Tải bản đầy đủ (.doc) (213 trang)

0 lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.92 KB, 213 trang )

LỊCH SỬ PHONG TRÀO NÔNG DÂN
VÀ HỘI NÔNG DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
GIAI ĐOẠN 1930-2013


BAN BIÊN SOẠN
PGS,TS Trần Thị Thu Hương (chủ biên)
PGS,TS Nguyễn Ngọc Hà
TS Phạm Đức Kiên
ThS Vũ Thái Dũng

LỜI NÓI ĐẦU
Đắk Nông là tỉnh có vị trí quan trọng nằm ở cửa ngõ Nam Tây Nguyên, là căn
cứ địa vững chắc, hậu cứ quan trọng, địa bàn trọng yếu của hành lang chiến lược
Bắc - Nam. Qua dòng chảy của lịch sử dân tộc, nông dân các đồng bào dân tộc
2


trên vùng đất Đắk Nông vừa giàu lòng yêu nước, vừa cần cù thông minh sáng tạo
trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.
Từ phong trào yêu nước trước khi có Đảng, như anh hùng dân tộc
N’TrangLơng, đến những cơ sở cách mạng chở che cho các chiến sĩ cộng sản
vượt ngục Đắk Mil trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và hàng ngàn
nông dân xây dựng tuyến hành lang chiến lược nối liền đường dây liên lạc giữa
miền Bắc với các tỉnh Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ… góp phần quan
trọng trong thắng lợi mùa Xuân năm 1975. Tinh thần bất khuất, kiên cường ấy
được nông dân các đồng bào dân tộc tiếp nối trong các phong trào xóa đói giảm
nghèo, xây dựng quê hương trong công cuộc đổi mới đất nước. Đó cũng chính là
thành quả của quá trình lãnh đạo đúng đắn của Đảng đã khơi dậy được phong trào
rộng lớn của nông dân trên vùng đất này, khẳng định trong thực tế ngay từ khi
Đảng ra đời, đã thể hiện là tổ chức tiên phong không chỉ của công nhân mà của


toàn thể nhân dân lao động - trong đó đa số là nông dân.
Vì vậy, ghi lại những trang sử hào hùng của phong trào nông dân và Hội
Nông dân tỉnh Đắk Nông, không chỉ khẳng định công lao, sự đóng góp, tôn vinh,
tri ân đối với các thế hệ nông dân đã phấn đấu, hy sinh để xây dựng và bảo vệ
vùng đất Đắk Nông, mà còn là nguyện vọng của các thế hệ cán bộ, hội viên Hội
nông dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đồng thời, góp phần giáo dục
truyền thống cần cù sáng tạo, bất khuất kiên cường của nông dân các dân tộc trên
vùng đất này, từ đó động viên, khích lệ đồng bào, đặc biệt là thế hệ trẻ, phát huy
tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn,
thách thức để xứng đáng với các thế hệ ông, cha đã bảo vệ và xây dựng vùng đất
quê hương trung kiên, anh dũng này. Với ý nghĩa ấy, Tỉnh ủy Đắk Nông đồng ý
chủ trương và chỉ đạo Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông thực hiện
công tác nghiên cứu sưu tầm, biên soạn và xuất bản cuốn "Lịch sử phong trào
Nông dân và Hội nông dân tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 1930 - 2013".
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bố cục cuốn sách được chia làm 8
chương với ba phần lớn:
Phần thứ nhất: Đặc điểm, truyền thống phong trào nông dân trên vùng đất
Đắk Nông trong cách mạng giải phóng dân tộc và kháng chiến chống ngoại xâm.
Phần thứ hai: Nông dân vùng đất Đắk Nông trong quá trình cùng cả nước
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và từng bước tiến hành đổi mới (1975-2003)

3


Phần thứ ba: Tỉnh Đắk Nông được thành lập, Hội Nông dân tỉnh ra đời –
quá trình xây dựng và phát triển (2004-2013)
Cuốn sách phản ánh chân thực quá trình hình thành và phát triển của phong
trào nông dân từ khi chưa có Đảng gắn với sự hình thành và phát triển của tổ chức
Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông qua các thời kỳ, các giai đoạn cách
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Đức và tỉnh Đắk Lăk (cũ) trước

đây và tỉnh mới Đắk Nông ngày nay trong dòng chảy lịch sử của đất nước.
Cuốn sách góp thêm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giáo dục truyền
thống trong hệ thống tổ chức Hội và phong trào nông dân các dân tộc trong tỉnh,
góp phần phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau, xóa
đói - giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh quốc phòng trên
vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc.
Đồng thời, triển khai công trình này cũng là một bước quan trọng trong công
tác tổng kết thực tiễn sinh động của tổ chức Hội và phong trào nông dân trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông trong một giai đoạn cách mạng nhất định, góp phần cùng các
nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách phát hiện quy luật của sự vận
động và phát triển trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng do địa bàn có
nhiều sự thay đổi về địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt khó khăn
trong việc khai thác tài liệu lưu trữ và gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, do vậy,
cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết nhất định. Ban Chỉ đạo
mong muốn nhận được những đóng góp của các độc giả, các nhà khoa học và
nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh, để tái bản lần sau cuốn sách được hoàn
chỉnh hơn.
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông

Phần thứ nhất
ĐẶC ĐIỂM, TRUYỀN THỐNG PHONG TRÀO NÔNG DÂN TRÊN VÙNG
ĐẤT ĐẮK NÔNG TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ
KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM

4


Chương 1

ĐẶC ĐIỂM, TRUYỀN THỐNG VÀ
CON NGƯỜI VÙNG ĐẤT ĐẮK NÔNG
I. Quá trình hình thành và phát triển vùng đất, con người Đắk Nông
Vùng đất Đắk Nông – quá trình hình thành và phát triển
Đến những năm cuối thế kỷ XIX, vùng đất Đắk Nông vẫn là nơi xa xôi, hẻo
lánh, dân cư thưa thớt, là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc người thiểu số
bản địa, sống theo cộng đồng, thị tộc, bộ lạc, trải trên một địa bàn rộng lớn. Tuy
vậy, ngay từ lúc đó, Đắk Nông đã được xác định là vùng đất giàu tiềm năng phát
triển kinh tế và có vị trí chiến lược về quân sự đối với cả khu vực. Do có vị trí
quan trọng về nhiều mặt, Đắk Nông đã sớm trở thành mục tiêu mà thực dân Pháp
đặc biệt chú ý. Những người Pháp đầu tiên đặt chân lên vùng đất Đắk Nông là
những tên gián điệp khoác áo giáo sĩ như Ta be, Phông ten… hoặc là những tên
gián điệp được ngụy trang dưới danh nghĩa nhà nghiên cứu như HăngriMét.
Trong quá trình thị sát Đông Dương, các giáo sĩ phương Tây đã tổ chức khảo cứu,
vẽ bản đồ thổ nhưỡng và dân cư tại địa phương phục vụ cho việc truyền giáo,
chinh phục và khai thác của thực dân Pháp. Sau khi xâm lược Việt Nam, Pháp
nhanh chóng đưa quân đến vùng Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng,
thiết lập bộ máy cai trị của chính quyền thực dân. Pháp thành lập một số đồn điền
ở vùng này để kiểm soát dân chúng và khai thác tài nguyên, tập trung ở Đắk Mil,
Đắk Song.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết
(21-7-1954), đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam, dựng nên chính quyền tay sai Ngô
Đình Diệm, thực hiện âm mưu thôn tính miền Nam Việt Nam. Với mưu đồ đó,
ngày 23-1-1959, chính quyền Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 24-NV thành lập
tỉnh Quảng Đức1. Theo Sắc lệnh này, tỉnh Quảng Đức hình thành trên cơ sở cắt
một phần tổng Đắk Đam, một phần tổng Đắk Mâm và toàn bộ tổng Đắk Mil
nguyên thuộc quận Đắk Song của tỉnh Đắk Lắk và một phần tổng Nam Ka
nguyên thuộc quận Lắk tỉnh Đắk Lắk từ phía Nam cầu 14 vào đến Đắk Song gọi
là quận Đức Lập; cắt tổng Đắk Bút So, tổng Đắk Rtih, nguyên thuộc quận Đắk
1


Theo quyết định của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, chiếu Sắc lệnh số 4-TTP ngày 29-10-1955 và các văn
kiện kế tiếp ấn định thành phần Chính phủ, chiếu Sắc lệnh số 4-aTTP ngày 23-10-1956 về đổi danh hiệu các
phần, chiếu dụ số 57a ngày 24-10-1956 cải tổ nền hành chính Việt Nam, Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 24NV ngày 23-01-1959 thành lập tại cao nguyên trung phần 1 tỉnh mới đặt tên là Quảng Đức.

5


Song tỉnh Đắk Lắk và hai xã Bu Prăng, Du Diên Vir nguyên thuộc quận Phước
Hòa tỉnh Phước Long thành lập quận Kiến Đức; lấy tổng Đắk N’Drung, nguyên
thuộc quận Đắk Song tỉnh Đắk Lắk và xã Bích Khê nguyên thuộc quận Di Linh,
tỉnh Lâm Đồng gồm cả Kiến Đức thành lập quận Khiêm Đức. Tỉnh lỵ Quảng Đức
đặt tại thị trấn Gia Nghĩa, huyện Đắk Nông (nay là thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk
Nông). Dân số Quảng Đức lúc bấy giờ khoảng 37.000 người, phần lớn là đồng
bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là người M’Nông.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, phạm vi hành chính
của tỉnh Quảng Đức cũng được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ
chiến lược và điều kiện chiến tranh. Tháng 12 năm 1960, Trung ương Đảng quyết
định thành lập tỉnh Quảng Đức thuộc Liên tỉnh 4, do Liên khu 5 chỉ đạo, dựa trên
sự phân chia địa giới hành chính của chính quyền Ngô Đình Diệm (lấy mật danh
là B4); đồng thời, chỉ định đồng chí Vũ Anh Ba (tức Hồng Ưng) làm Bí thư Ban
Cán sự tỉnh để lãnh đạo phong trào cách mạng. Do yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu
và xây dựng trong từng thời kỳ lịch sử, nên tỉnh Quảng Đức (cũ) có sự chia tách
nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế. Đến giữa năm 1961, khu 6 được
thành lập, tỉnh Quảng Đức thuộc về sự chỉ đạo của khu 6. Đến cuối năm 1961, khi
Khu 10 được thành lập, tỉnh Quảng Đức lại chuyển từ khu 6 về trực thuộc Khu
10. Thời kỳ này địch mở những cuộc càn quét lớn vào vùng căn cứ để bắt lính,
chúng dồn dân, lập ấp chiến lược, thọc sâu vào đánh phá căn cứ và bao vây,
phong toả kinh tế của ta. Xuất phát từ nhiệm vụ, yêu cầu của cách mạng, đầu năm
1962, tỉnh Quảng Đức giải thể; cắt huyện Khiêm Đức về tỉnh Lâm Đồng, thành

lập Ban Cán sự B7; huyện Đức Lập và Đức Xuyên nhập về Đắk Lắk; huyện Kiến
Đức nhập về Phước Long. Tháng 10-1962, cắt huyện Khiêm Đức và xã Đãng Gia
của huyện Đức Trọng thành lập huyện mới, mang mật danh E25, các huyện khác
được giữ nguyên như cũ.
Năm 1963, tỉnh Quảng Đức được tái lập. Huyện E25 giải thể và trở lại
mang tên Khiêm Đức như trước. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, nhiệm vụ của
ta là giữ vững căn cứ, phát triển thực lực cách mạng, chống càn quét, gom dân,
lập ấp, đồng thời phá kìm, đưa dân từ ấp chiến lược về vùng căn cứ cách mạng.
Lúc này lại có sự điều chỉnh, tỉnh Quảng Đức thuộc sự chỉ đạo của khu 10. Tháng
10 - 1963, Trung ương quyết định giải thể khu 10, cũng đồng thời giải thể luôn
tỉnh Quảng Đức. Huyện Đức Lập, Đức Xuyên về lại tỉnh Đắk Lắk, Khiêm Đức về
Lâm Đồng, Kiến Đức lúc này là một huyện nhỏ vẫn tiếp tục đặt dưới sự lãnh đạo
6


của Tỉnh uỷ Phước Long. Đến đầu năm 1965, tỉnh Quảng Đức được tái lập lần thứ
hai, nhưng đến đầu năm 1966 lại giải thể một lần nữa và chia thành hai đơn vị là
Tiền phương A và Tiền phương B. Tiền phương A gồm: Huyện Đức Lập và Đức
Xuyên, do đồng chí Trần Phòng (Bảy Biên) làm Bí thư, đồng chí Phùng Đình Ấm
(Ba Cung) làm Phó Bí thư. Tiền phương B gồm huyện Khiêm Đức, Kiến Đức và
thị xã Gia Nghĩa (huyện Đắk Nông), do đồng chí Nguyễn Xuân Khanh (Năm
Khanh) làm Bí thư. Đầu tháng 01 - 1967, do nhiệm vụ chiến trường đặt ra, hai cơ
quan Tiền phương A và B hợp nhất thành tỉnh Quảng Đức như cũ.
Tháng 5 - 1971, Trung ương quyết định giải thể tỉnh Quảng Đức lần thứ tư;
giao Khiêm Đức, Kiến Đức về Lâm Đồng dưới sự chỉ đạo của khu 6; Đức Xuyên,
Đức Lập được chuyển về Đắk Lắk thuộc khu 5 chỉ đạo. Đến tháng 8 - 1974, tiếp
tục giao Kiến Đức về Phước Long; còn Khiêm Đức, thị trấn Gia Nghĩa vẫn thuộc
Lâm Đồng. Sự chỉ đạo theo đơn vị mới này kéo dài cho đến ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng.
Tháng 5-1975, tỉnh được tái thành lập và đến tháng 11-1975, tỉnh Quảng

Đức sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk.
Từ ngày 01-01-2004, tỉnh Đắk Nông được thành lập theo Nghị quyết số
22/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội khóa XI, trên cơ sở tách 06 huyện
phía Nam của tỉnh Đắk Lắk (cũ), gồm: Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Nông,
Đắk R’Lấp và Krông Nô, với diện tích tự nhiên là 651.438 hécta, dân số 362.118
người với 31 dân tộc anh em sinh sống. Trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Gia
Nghĩa, huyện Đắk Nông (nay là thị xã Gia Nghĩa). Đến tháng 8-2005, thành lập
huyện mới Đắk GLong (huyện Đắk Nông cũ tách ra thành lập thị xã Gia Nghĩa và
huyện Đắk GLong); tháng 11-2006, thành lập huyện Tuy Đức (tách ra từ huyện
Đắk R’Lấp). Tính đến ngày 31-12-2010, toàn tỉnh có 1 thị xã, 7 huyện, 71 đơn vị
hành chính cấp xã (gồm 5 phường, 5 thị trấn và 61 xã).
Vị trí địa lý, địa hình và tài nguyên
Tỉnh Đắk Nông hiện nay là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên, thuộc biên giới
Tây Nam của Tổ quốc, nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối
dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11 045’ đến 12050’ vĩ
độ Bắc, 107013’đến 108010’ kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk
Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp
tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.

7


Nằm ở cửa ngõ Tây Nguyên, Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh Miền Đông Nam bộ với các tỉnh Tây Nguyên, cách Thành
phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Bắc và cách Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk
Lăk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình
Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng)
170 km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 160 km về phía Đông.
Đắk Nông có 130 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, có 02
cửa khẩu Bu Prăng và Dak Per nối thông với các tỉnh Mondulkiri, Kratie, Kandal,

Pnom Penh, Siem Reap, v.v. của nước bạn Campuchia.
Vị trí địa lý của Đắk Nông là điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu với
các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải
miền Trung và nước bạn Campuchia, là cơ sở để Đắk Nông thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội để trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực
Tây Nguyên.
Địa hình Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, độ cao trung bình
khoảng 600 m đến 700m so với mặt nước biển, nơi cao nhất lên tới 1.982m (Tà
Đùng). Nhìn tổng thể, địa hình Đắk Nông như hai mái của một ngôi nhà mà
đường nóc là dãy núi Nâm Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung
bình khoảng 800m, có nơi cao đến hơn 1.500m. Địa hình có hướng thấp dần từ
Đông sang Tây. Các huyện Đắk Song, Đắk Mil, Cư Jut, Krông Nô thuộc lưu vực
sông Krông Nô, sông Srêpốk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc. Các huyện Tuy
Đức, Đắk R’lấp, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa thuộc thượng nguồn lưu vực
sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Vì vậy, Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có
sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc
thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình
thung lũng thấp, có độ dốc từ 0-30 chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk,
thuộc các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình cao nguyên đất đỏ Bazan chủ yếu ở
Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 - 800m, độ dốc khoảng 5-10 0. Địa hình
chia cắt mạnh và có độ dốc lớn > 15 0 phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đắk
Glong, Đắk R'Lấp.
Theo Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2012: Tỉnh có diện tích
651.438 hécta đất tự nhiên, đất đai khá phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu

8


gồm 05 nhóm chính: Nhóm đất xám trên nền đá macma axit và đá cát chiếm

khoảng 40% tổng diện tích đất và được phân bổ đều toàn tỉnh. Đất đỏ Bazan trên
nền đá Bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình quân 120
cm, phân bổ chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song. Còn lại là đất đen bồi tụ trên nền đá
Bazan, đất Gley và đất phù sa bồi tụ dọc các dòng sông, suối. Về giá trị sử dụng,
đất nông nghiệp có diện tích là 306.749 ha, chiếm 47% tổng diện tích tự nhiên;
đất lâm nghiệp có rừng diện tích là 279.510 ha, tỉ lệ che phủ rừng toàn tỉnh là
42,9%; đất phi nông nghiệp có diện tích 43.953,30 ha. Đất chưa sử dụng còn
21.025,36 ha, trong đó đất sông suối và núi đá không có cây rừng là 17.994 ha.
Với thế mạnh về tài nguyên đất đai, Đắk Nông rất thuận lợi cho việc phát
triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như: Cà
phê, cao su, chè, tiêu, điều trên nền đất xám, đất đỏ Bazan; đồng thời phát triển
một diện tích lớn cây hàng năm như lúa, ngô và các loại cây công nghiệp ngắn
ngày khác trên đất đen bồi tụ, đất Gley và đất phù sa ven sông suối.
Rừng tự nhiên ở Đắk Nông nằm trong vùng hội tụ của hai luồng thực vật
với hai loại hình rừng: Rừng thường xanh phân bố chủ yếu ở các vùng đất có
lượng mưa lớn, độ ẩm cao, tầng đất sâu như Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong,
Tuy Đức. Rừng khộp phân bố chủ yếu ở các vùng đất có lượng mưa thấp, điều
kiện khắc nghiệt, các vùng lập địa xấu như bắc Đắk Mil, Cư Jút.
Rừng Đắk Nông có nhiều hệ động vật và thực vật phong phú và đa dạng,
những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ qúy và cây đặc sản vừa có giá trị
kinh tế, vừa có giá trị khoa học. Trong rừng còn nhiều động vật quý hiếm như voi,
gấu, hổ v.v. được ghi trong sách đỏ của nước ta và sách đỏ thế giới; có nhiều loại
dược liệu qúy là nguồn nguyên liệu dồi dào để bào chế thuốc chữa bệnh trong y
học dân tộc.
Lượng mưa trung bình hàng năm của Đắk Nông là 2.513 mm, lượng mưa
cao nhất là 3.000 mm, độ ẩm không khí trung bình 84%. Với địa hình chia cắt và
lượng mưa lớn, nên mật độ sông suối của Đắk Nông khá dày và có nhiều ghềnh
thác. Phía Bắc và phía Tây có sông Sêrêpốk (ranh giới tự nhiên với tỉnh Đắk Lắk),
sông Prêktê và sông Prêk Clong đổ ra sông Mê Kông; phía Đông Nam có sông Đa
Dâng (thượng nguồn sông Đồng Nai, ranh giới tự nhiên với tỉnh Lâm Đồng).

Sông suối ở Đắk Nông không chỉ cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ đời sống
của nhân dân mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp

9


của những người nông dân trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, sông suối trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông có tiềm năng thủy điện dồi dào. Hệ thống suối đầu nguồn của các sông
Đồng Nai, Krông Nô, Sêrêpôk có thể xây dựng nhiều công trình thủy điện lớn với
tổng công suất khoảng 1500 MW như thuỷ điện Buôn Kuôp 280 MW, Đức Xuyên
92 MW, Buôn TuaSrah 85 MW, Đắk Tih 140 MW, Đồng Nai 3-180 MW, Đồng
Nai 4 – 340MW, Đồng Nai 5A v.v. đang từng bước được đầu tư xây dựng.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 178 mỏ khoáng sản với 16 loại khoáng sản
chủ yếu: bauxit, wolfram, antimoal, bazan bọt; bazan cột, bazan khối, cát xây
dựng, đá bazan, đá granit, sét gạch ngói, than bùn, opal, thiếc sa khoáng, kaolin,
nước khoáng thiên nhiên, saphir. Trong đó, bauxite là nguồn khoáng sản có trữ
lượng lớn, phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk GLong, Đắk R'Lấp, Đắk
Song, Tuy Đức, trữ lượng dự đoán 5,4 tỉ tấn, trữ lượng thăm dò 2,6 tỉ tấn, hàm
lượng Al2O3 từ 35-40%. Ngoài ra còn có các tài nguyên khá phong phú là nguyên
liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét phân bố rải rác trên địa bàn một số
huyện, có thể khai thác công nghiệp, sản xuất gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây
dựng các công trình kinh tế-xã hội cũng như xây dựng dân dụng cho khu vực dân
cư trên địa bàn tỉnh. Sét cao lanh làm gốm sứ cao cấp phân bố tập trung ở huyện
Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa; puzơlan làm nguyên liệu cho xi măng, gạch
ceramic; đá bazan bọt làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát cách âm, cách nhiệt,
sợi chịu nhiệt v.v.
Cũng với lợi thế nằm trên cao nguyên M’Nông mênh mông, là thượng
nguồn của 02 dòng sông lớn là sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai, Đắk Nông có
nhiều thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Các thác nước đẹp, hùng vĩ, còn nguyên
sơ nằm giữa rừng già như thác Trinh Nữ, thác Dray H'Linh, Dray Sáp, thác Gia

Long, thác Dray Nur, thác Gấu, thác Chuông, thác Diệu Thanh, thác Ngầm, thác
Lưu Ly, thác Liêng Nung, thác Đắk Glun, thác Ba tầng, v.v.
Những khu rừng nguyên sinh có thể xây dựng các khu du lịch sinh thái, dã
ngoại, cưỡi ngựa, cắm trại trong các khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (25.000
ha), bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (28.000 ha). Những hồ nước mênh mông có thể
xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, đua thuyền như Hồ Tây, EaSnô, Đắk Rông,
Đak Đier, Đắk R’tih,...
Các bon làng đồng bào dân M’Nông, Mạ, Ê đê… là những vùng đất ẩn
chứa nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý báu, trong đó nổi bật hơn cả

10


là cồng chiêng và các bộ sử thi; với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống như
Lễ hội cồng chiêng, uống rượu cần, lễ hội đâm trâu...là những tiềm năng cho phát
triển du lịch văn hóa, dân tộc, nhân văn.
Về dân cư, dân tộc, tôn giáo - tín ngưỡng
Theo Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2012, tính đến ngày 31-122010, dân số toàn tỉnh là 538.034 người, trong đó dân số đô thị chiếm 14,9%, dân
số nông thôn 85,1%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,57%. Mật độ dân số trung
bình là 78,39 người/km2.
Do địa hình khá phong phú và phức tạp, nên dân cư phân bố không đều
trên địa bàn các huyện. Nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị
trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ; trong khi đó, có những vùng
dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức.
Dân số Đắk Nông là dân số trẻ. Số dân trong độ tuổi còn đi học khoảng
165.000 người, chiếm 32%; trong độ tuổi lao động có 325.000 người, chiếm 63%;
độ tuổi trên 60 chỉ có hơn 20.000 người. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Đắk
Nông phát huy ưu thế, tiềm năng của nguồn nhân lực trẻ trong phát triển kinh tế xã hội.
Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống.
Cộng đồng dân cư Đắk Nông được hình thành từ: Đồng bào các dân tộc tại chỗ

như M’Nông, Mạ, Ê đê, Khmer…; đồng bào Kinh sinh sống lâu đời trên Tây
Nguyên và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc mới di cư vào lập nghiệp như
Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao.v.v. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc
Kinh, M'Nông, Nùng, Mông v.v. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 67,9%, M'Nông chiếm
8,2%, Nùng chiếm 5,6%, Mông chiếm 4,5%, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ thấp.
Đắk Nông là vùng đất sinh sống từ hàng ngàn đời của đồng bào các dân tộc
tại chỗ, đồng thời cũng là vùng đất quần tụ của cư dân từ nhiều vùng miền về sinh
cơ, lập nghiệp nên đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng cũng vô cùng phong
phú.
Đến nay, Đắk Nông có nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng chủ yếu là Công
giáo, Tin lành và Phật giáo. Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Đắk Nông còn có rất
nhiều tín ngưỡng để tôn thờ, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại chỗ thờ cúng
Yàng (Trời), thần Núi, thần Sông v.v. và rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Đâm trâu (ăn
trâu), Lễ mừng nhà mới, Lễ mừng mùa, Lễ bỏ mả.v.v. phong phú và đặc sắc.
11


Tình hình kinh tế, văn hóa- xã hội
Trước khi thực dân đến xâm lược, Đắk Nông là vùng hoang sơ, nông dân
các dân tộc thiểu số ở đây chủ yếu dựa vào nương rẫy, du canh du cư, trong đó
săn bắn hái lượm còn đóng vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo cuộc sống hàng
ngày. Đây là nguồn sống của hầu hết dân cư. Phương thức và trình độ sản xuất
của nông dân còn rất đơn giản, họ vẫn sử dụng những công cụ thô sơ và lạc hậu.
Công cụ sản xuất là dùng xà gạt, rìu để chặt cây, cuốc để xới đất, gậy chọc lỗ tra
hạt, dùng vằng và cào để làm cỏ, liềm để cắt lúa và tuốt lúa bằng tay, lấy chân vò
hạt.... Chỉ đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tây Nguyên
được hoàn toàn giải phóng, các cấp Hội Nông dân chuyển từ chỉ đạo phong trào
đấu trang cách mạng sang tập trung chỉ đạo phong trào phát triển sản xuất, làm
kinh tế, nông dân Đắk Nông mới từng bước tiến hành trồng lúa nước trên quy mô
rộng lớn, đồng thời tìm kiếm những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao để

sản xuất nhằm từng bước xóa đói, giảm nghèo.
Nông dân sống trên địa bàn Đắk Nông chủ yếu là đồng bào dân tộc
M’Nông và một số đồng bào người Ê Đê, Mạ. Từ lâu, dân tộc M’Nông được phân
chia theo từng nhóm địa phương và mỗi nhóm mang sắc thái văn hoá riêng:
M’Nông Gar, M’Nông Chil, M’Nông Biệt, M’Nông Preh, M’Nông R’lam,
M’Nông Noong... Bên cạnh đó còn có M’Nông Tibiri ở bắc đường 14 thuộc
huyện Cư Jút, đến nay vẫn ở nhà sàn, nếp sống văn hoá gần giống với người Êđê.
Ngoài ra, còn có một số dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc chuyển vào làm ăn sinh
sống ở Đắk Nông. Một số nghề thủ công đã đạt tới trình độ tinh tế như nghề dệt
sợi, thêu nhuộm hoa văn trên nền vải, nghề đan lát đồ dùng trong gia đình bằng
tre mây, nghề rèn để sửa chữa, cải tiến và sáng chế ra những công cụ lao động và
cả vũ khí.
Nhìn chung, tỉnh Đắk Nông cũng giống như một số tỉnh Tây Nguyên khác,
nông dân còn thưa thớt, họ chủ yếu sống bằng nghề nông, ít có các nghề phụ để
sản xuất ở những thời điểm nông nhàn. Đa số các dân tộc thiểu số đều sống ở khu
vực nông thôn, còn ở khu vực trung tâm thị trấn phần lớn là người Kinh, làm nghề
buôn bán. Hầu hết là lao động phổ thông, số lao động chuyên môn còn thấp. Đây
là trở ngại khá rõ nét trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất cho người nông dân; hơn nữa nền kinh tế phát triển chậm, những mối quan
hệ truyền thống của các dân tộc còn tồn tại lâu dài, cũng là những rào cản nhất
định đối với nông dân Đắk Nông trong quá trình vươn lên thoát nghèo.
12


Cũng như nhiều dân tộc khác ở vùng Tây Nguyên, người dân tộc M’Nông
trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh để tồn tại và phát triển, đã hình thành
một nền văn hoá rất phong phú và giàu bản sắc dân tộc Việt Nam.
Tuy chữ viết xuất hiện muộn, nhưng đồng bào bản địa trên địa bàn Đắk
Nông có một kho tàng văn học dân gian truyền miệng rất phong phú, bao gồm cả
ca dao, tục ngữ, truyện cổ, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, trường ca... Đồng bào

M’Nông ở Đắk Nông còn lưu giữ khá nhiều di sản văn hoá quý giá, bước đầu
được khai thác, công bố trong một số công trình. Nhiều nghệ nhân người M’Nông
có những đóng góp lớn vào sưu tầm, biên soạn, dịch thuật các loại văn học dân
gian ở Đắk Nông và một số huyện lân cận: Tiêu biểu như hát kể chuyện trường ca
Ốt N’rông, ngoài ra còn có hàng vạn câu ca dao, tục ngữ được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác.
Trong quá trình lịch sử và cuộc sống lao động hằng ngày của đồng bào dân
tộc M’Nông, họ đã sáng tạo ra được một số loại nhạc cụ độc đáo, tuy còn rất thô
sơ nhưng phong phú về số lượng và chủng loại: Bộ gõ có đàn chiêng (cĩng), trống
(Ding Gơr), đàn môi (guốc)...Ca hát dân gian rất phong phú và đa dạng, hình thức
truyền miệng được coi là phương tiện chủ yếu của đồng bào dùng để chuyển tải
văn hoá từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác. Có nhiều hình
thức chuyển tải văn học dân gian như: kể chuyện, văn vần, hay hát đối đáp nam nữ. Ngoài ra, trong đồng bào dân tộc M’Nông còn lưu giữ một số hình thức dân
ca như: Ru con (chiêng con), hát đố (tăm hôr), hát khóc (M’im bôk, M’im khít),
hát kể gia phả (Nkok yao)...
Để phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất nông nghiệp,
Người M’Nông có một hệ thống nghi lễ khá phong phú. Họ không có một ngày lễ
nào chính thức, chỉ đón lễ bằng các ngày hội vui mùa gặt, lễ trừ sâu bọ, lễ cúng
lúa sắp trổ đòng. Trong nhóm nghi lễ đó có cả nghi lễ gia đình, như lễ làm nhà
mới, lễ cho người sắp đi xa hay ở đâu về... Cộng đồng người M’Nông còn lưu giữ
một kho tàng luật tục dưới hình thức văn vần, truyền miệng. Nội dung của luật tục
hầu hết đề cập đến các mối quan hệ xã hội như: Hôn nhân gia đình, phong tục tín
ngưỡng... Luật tục cũng quy định rõ những việc được làm và những việc không
được làm, nếu một khi vi phạm sẽ bị xử phạt theo luật tục của buôn, bon. Xã hội
truyền thống được vận hành theo một quy luật và cũng từ luật tục này mà dân tộc
M’Nông còn tồn tại dai dẳng các tập tục lạc hậu, ví dụ như lấy nhau cùng huyết
thống, mê tín dị đoan...
13



Trong trang phục hàng ngày, nghệ thuật tạo hình được thể hiện rất sinh
động. Hoa văn trên nền vải của người dân tộc M’Nông chủ yếu tạo hình theo một
mô típ truyền thống được cách điệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Đàn ông,
đàn bà M’Nông đều đóng khố, rộng chừng 20 phân và dài trên 1 thước, đàn bà ở
những vùng như thị xã Gia Nghĩa, dọc theo quốc lộ 14 họ còn biết quấn Yêng, lấy
khăn che ngực. Trong những dịp lễ tết, đàn ông còn mặc thêm một cái áo ngắn
không cổ, hở bụng và đàn bà thường quấn yêng màu tím đỏ. Cộng thêm vào đó là
những trang sức đi cùng trang phục rất đa dạng. Họ thường đeo những vòng đồng,
đeo chồng chất ở cổ tay, cổ chân, càng đeo nhiều bao nhiêu càng thể hiện sự giàu
sang đến đó. Đặc biệt người M’Nông còn có tập tục là đến tuổi trưởng thành họ
cà răng, căng tai cho to để đeo những miếng ngà voi hay miếng gỗ quý.
Cùng với quá trình phát triển của đất nước và Tây Nguyên, từ sau năm
1975, tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Đắk Nông đã có nhiều đổi mới.
Cơ cấu các dân tộc ở Đắk Nông thay đổi nhanh chóng, tỷ lệ người dân tộc thiểu
số thấp hơn so với sự gia tăng của người Kinh từ các tỉnh đồng bằng di cư lên. Từ
đó kéo theo nhiều biến động trong phương thức, kinh nghiệm canh tác, sản xuất
nông nghiệp, sự chuyển biến trong đời sống văn hóa, tôn giáo… Dưới ánh sáng
đường lối đổi mới của Đảng, sự vào cuộc mạnh mẽ của các ngành, các cấp, đặc
biệt là các cấp Hội nông dân trên địa bàn Đắk Nông, hiện nay, trình độ dân trí của
người nông dân ở Đắk Nông được nâng cao và đặc biệt có sự giao thoa giữa các
nền văn hoá, giữa các vùng với nhau. Trong quá trình giao tiếp, nông dân các dân
tộc đã biết sàng lọc, học hỏi những cái hay, cái đẹp của các nền văn hoá tiên tiến,
từ đó bồi đắp làm phong phú thêm những nét văn hóa của Tây Nguyên, đồng thời
xóa bỏ dần các tập tục, nghi lễ phiền toái, lạc hậu. Nhờ đó, lực lượng nông dân
Đắk Nông không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, họ không ngừng
đổi mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần to lớn vào quá trình
xây dựng Hội Nông dân Đắk Nông nói riêng và xây dựng quê hương Đắk Nông
nói chung.
II. Truyền thống lịch sử nông dân các đồng bào dân tộc trên vùng đất
Đắk Nông

Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc Việt Nam nói chung và
Đắk Nông nói riêng với những chiến tích và dấu ấn tự hào đã tạo nên những
truyền thống quý báu. Truyền thống dân tộc nổi bật của quê hương Đắk Nông

14


được thể hiện ở hai mặt chủ yếu: Xây dựng cuộc sống và bảo vệ quê hương, đất
nước.
Nói đến Tây Nguyên là nói đến lịch sử đấu tranh của các dân tộc chống các
thế lực áp bức, bảo vệ hạnh phúc và cuộc sống của con người. Trải qua hàng thế
kỉ trên vùng đất núi rừng hiểm trở, nơi mà sự chi phối và tác động của tự nhiên
còn rất lớn, ngay từ đầu những người dân nơi đây đã sát cánh bên nhau trong cuộc
chiến đấu với tự nhiên để sinh tồn và phát triển.
Trong cuộc sống người dân không chỉ phải đối mặt với vấn đề cải tạo tự
nhiên mà chính bản thân các dân tộc trên cao nguyên cũng liên tục phải đứng dậy
đấu tranh chống áp bức, cường quyền. Đây là một quy luật đấu tranh tất yếu của
một xã hội có giai cấp. Trong quá trình đấu tranh nói riêng và trong cuộc sống lao
động sản xuất nói chung, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đối với họ cũng
trở thành một nét đẹp đạo lý được lưu truyền và phát huy từ đời này sang đời
khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nổi bật nhất trong truyền thống của các dân tộc trên địa bàn Đắk Nông là
truyền thống yêu quê hương, yêu đất nước, chống áp bức bóc lột, chống xâm lược
đô hộ. Mảnh đất trên cao nguyên núi rừng đại ngàn đã hun đúc nên khí phách kiên
cường, tinh thần chiến đấu dũng cảm và đặc biệt đã gây dựng một truyền thống
yêu quê hương, yêu đất nước, yếu tố vốn là sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Trong lịch sử, các dân tộc Đắk Nông đã nêu cao một truyền thống đấu tranh kiên
quyết chống áp bức, chống xâm lược, chống đô hộ. Phong trào đấu tranh của Ama
Sao (1889 - 1895), N’Trang Gưh (1900 - 1914) và đặc biệt là cuộc đấu tranh dưới
sự lãnh đạo của anh hùng N’Trang Lơng kéo dài gần 1/4 thế kỉ (1912 - 1936) đã

cho thấy truyền thống đấu tranh bất khuất của người dân Đắk Nông. Truyền thống
bất khuất đó còn được phát huy mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn
dân, toàn diện của dân tộc trong 30 năm chống Pháp và chống Mỹ (1945 - 1975).
Sau ngày giải phóng, trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, một
lần nữa nhân dân các dân tộc Đắk Nông lại chứng tỏ sức mạnh của truyền thống
đó trong việc đập tan, ngăn chặn mọi thế lực xâm lược, thù địch chống phá cách
mạng.
Tất cả những truyền thống quý báu trên, chúng ta còn bắt gặp trong những
truyền thuyết lịch sử, truyện kể dân gian và đặc biệt là những bộ sử thi của những
dân tộc anh em trên địa bàn Tây Nguyên phản ảnh về công cuộc đấu tranh dựng

15


nước và giữ nước. Truyền thống lao động, hòa nhập với thiên nhiên, lấy núi rừng
làm không gian sinh tồn; tạo lập những giá trị tri thức bản địa phong phú, quý
báu. Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Đắk Nông ngày nay, việc bảo
tồn, phát huy những giá trị truyền thống đó là điều hết sức cần thiết. Đây là yếu tố
tiền đề cho phát triển của Đắk Nông nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Chương 2
NÔNG DÂN ĐẮK NÔNG THAM GIA ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC, TIẾN HÀNH KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN DƯỚI SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG (1930-1945)
I. Thực dân Pháp xâm lược, khai thác, bóc lột nhân dân vùng đất Đắk
Nông; Nông dân Đắk Nông tham gia phong trào yêu nước chống Pháp
Thực dân Pháp xâm lược, khai thác, bóc lột nhân dân vùng đất Đắk
Nông
Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng là vùng đất có vị trí
chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, có điều kiện tiềm năng giàu có, đất

rộng người thưa và là cửa ngõ thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, ngay từ giữa thế kỷ XIX, Đắk Nông đã trở
thành mục tiêu thực dân Pháp chú ý. Đầu tiên thực dân Pháp thăm dò và nắm bắt
tình hình Tây Nguyên thông qua những đoàn truyền giáo, thám hiểm. Theo những
tài liệu hiện còn lưu giữ thì từ năm 1838, Giám mục Tabe (Thabert) đã ghi chép
các vùng dân tộc Tây Nguyên trên tấm bản đồ đầu tiên của mình. Tiếp sau đó, các
linh mục như Bu-lơ-vô (năm 1851), Phông ten (năm 1852), A dê ma (năm 1857)
theo lưu vực sông Đồng Nai đã liên tiếp thâm nhập vào các khu vực của đồng bào
M'Nông để thăm dò. Năm 1857, các giáo sĩ đã lập hội thánh Tinh Sơ trong vùng
đồng bào M'Nông và tiếp tục lập hội thánh ở vùng đồng bào S'Tiêng (Brơ Lam).
Một số nhà thờ mọc lên tại nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, thực
chất là những căn cứ quân sự đầu tiên của thực dân Pháp. Bên cạnh đó, thực dân
Pháp còn phái các đoàn thám hiểm đến khảo sát địa dư, chủng tộc chuẩn bị điều
kiện cho cuộc viễn chinh của chúng sau này.

16


Đến cuối thế kỷ XIX, cùng với quá trình thôn tính toàn bộ lãnh thổ Việt
Nam, thực dân Pháp bắt đầu đưa đội quân viễn chinh lên xâm chiếm vùng đất
giàu có nhưng hoang sơ này. Năm 1894, khi thực dân Pháp đưa hai toán quân đi
theo thung lũng sông Ba và sông H'Năng lên cao nguyên M'Nông đã gặp sự
kháng cự mãnh liệt của đồng bào. Đến năm 1896, Pôn Đume (Paul Dourme) sang
làm toàn quyền Đông Dương đã phát động cuộc chinh phạt vùng đất Tây Nguyên
và đưa ra một loạt chính sách nô dịch và thống trị các dân tộc Đông Dương nói
chung và đồng bào Tây Nguyên nói riêng, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa và
quân sự. Năm 1898, quân Pháp từ Kratiê (Campuchia) tập trung lực lượng tấn
công chiếm Buôn Đôn, sau đó tiến đánh các vùng Mê Khul, Mê Wan, Buôn Trấp,
Buôn Chóa và lần lượt đưa quân chinh phục người Bih và đánh chiếm cao nguyên
M'Nông. Cũng trong năm 1898, Pôn Đume ra lệnh xóa bỏ chế độ sơn phòng của

triều đình Huế đặt ở Nam-Ngãi-Bình, thay thế vào đó là việc thành lập các đồn,
với nhiệm vụ nắm toàn quyền chỉ huy khu vực cả về quân sự, chính trị và hành
chính. Bộ máy sơn phòng cũ của triều đình Huế bị bãi bỏ phần lớn, bộ phận nhỏ
còn lại trở thành thuộc hạ của bọn quan lại đồn Pháp. Năm 1898, được coi là năm
mở đầu nền thống trị của Pháp ở Tây Nguyên.
Đến những năm đầu thế kỷ XX, hàng loạt đồn lính của thực dân Pháp tiếp
tục mọc lên bao vây lấy miền sơn nguyên Nam Đông Dương. Chính từ các đồn
trên vòng vây này, Đume và tay chân đã tung các phái bộ khoa học, quân sựchính trị của chúng để điều tra, do thám, lấn chiếm dần miền sơn nguyên theo
kiểu vết dầu loang. Âm mưu của thực dân Pháp là tách miền sơn nguyên này
thành một xứ, ở đó chúng sẽ thực hiện trực trị và độc quyền bóc lột các dân tộc.
Tuy nhiên, trên thực tế, khi thực dân Pháp về cơ bản đánh chiếm được Đắk Lắk
và bắt đầu áp đặt bộ máy cai trị, thì vùng cao nguyên M'Nông rộng lớn ở phía
Nam vẫn là vùng quân Pháp chưa kiểm soát được và chúng gọi đây là Resgion
Insoumis (vùng không khuất phục). Năm 1907, dưới thời Bernard (Bê Nanh) làm
công sứ, chúng ước lượng chỉ "quy thuận" được 300 làng từ Buôn Ma Thuột đến
M'Drak, còn khoảng 200-250 làng ở phía Bắc Buôn Hồ, phía nam sông Sêrêpôk
chúng không thể "quy thuận" được2.
Nếu như năm 1898 được coi là năm mở đầu nền thống trị của Pháp ở Tây
Nguyên, thì đến năm 1908, thực dân Pháp chính thức đưa quân vào đánh chiếm
cao nguyên Nam Tây Nguyên (cao nguyên M'Nông) và tại Đắk Lắk chúng xây
2

Theo Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Đắk Nông (1945-2007), Đắk Nông, 6-2009, tr. 18.

17


dựng Nhà đày Buôn Ma Thuột. Cho đến những năm 1909-1911, thực dân Pháp
mới bình định được một số vùng cư trú của đồng bào M'Nông và thiết lập quận
Đắk Song (một trong năm quận của tỉnh Đắk Lắk).

Cũng như ở Tây Nguyên, sau khi áp đặt được ách thống trị ở vùng cao
nguyên M'Nông, thực dân Pháp bắt tay vào thực thi chính sách cai trị.
Về kinh tế, để giải quyết khó khăn thiếu nguồn nhân lực cần thiết phục vụ
cho việc khai thác đồn điền, xây dựng đường sá, đồn bót trong điều kiện miền sơn
nguyên đất rộng, người thưa, toàn quyền Đume đã thực hiện một cuộc cải cách
chế độ thuế thân và chế độ xâu có sẵn. Chúng tiến hành hủy bỏ chế độ thu thuế và
hiện vật của triều đình nhà Nguyễn, thay vào đó là chế độ thu thuế bằng tiền, với
nhiều thứ thuế vô lý như thuế trâu, thuế voi; bắt dân đi phu làm đường 14, khai
hoang lập đồn điền, làm sở trà không công cho bọn chủ Pháp. Xâu trước đây quy
định bằng 10 ngày công ích, Đume cho tăng thêm một số ngày dành cho tư ích.
Thực tế lịch sử chứng minh rằng, chính sách xâu thuế thâm độc của Đume vẫn
không đáp ứng được nhu cầu to lớn của thực dân Pháp về nhân lực, tuy vậy những
chính sách ấy đã trở thành một trong những xiềng xích cột chân người dân miền
núi Đắk Nông vào các đồn điền, công trình làm đường sá và đồn bót của bọn thực
dân, dẫn đến cảnh nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật và dân số ngày càng giảm. Sau khi
tiến hành xâm chiếm Tây Nguyên, số đồn điền trên địa bàn tăng lên nhanh chóng.
Từ một vài đồn điền đầu thế kỷ XX đã tăng lên hàng trăm đồn điền vào những
năm 30. Riêng năm 1926, có 27 đơn xin lập đồn điền, với diện tích chiếm đoạt lên
tới 17 vạn hécta trên địa bàn Đắk Lắk, nơi có đất đai màu mỡ ở Nam Tây
Nguyên...
Về quân sự, âm mưu của Đume là thành lập những lực lượng vũ trang
người bản địa miền núi, dùng làm công cụ đàn áp phong trào cách mạng và làm
bia đỡ đạn cho chúng khi chiến tranh xảy ra. Theo lệnh của Đume, một đội lính
khố xanh - bảo an (viết tắt là GM) được thành lập với 1.500 tên, được bố trí ở các
đồn; đồng thời tuyển mộ cho quân đội thuộc địa Pháp 5.000 lính khố đỏ người Ê
đê, Giarai và Bana3.
Với mưu đồ thâm độc, thực dân Pháp thẳng tay dùng vũ lực đàn áp đồng
bào các dân tộc; mặt khác, chúng dùng chính sách mua chuộc, lôi kéo một số tộc
trưởng, tù trưởng để khống chế dân chúng.
3


Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Nông (1930-2005), Đắk Nông, 2006, tr. 22.

18


Ở những nơi hiểm yếu và ở các đầu mối giao thông quan trọng Chính
quyền thực dân xây dựng một hệ thống đồn bót. Như các đồn Di Linh, Đắk Mil,
BuMêra (còn gọi là đồn Hăng Ri Mét), đồn Poupasra, đồn BùĐôp, Bujeng Drơm.
Để bình định vùng Tây Nguyên, thực dân Pháp cử nhiều quan chức có kinh
nghiệm: Năm 1931, Toàn quyền Patxkiê và chỉ huy quân đội Pháp Billotta nghiên
cứu kế hoạch bình định vùng M'Nông; từ năm 1932 đến 1934, thực dân Pháp liên
tiếp đưa các tên quan ba Maillard, Quillot, Séré de Riirere, Ledgrine Loeur và
thiếu tá Nyo chỉ huy các đội quân bình định Cao nguyên M'Nông.
Nhằm dập tắt sự chống đối của nhân dân, thực dân Pháp tiến hành nhiều
cuộc càn quét quy mô lớn với sự yểm trợ của máy bay, pháo binh đồng thời thực
hiện chính sách "đốt sạch, giết sạch, phá sạch", đàn áp, khủng bố dã man đối với
các cuộc đấu tranh của công nhân trong đồn điền, tù chính trị trong nhà đày Buôn
Ma Thuột.
Về chính trị, thực dân Pháp thực hiện chế độ "trực trị", tách vùng Tây
Nguyên ra khỏi sự quản lý của triều đình nhà Nguyễn, dùng quân đội và bộ máy
hành chính của Pháp trực tiếp cai trị đồng bào Tây Nguyên. Cùng với việc xây
dựng bộ máy hành chính, chính quyền thuộc địa còn ban bố những luật lệ để ngăn
cản mọi sự giao lưu giữa đồng bào các dân tộc với đồng bào Kinh; kích động chủ
nghĩa bài Kinh, ngăn trở mọi ảnh hưởng tư tưởng cách mạng tiến bộ vào Đắk Lắk
và vùng Tây Nguyên. Đối với nhân dân ở Tây Nguyên, ngoài việc thực hiện chính
sách “chia để trị”, thực dân Pháp còn thực thi chính sách “đóng cửa”, hạn chế đến
mức tối thiểu việc đưa người Kinh, người Kh’me, người Lào vào Tây Nguyên;
đồng thời tìm cách chia rẽ, cô lập giữa đồng bào dân tộc với nhân dân từ nơi khác
tới, chia rẽ sâu sắc giữa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; Bộ máy tuyên truyền

của chúng đẩy mạnh hoạt động kích động tư tưởng bài Kinh, gây sự nghi kị, thù
hằn giữa các dân tộc. Đặc biệt là "biệt đãi" hai dân tộc Êđê và Giarai, nhất là
Êđê; bạc đãi khinh miệt các dân tộc khác. Bên cạnh đó, để lôi kéo, mị dân đồng
bào dân tộc, chúng còn mở một số trường đào tạo văn hóa theo hình thức nội trú
với chế độ bao cấp của chính quyền thực dân. Đối tượng được đi học tại đây
phần lớn là con em viên chức, tổng lý và người dân tộc Êđê và Giarai.
Cùng với âm mưu nham hiểm, mua chuộc dụ dỗ, chính quyền thuộc địa tập
trung xây dựng và cải tạo nhà tù, trại giam ở Tây Nguyên để giam cầm, lực lượng
chống đối. Đặc biệt sau cao trào cách mạng 1930 - 1931, thực dân Pháp đã bắt và
đày lên nhà lao Buôn Ma Thuột trên 30 chiến sĩ cộng sản. Từ tháng 5 đến tháng
19


11-1931, thực dân Pháp mở rộng, xây dựng kiên cố nhà đày Buôn Ma Thuột.
Cùng với việc xây dựng nhà đày Buôn Ma Thuột chúng còn xây dựng trại giam
trên các công trường làm đường ở km 5, 24, 27, 33. Các trại giam, nhất là Nhà
đày Buôn Ma Thuột nơi đày biệt xứ và giam giữ tù nhân trong những điều kiện
khắc nghiệt nhằm hành hạ họ về cả thể xác lẫn tinh thần, làm cho tù nhân kiệt sức,
không còn ý chí đấu tranh, từ bỏ lý tưởng cách mạng.
Tuy nhiên, khi buôn làng bị quân xâm lược giày xéo, đồng bào không chỉ bị
mất nương rẫy, bị bóc lột đến tận cùng, mà phong tục tập quán bị chà đạp, thì sự
tàn bạo, dã man của thực dân xâm lược không những không khuất phục được
người dân nơi đây, mà càng thúc đẩy quá trình giác ngộ ý thức đấu tranh vì lợi ích
sống còn của buôn làng, của dân tộc thêm mạnh mẽ và sâu sắc.
Các phong trào nông dân Đắk Nông tham gia phong trào yêu nước
chống thực dân Pháp trước khi có Đảng
Trước sự xâm lược, thống trị, áp bức hà khắc của thực dân Pháp và trước sự
bạc nhược của triều đình phong kiến, từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trên
khắp đất nước Việt Nam đã nổ ra hàng loạt phong trào đấu tranh bảo vệ quê
hương, xóm làng, thôn bản của các dân tộc, các giai cấp và tầng lớp trong xã hội,

trong đó có cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói
chung và Đắk Nông nói riêng.
Dưới sự lãnh đạo của các vị tù trưởng, tộc trưởng, tiếng súng chiến đấu của
nông dân trên cao nguyên M'Nông đã diễn ra liên tục và ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Bắt đầu bằng cuộc nổi dậy của Mơ Thua (chi nhánh tộc Ê Đê ở M'Drak
năm 1894), kế đó là cuộc nổi dậy của tù trưởng Ama Sao, người Buôn Tung, cách
thị xã Buôn Ma Thuột 16km (1889-1905); cuộc nổi dậy của Oi H'Mai (tên thật là
Y Tòng) ở huyện M'Drak (1901-1909); cuộc nổi dậy của Ama Lai (1901-1907).
Nét đặc sắc là hầu hết các cuộc nổi dậy của nông dân các dân tộc Tây Nguyên
ngay từ đầu đều có sự tham gia của người Kinh ở dưới đồng bằng. Đây là hình
ảnh tiêu biểu cho sự đoàn kết chiến đấu trong cộng đồng các dân tộc sống trên đất
nước Việt Nam, đó là chất keo được kết tinh từ máu lửa tạo nên truyền thống bất
khuất của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Sau khi liên tiếp đàn áp các cuộc khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên,
thực dân Pháp cử Hăng ri mét (Henri Maitre) lên cao nguyên M'Nông, chuẩn bị
cho việc xây dựng một "tỉnh M'Nông, S'Tiêng tự trị". Từ đầu năm 1909, Hăng ri

20


mét tung quân càn quét, uy hiếp tinh thần đồng bào sinh sống trên cao nguyên
M'Nông, bắt dân làng phải bỏ nương rẫy đi phu dài ngày, gùi lương thực hàng
hóa, mở đường sá, xây đồn trại. Nhưng ngay từ khi đặt chân lên cao nguyên
M’Nông, đội quân viễn chinh Pháp đã gặp phải cuộc chiến đấu kiên cường của
đồng bào các dân tộc M’Nông, với tinh thần:
"Dân M'Nông ơi! Vùng lên đi!
Con gái đánh bằng chày giã gạo
Con trai đánh bằng dao găm, giáo mác
Tất cả giơ lên như bông lau lách
Giết bằng được thằng Hăng ri mét

Thì ta mới yên cái bụng làm rẫy xây làng...".
Trong phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc trên cao nguyên
M'Nông, tiêu biểu là hai cuộc chiến đấu do những người nông dân lãnh đạo:
N’Trang Gưh và N’Trang Lơng lãnh đạo.
N’Trang Gưh sinh ra ở Buôn Chóa, là tù trưởng có uy tín trong nhân dân
M’Nông sống ở hạ lưu sông Krông Na. Ông sớm nhận thấy ý đồ xâm lược và
thôn tính của thực dân Pháp qua các toán trinh sát vào thăm dò vùng đất của
người Bih, từ đó ông tự đứng ra tổ chức tập hợp thanh niên của 25 làng buôn
trong khu vực để chuẩn bị chiến đấu giữ làng. Đầu năm 1887, lính Pháp đóng đồn
ở Buôn Tour, có sự hỗ trợ của bọn lính đánh thuê Xiêm (Thái Lan), Miến Điện
(Mianma) theo lệnh của tên công sứ Bourgios mở cuộc hành quân đánh vào căn
cứ của nghĩa quân tại Buôn Phok (vùng Buôn Trấp ngày nay). Cuộc hành quân
này mang tham vọng vừa chinh phục đất đai vừa bình định, thôn tính một vùng
đồng bào M’Nông chống đối nhằm mở đầu cho cuộc tiến quân sâu vào cao
nguyên, đồng thời dập tắt hoàn toàn các cuộc nổi dậy đang âm ỉ khắp vùng đồng
bào dân tộc. Đây là một cuộc chiến không cân sức, so sánh lực lượng giữa nghĩa
quân và thực dân Pháp quá chênh lệch, không có lợi cho cuộc đấu tranh của đồng
bào dân tộc. Tuy vũ khí thô sơ, nhưng với lòng quả cảm, với quyết tâm bảo vệ đất
đai và buôn làng, 600 người trong hàng ngũ của nghĩa quân đã hát vang bài ca ra
trận của dân tộc M’Nông. Dưới sự chỉ huy của N’Trang Gưh, họ chiến đấu vô
cùng dũng cảm, chặn đứng bước tiến của quân đội Pháp tại lưu vực sông Krông
Na, tiêu diệt gần hết một cánh quân địch trên cánh đồng Buôn Phok. Bị thất bại,

21


quân địch tiến hành chiến thuật vết dầu loang, đánh chiếm từng buôn và tiến hành
bao vây rộng lớn nghĩa quân, đốt phá nương rẫy, vườn tược của họ. Nghĩa quân
phải chuyển sang thế phòng ngự, bảo vệ buôn làng và chuẩn bị lực lượng.
Tháng 3-1900, quân Pháp lại mở cuộc càn quét lớn vào căn cứ của nghĩa

quân, tên chỉ huy cuộc càn quét bị nghĩa quân chặn đánh, bỏ chạy thoát thân.
Nghĩa quân đã bao vây và tiêu diệt toàn bộ lính Pháp trong đồn Tour, diệt tên đồn
trưởng Caniey, đồng thời giải phóng các Buôn Dfiêng, Dyou, Phety, Buôn Tinh,
các bốt kẹp dân của chúng cũng bị tiêu diệt. Cuộc chiến đấu kiên cường của đồng
bào M’Nông chỉ kết thúc khi người lãnh đạo nghĩa quân N’Trang Gưh mất năm
1914.
Kế tiếp cuộc chiến đấu của tù trưởng N’Trang Gưh là cuộc khởi nghĩa rất
tiêu biểu của người M’Nông Biệt do N’Trang Lơng lãnh đạo kéo dài gần ¼ thế kỷ
(1912-1936).
N’Trang Lơng sinh vào khoảng năm 1870 tại làng Bu Nơ Trang, là người
M’Nông gốc Biệt. Ông lớn lên trong hoàn cảnh quê hương, buôn làng bị thực dân
Pháp nhòm ngó và xâm lược. Trong một trận càn vào khu vực Pruxa, lính Pháp
bắt được vợ và con gái của ông, sau đó hành hạ đến chết. Để trà thù nhà và đòi nợ
nước, ở tuổi 40 ông chính thức nhận vai trò lãnh đạo quân khởi nghĩa của người
M’Nông vùng hạ lưu sông Krông Nô và Krông Na. Ngoài lực lượng nghĩa quân
do ông trực tiếp chỉ huy, còn có nhiều lực lượng chiến đấu khắp nơi phối hợp
đánh phá hậu phương của địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại.
Năm 1912, dưới sự chỉ huy trực tiếp của N'Trang Lơng, khoảng 300 nghĩa
quân4 đã tiến hành đánh trận mở màn vào đồn Pu Sra, tiêu diệt hoàn toàn quân
Pháp trong đồn. Trận đánh đầu tiên này có sự tham gia đông đảo của nhân dân
nhiều làng trong khu vực. Sau trận đánh mở màn, nghĩa quân còn đánh nhiều trận
tập kích vào các đoàn tiếp tế của Pháp trên đường Kra Chê đến Pujiu xra.
Những năm 1912-1913, quân đội Pháp trở lại trả thù nghĩa quân của
N'Trang Lơng. Trước hành động dã man của thực dân, nghĩa quân N'Trang Lơng
đã rút vào rừng sâu để bảo toàn lực lượng. Từ đầu năm 1914, nghĩa quân giành
thế chủ động trong trận chiến với địch; nghĩa quân tập kích vào Bu Mtum đánh
cánh quân dẫn đường của địch. Trên cao nguyên M'Nông, thực dân Pháp xây
dựng đồn Bu Mêra với hai trung đội lính khố xanh do Hăng ri mét trực tiếp chỉ
4


Gồm 150 quân Biệt của N'Trang Lơng và khoảng 150 quân Bunor của B'Heng Reng.

22


huy. Đây là đồn bót lớn nhất của thực dân Pháp trên cao nguyên M'Nông và là
căn cứ xuất phát của các cuộc hành quân khủng bố trong hai năm 1912-1913.
Quân khởi nghĩa của N'Trang Lơng đã tập kích tiêu diệt đồn Bu Mêra, khiến cho
bọn Pháp khiếp sợ.
Để đánh đồn, N'Trang Lơng cùng nghĩa quân lập kế hoạch "trá hàng".
Ngày 30-7-1914, một lễ kết minh được tổ chức có Hăng ri mét tham dự. Nghĩa
quân đã giết chết tên này tại làng Bu Nơr. Ngày 31-7-1914, N'Trang Lơng cùng
nghĩa quân cải trang thành lính Pháp đột nhập tiêu diệt đồn Bu Mêra, đốt trụi đồn
địch, Y Linh và 6 tên lính bị tiêu diệt, nghĩa quân tịch thu toàn bộ kho tàng. Sau
chiến thắng Bu Nơr, Bu Mê ra, uy tín và ảnh hưởng của nghĩa quân lan rộng khắp
vùng đất Tây Nguyên và miền rừng núi Đông Nam Bộ, các bộ lạc M'Nông,
S'Tiêng nguyện đi theo nghĩa quân N'Trang Lơng.
Đầu năm 1915, tên phó sứ tỉnh Kra Chê dẫn một toán quân đi đàn áp đồng
bào M'Nông. Nghĩa quân theo dõi và quấy phá chúng suốt dọc đường. Đến ngày
14-1-1915, nghĩa quân bất ngờ tấn công vào bon Pu Tiêng, giết chết tên Mác găng
(Margand) và một phần lớn quân lính, thu nhiều vũ khí. Trận đánh này buộc thực
dân Pháp rút hết số đồn còn lại, co hẳn vào vùng châu thổ Kra Chê, chúng lập một
hành lang an toàn bằng một hệ thống đồn bốt, mỗi đồn có hai trung đội khố xanh
đóng giữ. Một mặt chúng tăng cường các cuộc càn quét, mặt khác thực hiện âm
mưu bao vây kinh tế của nghĩa quân N'Trang Lơng, triệt để cấm đưa muối vào
vùng cao nguyên M'Nông, gây cho nghĩa quân rất nhiều khó khăn với nạn thiếu
muối, thiếu lương thực nghiêm trọng, nhưng nghĩa quân vẫn giữ được đội hình
chiến đấu, mặc dù cũng có một số tù trưởng dao động, chạy theo địch.
Cuộc hành quân tháng 10-1922 của tên Balat Ly Nek ở Chlong Phlas có thể
xem là bước thăm dò lấn chiếm đầu tiên của Pháp ở sườn phía Tây cao nguyên

M’Nông sau 5 năm chúng nằm im. Cuộc hành quân đó đã bị nghĩa quân M’Nông
Biêt tiêu diệt gọn ở Xrây Lovi.
Sau vụ Lu Nek, phải đến năm 1926, Pháp mới lại mở một cuộc càn quét về
phía này. Lần này chúng tiến quân theo thượng lưu sông Prêk Chlong với mục
đích ngoài việc dọn đường để chuẩn bị đưa lỵ sở đại lý Chlong Phlas sâu xuống
phía Đông để còn bảo vệ sườn phía Tây cho các chiến dịch của chúng lúc này
đang tiến hành trong vùng S’Tiêng Bù Đốp - Bà Rá ở Nam Kỳ năm 1927, sau
nhiều khó khăn, lỵ sở đại lý Chlong Phlas cuối cùng đã dời xuống một địa điểm

23


cách phòng tuyến phòng vệ 40km về phía Đông, sâu trong vùng người M’Nông
Biêt. Tuy nhiên, như Nyô đã nhận xét, ở vị trí này, “cho đến thậm chí năm 1935,
đồn đại lý Chlong Phlas vẫn chỉ là một trung tâm có sức hút rất tồi”, có nghĩa là
chúng không kiểm soát được bao nhiêu đối với dân người M’Nông Biêt5.
Từ năm 1928 đến những năm 1930-1931 là thời kỳ Pháp mở đầu lấn chiếm
trở lại Cao nguyên M'Nông, âm mưu này đã từng bước bị nghĩa quân của N'Trang
Lơng làm thất bại hoàn toàn.
Ngày 26-01-1931, Nghĩa quân N'Trang Lơng tổ chức một cuộc phục kích
mưu trí tiêu diệt tên Gattin (Galtille) trên đường chúng tuần tiễu từ Bù Đốp đi
Phale Khê (cách Srey Ktum khoảng 17km). Ngày 06-01-1931, N'Trang Lơng chỉ
huy khoảng 200 nghĩa quân được trang bị súng và cung nỏ, tập kích đồn 65 của
Pháp – một cứ điểm kiên cố, có hầm ngầm và dây thép gai bao quanh. Sau một
ngày chiến đấu, quân Pháp phải rút chạy. Nghĩa quân tiếp tục chiếm giữ đồn và
đánh tan quân tiếp viện, giết chết tên chỉ huy Lơcôngtơ (Leconte), đánh dấu việc
nghĩa quân quét sạch bóng dáng quân đội Pháp khỏi cao nguyên M'Nông. Sau sự
kiện đó một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ ở vùng ba ranh giới. Từ
tháng 2 đến tháng 12-1931, Pátxkia (Pasquier) toàn quyền Đông Dương và Bilốt
(Billôte) tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương chuẩn bị một kế hoạch để đối

phó với những cuộc nổi dậy của đồng bào M'Nông. Theo đó, chúng quyết định
một kế hoạch chiến lược là tập trung lực lượng bao vây khu vực có phong trào nổi
dậy của đồng bào. Mặt khác, chúng liên tục càn quét vùng trung tâm phong trào
với lực lượng áp đảo. Bắt đầu từ năm 1932, chúng thực hiện chiến dịch càn quét
quy mô lớn. Dưới sự lãnh đạo của nghĩa quân N'Trang Lơng, đồng bào M'Nông
thực hiện phương thức "vườn không nhà trống", dời làng vào rừng sâu chuẩn bị
sẵn sàng chiến đấu. Do sự chống trả quyết liệt của nghĩa quân, thực dân Pháp
không đạt được mục đích, mà chỉ dựng thêm được hai đồn trong khu vực M'Nông
đó là đồn Budengrom (Bujengdrom) và Lơrôlăng (Lerolland), thuộc Campuchia
(sát biên giới Việt Nam).
Từ năm 1931-1932 đến giữa mùa khô 1933-1934, bọn chỉ huy Pháp ở
Đông Dương, mở đường tiếp tục xâm lược cao nguyên M'Nông. Đây là thời kỳ
thứ hai nghĩa quân N'Trang Lơng cùng nghĩa quân S'Tiêng đã đánh trả quân Pháp

5

Xem Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông, Phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng (1912-1936), Nxb Chính trị
quốc gia, H.2012, Tr.163.

24


một cách quyết liệt. Cuộc kháng chiến trên cao nguyên không chỉ được giữ vững
mà còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Trong tháng 02 và tháng 3-1933, thực dân Pháp huy động một lực lượng
đông đảo, có pháo binh yểm trợ, từ nhiều hướng mở cuộc càn quét với quy mô
lớn, tiến công vào căn cứ Nâm Nung – một trong những căn cứ quan trọng của
N'Trang Lơng. Cánh quân thứ nhất, xuất phát từ BuĐengrrum tiến đánh vào phía
Đông núi Nâm Nung, do Gerber chỉ huy; cánh quân thứ hai, xuất phát từ căn cứ
Lơ rô lăng của Pháp (bên kia biên giới Campuchia) đánh vào hướng Tây Nam núi

Nâm Nung; cánh quân thứ ba, xuất phát từ Bù Đốp (Đông Nam Bộ) tiến đánh vào
phía Nam núi Nâm Nung. Trong cuộc càn quét này, quân Pháp vừa tiến công
quân sự, vừa đốt phá nương rẫy, buôn, bon và rừng núi của người M'Nông tại
vùng căn cứ Nâm Nung để triệt nguồn lương thực, dồn người M'Nông và nghĩa
quân N'Trang Lơng vào tình cảnh thiếu đói. Tuy nhiên, nghĩa quân M'Nông đã
chiến đấu kiên cường. Nhiều trận đánh ác liệt, giằng co đã diễn ra tại vùng căn cứ
Nâm Nung, nghĩa quân tiêu diệt được một lực lượng lớn quân Pháp.
Ngày 20-10-1933, nghĩa quân N'Trang Lơng phục kích ở núi Bàrá, giết
chết tên đại úy Morére; ngày 1-1-1934, tiến công đồn Căngrôlăng; ngày 2-1-1934,
tiến đánh đồn Bukoh ở Bù Đốp.
Vào mùa khô 1934-1935, thực dân Pháp đẩy mạnh việc rào làng, kìm kẹp
nhân dân trên khắp cao nguyên M'Nông, do đó các cuộc nổi dậy của người Biệt
càng trở nên sôi sục.
Ngày 4-3-1935, đồn Đêhay của thực dân Pháp được dựng lên ở vùng Biệt
xa xôi, cách Căngrôlăng 82km. Nhưng đồn vừa được dựng lên hôm trước thì hôm
sau nghĩa quân N'Trang Lơng lập tức tiến công. Lực lượng của nghĩa quân lúc
này khoảng 300 người đã làm cho bọn chỉ huy và lính Pháp không kịp trở tay, đồn
trưởng Căng rô lăng bị tiêu diệt cùng với một phần lớn binh lính Pháp. Trận đánh
làm kinh động đến bọn cầm quyền Pháp trong khu vực
Sau trận tập kích của nghĩa quân, Pháp tăng cường đàn áp phong trào đấu
tranh của đồng bào Tây Nguyên, trong đó đặc biệt là phong trào của nghĩa quân
N'Trang Lơng. Tuy lực lượng của địch ngày càng mạnh, song dưới sự lãnh đạo
của N'Trang Lơng cùng với hàng chục thủ lĩnh tài giỏi, nghĩa quân không hề bị
suy giảm quyết tâm đánh giặc. Từ ngày 20-3-1935, thực dân Pháp liên tiếp càn

25


×