tập theo hệ thốngtín

chỉ nói riêng.
Ở một phương diện khác, cho đến nay còn chưa có nghiên cứu nào coi việc trang bị
kỹ năng lập kế hoạch học tập cho người học như là một loại Kỹ năng sống (Living Skills/
Soft Skills), hoặc như là một phương thứchọc tập đỉnh cao (Peak Learning).... Theo
Ronald Gross, lập kế hoạch học tậpchủ động phải được nhấn mạnh không chỉ là một kĩ
năng căn bản cho việc học tập mà còn là kĩ năng sống cho cả đời người của người sinh
viên nói riêng, của con người nói chung và đó là“cách thức tạo ra kế hoạch học tập suốt
đời nhằm đạt được thành công trong học tập và sự nghiệp” mà mỗi con người hiện đại
cần có để đảm bảo phát triển cá nhân trong một xã hội hiện đại.
1.2. Từ thực tiễn đào tạo cho thấy đa số sinh viên tuy đã nhận thức được tầm quan trọng
của việc học tập, nhưng trong quá trình học tập, họ không biết phải bắt đầu từ đâu, phải
theo các bước như thế nào, hay thực hiện những hành động nào trước.... Điều đó đồng
nghĩa là họ chưa có kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập. Với một thực tế như vậy, các
mục tiêu và hiệu quả thiết kế của quy trình đào tạo theo tín chỉ chắc chắn sẽ không thể đạt
3


được, nếu không muốn nói là sẽ thất bại ngay từ khâu đầu tiên và ngay từ người học “yếu tố trung tâm”.
Đại học quốc gia Hà Nội là một trong các cơ sở giáo dục đi đầu trong chuyển đổi
sang phương thức đào tạo theo tín chỉ. Những năm gần đây kết quả đào tạo và chất lượng
đào tạo của các trường đại học thành viên ĐHQGHN đã có những chuyển biến đáng ghi
nhận. Tuy nhiên, khá nhiều sinh viên vẫn còn lúng túng trong quá trình học ở đại học nói
chung và trong xây dựng kế hoạch học tập theo hệ thống tín chỉ nói riêng.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề "Kỹ năng lập kế hoạch học tập của
sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ: thực trạng và biện pháp trợ giúp" làm đề tài nghiên
cứu khoa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận,khảo sát thực trạng mức độ hình thành kỹ năng lập kế hoạch
học tập (KHHT) của sinh viên ĐHQG Hà Nội và đề xuất quy trình, biện pháp trợ giúp
phát triển kĩ năng lập KHHT một cách chủ động trong phương thức đào tạo theo tín chỉ.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo tín chỉ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng lập KHHT và những khó khăn của sinh viên đại học (nghiên cứu chủ yếu ở
Trường đại học Khoa học tự nhiên- Đại học quốc gia Hà Nội).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về các loại KHHT, Kỹ năng lập KHHT trong phương thức
đào tạo theo tín chỉ và một sốvấn đề lý luận có liên quan.
4.2. Khảo sát thực trạng nhận thức về KHHT, thực trạng mức độ hình thành kỹ năng lập
KHHT ở sinh viên trong quá trình đào tạo theo tín chỉ (lấy nghiên cứu trường hợp là sinh
viên Trường đại học Khoa học tự nhiên- Đại học quốc gia Hà Nội).
4.3. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu để đề xuất quy trình tập luyện và một số biện
pháp tác động hình thành kỹ năng lập KHHT ở sinh viên trong quá trình đào tạo theo tín
chỉ.
5. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực trạng nhận thức và thực trạng mức độ hình thành kỹ năng lập
KHHTtrong quá trình đào tạotheo tín chỉ chủ yếu ở Trường đại học Khoa học tự nhiên 4


Đại học quốc gia Hà Nội các khóa K57 sư phạm lý, K55 sư phạm toán. Trường đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn- ĐHQGHN các khóa K57 tâm lý học, K55 xã hội học.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tổng quan các tài liệu lý luận, hệ thống hoá các khái niệm, các lý thuyết có liên
quan đến KHHT và kỹ năng lậpKHHT trong đào tạo theo tín chỉ.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng hỏi: Điều tra các nhóm sinh viên nhằm tìm hiểu thực
trạng nhận thức về KHHT và thực trạng mức độ hình thành kỹ năng lập KHHTtheo quy
trình đào tạo hiện nay; Đồng thời khảo sát các khó khăn của SV khi lập các KHHT.

6.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Thu thập các thông tin, quan điểm cá nhân của một số
sinh viên về những vấn đề có liên quan đến kỹ năng lậpKHHT và khó khăn của họ.
6.2.3. Các phương pháp toán thống kê:
Sử dụng phương pháp toán thống kê trong xử lý số liệu về thực trạng các kỹ năng
học tập, kỹ năng lập KHHT và thực trạng hình thành kỹ năng lập KHHTcủa sinh viên từ
đó rút ra những kết luận khoa học cần thiết.
7. Những đóng góp mới (dự kiến):
+ Phản ánh được thực trạng và cung cấp các thông tin, số liệu phản ánh đúng thực
trạngnhận thức của SV về KHHT, về mức độ hình thành kỹ năng lập KHHTcủa
sinh viên trong phương thức đào tạo theotín chỉ.
+ Đề xuất các quy trình, biện pháp khả thi và phù hợp góp phần hình thành cho sinh
viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên-ĐHQG Hà Nội kĩ năng lập KHHTnhư một kỹ
năng sống, phát triển năng lực người học và góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của các trường ĐH trong điều kiện của hệ thống tín chỉ.
8. Cấu trúc của BC:
Ngoài Mở đầu, Kết luận, báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần thứ 1. Cơ sở lý luận vềKế hoạch học tập và Kỹ năng lập kế hoạch học tậpcủa sinh
viên trong đào tạo theo tín chỉ
Phần thứ 2. Khảo sát thực trạng và kết quả.
Phần thứ 3. Quy trình và Biện pháp hình thành Kỹ năng lập kế hoạch học tập trong đào
tạo theo tín chỉ

5


Phần thứ 1
KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP
TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
1.1.1. Nước ngoài

Xuất phát từ quan niệm cho rằng: người học chỉ có thể tham gia vào hoạt động học khi
họ có những kĩ năng học tập cần thiết. Vì vậy, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã quan
tâm nghiên cứu các kĩ năng học tập nói chung và kĩ năng lập kế hoạch học tập nói riêng,
như:
-

Trước hết, phải kể đến rất nhiều công trình nghiên cứu và các tác giả tên tuổi
trong hệ thống lý luận Tâm lý học, giáo dục học Xô viết trước đây về kỹ năng,
kĩ năng học tập: A.V Pêtrôxki, B.P. Exipôv ...

-

Gần đây hơn, nhiều nghiên cứu đã giới thiệu và phân tích các kỹ năng có liên
quan đến việc học ở đại học như: Quản lý thời gian, xác định mục tiêu, kỹ năng
tập trung tư tưởng, nghe, ghi chép; kỹ năng tra cứu, đọc sách; kỹ năng học hợp
tác; kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập sơ đồ khái
niệm, phát triển tư duy phê phán…

-

Robert Fisher [dẫn theo 5] cho rằng: Học cách lập kế hoạch học tập là một kỹ
năng then chốt cho việc học cách học tập. Theo ông, cần phải lập kế hoạch giải
quyết vấn đề, lập kế hoạch cụ thể và lập kế hoạch chiến lược. Việc dạy cách
lập kế hoạch cần phải được thiết kế sao cho nó chuyển từ cách lập kế hoạch
xuất phát từ giáo viên sang học sinh tham gia tích cực hơn vào việc lập kế
hoạch của riêng mình

-

Đặc biệt phải kể đến các luận điểm rất mới mẻ về học tập đỉnh cao (Peak

learning) và học tập suốt đời của Ronald Gross [5] trong đó rất đề cao vai trò
của các kỹ năng lập kế hoạch học tập một cách chủ động như là một loại kỹ
năng học tập đỉnh cao, năng lực học suốt đời…của con người hiện đại thành
đạt…

-

Ngoài ra, tuy gián tiếp, nhưng không thể không kể đến các nghiên cứu khác về
kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cũng đề cao kĩ năng “quản lý thời gian”,
kĩ năng “xác định mục tiêu và lập kế hoạch”

-


6


1.1.2. Trong nước
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, dạy
và học cách học được coi là một mục tiêu quan trọng của nhà trường, nhiều nhà nghiên
cứu giáo dục đã quan tâm đến việc hình thành kĩ năng học tập cho người học như:
 Nhiều nghiên cứu Tâm lý học, Lý luận dạy họcđã đưa ra hệ thống các kỹ năng,
kĩ năng học tập cần phải rèn luyện cho người học đó là: Kỹ năng định hướng,
kỹ năng thiết kế, kỹ năng thực hiện, kỹ năng kiểm tra, kỹ năng đánh giá, kỹ
năng lập kế hoạch...
 Nhiều nghiên cứu khác, trong đó có các tác giả Lê Khánh Bằng, Vũ Trọng Rỹ
và Trần Quốc Thành…đã đề cập đến một hệ thống các vấn đề lý luận về sự
hình thành kỹ năng học tập: Tổng quan những nghiên cứu về kỹ năng học tập,
bản chất phân loại kỹ năng học tập, cơ sở tâm lý học và lý luận dạy học về việc
hình thành kỹ năng học tập.

 Nghiên cứu về kỹ năng học tập của sinh viên còn được đề cập đến trong luận
án tiến sĩ của các tác giả: Trịnh Quang Từ , Trần Văn Hiếu, Nguyễn Thị
Tính,... Các tác giả đã đề cập đến một số kỹ năng học tập cơ bản như: kỹ năng
đọc sách, kỹ năng giải bài tập, kỹ năng ôn tập, kỹ năng kiểm tra, đánh giá.
 Biện pháp chủ yếu để hình thành kỹ năng học tập cho sinh viên là giáo viên
cần phải đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ phương pháp dạy học hướng
vào hoạt động của giáo viên sang phương pháp dạy học hướng vào học sinh.
Vài năm gần đây, một số nghiên cứu trong nước khi tiếp cận giáo dục kĩ năng
sống …đã khẳng định “quản lý thời gian”, “xác định mục tiêu” và “lập kế hoạch”…là
những kĩ năng quan trọng và thiết yếu trong hệ thống kĩ năng sống mà hiện nay người
học nói chung còn thiếu, hoặc còn yếu. Trên các diễn đàn (forum) của các mạng xã hội,
các trang web đã có rất nhiều bài viết về thực trạng vấn đề này. Tuy nhiên, đáng chú ý là,
nếu trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế có rất nhiều bài viết, tài liệu hướng dẫn về lập kế
hoạch phát triển của một công ty, hay kế hoạch maketing một mặt hàng, về lập kế hoạch
một công việc chuyên môn, hay kế hoạch một tuần làm việc… thì trong lĩnh vực giáo dục
đại học, ngoài một số bài viết ngắn, một số trao đổi kinh nghiệm cá nhân về quản lý thời
gian học tập … chỉ có ít bài viết chuyên sâu về những cách thức tập luyện các kĩ năng có
liên quan đến việc lập kế hoạch học tập.
Như vậy, đến đây có thể nhận xét rằng: kỹ năng học tập đã được khá nhiều nhà
nghiên cứu đề cập đến. Trong đó, đa số nghiên cứu theo hướng tìm kiếm các quy trình
7


rèn luyện, hoặc các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng học tập cụ thể… Bên cạnh đó, một số
tác giả đi sâu phân loại, mô tả hệ thống các kĩ năng học tập của sinh viên ít nhiều cũng đã
có đề cập đến Kỹ năng lập kế hoạch,… Song, cần đặc biệt nhấn mạnh là cho đến nay còn
chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về kĩ năng học tập chủ động nói chung và về kỹ năng
lập kế hoạch học tập chủ động nói riêng trong quá trình đào tạo theo tín chỉ. Cho đến nay
cũng chưa có nghiên cứu nào đưa ra được mô hình, biện pháp tổ chức sự hình thành kĩ
năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên như là mục tiêu phát triển một kĩ năng sống, phát

triển năng lực cho người học đại học.
Do đó, việc tiếp thu và phát triển các nghiên cứu để đi đến xác lập một hệ thống tác
động sư phạm hợp lý (mục tiêu, quy trình và biện pháp) nhằm hình thành kỹ năng lập kế
hoạch học tập chủ độngcho sinh viên SP trong quá trình dạy họccác môn khoa học
nghiệp vụ sư phạm theo hệ thống tín chỉ … là việc làm rất cần thiết và cấp bách.
1.2. Đặc điểm của hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ và kế hoạch học tập
1.2.1. Các khái niệm cơ bản trong đào tạo theo tín chỉ.
1.2.1.1. Khái niệm Tín chỉ(credit)
Tín chỉ là đại lượng đo khối lượng lao động học tập trung bình của người học, tức là
toàn bộ thời gian mà một người học bình thường phải sử dụng để học một môn học, bao
gồm 03 thành tố: Thời gian học tập trên lớp; Thời gian học tập trong phòng thí nghiệm,
thực tập hoặc làm các phần việc khác đã được quy định ở đề cương môn học; Thời gian
dành cho việc tự học ngoài lớp như (đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn
bị bài ...)
Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của môn học
mà người học cần phải tích luỹ được trong một khoảng thời gian nhất định.
Tín chỉ được đo bằng Giờ tín chỉ (credit hour), là một trong các giá trị tương đương
sau đây:
a. 1 giờ học trên lớp và 2 giờ chuẩn bị bài / 1 tuần
b. 2 giờ thực hành và 1 giờ chuẩn bị bài/ 1 tuần
c. 3 giờ tự học, tự nghiên cứu / 1 tuần
Một giờ học tín chỉ ở đây thường được quy định là 50 phút. Số tín chỉ của một môn
học là một số nguyên.
1.2.1.2. Chương trình đào tạo theo tín chỉ
8


Khung chương trình và Chương trình đào tạo thể hiện đầy đủ bản chất của hệ thống
tín chỉ, xác định rõ mỗi môn học có:
a) thời gian học trên lớp

b) thời gian học trong phòng thí nghiệm, thực tập, thực hành ở hiện trường
c) thời gian tự đọc sách, nghiên cứu, làm bài tập, chuẩn bị xê-mi-na ở nhà.
Ngoài các môn bắt buộc, trong chương trình đào tạo có nhiều môn học cho sinh
viên lựa chọn và khi đã đưa vào chương trình các môn học này đảm bảo có người
dạy.Với sự hướng dẫn của giảng viên cố vấn học tập, mỗi sinh viên cần phải và có thể
xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp với riêng mình, bố trí kế hoạch học tập phù hợp
với điều kiện và khả năng của mình.
Như thế, đào tạo theo hệ thống tín chỉ vừa đòi hỏi cao, vừa cho phép sinh viên chủ
động lập kế hoạch (dưới sự hướng dẫn của cố vấn học tập) cho toàn bộ quá trình học tập
tại trường đại học, tuỳ thuộc vào các điều kiện cá nhân của từng người. Ngoài ra, hệ
thống tín chỉ còn cho phép sinh viên chủ động tích luỹ tín chỉ bằng nhiều hình thức khác
nhau, và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình cho từng môn học, cũng như
cho cả quá trình học tập trong trường đại học.
1.2.2. Đặc điểm quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ
Hệ thống học tập theo tín chỉ phân chia hoạt động học tập thành các ”đơn nguyên/
unit” có thể đo được, tích luỹ được để tiến tới một văn bằng bằng một tổ hợp rộng rãi các
hoạt động giáo dục ở những thời gian và địa điểm khác nhau.
Tập hợp từ nhiều tài liệu, chúng tôi khái quát một số đặc điểm và ưu thế của quá
trình học tập theo hệ thống tín chỉ:
1.2.2.1. Hiệu quả học tập cao
-

Hệ thống tín chỉ giúp sinh viên chủ động lập kế hoạch cho toàn bộ quá trình học
tập tại trường ĐH tuỳ thuộc vào các điều kiện của cá nhân sinh viên đó, và ghi
nhận kịp thời các thành tích của sinh viên sau mỗi giai đoạn tích luỹ. Hệ thống cho
phép đặt ra những mục tiêu ngắn hạn để hoàn thành, một điều có lợi cho các sinh
viên không có điều kiện xây dựng kế hoạch dài hạn.

-


Trong hệ thống tín chỉ mỗi môn học chỉ kéo dài và chấm dứt sau 1 học kỳ, do vậy
cả giáo viên và sinh viên đều chủ động hơn trong việc dạy và học. Việc kiểm tra
đánh giá được tiến hành bằng nhiều hình thức đa dạng và cũng kéo dài trong suốt
học kỳ nên gánh nặng thi cử được giảm nhẹ, nhưng cũng không phép sinh viên
được chây lười.
9


-

Một số trường ĐH còn cấp tín chỉ cho các hoạt động giáo dục ngoài lớp học, như
vậy các hoạt động độc lập của sinh viên và nhiều hoạt động giáo dục không truyền
thống khác có thể được đánh giá bằng tín chỉ để tiến tới văn bằng.

-

Hệ thống tín chỉ với đặc điểm là người học có quyền lựa chọn các môn học đã làm
cho giáo dục đại học hướng tới người học, cá nhân hoá quá trình đào tạo mà các
hệ thống khác không có được.

1.2.2.2. Tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao
-

Hệ thống tín chỉ cho phép tiến tới văn bằng đại học bằng nhiều cách tổ hợp các
đơn nguyên kiến thức có số tín chỉ khác nhau (tức là có giá trị khác nhau)

-

Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên thay đổi ngành chuyên môn chính trong quá
trình học. Thay vì phải học lại từ đầu, hệ thống tín chỉ công nhận các tín chỉ đã

được tích luỹ và chỉ cần bổ sung các tín chỉ còn lại để hoàn tất một ngành học mới
và nhận văn bằng.

-

Hệ thống tín chỉ cho phép cho phép xây dựng kế hoạch học tập để tiến tới 1 văn
bằng theo điều kiện của từng cá nhân. Sinh viên có thể bố trí xen kẽ các giai đoạn
làm việc và học tập, có thể hoàn thành chương trình giáo dục đại học theo hình
thức bán thời gian, kết hợp giữa việc học để lấy văn bằng với giáo dục thường
xuyên, đào tạo lại hoặc văn bằng hai.

-

Trong hệ thống tín chỉ việc đề xuất một môn học mới dễ dàng hơn nhiều so với
học chế niên chế. Điều này cho phép cải tiến, phát triển chương trình đào tạo một
cách liên tục, gắn đào tạo với yêu cầu sử dụng, đáp ứng nhanh chóng những yêu
cầu mới của sự phát triển KT-XH, hay nói cách khác, đáp ứng các yêu cầu đang
thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động.

-

Việc sử dụng hệ thống tín chỉ tạo điều kiện để các trường ĐH phát triển các
chương trình song đôi (twin program) và chương trình chuyển tiếp. Các chương
trình này cho phép sinh viên nhận văn bằng (ĐH, SĐH) của người ngoài mà
không tốn kém nhiều (thời gian, kinh phí..). Sinh viên có thể hoàn thành phần đầu
của chương trình đào tạo ở trong nước, phần còn lại sẽ được hoàn thành ở nước
ngoài theo yêu cầu của trường cấp bằng.

-


Một ưu việt khác của hệ thống tín chỉ là cho phép chấp nhận sự di chuyển sinh
viên giữa các trường ĐH với nhau, cho phép chuyển từ 1 trường ĐH này sang 1
trường ĐH khác tuỳ theo khả năng và sở thích của họ. ở đây, hệ thống tín chỉ được
10


xem là ngôn ngữ chung của các trường ĐH cho phép việc chuyển đổi sinh viên
giữa các trường ĐH gặp ít khó khăn hơn.
1.2.2.3. Hiệu quả về mặt quản lý học viên trong đào tạo
-

Trong hệ thống tín chỉ, thành tích học tập của sinh viên được đo trên cơ sở tích luỹ
các tín chỉ ứng với từng môn học. Việc chưa hoàn thành một môn học không ảnh
hưởng nhiều tới quá trình học tập của sinh viên vì họ có thể học lại môn học đó
hoặc chọn một môn học khác thay thế. Như vậy sinh viên không phải học lại cả
năm học hay bỏ học, giá thành đào tạo vì vậy giảm đi đáng kể.

-

Hệ thống tín chỉ cũng cho phép mở rộng và đa dạng hoá sự liên kết các hoạt động
đào tạo trong và ngoài một trường ĐH. Các hoạt động này đều có thể được thông
qua giờ tín chỉ: tính toán mức học phí và công nhận các khối lượng tín chỉ đã đạt
được/ tích luỹ trong so sánh các Chương trình đào tạo khi đăng ký môn học theo
tín chỉ.

-

Hệ thống tín chỉ cho phép kết hợp các nguồn lực, phối hợp giữa các đơn vị để
giảng dạy mà tránh được sự trùng lặp về các môn học, qua đó tối ưu hoá được việc
sử dụng các nguồn lực, kể cả nguồn nhân lực, đội ngũ giáo chức qua đó được sử

dụng hiệu quả hơn...

Tuy nhiên, hệ thống đào tạo theo tín chỉ cũng có một số điểm hạn chế:
- Hệ thống tín chỉ tạo ra sự cắt vụn kiến thức. Một môn học chỉ kéo dài một học kỳ,
và sinh viên thường thì học 4-5 môn học trong 1 học kỳ, và để đạt một văn bằng
sinh viên phải học học khoảng 35- 40 môn học. Để khắc phục nhược điểm này,
người ta xây dựng các môn học có số tín chỉ lớn (5-6), và để tích luỹ sinh viên cần
có thời gian dài hơn, kiến thức sẽ hệ thống hơn, và như vậy số lượng môn học phải
tích luỹ để đạt một văn bằng có thể nhỏ hơn 20.
- Hệ thống tín chỉ có thể làm “méo mó” động cơ học tập của sinh viên. Họ nhìn
nhận trình độ học vấn quy định cho 1 văn bằng như là sự tích luỹ các tín chỉ, hơn
là học tập vì mục tiêu cuối cùng của nó là kiến thức, kĩ năng và tư duy.
1.2.3. Khái niệm Kế hoạch và Kế hoạch học tập
1.2.3.1. Kế hoạch
Trong khoa học quản lý, kế hoạch là dự định của nhà quản lý cho công việc tương
lai của tổ chức về mục tiêu, nội dung, phương thức quản lý và các nguồn lực được
chương trình hóa.
11


Kế hoạch chính là cây cầu bắc qua những khoảng trống để có thể đi đến đích một
cách tốt nhất có thể, làm cho sự việc có thể xảy ra, nếu không, sự việc sẽ không xảy ra
như vậy.
Trong thực tế, biểu hiện của kế hoạch rất đa dạng và phong phú. Trong đó, những
tên gọi sau đây cũng chính là những dạng phổ biến của kế hoạch: Chiến lược, Chính
sách, chương trình, v.v. Giữa chúng với kế hoạch có điểm chung nhưng cũng có những
khác biệt nhất định.
1.2.3.2. Kế hoạch học tập
Kế hoạch học tập (KHHT) là một bản chương trình hành động cá nhân bao gồm
việc xác định rõ các mục tiêu học tập và các biện pháp khả thi được người học thiết kế

trên cơ sở xem xét hợp lý các khả năng và điều kiện của bản thân nhằm đảm bảo có thể
thực hiện tốt các mục tiêu học tập đó, đồng thời đảm bảo có hiệu quả cao khi thực hiện
một quá trình học tập của mình.
KHHT là sản phẩm của công tác lập kế hoạch cho một quá trình học tập (môn học,
học kì/ năm học/ khóa học). Nó vừa là công cụ, vừa là mục tiêu mà người học cần phải
đạt được. Chính vì vậy, người học vừa phải biết sử dụng kế hoạch học tập một cách hiệu
quả, vừa phải biết điều chỉnh, bổ xung những dữ kiện mới để đáp ứng sự thay đổi trong
quá trình học tập. Việc tạo lập KHHT là vấn đề liên quan tới các kĩ năng học tập và kĩ
năng quản lý thời gian của bản thân.
1.2.3.3. Kế hoạch học tập trong đào tạo theo tín chỉ
Là loại KHHT của người học(sinh viên) được thiết kế phù hợp với mục tiêu, các đặc
điểm và yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ.
- Một bản Kế hoạch học tập chủ động không chỉ là các thông tin của bản đăng
kí tiến độ, mà thực sự là một chương trình hành động cá nhân, được mỗi SV
tính toán kĩ lưỡng về các mục tiêu, các phương pháp/ biện pháp học tập phù hợp
với sự nỗ lực cao nhất, để trên cơ sở đó người học (SV) thiết kế tự tổ chức, tự
quản lý quá trình thực hiện KHHT.
- “Kỹ năng học tập chủ động” của sinh viên
Là các kĩ năng học tập của SV, nhưng không chỉ là những kĩ năng để hoàn
thành nhiệm vụ học tập ở mức thụ động, đủ hoàn thành các bài tập cho trước /
hoặc làm đúng các chỉ dẫn của GV… Đây chính là các kĩ năng thuộc nhóm kĩ
năng học tập có tính tích cực, chủ động ở mức cao (xem thêm mục 1.2.2.1.)
nhằm thực hiện các hành động học tập chủ động.
12


1.2.3.4. Vai trò của lập kế hoạch học tập trong đào theotín chỉ
a) Lập KHHT giúp sinh viên xác định mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn.
Học tập là công việc quan trọng nhất đối với sinh viên nhưng không phải sinh viên
nào cũng ý thức được điều đó. Lập KHHT giúp sinh viên xác định được các mục tiêu

chính và quan trọng của mình; giúp sinh viên tập trung sự chú ý vào các mục tiêu đó.
Việc xây dựng một KHHT hợp lý sẽ giúp sinh viên chủ động được thời gian của bản
thân. Bất cứ ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có
hiệu quả, có người lại không làm được gì. Việc lên KHHT giúp sinh viên biết được
những việc cần làm trong một ngày, một tuần, một tháng,…từ đó sinh viên có thể tập
trung vào những thứ cần ưu tiên. Vì ngoài việc học ra sinh viên còn có thể có những
khoảng thời gian để tham gia những hoạt động có ích khác. Bằng cách chú trọng thực
hiện những hoạt động quan trọng nhất, hơn là hoàn thành tất cả mọi việc nhưng việc nào
cũng sơ sài, chúng ta có thể tránh được sự chần chừ không đáng có, không còn trải qua
những khoảng thời gian chết nữa, từ đó thời gian của chúng ta sẽ được sử dụng một cách
hiệu quả mà không lãng phí.
b) Lập KHHT giúp sinh viên luôn có tư duy sáng tạo, chủ động trong mọi tình thế,
thích ứng với sự thay đổi trong phương thức đào tạo theo tín chỉ
Hệ thống tín chỉ được áp dụng trên cơ sở đổi mới về khung chương trình, đề cương
môn học, cách kiểm tra, đánh giá, phương pháp dạy và học. Lập KHHT giúp sinh viên
chủ động thích ứng với những sự thay đổi này.
c) Lập KHHTgiúp đem lại một kết quả cao trong học tập
Phần lớn sinh viên chỉ bắt đầu học và ôn tập khi đã có hoặc khi sắp có lịch thi. Cách
học này không đem lại kết quả cao. Lập KHHT sẽ giúp sinh viên tìm ra cách tốt nhất để
đạt được kết quả cao trong học tập mà không cần quá căng thẳng trong các kỳ thi.
Mặt khác, khi xây dựng được mục tiêu cho quá trình học tập, cho môn học sinh viên
sẽ biết mình nên bắt đầu từ đâu, hướng đi như thế nào, phải làm gì, chuẩn bị gì cho mỗi
môn. Lập KHHT sẽ giúp sinh viên nhận định, đánh giá được kết quả của mình và có thể
sửa đổi nhằm tạo nên một kết quả học tập tốt nhất.
1.2.4. Một số đặc điểmcủa “Kỹ năng lập kế hoạch học tập”trong đào tạo theo tín chỉ
-

Tính khách quan và tính bắt buộc
Quá trình lập KHHT chính là quá trình thu thập và xử lý thông tin liên quan về


mục tiêu, các nguồn lực, các phương án thực hiện. Vì thế, nội dung của kế hoạch là sự
chắt lọc thông tin từ thực tế. Tất cả những KHHT phản ánh thuần tuý nguyện vọng của
13


người học mà không căn cứ vào thực tế, khả năng của bản thân sẽ chỉ là những ý tưởng
“viển vông” và khó có tính khả thi.
Các KHHT khi đã được xác lập/ hoặc thông qua luôn đòi hỏi chủ thể phải có nghĩa
vụ thực hiện đúng nhất và tốt nhất những nội dung của kế hoạch.
-

Tính rõ ràng, tường minh
Các KHHT phải được trình bày rõ ràng và logic. Nó phải cho biết cụ thể làm gì? Ở

đâu? Phối hợp với ai? Tiêu chuẩn đánh giá là gì?
-

Tính ổn định và tính linh hoạt
Các KHHT thường có sự ổn định tương đối. Nghĩa là, trong hoàn cảnh, điều kiện

giảng dạy – học tập ổn định thì KHHT cũng phải được tuân thủ nghiêm túc. Sự ổn định
của KHHT cho phép các chủ thể có điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu của KHHT
đã đề ra.
Tuy nhiên, chẳng có một kế hoạch nào là hoàn hảo và khi các điều kiện cho sự tồn
tại của kế hoạch thay đổi thì bản thân KHHT cũng phải được điều chỉnh.
Do những bất định của tương lai và sai lầm có thể ở ngay cả trong một dự đoán
thông thường nhất, cho nên tinh thần của KHHT là phải linh hoạt, nhờ đó có được khả
năng thay đổi phương hướng khi những điều kiện thay đổi.
Không có một kế hoạch bất biến trong mọi trường hợp. Kế hoạch chỉ là cách chúng
ta dự tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào cho hợp lý để đạt được các mục

tiêu đã đề ra. cho nên một khi kế hoạch không hiệu quả, ta có thể điều chỉnh nó để thích
ứng với sự thay đổi trong mô hình đào tạo của nhà trường.
Do đó, cần phải có sự cân bằng hợp lý giữa tính ổn định và tính linh hoạt.
1.2.5. Các kế hoạch học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ
-

Kế hoạch học tập cho toàn khóa/ năm học

-

Kế hoạch học tập cho từng môn học/ học kỳ

-

Kế hoạch học tập cho từng tuần/ ngày

-

Kế hoạch học tập cho từng chủ đề học tập (một bài tập lớn, khoá luận...)

-

....

1.3. Lập kế hoạch học tập
1.3.1. Quy trình lập kế hoạch học tập
Quan hệ giữa lập kế hoạch và kế hoạch là quan hệ nhân - quả: Kế hoạch là sản
phẩm của quá trình lập kế hoạch.
14



Trọng tâm của lập kế hoạch chính là hướng vào tương lai. Nghĩa là trước khi hoạt
động, con người phải có ý thức về mục tiêu cần đạt được: xác định những gì cần phải
hoàn thành và cách thức hoàn thành như thế nào. Về cơ bản, lập kế hoạch bao gồm các
hoạt động nhằm xác định mục tiêu trong tương lai, những phương tiện thích hợp để đạt
tới những mục tiêu đó. Kết quả của lập kế hoạch chính là bản kế hoạch, một văn bản hay
thậm chí là những ý tưởng xác định phương hướng hành động sẽ thực hiện.
Trong khoa học quản lý,lập kế hoạch (planning) là tổng thể các hoạt động liên quan
tới đánh giá, dự đoán dự báo và huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình hành
động tương lai cho tổ chức/ cá nhân. Theo H. Koontz, lập kế hoạch là quy trình bao gồm
8 bước:
1. Nhận thức cơ hội
2. Xác lập mục tiêu
3. Kế thừa các tiền đề
4. Xây dựng các phương án
5. Đánh giá các phương án
6. Lựa chọn phương án
7. Xây dựng các kế hoạch bổ trợ
8. Lượng hoá kế hoạch dưới dạng ngân quỹ.
Dựa theo đó, lập kế hoạchhọc tậplà một quy trình gồm nhiều bước, bao gồm:
- Xác định các mục tiêu học tập
- Xây dựng nội dung công việc phù hợp với thực hiện các mục tiêu học tập
- Lựa chọn phương thức tốt nhất
- Xác định và phân phối thời gian phù hợp nhất
- Xác định địa điểm và các điều kiện đảm bảo thực hiện
- Viết thành một bản kế hoạch (chương trình hành động)
1.3.2. Lập kế hoạch học tập một cách chủ động
Dựa trên các quan niệm về KHHT và các đặc điểm của Đào tạo theo tín chỉ có thể
xác định: Lập KHHT là quá trình hình thành kĩ năng lập KHHT của SV thuộc nhóm kĩ
năng học tập có tính tích cực, chủ động ở mức cao. Đó là các bước khâu tập luyện để

hình thành từng kĩ năng thành tố (tự đánh giá bản thân/ xác định mục tiêu học tập/ Phân
tích mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo / thiết kế chương trình hành động…) để
hoàn thành một KHHT chủ động đáp ứng yêu cầu của hệ thống tín chỉ.
15


Kỹ năng lập KHHT chủ động được thể hiện ở một tập hợp hành động của một SV
biết tự lực thiết kế để chủ động đăng kí tiến độ tích lũy lượng tín chỉ, từ đó giúp người
học hoàn thành chương trình học tập một cách tối ưu.
1.3.3. Yêu cầu vềLập kế hoạch học tập của sinh viên
1.3.3.1. Lập KHHT tiếp cận từ Mục tiêu học tập
Lập KHHT là một trong những kĩ năng quan trọng nhằm giúp người sinh viên chinh phục
đỉnh cao tri thức.Mục tiêu là điều mà mình muốn đạt được. Rõ ràng, trong cuộc đời mỗi
người nói chung và giai đoạn học tập ở đại học nói riêng, vạch ra mục tiêu là vô cùng
quan trọng.
a) Trước hết, cần vạch raMục tiêu học tập của cả quá trình khóa học ở đại học.
Để làm được điều này, cần:
- Bạn hãy thử nghĩ đến Mục tiêu học tập ở đại học:bằng cách trả lời câu hỏi sau:
Bạn muốn đạt được điều gì (nghề nghiệp, tiền bạc, địa vị, kiến thức, …); Bạn
mơ ước sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành một người như thế nào?
- Chia mục tiêu lớn này thành những mục tiêu nhỏ, cụ thể hơn để dễ hoàn thành
vì có mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Ví dụ như trong học kỳ (4-5 tháng) này,
mục tiêu của bạn là đạt loại giỏi; vậy trong tuần này, ít nhất bạn phải hoàn thành
20 bài tập toán. Hoặc mục tiêu học tập là đứng trong top 5 của lớp, tốt nghiệp
loại giỏi, giành học bổng du học, thành thạo tin học, nâng cao kiến thức chuyên
ngành; hay những mục tiêu liên quan đến kĩ năng làm việc như: kỹ năng mềm,
kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng lãnh đạo, mở rộng các mối quan
hệ xã hội, kết nối thêm bạn bè, tham gia các cuộc thi, ý tưởng kinh doanh giành
cho sinh viên….. Những hoạt động này sẽ giúp bạn hình thành phong cách
sống, phong cách làm việc, ứng xử, mở rộng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp

cũng như không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân.
- Phân chia mục tiêu theo đúng lô-gíc (sao cho điểm đến cuối cùng là mục tiêu
lớn) giúp bạn quản lí thời gian, khối lượng công việc tốt hơn.
- Mục tiêu của bạn cần phải khả thi. Bạn đã xác định mục tiêu rõ ràng rồi thì bạn
cần biết là mục tiêu đó có khả năng đạt được được hay không? Để làm rõ, bạn
hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để biết “lượng sức mình”.
- Viết các mục tiêu ấy ra để nhắc nhở bản thân luôn nỗ lực hướng tới mục tiêu đó.
b) Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu
Bạn cần nghĩ đến:
16


 Tầm quan trọng ưu tiên của công việc
-

Tại sao thực hiện công việc này mà không phải thực hiện việc kia?

-

Bạn bỏ ra bao nhiêu chi phí (thời gian, sức lực, …) cho việc này?

-

Khi bạn thực hiện xong thì bạn đang đến cột mốc mục tiêu nào?

-

Nếu bạn không thực hiện việc đó thì có ảnh hưởng gì đến kết quả?

-


Những điều tốt đẹp / hậu quả gì mà bạn có thể nhìn thấy được?

 Địa điểm thực hiện công việc
-

Làm bài tập nhóm ở đâu (nhà bạn, sân trường, thư viện, …)?

-

Tự học ở đâu?

-

Nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn ở đâu?

 Chi phí cho từng nội dung công việc
-

Bạn cần bao nhiêu thời gian để làm bài, làm thêm ngoài giờ,để đi chơi, tham gia
câu lạc bộ, để nghỉ ngơi.

-

Tiền bạc. Cần xem lại trong kế hoạch của mình có cần phải photo tài liệu, dự liên
hoan sinh nhật.

 Người nào?
-


Làm bài với ai?

-

“Tắc tị /bí” khi làm bài thì cần gặp ai?

-

Ai sẽ giúp bạn? Nếu không có người đó thì người khác sẽ là …?

 Phương tiện/công cụ
-

Tài liệu tham khảo nào, ở đâu có?

-

Danh sách công thức hay cẩm nang nào mà bạn cần?

 Biện pháp, cách thức thực hiện
Bạn cần hình dung phương pháp thực hiện là gì? Bạn sẽ:
-

Có sách nào tham khảo? → Lên mạng tìm tài liệu và lên thư viện?

-

Chèn hình minh họa vào bài làm bằng cách nào nhanh nhất?

-


Phương pháp đọc và ghi nhớ hiệu quả tài liệu.

-

Cách giải dạng bài tập đó có thuộc dạng nào?

-

Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào trong khi thí nghiệm?

 Kiểm tra, điều chỉnh:
Nhìn lại kế hoạch, công việc xem có hợp lý chưa, đã xảy ra vấn đề gì… để kịp thời
sửa đổi sai sót là điều nên làm. Những câu hỏi mà bạn cần trả lời như:
17


-

Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra? Thông thường thì có bao nhiêu
công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.

-

Có những điểm nào cần kiểm tra (mục tiêu, nội dung, biện pháp, công cụ, …)?

-

Thiết nghĩ, con đường thành công của mỗi chúng ta rất khó mà nói trước được,
nhưng bạn đừng để lãng phí những gì mình có và tiếc nuối, hối hận nhé! Hãy cố

gắng hết sức mình, để mình có thể “trưởng thành” và biết cách biến tri thức nhân
loại thành tri thức của bản thân mình.

1.3.3.2. Lập KHHT tiếp cận từ Tính tích cực học tập
Tính tính cực học tập và vấn đề tự học của sinh viên là một vấn đề lý luận dạy học
hiện đại.Một trong các phương pháp học tập tích cực là ”Học tập theo phương pháp
P.O.W.E.R”. Từ “ power” ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của
một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman ( ĐH Massachusetts) đề
xướng nhằm hướng dẫn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất cách học tập hiệu quả
nhất. Phương pháp P.O.W.E.R bao gồm 5 yếu tố cơ bản, đó cũng là các chữ đầu viết tắt
ghép thành: Prepare,Organize, Work, Evaluate, Rethink.
a) Chuẩn bị, sửa soạn (Prepare)
Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe
thầy giáo giảng bài, hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học.Quá trình này chỉ thật
sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn
học,như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan.
Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự
chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với
sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên
quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung
tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống.
Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức
được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách
chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Nói “học là
quá trình hợp tác giữa người dạy và người học”với nghĩa là như vậy.
b) Tổ chức (Organize)
Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai
đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích
và hệ thống.
18



c) Làm việc (Work )
Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm
việc.Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất.Trong giai đoạn
này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và
trong phòng thí nghiệm, thực hành.
Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú: Lắngnghe và
ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặcthảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài
tập, thực tập các thí nghiệm... tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu
quả.
d) Đánh giá (Evaluate)
Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính bản thân
mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập.
Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực,SV mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc
nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một
hình thức phân tích để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập.
e) Suy nghĩ lại (Rethink)- luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác
Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp
và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy
đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người
học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn
đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến.
Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại và tái tạo quá trình
học tập trên căn bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra.
Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải lao,giải
trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập
chính khóa. Ở đây cần luôn nhớ rằng: Ai không biết cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì
người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không có kết quả cao.
1.3.3.3. Lập kế hoạch học tập tiếp cận từ: Kĩ năng sống và Học tập suốt đời

a) Lập kế hoạch học tập là một kĩ năng sống quan trọng hàng đầu
Kỹ năng (Skill) - là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Có nhiều điều
ta biết, ta nói được mà không làm được. Như vậy, luôn có một khoảng cách giữa thông
tin, nhận thức và hành động.
19


Kỹ năng sống(life skills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi
trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đó là các năng lực tâm lí xã hội để đáp ứng và đối phó với
những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, mà đặc biệt tuổi trẻ rất cần để vào
đời.
Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng thống nhất trên nội dung cơ bản[ 4]
Theo WHO (1993),Kỹ năng sống là “Khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho
phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống
hàng ngày”. Kỹ năng sống gồm 2 phần là kỹ năng tư duy và kỹ năng ứng xử như: tư
duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định và giải quyết vấn đề, ứng phó với các tình
huống, biết cảm thông, giao tiếp ứng xử hiệu quả, thuyết trình, thương thuyết…
Kỹ năng sống là những kỹ năng thuộc về tính cách, không mang tính chuyên môn,
nhưng lại cực kỳ cần thiết trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi.
Phân loại kỹ năng sống
-

Kỹ năng nhận thức : kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy sáng tạo,kỹ năng
xác định mục tiêu, kỹ năng khám phá bản thân, kỹ năng giải quyết vấn đề - ra
quyết định.

-

Kỹ năng xã hội: kỹ năng giao tiếp- ứng xử, kỹ năng thuyết trình,kỹ năng làm
việc nhóm hiệu quả, kỹ năng tạo lập và duy trì các mối quan hệ, kỹ năng

thuyết phục và gây ảnh hưởng, kỹ năng tìm việc và chinh phục nhà tuyển
dụng.

-

Kỹ năng quản lý bản thân: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm chủ cảm
xúc, kỹ năng vượt qua khó khăn và áp lực.

Theo ngữ nghĩa và phân loại nêu trên, thì Kĩ năng lập kế hoạch (và liên quan đến
các kỹ năng quản lý thời gian, quản lý bản thân) chính là một loại kỹ năng sống (hay
cũng gọi là kỹ năng mềm, soft skills) mà mỗi sinh viên hiện rất thiếu và rất cần được
trang bị. Thậm chí trong nhiều bảng Danh mục kỹ năng sống,Kỹ năng lập kế hoạch là
một kỹ năng sống hàng đầu.
Hiện nay, trước một số ít sinh viên chủ động, tích cực trong công việc trau dồi
kỹ năng phục vụ bản thân cũng như đầu tư thời gian cho việc phát triển nghề nghiệp thì
còn lại đa phần sinh viên thiếu kỹ năng ( kém giao tiếp phản biện, học tập máy móc, thụ
động…), không có mục tiêu vươn lên và cũng không biết mình phải làm gì, chuẩn bị
những gì cho hành trang phía trước. Quỹ thời gian ngoài giảng đường đã bị các bạn sử
20


dụng một cách lãng phí. Để tránh tất cả những điều đó là hãy lên một kế hoạch rõ ràng
cho bản thân, quản lí thời gian, xác định mục tiêu cuộc đời…
b) Lập KHHT tiếp cận từ thuyết ”Học tập đỉnh cao”
Học tập đỉnh cao(Peak learning) là các luận điểm rất mới mẻ về của Ronald Gross
[5] trong đó rất đề cao vai trò của các kỹ năng lập KHHT một cách chủ động như là một
loại kỹ năng sống của con người hiện đại thành đạt…
Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp học tập đỉnh cao:
1) Bản thân người học có khả năng học phương pháp học
2) Bản thân người học đôi lúc đã là người học xuất sắc và có thể dựa trên khả

năng tự nhiên đó để biến toàn bộ việc học tập trở nên dễ dàng, hững thú và
hữu ích.
3) Bản thân người học có phong cách học tập của riêng mình và có thể xác định,
tận dụng và củng cố nó để trở thành một học viên hoàn hảo hơn nữa.
4) Bản thân người học học tốt nhất khi họ chủ động nhất về mặt tinh thần(và đôi
khi cả thể xác), đưa ra quyết định của mình về việc học cái gì, như thế nào, ở
đâu và khi nào và sử dụng các chiến lược để thúc đẩy trí tuệ hoạt động.
5) Bản thân người học có thể thiết kế môi trường học tập tối ưu cho bản thân để
việc học tập thoải mái hơn và do đó trở nên hiệu quả hơn.
6) Bản thân người học sẽ cảm thấy thú vị nhất khi được học tập bằng cách lựa
chọn từ một nguồn phong phú các phương tiện thông tin, phương pháp và
kinh nghiệm.
Theo Ronald Gross, 10 bước cho việc thiết lập một kế hoạch học tập chủ động là:
1) Chọn mục tiêu. Định rõ mục tiêu khi bắt đầu học; cải tiến hay thay đổi chúng
khi tiến hành. Khi triển vọng của bản thân người học rộng mở, họ có thể thêm
vào các lĩnh vực mới phù hợp với mối quan tâm của mình. Nếu bắt đầu với
chủ đề hẹp, bản thân người học nên tạm ngừng các mục tiêu khác trong khi đi
sâu tìm hiểu nó.
2) Sắp xếp theo thứ tự năng lực và sự nhiệt tình đầy đủ của mình. Bản thân
người học sẽ sẵn sàng bước vào trạng thái làm việc liên tục bằng cách giữ cho
vấn đề của mình ở mức độ thử thách phù hợp và theo phong cách bản thân.
3) Tận dụng kiến thức, kinh nghiệm và thái độ trước đây đối với vấn đề đó. Hãy
bắt đầu từ điểm độc đáo và sự tự tin của mình.

21


4) Điều chỉnh từng chi tiết trong môi trường học tập để được học ở môi trường
tốt nhất, vào thời điểm tốt nhất, trong điều kiện tốt nhất cho mình và cho vấn
đề cụ thể này.

5) Hãy sử dụng phương pháp riêng của bản thân. Khi cảm thấy phương pháp
riêng của mình giải quyết được vấn đề đó và cảm nhận những phương pháp có
thể thực hiện, bạn hãy kết nối những cơ hội học tập và nguồn tài liệu theo
cách riêng của mình.
6) Hưởng lợi ích từ nhiều nguồn tài liệu và cơ hội phong phú. Bản thân người
học có thể rút ra những yếu tố thu hút mình nhất từ mọi người, từ các tổ chức
phương tiện truyền thông và hoàn cảnh công việc....
7) Hãy kiểm soát thời gian. Bản thân người học có thể làm chậm lại, tăng tốc lên,
hay thay đổi để thời gian biểu phù hợp sự thay đổi hoàn cảnh trong cuộc sống.
8) Hãy sử dụng kỹ năng học tập sáng tạo vào quá trình học tập trong đó nghiên
cứu chủ động và theo phương pháp của cá nhân mình.
9) Hưởng lợi từ sự thay đổi, may mắn và trực giác.
10) Xác định rõ kết quả bản thân người học muốn từ việc học tập của mình. Đánh
giá kết quả theo cách thích hợp và hiệu quả nhất đối với bản thân.[ 5 ]
***
Như vậy, trong Phần thứ nhất đã làm rõ và khẳng định:
-

Kỹ năng lập KHHT là một loại kỹ năng sống hàng đầu mà mỗi sinh viên cần học tập
và trang bị cho bản thân.

-

Quá trình học tập ở đại học của sinh viên không đơn thuần chỉ là sự tiếp nhận tri thức
một chiều, thụ động mà mỗi sinh viên cần học tập, rèn luyện và trau dồi kỹ năng học
tập tích cực, chủ động ở mức cao. Trong đó có vai trò rất lớn của KHHT

-

Vai trò của KHHT trong học tập theo hình thức tín chỉ:

+ Giúp sinh viên xác định các mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể, chủ động
thời gian tập trung vào những vấn đề cần được ưu tiên.
+

Giúp sinh viên luôn có tư duy sáng tạo, chủ động và thích ứng với những
điều kiện, lợi thế và thách thức mà phương thức đào tạo mới đem lại.

+ Quan trọng hơn cả là lập KHHT và thực hiện đúng cách sẽ mang đến cho
bạn kết quả cao trong học tập.
-

Để lập một kế hoạch chất lượng cần xác định rõ các yêu cầu và các bước cần trải
qua, thực hiện chúng một cách khoa học (mục 1.3.3).
22


Phần thứ 2
THỰC TRẠNG KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP TRONG
ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN
2.1. Cách thức khảo sát và tiêu chí đánh giá
2.1.1. Mô tả về cách thức khảo sát
1) Mục tiêu khảo sát:
-

Phát hiện thực trạng nhận thức của SV về KHHT;

-

Qua tự đánh giá và đánh giá của SV giúp xác định mức độ hình thành kỹ năng
lập KHHT;


-

Phát hiện những khó khăn, trở ngại của SV trong quá trình lập KHHT

2) Các phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là chủ yếu: sử dụng phiếu câu hỏi để khảo
sát thực trạng nhận thức của sinh viên hiện nay về vai trò của KHHT, của việc
lập kế hoạch học tập.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn một số sinh viên về thực trạng vấn
đề tự học, kĩ năng học tập tích cực, kĩ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên.
- Xử lý số liệu và đánh giá mức độ tin cậy bằng phương pháp toán thống kê. Để có
cơ sở khoa học xác lập và đề xuất một hệ thống mục tiêu, quy trình, biện pháp
nhằm tổ chức hình thành kĩ năng lập kế hoạch học tập chủ động cho sinh viên
trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
3) Đối tượng và phạm vi khảo sát:
Số phiếu điều tra: 200 phiếu phát ra và thu về 182 phiếu hợp lệ từ các nhóm SV trường
ĐH KHTN và ĐH KHXH&NV, gồm:
- Lớp K55- sư phạm toán- ĐH KHTN: 49 phiếu

- Lớp K57- tâm lý học - ĐH KHXHNV: 40 phiếu

- Lớp K57- sư phạm lý- ĐH KHTN: 48 phiếu

- Lớp K55- xã hội học – ĐH KHXHNV: 45 phiếu

2.2. Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên
2.2.2.Thực trạng về các kỹ năng học tập của sinh viên
2.2.2.1. Thực trạng quản lý thời gian học tập của sinh viên
23



Nhiều bạn sinh viên đã nói “mình không thể phân chia thời gian hợp lí cho công
việc học tập”. Nhưng đối với các bạn sinh viên muốn/ có lập KHHT cũng có cùng một lí
do dẫn đến kế hoạch “ phá sản”, đó là tiêu tốn quá nhiều thời gian vào những hoạt động
khác, hiện tượng khá phổ biến là “mất tập trung khi học”…
Một bạn sinh viên năm thứ nhất chia sẻ: “chỉ khi kì thi đến rất gần, mình mới học
và học ngày, học đêm. Còn bình thường không hiểu sao mình chẳng thể tập trung học
được. Dù đã là sinh viên hơn một học kì nhưng mình vẫn chưa thích nghi được với môi
trường học hiện tại”
Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng sự mất tập trung học tập

1
2

Công việc học tập quá nhiều và bận
Các yếu tố bên ngoài (ồn ào, nói chuyện, việc bất ngờ ….)

Lựa chọn. n=182
SL
%
Bậc
102
56,04
6
129
70,88
5

3

4
5

Không có hứng thú với môn học
Sức khỏe
Không quản lý được thời gian và không làm chủ bản thân

135
56
140

74,18
30,77
76,92

3
8
2

6

Các hình thức giải trí, phương tiện thông tin: điện thoại, 158
internet, điện tử, diễn đàn, facebook……
Phương pháp học không thích ứng kịp
134
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải làm thêm
83
Ý kiến khác, không trả lời

86,81


`1

73,63
45,60

4
7

TT

7
8
9

Các yếu tố dẫn đến mất tập trung khi học

Nhận xét 1:
-

86,81% sinh viên thừa nhận thường xuyên sử dụng internet vào các trang giải trí,
thời trang, phim ảnh, game và cả mạng xã hội facebook…. Có bạn sinh viên còn tự
thú nhận vào các trang mạng xã hội không dưới 8h mỗi ngày! Khi những thói quen
này chiếm quá nhiều thời gian và không đúng mục đích giải trí sẽ phản tác dụng, có
hại cho bản thân. Gây sao nhãng vì dành quá nhiều đến những vấn đề khác.

-

Mất tập trung trong học tập dẫn đến không kiểm soát được thời gian, phá vỡ kế
hoạch đã có của bản thân và thực hiện mọi việc mất nhiều thời gian và công sức mà

không mang lại hiệu quả (76,92 % sinh viên không quản lý được thời gian);

-

74,17 % sinh viên không tìm được hứng thú cho môn học và cũng không có phương
pháp học tập hiệu quả.

-



Bình luận 1: Nguyên nhân mất tập trung khi học

24


-

Lên đại học, các sinh viên phải tự tìm tòi nghiên cứu là chính. Nếu không xác định
mục tiêu học tập, động lực và không có người đốc thúc, động viên học tập thì dễ
dàng trở nên lười biếng và mất tập trung cho học tập.

-

Tốc độ phát triển chóng mặt của các hình thức giải trí, phương tiện truyền thông,
mạng xã hội, internet…cuốn hút giới trẻ một cách mạnh mẽ, đặc biệt là sinh viênnhững người luôn có xu hướng đón đầu cái mới.Nếu biết cách lựa chọn thông tin
cũng như sử dụng thời gian hợp lý thì sẽ thu thập được nhiều thông tin bổ ích.
Nhưng rất nhiều bạn sinh viên đã quá cuốn theo nó để có thể “đốt” hàng giờ bên
máy tính với các trò điện tử vô bổ hoặc “lang thang” trên facebook không biết chán!
Thậm chí ngay trong giờ học, đó cũng là một nguyên nhân khiến các bạn mất sự tập

trung cần thiết khi học

-

Giảng viên phân tích quá sâu quá kĩ, hoặc ngược lại, hướng dẫn quá sơ lược trong
khi sinh viên không đủ thời gian hệ thống hóa kiến thức đã tiếp thu; kiến thức tiếp
thu quá nhiều trong đầu sẽ dẫn đến bão hòa và đuối, càng về sau càng không thể tập
trung. Không hiểu sẽ dẫn đến chán, chán lại khiến sinh viên mất tập trung. Càng
mất tập trung lại càng không hiểu. Vòng luẩn quẩn cứ thế lặp lại và sự mất tập trung
cứ thế mà giảm dần…

-

Như vậy, có đến 4/8 lý do (1,2,5,6) gây mất tập trung có liên quan đến việc SV học
tập mà không có KHHT, hoặc không biết lập KHHT.

2.2.2.2.
-

Nhận thức của SV về Lập Kế hoạch học tập và chủ động

Với câu hỏi: “Bạn đã biết thế nào là một KHHT, thế nào là một KHHT chủ động?
Bạn tự đánh giá mình đã biết cách thức lập KHHT ?”
Kết quả khảo sát ở biểu đồ sau:

25


×