Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

một số kiểu lỗi thường gặp trong văn bản báo cáo tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 139 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––––




NGUYỄN QUỐC THÁI




MỘT SỐ KIỂU LỖI THƢỜNG GẶP
TRONG VĂN BẢN BÁO CÁO TIẾNG VIỆT



LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM







THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN QUỐC THÁI



MỘT SỐ KIỂU LỖI THƢỜNG GẶP
TRONG VĂN BẢN BÁO CÁO TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀO THỊ VÂN




THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, điều tra, kết luận trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố ở
bất kì công trình nào khác.


Tác giả


Nguyễn Quốc Thái

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đào Thị Vân, ngƣời
đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo -
những ngƣời đã trực tiếp giúp tác giả nâng cao vốn kiến thức ngôn ngữ trong
thời gian theo học chƣơng trình thạc sĩ ngôn ngữ khóa 2012 – 2014 tại trƣờng
Đại học Sƣ phạm – Đại học Thái Nguyên; cảm ơn các cơ quan, đơn vị và một
số địa phƣơng đã cung cấp nhiều thông tin và tƣ liệu quý giá cho luận văn.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân, đồng nghiệp và các học viên
Cao học Ngôn ngữ K20 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm
luận văn.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Tác giả




Nguyễn Quốc Thái


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN iv
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 12
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 14
6. Cấu trúc của luận văn 15
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 16
1.1. Khái quát về văn bản và văn bản mắc lỗi 16
1.1.1. Sơ lƣợc về văn bản 16
1.1.2. Văn bản mắc lỗi 21
1.2. Khái quát về văn bản hành chính - công vụ và văn bản báo cáo 30
1.2.1. Sơ lƣợc về loại văn bản hành chính - công vụ 30
1.2.2. Sơ lƣợc về kiểu văn bản báo cáo 32
1.2.3. Vài nét về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính 35
1.3. Tiểu kết 36
Chƣơng 2: PHÂN LOẠI VÀ MIÊU TẢ CÁC KIỂU LỖI TRONG VĂN
BẢN BÁO CÁO TIẾNG VIỆT 38
2.1. Kết quả khảo sát các lỗi trong văn bản báo cáo tiếng Việt 38
2.1.1. Nhận xét chung 38
2.1.2. Bảng tổng kết các loại lỗi trong văn bản báo cáo đã thống kê 40
2.2. Miêu tả các kiểu lỗi trong văn bản báo cáo tiếng Việt 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv

2.2.1. Lỗi thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản báo cáo 41
2.2.2. Lỗi sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ 65
2.3. Tiểu kết 79
Chƣơng 3: NGUYÊN NHÂN VÀ HƢỚNG KHẮC PHỤC LỖI
TRONG VĂN BẢN BÁO CÁO TIẾNG VIỆT 80
3.1. Nguyên nhân mắc lỗi trong văn bản báo cáo tiếng Việt 80
3.1.1. Nguyên nhân chủ quan 80
3.1.2. Nguyên nhân khách quan 83
3.2. Vấn đề sửa và khắc phục lỗi trong văn bản báo cáo tiếng Việt 90
3.2.1. Vấn đề sửa lỗi trong văn bản báo cáo tiếng Việt 91
3.2.2. Hƣớng khắc phục lỗi 94
3.3. Tiểu kết 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ NGỮ LIỆU THỐNG KÊ 99
PHỤ LỤC






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các loại văn bản báo cáo đƣợc chọn làm ngữ liệu
khảo sát 38
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số lỗi đã thống kê trong văn bản báo cáo 40
Bảng 2.3: Bảng tổng kết số lỗi/ các văn bản báo cáo đƣợc phân loại theo

chủ thể ban hành 40
Bảng 2.4: Bảng tổng kết lỗi thể thức và kỹ thuật trình bày 42
Bảng 2.5: Bảng tổng kết số lỗi thể thức và lỗi kĩ thuật trình bày theo chủ
thể ban hành báo cáo 42
Bảng 2.6: Lỗi thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản phân loại theo chủ thể
ban hành báo cáo 43
Bảng 2.7: Bảng tổng kết lỗi thể thức trong văn bản báo cáo đã khảo sát 44
Bảng 2.8: Bảng tổng kết loại lỗi thể thức tính theo kiểu văn bản báo cáo 44
Bảng 2.9: Báo cáo mắc lỗi thể thức đƣợc phân loại theo chủ thể ban hành 45
Bảng 2.10: Bảng tổng kết lỗi thể thức theo các kiểu báo cáo và theo 10
thành phần thể thức và chủ thể ban hành báo cáo 45
Bảng 2.11: Bảng tổng kết lỗi kỹ thuật trình bày trong văn bản BC đã khảo sát 52
Bảng 2.12: Bảng tổng kết loại lỗi kỹ thuật trình bày theo kiểu văn bản BC 53
Bảng 2.13: Báo cáo mắc lỗi kỹ thuật trình bày đƣợc phân loại theo chủ thể
ban hành 53
Bảng 2.14: Bảng tổng kết lỗi kỹ thuật trình bày văn bản theo 10 thành phần
thể thức và chủ thể ban hành báo cáo 54
Bảng 2.15: So sánh kỹ thuật định lề trang, đánh số trang, số phụ lục của
văn bản báo cáo khối đảng và khối quản lý nhà nƣớc 64
Bảng 2.16: Bảng tổng hợp lỗi sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ trong BC 66
Bảng 2.17: Bảng tổng kết lỗi chính tả trong các báo cáo đƣợc phân loại
theo cấp ban hành 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
Bảng 2.18: Bảng tổng kết các kiểu lỗi về từ theo kiểu văn bản và chủ thể
ban hành 69
Bảng 2.19: Số lƣợng câu mắc lỗi chia theo kiểu báo cáo và tỉ lệ % tính theo
số câu mắc lỗi 72

Bảng 2.20: Bảng tổng kết số lƣợng câu mắc lỗi trong các loại văn bản báo
cáo phân loại theo chủ thể ban hành 72
Bảng 2.21: Bảng tổng kết số lƣợng câu mắc lỗi trong các văn bản báo cáo
phân loại theo kiểu câu mắc lỗi 78
Bảng 3.1: Những điểm khác nhau cơ bản trong trình bày thể thức văn bản
của Đảng và văn bản quản lý Nhà nƣớc 85













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lí do khách quan
Báo cáo là một kiểu văn bản đƣợc dùng thƣờng xuyên trong các đơn vị
hành chính và trong đời sống hàng ngày. Tuy là một loại văn bản có vị trí khá
quan trọng trong giao tiếp nhƣng các ý kiến về cách viết một văn bản báo cáo
vẫn còn có chỗ chƣa thực sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu.
Thực tế khảo sát 400 văn bản báo cáo ở một số cấp, ngành, đơn vị và địa

phƣơng cho thấy có khá nhiều văn bản báo cáo mắc lỗi. Những lỗi này rất đa
dạng: đó có thể là lỗi về thể thức văn bản và kĩ thuật trình bày; cũng có thể là
lỗi sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ, nhƣ lỗi sử dụng các yếu tố ngữ âm, lỗi
dùng từ hay lỗi đặt câu, v.v
Theo điều tra bƣớc đầu của chúng tôi, đến nay chƣa thấy có một công trình
nghiên cứu nào dành riêng cho việc tìm hiểu tình hình mắc lỗi trong văn bản
báo cáo một cách kĩ lƣỡng và bài bản, mặc dù nhƣ đã nói, đây là một kiểu văn
bản quen thuộc và đƣợc dùng thƣờng xuyên trong giao tiếp hành chính.
1.2. Lí do chủ quan
Là ngƣời làm việc tại Ban Tuyên giáo của một tỉnh, chúng tôi thƣờng
xuyên đƣợc nhận văn bản báo cáo cũng nhƣ thƣờng xuyên phải viết báo cáo.
Đứng từ góc độ ngƣời nhận báo cáo, chúng tôi thấy tình trạng văn bản báo
cáo mắc lỗi, đặc biệt là lỗi sử dụng ngôn ngữ nhiều khi đã gây ra những cách
hiểu văn bản khác nhau cho ngƣời tiếp nhận báo cáo.
Đứng từ góc độ ngƣời viết báo cáo, chúng tôi cũng ý thức đƣợc tầm quan
trọng của văn bản báo cáo và cái khó khăn của những ngƣời viết báo cáo.
Muốn viết đƣợc một văn bản báo cáo tốt, ngƣời viết không những phải nắm
đƣợc thể thức cũng nhƣ kỹ thuật trình bày nội dung mà còn phải biết sử dụng
các phƣơng tiện ngôn ngữ sao cho đúng, cho hay. Bởi vậy, chọn đề tài “Một số
kiểu lỗi thường gặp trong văn bản báo cáo tiếng Việt” để nghiên cứu, ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
viết hy vọng luận văn có thể làm tƣ liệu tham khảo cho những ai muốn nghiên
cứu hay viết báo cáo, giúp họ tránh đƣợc những lỗi không đáng có trong sử
dụng ngôn ngữ khi tạo lập kiểu văn bản này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu văn bản báo cáo
Có thể nói, đến nay đã có khá nhiều tài liệu bàn về cách viết văn bản, vấn

đề qui chuẩn một số văn bản hành chính - công vụ nói chung và văn bản báo
cáo nói riêng. Khó có thể liệt kê hết các công trình nghiên cứu này. Dƣới đây là
một số tài liệu và công trình nghiên cứu tiêu biểu về văn bản hành chính - công
vụ, trong đó có văn bản báo cáo, từ những năm 1982 trở lại đây:
(1) Thông tƣ 02/BT, ngày 11 tháng 01 năm 1982 của Bộ trƣởng - Tổng
Thƣ ký Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về “Hướng dẫn việc xây dựng
và ban hành văn bản”. Thông tƣ này đã đề cập tới nguyên tắc xây dựng và ban
hành văn bản. Thông tƣ nêu rõ: “… cơ quan ban hành văn bản phải theo đúng
thẩm quyền của mình. Các văn bản của cơ quan Nhà nước ở các ngành, các
cấp ban hành đều phải căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các văn bản
của cấp trên. Hình thức văn bản phải theo đúng quy định của pháp luật; từ
ngữ, cách viết cũng phải theo đúng từ ngữ, cách viết văn bản Nhà nước…”.
Qui định về viết văn bản báo cáo cũng không nằm ngoài những qui định với
các văn bản khác đƣợc nói đến ở đây.
(2) Quyết định (sau đây viết tắt là QĐ) số 31-QĐ/TW, ngày 01 tháng 10
năm 1997 của Ban Chấp hành Trung ƣơng về việc “Ban hành qui định về thể
loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng”.
Ngoài việc trình bày những qui định chung về hệ thống văn bản, các cấp
ban hành văn bản, ngôn ngữ viết văn bản hay những qui định sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ văn bản, QĐ này còn giới thiệu 23 thể loại văn bản của Đảng, trong đó
có báo cáo.
Về thể thức văn bản, “Quyết định ban hành qui định về thể loại, thẩm
quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng” qui định rất rõ thể thức chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
của 23 kiểu loại văn bản của Đảng là phải đủ 8 thành phần bắt buộc (xin xem
Điều 15 trong QĐ).
Về kỹ thuật trình bày văn bản, tài liệu này cũng nêu chi tiết cách trình bày

của từng thể thức nói trên, có kèm theo mẫu và ví dụ minh họa để ngƣời viết
văn bản có thể lấy đó làm căn cứ.
(3) Qui định số 251-QĐ/TW, ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Ban Bí thƣ
“Qui định về chế độ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư” đã trình bày ba chƣơng
với ba nội dung lớn :
+ Chƣơng 1, Qui định chung: Chƣơng này gồm ba điều: 1) Đối tƣợng
điều chỉnh, 2) Thể loại và yêu cầu báo cáo, 3) Hình thức báo cáo, thẩm quyền
ký báo cáo và thời hạn báo cáo.
+ Chƣơng 2, Nội dung báo cáo: Chƣơng này gồm 4 điều: 1) Báo cáo
chung, 2) Báo cáo quí, báo cáo sơ kết 6 tháng và báo cáo tổng kết năm, 3) Báo
cáo chuyên đề, 4) Báo cáo đột xuất và các báo cáo khác.
+ Chƣơng 3, Tổ chức thực hiện: Chƣơng này gồm 2 điều: 1) Trách nhiệm
thực hiện, 2) Hiệu lực thi hành.
Quy định này là một trong những tài liệu quan trọng mà ngƣời viết các văn
bản hành chính - công vụ, trong đó có báo cáo cần tìm hiểu kỹ.
(4) Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính
phủ “về công tác văn thư”, Nghị định này gồm 6 chƣơng nêu những điều khoản
về công tác văn thƣ. Trong đó, chƣơng II là chƣơng qui định cụ thể về hình
thức văn bản, các thành phần thể thức và cách soạn thảo các văn bản thuộc
phong cách hành chính – công vụ. Theo Nghị định này, thể thức văn bản hành
chính - công vụ đƣợc qui định cụ thể căn cứ vào từng loại văn bản (Nghị định
chia thành 4 loại): văn bản quy phạm pháp luật, thể thức văn bản chuyên
ngành, thể thức văn bản của tổ chức chính trị - xã hội, văn bản trao đổi với cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân nƣớc ngoài đƣợc thực hiện theo thông lệ quốc tế.
(Xin xem điều 5, chƣơng II của Nghị định).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
(5) Hƣớng dẫn số 11-HD/VPTW, ngày 28 tháng 5 năm 2004 của Văn

phòng Trung ƣơng Đảng “về thể thức văn bản của Đảng” đã trình bày rất chi
tiết 8 thành phần thể thức bắt buộc và 3 thành phần thể thức bổ sung (xem mục
I và II) của các văn bản hành chính – công vụ, trong đó có báo cáo.
Cũng trong tài liệu hƣớng dẫn này, 5 yêu cầu về kỹ thuật trình bày văn bản
của Đảng đƣợc qui định rất rõ và có ví dụ minh họa hoặc mẫu kèm theo.
Hƣớng dẫn này cơ bản không có gì khác với những tài liệu dẫn trên về qui
định thể thức văn bản. Sự khác nhau ở đây có lẽ chỉ là ở mức độ chi tiết những
qui định về kỹ thuật trình bày.
(6) Thông tƣ liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP, ngày 06 tháng 5
năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ “Hướng dẫn về thể thức và
kỹ thuật trình bày văn bản” là một trong những tài liệu trình bày khá chi tiết về
thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Về thể thức văn bản, Thông tƣ này nêu ra 10 thành phần thể thức bắt buộc
và 5 thành phần thể thức khác. Mỗi thành phần thể thức đƣợc tài liệu chi tiết
hóa và làm rõ bằng những lời giải thích hoặc có ví dụ minh họa.
Về kỹ thuật trình bày, Thông tƣ liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP
“Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản” gồm hai nội dung lớn:
1) Qui định về: khổ giấy, kiểu trình bày, định dạng lề và 2) Cách trình bày các
thành phần thể thức nói trên.
Có thể coi Thông tƣ liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP “Hướng dẫn về
thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản” là một tài liệu tham khảo hữu ích khi soạn
thảo văn bản hành chính - công vụ nói chung và văn bản báo cáo nói riêng.
(7) Thông tƣ số 01/2011/TT-BNV, ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ
Nội vụ “Hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính” cũng
đã trình bày tƣơng đối kĩ những qui định về thể thức, kĩ thuật trình bày văn bản
hành chính (Thông tƣ đã nêu 15 điều qui định về soạn thảo văn bản hành chính
nói chung. Xin xem từ trang 1 đến trang 17). Ngoài ra, trong Thông tƣ này còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


5
đƣa ra một số mẫu văn bản hành chính - công vụ, trong đó có báo cáo. Những
quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn
bản đƣợc quy định tại Thông tƣ liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày
06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hƣớng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính trái với Thông tƣ này bị bãi bỏ.
(8) Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính
phủ “về công tác văn thư” có quy định hình thức, thể thức văn bản của tổ chức
chính trị, chính trị - xã hội do ngƣời đứng đầu cơ quan Trung ƣơng của tổ chức
đó quy định. Chúng tôi đã khảo sát qui định về thể thức văn bản của một số tổ
chức chính trị - xã hội, cụ thể nhƣ sau:
- Hƣớng dẫn số 29-HD/TWĐTN-VP, ngày 29 tháng 10 năm 2013 của
Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về “thể thức văn bản của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” có qui định văn bản chính thức của Đoàn bắt buộc
phải có đủ 8 thành phần thể thức và tùy theo nội dung và tính chất có thể có các
thành phần thể thức bổ sung nhƣ: dấu chỉ mức độ mật; dấu chỉ mức độ khẩn;
các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, giao dịch, bản thảo và tài liệu hội nghị. Nhƣ
vậy thể thức văn bản của Đoàn về cơ bản giống thể thức văn bản của Đảng.
- Quy định về thể loại văn bản, thể thức và thẩm quyền ban hành các loại
văn bản của tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định số 1013/QĐ-
TLĐ, ngày 19 tháng 8 năm 2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã
liệt kê 22 thể loại văn bản và một số loại giấy tờ hành chính khác. Về thể thức,
văn bản này qui định văn bản của tổ chức Công đoàn các cấp có 8 thành phần
thể thức và tùy theo nội dung và tính chất có thể có các thành phần thể thức bổ
sung. Qui định này không khác nhiều so với Hƣớng dẫn số 11-HD/VPTW,
ngày 28 tháng 5 năm 2004 của Văn phòng Trung ƣơng Đảng “Hướng dẫn về
thể thức văn bản của Đảng”.
- Tƣơng tự nhƣ trên, Hƣớng dẫn số 15-HD/VP, ngày 24 tháng 01 năm
2011 của Văn phòng Trung ƣơng Hội Nông dân Việt Nam cũng liệt kê 8 thành


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
phần thể thức bắt buộc và 3 thành phần thể thức bổ sung áp dụng với hệ thống
văn bản của Hội Nông dân Việt Nam.
(9) Ngoài các tài liệu thuộc cấp Trung ƣơng ban hành vừa dẫn, những
công trình của cá nhân dƣới đây cũng cần đƣợc nhắc đến:
- Cuốn “Soạn thảo, ban hành và quản lý văn bản quản lý nhà nước” của
Tạ Hữu Ánh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H. 1999;
- Cuốn “Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước” của
Lƣu Kiếm Thanh, Nhà xuất bản Thống kê, H. 2000;
- Cuốn “Kỹ năng và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản lý nhà nước” của
Bùi Khắc Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H. 1997;
- Cuốn “Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước” của Nguyễn Văn
Thâm (tái bản lần thứ tƣ), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H. 2006,…
Điểm chung của tất cả các tài liệu này là đã giới thiệu và phân loại đƣợc
một hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nƣớc. Đặc biệt, hầu hết các công
trình đều có mục “Hướng dẫn soạn thảo văn bản hành chính nhà nước”, trong
đó có khá nhiều loại văn bản và hầu nhƣ không có công trình nào ở đây không
nhắc đến báo cáo. Trong mục “Hướng dẫn soạn thảo văn bản hành chính nhà
nước” này đều nêu những qui định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
một cách rõ ràng,
(10) “Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý kinh tế và quản trị kinh
doanh”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, H. 2008 của TS. Nguyễn Thế
Phán là giáo trình dùng nội bộ của Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.
Ngoài những vấn đề chung về văn bản, nhƣ khái niệm, chức năng và phân
loại văn bản, Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý kinh tế và quản trị
kinh doanh của TS. Nguyễn Thế Phán đã dành phần nội dung cơ bản cho việc
hƣớng dẫn cách soạn thảo một văn bản hành chính – công vụ; riêng văn bản
báo cáo đã chiếm gần 6 trang.

Bàn về soạn thảo báo cáo, Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý
kinh tế và quản trị kinh doanh đã nêu các thành phần thể thức và những qui

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
định về kỹ thuật trình bày văn bản báo cáo. Theo đó, 10 thành phần bắt buộc và
1 thành phần bổ sung đƣợc hƣớng dẫn cách viết khá kỹ.
Cũng nhƣ các tài liệu nói trên, cuốn giáo trình này chƣa nói đến vấn đề
mắc lỗi trong báo cáo.
(11) Cuốn “Soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan nhà nước”, Nhà
xuất bản Lao động, H. 2008 của tác giả Tạ Hữu Ánh là tài liệu trình bày tƣơng đối
tỉ mỷ về các loại văn bản hành chính - công vụ thƣờng gặp.
Cuốn sách đã nêu đƣợc những vấn đề chung về văn bản, nhƣ: Văn bản là
gì, khái niệm văn bản quản lí nhà nƣớc, khái niệm văn bản hành chính. Ý
nghĩa, tác dụng của văn bản, phân loại văn bản theo hình thức, thẩm quyền của
cơ quan, tổ chức ban hành hình thức văn bản. Theo đó, bốn kiểu văn bản đƣợc
tác giả bàn khá kĩ trong công trình này bao gồm: Văn bản qui phạm, văn bản
hành chính, văn bản chuyên ngành và văn bản của tổ chức chính trị - xã hội.
Báo cáo là một trong số 23 kiểu văn bản hành chính đƣợc cuốn sách nhắc
đến. Tác giả quan niệm: “Báo cáo là một hình thức văn bản dùng để gửi cho
cấp trên để tường trình hoặc xin ý kiến về một hoặc một số vấn đề, vụ việc nhất
định; để sơ kết, tổng kết công tác của một cơ quan, một tổ chức; để trình bày
một vấn đề, một sự việc hoặc một đề tài trước hội nghị hoặc trước một người
hay một cơ quan có trách nhiệm theo chế độ đã qui định”.
Ngoài việc nêu khái niệm, cuốn sách của tác giả Tạ Hữu Ánh còn phân
loại báo cáo thành nhiều kiểu theo chức năng và nhiệm vụ của chúng. Theo tác
giả, một văn bản báo cáo muốn có chất lƣợng phải đảm bảo ba yêu cầu cơ bản:
1) Trung thực, chính xác, 2) Thông tin phải đầy đủ, có chọn lọc, có tính tổng
hợp và 3) Kịp thời.

Trong chƣơng VIII, tác giả dành riêng cho việc hƣớng dẫn cách soạn thảo
một số loại văn bản hành chính, bao gồm cả văn bản báo cáo.
Mƣời thành phần thể thức của văn bản báo cáo đƣợc trình bày ở đây cũng
không có gì đặc biệt, chỉ có điều chúng đƣợc minh họa bằng các mẫu cụ thể
nên ngƣời đọc có thể dựa vào đó khi soạn báo cáo. Ngoài ra, tác giả còn nói rõ
rằng, viết báo cáo nên theo ba bƣớc: công tác chuẩn bị, viết đề cƣơng, viết nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
dung báo cáo. Thiết nghĩ, ba bƣớc này tuy không phải là lý thuyết mới nhƣng
cũng không phải là cũ, bởi đó là những bƣớc ngƣời soạn thảo văn bản cần làm
để tránh lỗi không đáng có.
Những qui định về sử dụng ngôn ngữ, cách thức trình bày một văn bản
báo cáo cũng đƣợc trình bày khá chi tiết trong công trình này. Và cũng nhƣ các
tài liệu khác, cuốn sách này chƣa bàn về những lỗi thƣờng gặp trong báo cáo.
(12) Văn bản “Qui định về thể thức, kỹ thuật trình bày và mẫu các loại
văn bản của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh” (Ban hành
kèm theo Quyết định số 436/QĐ-ĐHCN ngày 06 tháng 6 năm 2012 của Hiệu
trƣởng Trƣờng Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh), cũng đã đƣa ra một số
qui định về thể thức văn bản và kỹ thuật trình bày văn bản, trên cơ sở phân loại
văn bản hành chính thành 21 loại.
Tóm lại, tất cả các tài liệu và công trình nghiên cứu tiêu biểu bàn về soạn
thảo văn bản hành chính - công vụ, trong đó có báo cáo dẫn trên đều mới chỉ đề
cập đến những nội dung khái quát chung về văn bản hành chính – công vụ,
nhƣ: khái niệm văn bản hành chính - công vụ; phân loại văn bản hành chính –
công vụ; thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; hiệu lực và
nguyên tắc ứng dụng văn bản; giám sát, kiểm tra văn bản trái pháp luật; thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản; trình tự soạn thảo, ban hành văn bản… mà
chƣa có một công trình nào khảo sát và bàn đến lỗi cũng nhƣ nguyên nhân,

cách sửa các kiểu lỗi thƣờng gặp trong các văn bản hành chính - công vụ nói
chung, trong văn bản báo cáo nói riêng.
2.2. Tình hình nghiên cứu về các kiểu lỗi văn bản và lỗi thường gặp trong văn
bản báo cáo
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về các kiểu lỗi văn bản
Có thể nói ngay rằng, đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu bàn về
các kiểu lỗi văn bản nói chung, bao gồm cả văn bản báo cáo. Dƣới đây là một số
công trình tiêu biểu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
(1) Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng Việt thực
hành, Nxb ĐHQG, H.1997: Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả không
nói cụ thể thế nào là một văn bản mắc lỗi, song theo các tác giả, để tạo lập đƣợc
một văn bản tốt, ngoài những kỹ năng khác, ngƣời viết cần phải có kỹ năng phát
hiện và chữa các lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu và viết đoạn văn.
- Lỗi chính tả gồm những lỗi, nhƣ: viết sai qui tắc viết hoa, viết sai kí tự ghi
âm các âm vị, phiên âm tiếng nƣớc ngoài, v.v…
- Lỗi dùng từ bao gồm những lỗi nhƣ: dùng từ sai vỏ âm thanh, dùng từ sai
do không hiểu nghĩa, dùng từ không đúng khả năng kết hợp của từ, dùng từ thừa,
dùng từ không đúng phong cách, v.v…
- Lỗi về câu bao gồm những lỗi nhƣ: lỗi cấu tạo câu, lỗi sử dụng dấu câu , lỗi
về ngữ nghĩa, v.v…
- Lỗi về đoạn văn gồm những kiểu lỗi tiêu biểu, nhƣ: đoạn văn thiếu ý, đoạn
văn lặp ý, đoạn văn mâu thuẫn ý, đoạn văn sử dụng phƣơng tiện liên kết sai, v.v…
Theo đó, văn bản nào mắc những lỗi trên sẽ bị xếp vào loại văn bản mắc lỗi.
(2) Nguyễn Đức Dân, (2002), Giáo trình tiếng Việt thực hành, Nxb ĐHQG
Tp HCM: Cũng nhƣ các tác giả vừa dẫn ở (1), tác giả Nguyễn Đức Dân quan tâm
đến vấn đề sử dụng chuẩn các phƣơng tiện ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng viết câu

khi tạo lập văn bản, bất kể đó là kiểu văn bản thuộc phong cách nào.
Tác giả chỉ rõ, “Nếu không lưu ý tới ngôn từ, ai cũng có thể viết ra những câu
sai, câu vô nghĩa, thậm chí những câu trái ngược với ý nghĩ, quan điểm của
mình” (Giáo trình tiếng Việt thực hành, Nxb ĐHQG Tp HCM, 2002; tr.3). Trên
tinh thần đó, tác giả đã đƣa ra một vài nhận xét về tình hình sử dụng ngôn ngữ
hiện nay trong giao tiếp hàng ngày cũng nhƣ trong tạo lập văn bản viết, trƣớc hết
là vấn đề viết câu sai.
Theo tác giả, câu sai là những câu mắc lỗi về nhiều phƣơng diện, nhƣ: sai
chính tả, sai ngữ pháp, sai từ ngữ, sai lôgích, sai phong cách, sai tri thức, … Ngoài
việc nêu quan điểm về “câu sai” và các loại câu sai, tác giả Nguyễn Đức Dân còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
nhấn mạnh rằng “nhìn nhận một hiện tượng sai không đơn giản”, “bởi có câu, với
người này thì là sai nhưng người khác lại thấy là đúng”.
Tác giả nói thêm: “… đứng trước một hiện tượng sai, lại có thể có cách nhìn
khác nhau” và “mỗi loại câu sai có những nguyên nhân đặc thù”, “do đó tùy cách
nhìn và từng nguyên nhân mắc lỗi mà có cách sửa lỗi cho phù hợp” [17; tr23]
Nhƣ vậy, cách hiểu về câu sai của tác giả Nguyễn Đức Dân khá rộng. Đây
là lỗi tổng hợp tƣơng đƣơng với 3 kiểu lỗi: lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và lỗi câu mà
hai tác giả nói ở (1) quan niệm. Ngoài ra, khi nói về lỗi câu, GS.TS Nguyễn
Đức Dân còn thêm một kiểu lỗi mà hai tác giả dẫn trên không bàn đến, đó là
kiểu câu mơ hồ.
Nhƣ vậy, để tạo lập đƣợc một văn bản đúng và hay, ngƣời viết trƣớc hết cần
tránh những lỗi về câu nhƣ GS.TS Nguyễn Đức Dân đã nêu.
(3) Bài báo với nhan đề “Giật mình vì lỗi sơ đẳng trong văn bản hành chính”
(Theo Thanh Quí – Tuấn Anh) , , ngày 05-7-2013.
Các tác giả của bài viết này đã bày tỏ sự lo ngại về tình trạng mắc lỗi trong
kiểu văn bản hành chính - công vụ. Bài báo đã dựa vào kết quả điều tra của Viện

Công nghệ Thông tin về thực trạng mắc lỗi chính tả trong văn bản tiếng Việt và
kết luận lỗi chính tả trong văn bản ở một số ban ngành “đã ở mức báo động, vượt
quá cao với tiêu chuẩn”. Tác giả nêu rõ, tình trạng văn bản mắc lỗi không chỉ thấy
ở những văn bản do cấp địa phƣơng ban hành mà ngay cả ở những văn bản của
“… các cơ quan thuộc Bộ cũng có tỷ lệ lỗi chính tả khá cao. Đặc biệt, có đơn vị
có tỷ lệ mắc lỗi gần 40% như Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm…”.
Bài báo này còn bình luận: “ Ý tưởng ngô nghê, ngôn từ phản cảm, thậm chí
là quá mức đời thường đang xuất hiện ngày một nhiều trong các công thư nhân
danh cơ quan nhà nước, tổ chức nghề nghiệp… khiến tính trang nghiêm và chuẩn
mực vốn có của văn bản này bị ảnh hưởng nghiêm trọng…”.
Nhƣ vậy, vấn đề văn bản mắc lỗi không phải là vấn đề xa lạ với chúng ta. Chỉ
có điều nó chƣa đƣợc quan tâm một cách đúng mức để tìm ra những giải pháp hạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
chế lỗi khi soạn thảo văn bản nói chung, soạn thảo văn bản báo cáo nói riêng một
cách tốt nhất.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về lỗi trong các văn bản báo cáo
Nhƣ đã nói ở mục Lí do chọn đề tài, đến nay chƣa có một công trình nghiên
cứu nào dành riêng cho việc nghiên cứu lỗi trong văn bản báo cáo một cách công
phu, bài bản. Tuy vậy, về vấn đề này cũng có một vài bài báo với tƣ cách “tản
văn”, xin dẫn hai bài báo:
(1) Bài “Giật mình vì ông chủ tịch”, đăng tải trên ,
ngày 05-7-2013: Bài báo nói về lỗi trong văn bản báo cáo của ông Chủ tịch Hiệp
hội Vận tải ô - tô Hà Nội gửi Ban Thƣờng vụ Thành ủy và UBND Tp Hà Nội về
tình hình điều chuyển phƣơng tiện nhằm giảm tải cho bến xe Mỹ Đình dẫn tới dƣ
luận không tốt của nhiều ngƣời.
Lỗi của văn bản báo cáo này là đã đƣa ra những “lƣu ý hết sức ngô nghê”,
nhƣ: “… ngoài ra cũng cần phải lưu ý đến các mối quan hệ: Thái Bình là quê của

một Phó Thủ tướng, một Bộ trưởng, hai Thứ trưởng,… nên cân nhắc việc giảm tải
ở bến xe…”.
Ngoài ra, bài báo này còn dẫn một số báo cáo mắc lỗi khác và cuối cùng kết
luận bằng việc đƣa ra lời bàn: “Trong việc ban hành văn bản, đặc biệt là văn bản
hành chính, bao gồm cả báo cáo, vấp lỗi về ngôn từ, nội dung diễn đạt không còn
xa lạ…”.
(2) Bài báo mang nhan đề: “Kỹ năng viết báo cáo”, (Congchuc-
vienchuc.com/…/ky-nang-viet-bao-cao(2014).html), ngoài các nội dung cơ
bản, nhƣ: Ý nghĩa của viết báo cáo, các loại báo cáo, yêu cầu của báo cáo, các
yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo, các bƣớc viết báo cáo, … bài báo
còn trình bày sơ lƣợc về “Các lỗi thường gặp trong báo cáo”, cụ thể đó là ba
kiểu lỗi sau đây:
- Thứ nhất: Lỗi trình bày bản báo cáo. Lỗi trình bày gồm 4 kiểu nhỏ:
+ Lỗi đánh số;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
+ Lỗi hình ảnh, bảng biểu và công thức trong báo cáo;
+ Lỗi sử dụng dấu câu và khoảng trắng;
+ Lỗi định dạng.
- Thứ hai: Lỗi ngôn ngữ, văn phong. Các lỗi thƣờng gặp thuộc loại này là:
+ Sai chính tả;
+ Dùng từ không thích hợp trong các báo cáo, nhƣ dùng đại từ ngôi thứ
nhất: tôi, ta, chúng tôi…; đƣa các từ cảm thán, từ địa phƣơng, khẩu ngữ,… vào
báo cáo.
+ Ý không rõ ràng, ý trƣớc mâu thuẫn với ý sau.
- Thứ ba: Lỗi nội dung. Các lỗi thƣờng gặp là:
+ Không nêu bật đƣợc những vấn đề trọng tâm;
+ Nêu những vấn đề nội dung ít liên quan đến tiêu đề của báo cáo.

Tóm lại, thực trạng viết những văn bản hành chính nói chung, văn bản báo
cáo nói riêng mắc lỗi đang ở mức “báo động”. Hiện tƣợng soạn thảo văn bản
mắc lỗi không chỉ gặp ở cấp địa phƣơng mà còn gặp ở cả cấp Trung ƣơng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những kiểu lỗi thƣờng gặp trong văn
bản báo cáo tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về ngữ liệu khảo sát
Văn bản báo cáo đƣợc luận văn chọn làm ngữ liệu khảo sát lỗi thuộc các cơ
quan, đơn vị sau:
- Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Chính phủ; của một số
Bộ, Ban, ngành và cơ quan ở Trung ƣơng (nhƣ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Công Thƣơng, Uỷ ban Dân tộc, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Ban Tổ chức
Trung ƣơng, Ban Dân vận Trung ƣơng, Trung tâm Thông tin công tác Tuyên
giáo Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
thuật Trung ƣơng, Bộ Tƣ pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn
phòng Trung ƣơng Đảng, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải).
- Báo cáo của một số sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan Đảng, chính
quyền các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Bình Định, Bắc Kạn, Cần Thơ, Thừa
Thiên – Huế, Bắc Giang, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang.
- Báo cáo của cơ quan Đảng, chính quyền cấp huyện thuộc các tỉnh,
thành phố: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thừa Thiên – Huế, Hải Dƣơng, thành phố
Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
- Báo cáo của một số phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện thuộc các
tỉnh: Thái Nguyên, Bình Định, Hải Dƣơng, Hà Nội.

- Báo cáo của đảng uỷ các xã, thị trấn thuộc các huyện: Chợ Mới (Bắc
Kạn), Hoằng Hoá (Thanh Hoá), thành phố Bắc Giang (Bắc Giang), Võ Nhai
(Thái Nguyên), thị xã Chí Linh (Hải Dƣơng).
- Báo cáo của UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Võ Nhai (Thái Nguyên).
- Báo cáo của các trƣờng học trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm
non đến đại học thuộc các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa
Thiên – Huế, Sơn La, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dƣơng, Thanh Hoá.
3.2.2. Về nội dung nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nội dung nghiên
cứu ở hai kiểu lỗi thƣờng gặp trong văn bản báo cáo, đó là: 1) Lỗi thể thức và
kỹ thuật trình bày văn bản, và 2) Lỗi sử dụng các phương tiện ngôn ngữ.
Trên cơ sở khảo sát, phân tích các lỗi, luận văn tìm nguyên nhân mắc lỗi
và đề xuất hƣớng sửa lỗi.
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, ngoài mục đích làm rõ thực trạng mắc lỗi trong văn
bản báo cáo đã đƣợc ban hành ở một số đơn vị hành chính, luận văn còn muốn
chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và đề xuất hƣớng khắc phục. Theo đó, luận văn có
thể làm tài liệu tham khảo để góp phần giúp ngƣời viết báo cáo tránh đƣợc
những lỗi không mong muốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nói trên, luận văn sẽ phải thực hiện một số nhiệm
vụ chính sau đây:
- Nghiên cứu và khái quát một số vấn đề lí thuyết liên quan đƣợc dùng làm
cơ sở lí luận cho đề tài;
- Thống kê và phân loại lỗi của các văn bản báo cáo đã chọn làm ngữ liệu
theo các tiêu chí định trƣớc;

- Phân tích, miêu tả các kiểu lỗi văn bản báo cáo đã thống kê và tổng kết
kết quả nghiên cứu;
- Phân tích nguyên nhân mắc lỗi và đề xuất hƣớng sửa lỗi.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ đặt ra, luận văn sẽ sử dụng một số phƣơng pháp
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc
dùng để thống kê lỗi trong các văn bản báo cáo chọn làm ngữ liệu khảo sát. Sau
khi đã có số liệu lỗi chính xác, luận văn dùng phƣơng pháp phân loại để chia
các lỗi đã thống kê thành các nhóm theo các tiêu chí.
- Phương pháp miêu tả: Sau khi phân loại các lỗi thành từng nhóm, luận
văn tiếp tục sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu này để miêu tả từng kiểu lỗi,
nhằm làm rõ đặc điểm của chúng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp nghiên cứu này vừa
đƣợc dùng để phân tích các kiểu lỗi trong quá trình miêu tả chúng, vừa đƣợc
dùng để phân tích nguyên nhân mắc lỗi của ngƣời viết văn bản. Sau khi đã
phân tích các lỗi và nguyên nhân mắc lỗi, luận văn dùng phƣơng pháp tổng hợp
để khái quát hóa kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phƣơng pháp nghiên cứu này trƣớc hết
đƣợc dùng để so sánh tần số xuất hiện của các kiểu lỗi trên các kiểu văn bản
báo cáo, xem loại lỗi nào ngƣời viết thƣờng mắc và loại lỗi nào ngƣời viết ít

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
mắc, từ đó tìm nguyên nhân mắc lỗi. Tiếp đến, phƣơng pháp nghiên cứu này
còn đƣợc dùng để so sánh tình trạng viết văn bản báo cáo của các chủ thể viết
báo cáo, chẳng hạn, xem chủ thể viết báo cáo là ngƣời làm việc ở cấp Trung
ƣơng hay ngƣời ở cấp tỉnh, v.v…
6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Thư mục tài liệu tham khảo và
ngữ liệu thống kê, luận văn gồm ba chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận
- Chƣơng 2: Khảo sát, phân loại và miêu tả lỗi trong văn bản báo cáo
tiếng Việt
- Chƣơng 3: Nguyên nhân và hƣớng khác phục lỗi trong văn bản báo cáo
tiếng Việt



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

16
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái quát về văn bản và văn bản mắc lỗi
1.1.1. Sơ lược về văn bản
1.1.1.1. Khái niệm văn bản
Đến nay đã có khá nhiều định nghĩa về văn bản của các tác giả trong và
ngoài nƣớc. Ở nƣớc ngoài có thể kể đến định nghĩa của W. Koch hay của M.
Halliday. Ở Việt Nam có thể kể đến định nghĩa của tác giả Trần Ngọc Thêm,
của đồng tác giả Đình Cao và Lê A, định nghĩa của tác giả Bùi Minh Toán.
Định nghĩa của W. Koch: “ Văn bản đƣợc hiểu ở bậc điển thể là phát ngôn
bất kì có kết thúc và có tính liên kết, có tính độc lập và đúng về ngữ pháp”. [23]
Tác giả M. Halliday quan niệm văn bản “ …là một đơn vị ngữ nghĩa: Một
đơn vị không phải của hình thức mà là của ý nghĩa”. (M. Halliday, 1976).
Tác giả Trần Ngọc Thêm định nghĩa văn bản nhƣ sau: “Văn bản là một hệ
thống mà trong đó các câu mới chỉ là phần tử. Ngoài các câu – phần tử, trong
hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi
câu và những mối quan hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với

toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những mối quan hệ và
liên hệ ấy”. [28]
Nhà Việt ngữ học Bùi Minh Toán lại đƣa ra một cách hiểu về văn bản:
“ Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, chủ yếu ở
dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, tính
hoàn chỉnh về hình thức, tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục đích giao
tiếp nhất định”. [31]
Hai tác giả Đình Cao và Lê A định nghĩa văn bản từ góc nhìn của môn
Làm văn nhƣ sau:
“ Văn bản là một hệ thống gồm một chuỗi câu được sắp xếp theo hình tuyến
và có tổ chức chặt chẽ. Trong đó mỗi câu là một đơn vị liên kết của văn bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

17
Các văn bản tổ hợp, gắn bó với nhau tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh, nhằm
thực hiện một ý đồ giao tiếp chung”. [13].
Các định nghĩa của các tác giả dẫn trên tuy có chỗ khác nhau nhƣng đều
thống nhất ở chỗ:
- Văn bản là một đơn vị có qui mô lớn hơn câu. Mỗi câu là một đơn vị liên
kết của văn bản;
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và chủ yếu
ở dạng viết;
- Các đơn vị của văn bản liên kết với nhau chặt chẽ tạo thành một cấu trúc
hoàn chỉnh cả hình thức lẫn nội dung.
Luận văn này hiểu văn bản theo tinh thần cơ bản của tác giả Bùi Minh Toán:
Văn bản là một đơn vị có qui mô lớn hơn câu (trừ ngoại lệ) và mang
những đặc trưng cơ bản như: tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình
thức và tính liên kết.
1.1.1.2. Đặc trưng của văn bản

Có thể nói, văn bản có nhiều đặc trƣng song ba đặc trƣng dƣới đây là ba đặc
trƣng cơ bản nhất:
a) Tính liên kết
Liên kết là đặc trƣng cần thiết và quan trọng nhất của văn bản. Văn bản
không thể thiếu tính liên kết. Đây là đặc trƣng quan trọng để phân biệt văn bản
và chuỗi phát ngôn phi văn bản.
Theo tác giả Phan Mậu Cảnh, “Liên kết là mạng lưới các mối quan hệ về
nội dung giữa các thành tố trong văn bản được thể hiện qua những hình thức
liên kết nhất định, đồng thời là mối quan hệ giữa văn bản và những nhân tố
ngoài văn bản thể hiện qua những dấu hiệu nhất định”. [Dẫn theo 28].
Định nghĩa văn bản của tác giả Trần Ngọc Thêm đã hàm chứa khái niệm
liên kết văn bản. Tác giả đã chỉ rõ: “…Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của
mỗi câu và những mối quan hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và
với toàn văn bản nói chung”. [28]

×