Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giáo trình Vấn Đề Kháng Thuốc Trong Tiệt Trừ H pylori

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.18 KB, 2 trang )

Vấn Đề Kháng Thuốc Trong Tiệt Trừ H pylori

Phân Tích Gộp: Ảnh Hưởng của Tình Trạng Kháng Thuốc trên Hiệu Quả
Điều Trị Đầu Tay Tiệt Trừ Helicobacter pylori với Phác Đồ 3 và 4 Thứ Thuốc

Tóm Tắt
Nền Tảng:
Lượng thông tin liên quan đến ảnh hưởng của kháng thuốc trong điều trị
tiệt trừ Helicobacter pylori rất hạn chế.
Mục Đích:
Để xác định tác dụng của kháng thuốc trên hiệu quả của các phác đồ điều
trị đầu tay tiệt trừ H. pylori và nhận diện được các phác đồ điều trị hiệu quả nhất
khi có kháng thuốc.

Phương Pháp:
Tìm kiếm tài liệu bằng cách dùng từ khoá: 'Helicobacter pylori', 'đề kháng',
'điều trị' hoặc 'trị liệu'. Các kiểu mẫu gộp-hồi quy đa cấp (multilevel meta-
regression models) được dùng để xác định tác dụng của kháng thuốc trên hiệu quả
điều trị.
Kết Quả:
Phân tích dữ liệu từ 93 nghiên cứu với 10178 trường hợp.
+Đối với các điều trị bộ ba thứ thuốc, kháng clarithromycin có tác động
mạnh hơn trên hiệu quả điều trị so với kháng nitroimidazole.
+Kháng metronidazole giảm hiệu quả đến 26% trên các điều trị bộ ba có
chứa nitroimidazole, tetracycline và bismuth, trong khi hiệu quả chỉ giảm khoảng
14% khi thêm một thuốc ức chế acid dạ dày vào phác đồ điều trị.
+Các phác đồ điều trị bộ 4 có chứa cả clarithromycin lẫn metronidazole là
hiệu quả nhất; >80% các trường hợp nhiễm H. pylori thường được tiệt trừ hiệu quả
bằng các phác đồ này.
Kết Luận:
Kháng thuốc là một yếu tố dự báo mạnh mẽ cho hiệu quả của các phác đồ


điều trị bộ 3 dùng trong tiệt trừ H. pylori ở người lớn. Kháng thuốc đối với
clarithromycin hoặc metronidazole (nhưng không được cả 2 cùng một lúc) có thể
được khắc phục bằng cách dùng các phác đồ điều trị bộ 4, đặc biệt khi chúng có
chứa cả clarithromycin lẫn metronidazole.


×