Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, bộ máy văn phòng với đội ngũ nhân viên và người quản lý
không thể thiếu ở bất kỳ cơ quan tổ chức nào. Công tác văn phòng giữ một chức
năng và vị trí rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức dù lớn
hay nhỏ. Hoạt động của văn phòng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát
triển của cơ quan tổ chức. Tuy nhiên, nguồn nhân lực vừa có chuyên môn để
thực hiện tốt các nghiệp vụ văn phòng, vừa có trình độ quản lí tại các cơ quan
còn rất thiếu.
Xuất phát từ nhu cầu của xã hội và năng lực đáp ứng của nhà trường , năm
2012 Bộ trưởng Bộ Nội Vụ đã ra Quyết định Số 347/QĐ –BNV ngày 19/04/2012
quy định chức năng ,nhiệm vụ quyền hạn , cơ cấu tổ chức của Trường Đại Học
Nội Vụ Hà Nội và cho phép trường đào tạo bốn chuyên ngành đại học trong đó
có chuyên ngành Quản trị Văn Phòng.
Với phương châm gắn liền giữa lý luận và thực tiễn trong công tác đào tạo
hàng năm khoa Quản trị Văn Phòng và nhà trường đều tổ chức cho sinh viên đi
kiến tập ngành nghề trước. Đây là cơ hội để chúng em làm quen với công việc tại
cơ quan vận dụng kiến thức lý thuyết đã được học khi còn ngồi trên giảng đường
vào công việc thực tế tại cơ quan, tự tin trong giao tiếp và có thêm kinh nghiệm
chuẩn bị cho kỳ thực tập vào năm cuối. Được sự giới thiệu của Khoa Quản trị
Văn Phòng và được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, em được về kiến tập
tại Phòng Lưu trữ và Phòng Tổ chức Hành chính của Văn phòng Bộ Tư Pháp
(địa chỉ: 60 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội).
Khoảng thời gian một tháng kiến tập tại văn phòng Bộ Tư Pháp tuy hơi
ngắn so với nội dung kiến thức nhưng đã giúp em học hỏi được nhiều điều bổ
1
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
ích. Tại đây em được tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo văn phòng, với các cán bộ
chuyên viên em đã học được tác phong và phẩm chất của nhà quản trị, phong
cách làm việc khoa học, chất lượng và cao hơn nữa là trách nhiệm của một công
chức với cơ quan, với công việc của mình.
Trong quá tình thực tập tại Văn phòng Bộ Tư pháp em càng nhận thấy rõ
hơn vai trò sâu sắc của văn phòng trong tổ chức nói chung cũng như Văn phòng
Bộ nói riêng. Đồng thời em nhận thấy rằng được sự quan tâm xây dựng và phát
triển, Văn phòng Bộ cũng đã phát huy được vị trí, vai trò của mình trong việc
tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Bộ chỉ đạo điều hành các nhiệm vụ chính trị
được Đảng và Nhà nước giao, bảo đảm thực hiện tốt công tác quản trị hậu cần
cho hoạt động của cơ quan Bộ.
Qua đây cho phép em được gửi lời cảm ơn tới chị Nguyễn Xuân Anh, anh
Dương Đức Thịnh người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình kiến tập và
các cô chú phòng Tổ chức hành chính, phòng Lưu trữ đã tạo điều kiện giúp đỡ,
chỉ bảo và cung cấp tài liệu cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian kiến
tập; Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lâm Thị Thu Hằng - giảng viên
hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo giúp em hoàn thành tốt bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Tâm
2
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỘ TƯ PHÁP
Ngay từ ngày đầu thành lập nhà nước Việt Nam mới (năm 1945), Bộ Tư
pháp là một trong số 12 Bộ thuộc cơ cấu Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Cho đến nay, Bộ đã có 65 năm hình thành và phát triển với những
thăng trầm lịch sử. Trong mười lăm năm đầu được thành lập (1945 - 1960), đồng
thời với việc đảm nhiệm những chức năng rất quan trọng của cơ quan hành pháp
gắn liền với các hoạt động tố tụng và hoạt động của tòa án, Bộ Tư pháp đã có
những đóng góp quan trọng trong việc đặt nền móng, xây dựng hệ thống pháp
luật dân chủ nhân dân của nước Việt Nam mới thay thế cho hệ thống pháp luật
thuộc địa, nửa phong kiến.
Từ năm 1960 đến năm 1981, do đặc điểm của sự phát triển kinh tế - xã hội
và trước yêu cầu đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, công tác
tư pháp được chuyển giao cho nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện. Theo Nghị định
số 504-TTg ngày 26/10/1957 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Vụ Pháp
chế để đảm nhận công tác giúp Chính phủ xây dựng pháp luật về kinh tế và hành
chính. Tháng 9 năm 1972, Uỷ ban Pháp chế của Hội đồng Chính phủ được thành
lập, là cơ quan chủ quản về mặt pháp chế của Hội Đồng Chính phủ, quản lý
thống nhất công tác pháp chế, đặc biệt trong việc quản lý nhà nước về kinh tế.
Hoạt động chủ yếu của Uỷ ban pháp chế trong giai đoạn này chủ yếu tập trung
vào việc xây dựng pháp luật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng hệ
thống tổ chức pháp chế ở các Bộ, Tổng cục, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; quản lý một số tổ chức bổ trợ tư pháp và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ pháp luật. Sau khi thống nhất đất nước, trong các năm 1975 - 1976, Uỷ ban
Pháp chế đã được Quốc hội, Hội đồng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp cùng với
3
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
các Bộ, Tổng cục rà soát, lập và trình Hội đồng Chính phủ công bố danh mục
437 văn bản pháp luật còn hiệu lực để cho phổ biến và thi hành trong cả nước từ
nă 1976.
Ngày 17/3/1981, Bộ Chính trị đã quyêt định thành lập Bộ Tư pháp. Từ đó
đến nay, Bộ Tư pháp mới thực sự và từng bước khẳng định là “Bộ xây dựng
pháp luật” của Chính phủ. Việc hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị quyết số
08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác Tư pháp trong giai đoạn tới” đến năm 2020 đã đề ra có thể được đánh
giá như một bước đột phá trong công cuộc cải cách tư pháp trong thời kỳ đổi
mới, mở ra một thời kỳ phát triển mới của hệ Tư pháp Việt Nam – bước phát
triển đi vào chiều sâu một cách thực chất để khi được triển khai thực hiên tốt có
thể nâng cả hệ thống của các cơ quan Tư pháp lên ngang tầm của nhiệm vụ lịch
sử đã và đang được đặt ra với đầy đủ tính thách thức của nhiệm vụ xây dựng nền
Tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
4
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Hình ảnh Bộ Tư Pháp Việt Nam
Biểu tượng của Bộ Tư Pháp
5
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
PHẦN I
KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG BỘ TƯ PHÁP
I. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư Pháp.
1.Vị trí và chức năng.
Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự, hành chính tư pháp;
bổ trợ tư pháp và công tác tư pháp khác phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các
dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị
định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và
có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án
pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị
định, nghị quyết của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật
hàng năm đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ; việc ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và
6
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân
danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoach phát
triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án quan trọng quốc gia; trình Thủ
tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Bộ.
- Ban hành các thông tư, quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án đã được
phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Về công tác xây dựng pháp luật:
+Trình Chính phủ dự thảo chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật;
+ Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề thuộc phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; dự kiến phân công cơ quan chủ trì,
phối hợp soạn thảo để trình Chính phủ quyết định; kiểm tra, đôn đốc việc soạn
thảo các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội do Chính phủ trình;
+ Thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo điều ước
quốc tế theo quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc dự
kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban
7
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Thường vụ Quốc hội; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân
và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác soạn
thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
- Về theo dõi thi hành pháp luật:
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện
công tác theo dõi, thi hành pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong
phạm vi cả nước và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý liên ngành, có
nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành;
+ Theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ soạn thảo văn bản quy
định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính
phủ;
- Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
+ Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban
hành theo quy định cuả pháp luật; kiến nghị xử lý, xử lý theo thẩm quyền hoặc
xử lý theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với các văn bản trái pháp luật;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh.
- Về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật:
8
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp điển của các cơ quan
thực hiện pháp điển;
+ Thẩm định các đề mục trong Bộ pháp điển; cập nhật, loại bỏ các quy
phạm pháp luật, đề mục mới trong Bộ pháp điển theo quy định của pháp luật;
trình Chính phủ quyết định thông qua kết quả pháp điển các chủ đề của Bộ pháp
điển và bổ sung các chủ đề mới vào Bộ pháp điển;
+ Xây dựng Trang thông tin điện tử pháp điển; duy trì thường xuyên Bộ
pháp điển trên Trang thông tin điện tử pháp điển; quản lý, ban hành quy định về
huy động nguồn lực xã hội trong việc xuất bản Bộ pháp điển bằng văn bản.
- Về kiếm soát thủ tục hành chính:
+ Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; hướng dẫn, theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra việc rà soát và thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Đánh giá và xử lý kết quả rà soát về thủ tục hành chính theo quy định
của pháp luật; nghiên cứu, đề xuât với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các sáng
kiến cải cách thủ tục hành chính và các quy định có liên quan;
+ Tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về
quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính theo quy định của pháp luật;
+ Kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của
các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý
của Bộ theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành
chính;
9
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
- Về công tác thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính:
+ Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của
pháp luật;
+ Thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm
hành chính.
- Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở
+ Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình phổ biến, giáo dục
pháp luật; làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các
tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức thực hiện chương trình phổ biến giáo
dục pháp luật;
+ Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, xuất bản, phát hành
các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, sử dụng tủ sách pháp luật ở xã,
phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học.
- Về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính:
+ Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án
dân sự; quyết định thành lập, giải thể các cơ quant hi hành án dân sự;
+ Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên và
công chức khác làm công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
10
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
+ Quyết định kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương
tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất,
phương tiện cho công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính theo quy
định của pháp luật;
+ Ban hành và thực hiện chế độ thống kê về thi hành án dân sự, thi hành
án hành chính;
+ Báo cáo về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy
định của pháp luật.
- Về hành chính tư pháp (hộ tịch, quốc tịch, chứng thực):
+ Hướng dẫn công tác chứng thực, quản lý và đăng ký hộ tịch, quốc tịch,
lý lịch tư pháp; ban hành, quản lý thống nhất các loại biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách
về hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp;
+ Giải quyết các thủ tục về xin thôi quốc tịch, xin nhập quốc tịch hoặc xin
trở lại quốc tịch Việt Nam để trình Chủ tịch nước theo quy định của pháp luật.
- Về lý lịch tư pháp:
+ Hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp; ban hành và quản lý thống nhất
các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp;
+ Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về
lý lịch tư pháp;
+ Quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lich tư pháp quốc
gia và lập lý lịch tư pháp, cấp phiếu lý lịch tư pháp, cung cấp thông tin lý lịch tư
pháp theo quy định.
- Về công tác nuôi con nuôi:
11
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký nuôi con nuôi và thực hiện quyền, lợi
ích của con nuôi trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; ban
hành thống nhất biểu mẫu, giấy tờ trong lĩnh vực nuôi con nuôi; giải quyết các
việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật;
+ Cấp, gia hạn, thay đổi nội dung, thu hồi giấy phép lập văn phòng con
nuôi nước ngoài và quản lý hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại
Việt Nam.
- Về Trợ giúp pháp lý:
+ Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; quy định
các biểu mẫu, giấy tờ về trợ giúp pháp lý;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động
trợ giúp pháp lý;
+ Xây dựng và quản lý đối với hoạt động của Qũy Trợ giúp pháp lý Việt
Nam.
- Về bồi thường nhà nước:
+ Hướng dẫn nghiệp vụ và giải đáp vướng mắc về thực hiện pháp luật bồi
thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, thi hành án;
+ Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị
thiệt hại có yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường
trong hoạt động quản lý hành chính, thi hành án giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Theo dõi, đôn đốc việc chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm
hoàn trả theo quy định của pháp luật;
12
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
+ Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý
công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp
luật.
- Về đăng ký giao dịch bảo đảm:
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, thông
báo việc kê biên tài sản thi hành án; ban hành, quản lý và hướng dẫn việc sử
dụng các mẫu đơn, giấy tờ, sổ đăng ký về giao dịch bảo đảm;
+ Tổ chức, hướng dẫn thực hiện việc đăng ký, cung cấp thông tin về giao
dịch bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính, thông báo việc kê biên tài sản thi hành
án và các giao dịch, tài sản khác theo quy định của pháp luật.
- Về bổ trợ tư pháp (luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư
pháp, bán đấu giá tài sản và trọng tài thương mại):
+ Hướng dẫn, kiểm tra tổ chức và hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật,
công chứng, giám định tư pháp, trọng tài thương mại; hướng dẫn Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động luật
sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng
tài thương mại;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên; cấp, thu hồi thẻ công chứng
viên; cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề luật sư,
giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đối với luật sư nước ngoài; tập hợp, lập
và đăng tải danh sách chung về người giám định tư pháp và tổ chức giám định tư
pháp theo vụ việc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp;
+ Cấp, thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài,
giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài, giấp phép thành lập Chi nhánh, văn
13
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; phê chuẩn điều lệ
của Trung tâm trọng tài; có ý kiến về việc thành lập tổ chức giám định tư pháp
công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương;
+ Quản lý tổ chức và hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng,
giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại trong phạm vi cả
nước;
+ Ban hành và hướng dẫn sử dụng thống nhất mẫu văn bản, giấy tờ về luật
sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng
tài thương mại.
+Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra công tác pháp chế Bộ, ngành, địa phương
doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; thực hiện hoạt động
về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Về hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp:
+ Tổng hợp, điều phối, thẩm định về nội dung các chương trình, kế hoạch,
dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật; phối hợp với các
cơ quan có liên quan theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nội dung các
chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác về pháp luật với nước ngoài;+ Tổ chức
thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và các chương trình, kế hoạch
hợp tác quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ sau khi được Chính phủ
phê duyệt;
+ Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ theo quy định tại pháp luật;
14
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
+ Là cơ quan quốc gia trong quan hệ với các thành viên và Cơ quan
thường trực của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế; làm đại diện pháp lý cho
chính phủ trong các tranh chấp quốc tế theo quy định của pháp luật hoặc theo
phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Thực hiện việc cấp ý kiến pháp lý cho các dự án theo quy định của pháp
luật; tham gia giải quyết về mặt pháp lý các tranh chấp quốc tế có liên quan tới
Việt Nam theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, phát triển
và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý trong việc cải cách pháp luật,
cải cách hành chính, cải cách tư pháp và trong các lĩnh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ.
- Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; xây dựng và phát triển các cơ
sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật, thi hành án, giao dịch bảo
đảm, công chứng, hộ tịch, giám định, lý lịch tư pháp và các cơ sở dữ liệu khác
phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ.
- Về quản lý nhà nước các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ:
+ Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách về cung ứng các
dịch vụ công; về xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công trong các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
+ Trình Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp;
điều kiện, tiêu chí thành lập các tổ chức sự nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
15
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
+ Hướng dẫn, tạo điều kiện và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ
công hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
- Về thanh tra, kiểm tra:
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; kiểm tra việc thực hiện phân cấp
quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân liên quan đến các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
+Thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Về cải cách hành chính:
+ Theo dõi, tổng hợp việc thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế; thực hiện
nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật;
+ Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bộ
theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của công chức theo ngạch
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và cơ cấu viên chức của ngành, lĩnh vực để cơ
quan có thẩm quyền ban hành; ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và cơ
cấu viên chức thuộc ngành, lĩnh vực và tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý
của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
16
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
theo quy định của pháp luật; bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm tra viên, Chấp hành
viên và các chức danh tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ.
- Tổ chức đào tạo các cấp học về luật; đào tạo các chức danh tư pháp theo
quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu
viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên chức làm việc trong các
đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách
đãi ngộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, đào
tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ theo
quy định của pháp luật.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được
phân bổ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
3. Cơ cấu bộ máy hoạt động của Bộ Tư Pháp.
(Sơ đồ tổ chức bộ máy Bộ Tư Pháp xem phụ lục 1)
3.1 Lãnh đạo bộ:
Lãnh đạo Bộ Tư pháp gồm 01 Bộ trưởng và 04 Thứ trưởng
- Bộ trưởng : Hà Hùng Cường
17
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
- Thứ trưởng:
+ Đinh Trung Tụng
+ Nguyễn Thúy Hiền
18
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
+ Nguyễn Khánh Ngọc
+ Phan Chí Hiếu
19
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các nhiệm vụ được giao;
điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Bộ.
Các Thứ trưởng giúp việc cho Bộ trưởng và chịu trách nhiệm trước Bộ
trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.
3.2. Các Vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước gồm:
- Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
- Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
- Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
- Vụ Pháp luật quốc tế.
- Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Vụ Hành chính tư pháp.
- Vụ Bổ trợ tư pháp.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Thi đua - Khen thưởng.
- Thanh tra.
- Văn phòng.
- Tổng cục Thi hành án dân sự.
- Cục Trợ giúp pháp lý.
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
- Cục Con nuôi.
- Cục Công nghệ thông tin.
20
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
- Cơ quan đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ
- Viện Khoa học pháp lý.
- Học viện Tư pháp.
- Nhà Xuất bản Tư pháp.
- Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
- Báo Pháp luật Việt Nam.
- Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột.
- Trường Trung cấp Luật Vị Thanh.
II. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính
văn phòng của Bộ Tư Pháp:
1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng
1.1 Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng
( Sơ đồ cơ cấu tổ chức của văn phòng Bộ Tư Pháp xem ở phụ lục 2)
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng Bộ
a. Chức năng
Văn phòng Bộ Tư pháp là cơ quan giúp việc của Bộ trưởng có chức năng
tham mưu tổng hợp, tổ chức phối hợp các Cục, Vụ, Viện, Thanh tra Bộ, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Phân hiệu Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, Báo pháp luật. Trong việc thực hiện quyết định của Bộ
trưởng; là đầu mối quan hệ với các Bộ, ngành ở trung ương và địa phương theo
sự chỉ đạo của Bộ trưởng; quản lý các công tác Văn phòng nhằm bảo đảm mọi
hoạt động của cơ quan Bộ.
Văn phòng Bộ có con dấu riêng để giao dịch, được mở tài khoản theo quy
định của pháp luật.
21
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
b. Nhiệm vụ
* Theo quy chế tổ chức và hoạt động của văn phòng Bộ ( ban hành kèm
theo Quyết định số 935/QĐ-TC ngày 09/12
- Tổng hợp thông tin về các mặt công tác của các đơn vị thuộc Bộ, cơ
quan tư pháp các cấp.
- Thường trực Hội đồng thi đua của Bộ theo dõi, tổng hợp công tác thi
đua, khen thưởng của cơ quan Bộ và cơ quan tư pháp các cấp…
-Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ chuẩn bị chương trình,
Kế hoạch công tác hàng tuần, quý, 6 tháng, hàng năm.
- Quản lý công tác Hành chính,Văn thư, Lưu trữ, in ấn tài liệu, thống kê
tư pháp, quản lý con dấu, công văn đến, công văn đi.
- Quản lý công tác Kế toán tài chính cấp cơ sở bao gồm: lập dự toán kinh
phí và quyết toán hàng quý, hàng năm của cơ quan Bộ.
- Quản lý tài sản, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phục vục
cho công tác của ngành theo sự phân công của lãnh đạo Bộ
- Bảo đảm in, phát hành Bản in Tư pháp đúng kỳ hạn.
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức
Hành chính.
( Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức Hành chính xem phụ lục 3)
a.Chức năng
Phòng Hành chính là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Văn phòng, có
trách nhiệm giúp Chánh Văn phòng thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu
trữ hồ sơ nghiệp vụ theo quy định của Nhà nước và cơ quan.
b. Nhiệm vụ
- Tiếp nhận, quản lý, đăng ký, làm thủ tục chuyển giao văn bản đi, đến
22
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
theo quy định của Nhà nước và cơ quan;
- Kiểm tra thể thức, thủ tục ban hành văn bản đi theo quy định của Pháp
luật; có trách nhiệm xem xét, báo cáo và đề xuất với Lãnh đạo Văn phòng những
trường hợp sai sót cần điều chỉnh, bổ sung;
- Quản lý con dấu, công văn, tài liệu mật theo quy định của Nhà nước và
cơ quan;
- Thực hiện việc đánh máy, in, chụp văn bản theo quy định của cơ quan;
- Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ, giúp Văn phòng thực hiện quản lý Nhà
nước về công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ trong Bộ và các đơn vị thuộc Bộ quản
lý; lập và giao nộp hồ sơ lưu trữ theo quy định; hướng dẫn các quy trình nghiệp
vụ lưu trữ theo quy định cuả nhà nước về công tác lưu trữ cho các đơn vị thuộc
Bộ; phục vụ tra cứu tài liệu của Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ và tổ chức,
công dân khi có yêu cầu;
- Quản lý và tổ chức hoạt động của Thư viện;
- Quản lý, sử dụng tài sản, phương tiện, trang thiết bị được cơ quan giao;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh văn phòng giao.
1.2.Thống kê số nhân sự hiện có của văn phòng và mô tả việc phân
công nhiệm vụ các cá nhân.
1.2.1.Thống kê số nhân sự hiện có của phòng Tổ chức hành chính.
Phòng Tổ chức hành chính gồm có:
+ 1 Trưởng phòng
+ 2 Phó phòng
+ 4 Chuyên viên văn thư
+ 1 Chuyên viên đóng dấu
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và quy chế làm việc của Văn phòng,
Trưởng phòng phân công nhiệm vụ cho chuyên viên, , cán sự trong phòng và
23
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
xây dựng quy chế làm việc cho phòng.
1.2.2. Bản mô tả công việc của phòng Tổ chức hành chính.
a.Trưởng phòng
• Chức danh
Chức danh: Trưởng phòng tổ chức hành chính
• Số lượng và thời gian làm việc
Số lượng: 01
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6, giờ hành chính theo quy định hiện
hành của nhà nước.
• Nhiệm vụ, quyền hạn
- Lãnh đạo, điều hành chung công việc, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Văn phòng.
- Thực hiện một số công việc cụ thể không thuộc đơn vị nào phụ trách
theo sự ủy nhiệm của cấp trên .
- Phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ lập chương trình công tác
của Bộ và Lãnh đạo Bộ.
- Tổ chức và điều hành toàn bộ các các yếu tố có trong văn phòng cho phù
hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan trong từng thời kỳ.
- Ký thừa lệnh Chánh Văn phòng một số văn bản.
- Có quyền Quyết định tuyển dụng nhân sự, thuyên chuyển, bổ nhiệm cán
bộ thuộc quyền quản lý của Văn phòng.
b. Phó phòng
• Chức danh
Chức danh: Phó phòng
• Số lượng và thời gian làm việc
Số lượng: 01
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6, giờ hành chính theo quy định hiện
24
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A
Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
hành của nhà nước.
• Nhiệm vụ, quyền hạn
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng , trước pháp luật về lĩnh vực quản
lý được phân công.
- Giúp Trưởng phòng điều hành công việc chung và theo dõi lĩnh vực
thuộc nhiệm vụ quản lý.
- Tham mưu cho Trưởng phòng thực hiện công tác quản lý tổ chức bộ máy
biên chế công chức, viên chức được giao của Văn phòng theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.
- Ký một số văn bản thuộc thẩm quyền.
- Giải quyết công việc cấp bách của Phó phòng khác khi Phó phòng phụ
trách vấn đề đó đi vắng.
c.Văn thư
• Chức danh
Chức danh: chuyên viên
• Số lượng và thời gian làm việc
Số lượng: 04
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6, giờ hành chính theo quy định hiện
hành của nhà nước.
• Nhiệm vụ, quyền hạn
Nhiệm vụ chính của chuyên viên văn thư :
- Thực hiện quy trình văn bản đi
- Thực hiện quy trình văn bản đến
- Phối hợp với các chuyên viên khác của phòng giúp thủ trưởng theo dõi
tiến độ giải quyết văn bản đến
d.Chuyên viên đóng dấu
• Chức danh
25
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp: Quản trị Văn Phòng K1A