Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Luận án XƯNG HÔ TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.54 KB, 102 trang )

1. Lớ do chn ti.
Vấn đề xng hô là vấn đề quan trọng, không thể thiếu trong giao tiếp ngôn
ngữ. Nhng đến nay, nó cha đợc nghiên cứu đầy đủ, nhất là trong văn bản hành
chính . Lựa chọn đề tài này là việc làm góp phần làm sáng tỏ lí thuyết giao
tiếp ,lớ thuyt v xng hụ, v vn bn hnh chớnh, đồng thời góp phần vào việc
nõng cao k nng soạn thảo văn bản hành chính
2. Lch s vn .
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về xng hô trong tiếng Việt
và những công trình nghiên cứu về các phơng diện khác của văn bản hành chính.
Tuy nhiên cha có công trình nào nghiên cứu tập trung và có hệ thống về xng hô
trong văn bản hành chính
2.1. V xng hụ
õy l vn c t ra khi quan tõm n ngụn ng trong hot ng giao
tip . Mt hot ng giao tip u din ra vi s tham gia ca cỏc nhõn t giao
tip . Cỏc nhõn t giao tip to nờn hot ng giao tip, chi phi hot ng giao
tip v cng chu nh hng ca hot ng giao tip . Vỡ th vic nghiờn cu
ngụn ng trong hot ng giao tip khụng th khụng chỳ ý n cỏc nhõn t giao
tip.
Kt qu nghiờn cu ca cỏc cụng trỡnh trờn u rt hu ớch cho s nghiờn
cu ca chỳng tụi . Tuy nhiờn, ti nghiờn cu ca chỳng tụi gii hn trong
phm vi Xng hụ trong vn bn hnh chớnh ting Vit . Phm vi giao tip ny cú
mt s c im nht nh , chỳng chi phi vic s dng t xng hụ v cỏch
xng hụ
Trong s cỏc nhõn t giao tip thỡ cỏc nhõn vt giao tip chim mt vai trũ
quan trng . Nhõn vt giao tip gm ngi núi SP1 v ngi nghe SP2. Hai
1


nhân vật giao tiếp đổi vai cho nhau , có quan hệ tương tác và thể hiên tình cảm
thái độ đối với nhau trong quá trình giao tiếp . Quan hệ giữa các nhân vật giao
tiếp thể hiện trước hết ở sự xưng hô, từ ngữ xưng hô và cách xưng hô .


Xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ đã được quan tâm nghiên cứu trong nhiều
công trình :
- Trong các công trình về ngữ pháp tiếng Việt thường phân xuất lớp đại từ
xưng hô . Lớp từ này trong tiếng Việt tuy không biến đổi hình thái, nhưng qua
cách dùng trong giao tiếp thường được phân biệt theo ba ngôi , và theo số : số
đơn và số nhiều . Ngoài các đại từ xưng hô , tiếng Việt còn dùng danh từ thân
tộc , tên riêng, từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ ...để xưng hô. Các tác giả Nguyễn
Văn Chiến ( Từ xưng hô trong tiếng Việt Nam - trong sách Những vấn đề ngôn
ngữ và văn hóa , 1993), Nguyễn Phú Phong ( Đại danh từ nhân xưng tiếng Việt
– TC Ngôn ngữ số 1/1996) đã dành cho lớp từ xưng hô tiếng Việt một vị trí
thích đáng.
- Một số công trình nghiên cứu về đặc điểm xưng hô trong ngôn ngữ của
một dân tộc , hoặc so sánh đối chiếu xưng hô trong hai ngôn ngữ với nhau . Các
luận án tiến sĩ của Phạm Ngọc Thưởng “Các cách xưng hô trong tiếng Nùng “
bảo vệ năm 1998, của Phạm Ngọc Hàm “Đặc điểm và cách sử dụng của lớp từ
ngữ xưng hô tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt “ bảo vệ năm 2004, “
Đặc điểm xưng hô của người Hàn và người Việt” của Lã Thị Thanh Mai năm
2014, bài viết “ Mấy nhận xét về từ xưng hô tiếng Việt và tiếng Hàn Quốc “ của
Nguyễn Minh Thuyết – Kim Young Soo ( trong sách Tương đồng văn hóa Việt
Nam – Hàn Quốc, Nxb Hà Nội, 1996) , bài “ Một số đặc điểm văn hóa Nhật –
Việt qua việc khảo sát hệ thống từ xưng hô” của Hoàng Anh Thi ( Tạp chí Ngôn
ngữ số 1/1995)... thuộc loại này . Những công trình này chỉ ra sự đồng nhất và
khác biệt về hệ thống từ xưng hô và đặc điểm trong cách xưng hô của các dân
tộc . Những đặc điểm đó gắn liền với các đặc điểm văn hóa dân tộc
2


-Có những công trình nghiên cứu về xưng hô và từ xưng hô trong nội bộ
tiếng Việt, nhưng quan tâm đến sự khác biệt trong xưng hô giữa các phương ngữ
: Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương ngữ tiếng Việt , luận án tiến sĩ

ngôn ngữ học của Lê Thanh Kim, năm 2002. Công trình này cho thấy các
phương ngữ của tiếng Việt có những khác biệt về hệ thống từ xưng hô và cách
xưng hô khi giao tiếp trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng, anh em, trong
dòng họ thân tộc và rộng ra trong xã hội.
-Nhiều công trình dành cho từ xưng hô và cách xưng hô của người Việt
trong các phạm vi và lĩnh vực giao tiếp khác nhau . Sự liên thông và sự khác biệt
giữa xưng hô trong gia đình và xưng hô ngoài xã hội của người Việt đã được
luận án tiến sĩ của Bùi Minh Yến bảo vệ năm 2001 ( Từ xưng hô trong gia đình
đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt ) chú ý đến . Có những lĩnh vực hẹp
hơn trong giao tiếp ngôn ngữ của người Việt đã được chú ý đến về mặt từ xưng
hô như Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong cộng đồng công giáo
Việt của Trương Thị Diễm ( Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 12/2012) hoặc
Xưng và gọi trong hoạt động hành chính ở một xã thuộc đồng bằng Bắc bộ; tôn
ti và bình đẳng ( trong sách Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính , Nxb Văn hóa
thông tin năm 2000)
-Dưới góc độ của Ngôn ngữ học xã hội , tác giả Nguyễn Văn Khang đã phân
xuất 13 cách xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ , đồng thời chỉ ra rằng có nhiều
nhân tố tác động đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô , trong đó có bối cảnh cụ thể ,
có nhân tố quyền lực và thân hữu ( Ngôn ngữ học xã hội – Nxb Giáo dục Việt
Nam, năm 2012, tr 361- 371). Tuy nhiên, đây mới là những nhận định về xưng
hô trong giao tiếp ngôn ngữ nói chung, cần được vận dụng cụ thể vào từng lĩnh
vực giao tiếp, trong đó có giao tiếp thông qua văn bản hành chính

3


Những ý kiến và quan niệm về xưng hô trong giao tiếp mà các công trình nêu
trên đã trình bày là những cơ sở và gợi ý cho chúng tôi trong quá trình triển khai
đề tài.
2.2.Về văn bản hành chính

Những nghiên cứu về văn bản hành chính có thể tập hợp thành ba loại :
- Những công trình bàn về Quy cách và kĩ thuật soạn thảo văn bản hành
chính . Những công trính này xuất phát từ những đặc điểm về chức năng, về kết
cấu, về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính để đề xuất quy cách và kĩ
thuật soạn thảo văn bản , có tác dụng hướng dẫn như một cẩm nang cho người
soạn thảo . Đó là các công trình : Kĩ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản
lí nhà nước ( Bùi Khắc Việt , KHXH, 1997 ) , Soạn thảo và xứ lí văn bản trong
công tác của cán bộ quản lí và lãnh đạo ( Nguyễn Văn Thâm,Nxb Sự thật,
2004), Kĩ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lí hành chính nhà nước
( Học viện hành chính quốc gia, KHKT, 2008), ...Những công trình này hướng
đến kĩ thuật xây dựng văn bản hành chính ở nhiều phương diện khác nhau, trong
đó việc sử dung từ ngữ xưng hô chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp
- Những công trình về Phong cách học tiếng Việt, trong đó dành một hai
chương trình bày về phong cách ngôn ngữ hành chính trong hệ thống các phong
cách chức năng ngôn ngữ .Tiêu biểu là Phong cách học tiếng Việt của Đinh
Trọng Lạc, ĐHQGHN, 1997;Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của
Cù Đình Tú , ĐH & THCN, 1983;Phong cách học tiếng Việt của Đinh Trọng
Lạc và Nguyễn Thái Hòa , Nxb Giáo dục , 1995...Ở những công trình này nhiều
phương diện khác nhau trong văn bản hành chính được đi sâu nghiên cứu : khái
niệm , chức năng và những đặc trưng cơ bản của văn bản hành chính, đặc điểm
về kết cấu, về các phương tiện từ ngữ, câu và đoạn ...Tuy nhiên , từ xưng hô và
cách xưng hô chưa được quan tâm thích đáng hoặc không được đề cập đến .
4


- Những công trình dành riêng cho những phương diện bộ phận , có tính
chuyên sâu của văn bản hành chính . Trong đó có luận văn thạc sĩ Câu trong
văn bản hành chính của Đỗ Thanh Nga, ĐHSPHN, 2003,các luận án tiến sĩ:
Hành động ngôn từ cầu khiến trong văn bản hành chính của Vũ Ngọc Hoa,
ĐHSPHN, 2012, Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản quản lí nhà nước qua

phương pháp phân tích diễn ngôn của Nguyễn Thị Hà, ĐHQGHN, năm
2010...Tuy thế ,chưa có công trình nào dành riêng cho xưng hô trong văn bản
hành chính.
Như thế có thể nhận thấy số lượng các công trình nghiên cứu hay giảng dạy
về văn bản hành chính không phải là ít, nhưng tựu chung các công trình này tập
trung vào khảo sát một số phương diện là : chức năng, các loại văn bản, đặc
trưng văn bản và đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản hành chính ( về từ ngữ, câu
văn, đoạn văn, cấu trúc văn bản...). Vấn đề xưng hô trong văn bản hành chính
chưa được quan tâm đến, chưa có công trình nào dành riêng cho từ ngữ xưng
hô , cách thức xưng hô và những vấn đề liên quan đến xưng hô trong văn bản
hành chính .
Những vấn đề khái quát và những đặc điểm của văn bản hành chính về mặt
ngôn ngữ mà các công trình trên đã đúc rút là cơ sở cho chúng tôi đi vào tìm
hiểu về xưng hô trong văn bản hành chính .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là từ ngữ dùng để xưng hô và cách thức
xưng hô trong văn bản hành chính tiếng Việt
- Phạm vi nghiên cứu: văn bản hành chính bằng tiếng Việt trong thời kì hiện
nay, bao gồm loại văn bản quản lí nhà nước và văn bản hành chính thông thường
4. Nhiệm vụ nghiên cứu :
5


-Tỡm hiu v h thng húa nhng vn lớ lun cn thit v xng hụ trong
giao tip ngụn ng :khỏi nim xng hụ, chc nng ca xng hụ, nhng phng
tin xng hụ, quan h gia xng hụ vi cỏc nhõn t giao tip
-Tỡm hiu v h thng húa nhng vn lớ lun c bn v vn bn hnh
chớnh : khỏi nim v cỏc loi vn bn hnh chớnh, c im v phng tin ngụn
ng , c im v cỏc nhõn t giao tip ca vn bn
-Kho sỏt v t ng v cỏch thc xng, hô trong văn bản hành chính : xác định

khái niệm xng và hô; sự phụ thuộc của xng và hô vo vị thế của các vai giao tiếp;
những phơng tiện xng và hô trong văn bản hành chính; tớnh biểu cảm và lịch sự
trong xng hô ở văn bản hành chính
5. Mc ớch nghiờn cu
- Góp phần hoàn thiện lí thuyết về giao tiếp nói chung và xng hô trong giao
tip nói riêng
- Góp phần làm sáng tỏ đặc trng của văn bản hnh chinh và giao tiếp trong
lĩnh vực hành chính nht l xng hụ trong giao tip bng vn bn hnh chớnh
- Góp phần nõng cao k nng soạn thảo văn bản hành chính , khắc phục
những thiếu sót trong thực tiễn soạn thảo
- Làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu tiếng Việt và dạy học
tiếng Việt, nhất là ở phong cách ngôn ngữ hành chính
6. Phng phỏp nghiờn cu : Một số phơng pháp nh phân tích diễn ngôn,
điều tra xã hội học, so sánh đối chiếu.
-Phng phỏp phõn tớch din ngụn

6


Phương pháp phân tích diễn ngôn được sử dụng để lí giải việc sử dụng các từ
ngữ xưng hô trong văn bản hành chính ; nghiên cứu những phương thức thể hiện
biểu cảm và lịch sự trong xưng hô ở văn bản hành chính,...
-Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để điều tra việc sử dụng các
từ ngữ xưng hô trong văn bản hành chính.
-Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng để tìm ra những điểm giống và
khác nhau giữa cách xưng hô trong văn bản hành chính với cách xưng hô trong
các lĩnh vực khác,...


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong chương 1 của luận án, chúng tôi nêu lên cơ sở lí luận của đề tài
trên cơ sở tổng quan những thành tựu nghiên cứu về lí thuyết xưng hô trên thế
giới cũng như ở Việt Nam. Cách làm này sẽ cho chúng tôi một cái nhìn toàn
diện về vấn đề xưng hô trong văn bản hành chính và làm kim chỉ nam để triển
khai các nội dung tiếp theo.
1.1. Xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ
1.1.1. Khái niệm xưng hô
Trong đời sống xã hội, giao tiếp là cách để con người trao đổi với nhau.
Đối với giao tiếp, xưng hô là một phần không thể thiếu. Vậy xưng hô là gì? Nói
một cách dễ hiểu, đó là phương thức con người tự xưng mình và gọi người khác
7


khi đang nói chuyện với nhau. Liên quan trực tiếp đến xưng hô là vấn đề ngôi
thứ. Vậy ngôi là gì? Ngôi là phạm trù ngữ pháp gắn với các loại từ như đại từ,
động từ…biểu thị vị trí của các nhân vật trong giao tiếp (người nói, người nghe
hay nhân vật được nói đến). Như vậy, ngôi xưng hô là phạm trù ngữ pháp dùng
để tự xưng mình và gọi người khác khi giao tiếp với nhau để biểu thị vị trí của
các nhân vật trong giao tiếp hoặc để biểu thị tính chất của mối quan hệ của các
bên giao tiếp với nhau.Vậy xưng hô được định nghĩa như thế nào? Có nhiều
định nghĩa về xưng hô, chúng tôi nêu lên một số định nghĩa như sau:
Một số chuyên gia Hàn Quốc như Park Jeong Un, Lee Seon Ung, Lee Mu
Yong, Han Kap Su cho rằng “Xưng hô là hình thái ngôn ngữ gọi trực tiếp” hoặc
“xưng hô là lời gọi người nào đó” hay “xưng hô phản ánh mối quan hệ của
người nói và người nghe” [dẫn theo Lã Thị Thanh Mai, luận án Đặc điểm xưng
hô của người Hàn và người Việt, tr. 14].
Theo tác giả Nguyễn Văn Khang [Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã
hội, Nxb Khoa học Xã hội,1999], xưng hô là lớp từ dùng để chỉ "tự gọi tên mình

(xưng) và gọi tên người khác" (hô) khi giao tiếp.
Nguyễn Văn Chiến trong Từ xưng hô trong tiếng Việt, Kỉ yếu Những vấn
đề ngôn ngữ và văn hóa, Hội ngôn ngữ học Việt Nam (1993) trang 64 nêu lên
rằng “ Xưng hô là một hành vi được thực hiện trong giao tiếp”
Tác giả Phạm Ngọc Thưởng trong luận án tiến sĩ Các cách xưng hô trong
tiếng Nùng, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1998, trang 15 cho rằng “Xưng hô là
hành động ngôn ngữ của các nhân vật hội thoại – người nói và người nghe.
Nhân vật hội thoại sử dụng các đơn vị ngôn ngữ một cách thường xuyên, liên
tục để đưa mình vào trong lời nói (hành động xưng – ngôi 1) và đưa người đối
thoại vào trong lời nói (hành động hô – ngôi 2)”.
Bùi Minh Yến trong Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã hội
cho rằng “Khái niệm xưng hô được ý thức như một hành vi ngôn ngữ có chức
năng xác lập vị thế xã hội của những người tham gia giao tiếp và tương quan
8


tâm thế giữa họ với nhau trong quá trình giao tiếp. Khi thực hiện chức năng này,
hành vi ngôn ngữ xưng hô đồng thời đảm nhận nhiệm vụ khác tạo ra sự tương
tác ngôn ngữ cho cuộc thoại, điều chỉnh cuộc thoại theo đích đã định, bảo đảm
hiệu lực hành vi”.
Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Đà Nẵng, năm 2004
định nghĩa về hai khái niệm “xưng” và “xưng hô” như sau:
“Xưng” là:
(1) Tự gọi mình là gì đó khi nói chuyện với ai nhằm làm rõ mối quan hệ
giữa mình với người đó;
(2) Tự trao cho mình một danh hiệu cao quý nào đó và tuyên bố để mọi
người biết ;
(3) Tự nói ra những điều liên quan đến mình cho người khác biết.
“Xưng hô” là:
(1) Tự xưng và gọi người khác là ai đó khi nói với nhau nhằm làm rõ mối

quan hệ giữa hai bên”;
(2) Xưng hô đòi hỏi phải có mặt hai bên: Người nói và người nghe cùng
giao tiếp với nhau;
(3) Xưng hô là hoạt động thường xuyên, xuất hiện trong cả lời người nói
và lời người nghe.
Hầu hết các tác giả cùng thống nhất cho rằng xưng hô là một hành vi giao
tiếp, trong đó có các nhân vật hội thoại đồng thời phản ánh mối quan hệ liên
nhân giữa người đối thoại với nhau. Tựu chung lại, chúng tôi cho rằng xưng hô
là một hành động ngôn ngữ diễn ra trong hội thoại. Khi các nhân vật hội thoại
lựa chọn và sử dụng các từ hô gọi sẽ phản ánh cách ứng xử văn hóa và quan hệ
giao tiếp của người nói và người nghe. Sau đây chúng tôi sẽ gọi là SP1(người
tham gia giao tiếp thứ nhất) và SP2 (người tham gia giao tiếp thứ hai) và SPn
(người tham gia giao tiếp thứ n).

9


Trong diễn ngôn, xưng hô được hiểu như thế nào? Thực tế cho thấy
những lượt lời thường diễn ra trong quá trình trao đáp do đó những tín hiệu
xưng hô sẽ không thể thiếu. Chúng tôi cho rằng xưng hô là một bộ phận của diễn
ngôn, là một thành tố không thể vắng mặt trong quá trình giao tiếp. Nguyễn Đức
Tồn đã đúc kết lại rằng xưng là tự gọi mình là gì đó khi nói với người khác biểu
thị tính chất mối quan hệ giữa mình với người ấy. Còn hô là gọi người nói
chuyện với mình là gì đó, biểu thị tính chất mối quan hệ giữa mình với người ấy.
Ví dụ như đoạn hội thoại sau:
An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn
với:
- Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé (1)
- Ừ. Em cứ ngủ đi (2)
(Thạch Lam - Hai đứa trẻ)

Trong ví dụ trên, ở câu (1) từ xưng là em và từ hô là chị; trong câu (2) từ
hô là em.
Từ sự phân tích trên cho thấy xưng hô là hành động của ngôn ngữ mà
người nói tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi họ đang giao tiếp với
nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ. Cần phải phân biệt giữa xưng hô và
hô gọi. Hô gọi cũng là một hành động ngôn ngữ nhưng chức năng chính của nó
là để thu hút sự chú ý của người đối diện, hoặc phát tín hiệu cho người đối diện
biết rằng người hô gọi muốn giao tiếp với anh ta. Hô gọi thường diễn ra ít lần
trong cuộc giao tiếp. Hô gọi là hành động chỉ của người nói. Còn xưng hô là
hành động diễn ra thường xuyên, liên tục trong các diễn ngôn, trong những lượt
lời của những người tham gia giao tiếp.
Tựu chung lại, khi nhân vật lựa chọn một từ xưng hô nào đó để xưng hô
với người tham gia giao tiếp thì ngay lúc đó anh ta đã xác định và mặc nhiên bị
lệ thuộc vào cái khung quan hệ của mình với đối tác do chính từ xưng hô mang
lại. Như thế xưng hô liên quan đến khái niệm nhân vật giao tiếp. Xưng hô gắn
10


liền với các nhân tố khi giao tiếp: người nói, người nghe, đối tượng được nói
đến, hoàn cảnh giao tiếp, đề tài và mục đích giao tiếp. Xưng là tự gọi mình là gì
đó khi nói chuyện với người khác; biểu thị mối quan hệ giữa mình với người ấy.
Hô là gọi người nói chuyện với mình là gì đó; biểu thị mối quan hệ giữa mình và
người nói chuyện với mình. Có thể khái quát lại rằng Xưng là hành động mà
người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào trong lời nói, để người
nghe biết rằng mình đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đó
là hành động tự quy chiếu của người nói. Hô là hành động người nói dùng một
biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe vào lời nói.
1.1.2. Các chức năng của xưng hô trong giao tiếp
Các chức năng của xưng hô trong giao tiếp được thể hiện ở ba phương
diện là chức năng định vị, chức năng chiếu vật và chức năng thể hiện quan hệ

liên nhân.
1.1.2.1. Chức năng định vị của từ xưng hô
Trong công trình Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Đỗ Hữu Châu khẳng định
“Trong ngôn ngữ, tất cả các câu nói, bằng cách này hay cách khác đều phải có
yếu tố đóng vai trò định vị”. [Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ
vựng, Tái bản lần thứ hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 130).
Chức năng định vị của xưng hô có tác dụng tự bộc lộ vị thế của các nhân
vật giao tiếp. Đó là vị thế trên hay dưới, hoặc ngang bằng giữa các nhân vật giao
tiếp. Để sử dụng danh từ xưng hô đúng, bản thân người giao tiếp cần định vị vị
thế của mình đối với đối tượng giao tiếp.
Đại từ nhân xưng hay đại từ xưng hô hay đại từ chỉ ngôi là những đại
từ dùng để chỉ và đại diện hay thay thế cho một danh từ để chỉ người và vật khi
ta không muốn đề cập trực tiếp hoặc lặp lại không cần thiết các danh từ ấy. Tất
cả các ngôn ngữ trên thế giới đều chứa đựng đại từ nhân xưng. Đại từ nhân xưng
trong một số ngôn ngữ thường chia theo ngôi và theo số ít hay số nhiều.
Đại từ nhân xưng có thể được phân thành 3 loại (theo các ngôi giao tiếp):
11


- Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. (chỉ người đang nói: tôi, tao, tớ, mình,
bọn mình, chúng ta,...).
- Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. (chỉ người đang giao tiếp cùng: bạn, cậu,
mày, anh, chị,....).
- Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. (chỉ những người không tham gia giao
tiếp nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp: nó, anh ta, hắn, y, bọn ấy,...).
Trong mỗi loại trên lại chia ra: số ít (tôi) - số nhiều (chúng tôi, bọn tôi).
Đối với ngôi thứ nhất số ít. Khi nói chuyện với mọi người, tùy trường
hợp, tương quan tuổi tác, liên hệ bà con, mức độ thân sơ, mà tự xưng bằng
những danh từ thân tộc hay nhân xưng đại từ khác nhau:
- Con, với ông bà, cha mẹ, những người bà con ngang vai với ông bà, cha

mẹ, với thầy cô giáo (ngày xưa); với những người già.
- Cháu, với ông bà, chú bác cô dì, với những người ngang tuổi với ông bà,
cha mẹ.
- Em, với anh chị; với những người hơn tuổi, hơn chức phận, với chồng
(nếu người nói là nữ), hoặc người đàn ông nào mà đương sự muốn dùng tiếng
xưng hô này để biểu lộ tình cảm, với thầy cô giáo (ngày nay).
- Chị, với các em, với những người mà đương sự coi là đáng em của
mình.
- Cô, dì, bác, thím,... với các cháu theo tương quan họ hàng, với người
nhỏ tuổi được đương sự coi như con cháu. Mẹ, má, me,... với các con.
- Tôi, với tất cả mọi người.
- Tao, ta, với một số người, khi đương sự không cần giữ lễ, hoặc muốn
biểu lộ uy quyền, hoặc sự tức giận.
- Về ngôi thứ hai số ít, trong tương quan cha – con, mẹ - con, khi đối
thoại, cha mẹ gọi con bằng con hoặc mày. Cũng có đôi trường hợp, đối với
người con đã có gia đình, có chức phận, người Bắc ngày trước kiểu cách gọi
bằng anh, bằng chị. Đối lại, con gọi cha mẹ bằng rất nhiều tiếng: cha, bố, ba,
12


thầy, cậu, tía; mẹ, má, mợ, me, măng, bu, bầm, u,... Nói chuyện với một người
trong vòng bà con, người ta sẽ gọi theo vai vế: bác, chú, cậu, dượng, cô, dì,
thím, bác gái; anh, chị, dượng nó, chú nó,... Nói chuyện với người ngoài, người
ta xưng theo tuổi: cụ, ông, bà, anh, chị, chú, mày,...
Ngoài ra có các đại từ tôn trọng danh xưng như: đức, quý, ngài, đấng,
bậc hay nhục mạ, hạ thấp: thằng, đồ, con, hắn,...
Bên cạnh đó cũng có nhiều đại từ nhân xưng dùng để chỉ về bản thân
đặt trong mối liên hệ với tuổi tác, học vị, tôn giáo, chức vụ,... phần nhiều có
nguồn gốc từ Hán Việt như: bần tăng, bần ni, bần đạo, bổn quan, bổn công
tử, bổn cô nương, bổn tướng, lão phu, tiểu tử, tiên sinh, lão đây, công tử, thiếu

gia, đại gia, lão gia, tiểu thư, người anh em, vị huynh đài, huynh đệ, lão
huynh, lão đệ, lão đại, sư huynh, sư đệ, sư muội, tiểu muội, muội muội, sư
phụ, đệ tử, công công, cách cách, mỗ, cô (hoàng đế tự xưng), gia (hoàng thái
tử tự xưng), bổn hoàng, tỷ tỷ, sư tỷ, nghĩa phụ, nghĩa huynh, nghĩa muội,
nghĩa

điệt,

điệt

nhi,

hiền

đệ,

hiền

điệt,

huynh

đài,...

[ />Đại từ dùng để xưng hô trong giao tiếp gắn liền với ba chức năng cơ bản:
- Chức năng làm đại từ nhân xưng. Ví dụ: Tôi đã làm xong công việc. Đây
là một câu kể và người xưng chính là nhân vật tôi
- Chức năng thứ hai là đại từ dùng để hô. Ví dụ: Ai gặp cậu đấy? Đại từ
nhân xưng ai là đối tượng được hô và là người thứ ba được nhắc tới trong giao
tiếp.

- Chức năng thứ ba là đại từ dùng chỉ định (chỉ trỏ). Ví dụ: Khi nói
chuyện, người nói chuyện xưng (ngôi thứ nhất – SP1), hô – người đối diện nói
chuyện (ngôi 2 – SP2), và một đối tượng khác (ngôi thứ 3 – SP3). Chính vì thế,
xưng hô của những người tham gia giao tiếp đã tạo nên vấn đề về ngôi và vai
giao tiếp.

13


Để tiến hành giao tiếp thì người tham gia giao tiếp phải thiết lập được
quan hệ giao tiếp. Vai giao tiếp là cương vị xã hội của một cá nhân nào đó giữ
trong một hệ thống các quan hệ xã hội và được hình thành trong quá trình xã hội
hóa cá nhân. Một bộ vai được hợp thành từ quan hệ của cá nhân với những đối
tượng chiếm cương vị khác mà cá nhân liên quan. Con người là tổng hòa của
các mối quan hệ xã hội cho nên một người sẽ có nhiều vai khác nhau. Ví dụ:
một người đàn ông trong gia đình là vai con với cha mẹ, vai bố với các con của
anh ta, vai chồng với người phụ nữ mà anh ta kết hôn và vai đồng nghiệp với
những người bạn cùng công tác trong cơ quan của anh ta. Bên cạnh việc ý thức
về vai giao tiếp của mình, người tham gia giao tiếp phải nhận thức được vai giao
tiếp của người đối thoại. Tức là phải nhận thức được mình trong quan hệ với
người khác và nhận biết những đặc điểm về người đối thoại như tuổi tác, địa vị,
nhân cách, lối sống… Những yếu tố này chi phối đến việc sử dụng từ xưng hô.
Theo Lyons (1980) thì “Trong phần lớn những tương tác xã hội, những người
tham dự không có một khó khăn nào để quyết định họ có cùng hay không cùng
vị thế xã hội là một quy ước có tính văn hóa cộng đồng. Trong trường hợp vị thế
xã hội không bình đẳng thì người nào là bậc trên, người nào là bậc dưới cũng
được xác định rõ ràng. Trong trường hợp vị thế bình đẳng thì họ có ý “xưng
khiêm, hô tôn”. Đây là một điều phổ biến trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới.”
Lyons, J (1980), Ngữ nghĩa ngôn ngữ học (bản dịch tiếng Việt), Viện thông tin
khoa học xã hội, Hà Nội.Việc định vị bản thân trong quá trình giao tiếp thể hiện

ở cách sử dụng từ xưng hô. Trước một khách thể có vị thế cao hơn mình, chủ thể
giao tiếp thường dùng từ xưng hô khác với người ở vị thế thấp hơn hay ngang
bằng với mình; trước một khách thể có vị thế cao hơn mình, chủ thể giao tiếp
thường hướng tới sử dụng những từ xưng hô chuẩn mực, lịch sự và trang trọng.
Như thế trong một diễn biến giao tiếp, hình thức ngôn ngữ biểu thị vị thế của
người giao tiếp là từ xưng hô.
1.1.2.1. Chức năng chiếu vật của từ xưng hô
14


Chức năng chiếu vật: quy chiếu vào các nhân vật giao tiếp (người nói tự
quy chiếu về mình và quy chiếu đến người tham gia giao tiếp)
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa có sự thống nhất trong cách sử dụng
thuật ngữ chiếu vật, có người gọi đó là quy chiếu. Trong luận án này, chúng tôi
thống nhất sử dụng cách gọi chiếu vật. Có rất nhiều định nghĩa về chiếu vật.
Theo George Yule, chiếu vật là “chỉ ra” thông qua ngôn ngữ. Theo
G.Green, “Thuật ngữ chiếu vật (reference) được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó
người nói phát hiện ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức ngôn ngữ này
người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra một cách đúng đắn thực
thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào được anh ta nói tới” [Cottrill, L.
(1991). Face, Politeness and Directness. University of Canberra;tr.61].
Còn theo từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học Longman, “reference dùng
để chỉ quan hệ giữa các từ và các sự vật, hành động, sự kiện, và phẩm
chất mà chúng biểu hiện”.
John Lyon gọi thuật ngữ “reference” là quy chiếu. Nghĩa của phát ngôn
phụ thuộc vào ngữ cảnh, là mối quan hệ được xác lập giữa người nói với cái mà
người nói đề cập đến trong những hoàn cảnh cụ thể. Nguyễn Thiện Giáp định
nghĩa: “Thuật ngữ quy chiếu (refrence) được các nhà ngôn ngữ học dùng để chỉ
mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ với các sự vật, tính chất, hành động mà
chúng thay thế. Quy chiếu là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa hoàn cảnh

giao tiếp với diễn ngôn” và cho rằng quy chiếu là một hành động trong đó người
nói hoặc người nghe, người đọc nhận diện cái gì đó [Jones, L. and Alexander, R.
(1996). New International Business English. Cambridge UniversityPress;tr26].
Theo Dương Hữu Biên, “Sự quy chiếu là mối quan hệ giữa các phần
của một ngôn ngữ với các sự vật ở bên ngoài ngôn ngữ đó” [Bernas A. Mill.
(2000). Complete Business letters. Oxford University Press;tr30].
Qua các ý kiến trên, ta có thể rút ra khái niệm về chiếu vật như sau:
“Chiếu vật là hành vi mà người nói dùng một phương tiện nào đó để giúp người
15


nghe nhận biết một sự vật, hiện tượng mà mình định nói đến” [Searle, J. (1969).
Speech acts. Cambridge University Press ;tr 15].
Như vậy, chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa ngữ cảnh
với diễn ngôn. Chiếu vật giúp đưa sự vật, hiện tượng mà mình định nói tới trong
thực tế khách quan ngoài diễn ngôn để phản ánh chúng, để biểu đạt chúng… Rõ
ràng, trong hoạt động giao tiếp, người nghe sẽ không hiểu đúng được nội dung
của phát ngôn nếu không xác định được các từ ngữ trong phát ngôn quy chiếu
vào sự vật nào trong hiện thực.
Muốn chiếu vật thành công chúng ta cần phải có những điều kiện
sau:
Điều kiện thứ nhất là phải tồn tại sự vật, hiện tượng, hành động, tính cách,
…được quy chiếu. Không có sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, hành động, tính
chất,…được quy chiếu thì không thể có hành vi chiếu vật.
Điều kiện thứ hai để chiếu vật thành công là cả người nói và người nghe
đều phải có niềm tin chiếu vật. Khi chiếu vật, người nói phải tin rằng người
nghe có khả năng nhận biết được sự vật mà anh ta định nói tới qua biểu thức
chiếu vật mà anh ta dùng. Chiếu vật có thành công hay không, phải phụ thuộc
rất nhiều vào ngữ cảnh và khả năng sử dụng ngôn ngữ của người nói lẫn người
nghe.

Sự chiếu vật trong xưng hô là hướng tới người nói và người nghe. Đây là
sự quy chiếu mang tính cụ thể và dễ dàng nhận biết. Khi bắt đầu một tiến trình
giao tiếp, chủ thể giao tiếp phải thiết lập được quan hệ với đối tượng giao tiếp.
Từ xưng hô xuất hiện ngay trong phát ngôn của chủ thể, nó có giá trị lập ngôn
và lập quan hệ giao tiếp và được biểu hiện cụ thể qua từ xưng hô. Sự chiếu vật
trong xưng hô là thích hợp sẽ mở ra một quan hệ tương ứng hoặc ngược lại
1.1.2.3. Chức năng thể hiện quan hệ liên nhân

16


Chính từ ngữ xưng hô bộc lộ quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp (gần gũi
hay cách biệt, ngang bằng vị thế hay chênh lệch, thân mật hay xa lạ,…). Quan
hệ liên nhân trong xưng hô thể hiện trên ba phương diện: quan hệ tôn ti trong gia
tộc, quan hệ quyền thế hay vị thế trong xã hội và quan hệ kết liên trong xã hội.
Trước đây các nhà ngôn ngữ học phương Tây thường đề cao quan hệ
quyền thế (power) và quan hệ kết liên (solidarity) song gần đây người ta nhận
thấy một thực tế rằng không thể xem quan hệ trong gia đình với quan hệ ngoài
xã hội trong một khung chung. Karen tracy cho rằng có một số quan hệ giao tiếp
của con người như vợ chồng (rộng ra là trong gia đình) cần có một sự phân định
khác.
Quan hệ tôn ti trong gia tộc là quan hệ ứng xử đặc trưng giữa các thành
viên trong gia đình với nhau, được xác lập trên những phạm trù thân tộc như
quan hệ máu mủ, lớp thế hệ, giới tính, mức độ quan hệ, trình tự quan hệ, bậc
quan hệ, quan hệ phân theo đằng cha mẹ,…Quan hệ tôn ti trong gia tộc có một
thiết chế có tính bền vững, ổn định chi phối trực tiếp đến quy tắc xưng hô của
các thành viên trong gia đình. Ví dụ: xưng con trong mối quan hệ với cha mẹ,
xưng em trong mối quan hệ với anh chị,…
Quan hệ quyền hay vị thế là quan hệ ứng xử xã hội, tạo thành các vị thế
trên dưới xếp thành theo trục dọc. Quan hệ này được đặc trưng bằng yếu tố

quyền lực và tạo ra khoảng cách. Tuy nhiên, quan hệ quyền hay vị thế chỉ có
tính tương đối vì có thể người này có vị thế cao hơn người kia nhưng lại thấp
hơn một người khác, hoặc là hai người có thể người này có vị thế cao hơn người
kia về phương diện này nhưng lại thấp hơn về phương diện khác. Quan hệ vị thế
có tính không đối xứng, lí do là vì trong hai người giao tiếp có một người vị thế
cao và một người vị thế thấp hơn nên cách xưng hô cũng không đối xứng.
Quan hệ kết liên được đặc trưng bởi yếu tố cận kề gần gũi theo mức độ
tình cảm cho nên nó hướng tới sự đồng đẳng cận kề. Trong giao tiếp xã hội, giữa
quan hệ quyền thế với khoảng cách và quan hệ kết liên được thể hiện ở cách
17


dùng từ xưng hô trong sự chế định của bối cảnh giao tiếp và có sự chuyển hóa
cho nhau.
Trong văn bản hành chính, xưng hô chủ yếu thực hiện hai chức năng đầu,
còn chức năng thứ ba hạn chế hơn. Ba chức năng trên không tách bạch độc lập
mà tích hợp với nhau. Việc tách ra từng chức năng là để tiện lợi cho nghiên cứu
mà thôi.
1.1.3. Các nhân tố chi phối việc xưng hô trong giao tiếp
Để xưng hô, tất cả các ngôn ngữ đều có hệ thống các từ xưng hô. Dưới
đây là một số nhân tố chi phối việc dùng các từ xưng hô trong giao tiếp người
Việt:
- Xưng hô phải thể hiện vai giao tiếp (vai nói, nghe).
- Xưng hô thể hiện quan hệ quyền uy. (Ở Việt Nam, tuổi tác có áp lực
mạnh so với sự khác biệt về vị thế xã hội. Người già có quyền xưng hô với
người có địa vị xã hội trên mình bằng các từ xưng hô thân cận, người có địa vị
xã hội cao phải xưng hô đúng mực với người già cho dù mình ở địa vị nào đi
nữa. Xưng hô không tôn trọng người già bị xem là thiếu văn hóa).
- Xưng hô phải thể hiện được quan hệ thân cận.
- Xưng hô phải thích hợp với thoại trường.

- Xưng hô phải thể hiện cho được thái độ, tình cảm của người nói đối với
người nghe.
Chính những nhân tố này đã góp phần quyết định trong việc lựa chọn từ
xưng hô sao cho phù hợp với mục đích, chiến lược giao tiếp và thích hợp với sự
chấp nhận của người nghe.
Nói chung, trong tiếng Anh, một ngôn ngữ có hệ thống đại từ nhân xưng
đơn giản, việc lựa chọn từ xưng hô không bị chi phối bởi các nhân tố như trong
tiếng Việt. Nếu so sánh với tiếng Anh, tiếng Pháp phức tạp hơn, chẳng hạn sự
lựa chọn đại từ xưng hô ngôi thứ hai Tu/Vous phải phù hợp với quan hệ liên cá
nhân giữa người nói và người nghe.
18


Phạm trù xưng hô bao gồm những phương tiện quy chiếu nhờ đó người
nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao
tiếp với mình (đối xưng) vào diễn ngôn.
Quan hệ vai giao tiếp là cốt lõi của việc xưng hô. Và nếu hệ thống xưng
hô chỉ quy chiếu vai giao tiếp thì rất đơn giản và tiện dụng. Tuy nhiên, trong
giao tiếp còn có quan hệ liên nhân, trong ngữ cảnh còn có ngữ vực (register) và
còn có sự chi phối của phép lịch sự. Ngoài cái cốt lõi vai, các từ xưng hô còn
đồng thời thể hiện vị thế xã hội, thể hiện các mức thân cận khác nhau, đảm bảo
sự lịch sự của người nói đối với những người cùng giao tiếp và phải phù hợp với
ngữ vực của cuộc giao tiếp. Bằng cách lựa chọn từ để tự xưng và để “hô” người
giao tiếp, người nói định một khung quan hệ liên nhân cho mình và cho người
đối thoại với mình. Như vậy, từ xưng hô không chỉ là công cụ để người nói thực
hiện việc đưa mình và người đối thoại với mình vào diễn ngôn mà còn là công
cụ để người nói tự mình bó buộc mình và bó buộc người đối thoại trong khuôn
khổ một kiểu quan hệ liên cá nhân nào đó.
Để hoạt động giao tiếp diễn ra thì phải có những nhân tố nhất định, cụ thể
là nhân tố ngôn ngữ như kí hiệu, thông điệp và nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ như

người phát, người nhận, thời gian, không gian,...Những nhân tố này tác động
trực tiếp đến việc sử dụng từ xưng hô. Sau đây chúng tôi sẽ đi vào phân tích
từng nhân tố chi phối đến sự xưng hô trong giao tiếp.
Thứ nhất là hoàn cảnh giao tiếp, hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ bối cảnh
tự nhiên, xã hội của một cộng đồng; theo nghĩa hẹp là nơi chốn, không gian thời
gian,...của cuộc giao tiếp. Có hai loại hoàn cảnh giao tiếp: theo tính nghi thức và
phi nghi thức. “Hoàn cảnh giao tiếp có tính nghi thức được tiết chế bởi những
nghi lễ, phép tắc do tập thể, cộng đồng hay xã hội đặt ra. Những nghi lễ, phép
tắc ấy điều tiết lời nói của người tham gia giao tiếp phải được chọn lọc, gọt giũa,
khuôn theo đúng chuẩn mực. Chẳng hạn như giao tiếp trong hội họp, bất kì một
cuộc họp nào dù ở phạm vi rộng hay hẹp, ngoài xã hội hay trong gia đình đều
19


phải tuân theo những lễ nghi, phép tắc nhất định. Hoàn cảnh giao tiếp không có
tính nghi thức không bị phụ thuộc vào những nghi lễ, khuôn phép và nói chung
người tham gia giao tiếp có thể thoải mái, tự do dùng lời theo ý nghĩ, tình cảm,
thói quen, sở thích cá nhân. Chẳng hạn như giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt
đời thường, chuyện trò giữa những người trong gia đình, hàng xóm, bạn bè”.
[Vũ Thị Sao Chi, đề tài NCKH cấp Bộ, Nghiên cứu khảo sát ngôn ngữ hành
chính Việt Nam phục vụ cho việc xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam, tr 17].
Thứ hai là nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp,
gồm người phát ngôn và người tiếp nhận phát ngôn. Các đặc điểm của người
tham gia giao tiếp như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, đặc điểm tâm lí, tín
ngưỡng,... sẽ chi phối đến ngôn ngữ mà họ sử dụng, cách xưng hô mà họ dùng,...
Thứ ba là đề tài và mục đích giao tiếp, đây là vấn đề được đề cập đến
trong cuộc nói chuyện, nó sẽ thuộc về một lĩnh vực nào đó của cuộc sống và
mục đích của cuộc giao tiếp ví dụ như trao đổi thông tin, tăng cường mối quan
hệ, đấu tranh,... “Chẳng hạn, bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học thì
ngôn ngữ sử dụng phải mang tính khách quan, logic thiên về lí trí; khác với khi

bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, ngôn ngữ sử dụng phải
giàu hình ảnh, truyền cảm và mang tính thẩm mĩ” [Vũ Thị Sao Chi, đề tài
NCKH cấp Bộ, Nghiên cứu khảo sát ngôn ngữ hành chính Việt Nam phục vụ
cho việc xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam, tr 18.]
Thứ tư là cách thức giao tiếp là giao tiếp trực tiếp hay giao tiếp gián tiếp
liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết và cách thức lựa
chọn từ xưng hô cho phù hợp.
1.1.4. Các phương tiện xưng hô trong giao tiếp
Các từ xưng hô trong tiếng Việt gồm 2 nhóm cơ bản:
- Đại từ nhân xưng chính danh.
- Đại từ nhân xưng lâm thời.

20


Ở cả hai hệ thống này, các đại từ nhân xưng khi được sử dụng trong
những hoàn cảnh nhất định đều có thể bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói đối
với người nghe hoặc đối tượng được nói tới. Các sắc thái tình cảm đó được chia
làm 3 mức độ: kính trọng, đề cao - trung tính - khinh miệt, hạ thấp.
Mức độ 1: Kính trọng, đề cao: thưa ông, thưa ngài, lạy cụ, bẩm cụ,…
Mức độ 2: Trung tính: tôi, chúng tôi, bạn, đồng chí…
Mức độ 3: Khinh miệt, hạ thấp: hắn, mày, thằng mất dạy, con mụ,…
Các từ xưng hô cũng có thể thể hiện vai giao tiếp và các loại quan hệ:
+ Quan hệ đẳng cấp (trên / dưới, chủ / tớ, vua / tôi,…).
+ Quan hệ gia tộc (cha/ con, chú/ cháu,…).
+ Quan hệ tuổi tác (già/ trẻ).
Trong môi trường sử dụng nhất định, các từ xưng hô cũng có thể được
chia thành hai loại:
- Xưng hô theo quy thức: trong những không gian như trên lớp học (cô,
thầy/ em, con); ở tòa án (quý tòa/ bị cáo), trong cuộc họp (thưa giám đốc, thưa

bà,...) ,... thường theo quy định bắt buộc, mang tính khách quan.
- Xưng hô không theo quy thức: dùng trong giao tiếp đời thường (nhóm
này vô cùng phong phú, nhìn chung, chúng mang đậm màu sắc cá nhân, không
mang tính chất trang trọng).
Nếu từ xưng hô được sử dụng đúng theo quan hệ gia tộc hay tuổi tác
(người lớn tuổi hơn hoặc người ở vai vế cao hơn sẽ được gọi là anh, chú, bác,
ông...), hoặc đúng theo môi trường, không gian của cuộc giao tiếp, thì chúng sẽ
không tạo ra nghĩa tình thái.
Thực tế, sự xưng hô thường theo khuôn mẫu nhất định, các khuôn mẫu
xưng hô được hiện thực hóa dưới hai dạng là dạng hiển ngôn và dạng hàm ngôn.
Dạng hiển ngôn có các yếu tố xưng hô bằng lời và dạng hàm ngôn có các yếu tố
xưng hô phi lời. Biến thể ở dạng xưng hô hiển ngôn là xưng hô theo khuôn mẫu
thông thường và xưng hô theo khuôn mẫu đặc biệt; biến thể của dạng xưng hô
21


hàm ngôn là xưng hô hàm ngôn chủ quan và xưng hô hàm ngôn khách quan. Có
một số khuôn mẫu xưng hô cụ thể thường gặp trong giao tiếp như sau: [Lê
Thanh Kim (2001), luận án tiến sĩ Ngữ văn, Từ xưng hô và cách xưng hô trong
các phương ngữ tiếng Việt từ góc nhìn của lý thuyết xã hội ngôn ngữ học, tr 44].
1. Xưng hô bằng họ và tên, gồm:
- (1) Xưng hô bằng tên;
- (2) Xưng hô bằng họ;
- (3) Xưng hô bằng họ + tên;
- (4) Xưng hô bằng tên đệm + tên;
- (5) Xưng hô bằng họ + tên đệm + tên.
2. Xưng hô bằng tất cả các từ dùng để xưng hô, gồm:
- (6) Các đại từ nhân xưng;
- (7) Các từ thân tộc dùng làm từ xưng hô;
- (8) Các từ khác được dùng làm từ xưng hô.

3. Xưng hô bằng các chức danh, gồm:
- (9) Gọi bằng một trong các chức danh;
- (10) Gọi bằng nhiều hoặc tất cả các chức danh.
4. Xưng hô bằng tên của người thân thuộc như tên của chồng, vợ, con
(cách gọi thay vai):
- (11) Gọi bằng tên của người thân thuộc (chồng, vợ, con) .
5. Xưng hô bằng sự kết hợp (1) (2) (3) (4), gồm:
– (12) gọi bằng các kết hợp khác nhau (ví dụ: chức danh + tên, chức
danh + họ tên, từ xưng hô + họ tên/tên).
6. Xưng hô bằng sự khuyết vắng từ xưng hô, gồm:
- (13) Không xuất hiện các từ xưng hô trong giao tiếp (khuyết vắng từ
xưng hô).
Đối chiếu trong tiếng Việt có thể thấy những khuôn mẫu này đều được sử
dụng nhưng mức độ rất khác nhau. Trong đó cách xưng hô (9), (12) thường
22


dùng trong giao tiếp hành chính, (10) được dùng trong giao tiếp hành chính đặc
biệt trọng thể. Lí do là bởi vì văn bản hành chính thường mang tính quy phạm,
ngôn từ sử dụng cũng phải trong sáng, trang trọng. Trong giao tiếp, nhiều hành
vi ngôn ngữ được hiện thực hóa thành khuôn mẫu. Xưng hô là một hành vi ngôn
ngữ được hiện thực hóa thành những khuôn mẫu giao tiếp xưng hô.
1.1.5. Lịch sự trong xưng hô
Trong công trình logic và hội thoại (Logic and conversation) của mình,
Grice (1972) đã cho rằng: nguyên tắc lịch sự (politeness) là một nguyên tắc
quan trọng, điều khiển hoạt động giao tiếp, bên cạnh nguyên lí cộng tác trong
hội thoại (co-operation).
Nguyên tắc lịch sự là một nhân tố quan trọng tác động tới hoạt động và
cả cấu trúc ngôn ngữ. Vì nguyên tắc lịch sự có ảnh hưởng rất mạnh tới hiện thực
phát ngôn trong giao tiếp cho nên nó được nhiều nhà dụng học quan tâm nghiên

cứu ở các góc độ khác nhau.
B Fraser (1990) nhìn nhận phép lịch sự dưới góc độ của sự hợp tác hội
thoại, xem lịch sự như là một nhân tố quan trọng quy định việc lựa chọn các yếu
tố ngôn ngữ dùng trong giao tiếp. Để có thể giữ thể diện, tránh làm phương hại
đến thể diện của người khác, các bên tham gia giao tiếp cần dùng các công cụ
ngôn ngữ thích hợp, các biện pháp tu từ cần thiết, chẳng hạn như biết rào đón
(hedge), nói vòng để làm giảm mức độ gay gắt, biết dùng những tiểu từ tình thái
(modal particles) làm nhẹ bớt những từ không lịch sự, tránh đưa cái tôi của mình
lên cao, tránh tự đề cao mình. Đó là “phương sách làm dịu” mức độ phương hại
thể diện theo cách gọi của Fraser (1980). Cụ thể là:
- Dùng hệ thống đại từ, các từ xưng hô thích hợp tránh nói trống không.
- Dùng các từ tình thái để giảm nhẹ mức độ áp đặt.
- Dùng hành động ngôn từ gián tiếp thay cho hành động ngôn từ trực
tiếp. Chẳng hạn, dùng lối hỏi thay cho lối cầu khiến thẳng thừng, thay vì nói

23


“Tôi nhờ anh việc này”, nên nói: “Tôi có thể nhờ anh việc này được không”
hay “tôi nhờ anh một việc nho nhỏ nhé”.
- Dùng phương pháp nói bóng gió, xa xôi.
Dưới góc độ ngôn ngữ học xã hội, R.Lakoff cho rằng lịch sự là “giảm
thiểu xung đột trong giao tiếp…có hai nguyên lí tổ chức ngôn ngữ: nguyên lí
diễn đạt rõ ràng và nguyên lí lịch sự” [dẫn theo Nguyễn Văn Khang (2012),
Ngôn ngữ học xã hội, Nxb giáo dục, tr 405]. Vì vậy, cần thực hiện những quy
tắc sau: không áp đặt (trong lễ nghi, ngoại giao); để ngỏ sự lựa chọn (trong giao
tiếp thông thường); làm cho người đối thoại cảm thấy thoải mái (trong trò
chuyện thân mật).
Theo G.Leech [dẫn theo Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã
hội, Nxb giáo dục, tr 408], phép lịch sự dựa trên khái niệm “tổn thất” và “lợi

ích” cho nên mục tiêu của nó, như một nguyên tắc, là tối thiểu hóa những lối nói
bất lịch sự (lịch sự tiêu cực), và tối đa hóa những lối nói lịch sự (lịch sự tích
cực). Từ đó tác giả đề ra những phương châm giao tiếp trong giao tiếp lịch sự:
khéo léo, hào hiệp, tán đồng, khiêm tốn, thiện cảm. Chẳng hạn, hãy giảm đi
những lời chê bai người khác và tăng lên những lời khen ngợi người đối thoại
(phương châm tán đồng), vì có vậy mới giữ được hòa khí. Hãy giảm đi lợi ích
của mình và sẵn sàng tăng thêm phần tổn thất cho mình (phương châm hào
hiệp), có vậy mới giữ được tình thân thiện v.v…
P. Brown và S.C. Levinson coi lịch sự là phương tiện cứu vãn thể diện
cho người nghe, Leech quan niệm lịch sự là sự bù đắp những hao tổn, thiệt thòi
do hành vi của người nói gây ra cho người đối thoại. [Dẫn theo Vũ Thị Thanh
Hương, Chiến lược lịch sự thay đổi mức lợi – thiệt trong lời cầu khiến tiếng
Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2000, tr 39].
Điểm chung của những quan niệm trên về lịch sự là coi lịch sự chính là
những chiến lược sử dụng ngôn ngữ để tránh né sự đụng độ và bất hòa trong
giao tiếp. Từ những quan niệm về lịch sự như thế, rõ ràng vấn đề xưng hô có
24


quan hệ mật thiết với tính lịch sự. Nhất là trong xã hội Việt Nam bắt nguồn từ
quan niệm nho giáo với những chế định về lễ nghĩa rất chặt chẽ. “Lịch sự bao
gồm hai phương diện kính và khiêm. Trên thực tế, hai phương diện này luôn hỗ
trợ cho nhau. Người biết kính trọng người khác thì tất phải biết tự hạ mình.
Người biết tự hạ mình tức là biết tôn trọng người khác.[Phạm Ngọc Hàm (2004),
Đặc điểm và cách sử dụng của lớp từ xưng hô tiếng Hán trong sự so sánh với
tiếng Việt, Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, tr 36]. Ngôn ngữ lời nói
và ngôn ngữ phi lời nói (dáng vẻ, cử chỉ) là những phương diện của lịch sự.
Trong lời nói, sự xưng hô có vai trò quan trọng vì nó phải phù hợp với chuẩn
mực đạo đức xã hội. Ví dụ người Việt Nam hay nhấn mạnh đến sự lễ phép trong
giao tiếp, lễ phép là cách nói nhã nhặn, kính trọng của người dưới đối với người

trên. “Trong quan hệ giao tiếp, các đối tượng tham gia đối thoại thuộc những
nhóm xã hội riêng biệt, vì thế đặc điểm ngôn ngữ của nhóm này có thể khác với
các nhóm xã hội khác. Tuy nhiên, từ những góc độ khác, mỗi người lại thuộc về
một số nhóm xã hội khác nhau. Trong một quá trình giao tiếp cụ thể, hai bên đối
thoại có thể sắm vai thành viên của một hoặc một vài nhóm xã hội nào đó. Do
vậy, quan hệ giữa hai bên giao tiếp không đơn giản là quan hệ giữa nhóm xã hội
thuộc về người phát ngôn và người nhận phát ngôn. Có khi nó tổng hòa của
những nhóm xã hội mà người tham giao tiếp là đại diện.” [Lã Thị Thanh Mai
(2014), Đặc điểm xưng hô của người Hàn và người Việt, luận án tiến sĩ Ngữ
văn, tr 23].
Lịch sự là một phạm trù liên quan chặt chẽ tới văn hóa dân tộc và văn hóa
cá nhân. Bởi vì lịch sự được thể hiện qua mỗi cá nhân trong giao tiếp, trong lối
sống. Chiến lược lịch sự là cách mà mỗi cá nhân ý thức trên phông nền văn hóa
của mình và thể hiện chúng. Do đó một hành vi được coi là lịch sự ở nơi này
nhưng lại là bất lịch sự ở nơi khác. Ví dụ: lời chào ở Việt Nam khi hai người gặp
nhau có thể là Bác đã ăn cơm chưa được coi là thân tình, quan tâm thì ở phương

25


×