Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu điều chế cao từ dược liệu địa hoàng di thực trồng tại huyện quản bạ, hà giang và khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 78 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG
MÃ SINH VIÊN: 1101527

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO TỪ
DƯỢC LIỆU ĐỊA HOÀNG DI THỰC
TRỒNG TẠI HUYỆN QUẢN BẠ,
HÀ GIANG VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG
MÃ SINH VIÊN: 1101527

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO
TỪ VỊ THUỐC SINH ĐỊA DI THỰC
TRỒNG TẠI HUYỆN QUẢN BẠ,
HÀ GIANG VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ
Người hướng dẫn :
TS. Bùi Hồng Cường
Nơi thực hiện :
1. Bộ môn Dược học cổ truyền


2. Công ty CPPT Dược liệu Anvy Hà Giang

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới TS. Bùi Hồng Cường – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và truyền
đạt những kinh nghiệm quý báu cũng như động viên, hỗ trợ tôi về mọi mặt từ những
bước đầu tiên cho đến khi hoàn thiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn DS. Nguyễn Thị Hương Thảo và Công ty
CPPT Dược liệu Anvy Hà Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian làm thực
nghiệm nghiên cứu của đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể các Thầy Cô giáo và các anh chị kỹ
thuật viên Bộ môn Dược học cổ truyền, Bộ môn Thực vật, và Bộ môn Dược liệu
- Trường đại học Dược Hà Nội đã luôn hỗ trợ kịp thời và tạo mọi điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu tại bộ môn.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể
các Thầy Cô giáo Trường đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và các bạn của tôi đã luôn động viên,
khích lệ và nhắc nhở, luôn sát cánh bên tôi, là động lực lớn giúp tôi vượt qua mọi
khó khăn.
Do thời gian làm thực nghiệm cũng như kiến thức của bản thân còn có hạn,
khóa luận này còn có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016.
Sinh viên
Đặng Thị Huyền Trang



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................................2
1.1.

Tổng quan về thực vật ...................................................................................2

1.1.1.

Vị trí phân loại cây Địa hoàng ................................................................2

1.1.2.

Đặc điểm thực vật ...................................................................................2

1.1.3.

Nguồn gốc và phân bố ............................................................................2

1.1.4.

Trồng trọt ................................................................................................3


1.1.5.

Bộ phận dùng ..........................................................................................3

1.2.

Tổng quan về thành phần hóa học .................................................................3

1.2.1.

Iridoid glycosid .......................................................................................3

1.2.2.

Glycosid khác .........................................................................................4

1.2.3.

Saccharid .................................................................................................5

1.2.4.

Amino acid và các yếu tố vi lượng .........................................................5

1.2.5.

Acid vô cơ. ..............................................................................................5

1.2.6.


Ester của acid béo ...................................................................................5

1.3.

Tổng quan về tác dụng sinh học ....................................................................5

1.3.1.

Tác dụng cầm máu ..................................................................................5

1.3.2.

Tác động lên quá trình đông máu ...........................................................6

1.3.3.

Tác động trên hệ tạo máu và tủy xương .................................................6

1.3.4.

Tác dụng chống khối u............................................................................6


1.3.5.

Trên hệ thống miễn dịch .........................................................................7

1.3.6.

Tác dụng trên tim mạch ..........................................................................7


1.3.7.

Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương ...................................................7

1.3.8.

Tác dụng trên hệ tạo xương ....................................................................7

1.3.9.

Tác động trên hệ nội tiết và chuyển hóa đường glucose ........................8

1.3.10.

Tác dụng chống oxi hóa, chống lão hóa ..............................................9

1.3.11.

Tác dụng ức chế tiết acid dịch vị và chống viêm loét dạ dày ...........10

1.3.12.

Tác dụng trên thận .............................................................................10

1.3.13.

Bảo vệ gan .........................................................................................10

1.3.14.


Tác dụng đối với vi trùng ..................................................................11

1.3.15.

Tác động trên da ................................................................................11

1.3.16.

Tác dụng chống dị ứng ......................................................................11

1.4.

Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền .............................................11

1.4.1.

Tính vị, quy kinh ...................................................................................11

1.4.2.

Công năng - Chủ trị ..............................................................................11

1.4.3.

Thận trọng .............................................................................................12

1.4.4.

Tác dụng không mong muốn ................................................................12


1.4.5.

Liều dùng ..............................................................................................12

1.4.6.

Bài thuốc có Địa hoàng .........................................................................12

1.5.

Tổng quan về cao đặc ..................................................................................13

1.5.1.

Định nghĩa .............................................................................................13

1.5.2.

Phương pháp điều chế cao đặc..............................................................13

1.5.3.

Yêu cầu chất lượng với cao đặc ............................................................14

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................15
2.1.

Nguyên vật liệu, thiết bị ..............................................................................15


2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................15

2.1.2.

Thiết bị, dụng cụ dùng cho nghiên cứu ................................................16

2.1.3.

Hóa chất, thuốc thử ...............................................................................16

2.2.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................17


2.2.1.

Đánh giá chất lượng dược liệu đưa vào nghiên cứu. ............................17

2.2.2.

Xây dựng quy trình bào chế cao ...........................................................17

2.2.3.

Khảo sát một số chỉ tiêu và đề xuất xây dựng tiêu chuẩn cao............. 17

2.3.


Phương pháp nghiên cứu .............................................................................18

2.3.1.

Đánh giá chất lượng dược liệu ..............................................................18

2.3.2.

Bào chế cao đặc ....................................................................................19

2.3.3.

Khảo sát một số chỉ tiêu và đề xuất xây dựng tiêu chuẩn cao ..............20

Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ ............................................................21
3.1.

Đánh giá chất lượng dược liệu ....................................................................21

3.1.1.

Mô tả dược liệu .....................................................................................21

3.1.2.

Vi phẫu ..................................................................................................21

3.1.3.


Soi bột ...................................................................................................23

3.1.4.

Định tính ...............................................................................................24

3.1.5.

Độ ẩm ....................................................................................................28

3.1.6.

Tro toàn phần ........................................................................................28

3.1.7.

Tro không tan trong acid .......................................................................28

3.1.8.

Tạp chất.................................................................................................28

3.1.9.

Kim loại nặng........................................................................................28

3.1.10.

Chất chiết được trong dược liệu ........................................................29


3.1.11.

Định lượng catalpol, acteosid ............................................................29

3.2.

Bào chế cao đặc ...........................................................................................31

3.3.

Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng và đề xuất xây dựng tiêu chuẩn cao...32

3.3.1.

Cảm quan: thể chất, màu sắc, mùi vị. ...................................................32

3.3.2.

Độ ẩm ....................................................................................................32

3.3.3.

Định tính ...............................................................................................33

3.3.4.

Định lượng catalpol và acteosid ...........................................................37

3.3.5.


Hiệu suất chiết catalpol và acteosid ......................................................38

BÀN LUẬN ..............................................................................................................41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................47


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ALT

Alanin aminotransferase

AST

Aspartat aminotransferase

CN

Cao đặc Địa hoàng chiết bằng nước

CPPT

Cổ phần phát triển

CTY

Mẫu Địa hoàng Công ty Anvy trồng

ĐC

Mẫu Địa hoàng chuẩn


DD

Dung dịch

DĐTQ 2010

Dược điển Trung Quốc 2010

DĐVN IV

Dược điển Việt Nam IV

Et30

Cao đặc Địa hoàng chiết bằng ethanol 30o

Et50

Cao đặc Địa hoàng chiết bằng ethanol 50o

Et70

Cao đặc Địa hoàng chiết bằng ethanol 70o

GACP

Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc
(Good Agriculture and Collection Practice)


HPLC

Sắc kí lỏng hiệu năng cao
(High-performance Liquid Chromatography)

SKLM

Sắc kí lớp mỏng

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

TTR

Mẫu Địa hoàng Trung Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả phân tích sắc kí đồ dịch chiết Địa hoàng sau khi phun thuốc thử
ở bước sóng 366 nm ..................................................................................................27
Bảng 3.2. Kết quả đinh lượng catalpol trong mẫu dược liệu công ty ......................30
Bảng 3.3. Kết quả đinh lượng acteosid trong mẫu dược liệu công ty ......................31
Bảng 3.4. Hiệu suất bào chế cao ...............................................................................32
Bảng 3.5. Độ ẩm cao đặc ..........................................................................................33
Bảng 3.6. Kết quả phản ứng của các mẫu cao với thuốc thử Fehling .......................34
Bảng 3.7. Kết quả phân tích sắc kí đồ các mẫu cao Địa hoàng sau khi phun thuốc
thử ở bước sóng 366 nm ............................................................................................36
Bảng 3.8. Hàm lượng catalpol Hc (%) và acteosid H’c (%) trong các mẫu cao ........38
Bảng 3.9. Hiệu suất chiết catalpol và acteosid ..........................................................39



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Địa hoàng công ty trồng

Hình 2.2. Mẫu công ty cung cấp ...................15

Hình 2.3. Mẫu Địa hoàng chuẩn

Hình 2.4. Mẫu Địa hoàng Trung Quốc .........15

Hình 2.5. Hệ thống sắc kí hiệu năng cao Linomat 5 .................................................16
Hình 2.6. Thông số quy trình chiết ...........................................................................19
Hình 3.1. Mẫu địa hoàng công ty đã sây khô ............................................................21
Hình 3.2. Vi phẫu rễ củ Địa hoàng............................................................................22
Hình 3.3. Vi phẫu chi tiết rễ củ Địa hoàng ...............................................................23
Hình 3.4. Một số đặc điểm vi học của bột Địa hoàng ...............................................24
Hình 3.5. Hình ảnh trước (T) và sau (S) phản ứng của dược liệu với thuốc thử
Fehling .......................................................................................................................24
Hình 3.6. Sắc kí đồ dịch chiết dược liệu sau khi phun thuốc thử quan sát ở ánh sáng
trắng (Hình A), 254 nm (Hình B) và 366 nm (Hình C) ............................................26
Hình 3.7. Hình ảnh trước (T) và sau (S) phản ứng của các mẫu cao đăc với thuốc
thử Fehling ................................................................................................................33
Hình 3.8. Sắc kí đồ dịch chiết các mẫu cao sau khi phun thuốc thử quan sát ánh
sáng trắng (Hình A) và 254 nm (Hình B) .................................................................34
Hình 3.9. Sắc kí đồ dịch chiết các mẫu cao sau khi phun thuốc thử quan sát ở bước
sóng 366 nm ..............................................................................................................35


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong y học cổ truyền, Địa hoàng (Rhemannia glutinosa (Gaertn.) Libosch)
là một dược liệu quý. Từ rễ củ Địa hoàng chế biến được Sinh địa và Thục địa [20].
Sinh địa vị đắng, tính lạnh, tác dụng thanh nhiệt lương huyết, sinh tân chỉ khát.
Thục địa vị ngọt, tính ấm, tác dụng tư âm dưỡng huyết [11]. Nhiều nghiên cứu
cũng đã chứng minh được Địa hoàng và các hợp chất phân lập từ Địa hoàng
(catalpol, acetosid,…) có tác dụng hạ đường huyết, lợi tiểu, chống khối u,…[57].
Với công dụng tuyệt vời như thế, từ xa xưa Địa hoàng đã được sử dụng khá
phổ biến trong nhiều bài thuốc. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, yêu cầu sản phẩm
tốt, tiện dụng, thì việc sử dụng thuốc thang còn nhiều bất tiện: khó bảo quản, chế
biến lâu, uống nhiều, khó kiểm soát tác dụng. Nắm bắt được xu thế ấy, nhiều công
ty Dược đã định hướng nghiên cứu phát triển Dược liệu cổ truyền kết hợp với bào
chế hiện đại, trong đó có Công ty CPPT Dược liệu Anvy Hà Giang. Cụ thể về dược
liệu Địa hoàng, hiện nay đã được công ty trồng thực nghiệm giống di thực từ Trung
Quốc tại Hà Giang theo quy trình GACP. Với tiềm năng nguồn Địa hoàng tự cung
này, để đảm bảo bước phát triển tiếp theo, câu hỏi đặt ra là dược liệu có đảm bảo
chất lượng không và bào chế ra sao để sản phẩm thành công tới tay người tiêu dùng.
Để trả lời câu hỏi trên, đề tài “Nghiên cứu điều chế cao từ dược liệu Địa
hoàng di thực tại Quản Bạ, Hà Giang và khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng”
được thực hiện với mục tiêu:
-

Đánh giá chất lượng dược liệu Địa hoàng do Công ty CPPT dược liệu
Anvy Hà Giang trồng tại Hà Giang

-

Bào chế cao đặc Địa hoàng bằng phương pháp chiết nóng với dung
môi nước và ethanol.


-

Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng và đề xuất xây dựng tiêu chuẩn
cao.


2

Chương 1.
1.1.

TỔNG QUAN

Tổng quan về thực vật

1.1.1. Vị trí phân loại cây Địa hoàng
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan [2], vị trí phân loại của Địa hoàng như sau:
Ngành (Division): Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta).
Lớp (Class): Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida).
Lớp phụ (Subclass): Phân lớp Bạc hà (hoa môi) (Lamidae).
Bộ (Order): Bộ Hoa mõm chó (Scrophulariales).
Họ (Family) : Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Chi (Genus): Địa hoàng (Rehmannia).
Loài: Rhemannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Cây thảo, cao 10 – 30 cm. Toàn cây có lông mềm và lông tiết màu tro trắng.
[2], [11], [20]. Thân rễ mẫm thành củ, lúc đầu mọc thẳng, sau mọc ngang, đường
kính từ 0,4 đến 2 – 3 cm. Lá dày , mọc vòng ở gốc, ít khi thấy ở thân, phiến lá hình
trứng ngược, dài 3 - 15 cm, rộng 1.5 – 6 cm; đầu lá hơi tròn, mép lá có răng cưa

mấp mô không đều; phiến lá có nhiều gân, ở mặt dưới lá thành những múi nhỏ. Mùa
hạ, hoa màu tím sẫm / tím đỏ, mọc thành chùm ở đầu cành / ngọn [2], [10], [11],
[20]. Đài và tràng đều hình chuông, tràng hơi cong, dài 3 -4 cm, mặt ngoài tím sẫm,
mặt trong hơi vàng với những đốm tím, 4 nhị với 2 nhị lớn [10], [11], [20].
1.1.3. Nguồn gốc và phân bố
Trước đây nước ta phải nhập Địa hoàng của Trung quốc. Từ năm 1958,
chúng ta đã trồng thành công Địa hoàng trong nước, hiện đang được phát triển trồng


3

ở nhiều nơi. Tỉnh nào cũng có thể trồng, miễn nhiệt độ không dưới 3oC trong nhiều
ngày [10], [11].
1.1.4. Trồng trọt
Đối với các tỉnh miền núi cao hay nơi lạnh nhiều, mỗi năm chỉ có thể trồng
được một vụ. Vào cuối xuân (tháng 3, tháng 4 dương lịch) thì trồng và thu hoạch
vào tháng 8 – 9. Nếu trồng vào mùa thu, cây không phát triển được vào mùa lạnh.
Đối với các tỉnh miền trung du và đồng bằng mỗi năm có thể trồng 2 vụ. Một vụ
trồng vào tháng 1 – 2, thu hoạch tháng 7 – 8; một vụ trồng tháng 7 – 8 và thu hoạch
vào tháng 2 - 3. Thực tế có thể trồng vào những tháng khác nữa nhưng 2 vụ trên
đem lại năng suất lớn nhất. Mỗi hecta có thể cho từ 3 đến 7 tấn tùy theo vụ trồng và
cách chăm sóc [10], [11].
1.1.5. Bộ phận dùng
Rễ củ [4], [11], [16], [20], [37].
1.2.

Tổng quan về thành phần hóa học
Rễ củ Địa hoàng chứa các iridoid glycosid, ionon glycosid, monoterpen

glucosid, các hợp chất saccharid, aminoacid, các ion vô cơ, các yếu tố vi lượng,

acid vô cơ và ester của acid béo, và ít caroten [1], [10], [11]
1.2.1. Iridoid glycosid
Iriodid glycosid được phân lập đầu tiên là catalpol. Sau đó nhiều hợp chất
iriodid glycosid khác được phân lập và xác định: gồm dihydocatalpol;
danmelittosid, acetylcatalpol; leonurid; cerebrosid glutinosid; rehmanniosid A, B,
C, D [43]; rehmaionosid A, B, C; rehmapicrosid; purpureasid C; echinacosid;
cistanosid A, F; jioglutosid A, B; geniposid; ajugosid; ajugol; 6-O-vanilloylajugol;
6-O-p-coumaroylajugol; 6-O-E-feruloylajugol; 6-O-Z-ferulylajugol; 6-O-(4-O-lrhamnopyranosyl); vanilloyl-ajugol; methoxyrehmaglutin, 6,8-dihydroxyboschnialacton D, E; rehmaglutin; jioglutin A, B, C; jioglutosid, jiofuran; jionosid A2, B2,
C, D, E; 2-acetylacteosid; martynosid [1], [10], [20], [54], [57]; 6-0-E-ferulat; 6-0-


4

Z-ferulat;

6-0-p-coumarat;

6-0-(4”-O-rhamnopyranosyl)

vamllat;

6-0-p-

hydroxybenzoat ajugol [41]; jionosid C, D, E, A2, B2 [47]; jioglutin D và E [39].
Trong đó, catalpol là iriodid glycosid quan trọng nhất [53]. Phạm Xuân Sinh
và cộng sự (1998) đã chứng minh rễ củ Địa hoàng có hàm lượng catalpol 0.3% lúc
mới thu hoạch, 1.09% sau khi chế biến sơ bộ và ủ ẩm 3 ngày và 0.1% sau khi chế
biến thành Thục địa [14], [20].

1.2.2. Glycosid khác

Gồm có hợp chất phenyl glycosid, ionon glycosid: Daucosterol, 1-ethyl-dgalactosid,

acteosid;

isoacteosid;

forsythiasid;

glucopyranosyl-(1→3)-4-O-caffeoyl-α-d-glucopyranosid;

3,4-dihydroxy-O-α-d3,4-dihydroxy-β-

phenethyl-O-β-d-glucopyranosyl-(1→3)-O-α-l-rhamno-pyranosyl-(1→6)-4-Ocaffeoyl-β-d-glucopyranosid; 3,4-dihydroxy-β-phenethyl-O-α-l-rhamnopyranosyl-1
→3)-O-β-d-glucopyranosyl-(1→6)-4-O-caffeoyl-β-d-glucopyranosid
[20], [50], [54]; frehmaglutosid G; frehmaglutosid;

Acteosid

[10],

[11],

dihydroxy-b-ionon [26].


5

1.2.3. Saccharid
Từ Địa hoàng, phân lập được ba monosaccharid: glucose, galactose và
fructose; năm oligosaccharid: mannitol và sucrose, rafinose, mannotriose, stachyose

và verbascose; polysaccharid a,b. Stachyose là chất chính với hàm lượng 48.3% ( so
với dược liệu khô) [10], [11], [20], [57].
1.2.4. Amino acid và các yếu tố vi lượng
Rễ Địa hoàng tươi chứa hơn 20 amino acid. Trong đó arginin chiếm tỷ lệ cao
nhất. Rễ Địa hoàng khô chứa khoảng 15 amino acid và alaninin chiểm tỷ lệ cao nhất
[10], [11], [20], [57]. Bên cạnh đó, rễ còn chứa hơn 20 nguyên tố vi lượng: sắt,
kẽm, magie... [57].
1.2.5. Acid vô cơ.
Bằng phương pháp GC – MS, phân lập được các acid vô cơ gồm có: acid
benzoic, acid caprylic, acid phenyl lactic, acid nonanic, acid decanonic, acid
cinnamic, acid 3-methoxy-4-hydroxybenzoic, acid lauric, acid tetradeeanoic, acid
pentadecanoic, acid oleic, acid palmitic, acid heptadecanoic, acid linoleic, acid
stearic, acid nonadecanoic, acid ecosanic, acud heneicosanic, acid docosanic[10],
[20], [57].
1.2.6. Ester của acid béo
0.01% (methyl linocat, methyl palmitat, methyl-n-octadecanoat) [20].
1.3.

Tổng quan về tác dụng sinh học

1.3.1. Tác dụng cầm máu
Dịch chiết nước từ Địa hoàng có tác dụng kích thích tăng sinh và biệt hóa tế
bào máu từ các tế bào mẫu ở tủy xương. Cả rễ Địa hoàng khô và tươi đều cho tác
dụng cầm máu, chống tác dụng kéo dài thời gian đông máu gây ra bởi dùng aspirin,
trong đó rễ tươi cho tác dụng mạnh hơn [57].


6

1.3.2. Tác động lên quá trình đông máu

Địa hoàng có tác dụng ngăn chặn các bất thường của hệ tuần hoàn và tạo
máu, làm giảm nguy cơ của nhiều bệnh lý mãn tính. Theo một nghiên cứu của các
nhà khoa học Hàn Quốc, Địa hoàng tăng cường chức năng của tiểu cầu và các
thrombin tham gia vào quá trình hình thành cục máu đông. Dịch chiết Địa hoàng
trong ethanol 50% kích thích hoạt tính của các fibrinogen [33]
1.3.3. Tác động trên hệ tạo máu và tủy xương
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, Địa hoàng có tác dụng làm tăng đáng
kể số lượng cả các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu [57].
1.3.4. Tác dụng chống khối u
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng ức chế khối u của Địa hoàng [40].
Nghiên cứu của Chao cho thấy dịch chiết Địa hoàng trong nước có tác dụng chống
khối u và tham gia hoạt động cân bằng nội môi cơ thể, thông qua cơ chế tăng sinh tế
bào lympho T ở chuột. Kohji đã phát hiện ra Địa hoàng có tác dụng ức chế sự tăng
sinh của tế bào Hela [57]. Ngoài ra, Địa hoàng còn có tác dụng giảm đau trong ung
thư [25] và ức chế tyrosinase – enzym tham gia vào quá trình hình thành khối u, đặc
biệt trong hai giai đoạn đầu tiên: giai đoạn

hydroxyl hóa tyrosin thành 3,4-

dihydroxyphenylalanin (DOPA) và giai đoạn oxy hóa của DOPA tạo dopaquinon
[40].
Trong một nghiên cứu in vitro của Di Jin và cộng sự (2015), cho thấy,
catalpol ngăn chặn đáng kể sự tăng sinh, di động, và xâm lấn của các tế bào ung thư
bàng quang người T24. Kết quả cũng đã chỉ ra catalpol thúc đẩy chu trình chết tự
nhiên của tế bào (apoptosis), liên quan đến việc bắt giữ tế bào ở pha G2 / M trong
chu kỳ tế bào. Hơn nữa, việc thúc đẩy quá trình apoptosis hóa nhờ catalpol cũng có
liên quan đến con đường PI3K / Akt và ức chế biểu hiện của tế bào ức chế apoptosis
(BcL-2), đồng thời hoạt hoá các enzym tham gia vào giai đoạn cuối cùng của quá
trình apoptosis: caspase-3 và poly ADP ribose polymerase. Kết quả này cho thấy rõ



7

ràng rằng catalpol có thể là một tác nhân hóa trị đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư
bàng quang [30].
1.3.5. Trên hệ thống miễn dịch
Nghiên cứu tác dụng điều hòa miễn dịch của polysaccharid trong Địa hoàng
trên tế bào phân lập từ lách chuột và tủy xương có nguồn gốc từ tế bào đuôi gai
(2013), cho thấy có tác dụng kích thích đáng kể sự tăng sinh tế bào lympho và các
sản phẩm trung gian của nó, tăng khả năng trình diện kháng nguyên [28].
1.3.6. Tác dụng trên tim mạch
Địa hoàng có tác dụng rất mạnh trên hệ tim mạch và các dịch chiết trong các
dung môi khác nhau cũng sẽ cho tác dụng khác nhau. Địa hoàng ức chế các chức
năng tim, giúp hạ huyết áp, tăng cường chức năng tế bào cơ tim [51]
1.3.7. Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương
Theo các báo cáo khoa học gần đây, hợp chất catalpol trong Địa hoàng có tác
dụng bảo vệ tế bào thần kinh vùng đồi thị, thông qua khả năng chống oxy hóa và
tiêu hủy tế bào, điều hòa biểu hiện gen của tế bào đệm thần kinh có nguồn gốc từ tế
bào dưỡng thần kinh [36]
Catalpol có tác dụng chống trầm cảm, thông qua hệ seretonin. Nghiên cứu
của Junming Wang (2014) đã chỉ ra catalpol làm tăng nồng độ serotonin và chất
chuyển hóa 5-hydroxyindoleacetic trong não chuột, nhưng không ảnh hưởng đến
nồng độ norepinephrin và dopamin. Tác dụng chống trầm cảm của catalpol cơ bản
tương tự như các thuốc chống trầm cảm (fluoxetin hydrochloride) [52].
1.3.8. Tác dụng trên hệ tạo xương
Các nghiên cứu cho thấy, Địa hoàng và hợp chất phân lập từ Địa hoàng –
acteosid có tác dụng tăng cường hoạt động trao đổi chất của tế bào xương, kích
thích hoạt động của tế bào tạo xương và ức chế quá trình hủy xương [35], [42]



8

Acteosid có tác dụng bảo vệ nguyên bào xương khỏi tác động oxi hoá gây ra
bởi tia phóng xạ, thông qua khả năng phục hồi nồng độ glutathion và ức chế quá
trình oxi hóa nội bào (ROS). Nghiên cứu in vitro trên tế bào MC3T3-E1đã chỉ ra
bức xạ tia X > 4 Gy không chỉ giảm khả năng tồn tại tế bào và ức chế tổng hợp
ADN , mà còn làm tăng quá trình ROS và phosphoryl hóa protein p66Shc. Trong
khi đó, chiếu xạ tia X tại 8 Gy làm giảm hoạt độ GSH. Tiền xử lý tế bào với
acteoside có tác dụng làm giảm tác hại của tia X trên quá trình tổng hợp ADN, bằng
cách phục hồi những thay đổi do bức xa ở các cấp độ trung gian: ROS, GSH, p21,
và p-p66Shc. Nghiên cứu cũng chỉ ra hoạt động ức chế phóng xạ tia X của acteosid
lớn hơn so với N-acetylcystein .Qua đó chỉ ra liệu pháp acteoside có thể ngăn chặn
thiệt hại oxy hóa tế bào tạo xương do phóng xạ tia X gây ra [32].
1.3.9. Tác động trên hệ nội tiết và chuyển hóa đường glucose
Dịch chiết Địa hoàng giúp làm tăng tiết corticosteroid trong những trường
hợp bị ức chế tiết tự nhiên bởi dexamethason, gợi ý Địa hoàng giúp làm giảm ảnh
hưởng của glucocorticoid trên chức năng nội tiết của tuyến yên [38].
Nghiên cứu in vivo trên chuột cống Sprague-Dawley chỉ ra acteosid làm
giảm nồng độ testosteron huyết thanh, do điều hòa xuống cAMP, p450scc, và StAR,
nhưng không liên quan tới quá trình apoptosis hóa. Mức độ giảm phụ thuộc liều:
liều 20 mg acteosid / kg giảm mạnh hơn liều 10 mg acteosid / kg [38].
Địa hoàng được coi là vị thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường [24],
[57], giúp điều hòa đường huyết thông qua việc tăng cường hoạt động của enzym
phân giải đường - glucokinase, kích thích tăng tiết insulin giúp tăng chuyển glucose
vào tế bào, giảm glycogen ở gan [57], [59]. Catalpol có tác dụng hạ đường huyết rõ
rệt đã được thí nghiệm trên súc vật [10]. Nghiên cứu trên chuột cống Wistar được
gây đái tháo đường bằng streptozotocin, chỉ ra catalpol liều 0.1 mg/kg/ngày, uống
liên tục trong 3 ngày làm giảm đáng kể nồng độ glucose máu, có thể cơ chế thông
qua ức chế sự biểu hiện protein PEPCK gan và hoạt hóa GLUT4 mARN ở cơ
xương [22], [48].



9

Dịch chiết nước Địa hoàng giúp cải thiện các biến chứng của đái tháo đường,
do ức chế phản ứng viêm gây ra bởi sản phẩm của quá trình chuyển hóa đường:
thông qua việc dọn dẹp các gốc tự do trên in vitro, ức chế quá trình oxi hóa nội bào
trên tế bào THP-1; ức chế sự biểu hiện của gen gây viêm; ức chế biểu hiện thụ thể
RAGE – receptor liên quan đến phản ứng viêm trong đái tháo đường [23]. Các chất
phenethyl glycosid ( 2’-0-acetyl-acetosid, jionosid C, jionosid D) đã được thử tác
dụng sinh học cho thấy có tác dụng ức chế aldose reductase với IC

50

từ 10-7 – 10-6

M và có tác dụng ức chế 5-lipoxygenase với IC50 là 10-5M. Do tác dụng ức chế
aldose reductase của các hoạt chất trên nên Địa hoàng có tác dụng cải thiện trong
các trường hợp biến chứng của bệnh tiểu đường liên quan đến thận, thần kinh, võng
mạc, đục thủy tinh thể [10].
1.3.10.

Tác dụng chống oxi hóa, chống lão hóa
Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, Địa hoàng có ảnh hưởng đáng kể

trong việc chống oxy hóa của các tế bào não [10].
Dịch chiết Địa hoàng nồng độ 0,5-2 mg /ml ức chế oxi hóa do bức xạ UV
trên tế bào U937 thông qua cơ chế dọn các gốc tự do [49].
Dịch chiết methanol từ lá và rễ có khả năng chống lại tác động oxi hóa của
H2O2 và H2O2/Fe trong protein huyết tương người và của các anion superoxid

trong tiểu cầu; do vậy là tác nhân chống oxi hóa tự nhiên, có thể sử dụng như một
thực phẩm chức năng bổ sung cho người khỏe mạnh và các bệnh nhân khác nhau
(Bệnh tim mạch, ung thư gây ra do stress oxi hóa) [45].
Thử nghiệm trên tế bào HEI-OC1 tai chuột, chỉ ra dịch chiết Địa hoàng
10 mcg / ml trong ethanol giúp tăng cường đáng kể hoạt độ enzym superoxid
dismutase và catalase. Hoạt độ enzyme glutathion peroxidase cũng tăng và phụ
thuộc liều. Hoạt độ enzyme glutathion reductase chỉ tăng ứng với nồng độ dịch
chiết là 50 mcg/ ml. Trong khi đó hoạt độ glutathion tăng và tăng dần theo nồng độ


10

từ 5 – 50 mcg/ml. Qua đó phần nào giải thích việc sử dụng Địa hoàng để chữa một
số bệnh về thính giác như ù tai, nghễnh ngãnh [56].
Catalpol – hoạt chất quan trọng của Địa hoàng đã được chứng minh tác dụng
ức chế quá trình apoptosis do H2O2 ở tế bào nội mô tĩnh mạch rốn người, thông
qua cơ chế dọn các gốc tự do [27]. Catalpol được coi tác nhân chống oxi hóa tiềm
năng, chống viêm, có giá trị trong thử nghiệm điều trị Alzheimer và Parkinson,
cũng như các chứng thiếu mãu não cục bộ khác [29], [60].
1.3.11.

Tác dụng ức chế tiết acid dịch vị và chống viêm loét dạ dày
Dịch chiết Địa hoàng trong ethanol có tác dụng ức chế tiết acid tại dạ dày,

ngăn chặn hình thành vết loét và đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét [57].
1.3.12.

Tác dụng trên thận
Địa hoàng có tác dụng lợi tiểu [11], [51]. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu,


cho thấy, dịch chiết Địa hoàng 10% trong nước làm giảm creatinin huyết thanh,
giảm protein niệu 24h, ức chế sự biểu hiện của angiotensin II và tăng cường chức
năng thận [34].
Một nghiên cứu trên 479 bệnh nhân viêm cầu thận mạn tính giai đoạn 1 cho
thấy điều trị phối hợp acteosid và thuốc ARB ibesartan cho hiệu quả giảm protein
niệu tốt và không làm tăng tác dụng phụ so với dùng ibesartan đơn độc [46].
1.3.13.

Bảo vệ gan
Theo nghiên cứu của Gao và Liu, Địa hoàng giúp tăng cường hoạt động

chống oxy hóa của glutathion tại gan, ức chế sự oxy hóa lipid, tăng cường chức
năng tế bào miễn dịch [51].
Theo nghên cứu của Ruijun Zhang, oligosaccharid trong Địa hoàng có tác
dụng ức chế tổn thương do CCl4 gây ra trên gan chuột, thông qua giảm ALT, AST
huyết thanh; tăng nồng độ glutathion gan, glutathion peroxidase superoxid
dismutase và giảm nồng độ malonaldehyd gan so với lô chứng [58].


11

1.3.14.

Tác dụng đối với vi trùng
Năm 1952, Đặng Vũ Phi (Trung Quốc) đã báo cáo Địa hoàng có tác dụng ức

chế sự sinh trưởng kén một số vi trùng [11].
1.3.15.

Tác động trên da

Acteosid có tác dụng bảo vệ nguyên bào sợi da người dưới tác động bất lợi

của tia X, thông qua dọn dẹp các gốc tự do, giảm tỷ lệ Bax / Bcl-2, giảm điều hòa
hoạt động của procaspase-3 [55].
1.3.16.

Tác dụng chống dị ứng
Địa hoàng có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng trên in vivo và in vitro, mức

độ ức chế phụ thuộc liều. Thực nghiệm test gây phản ứng dị ứng toàn thân (1998),
Hyungmn Kim đã chỉ ra dịch chiết nước Địa hoàng làm giảm nồng độ histamin
huyết thanh. Dịch chiết nước này cũng ức chế phản ứng dị ứng da do antidinitrophenyl (DNP) IgE và ức chế giải phóng histamin từ phúc mạc chuột cống
Wistar được gây dị ứng bằng hợp chất 48/80 hoặc anti-DNP IgE, ức chế yếu tố hoại
tử u TNF α ở mức liều 1 mg/ml. Qua đó cho thấy dịch chiết Địa hoàng trong nước
có tác dụng ức chế phản ứng quá mẫn tức thì [31].
1.4.

Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền

1.4.1. Tính vị, quy kinh
Từ củ tươi của cây Địa hoàng chế được 2 vị thuốc: Sinh địa và Thục địa.
[10], [11], [16], [20].
Sinh địa: vị đắng, tính lạnh , quy kinh: Tâm, Can, Thận, Tiểu trường [11],
[14], [20], [37].
Thục địa : vị ngọt, tính ấm, quy kinh: Tâm , Can, Thận [11], [14], [20], [37].
1.4.2. Công năng - Chủ trị
Sinh địa: Có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, sinh tân chỉ khát [18]. Chữa
âm hư, phát nóng về chiều, chữa sốt, háo nước, đái tháo đường, thiếu máu, suy



12

nhược cơ thể, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động
thai, ban chẩn, viêm họng đau, tân dịch khô, tâm thần không yên, phiền táo mất ngủ
[10], [14], [19], [20].
Thục địa: Có tác dụng tư âm dưỡng huyết [7], [11], [14], [19], [20], bổ thận ,
làm đen râu tóc [18]. Chữa âm hư, huyết suy, nóng âm ỉ, yếu mệt, ho khí suyễn,
chứa đau nhức thắt lưng và đầu gối, sởi lao, ra mồ hôi ban đêm, di tinh, thiếu máu,
trống ngực, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu tử cung, chóng mặt, ù tai, râu tóc bạc
sớm [5], [10], [19], [20].
1.4.3. Thận trọng
Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người bệnh gan mãn tính [61]. Thục địa
nê hơn sinh địa nhiều, không dùng cho người tỳ vị hư, hay đi ỉa chảy. Uống thuốc
có Thục địa hay gây đầy bụng nên cho thêm các thuốc phương hương hóa khí như
Trần bì, Sa nhân, Gừng,... để khỏi ảnh hưởng đến tỳ vị [19].
1.4.4. Tác dụng không mong muốn
Nhẹ và thoáng qua, đã được bao gồm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (buồn
nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy,…), dị ứng, nhức đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, mệt
mỏi [61].
1.4.5. Liều dùng
Địa hoàng tươi : 12 – 30 g, Sinh địa: 9 – 15 g, Thục địa: 9 – 15 g [4], [20].
1.4.6. Bài thuốc có Địa hoàng
 Chữa tăng huyết áp (Kỷ cúc địa hoàng hoàn): Thục địa: 16g, Sơn thù: 8g,
Hoài sơn: 8g; Phục linh: 8g; Trạch tả: 8g, Mẫu đan bì: 8g, Kỷ tử: 12g; Cúc
hoa: 12g [12].
 Chữa ho khan, lao phổi: Địa hoàng tươi 500g, rửa sạch, chắt lấy nước, hòa
với đường phèn hâm nóng uống. Mỗi lần uống 200 ml, ngày 3 lần. Sốt lui thì
ngừng, không uống thuờng xuyên [8].



13

 Chữa hành kinh trước kì do âm hư huyết nhiệt (Bổ âm thanh nhiệt thang):
Sinh địa (sao rượu): 8-16 g, Bạch thược (sao rượu): 8-16 g, Huyền sâm (sao
rượu): 8-16 g, Địa cốt bì (sao rượu): 8-16 g, Mach môn: 10 g, A giao: 12 g
[5].
 Trị ho nhổ ra máu, mệt gầy nóng âm ỉ trong xương, cứ tối đến thì nóng:
nước Địa hoàng 3 chưng, nấu cháo chín, rồi cho nước Địa hoàng vào hòa
đều, ăn khi đói [17].
 Chữa lưỡi khô đỏ ít rêu, khát nước, môi nứt nẻ, đại tiện khó khăn, kém ăn
(Khí âm song bổ đường tương): Thái tử sâm: 30 g, Sinh địa: 12 g, Thạch
hộc: 30 g, Sơn thược: 30 g, Mạch môn: 12 g, Bắc Sa sâm: 12 g, Chế nữ trinh:
15 g. Cốc nha: 9 g, Thiên hoa phấn: 15 g, Trần bì: 9 g. Chế thành si rô, mỗi
lần uống 20 ml, ngày 3 lần [15].
1.5.

Tổng quan về cao đặc

1.5.1. Định nghĩa
Cao thuốc là chế phẩm được chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các
dịch chiết thu được từ dược liệu thực vật hay động vật với các dung môi thích hợp.
Các dược liệu trước khi chiết xuất được xử lý sơ bộ (sấy khô và chia nhỏ đến kích
thước thích hợp).
Cao đặc: Là khối đặc quánh. Hàm lượng dung môi sử dụng còn lại trong cao không
quá 20% [4].
1.5.2. Phương pháp điều chế cao đặc
Quá trình điều chế cao thường có 2 giai đoạn:
Giai đoạn I: Chiết xuất dược liệu bằng các dung môi vơi phương pháp thích hợp:
ngâm, hầm, hãm, sắc, ngâm kiệt, chiết xuất ngược dòng, chiết xuất bằng thiết bị
siêu âm



14

Giai đoạn II: Dịch chiết được cô đặc đến khi độ ẩm còn lại không quá 20%.. Để đạt
đến thể chất quy định, quá trình cô đặc và sấy khô dịch chiết thường được tiến hành
trong các thiết bị cô dưới áp suất giảm ở nhiệt độ không quá 60 oC. Nếu không có
các thiết bị cô đặc và sấy dưới áp suất giảm thì được phép cô cách thủy (không
được cô trực tiếp trên lửa) và sấy ở nhiệt độ không quá 80 oC [4].
1.5.3. Yêu cầu chất lượng với cao đặc
Đạt các yêu cầu theo quy định trong chuyên luận riêng và đạt các yêu cầu chung sau
đây:
Mùi vị, độ đồng nhất và màu sắc: Cao thuốc phải đúng màu sắc đã mô tả trong
chuyên luân riêng, có mùi và vị đặc trưng của dược liệu sử dụng.
Mất khối lượng do làm khô (nếu không có chỉ dẫn khác): không quá 20%.
Hàm lượng cồn: Đạt 90 - 110% lượng ethanol ghi trên nhãn (áp dụng cho cao lỏng
và cao đặc).
Kim loại nặng: Đáp ứng yêu cầu qui định trong chuyên luận riêng.
Dung môi tồn dư: Nếu điều chế với dung môi không phải là cồn, nuớc hay hỗn hợp
cồn - nước, dư lượng dung môi sử dụng phải đáp ứng yêu cầu qui định trong Phụ
lục 10.14 Xác định dung môi tồn dư – DĐVN IV.
Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật: Đáp ứng yêu cầu quy định trong Phụ lục 12.17
Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật. DĐVN IV.
Giới hạn nhiễm khuẩn: Đáp ứng yêu cầu qui định trong Phụ lục 13.6 Thử giới hạn
nhiễm khuẩn – DĐVN IV [4].


15

Chương 2.

2.1.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguyên vật liệu, thiết bị

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Mẫu dược liệu Địa hoàng được Công ty CPPT Dược liệu Anvy Hà Giang
trồng thực nghiệm theo quy trình GACP tại xã Quyết Tiến, Quản Bạ, Hà
Giang mùa vụ 2015. Thu hoạch nghiên cứu phần rễ củ. Mẫu nghiên cứu
được làm sạch, phơi khô, đựng trong 2 lần túi PE kín có túi hút ẩm (CTY).

-

Mẫu dược liệu Địa hoàng nguồn gốc Trung Quốc lấy từ Phòng chẩn trị Đông
y Phùng Gia Đường (TTR).

-

Mẫu Địa hoàng chuẩn củaViện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, SKS:

CV 0115019.01 (ĐC).

Hình 2.1. Địa hoàng công ty trồng

Hình 2.3. Mẫu Địa hoàng chuẩn

Hình 2.2. Mẫu công ty cung cấp


Hình 2.4. Mẫu Địa hoàng Trung Quốc


16

2.1.2. Thiết bị, dụng cụ dùng cho nghiên cứu
-

Cân kỹ thuật Precisa,Tủ sấy Memmer.

-

Bình nón, bình định mức, pipet, cốc có mỏ, ống nghiệm và các dụng cụ thủy
tinh khác.

-

Kính hiển vi, máy ảnh Canon 10.0 mega pixels.

-

Hệ thống thiết bị sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao Linomat 5 (Camag –
Switzeland) :
 Thiết bị phun mẫu Linomat 5.
 Thiết bị chụp ảnh Camag.
 Phần mềm: WinCats, Videoscan.

-


Bản mỏng silicagel 60F254 (Merck), cốc chạy sắc ký, bình phun thuốc hiện
màu.

-

Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Agilent Technologies 1200.

-

Cột sắc ký RP18 (250mm x 4,6mm, 5µm).

Hình 2.5. Hệ thống sắc kí hiệu năng cao Linomat 5
2.1.3. Hóa chất, thuốc thử
-

Chất chuẩn catalpol: xuất xứ: Trung Quốc, số lô: 15033, độ tinh khiết:
98,06%.


×