Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

vấn đề về thuốc trong cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.24 KB, 37 trang )

Những thực phẩm giúp giã rượu
Khi bị say rượu, có thể ăn 2 lòng trắng trứng gà còn tươi. Chất cồn chưa bị hấp thu trong dạ dày khi gặp protein
trong lòng trắng trứng sẽ bị kết tủa. Điều này không chỉ giảm bớt lượng rượu được hấp thu mà còn tránh hiện tượng
bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
Sau đây là một số cách giã rượu khác bằng đồ ăn thức uống:
- Giấm 60 g, đường đỏ 15 g, gừng 3 lát giã nát, hòa lẫn rồi cho uống.
- Búp rau cải trắng rửa sạch, thái sợi, cho đường và giấm để ăn, một lát sau sẽ giã rượu.
- Củ cải sống giã nát, vắt lấy nước, thêm chút đường đỏ cho dễ uống, uống liên tục nhiều lần sẽ tỉnh ra.
- Củ mã thầy rửa sạch, gọt vỏ, ăn sống hoặc giã lấy nước uống.
- Mía rửa sạch, róc vỏ, ép hoặc nghiền nát, chắt lấy nước cho người say uống dần, vài lần sẽ tỉnh.
- Đậu xanh 100 g, cam thảo 12 g ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái.
- Mứt hồng ăn 2-4 quả một lần, uống nước nóng. Cũng có thể giã nát hồng cho ăn hoặc cho ăn cả quả.
- Đậu chao (đậu phụ để chua) 30 g, hành khô 5 củ, nấu canh ăn cả nước lẫn cái.
- Cà phê đặc cho uống nhiều lần, dùng khi người say có hiện tượng thiếp đi.
- Trà đặc uống nhiều lần. Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô
hấp.
- Uống nước cơm: Cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó có thể giảm bớt lượng cồn bị hấp thu.
- Củ sắn dây 25-50 g (hoặc hoa sắn dây 10-15 g) nấu nước uống.
- Giã một ít khoai lang sống, trộn với một ít đường để ăn.
- Ngó sen tươi thái thành sợi, thành miếng, trộn với đường và giấm để ăn. Cũng có thể giã ngó sen, vắt lấy nước
uống.
- Rau cần vắt lấy nước uống, không những có thể giã rượu mà còn giúp người say không bị choáng váng khi tỉnh
rượu.
- Cam hoặc quýt 5 quả vắt lấy nước uống.
- Trứng muối một quả, ăn từ từ với giấm.
- Ăn các loại quả chua như vải, táo tây, cam, quýt hoặc dâu tươi. Nếu không có quả tươi, có thể lấy quả khô đun với
nước, cho đường vào uống.
Không nên uống nước có ga
Một số người cho rằng loại nước này cũng có thể hoá giải rượu tốt. Đây là quan niệm rất sai lầm vì ga có thể làm cho
cồn nhanh chóng lan toả khắp người và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận. Ngoài ra,
chất này còn ảnh hưởng đến tim và hệ thống thần kinh trung ương, gây nên tình trạng hưng phấn quá mức hoặc hôn


mê, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi say rượu, tuyệt đối không được uống nước có ga.

Trang 1


Ăn trứng ngỗng đẻ con thông minh?
Nhiều thai phụ cứ 3 tháng lại ăn một quả trứng ngỗng để con sinh ra được thông
minh khoẻ mạnh hơn. Trứng ngỗng to gấp đôi, gấp ba trứng gà, quả thật là
khó nuốt, nhưng họ đành phải cố gắng vì đứa con tương lai. Thực hư như thế
nào? Xin hãy nghe ý kiến của bác sĩ Vũ Hướng Văn.
Từ trước tới nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định rằng người
có thai ăn trứng ngỗng thì tốt cho thai nhi hơn các trứng khác. Những thai phụ đã ăn trứng ngỗng
cũng đừng vội thất vọng vì trứng này chứa một lượng protein cao hơn so với trứng gà, trứng vịt
và lượng lipid cao hơn trứng gà. Theo “Bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn
gia súc Việt Nam” (Nhà xuất bản Nông nghiệp), trứng ngỗng có 13,5% protein, 13,2% lipid, trứng
gà chứa 12,5% protein, 11,6% lipid còn trứng vịt chứa 11,8% protein, 3,5% lipid.
Tuy nhiên, trứng ngỗng chứa ít vitamin hơn trứng gà, trứng vịt, nhất là vitamin A rất cần cho phụ
nữ có thai. Thực chất, trứng gà mới là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Thành phần các chất
dinh dưỡng như protein, lipid, gluxit, các vitamin và khoáng chất trong trứng gà có tỷ lệ phối hợp
rất hợp lý, giúp bồi bổ sức khoẻ rất tốt. Trứng gà cũng được y học cổ truyền dùng làm chất bổ
dưỡng. Đông y gọi lòng đỏ trứng là "kê tử hoàng", có vị ngọt tính ấm, có công dụng dưỡng âm,
ninh tâm, vỗ tỳ vị, trị mất ngủ do âm hư và nôn mửa do khí nghịch…
Với trứng ngỗng, các thai phụ vẫn có thể ăn được, 3 tháng một quả cũng không sao. Nhưng chỉ
nên coi đó là thực phẩm giàu protein, ăn để bồi dưỡng và trong một lúc không nên ăn nhiều vì
protein lâu tiêu. Với một quả trứng ngỗng to như vậy nên chia làm 2-3 lần ăn cho đỡ ngán. Tuy
nhiên nếu bồi dưỡng bằng trứng gà thì tốt hơn.

DINH DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
Tác giả : TS. NGUYỄN XUÂN NINH (Viện Dinh dưỡng)
Mơ ước con em mình trở thành những người thông minh, làm việc và học tập có hiệu quả, đạt được

những thành tích cao trong các hoạt động khoa học, xã hội, gia đình là một mong muốn chính
đáng của tất cả mọi người. Mặc dù trí thông minh còn tùy thuộc vào yếu tố di truyền nhưng
qua nhiều nghiên cứu, người ta nhận thấy chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò rất quan
trọng.
CÁC ÐIỀU KIỆN GIÚP CHO NÃO HOẠT ÐỘNG TỐT
Muốn hoạt động tốt, não bộ của con người cần có 3 điều kiện chính:
- Phải là một bộ não phát triển đầy đủ về cấu trúc giải phẫu, mô học và tồn tại trong một cơ thể khỏe mạnh.
- Hàng ngày được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển, duy trì hoạt động của não và cơ thể.
- Môi trường xung quanh, đặc biệt là với trẻ em (ví dụ điều kiện tự nhiên: khí hậu, thời tiết thuận lợi; Ðiều kiện xã hội
và nuôi dạy trẻ phát triển cao...). Nếu những điều kiện này được đáp ứng đầy đủ và thuận lợi sẽ tạo cho trẻ những
phản xạ có điều kiện tốt, giúp tích lũy những kiến thức khoa học, xã hội một cách tối ưu.
CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA NÃO BỘ CON NGƯỜI
Não bộ con người được hình thành và phát triển chủ yếu từ giai đoạn bào thai và hoàn thiện dần sau khi sinh. Giai
đoạn 3 tháng đầu của bào thai, các tế bào não phát triển rất nhanh với tốc độ 250.000 tế bào mỗi phút và tiếp tục
tăng nhanh đến khi chào đời. Khi mới sinh, não trẻ chưa trưởng thành vì chưa được myeline hóa. Khi trẻ được 6
tháng tuổi, não đã có đủ các thùy, rãnh và bề mặt giống như não người lớn. Cuối năm thứ nhất, trọng lượng não lớn
gấp 2 lần lúc sinh. Lúc 3 tuổi, số lượng tế bào thần kinh đạt mức tối đa với khoảng 14 tỷ tế bào thần kinh như người
lớn, trọng lượng của não cũng đạt 80% so với khi trưởng thành. Khi 8-9 tuổi, các tế bào thần kinh được biệt hóa hoàn
toàn như người lớn, nặng khoảng 1.400g. Từ 9-20 tuổi não chỉ tăng thêm 100g. Sau 3 tuổi, các tế bào thần kinh
không được sinh ra thêm mà chỉ hoàn thiện dần về chức năng và cấu trúc. Ngược lại, trong quá trình sống lại có

Trang 2


những tế bào thần kinh bị thoái hóa và mất đi; Nếu có những tổn thương xảy ra cho não bộ thì không có sự phục hồi
hoàn toàn. Do vậy có thể nói, những năm đầu tiên là "cơ hội duy nhất trong đời" để não bộ được phát triển hoàn hảo.
Tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, của trẻ em trong những năm đầu tiên cũng đều
ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Myeline hóa các tổ chức và tế bào thần kinh có vai trò quyết định trong quá trình phát triển và biệt hóa, thay đổi ở vỏ
não. Myeline là một dạng chất béo bao bọc xung quanh dây thần kinh, đảm bảo chức năng dẫn truyền xung động,

điện thế của tế bào thần kinh. Cùng với quá trình myeline hóa, các tế bào thần kinh ngày càng có nhiều nhánh nối kết
với nhau giữa các bộ phận trong cơ thể và ngày một dày đặc hơn, làm cho các chức năng điều hòa của não và hệ
thần kinh hoàn thiện và tinh vi hơn. Tế bào thần kinh sẽ không hoạt động được, hoặc kém hoạt động nếu không được
myeline hóa, hay myeline hóa không hoàn toàn và hậu quả là làm chậm phát triển vận động, trí tuệ, tinh thần.
LÀM THẾ NÀO ÐỂ TRẺ THÔNG MINH?
Từ những đặc điểm cấu trúc của não bộ nêu trên, nếu muốn cho ra đời một trẻ thông minh, chúng ta nên chú ý một
số điểm sau:
- Bào thai phải được tạo thành từ những người mẹ, người bố (đặc biệt là người mẹ) khỏe mạnh. Trong suốt thời kỳ
thai nghén, vấn đề ăn uống và sức khỏe của người mẹ phải được đảm bảo (đủ lượng và chất), bào thai phải được
bảo vệ để phát triển bình thường. Như vậy não bộ sẽ được hình thành và phát triển đầy đủ, tránh được các dị dạng
của hệ thần kinh và não.
- Sau khi sinh ra, đặc biệt trong những năm đầu tiên của cuộc đời, vai trò của chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng,
giúp cho số lượng tế bào thần kinh được phát triển và biệt hóa tối ưu. Nếu bị thiếu các chất dinh dưỡng trẻ sẽ bị
bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt, các rối loạn do thiếu iode...) để lại những hậu quả vĩnh viễn cho não
bộ, không hồi phục.
- Trong những năm tiếp theo và thời kỳ vị thành niên, là giai đoạn hoàn thiện myeline hóa và chức năng các tế bào
thần kinh, tạo lập các phản xạ có điều kiện, thì vấn đề đảm bảo dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật và nuôi dạy đúng,
môi trường xung quanh thuận lợi là những yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ.
Dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là trong thời kỳ thai nghén đến những năm đầu sau khi sinh có vai trò vô cùng quan
trọng, tạo điều kiện tối ưu cho não bộ phát triển, là cơ hội duy nhất trong cả cuộc đời một con người (tất nhiên không
được quên các yếu tố khác đã nêu trên).
Giai đoạn bào thai: Hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của người mẹ, có thể tóm tắt thực
đơn giúp trí thông minh của trẻ phát triển trong giai đoạn này như sau:
Ngay từ trước khi thụ thai: Cha mẹ phải chuẩn bị tốt về sức khỏe (dự trữ đầy đủ về dinh dưỡng) và tinh thần. Khi đã
có những thiếu hụt về dinh dưỡng xảy ra từ trước khi có thai (ví dụ như thiếu máu thiếu sắt, thiếu acid folic, thiếu
iode), nếu chờ đến khi có thai mới bổ sung viên sắt/ folic hoặc bổ sung iode cho người mẹ thì đã muộn và kém hiệu
quả hơn nếu được dự phòng từ trước khi có thai.
Khi có thai: Người mẹ cần ăn uống đủ cả về lượng và chất các chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo cho hoạt động cơ thể
mẹ và thai nhi phát triển tốt. Trong 9 tháng có thai, người mẹ cần tăng thêm 10-12kg.
Tóm lại, trong giai đoạn này thai phụ cần sử dụng đa dạng nhiều loại thức ăn, ăn thức ăn sạch, ăn các chất đạm, mỡ

đường với tỷ lệ cân đối, ăn nhiều cá và rau quả; Phòng chống thiếu máu cho người mẹ và thai nhi bằng cách uống
viên bổ sung sắt và folic, sử dụng muối iode hàng ngày.
Giai đoạn sau khi sinh:
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ, vì vậy cần tận dụng sữa mẹ bằng mọi cách. Các nghiên cứu cho thấy
những trẻ được nuôi đầy đủ bằng sữa mẹ thì sự phát triển trí tuệ, sức đề kháng và miễn dịch sẽ tốt hơn những trẻ
được nuôi bằng các thức ăn nhân tạo. Từ 6 tháng tuổi, bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung thêm các thức ăn khác, nhưng
vẫn tiếp tục cho bú mẹ đến 18-24 tháng tuổi.
Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin
và muối khoáng), phối hợp đa dạng các thực phẩm ở tỷ lệ cân đối.
Hiện nay, các nhà sản xuất sữa và thức ăn nhân tạo trên thế giới đều cố gắng tạo ra những sản phẩm có thành phần
giống như sữa mẹ hoặc được bổ sung thêm những chất dinh dưỡng thiết yếu, phù hợp với nhu cầu trong từng giai

Trang 3


đoạn phát triển của trẻ (các chất vi khoáng và vitamin như calci, sắt, folic, kẽm, iod, vitamin A, các acid amin, chất
béo).

Bài thuốc chữa táo bón ở trẻ em
Nhiều bà mẹ kêu ca rằng con mình rất khó đi đại tiện, vì thế bài viết này xin cung cấp một số
bài thuốc bằng các thứ cây lá thông thường quanh ta, các phương pháp xoa bóp để phòng và
chống bệnh táo bón ở trẻ em.
Bài 1: Cam thảo nam 20 gam, chỉ xác 8 gam.
Cách dùng: Đổ xâm xấp nước, cách thủy 15 phút, lấy ra để còn ấm cho trẻ uống. Trẻ 1 tuổi
trở xuống uống 1-2 thìa cà phê một lần. Trẻ 2-3 tuổi uống 2-3 thìa cà phê một lần. Ngày uống
2-3 lần.
Bài 2: Rau khoai lang 60 gam
Cách dùng: Nấu canh hoặc ăn luộc cả nước và cái, ăn vài lần.
Bài 3: Rau dền 30 gam, rau sam 30 gam
Cách dùng: Rau rửa sạch, nấu canh hoặc luộc ăn cả cái và nước, ngày ăn vài lần.

Bài 4: Lá muồng muồng hoặc cây muồng 10-15 gam.
Cách dùng: Nấu nước uống sau mỗi bữa cơm.
Bài 5: Kẹo mạch nha 1.500 gam, mật ong 500 gam, con nhộng 500 gam, lá dâu 1.000 gam,
vừng đen 500 gam.
Cách dùng: Lá dâu lấy ngọn non, rửa sạch, đồ chín phơi khô. Vừng đen sao qua, xát bỏ vỏ.
Con nhộng đồ chín, phơi khô sao vàng. Ba vị trên tán bột. Đổ kẹo mạch nha vào mật ong,
đánh cho tan. Cho ba vị trên đã tán thành bột vào luyện dẻo, viên mỗi viên 12 gam. Dùng
giấy chống ẩm bọc lại hoặc bỏ vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1
viên, thuốc này còn có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, hư hao ngủ kém.
Bài 6: Khi trẻ bí đại tiện, cho trẻ em ăn chuối tiêu già có thể làm nhuận tràng thông tiện hoặc
lấy táo tàu (loại táo, loại táo đen hay bán ở hiệu thuốc Bắc). Hầm nhừ, ăn cả nước lẫn cái (bỏ
hạt).
Xoa bóp giúp nhuận tràng
Cho trẻ nằm ngửa trên giường, người thao tác dùng phần gốc bàn tay phải của mình áp sát
vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng
dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Sau lại tiến hành xoa xoay day đẩy theo chiều
tuần tự ngược trở lại.
Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần,
cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2
tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.
Day xoa bụng như thế sẽ thúc đẩy tuần hoàn ở vùng dạ dày và vùng bụng, tăng nhu động
ruột, không những có thể làm thông thoát đại tiện mà còn làm tăng khả năng thèm ăn, kích
thích ăn ngon miệng ở trẻ.
Phòng bệnh táo bón cho trẻ
- Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ. Có thể hằng ngày vào một giờ nhất định cho
trẻ ngồi vào bô đại tiện, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao,
cứ kiên trì, đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài
tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài.
- Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ... kết hợp hoa quả như cam,
bưởi, uống nước đun sôi để ấm.

- Tích cực cho trẻ hoạt động ngoài trời như chạy nhảy, nô đùa.
Trang 4


- Phải chữa trị ngay những bệnh là nguyên nhân dẫn đến táo bón của trẻ, không nên để kéo
dài.

Sừng tê giác có phải là thần dược?
Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINH
Sừng tê giác trước nay luôn được xem là một thứ dược phẩm quý hiếm! Tê giác là loài động
vật có tên trong "sách đỏ" cần được bảo vệ. Trong dân gian, người ta cho rằng sừng tê
giác có tác dụng kích dục, giúp trường thọ và hạ sốt, chữa được ung thư và đái tháo
đường. Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp tài liệu nước ngoài đề cập đến một số
tác dụng của sừng tê giác để bạn đọc tham khảo. Việc sử dụng sừng tê giác vào mục
đích chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cần phải căn cứ trên những cơ sở khoa học, không
nên mù quáng chạy theo những lời mách bảo có tính chất vụ lợi vì mục đích thương
mại.
TÊN KHOA HỌC
Tê giác có tên khoa học là Rhinoceros. Vào khoảng thế kỷ 14, tên "Rhinoceros" đã được đặt cho tê giác một loài động vật quý hiếm dựa vào chính đặc điểm của nó, đó là một cái sừng lớn mọc ra từ mũi. Theo
tiếng Hy Lạp, "rhis" có nghĩa là mũi và khi kết hợp với các từ khác "rhis" được viết thành "rhin"; còn "keras"
có nghĩa là sừng. Vì thế tê giác, con vật có sừng ở mũi được gọi là "Rhinoceros" ("k" trong tiếng Hy Lạp,
khi viết sang một thứ tiếng khác, sẽ trở thành "c").
SỰ QUÝ HIẾM CỦA SỪNG TÊ GIÁC
Không phải đến bây giờ sừng tê giác mới được xem là loại dược phẩm quý hiếm. Vào thời Hán ở Trung
Quốc, do sự sát hại tê giác trong suốt thời Ðông Chu, sừng tê giác đã trở nên rất khan hiếm, đến nỗi
chúng phải được nhập khẩu từ nước ngoài. Cuối thời Tây Hán, sừng tê giác được coi là một thứ trang sức
quý giá, sau này người ta đã tìm thấy những cái chén làm bằng sừng tê giác được chôn theo chủ nhân
của nó cùng nhiều sừng tê giác giả làm bằng gỗ và đất sét. Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ
cũng đã tìm thấy những bộ xương hoàn chỉnh của loài tê giác một sừng Javan trong các lăng mộ thời Tây
Hán.

Những bằng chứng khảo cổ này đã khẳng định lại những ghi chép lịch sử tìm thấy vào thời Thục Hán liên
quan đến hoàng đế Wang Mang thời Hán hay triều Tần. Sau khi chiếm ngôi vua Hán, để củng cố thế lực,
Wang Mang đã cử người sang các nước chư hầu để gợi ý cống nạp sừng tê giác cho triều đình của ông.
"Trong suốt thời kỳ Hoàng thái hậu nắm quyền, quyền lợi của mọi người đều được gia tăng và một bầu
không khí hòa bình trải dài khắp bốn phương, tới cả các vùng đất xa xôi với những phong tục tập quán
khác nhau. Tất cả mọi người đều ngưỡng mộ sự công bằng của triều đại này. Yuetanzi đã gửi những con
chim trắng vượt qua một quãng đường dài và không chỉ có vậy, Huangzhi còn gửi những con tê giác sống
từ cách đó 30 dặm". Việc những con tê giác được gửi như vật cống phẩm từ thế kỷ I đã cho thấy một sự
thật là tê giác cực kỳ hiếm ở vùng bắc và trung Trung Hoa vào thời này. Những con tê giác cống nạp là thú
vui của hoàng đế nhà Hán và chúng được nuôi trong những khu rừng săn bắn của hoàng gia gần Tràng
An.
Cũng vào thời kỳ này, triều đại nhà Hán giành được nhiều thắng lợi và biến phương nam thành thuộc địa
của mình. Một sự thay đổi quan trọng đã diễn ra trong những chuyến hải hành trên biển Ả Rập, các
thương gia vùng Ðịa Trung Hải đã lợi dụng gió mùa Tây nam để đi thẳng tới miền nam Ấn Ðộ. Việc giao
dịch thương mại, đặc biệt là các mặt hàng gia vị và vải lụa được buôn bán rất mạnh giữa miền đông và
miền tây bằng đường biển dọc theo châu Á, hình thành nên con đường tơ lụa nổi tiếng.
Xem xét trên bản đồ con đường tơ lụa trên biển ngày đó, ta có thể thấy những con tàu này đi từ biển nam
Trung Hoa đến vịnh Bengal. Từ đó hàng hóa được chuyển tới các bán đảo từ Coimbatore Gap sang phía
tây, hay từ bờ biển Malabar chuyển tới biển Hy Lạp rồi sang các nước phương Tây.

Trang 5


Bên cạnh đó, dựa vào tính chất của gió mậu dịch, hàng năm các thương gia phương Tây phải neo lại cảng
Tamil (nam Ấn Ðộ) khoảng 3 tháng để chờ gió mùa. Trong thời gian này mối quan hệ thương mại giữa
người Hán và người Roma đã phát triển. Việc buôn bán, trao đổi không chỉ dừng lại ở gia vị, tơ lụa mà còn
gồm những hàng hóa có giá trị khác như sừng tê, ngà voi... Rồi những câu chuyện về con kỳ lân của
Trung Hoa cũng đã dần dần thâm nhập vào văn hóa Ấn Ðộ. Hình ảnh của chúng xuất hiện khá nhiều trong
các tác phẩm nghệ thuật bằng đất nung của người Ấn Ðộ trong nền văn minh Indus. Không chỉ có vậy, cả
những câu chuyện về con tê giác một sừng cũng đã xuất hiện vào thời gian này.

Mặc dù chưa có đầy đủ bằng chứng, nhưng có lẽ chính các thương gia từ Ấn Ðộ Dương tới biển Ðỏ là
những người đầu tiên dùng sừng tê giác làm cán dao trong các buổi tế lễ quan trọng như Jiambiyya. Vào
thời bấy giờ, những vũ khí thủ công ấy chính là một trong những phần không thể thiếu của trang phục
truyền thống đàn ông nước Yemen, Oma hay Ả Rập, một đồ vật được coi là rất quý giá, chứng tỏ giá trị to
lớn của sừng tê giác. Ðến nay, nhu cầu sử dụng sừng tê giác làm thuốc ngày càng cao và Ðài Loan là nơi
tiêu thụ mạnh nhất.
CÔNG DỤNG CỦA SỪNG TÊ GIÁC
Tìm ra thuốc trường sinh luôn là sự quan tâm của y giới trong lịch sử nhân loại. Những tài liệu tham khảo
sớm nhất về sừng tê giác cũng được phát hiện vào thời Thục Hán. Chúng đã đề cập đến Jiaosizhi như
một thành phần trong phương thuốc trường thọ của y học Trung Hoa cổ đại. Một số y thư cổ ghi lại cách
sử dụng sừng tê giác để làm thuốc trường thọ như sau: "Ðun não của một con sếu với mai rùa và sừng tê.
Sau đó nhúng mầm cây vào nước đó, đem trồng và ăn hạt mọc từ cây, bạn sẽ trở nên bất tử". Thực hư
của bài thuốc thế nào, đến nay chắc cũng còn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học đương đại.
Cũng trong suốt thời kỳ này, sừng tê giác được nhập từ Sumatra thông qua đường biển, có thể là thông
qua cảng Quảng Châu để đáp ứng nhu cầu chế tạo thuốc chữa bệnh sốt nhiệt đới. Nguyên do là trong
suốt thời kỳ Tây Hán, đế chế này đã mở rộng tới tận phía nam sông Trường Giang đến vùng Lĩnh Nam.
Kết quả là một số lượng lớn người Trung Hoa lần đầu tiên bị nhiễm phải căn bệnh nhiệt đới này và sừng tê
giác đã được sử dụng như một thứ thuốc hạ sốt nhiệm màu.
Cho đến nay, trong y văn của y học cổ truyền phương Ðông, người ta vẫn cho rằng sừng tê giác là một
thứ dược phẩm có tác dụng hạ sốt tốt và đã được áp dụng trong các trường hợp sốt cao.
Còn đối với người phương Tây, họ nghĩ sừng tê giác được sử dụng ở Trung Hoa như một loại thuốc kích
dục. Ý kiến này hoàn toàn không có căn cứ bởi đến nay vẫn chưa có tài liệu nào ở Trung Hoa đề cập đến
việc sử dụng sừng tê giác để tăng khả năng tình dục. Vì vậy có lẽ những lời đồn về tác dụng kích thích
tình dục của sừng tê giác là do những lái buôn tạo ra nhằm tiêu thụ loại hàng này ở các nước phương Tây.
Và trong nhiều trường hợp chính những sự đồn thổi này đã mang lại một hiệu ứng tâm lý đối với những
người sử dụng như một ma lực của phép thôi miên!

Trang 6



Sầu riêng
Tác giả : GS. ÐỖ TẤT LỢI
Sầu riêng còn gọi là thu ren (Campuchia), durio.
Tên khoa học Durio zibethinus Murray.
Thuộc họ Gạo Bombacaceae.
A. Mô tả cây
Sầu riêng là một cây to cao tới 25m. Lá mọc so le, đơn, nguyên, hình trứng thuôn dài, đầu nhọn,
dày, trên mặt có những lông vảy. Hoa mọc thành xim ở những đốt trên cành.
Quả to, hình đầu hay hình trứng dài, vỏ cứng, trên mặt vỏ có rất nhiều gai ngắn, nhọn. Quả có 5
ngăn, mỗi ngăn chứa 3-5 hạt; quanh hạt có chất cơm màu trắng vàng mùi đặc biệt, chưa quen thì
không thích nhưng đã quen rồi thì rất thơm. Hạt có lá mầm dày.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Sầu riêng được trồng rất nhiều ở miền Nam nước ta. Ngoài ra còn được trồng ở Campuchia,
Malaysia. Trồng chủ yếu để lấy quả ăn. Người ta cho quả sầu riêng rất bổ đối với trẻ em.
Người ta dùng rễ, lá làm thuốc. Dùng tươi hay phơi khô.
C. Thành phần hóa học
Trong 100g cơm sầu riêng có 37,14% nước, 6,38% chất đạm, 2,7% chất béo, 16,2% chất đường
và nhiều chất khác.
D. Công dụng và liều dùng
Quả sầu riêng vừa là một quả ngon, lại là một quả ăn có tác dụng kích thích sinh dục, rễ và lá còn
được dùng làm thuốc chữa sốt và chữa bệnh về gan và da vàng.
Ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc.
Lá còn dùng dưới dạng nấu nước tắm cho những người vàng da do bệnh gan.
Hạt sầu riêng rang lên hay nấu chín ăn được. Có thể làm thành kẹo, mứt.

Trang 7


Ðầu năm mới ăn nho giữ gìn sức khỏe
Tác giả : BS. PHÓ ÐỨC THUẦN

Phong tục ăn nho trên thế giới để mong may mắn và sức khỏe
Nhiều dân tộc trên thế giới có tập quán đầu năm mới ăn nho để cả năm may mắn và mạnh
khỏe.
Ở Cu Ba, đêm giao thừa mỗi người ăn 12 trái nho và cứ 12 người uống chung một cốc rượu nho theo nhịp
chuông đồng hồ. Người Ý đón năm mới bằng món bánh mì số 8 (cicunbelle), bánh nướng nhân thịt với
rượu vang và ăn nho vào đêm giao thừa, vì theo phong tục Ý ăn nhiều nho sẽ "làm được nhiều việc và
giàu có". Còn đối với người Hà Lan, bánh nướng làm bằng nho khô là món ăn không thể thiếu vào dịp Tết
dương lịch. Người dân Tây Ban Nha vào đêm giao thừa, mỗi khi đồng hồ gõ một tiếng thì lấy một hạt nho
nhai thật nát để cầu mong được bình yên, hạnh phúc và trường thọ. Người Pháp trong đêm giao thừa sẽ
thi nhau uống hết số rượu nho còn lại trong nhà, vì cho rằng nếu năm mới còn tồn rượu cũ sẽ đem đến
điều xúi quẩy.
Ở Việt Nam ta trước nay, nho là loại quả ít dùng trong nhân dân, trồng chưa phổ biến nên giá còn cao.
Nho vốn là cây ăn quả của vùng ôn đới, còn ở vùng nhiệt đới chỉ chiếm phần nhỏ, sản lượng hàng năm
chưa bằng 1% sản lượng nho toàn thế giới. Ở châu Á, nho được trồng ở Ấn Ðộ, Thái Lan, Philipines. Việt
Nam gần đây cũng đã nhập nhiều giống nho, trồng tốt nhất ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận do khí hậu
khô ráo quanh năm. Vì thế, nho ngày càng được dùng phổ cập trong nhân dân ta.
Nho cung cấp nhiều chất bổ, từ xưa Ðông y đã biết đến về tác dụng phòng chữa bệnh. Ngày nay, nhiều
công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh trong vỏ và cả hạt nho chứa rất nhiều chất có lợi cho
sức khỏe. Do đó khi ăn nho, ta không nên bỏ hạt và vỏ vì cho đó là chất "bã" mà phải tìm cách tận dụng
những chất quý giá này, nghĩa là ăn toàn bộ quả nho! Cách ăn này cũng không phải mới đối với một số
người, không cần "cầu kỳ" bóc vỏ, nhè hạt khi nho đã được rửa kỹ.
1. Hạt nho
a. Về vỏ hạt nho: Nhà khoa học Barry Gehm thuộc trường Ðại học Northewestem, Chicago (Mỹ) cho biết
cấu trúc hóa học của chất Resveratrol có trong vỏ hạt nho và hormone oestrogene của con người có sự
tương đồng với nhau. Chúng có tác dụng tốt đối với lượng cholesterol và thành mạch máu trong cơ thể.
Ðiều này giải thích vì sao những người thường uống rượu vang đỏ thì có hệ tim mạch tốt.
b. Cao hạt nho chứa chất proanthocyanidin, là chất chống oxy hóa "siêu đẳng", có tác dụng ngăn chặn sự
phát triển nhiều bệnh nan y và quá trình lão hóa.
Begehi và cộng sự đã tiến hành một công trình nghiên cứu khả năng loại trừ gốc tự do của cao hạt nho
chứa proanthocyanidin so với vitamin C và vitamin E succinat. Kết quả cho thấy tác dụng loại trừ gốc tự do

của cao hạt nho phụ thuộc chặt chẽ vào nồng độ. Ðặc biệt với các gốc hydroxyl và anion gốc superoxyl 2,
vitamin C và E cũng khử gốc tự do nhưng ở mức độ thấp hơn. Bahorun và cộng sự cũng tiến hành công
trình tương tự trên chuột và thu được kết quả tốt nhất khi cho dùng cao hạt nho.
Cao hạt nho chứa proantho-cyanidin chống vữa xơ động mạch.
Nhà khoa học Yamohoshi J. Kataoka S. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của cao khô chứa
73,4% proanthocyanidin đối với vữa xơ động mạch ở thỏ, so sánh với các lô khác dùng một chất chống

Trang 8


oxy hóa khác (probucol) và lô chỉ có cholesterol. Kết quả cho thấy proanthocyanidin ức chế sự phát triển
vữa xơ động mạch - với cơ chế ngăn cản sự oxy hóa của LDL ở tế bào thành động mạch.
Còn Joshi SS và cộng sự đã thử tác dụng của cao hạt nho chứa proanthocyanidin trên tế bào ung thư vú,
ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư bạch cầu của người. Kết quả là các dòng ung thư đều bị ức chế.
Mức độ ức chế tùy thuộc vào nồng độ thuốc sử dụng và thời gian ủ. Trong khi đó lại đẩy mạnh sự phát
triển tế bào thường. Ngoài ra, các kết quả của những công trình khác đều cho thấy proanthocyanidin ở các
loại cây khác nói chung và trong hạt nho nói riêng có tác dụng phòng chống ung thư.
Chất proanthocyanidin phòng các bệnh do virus
Enkerchi K. Tanaka Y. và cộng sự đã chứng minh là chất này có tác dụng kháng virus herpes. Bằng
phương pháp phóng xạ, người ta phát hiện được cơ chế là do sự hạn chế việc gắn virus vào màng tế bào
túc chủ (The Pharmaceutical Journal tập 226 số 7145 tháng 4/2001).
c. Dầu hạt nho. Hạt nho được dùng để lấy dầu. Trong dầu hạt nho có nhiều acid linoleic (nhiều hơn tất cả
các loại dầu khác), có tác dụng làm tăng HDL và giảm LDL.
Dùng dầu hạt nho hàng ngày sẽ làm nguy cơ về bệnh tim mạch giảm 39-56%. Các nhà khoa học Mỹ cho
biết khi nam giới có HDL thấp (cholesterol tốt) hay bị chứng bất lực sinh dục, sau một thời gian dùng dầu
hạt nho, HDL sẽ tăng lên và chứng bất lực giảm rõ rệt. Ngoài ra nó làm giảm kết vón tiểu cầu (gây cục
máu đông làm tắc mạch). Dầu hạt nho còn có tác dụng phòng chống chứng tăng huyết áp do muối, hàn
gắn vết thương do béo phì, tiểu đường gây ra.
Dầu hạt nho có mùi thơm, không ngậy, dùng trộn salad, gỏi rất ngon. Có thể dùng xào nấu nhưng không
nên để nóng quá 900C.

2. Vỏ quả nho
Chứa nhiều chất chát có khả năng kháng khuẩn. Qua phương pháp theo dõi đồng vị phóng xạ, người ta
thấy chất này không bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa, nên có thể tuần hoàn khắp cơ thể và cho tác dụng toàn
thân.
Vỏ quả nho chứa nhiều chất Resveratrol hơn so với trong thịt quả. Nó có khả năng chống oxy hóa mạnh
gấp 7 lần vitamin E (Joe A. Vinson), do đó khi ăn nho chúng ta nên ăn cả vỏ (Khuyến cáo của Ðại học
Scranton, Pennsylvania Mỹ 1995).
3. Thịt quả nho
Cứ 100g thịt quả nho sẽ cho 71 calori; 10-12g đường (glucose và levulose), là loại dễ hấp thu; 11mg
vitamin C (18% nhu cầu hàng ngày). Nếu chỉ nhằm cung cấp sinh tố C từ nho thì mỗi ngày phải ăn khoảng
500g nho. Thịt quả nho ăn dễ tiêu, giúp giải khát, thông tiểu (do có nhiều kali) và lợi mật (do có
pholiphenol).
4. Nước nho đỏ

Trang 9


ĂN GÌ ÐỂ CÓ SỨC ÐỀ KHÁNG PHÒNG TRÁNH CÚM GÀ?
Tác giả : BS. NGUYỄN LÂN ÐÍNH (Chuyên viên Dinh dưỡng)
Trước nay các chuyên viên dinh dưỡng vẫn khẳng định: Chúng ta chỉ cần ăn uống đúng cách là
có thể chống lại được đa số các bệnh nhiễm trùng. Tạp chí Prevention (Phòng bệnh)
tháng 10/2002 đã có bài viết nêu rõ: "Bữa ăn thiếu chất là yếu tố chính khiến cơ thể
dễ lâm bệnh".
Sau khi sàng lọc kỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người nào dùng 11 thức ăn sau đây nhiều hơn
sẽ giảm được "30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân".
Tạp chí trên đã liệt kê 5 loại thức ăn có thể giúp cơ thể đạt sức đề kháng cao nhất, đó là thịt bò, khoai
lang, nấm, trà và yaourt. Mấu chốt của vấn đề bao giờ cũng vẫn là: "Toàn bộ khẩu phần ăn cần phải cân
đối, song 5 loại thức ăn đầu nên được dùng hàng ngày nhằm giúp cho hệ thống miễn dịch đạt hiệu quả
cao nhất. 6 loại còn lại thì mỗi tuần ăn vài ba lần cũng tốt.
Ðặc biệt khi thời tiết thay đổi, chúng ta cần dùng 5 loại thức ăn trên mỗi ngày. Ngủ đủ cũng là một phương

cách thiết yếu để có sức đề kháng tối ưu. Cẩn thận hơn nữa - khi trời trở lạnh, người cao tuổi nên tiêm
một mũi vaccin chống cúm!
1. Chỉ cần một chút thịt bò
Ðây là một khuyến cáo hơi bất ngờ nhằm tăng sức đề kháng, vì cho tới nay các chuyên viên về sức khỏe
vẫn thường khuyên nên giới hạn mức tiêu thụ thịt bò (do là nguồn acid béo no). Giới hạn không có nghĩa
không ăn tí nào mà là ăn có mức độ: đừng quá "một suất với 1 lạng thịt bò/ ngày và điều quan trọng là nên
ăn toàn thịt nạc, ít béo vì đây là một nguồn kẽm quan trọng".
Thiếu kẽm (Zinc deficiency) có khả năng dễ bị nhiễm trùng. Chức năng của kẽm là giúp cho các bạch
huyết cầu phát triển - điều cơ thể rất cần để chống lại các vi khuẩn và siêu vi "ngoại xâm". Ðối với những
người ăn chay và không quen dùng "thịt đỏ", nên tìm nguồn thức ăn khác để cung cấp kẽm: không ăn thịt
bò, gà, vịt, heo thì ngũ cốc tăng cường (fortified cereals), yaourt và sữa cũng tốt. Còn nếu bạn thích ăn
hào (oysters) thì thói quen ấy rất có lợi vì hào là nguồn kẽm số 1.
2. Vào lúc chuyển mùa, hàng ngày chúng ta cũng nên dùng những loại rau, quả, củ có màu vàng cam như
khoai lang bí, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, lê-ki-ma... để tăng cường thêm vitamin A cho bữa ăn hàng ngày. Ðơn
giản là vì vitamin A rất cần cho da - mà da vốn là tuyến phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch. Ðó là những
thức ăn giàu beta-caroten, khi hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa nhanh chóng thành vitamin A. Nói
đến caroten, người ta nghĩ ngay đến cà-rốt, nhưng thường 2-3 ngày, ta mới ăn cà-rốt một lần và như thế e
rằng chưa đủ. Nên "đổi món" bằng những thức ăn khác để tiếp sức beta-caroten mỗi ngày. Cũng xin lưu ý
là ở nước ta, màu xanh đậm của rau ngót, rau muống... và màu đỏ thắm của gấc, dưa hấu, cà chua cũng
chứa nhiều beta-caroten.
3. Nên ăn nấm
Cùng với thịt bò, nấm cũng là một thức ăn giúp tăng sức đề kháng. Giống như thịt bò, nó cũng có tác dụng
giúp cơ thể tăng việc sản xuất bạch cầu. Một số công trình nghiên cứu gần đây còn phát hiện nấm sẽ
khiến những bạch huyết cầu tấn công các vi khuẩn lạ mạnh hơn... Các giống nấm tốt nhất là nấm hương
tươi (tên Nhật là shiitake) và nấm mỡ (tên Nhật là maitake), thường rất dễ kiếm ở các chợ hay siêu thị.
4. Uống trà
Thói quen uống trà mỗi ngày của người Á Ðông hay người Anh là rất tốt. Trà đen kiểu Ceylan hay trà xanh
như trà Thái Nguyên đều có hiệu quả chống cảm cúm. Trà là một nguồn Polyphenols dồi dào, các chất
Polyphenols sẽ thanh toán các "gốc tự do" có thể làm phương hại đến acid DNA trong nhân tế bào và thúc
đẩy tiến trình lão hóa. Như vậy, chỉ cần uống 1 tách trà mỗi ngày, chúng ta sẽ "trẻ lâu" vì các chất

Polyphenols kháng oxy-hóa loại trừ được các gốc tự do (là những mầm mống dẫn đến bệnh tật và lão
hóa), mà với cùng một trọng lượng thì trà giàu chất kháng oxy-hóa hơn trái cây và rau tươi rất nhiều.
5. Ăn Yaourt

Trang 10


Yaourt đem lại những giống vi khuẩn phụ sinh (probiotics) có lợi cho các vi khuẩn "bạn" sống trong ruột
kết, và là một thành phần quan trọng trong các tuyến phòng vệ miễn dịch của cơ thể. Bạn càng cần ăn
yaourt nếu bác sĩ đã kê toa kháng sinh dạng uống, vì kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng diệt
luôn đa số các vi khuẩn có ích (dòng bifidus chẳng hạn) có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.
Nếu không có chúng, ta sẽ dễ bị các vi khuẩn "gây bệnh" tấn công và bị tiêu chảy.
6. Tỏi (Garlic)
Có thể nói tỏi là thức ăn có tác dụng chống lại bệnh tật mạnh nhất. Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cao
hiệu lực của loại thức ăn kỳ diệu này, nhưng có lẽ hiệu quả thực tế lớn nhất của tỏi là đặc tính kháng siêu
vi của nó: Tỏi diệt được các siêu vi gây cảm, cúm. Theo BS. James North, Ph.D, một nhà vi sinh vật học
tại trường Ðại học Brigham Young: "Khi cảm thấy bắt đầu đau họng, bạn hãy ăn ngay tỏi là có thể khỏi
ngay".
7. Dầu Ô-liu sống đặc biệt (Extra Virgin Olive Oil)
Theo Th.S Elizabeth Somer, chuyên viên tiết thực bang Oregon, dầu ô-liu có tác dụng tăng cường sức
khỏe của bạn gấp đôi. Dựa vào cách lý luận sau đây: Các chất béo "no" trong thịt và các sản phẩm từ sữa
nguyên kem làm tăng hàm lượng cholesterol LDL "xấu", có khuynh hướng làm tắc động mạch và hạ thấp
chất cholesterol HDL "tốt" của bạn. Dầu ô-liu diệu kỳ ở chỗ chỉ làm hạ thành phần cholesterol xấu mà
không ảnh hưởng gì đến thành phần cholesterol tốt.
8. Nho đỏ (Red Grapes)
Các nhà nghiên cứu đã nhiều lần chứng minh rằng uống rượu chát (uống có mức độ) sẽ làm tăng sức
khoẻ và tăng tuổi thọ. Hiện tượng này hẳn có liên quan tới các đặc tính kháng oxy mạnh của những chất
hiện diện trong nho đỏ - gọi là các chất bioflavonoids. Tuy nhiên, bạn không cần phải tập uống rượu vang
đỏ mà có thể ăn nho tươi cả vỏ, nhưng nên chọn nho đỏ - vì nho xanh không bổ bằng.
9. Các hạt ngũ cốc toàn vẹn (Whole Grains)

Một công trình nghiên cứu năm 1999 của trường Ðại học Minnesota khám phá ra rằng: Dùng các hạt ngũ
cốc toàn vẹn (cả cám) có khả năng làm tăng tuổi thọ, vì chúng hàm chứa những tác nhân chống ung thư,
giúp ổn định các mức nồng độ huyết đường lượng và Insulin trong máu.
Nguồn thức ăn tốt nhất là các ngũ cốc; với mỗi phần đem lại ít nhất 5g chất xơ, bánh mì làm bằng hỗn hợp
nhiều cốc loại như lúa mạch đen (pumpernickel, rye) hay lúa mì nguyên hạt (whole wheat), hoặc gạo lức.
10. Nước toàn vẹn (Whole Water)
Dù nước không được xếp là "thức ăn", song lại là một thành phần tối quan trọng cho sức khỏe. Một loạt
công trình nghiên cứu gần đây đã cho thấy những lợi ích của nước toàn vẹn. Hiện nay ở Mỹ chỉ có hai thứ
nước toàn vẹn được chứng nhận, đó là nước Evian và Trinity Springs, (thực sự được lấy từ nguồn nước ở
độ sâu nhất thế giới). Ở Việt Nam, có thể chọn LaVie, Dakai, Vĩnh Hảo.
11. Kem và Sô-cô-la
Có các đặc tính tốt cho sức khỏe tâm thần. Những công trình nghiên cứu y khoa cho thấy các chất
phenylethylamines tìm thấy trong sô-cô-la rõ ràng có tác dụng hỗ trợ tinh thần. Các tài liệu đã chứng minh
dân Aztec từng sử dụng cacao như một vị thuốc. Ngay cả bác sĩ nổi tiếng người Pháp Francis Joseph
Victor Broussais năm 1788 cũng đã tuyên bố về sô-cô-la như sau: "Sô-cô-la chất lượng tốt có tác dụng hạ
sốt, nuôi dưỡng người bệnh và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân".
Kết luận

Trong thời gian có dịch cúm gà, ngoài việc phải kiêng, thịt gà vịt và trứng; còn rất
nhiều thức ăn khác, mà nếu biết lựa chọn sẽ giúp chúng ta tăng sức đề kháng giúp
cơ thể khoẻ mạnh cho tới khi hết dịch.
Dùng nhiều "thức ăn lành mạnh" hơn - như những thứ liệt kê trên đây - vừa giúp bạn thưởng
thức được những món mình vốn ưa thích, như kem và sô-cô-la chẳng hạn - vừa là một
phương cách rất tốt và cân đối để cải thiện sức đề kháng... thông qua dinh dưỡng.

Trang 11


Tập lẫy và các mốc phát triển
Tập lẫy

Sau khi giữ vững đầu, hầu hết các em bé sẽ tập lẫy trước khi tập ngồi. Khi em bé tập lẫy, bé có thể lật ngửa
rồi lại lật úp. Đó là một trong những bước quan trọng đầu tiên giúp bé có khả năng di chuyển từ nơi này đến
nơi kia, và bé học kỹ năng này là do bé muốn lấy đồ chơi hoặc bé muốn đến gần bạn hơn.
Khi nào bé tập lẫy?
Một số em bé biết lật ngửa khi mới 3 tháng tuổi, nhưng hầu hết các em bé 5 hoặc 6 tháng tuổi mới biết lật úp
bởi vì khi đó cơ cổ và cơ tay của bé mới đủ khoẻ mạnh.
Quá trình phát triển
Khoảng 3 tháng tuổi, khi bạn đặt bé nằm sấp, bé sẽ chống tay để nhấc đầu và vai lên cao. Công việc này sẽ
giúp các cơ bắp khoẻ mạnh. Bạn và bé đều kinh ngạc khi bé biết lật úp hoặc lật ngửa.
Khoảng 5 tháng tuổi, con bạn có thể nhấc đầu lên cao, chống tay, cong lưng lại và nhấc ngực lên khỏi mặt
đất, và bé có thể đá chân và bơi bằng hai tay. Tất cả những hoạt động này giúp các cơ bắp của bé tiếp tục
phát triển, khi bé khoảng 6 tháng tuổi, bé sẽ học lẫy.
Một số bé không bao giờ lẫy - các bé bỏ qua giai đoạn này và chuyển sang ngồi, và bò. Bạn đừng lo lắng,
miễn là con bạn đạt được những kỹ năng mới và thích thám hiểm môi trường xung quanh.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo
Hầu hết các cơ bắp mà em bé dùng để lẫy đều dùng để học ngồi và học bò. Khi cổ, lưng, chân và cánh tay
của con bạn khoẻ mạnh hơn - và khi bé tập ngồi càng ngày càng nhiều - thì bé sẽ sớm biết ngồi và bò đi khắp
nơi trong nhà. Hầu hết các bé biết ngồi khi bé 6 hoặc 7 tháng; sau đó ít lâu, bé sẽ biết bò.
Vai trò của bạn
Bạn có thể khuyến khích kỹ năng mới của bé qua trò chơi. Nếu bạn thấy bé tự lật, bạn hãy lắc một đồ chơi ở
bên cạnh để bé có thể lấy được nếu như bé cố gắng lăn đến. Mỉm cười và vỗ tay khen ngợi những cố gắng
của bé; bé cần bạn đảm bảo rằng học lẫy không phải là một điều đáng sợ.
Tập lẫy là một giai đoạn giúp bạn thư giãn, quan sát con bạn lớn lên và khám phá các khả năng mới. Tất
nhiên, tập lẫy là một hoạt động yêu thích của con bạn, nhưng bạn cần cẩn thận. Sau 3 tháng tuổi, tốt hơn hết
là bạn nên giữ bé trong khi thay tã, và đừng bao giờ để bé một mình trên giường hoặc ở nơi cao.
Khi nào thì bạn cần quan tâm tới bé
Nếu con bạn 6 tháng tuổi mà vẫn không biết cách lật úp hoặc lật ngửa và bé không thích thú với môi trường
xung quanh, bạn hãy thảo luận với bác sĩ. Các em bé phát triển các kỹ năng khác nhau, một số bé này phát
triển nhanh hơn một số bé khác - và một số bé không bao giờ lẫy - nhưng nếu con bạn không ngồi hoặc
không bò để thay thế, thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Hãy nhớ là các em bé sinh non phát triển chậm hơn các

bạn cùng lứa.

Trang 12


Ăn mặn có hại gì?
Người dân Bắc Nhật Bản từng dùng 25-30 g muối/ngày, và 40% dân số ở đây bị cao huyết
áp. Trong khi đó, dân miền Nam chỉ ăn mỗi ngày 10 g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 20%.
Người Eskimô và vài bộ lạc châu Phi rất ít bị cao huyết áp do thói quen ăn nhạt.
Muối ăn là một loại gia vị không thể thiếu. Nếu ai chẳng may mắc một số bệnh phải ăn nhạt hoàn toàn thì
thật là khổ sở vì sẽ mất đi cảm giác ngon miệng. Thế nhưng nếu ăn nhiều muối thì lại không tốt cho sức
khỏe (muối ở đây bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan
giữa muối ăn và bệnh cao huyết áp. Những quần thể dân cư có tập quán ăn mặn luôn có tỷ lệ người cao
huyết áp lớn hơn so với các quần thể có tập quán ăn nhạt.
Ở Việt Nam, Viện dinh dưỡng từng điều tra về lượng muối mà một người tiêu thụ mỗi ngày, kết quả: người
Nghệ An 14 g, người Thừa Thiên Huế 13 g; tỷ lệ cao huyết áp ở 2 địa phương này là 18%. Ở Hà Nội,
người dân ăn mỗi ngày 9 g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 11%.
Thực tế lâm sàng cũng cho thấy: một chế độ ăn nhạt, nhiều rau và quả chín có tác dụng hạ huyết áp.
Những người bị cao huyết áp dùng thuốc lợi tiểu thải muối sẽ hạ được huyết áp.
Tại sao ăn nhiều muối lại bị tăng huyết áp? Vì nó làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion
natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương
lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Việc ăn nhiều muối cộng
thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động
của hệ renin - angiotensin, dẫn đến tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion natri vào nhiều trong tế bào của
cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.
Thành phần chính của muối ăn là natri. Natri trong chế độ ăn có từ 2 nguồn: nguồn có sẵn trong thực
phẩm và nguồn cho thêm vào thức ăn trong quá trình chế biến (phần này phụ thuộc vào từng người). Theo
một số tác giả, một chế độ ăn không cho thêm muối cũng đã cung cấp 1,6 g natri, tương đương với 4,1 g
muối ăn.
Một ngày nên ăn lượng muối bao nhiêu là đủ? Đối với người bình thường không bị tăng huyết áp,

không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 6-8 g muối một ngày, mì chính
không nên ăn quá 5 g/ngày. Những người từ 45 tuổi trở lên cũng nên ăn hạn chế muối. Ngay cả đối với trẻ
em từ khi bắt đầu ăn bổ sung cũng nên tập thói quen ăn nhạt, khi nấu bột có thể không cần cho thêm
muối, nhất là trong những trường hợp trộn thêm sữa bột, pho mát vào bột, cháo; vì bản thân muối trong
thức ăn cũng đã đủ cho nhu cầu của trẻ. Trong những trường hợp trẻ đã quen ăn muối thì cũng nên nấu
nhạt hơn so với khẩu vị của người lớn. Vì chức năng thận của trẻ còn yếu nên khả năng thải muối kém,
natri bị tích tụ nhiều trong cơ thể không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Trong bữa ăn hằng ngày, không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như: dưa cà muối mặn,
mắm tôm, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn,
các loại rau quả đóng hộp...
Những người bị tăng huyết áp nên ăn nhạt, chỉ dùng 2-3 g muối/ngày và ăn hạn chế các loại thực phẩm
chứa nhiều muối. Nên bỏ thói quen dùng thêm bát nước mắm trong bữa ăn, kể cả chấm rau luộc. Những
người bệnh suy thận, suy tim phải thực hiện chế độ ăn nhạt tùy theo từng giai đoạn của bệnh; ở giai đoạn
nặng phải ăn nhạt hoàn toàn, tức không được sử dụng muối và mì chính trong chế biến cũng như tại bàn
ăn, không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối.

Trang 13


Chocolate chữa ho rất tốt
Một chất có trong chocolate có thể ngăn chặn được cơn ho kéo dài mạnh gấp 3 lần
thuốc trị ho tốt nhất. Phát hiện này có thể dẫn đến việc phát triển các loại
thuốc chống ho mới.
Các nhà khoa học tại Đại học Imperial (Anh) đã phát hiện ra rằng chất theobromine trong cocoa,
thành phần chính tạo nên chocolate có tác dụng ngăn chặn cơn ho kéo dài hiệu quả gấp 3 lần
codeine, loại dược phẩm được coi là trị ho tốt nhất hiện nay.
Giáo sư Peter Barnes và cộng sự tại Đại học Imperial đã tuyển chọn 10 người tham gia nghiên
cứu. Họ được chia thành 3 nhóm. Một nhóm dùng giả dược, một nhóm dùng codeine và nhóm
còn lại dùng chocolate. Để đo tác dụng của thuốc, nhóm chuyên gia căn cứ vào nồng độ chất
capsaicin, thường được các nhà khoa học sử dụng để gây ho và đánh giá hiệu quả của thuốc trị

ho. Lượng capsaicin cần thiết để gây ra cơn ho càng cao thì thuốc càng hiệu quả.
Các chuyên gia nhận thấy ở nhóm dùng theobromine, nồng độ capsaicin cần thiết để gây ra cơn
ho cao hơn khoảng 3 lần so với những người dùng giả dược. Trong khi đó, ở nhóm dùng thuốc
codeine, nồng độ capsaicin gây ra cơn ho chỉ cao hơn chút ít so với nhóm dùng giả dược.
Các nhà nghiên cứu cho rằng theobromine có tác dụng kiềm chế hoạt động của dây thần kinh
phế vị, thủ phạm gây ho. Họ nhận thấy, không giống như các liệu pháp điều trị ho thông thường,
theobromine không gây ra các tác dụng phụ có hại cho tim mạch và hệ thần kinh, chẳng hạn như
tình trạng uể oải, ngủ lơ mơ.

Trang 14


Chất xơ không chỉ ngăn chứng táo bón
Ngoài việc giúp cho việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn, chất xơ còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư, béo
phì, tiểu đường, điều trị sỏi mật và giảm mỡ máu.
Tiến sĩ Denis Burkitt thuộc Viện Ung thư Mỹ nhận thấy rằng, dân cư ở các vùng quê châu Phi nghèo khổ ít bị ung thư
đại tràng hơn người phương Tây. Ông phát hiện nguyên nhân chính là chế độ ăn rất nhiều chất xơ của họ.
Chất xơ bao gồm hai loại: Loại không tan trong nước gồm cellulo và hemicellulo, có nhiều trong các loại rau xanh,
quả, măng... Loại hòa tan gồm pectin, pentozan và chất nhầy, có nhiều trong vỏ cám của hạt gạo, hạt đại mạch, ngô,
hạt lạc, các loại đậu, cùi trắng của quả bưởi, cam, vỏ táo, vỏ nho... Vài năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu đã đưa ra
bằng chứng về những tác dụng đáng kể của chất xơ trong việc phòng và chữa bệnh, ngoài một vài tác dụng đã biết
đến từ rất lâu. Tác dụng phòng và điều trị của chất xơ chủ yếu lại tập trung vào các chứng bệnh mạn tính, gắn với
tuổi già:
Phòng ngừa táo bón: Do có đặc tính hút nước, chất xơ không hòa tan trương lên khi ở trong ruột, làm nở và mềm
khối phân, kích thích thành ruột, tăng nhu động ruột khiến việc đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Tác dụng này được
coi là một tác dụng kinh điển của chất xơ. Ngoài ra, chất xơ có tác dụng hấp phụ các chất độc có trong hệ tiêu hóa,
tăng khả năng miễn dịch của hệ thống này, tăng cường hoạt động của hệ vi khuẩn đường ruột nên giảm được nguy
cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhất là bệnh tiêu chảy. Tác dụng này thấy rõ ở trẻ em.
Phòng ngừa bệnh ung thư: Các chuyên gia về ung thư học của Mỹ đã khẳng định rằng: chất xơ có tác dụng rất mạnh
trong việc phòng ung thư đường tiêu hóa mà đặc biệt là ung thư đại tràng. Nó làm tăng khả năng miễn dịch của hệ

thống tiêu hóa, khuyến khích hệ vi khuẩn hữu ích trong ruột phát triển. Chính hệ vi khuẩn này đã tác động thường
xuyên lên thành ruột, hạn chế sự phân chia bất thường của các tế bào, kìm hãm sự phát sinh, phát triển các túi nang
bất thường trên thành ruột. Hơn nữa, khi lên men trong ruột, chất xơ còn tạo môi trường có tính khử cao, chống lại
các chất oxy hóa; mà đại tràng là nơi phát sinh và chứa nhiều chất oxy hóa, chất độc trong quá trình chuyển hóa thức
ăn.
Riêng các chất xơ hòa tan lại có một vai trò trong chuyển hóa lipid, glucid và lipoprotein. Vì thế, nó làm giảm thời gian
thức ăn tồn đọng trong hệ tiêu hóa, giúp hệ thống này ít phải chịu sức ép của thức ăn về góc độ khối lượng cũng như
sinh hóa.
Chất xơ còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Với những phụ nữ có chế độ ăn nhiều chất xơ, ít
chất béo và đạm, nguy cơ ung thư vú có liên quan đến oestrogen giảm đáng kể. Ở những trẻ em gái có chế độ ăn
như vậy, tuổi xuất hiện kinh nguyệt cũng muộn hơn và vì thế sẽ ít bị ung thư vú hơn khi trưởng thành
Giảm mỡ máu: Khi các chất xơ không hòa tan hút nước, chúng giữ luôn một phần muối mật nên kích thích cơ thể
tăng cường sản xuất muối mật để bù vào lượng thiếu hụt, vì thế mà tăng sử dụng cholesterol. Lượng cholesterol tích
lũy sẽ giảm đi kéo theo lượng cholesterol trong máu cũng giảm. Còn các chất xơ hòa tan tác động lên quá trình
chuyển hóa lipid nên giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Các chuyên gia khuyên rằng những người bị tăng cholesterol
máu nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần hằng ngày.
Phòng ngừa và điều trị tiểu đường: Chất xơ làm hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn; nhất là các chất xơ hòa tan do
có khả năng tăng tính nhạy cảm của insulin. Nó tham gia chuyển hóa triglycerid nên giúp kiểm soát nồng độ đường
trong máu một cách hiệu quả. Đường sẽ được giải phóng từ từ vào máu, duy trì được nồng độ đường/máu một cách
ổn định. Đây chính là mục đích của việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Chống béo phì: Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nên chỉ tạo cảm giác no mà không không tăng lượng calo cho
cơ thể. Vì thế, nó rất lợi cho những người bị béo phì. Mặt khác, do chất xơ có thể hạn chế và kiểm soát lượng đường
trong máu nên không tạo ra tình trạng thừa đường để chuyển hóa thành mỡ dự trữ. Ngay trong quá trình tiêu hóa
thức ăn, cả chất xơ hòa tan và không hòa tan đều làm tăng tốc độ vận chuyển thức ăn trong ruột, hạn chế được sự
hấp thu các chất dinh dưỡng nên cũng hạn chế tăng cân.

Trang 15


Điều trị sỏi mật: Khi kết hợp với acid mật, các chất xơ tự nhiên ngăn chặn nguy cơ tạo ra sỏi mật.

Chất xơ quan trọng như vậy nhưng vẫn ngày càng giảm đi trong khẩu phần ăn hằng ngày do sự phổ biến loại thực
phẩm tinh chế, đã bị loại bỏ gần hết chất xơ. Theo một khảo sát gần đây, lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của
chúng ta hiện nay chỉ bằng 40-50% so với 30 năm trước. Đó chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy
cơ mắc các căn bệnh của xã hội hiện đại như ung thư, tim mạch, tiểu đường...
Với người Việt Nam, để có đủ chất xơ trong một ngày, mỗi người cần ăn tối thiểu 300 g rau xanh và 100g quả tươi.

Một số lưu ý khi cho em bé ăn
Thức ăn đầu đời của các em bé là sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức. Cuối năm thứ nhất, bé có thể ăn thức
ăn tương tự với người lớn. Đó là giai đoạn bạn có thể cai sữa cho bé.
Sữa là thức ăn chính
Sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức là thức ăn chính đáp ứng mọi nhu cầu về dinh dưỡng của bé dưới 6
tháng tuổi. Từ 6 tháng tới 1 năm, bé tiếp tục uống sữa (hoặc bú sữa mẹ) kèm thêm ăn dựm. Bé trên 1 tuổi có
thể uống sữa bò.
Cai sữa đồng nghĩa với việc thử cho bé làm quen với thức ăn mới
Để bù đắp lại lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ, bạn có thể cho bé thử các thức ăn mới. Mỗi lần bạn nên giới
thiệu một vị mới để bé làm quen dần dần. Nếu bé có phản ứng dị ứng với loại thức ăn đó, bạn có thể dễ dàng
tránh cho bé lần sau. Nếu bé chưa sẵn sàng với thức ăn mới, bạn có thể cho bé thử lại sau vài tuần.
Chế độ ăn uống của bé
Bạn nên duy trì chế độ ăn uống có lợi cho sức khoẻ và cân bằng cho bé cũng như cho các thành viên trong
gia đình. Điều đó có nghĩa là trong chế độ ăn uống có ít muối, hàm lược cacbon hydrat cao, ít đường và chất
béo bão hoà. Không nên để bé quen với chế độ ăn uống nhiều đường. Bạn có thể tạo cho bé thói quen ăn
uống tốt ngay từ bé.
Tạo sự ngon miệng cho bé
Thông thường, khi bé bắt đầu ăn, các bậc cha mẹ thường muốn con ăn nhiều và ăn hết khẩu phần mà bạn đưa
cho bé. Bạn nên để bé ăn theo nhu cầu của mình, cho phép bé có quyền từ chối khi bé không muốn ăn nữa.
Tránh tình trạng bé hình thành thói quen ngậm thức ăn. Bé biết bé có thể ngừng khi ăn đủ sẽ giúp bé ngon
miệng hơn.
Các thực phẩm cần tránh
Với các bé dưới 6 tháng tuổi, bạn không nên cho bé ăn các loại ngũ cốc thuộc họ lúa mì hoặc các thức ăn
chưa nhiều protein như thịt gà, cá, các loại hạt đậu, lòng đỏ trứng và pho mát. Mật ong, sữa bò và lòng trắng

trứng là những thứ tuyệt đối tránh cho các bé trong năm đầu tiên. Bạn không nên loại bỏ hoàn toàn một
nhóm thực phẩm nào đó khỏi chế độ dinh dưỡng của bé mà không hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về dinh
dưỡng.
Nhớ cho bé uống nước
Khi em bé ăn dặm, bé cần uống nhiều nước ngang bằng với lượng nước khi bé uống sữa. Nước lọc là đồ
uống tốt nhất cho bé. Các em bé nên uống ít nước hoa quả, bởi nước hoa quả có hàm lượng đường cao có thể
gây hại tới răng sữa của bé.
Trang 16


7 loại thức ăn lành mạnh nhất
Một nghiên cứu được công bố trên tờ báo của Hội Nội khoa Mỹ cho biết, có 7 loại thức ăn
giúp giảm 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân nếu được sử dụng thường
xuyên. Đó là tỏi, trà xanh, dầu ô liu, nho đỏ, ngũ cốc nguyên cám, nước toàn vẹn và
kem - chocolate.
Viện Quốc gia Y tế Mỹ trong một báo cáo gần đây đã báo động bệnh tiểu đường type 2 đang đe dọa đến
16 triệu người dân Mỹ thuộc đủ các sắc tộc. Và con số này ngày càng gia tăng, nguyên nhân chính xuất
phát từ bữa ăn hằng ngày: ăn quá nhiều calo “rỗng”, thiếu vi chất dinh dưỡng; ít hoạt động chân tay. Nếu
giảm thiểu được nguy cơ bị tiểu đường type 2, chúng ta sẽ phòng tránh được rất nhiều bệnh “ăn theo” như
bệnh tim, ung thư, béo phì, những tình trạng mất quân bằng nội tiết và nhiều bệnh khác...
Các thực phẩm sau giúp giảm nguy cơ tử vong, nhất là tử vong do các bệnh nói trên:
1. Tỏi (garlic): Có thể nói tỏi là thức ăn có tác dụng chống lại bệnh tật mạnh nhất. Nhiều công trình nghiên
cứu đã chứng minh hiệu lực của nó, nhất là đặc tính kháng virus (tỏi diệt được các virus gây cảm, cúm).
Tiến sĩ James North, một nhà vi sinh vật học thuộc Đại học Brigham Young, khuyên: “Khi cảm thấy bắt đầu
đau họng, bạn hãy ăn ngay tỏi là có thể hết hẳn”.
2. Trà xanh (green Tea): Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Kansas gần đây đã tiến hành định lượng
một chất kháng ôxy hóa trong trà xanh và phát hiện rằng, chất này trong trà có hiệu lực gấp 100 lần
vitamin C và 25 lần vitamin E trong việc bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương mà chúng ta nghĩ có liên
quan với bệnh ung thư, bệnh tim và những bệnh khác.
3. Dầu ôliu sống đặc biệt (extra virgin olive oil): Theo các chuyên viên tiết thực, dầu ôliu có tác dụng tăng

cường sức khoẻ của bạn gấp đôi; trong khi các chất béo “no” ở thịt và các sản phẩm từ sữa nguyên kem
làm tăng hàm lượng cholesterol xấu LDL, hạ thấp cholesterol tốt HDL. Các chất béo có nhiều nối đôi (như
trong dầu bắp hay dầu đậu nành) làm hạ được thành phần LDL, nhưng lại cũng làm hạ luôn cả HDL. Chỉ
có dầu ôliu giàu acid oleic có 1 nối đôi là làm hạ thành phần LDL mà không ảnh hưởng gì đến HDL. Dùng
nhiều lạc tươi cũng có thể thay thế dầu ôliu (rất đắt tiền) vì thành phần acid oleic của dầu lạc cũng chẳng
thua dầu ôliu là bao.
4. Nho đỏ (red grapes): Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh việc uống rượu chát với mức độ vừa
phải sẽ giúp tăng sức khỏe và tuổi thọ. Tác dụng này có liên quan tới đặc tính kháng ôxy hóa mạnh của
những chất có trong nho đỏ - gọi là các bioflavinoids.
Hiện nho đỏ đã trồng và phát triển ở Việt Nam, được các nhà sản xuất chế biến thành rượu chát khá ngon
theo công nghệ của Pháp. Ngoài ra, chúng ta còn có thể tận dụng quả dâu tằm (cũng giàu bioflavonoids)
để làm rượu, giúp tăng sức khỏe và tuổi thọ.
5. Ngũ cốc nguyên cám (whole grains): Năm 1999, một công trình nghiên cứu của Đại học Minnesota đã
khám phá việc ăn các hạt ngũ cốc nguyên cám sẽ giúp tăng tuổi thọ, vì chúng chứa những tác nhân chống
ung thư, ổn định các mức nồng độ huyết đường lượng và insulin trong máu.
6. Nước toàn vẹn (whole water): Dù nước không được xếp là thức ăn, song đây là một thành phần rất
quan trọng cho sức khỏe. Một loạt các nghiên cứu mới đây đã cho thấy nước toàn vẹn có những lợi ích rất
tốt cho sức khỏe. Ở Mỹ hiện chỉ có hai loại nước toàn vẹn được chứng nhận, đó là nước Evian và Trinity

Trang 17


Springs, được khai thác từ nguồn có độ sâu nhất thế giới. Còn ở Việt Nam có các nhãn hiệu La Vie,
Dapha, Vĩnh Hảo...
7. Kem và chocolate: Nhiều công trình nghiên cứu y khoa đã cho thấy các chất phenylethylamines tìm thấy
trong chocolate rõ ràng có tác dụng làm thoải mái tinh thần. Nhiều tài liệu cũng chứng minh, từ xưa, người
dân Aztec đã sử dụng cacao như một vị thuốc. Năm 1788, bác sĩ nổi tiếng người Pháp Francis Joseph
Victor Broussais đã nói về tác dụng của chocolate như sau: “Chocolate chất lượng tốt có tác dụng hạ sốt
và giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe”.


Khoai lang, cà rốt và củ cải
Written by annabelkarmel.com
Nov 27, 2006 at 09:43 AM

Cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên
Các loại rau có củ thường là thức ăn lý tưởng cho trẻ trong giai đoạn tập ăn dặm bởi vì chúng
có vị ngọt tự nhiên và rất mịn khi tán nguyễn. Khoai lang có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn
nhiều so với các loại khoai tây thông thường, rất giàu betacarotene - là một loại thực vật có
nhiều vitamin A.

Thành phần: (chuẩn bị cho 5 phần ăn)

- 175g / 6oz khoai lang đã gọt vỏ và xắt nhỏ
- 175g / 6oz cà rốt đã gọt vỏ và xắt nhỏ
- 100g / 4oz củ cải

Cách chế biến:

Cho khoai lang, cà rốt và củ cải đã gọt vỏ và xắt nhỏ vào nồi, thêm 300ml nước sôi. Đun ở
nhiệt độ trung bình cho tới khi chín mềm (khoảng 20 phút). Dùng muỗng tán nhuyễn. Nếu
muốn sánh hơn, bạn có thể chế thêm một chút sữa thường dùng cho bé.

Hoặc, bạn có thể luộc chín khoai lang, cà rốt và củ cải cho đến khi chín mềm, dùng muỗng
tán nhuyễn cùng với nước đã đun sôi. Bạn cũng có thể chế thêm một chút sữa thường dùng
Trang 18


của bé cho sánh.
Bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần.


Một trái cam mỗi ngày, khỏi lo sỏi mật?
Ăn mỗi ngày một trái cam lớn giúp giảm 13% nguy cơ sỏi túi mật. Điều này đúng với phụ nữ,
nhưng nam giới thì không! Nghiên cứu mới đây của Mỹ cho thấy đối với phụ nữ, hàm
lượng vitamin C trong máu cao đồng nghĩa với nguy cơ bị bệnh túi mật và sỏi túi mật
thấp. Nhưng với đàn ông thì ... ngược lại.
Túi mật là một bộ phận nhỏ sản xuất mật, một dịch tiêu hoá giúp cơ thể phân hoá được chất béo. Các sỏi
túi mật (những khối cặn lắng cứng và gây đau) có thể xuất hiện khi mật trở nên bão hoà với cholesterol.
Các công trình nghiên cứu trên súc vật cho thấy vitamin C có khả năng ngăn không cho mật bị quá bão
hoà với cholesterol.
Để xem điều đó có diễn ra ở loài người hay không, bác sĩ Joel Simon và các cộng sự ở Viện đại học
California, San Francisco (Mỹ) đã điều tra trên gần 9.700 người không có tiền sử liên quan tới sỏi mật, với
tỷ lệ nam nữ tương đương nhau. Sau khi khám đã phát hiện 8% phụ nữ và 6% đàn ông trong số này bị
chứng sỏi mật không triệu chứng.
Kết quả nghiên cứu
So sánh hàm lượng vitamin C trong máu và nguy cơ sỏi túi mật ở phụ nữ cho thấy:
- Nguy cơ bị bệnh túi mật và sỏi túi mật không triệu chứng ở 1/4 người có hàm lượng vitamin C trong máu
cao nhất giảm 40% so với 1/4 người có hàm lượng vitamin C trong máu thấp nhất.
- Lượng vitamin C trong máu tăng 0,5 mg/100 ml thì nguy cơ bị bệnh sỏi mật giảm 13%.
Hiện tượng này không hề có ở nam giới.
Cuộc điều tra cũng cho thấy, những phụ nữ uống thêm vitamin C cũng giảm được 1/3 nguy cơ bị bệnh túi
mật (nhưng không giảm nguy cơ bị sỏi túi mật không triệu chứng). Còn đối với đàn ông thì trái lại, người
uống vitamin C lại có xu hướng tăng nguy cơ bị bệnh túi mật. Về nguyên nhân cuả sự "bất bình đẳng" đối
với vitamin C giữa đàn ông và phụ nữ, bác sĩ Simon tuyên bố chưa hiểu rõ đó là do cơ chế chuyển hoá
vitamin C giữa hai giới khác nhau hay đơn giản chỉ vì niệu đạo của đàn ông khúc khuỷu hơn của phái nữ.
Theo các nhà nghiên cứu, chị em chẳng việc gì phải uống thêm những viên vitamin C nếu bữa ăn đã có
đủ. Hiện trên thị trường có bán các loại vitamin C liều 1.000 mg/viên, nhưng nếu uống thuốc với hàm
lượng cao như vậy thì cơ thể cũng không thể chuyển hoá được hết lượng vitamin ấy luôn một lần. Bạn chỉ
cần ăn một quả cam mỗi ngày, và nhớ uống nước cho đủ vì sỏi ở đâu cũng vậy, bao giờ cũng là do uống
nước quá ít.


Trang 19


Thực phẩm cho trẻ - Nên và không nên
Các bà mẹ nên nhớ rằng, một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng luôn là thẻ bảo hiểm tốt nhất cho sức
khoẻ của đứa con yêu của mình. Do vậy, việc lựa chọn thức ăn cho trẻ là điều hết sức quan trọng
Nên:
1. Chuối: nguồn cung cấp kali và vitamin B6
2. Chồi cải bắp: có bêta - caronten, folacin (axít folic), vitamin C, sắt, canxi, sulforafan (chất quant
trọng trong kích thích sản xuất các enzim giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư).
3. Dưa hấu vàng: có bêta - caronten và vitamin C.
4. Ngũ cốc có cám: giàu chất xơ
5. Rau bi na: cung cấp canxi, vitamin B6, B2, bê ta caronten, sắt và folacin
6. Mầm lúa mạch: cung cấp vitamin E
7. Hạt bí: chất xơ, sắt, kẽm, magiê, đồng và hạt hướng dương: vitamin E
8. Dầu ôliu: chất béo đơn chưa bão hoà
9. Sữa: Canxi và vitamin D
10. Họ đậu: sắt, kẽm, magiê, đồng, folacin, chất xơ
11. Cam: giàu vitamin C
12. Bánh mì: sắt, vitamin B1, B2, B3, B6, E, folacin, đồng, magiê, kẽm
13. Khoai lang ngọt: beta - carotene, đồng, vitamin và B6
14. Cá: axít béo omega-3 và selen, chất chống ôxy hoá
15. Sữa bột gạn kem: canxi và vitamin D
16. Thịt gà: giàu protein, nghèo chất béo (khi không sử dụng da)
17. Gạo lứt: là loại gạo duy nhất có vitamin E
18. Gạo trồng tự nhiên: nhiều chất kẽm hơn so với các loại gạo khác, nguồn magiê, chất xơ và vitamin
B6
19. Cám yến mạch: chứa chất xơ tan được giúp kiểm soát lượng đường trong máu
20. Sữa chua: hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị chứng tiêu chảy


Trên đây là 20 loại thực phẩm có từ nhiều nguồn khác nhau và có tác dụng lớn trong việc đa dạng hoá chế độ
dinh dưỡng. Trái cây và rau cung cấp chủ yếu chất xơ, khoáng chất và vitamin trong đó có một số loại có tác
dụng chống ôxy hoá (phòng ngừa ung thư và củng cố hệ miễn dịch).

Không nên:
1. Thịt ướp: có nhiều chất béo bão hoà, muối và một số phụ gia không tốt cho sức khoẻ
2. Đường cô đặc: chỉ nên cho trẻ ăn sôcôla, uống nước có ga... nếu có dịp, tránh sử dụng thường xuyên
trong các bữa ăn. Hơn nữa, đường làm giảm sự thèm ăn trái cây vì thường trái cây không ngọt đậm.
Ăn nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng vì hầu hết các trẻ rất thích đồ ngọt.
3. Muối: các bà mẹ cần nếm kỹ món ăn của trẻ trước khi bỏ thêm muối vào, bởi vì ăn nhiều muối sẽ làm
tăng nguy cơ huyết áp cao ở người lớn và ngăn sự phát triển vị giác ở trẻ.
Trang 20


4. Cafein: có trong trà, cà phê, hạt côla, sôcôla... Đây là những chất kích thích có thể làm tăng áp huyết
động mạch, gây hồi hộp như các chứng đau đầu. Các nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ uống một tách nhỏ
cola mỗi ngày thì tác dụng kích thích chưa đủ nhưng vượt quá lượng đó, trẻ sẽ trở nên bồn chồn hơn
và rất khó ngủ.
5. Snack: Trẻ nhỏ rất thích đồ ăn vặt giàu chất béo và muối, nhưng không nên cho ăn thường xuyên và
quá nhiều bởi chúng làm mất cảm giác ngon miệng.

6 'không' trong bữa ăn của trẻ
Đầu tiên là không nên “lên lớp” cho trẻ. Một số cha mẹ trong bữa ăn thường giáo huấn con
mình, gây cho trẻ tâm lý khó chịu, bực tức, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, huyết
áp tăng, khả năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, khẩu vị giảm sút.
Nếu tình trạng trên lặp lại thường xuyên, trẻ sẽ không còn cảm giác thèm ăn trước bữa ăn và có nhiều hậu
quả nghiêm trọng về tâm sinh lý khác. Vì vậy, trong bất kỳ là bữa ăn nào mà trẻ tham dự, cần tạo một
không khí vui vẻ, thích thú để nâng cao công năng tiêu hóa, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần trẻ.
Những điều không nên khác:
1. Cho trẻ ăn những thực phẩm quá mặn: Những món này sẽ cung cấp quá nhiều natri trong khi thận của

các trẻ phát triển chưa hoàn thiện, năng lực bài tiết natri còn kém. Như vậy, sự bài tiết sẽ bị ảnh hưởng,
dấn đễn tổn thương thận, suy thận hoặc viêm cầu thận. Nồng độ natri trong máu tăng cao có thể gây ảnh
hưởng đến hệ thống tuần hoàn máu - một trong những nguyên nhân gây bệnh huyết áp khi về già. Ngoài
ra, việc ăn mặn còn khiến trẻ bị một số bệnh như suy tim, cơ bắp suy yếu.
2. Sử dụng nhiều đồ đông lạnh trong thức ăn của trẻ: Tỳ vị của trẻ chưa hoàn thiện nên việc thức ăn lạnh
vào dạ dày quá nhiều sẽ làm cho niêm mô huyết quản dạ dày bị co hẹp lại, dịch vị giảm. Đây là nguyên
nhân giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong cơ thể. Ngoài ra, thức ăn lạnh cũng khiến năng lực
tiêu hóa của dạ dày giảm, hạn chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của dịch vị.
Sự kích thích của thức ăn lạnh có thể làm cho dạ dày co giật, gây đau bụng tiêu chảy, khẩu vị kém. Tình
trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những bệnh mạn tính như viêm đại tràng mạn, thường xuyên đau
bụng đầy hơi...
3. Cho trẻ ăn những thực phẩm có dùng chất màu tổng hợp: Y học hiện đại cho rằng, trẻ nhỏ nếu sử dụng
kéo dài một lượng nhỏ thuốc nhuộm và chất màu thực phẩm sẽ có thể xuất hiện những biến đổi bất
thường. Màu thực phẩm là những hợp chất hữu cơ tổng hợp hoặc bán tổng hợp, đã qua những quá trình
tinh chế và thử nghiệm nghiêm ngặt; trong quá trình sử dụng cũng có những giới hạn nồng độ an toàn cho
phép. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn thực phẩm nhuộm màu, trẻ sẽ mất khả năng tự giải độc của cơ
thể, bị rối loạn những chuyển hóa bình thường, xuất hiện đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Các sắc tố có thể
tích tụ, gây ngộ độc mạn tính; nếu dính vào thành dạ dày, nó có thể gây biến đổi bệnh lý.
Nếu vào các cơ quan của hệ thống bài tiết, chất màu có thể gây sỏi trong niệu đạo. Vịêc dùng quá nhiều
thực phẩm màu sẽ làm rối loạn tác dụng truyền thông tin của hệ thống thần kinh, khiến cho thần kinh xung
động gấp bội, hậu quả là trẻ trở nên quá hiếu động hoặc mắc bệnh đa động.
4. Cho trẻ em dùng thức uống của người lớn: Các bộ phận trong cơ thể trẻ còn non yếu, năng lực ứng phó
với sự kích thích của axit, kiềm, hưng phấn... còn tương đối thấp. Vì vậy, không nên để chúng dùng đồ
uống của người lớn như cà phê, coca... Chất cafein có tác dụng gây hưng phấn tương đối mạnh đối với hệ
thống thần kinh trung ương của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Nước chè tuy có nhiều vitamin,
nguyên tố vi lượng... nhưng cũng chứa cafein, làm cho trẻ hưng phấn, tim đập nhanh, đi tiểu nhiều, ngủ
không yên giấc. Các chất trong chè kết hợp với protein trong thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và sự
hấp thụ sắt, gây thiếu máu. Nước có ga thường chứa xút, có thể trung hòa axit dạ dày, cản trở tiêu hóa,
gây nhiễm trùng đường ruột. Chất muối phophoric trong đồ uống này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ
sắt của trẻ, gây thiếu máu. Còn các loại rượu, bia có thể kích thích niêm mạc dạ dày của trẻ, gây tổn hại tế


Trang 21


bào gan, làm hại hệ thống thần kinh của trẻ, dẫn đến mất cân bằng sinh lý. Rượu bia cũng gây nhiều tác
dụng phụ khác.
5. Không nên ăn quá thừa dinh dưỡng: Trong thời kỳ phát triển để trưởng thành, sự hấp thu dinh dưỡng
cao cấp vô độ sẽ gây quá thừa dinh dưỡng, làm cho tế bào miễn dịch phát triển quá sớm. Hậu quả là đến
tuổi trung niên, sức miễn dịch của tế bào nhanh chóng suy thoái. Ở những trẻ quá thừa dinh dưỡng, khi đã
trưởng thành, công năng của các bộ phận bất kỳ đều giảm mạnh.

Những điều bạn nên biết về vaccines phòng bệnh cho trẻ
Hệ thống miễn dịch ngay từ đầu thời thơ ấu là nhân tố quan trọng giúp con bạn chống mắc phải những căn
bệnh hiểm nghèo. Trên thực tế, Học viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), Học viện sức khoẻ gia đình Mỹ (AAFP)
và Tổ chức tư vấn cộng đồng về hệ miễn dịch (ACIP) khuyến cáo rằng trẻ em phải được tiêm phòng để có
khả năng miễn nhiễm 11 căn bệnh trong hai năm đầu đời. Mặc dù thật khó chịu khi phải nghe bé khóc khi bị
tiêm, nhưng nên nhớ rằng đau đớn chỉ diến ra trong vòng hai giây, nhưng lợi ích mà việc tiêm chủng đem lại
kéo dài cả đời. Sau đây xin giới thiệu đôi chút về những loại vacin cần thiết cho con bạn.
Vacxin phòng chống viêm gan B
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm do virut gây ra, kết quả có thể dẫn đến suy yếu các chức năng của
gan, hỏng gan. Đôi khi trẻ có thể bị nhiễm viêm gan B nếu người mẹ nhiễm bệnh trước hay trong quá trình
mang thai. Nếu xét nghiệm viêm gan B của người mẹ cho kết quả dương tính, hoặc không xác định được
tình trạng sức khoẻ người mẹ, trẻ cần phải được tiêm ngừa bệnh viêm gan B ngay trong bệnh viện, ngay sau
khi sinh. Nếu trẻ chưa được tiêm vacxin này ngay từ trong bệnh viện, thì việc tiêm phòng loại bệnh này nhất
thiết phải tiến hành trong hai tháng đầu. Trong vòng 18 tháng tiếp theo, trẻ phải được tiêm nốt hai mũi còn
lại. (Một số loại vacxin viêm gan B có chứa thuỷ ngân nên liều đầu tiên nên được tiêm cho trẻ khi trẻ được 6
tháng tuổi.)
Vacxin phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà (DtaP)
Loại vacxin này giúp trẻ phòng chống được ba loại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà:
Bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do vi khuẩn sản sinh ra độc tố gây viêm nhiễm

hệ thần kinh và tim và có thể dẫn tới suy giảm chức năng của tim hoặc gây tổn thương hệ thần kinh.
Uốn ván do vi khuẩn sản sinh ra từ vết thương gây ra chứng co cơ, và liệt, đặc biệt là ở khu vực hàm
hay còn gọi là chứng khít hàm.
Ho gà, một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra, đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ dưới 1
tuổi. Triệu chứng thông thường nhất là những cơn ho triền miên, gây suy nhược cơ thể.
Mặc dù loại vaccine phòng bệnh này có nhiều dạng thức khác nhau nhưng năm 1997, Viện nghiên cứu nhi
khoa Mỹ khuyến cáo nên sử dụng vaccine DTaP, vì nó ít gây phản ứng phụ đối với trẻ nhỏ. Vacinne DTaP
gồm vacxin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, chứng ho lâu ngày. Loại vacxin này nên được chia làm năm liều,
tiêm khi trẻ được hai tháng tuổi, bốn tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 18 tháng tuổi và trước tổi đi học, khi trẻ được
bốn hoặc sáu tuổi. Liều vacxin phòng bạch hầu và uốn ván thứ sáu nên được tiêm khi trẻ từ 11 và 16 tuổi.
Khi được tiêm loại vacxin này trẻ có thể sẽ gặp những phản ứng phụ dạng nhẹ như sốt nhẹ (dưới 102 độ F),
buồn bực, hay cáu, chỗ tiêm có biểu hiện tấy đỏ. Những triệu chứng này sẽ kéo dài trong vòng hai ngày, có
thể bác sỹ của con bạn sẽ khuyến cáo bạn nên sử dụng thuốc giảm sốt cho bé.
Vacxin phòng cúm và bệnh máu không đông loại B (HIB)
Cúm B không phải là loại bệnh gây ra do nhiễm vi rút thông thường gọi là cảm cúm. Đây là loại bệnh do vi
khuẩn lây nhiễm rất nhanh, gây nhiễm trùng tai và cuống phổi. HIB cũng có thể gây bệnh viêm màng não ở
Trang 22


trẻ dưới hai tuổi, vì thế con bạn cần phải được bảo vệ với ba liều vacxin phòng HIB ngay từ năm đầu đời, bắt
đầu khi bé được 2 tháng tuổi, mũi tiếp theo khi bé được 4 tháng tuổi, mũi thứ ba khi bé được 6 tháng tuổi.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng bé nên được tiêm liều thứ tư khi bé được 12 hoặc 16 tháng tuổi.
Vacxin phòng bệnh bại liệt (IPV)
Bại liệt là một căn bệnh hiểm nghèo có liên quan đến vi rút, căn bệnh này bắt đầu từ một cơn sốt và có thể
gây ra các chứng liệt, cứng cơ, và có thể gây đến tình trạng tàn tật vĩnh viễn. Trong trường hợp bệnh nặng
nhất có thể gây tử vong. Vacxin phòng bại liệt gồm có hai dạng (Inactvated Polio Vacxin) dùng để tiêm và
(Oral Polio Vaccine) dùng để uống. Năm 2000 học viện nhi khoa Mỹ khuyến cáo nên dùng loại vacxin tiêm
(IPV), và nên tiêm vacxin này cho trẻ khi trẻ được 2 tháng, 4 tháng, hay từ 12 đến 19 tháng tuổi.
Vacxin ngừa khuẩn cầu phổi (PCV)
Loại vacxin này giúp trẻ chống lại khuẩn cầu phổi, loại vi khuẩn gây viêm màng não, viêm phổi, và gây

nhiễm trùng nghiêm trọng ở não, mạch máu và tai trẻ. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ phải
được tiêm vacxin này khi 2 tháng tuổi, 4, 6 tháng tuổi hay từ 12-16 tháng tuổi.
Vacxin phòng bệnh sởi, quai bị và sởi Rubella (MMR)
Loại vacxin này giúp trẻ chống lại ba căn bệnh: sởi, quai bị và sởi Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức chỉ
với một mũi tiêm:
• Sởi là một bệnh nhiễm trùng do vi rút làm nổi những điểm có màu đỏ trên da với các triệu chữngs điển
hình giống như cảm lạnh kèm sốt cao.
• Quai bị là một bệnh nhiễm trùng do vi rút gây ra sự sưng tấy tuyến sau tai và tuyến nước bọt. Khối sưng có
thể xuất hiện ở hai hay một bên má. Quai bị thường đi kèm với sốt cao và rất đau khi bệnh nhân mở miệng
hay ăn.
• Rubella hay còn gọi là sởi Đức là một căn bệnh giống như bệnh sởi gây sốt cao, sưng các tuyến và phát
ban.
Liều vacxin MMR đầu tiên nên được tiêm khi bé từ 12-16 tháng tuổi, liều này ít gây những phản ứng phụ
nghiêm trọng. Tuy nhiên trẻ có thể ngủ nhiều hơn, và phát ban nhẹ, sốt nhẹ, tấy nhẹ ở cổ hoặc vùng bẹn. Mũi
thứ hai được tiêm khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.
Vacxin phòng bệnh thuỷ đậu (Var)
Loại vacxin này giúp chống lại bệnh thuỷ đậu, một căn bệnh nhiễm trùng do vi rút có khả năng lây nhiễm
cao, gây ra những vết phồng rộp như bỏng, rất rát. Học viện nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em phải được
tiêm loại vacxin này từ 12-19 tháng tuổi.
Vacxin cúm
Vacxin cúm thường được biết đến như một mũi tiêm cúm. Bệnh cúm nghiêm trọng hơn bệnh cảm lạnh thông
thường và có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, đặc biệt đối với những điều kiện y tế nhất định. Vì lý do này
AAP khuyến cáo rằng đối với trẻ 6 tháng tuổi trở nên với những nguy cơ mắc bệnh cao nên được tiêm
vacxin cúm hằng năm. Vacxin cúm cũng có thể tiêm được cho những trẻ khác. Nếu bạn không biết chắc
chắn con bạn có nên tiêm oại vacxin này không, hãy xin ý kiến bác sỹ.

Trang 23


Những điều nên và không nên khi nấu ăn cho trẻ

Nên

Sử dụng khay nước đá để làm đông lanh thức ăn của bé. Mỗi cục cỡ khoảng 1 ounce (khoảng
28 gr). Khi đã đông cứng, lấy ra và cất giữ trong bao đựng thức ăn bịt kín được.và sử dụng trong
vòng 2 tháng.
Bỏ đi thức ăn thừa vì vi khuẩn hình thành rất nhanh.
Cho bé ăn món mới khoảng 1 tuần một lần
để bạn có thể xác định được món nào gây dị ứng cho bé
Hãy chắc chắn rằng trẻ chấp nhận hầu hết các loại rau và trái cây trước khi cho trẻ thử qua các
loại thịt.
Không nên
Không nên cho ăn các loại hạt, nho khô, bắp nổ, rau sống, trái cây chưa gọt vỏ, hoặc bơ đậu
phộng đối với trẻ dưới 2 tuổi. Không cho bé dưới 1 tuổi ăn mật ong dễ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.
Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn củ cải đường, rau bi-na, củ dền vì có hàm lượng nit-trát tự nhiên cao
có thể làm giảm huyết cầu tố của trẻ.
Không nên thêm muối, đường hoặc các loại gia vị vào thức ăn của trẻ. Nếu bạn sử dụng thức ăn
của gia đình cho trẻ ăn, lấy phần ăn của bé ra trước khi nêm gia vị.
Không nên dùng bánh ngọt để dỗ trẻ nín khóc.
Không sử dụng rau đóng hộp bởi vì thường chứa nhiều sodium và các chất phụ gia. Kiểm tra kỹ
nhãn hiệu trước khi dùng, nhưng thông thường rau đông lạnh chứa ít hoặc không có sodium.
Không nên sử dụng lò vi sóng làm nóng thức ăn. Thậm chí bạn đã khuấy kỹ nhưng vẫn còn
những chổ thức ăn rất nóng, có thể khiến bé bị bỏng khi nuốt phải. Nếu bạn sử dụng lò vi sóng,
bạn hãy sử dụng chế độ làm tan, kiểm tra và khuấy thường xuyên. Luôn luôn phải kiểm tra độ
nóng bằng cách chạm muỗng vào môi trên của chúng ta. Nhớ nên rửa muỗng trước khi sử dụng.
Không nên bỏ thức ăn pha loãng vào chai có núm vú lớn cho bé bú vào ban đêm rất nguy hiểm,
có hại cho răng và không tạo được thói quen ăn uống tốt.
Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn các loại trái cây có hàm lượng acid cao như cam, quả quit và trái
thơm (dứa) bởi vì acid không tốt cho hệ thống tiêu hoá chưa hoàn thiện của trẻ.
Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn lòng trắng trứng, có thể gây dị ứng cho trẻ. Có thể cho ăn lòng đỏ
nấu chín.

Không nên ép trẻ ăn. Khi bắt đầu ăn thức ăn đặc, bạn nên cho bé ăn khoảng 1 đến 2 muỗng thức
ăn và hãy để bé hướng dẫn bạn, cho bạn biết khi nào thì bé đã ăn đủ.
Trong suốt 2 năm đầu không nên hạn chế chất béo trong phần ăn của trẻ. Chất béo rất cần thiêt
Trang 24


cho sự phát triển.

Viêm họng có những biến chứng gì?
* Cháu thường xuyên bị viêm họng. Cháu nghe nói bệnh có thể dẫn đến những biến
chứng nguy hiểm. Xin quý báo cho biết cháu phải chữa trị thế nào để tránh được các
biến chứng đó? (Lê Thanh Tâm - Hải Dương)
- Họng là một cơ quan đặc biệt của cơ thể, hằng ngày, hằng giờ nó luôn phải tiếp xúc với
nhiều nguy cơ gây viêm nhiễm, do vậy viêm họng là bệnh hay gặp và phổ biến ở mọi lứa
tuổi, mọi nơi, mọi mùa. Nếu cháu thường xuyên bị viêm họng thì rất có thể cháu bị viêm
họng mạn tính.
Các biểu hiện lâm sàng thường ít, không ảnh hưởng đến toàn thân, không sốt, người chỉ cảm
thấy mệt mỏi. Dấu hiệu quan trọng nhất là rát họng, nuốt vướng, đặc biệt là dấu hiệu ho từng
cơn hoặc liên tục, ho nhiều, ho khan hoặc có thể có ít đờm làm người bệnh khó chịu phải
khạc nhổ liên tục. Khám thực thể không phát hiện gì đặc biệt, chỉ có thể thấy tình trạng sung
huyết đỏ, xuất tiết như nước cháo, nước hồ dính ở thành sau họng hoặc các tổ chức lympho
phát triển mạnh ở thành sau họng, mà người ta gọi là viêm họng quá phát hoặc viêm họng
hạt.
Những biến chứng có thể xảy ra của các loại viêm họng nói chung là:
- Các biến chứng tại chỗ gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ
nhỏ có thể gây áp-xe thành họng.
- Những biến chứng gần có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm
họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc
viêm phổi.
- Các biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim...

Với viêm họng mạn tính, để điều trị bệnh, người ta có thể can thiệp bằng cách đốt hạt bằng
muối bạc, bằng axít chromic, đốt điện, đốt bằng laser CO2 hoặc bằng nitơ bạc. Tuy nhiên các
biện pháp phòng bệnh là quan trọng hơn cả.
Cháu cần giữ ấm cổ, ngực, vệ sinh răng miệng, không sử dụng các chất kích thích, tránh khói
bụi, bồi dưỡng sức khỏe để tránh bệnh bị tái phát.

Trang 25


×