Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý thư viện điện tử khoa công nghệ thông tin đại học thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 58 trang )

Lời nói đầu
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia, các khu
vực trên thế giới. Nó đã có những tác động to lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Việc ra
đời ngày càng nhiều các phần mềm đã giúp con người có thể đơn giản hóa các công
việc, tận dụng tối đa được các khả năng mà máy tính đem lại. Song song với việc tạo
ra các sản phẩm phần mềm, con người còn không ngừng thay đổi các công cụ để tạo
ra chúng. Đó là những chiến lược mang tính lâu dài, do vậy ngày càng có nhiều các
ngôn ngữ lập trình ra đời với thế mạnh riêng và nó không ngừng được cải thiện nhằm
nâng cao khả năng khai thác và thuận tiện với các nhà lập trình. Các ngôn ngữ lập
trình này ngày càng hỗ trợ người lập trình có thể đơn giản hóa công việc của người
thủ thư, làm nhẹ bớt công việc trên giấy tờ.
Ngôn ngữ lập trình Visual Basic, nó là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.
Visual Basic dùng cho người muốn lập trình trên windows thông qua ngôn ngữ Visual
Basic, nó có nhiều thế mạnh là một ngôn ngữ năng động, nhất là với quản lý cơ sở dữ
liệu.
Hiện nay các cơ quan chức năng, trường học của nước ta đang thực hiện việc phổ
cập tin học. Để giúp cho học sinh, sinh viên, nhân viên tiếp cận với máy tính và giúp
làm đơn giản hóa các công việc của từng người chúng ta phải tạo ra các hình thức khi
sử dụng máy tinh. Do thời gian có hạn trong đề tài này em xin được khảo sát phân tích
các yêu cầu của một hệ thống quản lý thư viện và dùng ngôn ngữ Visual Basic để xây
dựng phần mềm quản lý thư viện. Nội dung chính của đề tài bao gồm:
- Tìm hiểu Ngôn ngữ lập trình Visual Basic
- Khảo sát phân tích yêu cầu hệ thống quản lý thư viện.
- Phân tích và thiết kế hệ thống
- Xây dựng chương trình quản lý thư viện.

1


MỤC LỤC
Lời nói đầu ............................................................................................................................. 1


Chương 1: GIỚI THIỆU VÀ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ
VIỆN...................................................................................................................................... 4
1.1
Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thư viện ................................ 4
1.2
Mục đích của đề tài ................................................................................................. 5
1.3
Giới thiệu hoạt động của thư viện............................................................................ 6
1.3.1
Nhập tài liệu.................................................................................................... 6
1.3.2
Đăng ký tài liệu ............................................................................................... 6
1.3.3
Phân phối và sắp xếp tài liệu ........................................................................... 6
1.3.4
Phục vụ độc giả ............................................................................................... 6
1.4
Các yêu cầu đặt ra đối với chương trình quản lý thư viện ........................................ 7
Chương 2: XÂY DỰNG HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU...................................................................... 9
2.1
Phân tích hệ cơ sở dữ liệu ....................................................................................... 9
2.2
Biểu đồ phân cấp chức năng.................................................................................... 9
2.3
Biểu đồ luồng dữ liệu .............................................................................................11
2.4
Mô hình thực thể liên kết .......................................................................................17
2.4.1
Một số khái niệm về mô hình thực thể : ..........................................................17
2.4.2

Mô hình thực thể liên kết người sử dụng ........................................................20
2.4.3
Mô hình liên kết dữ liệu hệ thống quản lý thư viện ........................................21
2.5
Thiết kế dữ liệu ......................................................................................................22
2.5.1
Một số biểu mẫu.............................................................................................22
2.5.2
Các thông tin cần quản lý ...............................................................................34
2.5.3
Thiết kế các bảng dữ liệu:...............................................................................35
2.6 Sơ đồ liên kết CSDL giữa các bảng trên môi trường Access.........................................41
Chương 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHẦN MỀN QUẢN LÝ ...............................................42
3.1
Người sử dụng và nhóm làm việc:..........................................................................42
3.2
Cập nhập thông tin độc giả:....................................................................................42
3.3
Cập nhập thông tin tài liệu: ....................................................................................42
3.4
Mượn tàì liệu .........................................................................................................44
3.5
Trả tài liệu .............................................................................................................44
3.6
Tra cứu ..................................................................................................................45
3.7
Thống kê / báo cáo.................................................................................................45
Chương 4 ..............................................................................................................................46
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ THƯ VIỆN .....................................................46
4.1

Chương trình Quản lý thư viện:..............................................................................46
4.1.1
Nguyên tắc hoạt động của chương trình:.........................................................46
4.2
Các form chương trình ...........................................................................................46
4.2.1
Form Đăng nhập hệ thống ..............................................................................46
4.2.2
Form mượn sách ............................................................................................47
4.2.3
Form Danh mục độc giả .................................................................................48
4.2.4
Form Danh mục sách......................................................................................49
4.2.5
Form Danh mục sáng tác ................................................................................50
4.2.6
Form Danh mục tác giả ..................................................................................51

2


4.2.7
Form Nhà xuất bản.........................................................................................52
4.2.8
From danh mục ngôn ngữ...............................................................................52
4.2.9
Form danh mục vị trí sách ..............................................................................53
4.2.10 Form quyền đăng nhập hệ thống.....................................................................54
4.2.11 Báo cáo và thông kê .......................................................................................55
4.2.12 Tìm kiếm ............................................................................................................56

KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ ................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................58

3


Chương 1: GIỚI THIỆU VÀ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ
THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN

1.1

Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thư viện
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên phạm vi toàn thế giới đang bước vào kỷ

nguyên của công nghệ thông tin. Việc ứng dụng tin học là nhằm mục đích nâng cao
năng suất, hiệu quả trong việc xử lý thông tin phức tạp của quá trình nghiên cứu, điều
tra, điều khiển, quản lý, kinh doang, tổ chức và khai thác các hệ thống ở mọi mức độ.
Một xã hội phát triển thì nhu cầu ứng dụng tin học càng lớn, càng trở thành vấn đề cấp
thiết cho mọi người mọi nghành.
Tin học hoá công tác quản lý của các đơn vị kinh tế, hành chính,… đang là một lĩnh
vực quan trọng nhất của tin học ứng dụng.Có 70% - 80% nhà tin học trên thế giới làm
việc trong lĩnh vực tin học quản lý, con số này khẳng định rằng tin học quản lý có vị trí
quan trọng hàng đầu.
Tin học đã đưa vào áp dụng công tác quản lý trong nhiều lĩnh vực xã hội, trong đó
có cả công tác thư viện.
Ở bất kỳ thời kỳ lich sử nào, thư viện đều được coi là kho trí tuệ cảu loài người.
Nhu cầu sử dụng thư viện rộng rãi. Có lẽ, không có một lĩnh vực nào, hoạt động nào là
không cần đến thư viện.
Thư viện ngày càng đa dạng về mặt nội dung và lớn về số lượng. Ngày nay, nhiều
thư viện đã có số lượng hàng vạn, hàng triệu cuốn sách. Sự biến động đó tạo nên sự

phức tạp về mặt quản lý và tra tìm sách. Điều phức tạp hơn là việc xử lý sơ bộ thông
tin trong sách để người sử dụng tìm nhanh được sách cần thiết cho các vấn đề nghiên
cứu.Với số lượng sách và yêu cầu lớn như vậy, cần phải có một phương án tối ưu,
không mất nhiều thời gian và công sức mà đáp ứng nhanh được những nhu cầu của độc
giả. Để quản lý nhanh một khối lượng thông tin khổng lồ, đáp ứng được nhu cầu trên,
ta cần phải hiện đại hoá công tác quản lý thư viện bằng cách đưa máy tính vào hỗ trợ

4


giúp việc quản lý. Việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời
gian và công sức không chỉ đối với các nhân viên thủ thư mà còn cả độc giả, nhờ đó
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện.
Tuỳ theo nhu cầu của từng nhân viên, máy tính có thể giải đáp được các vấn đề ở
nhiều mức độ khác nhau. Phổ biến nhất là máy tính giúp quản lý và phục vụ tra tìm
thay thế các hệ thống thông tin tài liệu kiểu cũ trong thư viện. Mức độ cao hơn là máy
tính đã tạo khả năng tự động hoá sâu thông qua việc thiết lập và sử dụng cơ sở dữ liệu
thư viên tự động hoá và trao đổi thông tin thư viện trên phạm vi quốc gia và quốc tế
thông qua việc nối mạng máy tính với nhau…
Do vậy việc đưa tin học vào quản lý thư viện sẽ tạo ra một hình thức làm việc mới,
giúp cho nhân viên đỡ phải vất vả hơn trong việc ghi chép sổ sách và tạo lập các mục
lục thư viện. Ngoài ra nhân viên và độc giả tra tìm những tài liệu cần thiết một cũng
nhanh chóng và thuận tiện hơn.

1.2

Mục đích của đề tài
Đối với một quốc gia đang phát triển như chúng ta, để đẩy mạnh kinh tế phát triển

thì việc áp dụng công nghệ thông tin mới là tất yếu. Công nghệ thông tin tiên tiến đem

lại hiệu quả cao cho nhiều nghành nghề mà ở đây em chỉ xét tới lợi ích to lớn của việc
áp dụng công nghệ thông tin trong các thư viện trường học. Tốc độ phát triển công
nghệ thông tin ngày càng cao, nhu cầu tham khảo, nghiên cứu ngày càng lớn, một
chương trình quản lý cơ sở dữ liệu trong thư viện là không thể thiếu. Dù cho người
quản lý giỏi đến đâu cũng không tránh khỏi sai sót, và đến một thời điểm nào đó khối
lượng sách tài liệu là quá lớn, thì rất khó khăn trong quản lý bằng giấy tờ. Chính vì
vậy, mục đích của đề tài này là: Xây dựng hệ thống quản lý thư viện, đảm bảo được
các chức năng của hoạt động thư viện

5


1.3

Giới thiệu hoạt động của thư viện
Hoạt động của thư viện bao gồm số công đoạn sau:

1.3.1 Nhập tài liệu
Khi tài liệu được chuyển đến thư viện phải có nhiệm vụ kiểm tra lại hoá đơn chứng
từ, chiếu số lượng tài liệu, đơn giá với số lượng ghi trên hoá đơn, lập và lưu biên bản
nhận tài liệu.
1.3.2 Đăng ký tài liệu
Sau khi nhập tài l;iệu, nhân viên thư viện phải làm nhiệm vụ đăng ký tài liệu. Việc
đăng ký tài liệu sẽ phải chia ra các công đoạn nhỏ hơn sau:
 Đăng ký tên tài liệu: nếu tên tài liệu này chưa có trong danh sách thì nhân thư
viện sẽ phải cập nhập thêm tài liệu.Ngoài ra cũng phải cập nhập lại bộ thư mục tài liêu
(bộ thư mục về tên tài liêu, tác giả…) phục vụ cho độc giả tra cứu.
 Đăng ký đầu tài liệu: miêu tả, phân loại tài liệu để chuyển đến các nơi cất giữ
tương ứng. Trên các tài liệu có ghi các thông tin về phân loại và nơi cất giữ.
1.3.3 Phân phối và sắp xếp tài liệu

Sau khi đăng ký tài liệu xong, nhân viên phải đưa tài liệu đến nơi cất giữ bảo quản
(đến kho) . Đối với một thư viện lớn thì việc quản lý thông tin kho (nơi bảo quản tài
liệu) là việc rất quan trọng đối với vấn đề tra cứu và mược trả.
1.3.4 Phục vụ độc giả
Trong các thư viện có các tủ mục lục tra cứu được sắp xếp theo cá phân loại khác
nhau, ví dụ: tài liệu về khoa học tự nhiên (chia ra thành toán, lý, hoá…), khoa học xã
hội…Khi một độc giả muốn mượn một tài liệu nào đó, họ sẽ đến các tủ mục lục để tra
cứu, ghi các thông tin về tài liệu muốn mượn và đưa cho nhân viên thư viện cùng với
Thẻ thư viện. Nhân viên thư viện dựa vào thông tin được ghi trên phiếu mượn sẽ tra
tìm tài liệu trong kho.

6


Nếu máy tính được ứng dụng để quản lý thư viện, độc giả sẽ tra cứu trên máy tính.
Điều này không những làm cho việc tra cứu sẽ trở nên vô cùng đơn giản và nhanh
chóng mà thông tin tra cứu sẽ đầy đủ hơn nhiều so với làm thủ công.

1.4

Các yêu cầu đặt ra đối với chương trình quản lý thư viện
Để có thể tin học hoá được công tác quản lý thư viện nhằm giảm tối đa các công

đoạn thao tác thủ công thì một chương trình quản lý phần mềm phải có những chức
năng chính sau:
 Quản lý cập nhập thông tin
Phần quản lý cập nhập thông tin phải thực hiện được các chức năng về:
-

Quản lý độc giả: cập nhập thông tin về độc giả. Số lượng độc giả trong khoảng


vài chục ngàn người.
-

Quản lý tài liệu: cập nhập được thông tin về các loại tài liệu từ khi nhập tài liệu

vào khoảng 10 triệu.
Ngoài ra còn phải quản lý được các thông tin khác xung quanh tài liệu như nhà xuất
bản, lần xuất bản, nội dung tóm tắt của từng tài liệu…
 Tra cứu
Phần tra cứu phải đảm bảo được nhiệm vụ phục vụ cho độc giả là tra cứu về tài
liệu theo một số thông tin như: theo nhan đề, theo tác giả, theo năm xuất bản…
Ngoài ra, chương trình phải đảm bảo tra cứu được các thông tin khác như: tra cứu về
thông tin độc giả, các tài liệu mà một độc giả đang mượn, các độc giả đang mượn một
loại tài liệu…
 Mượn trả lài liệu
Chức năng mượn trả tài liệu là chức năng thường dùng nhất đối với thư viện, do
đó chương trình phải hoạt động làm sao để người sự dụng thao tác nhanh, chính xác.
 Thống kê
Phần này phải đảm bảo được các chức năng thông kê về tài liệu nhập, tài liệu
được mượn, tài liệu bị mất hỏng, số lượt mượn trả tài liệu, số độc giả mới đăng ký…

7


 Lập báo cáo
In ra được báo cáo chính xác, đẹp về các thông tin thống kê được.

8



Chương 2: XÂY DỰNG HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

2.1

Phân tích hệ cơ sở dữ liệu
Việc phân tích hệ cơ sở dữ liệu bao gồm các bước:
-

Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng.

-

Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu.

-

Xây dựng mô hình thực thể liên kêt.

Sau khi xây dựng mô hình này xong ta sẽ thiết kế lên hệ cơ sở dữ liệu bao gồm các
bảng, các trường của các bảng, các khóa và các trường liên kết chúng lại.
Các bước xây dựng dữ liệu và mô hình thực thể liên kết sẽ được thực hiện cho từng
chức năng, trong mỗi chức năng lớn lại được phân rã thành những chức năng nhỏ hơn.
Công việc này làm cho việc xây dựng các mô hình sẽ được đơn giản hoá hơn, dễ cho
việc kiểm tra và đặc biệt quan trọng là đảm bảo không bỏ sót những thực thể quan
trọng, ảnh hưởng tới việc thiết kế dữ liệu sau này.

2.2

Biểu đồ phân cấp chức năng


QUẢN LÝ THƯ VIỆN

Quản lý độc giả

Quản lý tài liệu

Quản lý mượn trả

Tra cứu

Báo cáo/thống kê

Đăng ký thẻ

Nhập kho

Mượn tài liệu

Tra cứu tài liệu

Độc giả

Cập nhập thông tin

Thanh lý

Trả tài liệu

Tra cứu độc giả


Tài liệu

Hình 1: Biểu đồ phân cấp chức năng

9


Giải thích:
Công việc thư viện được chia làm các chức năng nhỏ sau:
 Quản lý độc giả
Chức năng quản lý độc giả thực hiện nhiệm vụ đăng ký độc giả mới, sửa và xoá các
thông tin độc giả.
 Quản lý tài liệu
 Quản lý tên tài liệu, loại tài liệu và phân loại (chủ đề) của tài liệu.
 Quản lý việc nhập tài liệu (loại tài liệu, ngày nhập, số lượng, đơn giá).
 Quản lý từng đầu tài liệu (tình trạng hiện tại của tài liệu, nơi lưu trữ, có
đang cho mượn hay không).
 Thanh lý tài liệu ( những tài liệu cũ, tài liệu được cập nhập thông tin,
hoặc người mua có yêu cầu mua tài liệu ).
 Quản lý việc mượn trả tài liệu của các độc giả: Khi độc giả có yêu cầu mượn tài
liệu thì phải :
 Kiểm tra tính hợp lệ khi mượn trả
 Kiểm tra tình trạng tài liệu khi trả
 Kiểm tra xem tài liệu có còn trong kho không
 Qúa hạn thì in giấy đòi nợ
 Tra cứu
 Tra cứu về độc giả: Thông tin về một độc giả, các tài liệu mà một độc giả
đang mượn một tài liệu.
 Tra cứu về tài liệu: Tra cứu tài liệu theo một tên tài liệu, tên tác giả, năm

sản xuất bản, phân loại, theo nội dung bên trong từng quyển…
 Thống kê/Báo cáo
 Thống kê được số tiền mua tài liệu.
 Thống kê số tài liệu mới được nhập.
 Loại tài liệu được mượn nhiều nhất.

10


2.3

Biểu đồ luồng dữ liệu
 Mục đích :
-

Sự diễn tả ở mức logic, nghĩa là nhằm trả lời câu hỏi “Làm gì?”

-

Chỉ rõ các chức năng ( con ) phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý

cần mô tả .
-

Chỉ rõ các thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó và qua đó

phần nào thấy được trình tự thực hiện của chúng .
 Phân mức : Dùng biểu đồ phân cấp chức năng ta có các mức sau :
-


Mức khung cảnh : có một chức năng với các luồng vào /ra .

-

Mức đỉnh : chức năng của hệ thống được phân ra thành nhiều chức năng

-

Mức dưới đỉnh : giải thích mỗi chức năng tương ứng với mức đỉnh .

con .

11


 Biểu đồ mức khung cảnh.

Độc giả
Cho mượn/nhận trả

Yêu cầu mượn trả

Quản
lý thư
viện
tiền

Tài liệu
tiền


Người bán

Người mua

Hình 2: Biểu đồ mức khung cảnh
Giải thích:
Mục đích của thư viện là phục vụ độc giả. Do đó, khi nói đến thư viện là ta phải chú
ý ngay đến đối tác ngoài là Độc giả. Khi độc giả yêu cầu mượn trả tài liệu, thư viện
kiểm tra tính hợp lệ của độc giả khi đó mơi cho mượn / nhận trả
Để có được tài liệu phục vụ độc giả, thư viện cần mua tài liệu từ người bán. Ngoài
ra, thư viện cũng có thể phải thanh lý bớt các tài liệu cũ cho Người mua.
Vì vậy, biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh sẽ có ba đối tác ngoài là: Độc giả, Người
bán và Người mua.

12


 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh:
Kho độc giả

Phòng
Kế
Toán

Quản

độc giả

Tiền
Thông tin

Tiền

Thẻ

Độc giả

Quản lý
mượn
trả
tài liệu

Kho tài liệu

Quản

tài liệu

Hóa đơn

tiền

Tiền
tài liệu

tài liệu

Hóa đơn

Hóa đơn


Người mua

Người bán

Hình 3: Biểu đồ dữ liệu mức đỉnh

13


Giải thích:
Ở luồng biểu đồ mức đỉnh này nó thể hiện hoạt động của một hệ thống thư viện.
Bao gồm các mục quản lý như : Quản lý độc giả, quản lý tài liệu, và quản lý quá trình
mượn trả tài liệu của độc giả.
 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưói đỉnh chức năng 1:

Kho độc giả

Cập
nhập
thông tin

Đăng
ký thẻ

tiền

Thẻ

Thông tin / tiền


Kế
Toán

Độc giả
Hình 4: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 1

Giải thích :
Việc đầu tiên, độc giả phải đăng ký làm thẻ thư viện. Để làm thẻ, độc giả phải đưa
một số thông tin về mình ( có thể kèm theo tiền lệ phí ) để thư viện làm thẻ. Sau khi
làm thẻ song, thư viện sẽ gửi trả thẻ cho độc giả, tiền lệ phí làm thẻ được gửi cho
phòng kế toán.

14


Một độc giả muốn sửa đổi thông tin , hoặc là mất thẻ muốn làm lại thẻ, thì gửi yêu
cầu đến bộ phận Cập nhật thong tin, bộ phận này làm nhiệm vụ cập nhập lại thông tin
độc giả, hoặc là xoá thông tin của độc giả đó và cấp lại thẻ cho độc giả.

 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 2:

tài liệu

Nhập
kho

Kế
toán

Kho tài liệu


tiền+ hoá đơn

hoá đơn

tài liệu

Tiền

Thanh

Tiền

Người bán

Tài liệu+
Hoá đơn

Người mua

Hình 5: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 2

15


Giải thích :
Phần nhập kho : tài liệu và hoá đơn được bên bán (các nhà sản xuất) mang tới, qua
bộ phận nhập tài liệu, tài liệu được đăng ký vào kho tài liệu, hoá đơn sẽ được gửi vào
bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán căn cứ vào hoá đơn để trả tiền cho người bán.
Phần thanh lý tài liệu : lấy các tài liệu cần thanh toán bán cho người cần mua, nhận

tiền cùng hoá đơn về và gửi cho phòng kế toán.
Phòng kế toán thu tiền và đưa vào kho tiền.
 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 3:
phiếu yêu cầu bị từ chối

Mượn
Tài liệu

phiếu yêu cầu

D/s mượn trả

Độc giả

Kế
Toán

Kho tài liệu

tài liệu (+ tiền)

Trả
Tài liệu

tiền

Hình 6: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 3

16



Giải thích:
- Khi mượn tài liệu, độc giả phải gửi phiếu yêu cầu đến bộ phận cho mượn tài
liệu. Ở bộ phận này, nhân viên thư viện sẽ kiểm tra tính hợp lệ của việc mượn tài liệu (
thẻ đã hết hạn chưa, có được mượn tiếp hay không ), sau đó sẽ kiểm tra xem tài liệu
yêu cầu có còn trong kho không, nếu không còn thì thông báo cho độc giả biết ( phiếu
yêu cầu bị từ chối ). Nếu có thì cập nhập vào danh sách mượn trả tài liệu cho mượn,
yêu cầu kho tài liệu gửi tài liệu cho độc giả.
- Khi trả tài liệu, độc giả sẽ mang thẻ và tài liệu đến cho bộ phận nhận trả tài
liệu. Ở bộ phận nhận trả tài liệu này, nhân viên sẽ kiểm tra xem các tài liệu đem trả có
hợp lệ không ( có hỏng, mất hay không ). Nếu mất thì phải đền tiền hoặc đền tài liệu
mới. Tiền đền này sẽ được gửi vào phòng kế toán. Tài liệu được gửi trả về kho tài liệu,
đồng thời phải cập nhập lại thông tin trong danh sách mượn (đánh dấu đã trả tài liệu ).
Tiền được gửi về phòng kế toán.

2.4

Mô hình thực thể liên kết

2.4.1 Một số khái niệm về mô hình thực thể :
 Khái niệm : Là mô hình dữ liệu logic được xây dựng trên các khái niệm logic
như : thực thể, kiểu thực thể, thuộc tính và quan hệ .
 Thực thể : Thực thể là một chủ điểm, một nhiệm vụ, một đối tượng hay một sự
kiện đáng quan tâm trong thực tế, kể cả thông tin mà nó lưu trữ là có ích cho hệ thống
 Kiểu thực thể : Là tập hợp các thực thể có cùng bản chất được biểu diễn .
 Thuộc tính : Sau khi xác định được kiểu thực thể và thực thể thì ta xét đến
những thông tin nào cần thiết phải được lưu trữ cho mỗi thực thể, đó chính là các thuộc
tính . Các thuộc tính đặc trưng của thực thể thường được biểu diễn bằng các trường
hoặc cột trong bảng .
 Quy tắc xác định các thuộc tính của thực thể :

-

Từ tri thức của chính bản thân về thực thể công việc chung trong lĩnh vực

mình đang nghiên cứu mà đưa ra thuộc tính trong mỗi thực thể .

17


-

Từ người tiếp xúc phỏng vấn .

-

Từ việc xem xét các bảng biểu, tài liệu liên quan đến lĩnh vực mình đang

nghiên cứu .
 Liên kết : Là sự kết nối hay liên quan giữa hai hay nhiều thực thể phản ánh sự
ràng buộc về quản lý .
 Kiểu liên kết : Là tập hợp nhiều liên kết có dạng giống nhau giữa các cặp thực
thể .
Có 3 kiểu liên kết như sau :
-

Liên kết một - một :

Một thực thể thuộc kiểu thực thể A liên kết với một thực thể thuộc kiểu thực thể B và
ngược lại .


A

-

B

Liên kết một - nhiều :

Một thực thể thuộc kiểu thực thể A liên kết với nhiều thực thể thuộc kiểu thực
thể B .
Một thực thể thuộc kiểu thực thể B liên kết với một thực thể thuộc kiểu thực thể
A.

A

-

B

Liên kết nhiều - nhiều :

Một thực thể thuộc kiểu thực thể A liên kết với nhiều thực thể thuộc kiểu thực
thể B .

18


Một thực thể thuộc kiểu thực thể B liên kết với nhiều thực thể thuộc kiểu thực
thể A .


A

B

 Quy định xác định liên kết :
-

Một liên kết tồn tại giữa hai thực thể khác nhau thuộc hai bảng khác nhau

nếu cần phải giữ thông tin trong thực thể này về thực thể kia .
-

Trong liên kết một - nhiều, thực thể giữ thông tin kết nối theo định nghĩa

là ở đầu nhiều .
-

Các liên kết gián tiếp (nhiều - nhiều) được biến đổi thành liên kết một -

nhiều .
 Chuẩn hoá dữ liệu : Chuẩn hoá là quá trình phân tích chuyển hoá các thực thể
thành một dạng mà tối thiểu việc lặp lại, không dư thừa nhưng dữ liệu vẫn đầy đủ .
 Các quy tắc chuẩn hoá :
-

Quy tắc chuẩn hoá 1 : Bảng không được chứa những thuộc tính xuất hiện

nhiều lần .
-


Quy tắc chuẩn hoá 2 : Mọi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ

-

Quy tắc chuẩn hoá 3 : Mỗi thuộc tính chỉ phụ thuộc hàm vào toàn bộ

khoá .

khoá mà không phụ thuộc hàm vào bất cứ thuộc tính nào trong bảng .
Trên đây là sơ lược lý thuyết về việc xây dựng CSDL cho hệ thống thông tin.
Từ sự phân tích đầu vào và đầu ra của hệ thống , từ các biểu đồ luồng dữ liệu , ta sẽ
thấy rõ về CSDL của hệ thống.

19


2.4.2 Mô hình thực thể liên kết người sử dụng

Đăng nhập

Người sử
dụng

Quyền hạn

Giải thích:
Việc đăng nhập vào hệ thống bao gồm các bước:
-

Đăng nhập vào hệ thống, thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập. Bảng


tblLogin có quan hệ một - một với bảng tblUser.
-

Khi đăng nhập vào hệ thống, hệ thống cho biết thông tin về người sử dụng như :

Mã Người sử dụng, Họ tên, giới tính, địa chỉ, SĐT, quyền hạn người sử dụng.
-

Quyền hạn người sử dụng được mô tả và được truy suất tuỳ thuộc vào phạm vi

quyền hạn của mình.

20


2.4.3 Mô hình liên kết dữ liệu hệ thống quản lý thư viện

Loại sách

Sáng tác

Tác giả

Nhóm sách

Sách

Ngôn Ngữ


Nhà Xuất
Bản

Vị trí sách

Vi phạm

Chi tiết
mượn trả

Mượn trả

Độc giả

Giải thích:
Việc quản lý tài liệu trong thư viện bao gồm các công việc sau:
- Quản lý về việc mượn trả: liên quan đến Nhân viên thư viện, Mã tài liệu, độc
giả, Ngày mượn , ngày trả, ngoài ra phải quan tâm đến tình trạng tài liệu khi cho mượn
và lúc nhận trả, nhiều độc giả có thể mượn trả tài liệu ở bộ phận quản lý mượn trả, do
đó quan hệ giữa quản lý mượn trả và độc giả là quan hệ nhiều - nhiều.

21


- Về việc quản lý nhân viên, do một nhân viên có thể là thành viên của nhiều
nhóm và ngược lại, một nhóm có thể gồm nhiều thành viên, do đó quan hệ giữa nhân
viên và nhóm là nhiều - nhiều.
- Trong quá trình mượn trả sách phải xem tình trạng sách như thế nào, nếu vi
phạm thì xử lý.
- Sau khi nhập tài liệu vào trong kho thì nhân viên thư viện phải phân loại sách,

chia ra làm các nhóm sách có nội dung giống nhau. Quan hệ giữa 2 bảng Loại sách và
Nhóm sách là một - nhiều. Và quan hệ giữa 2 bảng Nhóm sách và Sách là quan hệ một
- nhiều.
- Tương ứng với bảng Sách, tài liệu được đặt ở vị trí nào, Ngôn ngữ của sách,
Nhà Xuất Bản, Sáng tác, Chi tiết mượn trả tài liệu. Quan hệ giữa các bảng này với
bảng Sách là quan hệ một - nhiều. Quan hệ giữa bảng Sách với bảng Sáng tác dựa trên
khoá chính là Mã sách.
- Với mỗi tài liệu thì có tác giả sáng tác sách, một tác giả có thể sáng tác nhiều
loại sách, do đó bảng Tác giả và bảng Sáng tác là quan hệ một - nhiều, và bảng Sách và
bảng Sáng tác cũng là quan hệ một - nhiều.

2.5

Thiết kế dữ liệu

2.5.1 Một số biểu mẫu
a)

Danh mục phân loại sách
M· sè ph©n lo¹i

Tªn ph©n lo¹i

SGK

S¸ch gi¸o khoa

SNV

S¸ch nghiÖp vô






22


Quản lý sách theo phân loại

MSS

MPL

Tên sách

Tác giả

SGK-GD-1H509M6

SGK

Kĩ thuật lớp 5 sách học sinh

SGK-GD-1G509M6

SNV

20


Chi

Kĩ thuật lớp 5 sách giáo Đoàn



b)

lượng

Đoàn

viên


Số

15

Chi







Tên sách

Tác giả


S.Lượng

Kĩ thuật 5 sách giáo khoa

Đoàn Chi

20

Kĩ thuật 4 sách giáo viên

Đoàn Chi

15







Danh mc nh xut bn
Mã Nhà xuất bản

Tên Nhà xuất bản

GD

Giáo dục


GTV

Giao thông vận tải





Quản lý sách theo Nhà xuất bản
MSS

MNXB

SGK-GD-

GD

1H509M6
SGK-GD-

GD

1G409M6




23



c)

Cho mượn sách: Theo phiếu có mẫu như sau:

Thư viện .

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập Tự do Hạnh phúc

Phiếu mượn sách
Họ tên độc giả: ...........................................................
Số thẻ: ........................................................................
STT Mã số sách

Tên sách

Ngày mượn Ngày trả

Ngày tháng năm 200
Độc giả
(Ký và ghi rõ họ tên)

24


d)

Hàng quý, thủ thư lập báo cáo danh sách sách mượn theo mẫu như

sau:


Thư viện

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập Tự do Hạnh phúc

Báo cáo sách mượn
Quý: năm 200
STT Mã số sách Tên sách

MS độc giả

Ngày mượn Ngày trả

Ngày tháng năm 200
Thủ thư
(Ký và ghi rõ họ tên)

25


×