Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở- chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.7 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan niệm toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể
của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đó là một trong những giá trị tri
thức cách mạng, là ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam đi hết
chặng đường cách mạng này đến chặng đường cách mạng khác, đưa cách
mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác – là một giá trị
khoa học cách mạng giúp chúng ta vượt lên tất cả. Thực tiễn cách mạng Việt
Nam đã hoàn toàn chứng minh điều đó. Đặc biệt là càng những lúc nhiều
khó khăn trở ngại, những lúc chuyển giai đoạn, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
cách mạng Việt Nam càng khẳng định sức sống nổi bật, càng vững bước đi
lên với những bước đi mang tính đột biến, gây rất nhiều ấn tượng… Tất cả
đều nhờ ánh sang tư tưởng Hồ Chí Minh soi dẫn.
Trong giai đoạn hiện nay, nhất là từ khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô sụp đổ, tình hình trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức
tạp, đại biểu cho giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã tỏ thái độ kiên định, dứt khoát, nhấn mạnh hơn,
khẳng định rõ ràng hơn rằng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi quá trình cách mạng Việt Nam.
Vì thế, chúng ta đều có thể nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong mọi vấn
1
đề để vận dụng, để tiếp tục đổi mới và xây dựng đất nước theo con đường
mà Bác Hồ đã chọn.
Là một trong số các môn học chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh,
chuyên đề II tập trung giới thiệu những nội dung cơ bản và mở rộng Tư
tưởng của Người về giáo dục, về công nhân và trí thức, về nông dân – nông
thôn, về thanh thiếu niên và nhi đồng, và về phụ nữ. Đây là những vấn đề lý
luận và thực tiễn rất lớn liên quan đến việc đánh giá, xác định vị trí, vai trò


của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội mà sinh thời được Chủ tịch Hồ Chí
Minh hết sức quan tâm. Sự quan tâm ấy được thể hiện ở nhiều bài nói, bài
viết và hợp thành một hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc của
Người, trở thành nền tảng tư tưởng của cách mạng Việt Nam đối với vấn đề
công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ; đối với vấn đề giáo dục –
đào tạo vốn được coi là quốc sách hàng đầu.
Để góp phần làm rõ và sâu sắc hơn hệ thống những tư tưởng, quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những nội dung trên, nhóm tác giả chúng
tôi mạnh dạn lựa chọn việc giới thiệu chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh II
làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
2. Tình hình nghiên cứu.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, về công nhân, nông dân, trí thức,
thanh niên và phụ nữ thật sự có giá trị to lớn đối với quá trình cách mạng
trong đó có quá trình đổi mới xây dựng đất nước. Do đó, đã có nhiều công
trình nghiên cứu của tập thể và cá nhân các nhà khoa học. Cụ thể là:
Về giáo dục:
- Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Hồ Chí Minh về giáo
dục và đào tạo. Nxb Lao động – xã hội, H, 2007.
2
- Đào Thanh Hải – Minh Tiến (sưu tầm, tuyển chọn): Tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục. Nxb Lao động, H, 2005.
- Phạm Minh Hạc: Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội. Nxb Khoa học xã hội, H, 1996.
- Bộ Giáo dục – đào tạo: Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ
XXI. Nxb CTQG, H, 2002.
Về công nhân:
- Mai Thanh: Giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn và Đảng Cộng
sản trong tiến trình lịch sử. Nxb Lao động, H, 1998.
- Bùi Đình Bôn: Giai cấp công nhân Việt Nam – mấy vấn đề lý luận
và thực tiễn. Nxb Lao động, H, 1999.

- Lê Thanh Hà: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp
công nhân trong thời kỳ đổi mới. Nxb Lao động, H, 2007.
- Đặng Ngọc Tùng: Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nxb Lao động,
H, 2008.
Về nông dân:
- Hội nông dân Việt Nam: Bác Hồ với nông dân, nông dân với Bác
Hồ. Nxb CTQG, H, 2000.
- Nguyễn Khánh Bật: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân.
Nxb Nông nghiệp, H, 2001.
- Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn:
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau. Nxb
CTQG, H, 2008.
3
- Nguyễn Văn Tuấn: Đảng, Bác Hồ với vấn đề tam nông. Nxb CT-
HC, H, 2009.
Về trí thức:
- Hồ Chí Minh: Về trí thức. Nxb CTQG, H, 2005.
- Đỗ Mười: Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất
nước. Nxb CTQG, H, 1999.
- Nguyễn Văn Khánh – Nguyễn Quốc Bảo: Một số vấn đề về trí thức
Việt Nam. Nxb Lao động, H, 2001.
- Trần Đương: Bác Hồ với nhân sỹ, trí thức. Nxb Thông tấn, H, 2005.
- Nguyễn Quốc Bảo – Đoàn Thị Lịch: Trí thức trong công cuộc đổi
mới đất nước. Nxb Lao động, H, 1998.
Về thanh niên:
- Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ. Nxb Thanh niên, H,
1985.
- Trần Quy Nhơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên
trong cách mạng Việt Nam. Nxb Thanh niên, H, 2004.

- Đoàn Nam Đàn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb
CTQG, H, 2008.
- Lê Hữu Ái (chủ biên): Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề
giáo dục thanh niên hiện nay. Nxb Đà Nẵng, 2008.
Về phụ nữ:
- Lê Thi: Chủ tịch Hồ Chí Minh và con đường đưa phụ nữ Việt Nam
đi tới bình đẳng, tự do và phát triển. Nxb Khoa học, H, 1990.
4
- G. Steven: Vai trò của Hồ Chí Minh trong lịch sử tiến bộ của phụ
nữ. Nxb Khoa học xã hội, H, 1990.
- Phạm Hoàng Điệp: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ nữ,
H, 2003.
- Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Nxb Phụ nữ, H, 1990.
Những công trình trên đã bước đầu đặt cơ sở lý luận cho việc nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về các giai cấp, tầng lớp nói chung. Nhiều công
trình đã nêu lên nhiều kiến nghị nhằm thay đổi và bổ sung những chính sách
xã hội đối với công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ để họ có
điều kiện phát triển, phát huy hết vai trò của mình trong sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào một cách đầy
đủ, hệ thống, làm rõ tư tưởng cũng như các quan điểm chỉ đạo của Người về
vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu, làm rõ những cơ sở khách quan, chủ quan hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, về công nhân, nông dân, trí thức, thanh
niên, phụ nữ.
- Nghiên cứu, làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục, cũng như về các giai cấp, tầng lớp: công nhân, nông dân,
trí thức, thanh niên, phụ nữ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để đạt được mục đích trên, đè tài có nhiệm vụ:
5
- Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và về công nhân, nông
dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ được hình thành trong bối cảnh lịch sử cũng
như trên cơ sở lý luận – thực tiễn, khách quan – chủ quan.
- Làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí,
vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo dục; về vị trí, vai trò của công nhân,
nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ trong đời sống xã hội cũng như trong
sự nghiệp cách mạng ở nước ta.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu những cơ sở khách quan và chủ quan, cơ
sở lý luận và thực tiễn ảnh hưởng tới việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục, về công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ.
- Đề tài nghiên cứu, làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục, cũng như những đối tượng mà Người quan tâm là
công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, bao gồm nhiều chuyên đề và
nhiều nội dung khác nhau. Trong khuôn khổ của một đề tài cấp cơ sở, chúng
tôi chủ yếu đi vào nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục, về công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lý luận:
Đề tài được triển khai dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng.
6
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời áp dụng một số phương pháp luận của

Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đề tài đã vận dụng phương pháp tổng hợp mang tính chất liên ngành,
trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và logic.
Ngoài ra, đề tài còn kết hợp các phương pháp khác như: thống kê, so
sánh, phân tích, tổng hợp…
6. Đóng gớp mới về khoa học của đề tài.
- Đề tài đã khái quát lại một cách khá hệ thống, toàn diện những cơ sở
khách quan - chủ quan, cơ sở tư tưởng – lý luận và thực tiễn ảnh hưởng tới
việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; về giai cấp công nhân,
nông dân và tầng lớp trí thức; về thanh niên, phụ nữ.
- Đề tài đã trình bày có hệ thống và tương đối đầy đủ những nội dung
cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, về công nhân, nông dân, trí
thức, thanh niên, phụ nữ.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một nguồn tài liệu quý
góp phần bổ sung, làm phong phú thêm các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
trong chuyên đề II nhằm đáp ứng yêu cầu của việc nghiên cứu, giảng dạy và
học tập.
7. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm các
chuyên đề:
Chuyên đề I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục
7
Chuyên đề II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công nhân
Chuyên đề III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nông dân
Chuyên đề IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Trí thức
Chuyên đề V: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Thanh niên
Chuyên đề VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Phụ nữ
8
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và về công nhân, nông dân, trí

thức, thanh niên, phụ nữ là một trong những nội dung, bộ phận quan trọng
trong hệ thống tư tưởng của Người. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dành phần lớn cuộc đời mình cho sự nghiệp “trồng người”, Người luôn đánh
giá rất cao vị trí, vai trò của giáo dục. Theo Người: giáo dục trở thành điều
kiện, tiền đề cho việc hình thành và phát triển con người. Nó là “vũ khí rất
sắc bén để giúp chúng ta cải tạo con người”. Đồng thời Người cũng luôn
giành cho sự nghiệp giáo dục những tình cảm và sự quan tâm rất đặc biệt.
Người nói: “giáo dục phải phát triển mạnh để phục vụ yêu cầu cách mạng”,
“nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang”. Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc,
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn đặc
biệt quan tâm đến việc tập hợp lực lượng bao gồm tất cả các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội. Những quan điểm của Người về giai cấp công nhân, nông
dân và về các tầng lớp thanh niên, phụ nữ, trí thức thể hiện sự quán triệt và
vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc đánh giá vị trí, vai trò của
các giai cấp, tầng lớp; trong việc xử lý các mối quan hệ dân tộc và giai cấp,
giữa các giai cấp và tầng lớp. Theo Người: “công nhân, nông dân, trí thức
cần phải đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta sẽ khắc phục được mọi khó khăn, trở
ngại, chúng ta sẽ thắng lợi”
1
.
Hiện nay chúng ta đang bước vào một giai đoạn lịch sử mới – giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những quan điểm, tư tưởng đó
của Người vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đó là việc
cần phải luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục, coi trọng việc đào tạo, bồi
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb ST, H, 1987, tr. 484.
9
dưỡng, xây dựng và sử dụng đội ngũ trí thức. Coi trọng và phát huy vai trò
to lớn của giai cấp công nhân, nông dân; củng cố khối liên minh công nông.
Phát huy vai trò của thế hệ trẻ, vai trò của phụ nữ.

Thực tế hơn nửa thế kỷ qua cho thấy, chính nhờ sự quán triệt và vận
dụng một cách đúng đắn và khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp giáo
dục nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu và có ý nghĩa rất quan trọng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp xây dựng giai cấp công nhân, nông
dân; xây dựng đội ngũ trí thức đã có những bước tiến mới về chất. Công tác
giáo dục, rèn luyện thanh niên, công tác vận động phụ nữ cũng đã đạt được
nhiều kết quả. Tuy nhiên cùng với những thành tựu, thắng lợi rất đáng khích
lệ, công tác giáo dục cũng như các vấn đề về công nhân, nông dân, trí thức,
thanh niên, phụ nữ vẫn còn những yếu kém, bất cập trước yêu cầu đặt ra của
sự nghiệp đổi mới. Bởi vậy việc học tập những quan điểm Hồ Chí Minh,
quán triệt những lời dạy của Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa giúp ích cho
chúng ta về mặt nhận thức mà còn cần thiết phải tiếp tục vận dụng, quán
triệt, nhằm mang lại những hiệu quả thiết thực đối với sự nghiệp giáo dục –
đào tạo, đối với việc phát huy vai trò của các giai cấp, tầng lớp: Công nhân,
nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ trong thời lỳ mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”./.
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lê Hữu Ái (chủ biên): Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo
dục thanh niên hiện nay. Nxb Đà Nẵng, 2008.
2. Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam. Nxb Phụ nữ, H, 1982.
3. Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Nxb Phụ nữ, H, 1990.
4. Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ. Nxb Thanh niên, H, 1985.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb CTQG,
H, 2009.
6. TS. Nguyễn Quốc Bảo – Th.s. Đoàn Thị Lịch: Trí thức trong công cuộc
đổi mới đất nước. Nxb Lao động, H, 1998.
7. PGS.TS. Nguyễn Quốc Bảo: Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề taaph hợp,
xây dựng, sử dụng trí thức. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, 1-

2009.
8. TS. Nguyễn Khánh Bật (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
nông dân. Nxb CTQG, H, 2001.
9. TS. Bùi Đình Bôn: Giai cấp công nhân Việt Nam – mấy vấn đề lý luận và
thực tiễn. Nxb Lao động, H, 1999.
10. C.Mác – Ăngghen với vấn đề giải phóng phụ nữ. Nxb ST, H, 1967.
11
11. C.Mác – Ăngghen, Lênin, stalin về vấn đề giải phóng phụ nữ. Nxb ST,
H, 1967.
12. C.Mác – Ăngghen, Lênin, stalin: Bàn về giáo dục. Nxb ST, H, 1976.
13. Phạm Hoàng Điệp: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ nữ.
Nxb Văn hóa thông tin, H, 2008.
14. TS. Đoàn Nam Đàn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục thanh niên.
Nxb CTQG, H, 2008.
15. Trần Đương (biên soạn): Bác Hồ với nhân sĩ trí thức. Nxb Thông tấn, H,
2005.
16. TS. Dương Tự Đam: Giáo dục thanh niên về tư tưởng, văn hóa Hồ Chí
Minh. Tạp chí tư tưởng – Văn hóa, số 3-2004.
17. Đào Thanh Hải – Minh Tiến (sưu tầm, tuyển chọn): Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục. Nxb Lao động, H, 2005.
18. Phan Hiền: Bác Hồ với sự nghiệp trồng người. Nxb Trẻ, 2002.
19. TS. Bùi Thị Thu Hà: Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thanh – thiếu niên và
học sinh – sinh viên. Nxb Hồng Đức, 2008.
20. Nguyễn Đình Hòa: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau. Tạp chí cộng sản, số 775/2007.
21. Lý Thị Bích Hồng: Quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính
trị cho thanh niên. Tạp chí Lý luận chính trị, số 3 – 2007.
22. Hội Nông dân Việt Nam: Bác Hồ với nông dân, nông dân với Bác Hồ.
Nxb CTQG, H, 2000.
23. PGS. TS. Nguyễn Văn Khánh – TS. Nguyễn Quốc Bảo: Một số vấn đề

trí thức Việt Nam. Nxb Lao động, H, 2001.
12
24. GS. Vũ Khiêu: Trí thức Việt Nam thời xưa. Nxb Thuận Hóa, Huế, 2006.
25. Đặng Thị Lương: Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ trong cách
mạng Việt Nam. ( Luận văn Thạc sỹ khoa học lịch sử. Mã số: 50316), H,
1993.
26. Lênin với vấn đề giải phóng phụ nữ. Nxb phụ nữ, H, 1970.
27. TS. Đinh Xuân Lý: Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb
CTQG, H, 2003.
28. V.I.Lênin: Bàn về thanh nien. Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981.
29. Hồ Chí Minh: Vấn đề trí thức và cách mạng. Nxb ST, H, 1976.
30. Hồ Chí Minh: Về giáo dục thanh niên. Nxb Thanh niên, H, 1977.
31. Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên. Nxb Thanh niên, H,
1999.
32. Hồ Chí Minh: Bàn về thanh niên. Nxb Thanh niên, H, 1970.
33. Hồ Chí Minh: Về vai trò và nhiệm vụ của thanh niên. Nxb ST, H, 1978.
34. Đỗ Mười: Trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và xây dựng đất
nước. Nxb CTQG, H, 1995.
35. Nhiều tác giả: Bác Hồ cầu hiền tài. Nxb Thông tấn, H, 2007.
36. Nhiều tác giả: Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo. Nxb Lao động xã
hội, H, 2007.
37. TS. Trần Thanh Nam: Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục
thanh niên hiện nay. Tạp chí Tư tưởng văn hóa. Số 10/2003.
38. Trần Quy Nhơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau. Nxb Giáo dục, H, 2004.
13
39. PGS. TS. Bùi Đình Phong: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nền giáo dục cách
mạng Việt Nam. Tạp chí Cộng sản, số 11/2004.
40. Trương Thị Phúc: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ
nữ với việc thực hiện trong thời kỳ đổi mới. ( Luận văn Thạc sỹ Khoa học

chính trị), H, 2006.
41. Trịnh Quốc Tuấn: Những bài học từ quan điểm của Lênin về trí thức.
Tạp chí Thông tin KHXH, số 4/1996.
42. Trịnh Quốc Tuấn: Bài học từ những quan điểm cuarHoof Chí Minh về trí
thức. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2/2001.
43. Nguyễn Thanh Tuấn: Một số vấn đề của trí thức Việt Nam. Nxb CTQG,
H, 1998.
44. Văn Tùng: Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động thanh niên. Nxb
Thanh niên, H, 2002.
45. TS. Phạm Văn Thanh: Công tác giáo dục thanh niên hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh. Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2002.
46. GS. Văn Tạo: Đổi mới tư duy về giai cấp công nhân – kinh tế tri thức và
công nhân tri thức. Nxb CTQG, H, 2008.
47. Chu Thái Thành: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục, đào tạo
nhân tài. Tạp chí Cộng sản, số 11 – 2004.
48. Chương Thâu: Góp phần tìm hiểu Nho giáo – Nho sỹ - trí thức Việt Nam
trước 1945. Nxb CTQG, H, 2007.
49. Lê Thi: Chủ tịch Hồ Chí Minh và con đường đưa phụ nữ Việt Nam đi tới
bình đẳng, tự do, phát triển. Nxb Khoa học Hà Nội, H, 1990.
14
50. Dương Thoa: Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam. Nxb Phụ nữ, H,
1982.
51. G.Steven: Vai trò của Hồ Chí Minh trong lịch sử tiến bộ của phụ nữ.
( hội thảo quốc tế về Hồ Chí minh). Nxb KHXH, H, 1990.
52. Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ của Đảng: Hồ Chí Minh về giáo dục
và đào tạo. Nxb Lao động xã hội, H, 2007.
53. Vũ Văn Gầu – Nguyễn Anh Quốc: Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp
phát triển giáo dục. Nxb CTQG, H, 2005.
54. TS. Lê Văn Yên (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Nxb
Lao động, H, 2006.

15
NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Quốc Bảo
Thư ký đề tài: CN. Nguyễn Mai Lan.
Cộng tác viên: Th.s. Đinh Ngọc Tường
Th.s. Lê Đình Năm
Th.s. Lê Thị Thảo
16

×