Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

CON NGƯỜI và PHÁT HUY NHÂN tố CON NGƯỜI TRONG sự NGHIỆP đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.62 KB, 27 trang )

BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI
TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT
HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
Triết học Mác- Lênin là sự kế thừa những thành tựu vĩ đại của tư tưởng triết
học nhân loại. Triết học Mác- Lênin là thế giới quan, phương pháp luận cách
mạng và khoa học trong nhận thức và cải tạo thế giới, là vũ khí lý luận của giai
cấp công nhân trong quá trình giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người.
Triết học, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội bao giờ cũng gắn với
con người, coi con người là đối tượng trung tâm nghiên cứu của triết học. Dù
duy tâm hay duy vật, biện chứng hay siêu hình, mọi trào lưu triết học từ cổ đại
đến hiện đại đều đi vào lý giải một cách trực tiếp hay gián tiếp những vấn đề
chung nhất về con người. Nhưng sự lý giải ấy xuất phát từ lập trường thế giới
quan, phương pháp luận khác nhau nên sự hình thành, phát triển của các trào lưu,
trường phái triết học cũng khác nhau hoặc đối lập nhau. Cuộc đấu tranh xoay
quanh vấn đề con người là một trong những nét nổi bật của triết học. Chỉ đến
Triết học Mác Lênin ra đời mới tạo ra bước ngoặt cách mạng, khoa học về con
người, những giá trị đích thực của con người trong nhận thức và cải tạo tự nhiên,
xã hội và phát triển tư duy mới được trả lại giá trị đích thực. Ngày nay, lý luận
Mác xít về con người đã và đang trở thành thế giới quan, phương pháp luận khoa
học để Đảng ta xác định ra những quan điểm, giải pháp để phát huy nguồn lực
con người trong sự nghiệp cách mạng nước ta, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
1. Vấn đề con người trong lịch sử triết học trước Mác.
Ngay từ buổi đầu với những tri thức sơ khai về triết học, khi con người bắt
đầu có ý thức và khả năng tìm hiểu những bí mật của thế giới xung quanh thì con
người cũng bắt đầu đặt ra những câu hỏi và lời giải đáp về chính mình: Con
người là gì? Con người sinh ra từ đâu?... Lời giải đáp đó đã có từ trong các
truyền thuyết thần thoại, sử thi lưu truyền trong dân gian, mặc dù đó chỉ là những



2

quan niệm có tính chất triết lý thô sơ, nhân sinh về cuộc sống con người. Và sự
xuất hiện tư duy triết học đánh dấu bước nhảy vọt trong năng lực nhận thức của
con người, đồng thời đánh dấu một giai đoạn mới trong việc tự ý thức về bản
thân. Các nhà duy vật phương Tây cổ đại đã giải thích sự cấu tạo của thân thể
con người từ các yếu tố vật chất, họ đã có những "tuyên ngôn" về con người
bằng sức mạnh nhận thức, sức mạnh cải tạo, có thể hiểu biết và cải tạo thế giới,
nhận thức và cải tạo được số phận và chính bản thân mình. Nhưng sức mạnh
tiềm tàng của con người có tính độc lập không phụ thuộc vào sức mạnh nằm
ngoài con người. Sự tuyên chiến của triết học với niềm tin ngây thơ vào sức
mạnh siêu nhiên thần bí, các điều tiên tri kỳ lạ là nhiệm vụ chủ yếu của triết học
duy vật đấu tranh với triết học duy tâm.
Ở phương Đông thời cổ đại, người ta lại bàn luận về các vấn đề "nhân tình
thế thái" với quan niệm con người là tiểu vũ trụ, việc giải quyết quan hệ người người là gốc để giải quyết các quan hệ khác. Sức mạnh của con người được
hướng vào cải tạo chính con người. Khổng Tử chủ trương nhập thế "Tu thân, tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ". Lão Tử khuyên răn con người "Vô vi", "Vô kỷ".
Thích ca màu ni cứu vớt chúng sinh bằng con đường tu hành "diệt dục", hạnh
phúc tột đỉnh của con người khi nó từ bỏ hoàn toàn đời sống xã hội để quay về
sống với cái "tâm" của mình. Mặc dù chưa tìm thấy được những quan hệ cốt lõi
trong việc cải tạo con người và xã hội loài người, nhưng những triết gia phương
Đông cũng có những cống hiến quan trọng trong các giải pháp cải tạo xã hội, con
người về đạo đức, về giáo dục, về nhân sinh quan...
Thời kỳ cổ đại ở Phương Tây, người ta đã cho rằng, triết học phải là học
thuyết dạy cho con người biết sống như thế nào. Và Xôcrát đã tạo ra bước ngoặt
về vấn đề con người trong triết học thời cổ đại, khi cho rằng triết học là sự tự
nhận thức bản thân mình của con người. Triết học cổ đại cho ta những tư tưởng
có giá trị về con người, chẳng hạn Đêmôcrít cho rằng: lúc đầu con người cũng



3

sinh sống như các động vật, sử dụng các vật phẩm sẵn có trong thiên nhiên.
Chính sự thiếu thốn làm cho nhu cầu ngày càng tăng, từ sự thúc đẩy của nhu cầu
mà bàn tay, trí tuệ của con người tạo nên văn minh về nhà ở, quần áo và các
công cụ sản xuất.... Arixtốt - đại biểu đại diện giai cấp chủ nô, ông coi con người
nô lệ là "những công cụ biết nói". Ông đã nêu lên luận đề: Con người là động vật
xã hội và con người cũng là động vật chính trị. Thừa nhận con người cần phải
nghiên cứu thế giới tự nhiên vì bản thân con người là một bộ phận của tự nhiên.
Như vậy, triết học Phương Tây cổ đại đã rất chú ý bàn đến những vấn đề thực
tiễn của con người, hướng con người với tự nhiên để chinh phục, cải tạo tự nhiên
đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mình. Những vấn đề nhân sinh quan cũng giải
quyết được dựa trên mối quan hệ con người với tự nhiên.
Đến thế kỷ XIV - XV, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời đưa
nhân loại thoát khỏi "đêm trường trung cổ", xuất hiện những tư tưởng mới, phù
hợp với sự ra đời của chế độ xã hội mới. Cuộc đấu tranh kéo dài giữa các hệ tư
tưởng diễn ra liên tục và khá quyết liệt. Lý trí và tự do tư tưởng của con người
chống lại lòng tin mông muội có tính chất duy tâm, tôn giáo và sự biện hộ cho nó
là thần học kinh viện. Sự giải phóng cá nhân con người, sự đề cao cuộc sống
hạnh phúc, chống lại sự chà đạp thô bạo lên nhân cách và chủ nghĩa khổ hạnh.
Đến thời kỳ phục hưng đã xây dựng nên một quan niệm khá hoàn chỉnh, có hệ
thống về con người và đã diễn đạt được một hình thái sáng sủa đầy sức sống. Đó
là đặt con người vào vị trí trung tâm của thế giới. Hạnh phúc, sự phát triển và sự
hoàn thiện của con người là mục đích của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, đây
cũng là sự phản ánh khát vọng của giai cấp tư sản ở giai đoạn hình thành. Bên
cạnh mặt tiến bộ, cách mạng còn chứa đựng những mặt yếu và mâu thuẫn bên
trong. Những mâu thuẫn này ngày càng bộc lộ cùng với sự tiến lên của giai cấp
tư sản thành giai cấp thống trị. Dù sao triết học thời phục hưng đã chuẩn bị cho
một bước phát triển mới về khoa học, về sự nghiên cứu con người. Niềm tin và



4

sức mạnh của con người, đặc biệt là tri thức và năng lực tư duy của con người
được thể hiện đậm nét. Những luận đề "Tri thức là sức mạnh, sức mạnh là tri
thức" của Bêcơn, hay "Tôi tư duy nên tôi tồn tại" của Đềcáctơ… Đây là những
luận đề chống lại thái độ của các tín đồ tôn giáo. Đặc biệt, các nhà duy vật thời
kỳ này, trong khi khẳng định nguồn gốc tự nhiên, những yêu cầu "bản chất" của
con người và xuất phát từ đòi hỏi phải thay đổi các quan hệ xã hội cho phù hợp
với bản chất con người. Họ cho rằng lý trí, khoa học và giáo dục là những động
cơ thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Học thuyết về con người, về xã hội chiếm một
vị trí quan trọng trong di sản tư tưởng của các nhà duy vật thuộc phái khai sáng ở
Pháp thế kỷ XVIII. Đại biểu Môngtexkiơ cho rằng xã hội cũng như giới tự nhiên
đều phải phục tùng những quy luật khách quan, trạng thái tự nhiên của con người
là sống hoà bình và bình đẳng với nhau. Hônbách cho rằng con người sinh ra vốn
không thiện, cũng không ác, thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên, đặc biệt là
những điều kiện chân chính của xã hội. Theo ông, sự hiểu biết đúng đắn về lợi
ích cá nhân với tư cách là cơ sở tất yếu của hành vi con người, có thể dung hợp
với lợi ích của xã hội.
Triết học cổ điển Đức, trong bối cảnh nước Đức, cuộc cách mạng dân chủ
tư sản chậm hơn các nước Tây Âu. Kinh tế, chính trị lạc hậu, nhưng những tư
tưởng, lý luận với hình thức tư biện về thế giới và con người tương đối phát
triển. Hêghen đã biết tất cả lo âu và những hy vọng của con người. Ông chứng
kiến sự thay đổi của hai thế giới cũ và mới. Ông viết: "Con người phải sống
trong cả hai thế giới tương phản nhau đến mức ý thức cũng phải vật lộn trong
mâu thuẫn ấy... Một mặt chúng ta thấy con người bị gắn với tính thời sự tầm
thường và tính thời gian của trái đất, bị dằn vặt bởi những nhu cầu và khổ cực, bị
đe doạ bởi giới tự nhiên, bị sa lầy vào trong vật chất, bị thống trị bởi các bản
năng tự nhiên. Mặt khác, con nguời vươn lên cái ý niệm vĩnh cửu, lên vương

quốc của tư duy và tự do. Nó tự coi như là ý chí của các quy luật và các quy định


5

phổ biến. Nó tước bỏ thế giới khỏi tính thời sự phong phú và giải quyết tính thời
sự ấy bằng sự trừu tượng. Tinh thần khẳng định quyền lực và phẩm giá của nó
trước tình trạng hỗn loạn và tàn bạo của giới tự nhiên".
Hêghen là đỉnh cao của triết học tư biện vì ông đã vận dụng sự trừu tượng
hoá trừu tượng đến hai lần khi ông quy khách thể và khái niệm của nó và quy
con người vào nhận thức của họ. Hai lần ấy khá giống nhau để có thể ghép thành
một hiện thực duy nhất, hiện thực của tinh thần tuyệt đối mà sự vận động của nó
sẽ tạo ra thế giới vì thông qua con người tạo ra sự nhận thức về thế giới ấy. Tinh
thần của con người được đồng nhất với tinh thần của triết học tư biện Hêghen
khi con người đạt tới tột cùng của nhận thức. Nhưng con người trong quan niệm
của Hêghen chỉ là con người tư biện và cái thế giới bắt nguồn từ ý niệm, con
người cũng là một thế giới lộn ngược: Thực thể trở thành chủ thể, ý niệm trở
thành bản chất của thế giới và động lực của lịch sử. Còn hành động thực tiễn của
con người thì bị xoá bỏ trước tư biện biện chứng. Đây cũng là sự thể hiện tính
chất thoả hiệp về chính trị của giai cấp tư sản Đức, Hêghen coi chế độ chuyên
chế Phổ là "hợp" quy luật, là hình thức cuối cùng và hoàn thiện của "ý niệm
tuyệt đối". Như vậy, Hêghen đã xây dựng một lâu đài triết học đồ sộ, nhưng ông
để cho con người sống trong một túp lều tranh của một hiện thực tồi tàn của
vương quốc Phổ. Cuối cùng sự phát triển về kinh tế - chính trị ở Đức đã làm nổ
tung sự điều hoà và chấm dứt bước chuyển tiếp ấy.
Đến giữa thế kỷ XIX, Lútvích PhoiơBắc (nhà triết học theo phái dân chủ
cấp tiến của giai cấp tư sản Đức) đã bàn đến những vấn đề con người và xã hội
nhiều hơn. Cùng với tự nhiên, con người là đối tượng chân chính của triết học.
Chính vì vậy ông đã gọi triết học của ông là triết học mới "Triết học tương lai về
nhân bản học - học thuyết về con người". Ông đã khôi phục chủ nghĩa nhất

nguyên về thế giới và con người theo chủ nghĩa duy vật. Theo PhoiơBắc, con
người là một bộ phận của tự nhiên, là một sinh vật có hình thể vật chất ở trong


6

không gian và thời gian. Không phải thượng đế tạo ra con người, mà con người
do giới tự nhiên đem lại. Không thể tách linh hồn ra khỏi thể xác được. ý thức
chỉ là thuộc tính của vật chất đặc biệt, chỉ có ở con người - đó là bộ óc. PhoiơBắc
tin tưởng vào khả năng nhận thức của con người. Con người vừa đủ các giác
quan cần thiết để có thể lĩnh hội được toàn bộ thế giới một cách đại thể.
Những quan điểm nhân bản đã làm PhoiơBắc nhìn nhận con người có tính
chất một chiều, phiến diện, càng không thể đánh giá đúng bản chất của con
người. PhoiơBắc quan niệm con người chỉ là một sinh vật thực thể mang những
thuộc tính sinh học bẩm sinh, có cảm giác chứ không phải là một sinh vật xã hội
có tính lịch sử cụ thể của nó. Đó chỉ là con người trừu tượng, chung chung có
tính tộc loại tổng hợp với những tính chất sinh lý và đạo đức nhất định, con
người đứng ngoài lịch sử, trên giai cấp với bản chất bất biến của nó. Ông tưởng
tượng ra một sự thống nhất linh thiêng của bản chất con người trong tất cả mọi
cá nhân, mọi thời đại, mọi nước. PhoiơBắc phản đối việc đồng nhất con người
với tư duy ý thức như chủ nghĩa duy lý trước kia đã quan niệm, song ông cho
rằng bản chất con người là sự thống nhất toàn vẹn của linh hồn và thể xác.
Nhưng bản chất con người trong quan niệm của ông chỉ là cảm tính, là đời sống
của ý trí và trái tim, là lương tâm, là tính đa dạng của những cảm xúc, của cá
nhân (yêu ghét, đau khổ, khao khát, hạnh phúc...). Tính chất tĩnh quan của chủ
nghĩa duy vật PhoiơBắc thể hiện rất rõ trong vấn đề ý thức. Trong việc xem xét
hoạt động của con người. Theo ông, con người chỉ phản ánh thế giới khách quan
một cách thụ động, ý thức chỉ là bản sao chép hình ảnh các sự vật một cách đơn
giản có tính chất tự nhiên chủ nghĩa. Ông hoàn toàn không nghiên cứu hoạt động
thực tiễn của con người, hoạt động cách mạng nhằm biến đổi hiện thực khách

quan. Cho nên, triết học mới của PhoiơBắc chỉ là để giải thích cái gì đã có chứ
không phải để thay đổi những gì đang có.


7

Như vậy, trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, việc con người tự nhận thức
về bản thân mình đã được nâng lên không ngừng, cùng với việc nhận thức tự
nhiên và xã hội. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng trong lịch sử, rất nhiều vấn đề
về con người chưa được giải quyết một cách thoả đáng, căn bản và triệt để. Loài
người chỉ có thể tìm thấy câu trả lời xác đáng cho mọi vấn đề về con người trong
triết học Mác-Lênin.
2. Bước ngoặt cách mạng về vấn đề con người trong triết học Mác-Lênin
Trước hết, Ăngghen đã khẳng định, trong phê phán triết học mới của
PhoiơBắc: Người ta chỉ đi từ con người trừu tượng của PhoiơBắc đến những con
người hiện thực sinh động. Nếu người ta xét những con người đó trong các hành
động lịch sử của họ... Sự sùng bái con người trừu tượng, cái hạt nhân đó trong
tôn giáo mới của PhoiơBắc tất cả được thay thế bằng khoa học nghiên cứu những
con người hiện thực, trong sự phát triển lịch sử của họ. Và thực sự Mác,
Ăngghen, Lênin đã chứng tỏ rằng, con người là điểm xuất phát và sự giải phóng
con người là mục đích cao nhất của triết học Mác-Lênin. Ngay trong tác phẩm
"Bản thảo kinh tế - triết học" năm 1844. Mác đã trình bày một cách rõ nét, hệ
thống và khái niệm con người theo quan điểm duy vật lịch sử. Khái niệm đó là
khái niệm đa nghĩa, con người không đơn giản là những cá nhân riêng biệt, là
phương thức tồn tại của con người trong thế giới và không đơn giản là chủ thể
trừu tượng của nhân loại. Mà con người là cá nhân đặc biệt, thực hiện trong nó
bản chất tộc loại và có mọi khả năng để phát triển. Đối với con người thì toàn bộ
lịch sử là quá trình sinh thành của nó, còn đối với lịch sử, con người thể hiện ra
là một chủ thể của sự phát triển lịch sử. Toàn bộ sự phát triển của con người thể
hiện ra là sự "tự tha hoá", là sự "lột bỏ". Xoá bỏ sự tha hoá đó là sự chiếm hữu

bản chất của con người. "Con người chiếm hữu bản chất toàn diện của mình một
cách toàn diện, nghĩa là như một con người hoàn toàn". Với quan niệm đó, Mác
chỉ ra sự hình thành phương thức tồn tại mới của con người.


8

Con người gắn với sự phát triển ngày một phong phú về đời sống của
mình, với việc tổ chức theo các mối quan hệ của con người, với sự thay đổi địa
vị của con người trong xã hội. Mác coi chủ nghĩa cộng sản là sự xoá bỏ một cách
tích cực "sự tự tha hoá" của con người, là "sự chiếm hữu một cách thực sự bản
chất của con người, bởi con người và vì con người, là việc "con người hoàn toàn
quay trở lại con người với tính cách là con người xã hội, nghĩa là có tính chất
người. Sự quay trở lại này diễn ra một cách có ý thức và có giữ lại tất cả sự
phong phú của sự phát triển đã đạt được" 1. Khẳng định vai trò của con người
trong việc cải biến tự nhiên, cải tạo xã hội, chủ nghĩa Mác khẳng định: Con
người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, mà còn là yếu tố
hàng đầu đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó
là chủ thể của quá trình lịch sử, của tiến bộ xã hội. Bằng lao động sản xuất, con
người cải tạo tự nhiên để thoả mãn nhu cầu của mình, đồng thời cải tạo cả bản
thân mình. Ăngghen viết: "Lao động là nguồn gốc của mọi của cải, lao động là
điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một
mức mà trên ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân
con người"2. Trong hoạt động lao động chinh phục tự nhiên, con người cải biến
tự nhiên và trên cơ sở đó, sáng tạo ra những điều kiện bảo đảm cho sự sinh tồn
của bản thân mình, sáng tạo ra lịch sử của chính mình, sản phẩm lao động của
con người thể hiện sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên. Con người bằng hoạt
động lao động sáng tạo của mình, chinh phục, cải biến tự nhiên không phải tư
cách là những thành viên của cộng đồng xã hội. Sống trong cộng đồng xã hội,
con người tất yếu có quan hệ với nhau, trao đổi hoạt động với nhau, nhất là trong

hoạt động lao động sản xuất, con người và xã hội không tách rời tự nhiên. Nó có
thể tồn tại, phát triển dựa vào tự nhiên và trên cơ sở biến đổi tự nhiên "Mọi khoa
1
2

C.M¸c, ¡ngghen, Toµn tËp, NXB CTQG, 1995, TËp 20, tr.641.
C.M¸c, ¡ngghen, Toµn tËp, NXB CTQG, Hµ néi. 1995, TËp 20, tr.641


9

ghi chép lịch sử đều phải xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy và những thay đổi
của chúng do hoạt động của con người gây ra trong quá trình lịch sử"3.
Với quan niệm đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã cho rằng, nếu
không có tự nhiên và xã hội thì con người không thể tiến hành sản xuất được.
Song đến lượt mình, sản xuất xã hội lại trở thành điều kiện tiên quyết để con
người cải biến tự nhiên, biến đổi xã hội trở thành nhân tố quyết định trực tiếp sự
tồn tại phát triển của con người, của xã hội loài người. Trình độ sản xuất của con
người càng cao thì càng có điều kiện để thoả mãn nhu cầu vật chất của mình và
do đó càng làm phong phú thêm đời sống xã hội, đời sống tinh thần của con
người, thông qua đó tự phát triển mình, phát triển xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Mác- Ăngghen khẳng định: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát
triển của lịch sử, của tiến bộ xã hội. Lịch sử loài người là lịch sử của con người,
do con người và vì con người. Phát triển xã hội trước hết có nghĩa là "phát triển
sự phong phú bản chất con người, coi như là một mục đích tự thân".
Mục tiêu cao cả, ý nghĩa vĩnh hằng, bản chất nhân đạo, thước đo nhân văn,
sự phát triển tiến bộ xã hội là phát triển con người, đưa "con người từ vương
quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do". "Để sản xuất ra những con người
phát triển toàn diện, cần phải có một nền kinh tế phát triển cao, một nền văn hoá
tiên tiến, một nền khoa học kỹ thuật hiện đại, một nền giáo dục phát triển và việc

tạo ra những thành tựu kinh tế xã hội đó không chỉ là một phương pháp để tăng
thêm nền sản xuất xã hội mà còn là một phương thức duy nhất để sản xuất ra
những con người phát triển một cách toàn diện"4. Điểm đặc biệt của triết học
Mác - Lênin còn thể hiện khi xem xét giải quyết vấn đề tương quan giữa nhân tố
sinh học và nhân tố xã hội trong bản chất của con người. Các nhà kinh điển cho
rằng cái quyết định trong con người là cái xã hội. Con người và xã hội không
tách rời nhau và chỉ có trong xã hội, trong khuôn khổ của hoàn cảnh xã hội cụ
33
4

S®d, TËp 26, tr.168
S®d, TËp 23, tr.688


10

thể, con người mới tồn tại với tư cách con người, ý thức tư duy của con người
xuất hiện như là sản phẩm xã hội, do đó là tính thứ hai trong sự tồn tại của xã hội
của con người. Từ phê phán con người của PhoiơBắc, Mác khẳng định "bản chất
con người không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.
Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội"5.
Như vậy đã xác định rõ bản chất xã hội của con người, nhấn mạnh ý nghĩa
của những mối liên hệ, những đặc tính xã hội của con người. Chủ nghĩa Mác
tuyệt đối không cào bằng những đặc thù của cá nhân riêng biệt, không hạ thấp
những phẩm chất đặc thù nhân cách. Mặt sinh học của con người là những quy
luật sinh học nói chung, như những đặc điểm về cơ cấu chức năng của cơ thể,
ảnh hưởng của môi trường đối với hoạt động cơ thể, đặc tính di truyền, một số
nét tâm lý biểu hiện đặc tính phản ánh cấp thấp: tri giác, cảm tính, hoạt động thụ
cảm và phân tích...
Chính mặt xã hội của con người đã làm cho mặt sinh học trong con người

phát triển ở một trình độ khác hẳn về chất đối với những động vật khác. Bằng hoạt
động lao động sáng tạo, con người đã vượt lên trên các động vật không chỉ ở trong
mối quan hệ với xã hội mà cả ở trong mối quan hệ sinh học. Thậm trí mặt sinh học
trong con người cũng không tồn tại bên cạnh mà tồn tại ngay trong con người xã
hội, khó có thể phân biệt đâu là mặt sinh học, đâu là mặt xã hội, chỉ có trong nhận
thức chúng ta mới tách chúng ra được mà thôi. Đặc điểm sinh học của con người
chính là ở chỗ con người đã được chuẩn bị về mặt di truyền học để tiếp thu hình
thái xã hội của sự vận động vật chất, đặc biệt là cấu tạo bộ óc. Con người, ngoài sự
di truyền còn có sự kế thừa xã hội, bằng con đường giáo dục, chương trình này
truyền lại kinh nghiệm của những thế hệ trước cho thế hệ sau. Mặc dù chương trình
kế thừa về mặt xã hội không được ghi lại trong các gien di truyền, nhưng nó vẫn
biểu hiện như nguyên nhân bên trong của sự phát triển cá nhân nhưng nó không
5

S®d, TËp 3, tr.11.


11

thực hiện một cách tự động tách rời với di truyền nhận được từ cha mẹ. Những đặc
điểm di truyền của từng người vừa bảo đảm những thuộc tính sinh học của mình,
vừa bảo đảm để con người tiếp thu chương trình xã hội.
Lê nin nhận xét, trong xã hội có đứa bé lọt lòng đã bú ngay phải cái tâm lý
tư hữu từ dòng sữa mẹ. Như thế không phải cái tâm lý đó đã được truyền lại
bằng con đường di truyền sinh học mà là bằng con đường kế thừa xã hội. Bởi vì
những điều kiện môi trường lặp lại trong hàng loạt thế hệ đã ảnh hưởng đến việc
con người tiếp thu những hành vi xã hội nhất định nào đó. Lịch sử loài người đã
diễn ra bên cạnh sự tiến hoá di truyền. Nhưng sự tiến hoá này chậm chạp vô
chừng nếu so với sự tiến hoá xã hội. Quyết định sự tiến bộ của loài người không
phải là nguyên nhân sinh học mà là nguyên nhân xã hội, là sự phát triển của lực

lượng sản xuất, của các cuộc cách mạng xã hội. Chương trình di truyền chỉ là cơ
sở, là khả năng cho sự phát triển năng lực và phẩm chất con người. Chỉ có bằng
con đường rèn luyện, giáo dục làm cho mọi người có điều kiện tiếp thu tất cả
những thành tựu của nền văn hoá vật chất và tinh thần đã được gắn chặt trong
chương trình xã hội, mới có thể tạo ra những năng lực và phẩm chất tốt đẹp của
con người.
Chủ nghĩa Mác-Lênin không xem nhẹ tính sinh học của con người, bỏ qua
việc tiếp thu những thành tựu của sinh học và di truyền học. Khi nghiên cứu
những hành vi của những người cụ thể thì không chỉ xét đến những điều kiện xã
hội, mà còn phải xét đến cả những điều kiện sinh học (và điều kiện tự nhiên nói
chung). Nói một cách khác, phải xem xét cả những mầm mống tự nhiên của con
người mà bằng cách này hay cách khác đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển
năng lực người. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin chưa bao giờ nói rằng
mọi người đều có năng lực ngang nhau. Quan niệm bình đẳng của Chủ nghĩa
Mác-Lênin là sự bình đẳng xã hội chứ không phải là sự bình đẳng về mặt sinh
học, bình đẳng về năng lực. Bởi thế nên "hành vi" của các dân tộc, các giai cấp,


12

các tập đoàn xã hội được quy định về mặt xã hội thì trong sự quy định hành vi
của từng con người cụ thể cần phải tính đến sự tác động qua lại hết sức phức tạp
giữa mặt xã hội và mặt sinh vật.
Như vậy, tương ứng với luận điểm mà Mác nêu ra về bản chất của con
người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội trong tính hiện thực của nó, thì con
người chính là một thực thể xã hội. Cùng với điều đó cũng cần phải khẳng định
rằng con người là một bộ phận của tự nhiên, là một thực thể sinh học, tổ chức
sinh học của thực thể người là một cái gì đó có giá trị tự thân. Việc nhìn nhận,
đánh giá con người trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố sinh học và
yếu tố xã hội là phương pháp luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa duy vật

biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Mặt khác, quan niệm của triết học Mác Lênin khi xem xét bản thân con
người từ các quan hệ xã hội không phải đơn giản, thô thiển như một phép tính
cộng các quan hệ xã hội, hoặc chỉ tính đến quan hệ giai cấp, quan hệ chính trị.
Theo quan điểm duy vật lịch sử, quan hệ sản xuất là cơ sở của các quan hệ xã hội
khác, nhưng các quan hệ xã hội khác có tính độc lập tương đối. Bản thân quan hệ
sản xuất là quan hệ của con người trong quá trình sản xuất.
Các quan hệ xã hội quy định bản chất của con người được triết học MácLênin xem xét không tách rời, cô lập với quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Hơn nữa, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin đòi hỏi phải xem xét các
quan hệ xã hội cấu thành bản chất con người trong sự liên hệ "tổng hoà" giữa
chúng. Mặt khác, không chỉ là tổng hoà của các quan hệ kinh tế với chính trị và
văn hoá, đạo đức và pháp quyền... mà còn phải xem xét mặt vật chất và tinh
thần, mặt không gian và thời gian của các quan hệ xã hội. Trong sự tổng hoà này,
đặc biệt cần thấy rõ sự thống nhất chung toàn nhân loại với cái đặc thù giai cấp
và dân tộc trong cái riêng của mỗi cá nhân con người. ở đây, cái riêng chỉ tồn tại
trong mối quan hệ với cái chung, những cái chung chỉ là "một bộ phận, một khía


13

cạnh hay một bản chất" của cái riêng. Sự xem thường cái cá nhân, cái nhân loại
trong việc giải quyết những vấn đề chính trị xã hội là biểu hiện xa lạ với quan
điểm Mác xít. Mặt khác, cũng cần phải phê phán, thổi phồng cái chung toàn
nhân loại, hạ thấp đặc thù của cái giai cấp, dân tộc... nếu quan niệm trừu tượng
về con người là một hạn chế của các học thuyết triết học trước Mác, thì ngày nay
việc thổi phồng tính chung nhân loại của con người thường lại là cách che đậy
tính giai cấp của các quan điểm chính trị phản động nhất định.
Như vậy, Mác, Ăngghen, Lênin đã tạo ra bước ngoặt cách mạng trong
nhận thức và quan niệm về vấn đề con người - một vấn đề, một hiện tượng phức
tạp nhất trong lịch sử. Không chỉ dừng lại ở sự phân tích khoa học về bản chất

con người mà chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét con người trong sự thống nhất giữa
bản chất và tồn tại, giữa lý luận và thực tiễn. Công lao bất hủ của các ông chính
là ở chỗ đã làm cho người ta thấy "sự phù hợp giữa sự biến đổi của hoàn cảnh và
hoạt động của con người, chỉ có thể xét và hiểu một cách hợp lý như là thực tiễn
cách mạng"6.
Cần phải coi lịch sử như một quá trình tự sinh của con người, do con
người thực hiện quá trình cải tạo thế giới. Đối với triết học Mác-Lênin, quá trình
xây dựng và phát triển của con người là sự tác động của điều kiện khách quan,
thống nhất với quá trình tự biến đổi, phát triển của con người. Quá trình đó được
thực hiện trong tiến trình hoạt động của chính con người.
Thực tiễn phát triển lịch sử của nhân loại đã chứng minh tính đúng đắn của
những tư tưởng, quan niệm đó của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác. Lịch sử xã hội
loài người đã trải qua nhiều nấc thang phát triển khác nhau, nhiều chế độ xã hội có
trình độ khác nhau, ứng với mỗi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát
triển của lịch sử xã hội là xã hội với những con người tương ứng. Những con người
ấy vừa là sản phẩm của xã hội, vừa là chủ thể cải tạo xã hội. Xã hội càng phát triển
6

S®d, TËp 2, tr.493


14

thì càng tạo ra những con người phát triển cả về năng lực, trình độ, thể chất.... Đồng
thời những con người ấy lại chính là chủ thể để cải biến xã hội.
3. Ý nghĩa đối với việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi
mới ở nước ta hiện nay
Những tư tưởng của triết học Mác - Lênin về con người tuy đã ra đời cách
đây hơn 150 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Lần
đầu tiên trong lịch sử, triết học Mác - Lênin đã đưa lại cho chúng ta một phương

pháp luận đúng đắn, thế giới quan khoa học cách mạng trên cơ sở của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong xem xét và nhận thức về
con người một cách khoa học, đồng thời các nhà kinh điển đã đặt ra vấn đề phải
giải phóng con người, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội thoát khỏi mọi bất
công trong xã hội. Những tư tưởng đó có ý nghĩa to lớn trong tiến trình phát triển
của nhân loại đấu tranh cho mục tiêu cao cả, những tiến bộ xã hội trong thế kỷ
XX vừa qua và càng có ý nghĩa đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Tiếp cận với Chủ nghĩa Mác - Lênin, từ phương pháp luận về vấn đề con
người, trong toàn bộ sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã lĩnh hội và vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam, xây dựng nên hệ
thống những quan điểm, tư tưởng, nội dung các vấn đề về con người một cách
sâu sắc. Hồ Chí Minh luôn coi các vấn đề của con người, bản chất con người, sự
nghiệp trồng người là mục tiêu, là trách nhiệm vẻ vang trong cuộc đời hoạt động
của mình. Từ lá thư đầu tiên gửi Cụ Phan Chu Trinh năm 1913 đến lời di chúc
cuối cùng, vấn đề tha thiết nhất mà Hồ Chí Minh thường đề cập là các vấn đề
thuộc về con người. Mong muốn cháy bỏng trong suốt cuộc đời hoạt động của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm sao cho dân ta, những người cùng khổ, trẻ em,
thanh niên, phụ nữ, những người già cả đều vui vẻ, khoẻ mạnh, ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và sống trong hoà bình, trong tình hữu nghị,
tình yêu thương và niềm hạnh phúc.


15

Hồ Chí Minh quan niệm rằng con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa
là động lực phát triển của lịch sử. Con người sinh ra trong xã hội, do đó các hoàn
cảnh xã hội làm nảy sinh trong con người cả cái thiện và cái ác. Vì lẽ đó, khi
kiến tạo một xã hội mới, theo quan niệm của Hồ Chí Minh trước hết phải tích
cực, chủ động xây dựng những con người, những nhân cách cho xã hội đó. Xã
hội nào cũng có những con người đại diện cho nó. Xã hội phong kiến ở Việt

Nam, có những nhân cách kẻ sỹ, bậc trượng phu, người quân tử làm nòng cốt
xây dựng xã hội ấy. Xã hội tư sản đã coi các thương gia, các nhà tư bản là nòng
cốt xây dựng xã hội đó. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục tiêu phấn đấu trong
cuộc cách mạng của chúng ta là chủ nghĩa xã hội, vì vậy “muốn có chủ nghĩa xã
hội thì trước hết phải có những con người mới xã hội chủ nghĩa”.
Con người xã hội chủ nghĩa vừa là sản phẩm sinh thành của quá trình phát
triển xã hội mới, vừa là kết quả của hoạt động lao động sản xuất tích cực. Con
người xã hội chủ nghĩa là những con người có phẩm chất rất mới mà xã hội cũ
không có. Con người xã hội chủ nghĩa khác với nhân cách của kẻ sỹ, thương gia,
trượng phu, quân tử, nhà tư bản. Đó là những con người được hình thành không
chỉ gắn với tiến trình cách mạng của nhân dân, mà nó còn phải đại diện cho các
giá trị đạo đức mới, lý tưởng của xã hội mới. Đó là những con người kiên quyết
chống áp bức và bóc lột, coi lao động là nguồn sống, là trách nhiệm, là vinh dự,
là nguồn tạo ra hạnh phúc. Đó là những con người có tình yêu sâu sắc với đồng
loại, yêu những người lao động nghèo khổ trên thế giới. Nhân tố cơ bản tạo
thành tính cách của những con người như vậy là tính cách mạng của nó. Con
người vừa có đạo đức trong sạch, vừa có lý tưởng cao đẹp.
Những quan điểm, tư tưởng trên đây và những lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: "Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta
phải hết sức tránh", "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng
người", "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người mới xã hội


16

chủ nghĩa" đã trở thành những tư tưởng xuyên xuốt toàn bộ sự nghiệp cách mạng
của Đảng ta trong thế kỷ XX, trong những năm đầu và những năm tiếp theo của
thế kỷ XXI.
Thực tế chứng minh rằng, những tư tưởng vĩ đại về con người của các nhà
kinh điển, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào

điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Con người và nhân tố con người đã trở thành mục
tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, và “chiến lược con người” được
Đảng và Nhà nước ta xác định trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới đất
nước, trong hệ thống các chính sách xã hội là phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh nước ta. Mỗi con người Việt Nam sẽ tự vươn lên và khẳng đinh đúng diện
mạo của mình trong đời sống xã hội.
Trước đây, trong một thời gian dài do nhận thức không đúng và thực hiện
không có hiệu quả trên phương diện lý luận cũng như trong thực hiện chính sách
xã hội cho nên không phát huy hết được mọi tiềm năng, trí sáng tạo của con
người Việt Nam, coi lợi ích của tập thể là cái cao cả, cái tốt đẹp và hoàn thiện
nhất, vì vậy, mà lợi ích của cá nhân, của người lao động bị xem nhẹ, thậm trí cho
rằng quan tâm đến lợi ích cá thể là tính xấu, là cái mà cần phải lên án.... Đặc biệt
là trong thời gian dài của chế độ bao cấp, đã có lúc lợi ích riêng của cá nhân bị
xem nhẹ, không được khuyến khích phát triển. Như vậy đã làm triệt tiêu động
lực của sự phát triển, làm lu mờ, cũng như không phát huy được tài năng của
mỗi cá nhân và con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đánh đồng giữa lợi
ích của nhân tố con người với các nhân tố khác, nói cách khác chỉ thấy con
người như một phương tiện của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Các Mác và Ăngghen đã dùng khái niệm con người không phải với tư cách
là một phạm trù độc lập, mà những di sản của các ông để lại chính là phương pháp
luận nghiên cứu con người một cách khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát
triển. Nghiên cứu nhân tố con người dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin,


17

Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chúng ta phải thấy được
con người vừa có tính chủ thể, vừa có tính khách thể, phải thấy được hoạt động
của con người vừa có tính chủ thể, vừa có tính khách thể, hoạt động ấy được gắn
chặt với các hoạt động xã hội khác. Vì thế nhân tố con người phải được xác định

là nhân tố trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Có như vậy thì mới khai
thác tối đa tinh thần và tài trí của con người, vì con người và do con người.
Ngày nay, trước sự nghiệp công nghiệp hoá, hện đại hoá đất nước nhằm
phát triển lực lượng sản xuất thì yếu tố con người vẫn luôn luôn là yếu tố quyết
định. Những tư tưởng, quan niệm về con người của Chủ nghĩa Mác Lê nin, của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nhận thức lại ngày càng đúng đắn hơn, rõ ràng
hơn. Việc nhận thức đúng đã đặt cơ sở khoa học vững chắc cho sự lựa chọn con
đường xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trong đó nhân
tố con người phải vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Văn kiện Đại hội VIII của Đảng khẳng định “Trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố
cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” 7. Trong nhận thức và hành động,
Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, những chính sách xã hội hợp lý,
đặc biệt chú trọng và coi nhân tố con người là trung tâm cho sự phát triển, coi
trọng lợi ích của cá nhân cũng như của mọi thành viên trong xã hội, giải quyết
hài hòa giữa lợi ích chung và lợi ích riêng trong mối quan hệ biện chứng thống
nhất. Chúng ta nhận thức rằng: phát triển nguồn lực con người không chỉ tạo ra
động lực của sự phát triển mà còn là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Đại hội IX, Đảng ta chỉ rõ mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm
2020 là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghệp theo hướng hiện đại;
nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực
7

T×m hiÓu v¨n kiÖn §¹i héi VIII cña §¶ng, NXBCTQG, HN.1996. tr.41.


18

kinh t, quc phũng, an ninh c tng cng; th ch kinh t th trng nh

hng xó hi ch ngha c hỡnh thnh v c bn; dõn giu, nc mnh, xó hi
cụng bng, dõn ch, vn minh; v th ca nc ta trờn trng quc t ngy cng
c nõng cao.
Cụng nghip húa, hin i húa Vit Nam hin nay c tin hnh trong
bi cnh thi i ó cú nhng thay i ln, nm trong khụng gian v thi gian
phỏt sinh nhng tỏc ng ch yu ca cuc cỏch mng cụng ngh ln th ba, mt
cuc cỏch mng m ng lc ch yu ca nú l sc sỏng to v trớ tu ca ngi
lao ng, do vy vn con ngi cng cú tm quan trng chin lc c bit.
Ngoi ra, trong quỏ trỡnh phỏt trin, cn c bit chỳ trng n vn ni lc.
Nu khụng xut phỏt t ni lc thỡ khụng th cú phỏt trin bn vng. Ngh quyt
Hi ngh Trung ng VII/Khúa VII ó khng nh: Ly vic phỏt huy ngun
lc con ngi lm yu t c bn cho s phỏt trin nhanh v bn vng. Vn kin
i hi VIII cng ó xỏc nh: Nõng cao dõn trớ, bi dng v phỏt huy ngun
lc to ln ca con ngi Vit Nam l nhõn t quyt nh thng li ca cụng cuc
cụng nghip húa, hin i húa8.
Tng hp nhng quan im, t tng ca Ch ngha Mỏc Lờnin, T tng
H Chớ Minh v nhng ni dung c bn t nhng vn kin, ngh quyt, ch
trng chin lc ca ng, cú th khỏi quỏt phng phỏp lun trong vic phỏt
huy tt ngun lc con ngi trong thi k i mi t nc hin nay:
Mt l: Cn phi tng bc hon chnh chớnh sỏch xó hi nhm phỏt huy
mi phm cht, ti nng v trớ tu con ngi.
Chớnh sỏch xó hi l chớnh sỏch i vi con ngi, ca con ngi v vỡ
con ngi. Chớnh sỏch xó hi phi hng n mc ớch nõng cao phỳc li cho
nhõn dõn, to iu kin gii phúng mi nng lc ca con ngi, t con ngi
v trớ trung tõm ca thi i, khụng ngng ci thin i sng nhõn dõn.
8

Đảng CS Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VIII, NXB CTQG, H. 1996.tr.114.



19

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải được đặt trong mối
quan hệ với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển nhân cách, trí lực, thể lực,
tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng dân
tộc Việt Nam. Việc không ngừng gia tăng tính tự giác, năng lực, làm tăng sáng
tạo của mỗi người, việc phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân kết hợp
với sức mạnh tập thể lao động của cả cộng đồng dân tộc trên một cơ sở nền tảng
tinh thần vững chắc phải được coi là định hướng chiến lược cho việc phát huy,
bồi dưỡng nhân tố con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.
Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các doanh nghiệp và từng cá nhân
phát huy mọi tiềm năng sẵn có của mình. Giải quyết việc làm, khuyến khích các
ngành nghề truyền thống, tự do hành nghề, phát triển dịch vụ việc làm, khuyến
khích làm giàu hợp pháp, gắn chặt với việc xóa đói giảm nghèo, chú ý đến đời
sống của nhân dân ở vùng xâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, thành lập các
quỹ từ thiện, nhân đạo, xây dựng các phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Lá lành
đùm lá rách”... sâu rộng trong các tầng lớp dân cư.
Hai là: Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, làm cho giáo
dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu nhằm mục đích để nâng cao dân
trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Đây là vấn đề cơ bản, cốt lõi để phát triển con người, quyết định đến việc
tạo ra nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thông qua giáo dục đào tạo, chúng ta sẽ tạo ra được một thế hệ người Việt Nam
có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, có đủ tri thức và năng lực
để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Chỉ có thể tăng
trưởng nguồn lực con người khi quá trình hiện đại hoá các ngành giáo dục, văn
hoá, văn nghệ, bảo vệ sức khoẻ, dân số và kế hoạch hoá gia đình, gắn liền với
việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc.



20

Trong những năm vừa qua, do nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích mọi người dân học tập
nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, trên cơ sở đổi mới hệ thống giáo dục, tổ chức
biên soạn hệ thống giáo trình, giáo khoa, xây dựng lại trường lớp, phổ cập giáo
dục, xây dựng những khu công nghệ và ứng dụng những thành tựu khoa học tiên
tiến trên thế giới với mục tiêu mọi người dân ở mọi lứa tuổi khác nhau đều được
đến trường học tập. Mặc dù vậy, giáo dục đào tạo cũng còn nhiều vấn đề bất cập,
như: việc thống nhất nội dung chương trình đào tạo ở các nhà trường trong cả
nước, trình độ quản lý giáo dục đào tạo còn nhiều thiếu sót, cơ cấu đào tạo chưa
hợp lý, những vấn đề về thi cử, tuyển chọn, vấn đề đào tạo chưa gắn với sử dụng
nên chưa khai thác hết trí tuệ của con người đã đựơc đào tạo ...
Để giải quyết tốt vấn đề con người, Đảng và Nhà nước phải coi trọng hơn
nữa và đầu tư cho giáo dục một cách thỏa đáng. Mục tiêu của giáo dục đào tạo
trong giai đoạn hiện nay là: nhanh chóng đào tạo lớp người lao động có kiến
thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy
cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học công nghệ, xây dựng đội ngũ
công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh
doanh, nhà quản lý có đủ đức, tài. Mô hình con người Việt Nam cần hướng tới,
như văn kiện Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ là con người “phát triển toàn diện về
chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng
đồng, làng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình có lối sống văn hoá, quan hệ
hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội”. Để thực hiện tốt mục tiêu, mô hình
đó, cần phải đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và
học tập; gắn chặt hơn nữa với mục tiêu kinh tế, xã hội, trên cơ sở công nghệ hiện
đại kết hợp chặt chẽ với công nghệ truyền thống được nâng cao; tăng cường hơn
nữa học với hành, học chữ với học nghề, nhà trường với gia đình và xã hội; huy



21

động các lực lượng xã hội và thông tin đại chúng tham gia kế hoạch giáo dục
thường xuyên, giáo dục liên tục, giáo dục suốt đời, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dạy: “Học hành là vô cùng, học càng nhiều, biết càng nhiều càng tốt”.
Ba là: Thực hiện tốt dân chủ hóa đời sống xã hội, thường xuyên đổi mới
và hoàn chỉnh cơ chế quản lý của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Con người chỉ có thể phát triển toàn diện trong một môi trường dân chủ
thực sự. Ở đó, con người được bảo đảm đầy đủ các quyền lợi về chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội.... Dân chủ hóa xã hội sẽ tạo ra một tâm trạng xã hội năng
động, kích thích con người vươn tới các tầm cao, đồng thời góp phần tích cực
vào việc khắc phục những hiện tượng xâm phạm quyền con người.
Dân chủ hóa xã hội chỉ được bảo đảm khi thực hiện tốt một trong những
giải pháp là xây dựng, đổi mới công tác quản lý của nhà nước theo hướng phát
huy tốt quyền làm chủ của nhân dân.
Phải luôn bảo đảm cho công tác quản lý của Nhà nước thực sự là của nhân
dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đổi mới phương thức hoạt động của
các thành tố trong hệ thống chính trị xã hội, đặc biệt là việc xây dựng Nhà nước
thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân bằng các công cụ quản lý, các
thiết chế, các tổ chức quản lý có tác dụng to lớn trong việc phát huy dân chủ xã
hội hướng đến nhân tố con người. Cơ chế quản lý của Nhà nước là con đường,
cách thức để con người vừa phát huy tốt vai trò làm chủ xã hội, tham gia tích cực
vào các hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động xã hội, vì vậy nhân tố con người
càng được phát huy tốt hơn. Đồng thời phải thực hiện tốt việc củng cố, xây dựng
đội ngũ cán bộ, tinh giản bộ máy theo hướng tinh gọn, kiện toàn hệ thống pháp
chế bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh của pháp chế xã hội chủ nghĩa.



22

Bn l: K tha v phỏt huy nhng giỏ tr tinh thn, o c, thm m,
bi dng truyn thng u tranh ca dõn tc Vit Nam, xõy dng v gi gỡn
bn sc dõn tc Vit Nam.
Vn hoỏ l nn tng tinh thn ca xó hi, l "ngun lc ni sinh quan
trng nht ca phỏt trin", "vn hoỏ thm sõu vo i sng v hot ng xó hi,
vo tng ngi, tng gia ỡnh, tng tp th v cng ng, tng a bn dõn c,
vo mi lnh vc sinh hot v quan h con ngi" 9. phỏt trin con ngi, to
ngun nhõn lc cho s nghip cụng nghip hoỏ, hi i hoỏ t nc, chỳng ta
khụng th khụng phỏt huy nhng giỏ tr o c, tinh thn ca vn hoỏ dõn tc,
k tha xõy dng nhng nhõn cỏch vn húa. ng thi, cng cn phi coi
trng c bit n vic xõy dng nn vn húa Vit Nam tiờn tin m bn sc
dõn tc. Bi vỡ, u t cho vn hoỏ l u t cho s phỏt trin lõu bn, s phỏt
trin vn hoỏ v con ngi l s phỏt trin song hnh, vn hoỏ m bo cho s
phỏt trin hi ho tt c cỏc mt trong quy nh bn cht con ngi.
Thc hin tt vn ny tc l s xõy dng c nhng con ngi xó hi
ch ngha cú o c, tõm hn trong sỏng, cú tỡnh cm v li sng lnh mnh, cú
nhõn cỏch vn húa ỳng vi bn sc, thun phong m tc ca dõn tc Vit Nam,
khụng lai cng, khụng chy theo li sng thc dng, u tranh chng s thõm
nhp ca cỏc loi vn húa c hi, chng t tng kớch ng thự ch, mt gc;
khuynh hng sựng ngoi, bt chp o lý, xõm hi n thun phong, m tc v
nhng giỏ tr tt p ca dõn tc Vit Nam.
Xõy dng, phỏt trin, bo tn nhng giỏ tr truyn thng, k tha chn lc
nhng tinh hoa vn húa ca nhõn loi phi theo ỳng nh hng xó hi ch
ngha. Cn phi xõy dng xó hi ta thnh mt xó hi cụng bng, nhõn ỏi, thit lp
quan h xó hi thc s tt p v tin b gia ngi vi ngi trong sn xut v
trong i sng xó hi, trờn c s ú tng nhanh hiu qu kinh t - xó hi.
9


Văn kiện Hội nghị BCHTW lần 3, khoá VIII, NXB CTQG, HN, 1998, tr.34,35.


23

Năm là: Tập trung mọi nỗ lực để xây dựng những con người mới xã hội
chủ nghĩa.
Phát triển con người cũng là quá trình xây dựng và hoàn thiện nhân cách
của những con người mới xã hội chủ nghĩa. Đó chính là quá trình tạo ra những
con người giác ngộ xã hội chủ nghĩa sâu sắc, có lập trường tư tưởng vững vàng,
có kiến thức sâu, rộng về chuyên môn nghiệp vụ, là con người có tinh thần và
năng lực làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và bản thân, là những con người lao
động mới, lao động có kỷ luật, năng suất, kỹ thuật và văn hoá. Kết hợp hài hoà
sự phát triển phong phú về tinh thần, trong sạch về đạo đức, thể lực tốt, có tinh
thần yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế của giai cấp công nhân.
Những con người mới trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước phải là những con người không ngừng phát huy tính tích cực cá nhân, biết
làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, biết giữ gìn và phát huy các giá
trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, có tư duy
sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức
và kỷ luật, có sức khoẻ, đủ sức gánh vác công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Có thể nói đây là những nét nổi trội mà con người Việt Nam hiện nay cần có so
với các giai đoạn trước đây. Nó phản ánh nét đặc thù của quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa đảm bảo cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng
và không ngừng phát triển cho thế hệ trẻ. Để bồi dưỡng và phát triển nhân tố con
người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhất thiết phải từng bước hiện đại hoá đất
nước và đời sống xã hội.

Phương pháp luận về vấn đề phát huy nguồn nhân lực con người không
chỉ có giá trị đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói


24

chung mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, xây dựng quân đội.
Trong xây dựng và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, yếu tố con người là yếu
tố cơ bản, then chốt, quyết định đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng,
xây dựng tiềm lực quốc phòng. Việc chăm lo, phát triển nguồn lực con người trong
hoạt động quân sự có ý nghĩa đặc biệt, bởi vì nhân tố con người quyết định sự
trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta trong suốt những năm
kháng chiến và xây dựng quân đội trong giai đoạn hiện nay và tiếp theo.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản
động đang tìm mọi cách để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” hòng chống
phá ta trên tất cả các lĩnh vực, nhất là chống phá ta về vấn đề con người. Bên
cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ thường
xuyên tác động đến con người trong hoạt động quân sự. Vì thế, mọi cán bộ,
chiến sỹ phải không ngừng nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu
thắng lợi, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống hạnh
phúc của nhân dân lao động. Cần luôn luôn thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: “Trong bầu trời, không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không
có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. “Trong xã hội không có gì
tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân”10.
Do tính chất và nhiệm vụ của hoạt động quân sự rất phức tạp và khó khăn.
Người chiến sỹ phải hoạt động trên một điạ bàn trải rộng ở khắp cả nước, biên
giới và hải đảo, kể cả những vùng xa xôi và hẻo lánh. Để đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó thì mục tiêu cơ bản trong việc xây
dựng Quân đội hiện nay là phải chăm lo, phát huy nguồn lực con người, xây

dựng được những quân nhân có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung
thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, tin tưởng vào thắng lợi của chế độ xã
10

Hå ChÝ Minh, toµn tËp, NXBCTQG , H.1987. TËp 7. tr.544.


25

hội chủ nghĩa. Giáo dục, bồi dưỡng được những quân nhân “vừa hồng thắm, vừa
chuyên sâu”, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ sẵn
sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, tham gia tích cực vào việc xây dựng kinh
tế, phát triển đất nước.
Vận dụng phương pháp luận triết học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
vào việc xây dựng nhân tố con người trong quân đội giai đoạn hiện nay, cần phải
thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần luôn nhất quán nhận thức ở lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy các
cấp về vấn đề con người, xây dựng nhân tố con người là yếu tố quyết định sự
trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quân đội, nên tập trung mọi nguồn
lực vào việc xây dựng con người, tổ chức trong quân đội vững mạnh.
Thứ hai, coi trọng giáo dục đào tạo, huấn luyện, đào luyện nên những
quân nhân có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
quân sự giỏi phù hợp với từng chuyên môn, chuyên ngành đáp ứng tốt với yêu
cầu xây dựng quân đội.
Thứ ba, phải có hệ thống các chính sách đúng đắn đối với việc nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của quân nhân, quan tâm giải quyết tốt chính sách
hậu phương quân đội.
Thứ tư, Chăm lo phát triển văn hoá quân nhân, làm cho văn hoá thấm sâu
vào tinh thần của quân nhân, văn hoá sẽ làm thức tỉnh những yếu tố tích cực,
những yếu tố chân, thiện, mỹ trong phẩm chất, năng lực của quân nhân.

Thứ năm, quan tâm, xây dựng những con người mới trong quân đội,
những quân nhân phát triển toàn diện, về mọi mặt, họ phải là những điển hình
trên các mặt giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, chiến đấu, công tác, tham
gia lao động xây dựng kinh tế....
KẾT LUẬN


×