Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

CHƯƠNG III sinh 12 có đáp án rất hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.52 KB, 2 trang )

TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
GV Nguyễn Văn Nam
CHƯƠNG III : DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Câu 1. Điều nào dưới đây về quần thể là không đúng:
A. Quần thể là một cộng đồng có lịch sử phát triển chung
B. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định
C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể
D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
Câu 2. Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên:
A. Vốn gen của quần thể
B. Kiểu gen của quần thể C. Kiểu hình của quần thể
D. Thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 3. Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
A. Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể B. Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen có alen đó trong quần thể
C. Tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thểD. Tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể
Câu 4: Tần số alen của 1 gen trong quần thể được tính bằng
A. Tỷ lệ giữa số lượng Alen đó trên tổng số các loại alen khác nhau của gen đó.
B. Tỷ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
C. Tỷ lệ giữa số lượng tế bào lưỡng bội mang alen đó trên tổng số tế bào lưỡng bội.
D. Tỷ lệ giữa số cá thể có kiểu hình đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
Câu 5: Tần số của một loại kiểu gen trong quần thể được tính bằng
A. Tỷ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số các loại alen khác nhau của gen đó.
B. Tỷ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
C. Tỷ lệ giữa số lượng tế bào lưỡng bội mang alen đó trên tổng số tế bào lưỡng bội.
D. Tỷ lệ giữa số cá thể có kiểu hình đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
Câu 6: Một quần thể sinh sản bằng cách tự thụ phấn hay giao phối cận huyết thì
A. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng giảm, tỷ lệ kiểu gen dị hợp ngày càng tăng.
B. Tỷ lệ kiểu gen dị hợp ngày càng giảm, tỷ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng tăng.
C. Tỷ lệ kiểu gen dị hợp và tỷ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng tăng.
D. Tỷ lệ kiểu gen dị hợp và tỷ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng giảm.
Câu 7. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm


A. Đa dạng và phong phú về KG
B. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp
C. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
D. Tăng tỉ lệ thể dị hợp và giảm tỉ lệ thể đồng hợp
Câu 8. Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng:
A. Quần thể được phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
B. Chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn
C. Số cá thể đồng hợp tăng số cá thể dị hợp giảm trong quá trình tự thụ phấn
D.Thể hiện đặc điểm đa hình.
Câu 9. Quần thể giao phối có đặc điểm:
A. Là tập hợp các cá thể cùng loại, cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định.
B. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tự do với nhau
C. Là đơn vị tổ chức cơ sở và là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
D.Tất cả đều đúng
Câu 10. Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tương đối của các gen thuộc
một gen nào đó.
A. Không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể
B. Có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể
C. Có tính ổn định nhưng không có tính đặc trưng cho từng QT
D. Không có tính ổn định nhưng đặc trưng cho từng QT
Câu 11: Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi
A. số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thể.
B. số lượng các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội của quần thể.
C. số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể.
D. tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể.
Câu 12. Đặc điểm nào dưới đây của quần thể giao phối là không đúng
A. Quần thể là đơn vị tổ chức cơ sở và là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
B. Mỗi quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định
C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên cơ sở biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
D. Tần số tương đối của các alen trong một gen nào đó không đặc trưng cho từng quần thể

Câu 13. Điều nào dưới đây nói về quần thể giao phối là không đúng:
A. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể
B. Có sự đa hình về KG tạo nên sự đa hình về kiểu hình
C. Các cá thể ở các quần thể khác nhau trong cùng một loài không thể giao phối với nhau.
D. Các cá thể trong quần thể giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về nhiều chi tiết.
Câu 14: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó
A. tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
B. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
D. tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 15. Định luật Hardy-Weinberg phản ánh
TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH

0986.981534


TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
GV Nguyễn Văn Nam
A. Trạng thái động của tần số các alen trong quần thể
B. Sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể
C. Trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể
D. B và C
Câu 16. Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của định luật Hardy-Weinberg:
A. Giải thích được trong thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định lâu dài.
B. Từ tần số đột biến dự đoán được các đột biến có hại trong quần thể
C. Giải thích tiến hóa nhỏ diễn ra trên cơ sở làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể .
D. Từ tỉ lệ các kiểu hình xác định được tần số các kiểu gen và các alen
Câu 17. Điều kiện nghiệm đúng của Định luật Harđy-Weinberg:
A. Quần thể có số lượng cá thể lớn và giao phối ngẫu nhiên
B. Các cá thể có sức sống và khả năng sinh sản như nhau

C. Không có đột biến và không có di nhập gen
D. Tất cả đều đúng

TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH

0986.981534



×