Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng xét xử VAHS và vấn đề tăng thẩm quyền xét xử hình sự của Toà án Nhân Dân huyện Hoằng Hoá. Khảo sát nhu cầu thực tế cung ứng dịch vụ pháp lý tai địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.28 KB, 45 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Tòa án nhân dân huyện Hoằng Hóa

Sinh viên: Lê Thị Lan

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

...............................................................................................................................1
Tòa án nhân dân huyện Hoằng Hóa..................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................2
A. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1
B. NỘI DUNG......................................................................................................4
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN HOẰNG HÓA4
I. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................................4
II. Cơ cấu tổ chức................................................................................................................6
1. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................6
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn....................................................................................7
2.1 Chức năng chung của Toà án Nhân Dân Huyện Hoằng Hoá........................................7
2.2 Chánh án Toà án Nhân Dân huyện Hoằng Hoá............................................................7
2.3 Thẩm phán.....................................................................................................................7

PHẦN II. THỰC TRẠNG XÉT XỬ VAHS VÀ VẤN ĐỀ TĂNG THẨM


QUYỀN XÉT XỬ HÌNH SỰ..............................................................................9
I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI....................................................................................................9
.............................................................................................................................................9
1.Tính cấp thiết...................................................................................................................9
2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................10
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................11
4. Ý nghĩa, giá trị ứng dụng của đề tài..............................................................................11
II. THỰC TRẠNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN
HOẰNG HÓA...................................................................................................................12
1. LÍ LUẬN.......................................................................................................................12
1.1 khái niệm.....................................................................................................................12
1.2. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động XXST vụ án hình sự...............................................12
1.3. Quy trình thủ tục xét xử vụ án hình sự.......................................................................13
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ TAND HUYỆN HOẰNG
HÓA..................................................................................................................................13
2.1. Thực trạng..................................................................................................................13
2.2. Đánh giá.....................................................................................................................15
2.2.1. Ưu điểm...................................................................................................................15
2.2.2 Hạn chế....................................................................................................................17
III. VẤN ĐỀ TĂNG THẨM QUYỀN XÉT XỬ HÌNH SỰ CỦA TAND HUYỆN
HOẰNG HÓA. .................................................................................................................18
1. Vấn đề đặt ra.................................................................................................................18
2. Tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện theo qua trình của luật.......................19
3. Thực tiễn và thách thức.................................................................................................20
3.1. Thực tiễn....................................................................................................................20
3.2. Mặt đạt được..............................................................................................................21
3.3. Mặt hạn chế, thách thức.............................................................................................22

PHẦN III. KHẢO SÁT THỰC TẾ CUNG ỨNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TẠI
ĐỊA PHƯƠNG...................................................................................................24

Sinh viên: Lê Thị Lan

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

I. VÌ SAO XÃ HỘI CẦN ?...............................................................................................24
1. Dân nghèo gắn với cái eo pháp luật..............................................................................24
2. Đi tìm công lí - quýt làm cam chịu !.............................................................................27
..........................................................................................................................................27
II. CÁI NHÌN TỔNG QUAN............................................................................................30
III. CẢNH BÁO VƯỚNG MẮC......................................................................................31

PHẦN IV. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÉT XỬ CỦA TAND
HUYỆN HOẰNG HÓA....................................................................................34
I. GIẢI PHÁP CHUNG.....................................................................................................34
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ TẠI TAND CẤP HUYỆN.......35
II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THIẾU SÓT KHI TĂNG THẨM QUYỀN XÉT XỬ
HÌNH SỰ..........................................................................................................................37
III. NÂNG CAO NHU CẦU CUNG ỨNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ...................................38

C. KẾT LUẬN...................................................................................................40
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................41
Danh mục các tài liệu và văn bản pháp luật sử dụng....................................42

Sinh viên: Lê Thị Lan


Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
A. LỜI MỞ ĐẦU

Vẫn là câu nói " học đi đôi với hành " vẫn là triết lí dân gian "Đi một ngày
đàng học một sàng khôn". Để hiểu sâu sắc rằng lí luận và thực nghiệm giống
như ổ khóa và chiếc chìa mở ra cách cửa tri thức vô tận. Ơ bất mọi ngõ nghách
của cuộc sống thì tri thức luôn là một dấu ấn tiềm tàng và thực tiễn luôn là một
hành trình khám phá.
Là một sinh viên chuyên nghành Dịch Vụ Pháp Lý chuẩn bị rời khỏi
ngưỡng cửa nhà trường thì việc làm thế nào trang bị cho bản thân một hành
trang vững chắc, tạo đà thuận lợi cho cả một qua trình làm việc thực tiễn kế tiếp
đã, đang, sẽ là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thiết nghĩ rằng, việc tiếp thu
kiến thức, những cơ sở lí luận khi còn ngồi trên ghế nhà trường và áp những
kiến thức lí luận ấy vào thực tiễn khi không còn chỉ là một sinh viên đơn thuần
là điều vô cùng quan trọng. Trong quá trình đào tạo của Trường, để gắn liền giữa
lí thuyết và thực tiễn của chuyên ngành đào tạo, mỗi khóa học Nhà trường đã tổ
chức cho sinh viên các Khoa đi tham gia hoạt động thực tế như kiến tập thực tập
tại các cơ quan, tổ chức để rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ thành thục, cho sinh
viên làm quen với công việc bên ngoài ở các cơ quan để khi sinh viên ra trường
áp dụng vào công tác chuyên môn, hoàn thành tốt với nghiệp vụ của mình. Góp
phần nâng cao trình độ chuyên môn có cái nhìn sâu sắc đối với các vấn đề
chuyên nghành, góp phần củng cố, hoàn thiện kiến thức pháp luật.
Bởi những lý do trên Trường Đaị Học Nội Vụ Hà Nội kết hợp với Khoa
Nhà Nước Và Pháp Luật đã có đợt kiến giữa khoá cho sinh viên của Khoa đi
thực tập cuối khóa tại:

• Các cơ quan, nhà nước từ trung ương tơi địa phương ( các Bộ, sở
chuyên nghành, Uỷ ban Nhân dân các cấp, Toà án Nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân...);
• Đơn vị sự nghiệp của cơ quan nhà nước, các cơ quan của Đảng, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ;
• Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp( văn phòng luật sư, hội luật gia,
…);
Sinh viên: Lê Thị Lan

1

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

• Các loại hình doanh nghiệp khác.
Được sự giới thiệu của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và được sự đồng ý
của Toà án Nhân Dân Huyện Hoằng Hoá em được tiếp nhận thực tập. Tại đây
em được học hỏi tiếp thu những kĩ năng làm việc, những kinh nghiệm thực tế
của cán bộ công, viên chức cũng như các hoạt động xét xử tại toà. Giúp em có
điều kiện liên hệ, kết nối có chất lượng giữa những kiến thức đã học với thực tế
công việc tại cơ quan mình thực tập, bổ sung có đầy đủ và chọn lọc những kiến
thức pháp luật đặc biệt là chuyên sâu nghành dịch vụ pháp lí của mình. Qua quá
trình thực tập tiếp thu kinh nghiệm, em được phân công làm một người giúp
việc cho thầm phán toà án, được tiếp cận với môi trường làm việc mang tính
chất độc lập, nghiêm túc kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau khoảng thời
gian gần hai tháng tham gia thực tế, nhằm tóm gọn lại những gì đã học hỏi được

ở đơn vị thực tập cũng như báo cáo kết quả thực tập với Khoa và nhà trường em
mạnh dạn chọn đề tài báo cáo “ Thực trạng xét xử VAHS và vấn đề tăng thẩm
quyền xét xử hình sự của Toà án Nhân Dân huyện Hoằng Hoá. Khảo sát nhu cầu
thực tế cung ứng dịch vụ pháp lý tai địa phương ”. Khi được Nhà trường tạo
điều kiện cho em tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, em đã xác định mục
tiêu :
• Đi sâu hơn đề tài nghiên cứu của lần kiến tập thực tế về án hình sự tại
TAND huyện Hoằng Hóa.
• Áp những kiến thức đã học ở trường vào thực tiên pháp luật, củng cố
kiến thức chuyên nghành, rèn luyện kỹ năng tác nghiệp trong tương lai.
• Làm quen phong cách làm việc của người cán bộ công chức, tác phong
của người hiểu pháp luật.
• Trau dồi thêm những kiến thức mới trong quá trình tại cơ quan thực tập.
Qua lần thực tập này em nhận thức rõ thực tập là một khâu quan trọng và
cấp thiết cho chúng em, tạo hành trang trước khi rời ghế nhà trường.
Để có thể hoàn thành tốt bài báo cáo kiến tập giữa khoá tất cả là nhờ sự
quan tâm, tạo điều kiện thuận tiện nhất từ phía Toà án nhân dân Huyện Hoằng
Hoá và sự hướng dẫn tận tình tỉ mỉ của Thẩm phán Tòa án , thư kí tòa án cũng
Sinh viên: Lê Thị Lan

2

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

như sự giảng dạy có chất lượng, chỉ bảo của nhà trường, khoa Nhà Nước và

Pháp Luật, các thầy cô bộ môn.
Cuối cùng em xin gửi lời chúc tốt đẹp, lời cám ơn chân thành nhất tới :
• Toàn thể thầy cô giáo thuộc khoa Nhà Nước và Pháp Luật, thầy giáo
chủ nhiệm đã quan tâm giúp đỡ chỉ bảo cho em trong qua trình học tập, tạo điều
kiện cho chúng em có thêm một lần trải nghiệm thực tế bổ ích và hiệu quả,
• Thẩm phán TAND Huyện Hoằng Hoá đã trực tiếp chỉ bảo,
• Thư kí TAND Huyện Hoằng Hoá,
• Các cán bộ công chức của toà.
Do khả năng, trình độ kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế không tránh
khỏi những thiếu sót trong quá trình thực tập và viết bài. Rất mong các cô chú
anh chị cán bộ công chức tại Toà, thầy cô và độc giả đóng góp ý kiến để bài báo
cáo của em hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Thanh Hoá, ngày 20 tháng 4 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Lan

Sinh viên: Lê Thị Lan

3

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
B. NỘI DUNG

PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN HOẰNG HÓA

I. Lịch sử hình thành và phát triển
Tạo hóa ban cho chúng ta sự sống, hiện hữu trong mỗi chúng ta cái gọi là
nhu cầu xã hội. Mà tất yếu ở nhu cầu xã hội sẽ nảy sinh quá trình đấu tranh cho
quyền lợi và nghĩa vụ. Đối với mỗi quốc mỗi dân tộc mong muốn về một cuộc
sống tụ do hoà bình luôn là bất tận, và khi có được sự tự do ấy rồi tất yếu họ sẽ
tìm đến cái gọi là công bằng và dân chủ.
Cách mạng tháng 8/1945 thành công đất nước Việt Nam giành được độc
lập tự do cho dân tộc, xoá bỏ chính quyền thực dân phong kiến. Nhà nước ta chủ
trương phá bỏ tận gốc rễ bộ máy hành chính quan liêu, bộ máy tư pháp quân đội
nhà nghề nhà tù và trại tập trung của chế độ trước, xây dựng một nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước của dân, do dân và vì dân; một hệ thống chính
trị hoàn toàn mới; bộ máy nhà nước tồn tại một hệ thống cơ quan chuyên trách.
Cùng với sự tiến lên của đất nước, cùng với sự ra đời của nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hoà, ngày 5/9/1945 Hồ Chí Minh kí sắc lênh số 8 xoá bỏ “Đại
Việt Quốc xã Đảng” và “Đại Việt Quốc Dân Đảng”; ngày 8/9/1945 kí sắc lệnh
số 18 bãi bỏ nghạch học quan; ngày 13/9/1945 kí sắc lệnh số 32 bãi bỏ hai
nghạch quan hành chính và quan tư pháp; ngày13/9/1945 Chính phủ lâm thời
cuả nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra Sắc lệnh số 33 thiết lập các Toà án
quân sự đánh dấu sự ra đời của hệ thống toà án Việt Nam. Với mục tiêu “ xét xử
tất cả những người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Sắc lệnh ghi rõ cơ cấu toà án quân sự tại ba
miền trước hết Bắc bộ ( Hà Nội,Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình ) Trung bộ
( Vinh, Huế, Quảng Ngãi ) và Nam bộ ( Sài Gòn, Mỹ Tho).
Ngày 24/01/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 13 về vấn đê tổ
chức Toà án và nghạch Thẩm phán.Ngày 22/5/1950 chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí
sắc lệnh số 85-SL cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. Đến tháng 4/1958
Quốc Hội Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà quyết định thành lập Toà An
Nhân Dân tố cao. Từ đó khẳng định cho một nước Việt Nam XHCN có một nền
Sinh viên: Lê Thị Lan


4

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

pháp quyền , pháp chế vững mạnh. Điều này được khẳng định lại một lần nữa
thông qua việc nước ta cho ra đời bản hiến pháp đầu tiên năm 1959 và Luật Tổ
chức Toà án năm 1960.
Đối với mỗi giai cấp mỗi kiểu nhà nước luôn duy trì sâu sắc một mong
muốn tạo được niềm tin trong nhân dân, muốn tồn tại một xã hội công bằng dân
chủ và văn minh thì tất yếu trong lòng nhà nước ấy cũng phải có sự công bằng
và hoàn thiện. Việc xây dựng một nhà nước tự do dân chủ đồng nghĩa với việc
khi xây dựng hệ thống toà án, mong muốn nó tồn tại và trưởng thành chúng ta
phải quan tâm tới vấn đề dân chủ trong các hoạt động của toà án.
Trải qua các giai đoạn cách mạng , các quy định về ngành TAND đã nhiều
lần được cải cách sửa đổi, đã dần hoàn thiện và nâng cao vị trí , vai trò của
ngành Toà án, góp phần củng cố, từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam XHCN. Cùng với sự phát triển chung của ngành Toà án Việt Nam, được
sự quan tâm của các cấp chính quyền từ trung ương và toà án nhân dân Tỉnh
Thanh Hoá, Toà án Nhân Dân Huyện Hoằng Hoá đã được ra đời. Là cơ quan xét
xử của nước CHXHCN Việt Nam, hoạt động theo Luật tổ chức Toà án nhân dân
năm 2002, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Toà án nhân dân Tỉnh Thanh
Hoá và Toà án nhân dân tối cao và chịu sự lãnh đạo toàn diện của Tỉnh uỷ, sự
giám sát hoạt động của Hội đông Nhân Dân , sự phối kết hợp của Uỷ ban nhân
dân huyện Hằng Hoá. Với mục tiêu thực hiện chức năng xét xử loại trừ tội phạm
cho xã hội, hướng tới xã hội công bằng một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho

người dân. Thực hiện nhiệm vụ cử Đảng nhà nước giao phó; hoàn thành tốt công
tác chuyên môn,nghiệp vụ; đảm bảo có chất lượng trong công tác xét xử các vụ
án trong các lĩnh vực khác nhau; ngày càng hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ kịp
thời cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác hoạt động và xét xử tại Toà án.
Ngoài ra, TAND huyên Hoằng Hoá liên tục mở các lớp tập hoàn thiện chuyên
môn huấn ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ công chức tại cơ quan, thường xuyên
đi sâu vào công tác tư tưởng đào tạo giáo dục tư cách chính trị, tư cách Đảng của
Đảng viên. Từ đó, hướng tới việc nâng cao khả năng giải quyết và xét xử, trên
tinh thần đảm bảo chất lượng, tính liêm minh của nhà làm hoạt động tư pháp và
Sinh viên: Lê Thị Lan

5

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

sử dụng Luật.
Từ việc dung hoà những điều trên cùng với những công cụ là các văn
bản pháp luật, Nghị định, Nghị quyết …chung và riêng của nghành trên tinh
thần tiếp thu nghị quyết số 08, nghị quyết số 49, kết luận số 79 của Bộ chính trị
đã tạo nên cho Toà án Nhân Dân huyện Hoằng Hoá một thương hiệu trong hệ
thống toà án. Trong những năm qua, toà án đã hoàn thành rất xuất sác nhiệm vụ
được giao, nâng cao khả năng xét xử của những người cầm cân nảy mực đúng
người đúng tội đúng pháp luật, tiến hành xét xử công khai lưu động tại một số
địa phương để dân biết dân hiểu dân làm và dân không vi phạm cũng như không
làm trái pháp luật. Đội ngũ thẩm phán, thư kí toà án, cán bộ toà án,…có nghiệp

vu phẩm chất đạo đức tốt bản lĩnh chính trị vững vàng. Góp phân tích trong việc
ngăn chặn và xử lí tội phạm loại trừ đến mức tới đa những thành phần làm tổn
hại đến cuộc sống nhân cách đạo đức vốn có, hướng tới một xã hội Việt Nam
công bằng dân chủ văn minh.
II. Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức
Tại Khoản 1, Điều 32 Luật Tổ chức Toà án Nhân Dân quy định về cơ cấu
tổ chức của toà án nhân dân cấp huyện và pháp lệnh Theo đó, Toà án Nhân Dân
huyện Hoằng Hoá cơ cấu gồm:
Về mặt nhân sự :
• 1 Chánh án Bà Lê Thị Sáu
• 2 Phó Chánh án
• Thẩm phán
• Hội thẩm nhân dân
• Thư kí Toà án
• Ngoài ra, Toà án còn có bộ máy giúp việc cho mình.
Giai đoạn cuối năm 2014 đầ 2015 TAND huyện Hoằng Hóa có sự thay
đổi về cơ cấu lãnh đạo. Bổ nhiệm bà Lê Thị Sáu lên làm Chánh án tòa án thsy
thế cho ông Lê Thanh Bình. Ngoài ra trong nội bộ cơ quan cũng có một số sự
thay đổi khác về mặt cán bộ và chức vụ, bổ nhiệm, bổ sung mới một số cán bộ
Sinh viên: Lê Thị Lan

6

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


công chức tòa.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
2.1 Chức năng chung của Toà án Nhân Dân Huyện Hoằng Hoá
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình, toà án có nhiệm
vụ bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân
dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do,
danh dự và nhân phẩm của công dân. Mặt khác theo quy định của Luật tổ chức
Toà án Nhân Dân 2002, Toà án Nhân Dân:
• Xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế,
lao động, hành chính trên địa bàn huyện;
• Giải quyết các vụ việc khác trong địa bàn theo quy định của hệ thống
pháp luật tố tụng Việt Nam.
2.2 Chánh án Toà án Nhân Dân huyện Hoằng Hoá
Chánh án Toà án Nhân Dân có nhiệm vụ:
• Tổ chức công tác xét xử ;
• Báo cáo công tác của Toà án trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với
Toà án cấp trên trực tiếp;
• Trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân;
• Thực hiện các công tác khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành.
Phó Chánh án Toà án Nhân Dân huyện Hoằng Hoá:
• Giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án;
• Thay mặt Chánh án trong một số trường hợp theo quy định dưới sự
đồng ý của Chánh án;
• Chịu trách nhiệm với Chánh án về nhiệm vụ được giao.
2.3 Thẩm phán
Căn cứ vào Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002
tại các điều 9, 10,11,12,15, 16 và tình hình thực tế tại Toà án Nhân Dân huyện
Hoằng Hoá


Sinh viên: Lê Thị Lan

7

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

• Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc
khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án nơi
mình công tác hoặc Toà án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời
hạn;
• Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành những
quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác theo quy
định của pháp luật.
Tiểu kết
Tiến trình ra đời trưởng thành và phát triển của Toà Án Nhân Dân huyện
Hoằng Hoá luôn gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của ngành toà án Việt
Nam, gắn với mục tiêu, chính sách của Đảng, nhà nước và pháp luật. TAND
huyện Hoằng Hoá tính từ thời điểm thành lập đến nay đã trải qua các giai đoạn
lịch sử khác nhau, đánh dấu sự trưởng thành và từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ
chức của mình, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống Toà án Nhân Dân và hệ
thống tổ chức Bộ máy nhà nước XHCN Việt Nam. " Bằng chính vai trò, chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình Toà luôn thể hiện một cách tốt nhất mối
quan hệ hữu cơ với các cơ quan bảo vệ pháp luật khác "


Sinh viên: Lê Thị Lan

8

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHẦN II. THỰC TRẠNG XÉT XỬ VAHS VÀ VẤN ĐỀ TĂNG THẨM
QUYỀN XÉT XỬ HÌNH SỰ
I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.Tính cấp thiết
Để đánh giá tiến trình tư pháp có lẽ đã tốn không ít giấy mực của nhà làm
luật, để có được nền tư pháp thực sự hiêu quả điều tiên quyết là phải đi lên từ cái
gốc căn bản của nó. Một người dù có giỏi cách mấy cũng sẽ không thể trở thành
tướng tài ba nếu trong tay không có quyền binh. Chúa sơn lâm dù hung dữ bao
nhiêu thì giới hạn của nó cũng chỉ là vạt rừng sâu thẳm. Tòa án cũng vậy, phải
có cái quyền và cái khung giới hạn.tồn tại đó là thẩm quyền xét xử. Đảm bảo tốt
nhất hoạt động tư pháp của mình trước toàn xã hội.
Tư pháp là cơ quan giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển tải
quyền lực nhà nước, trực tiếp đưa luật vào đời sống nhân dân. Thông qua việc
áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc cụ thể. Trong các cơ quan tư pháp
Tòa án nhân dân giữ vị trí trung tâm, tất cả các cơ quan khác như: Điều tra, truy
tố, bổ trợ tư pháp . Đều phục vụ cho hoạt động xét xử của tòa án. Tòa án còn là
nơi biểu hiện tập trung tính dân chủ và công khai trong hoạt động bảo vệ pháp
luật. Một thực tế đặt ra khi khai thác sâu vào hoạt động xét xử đó là giải quyết

Sinh viên: Lê Thị Lan

9

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

các vu việc, vụ án hình sự cả thông thường lẫn phức tạp dường như vẫn tồn tại
khúc mắc. Liệu rằng, tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện, quận
theo hướng xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở Tòa án cấp này còn Tòa án
tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao chủ yếu xét xử giám đốc
và có nên thay đổi gì không ? Như thế nào sẽ tránh án sai, án oan, sót án, sót tội
phạm, gồng gánh, phiền hà...? Như thế nào là đủ là hợp lí ?
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết nêu trên Đảng, Nhà nước ta đã có sự quan
tâm, những phương hướng và những định hướng, biện pháp cụ thể, nhằm giải
quyết vấn đề xoay quanh thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện. Từ tính thực
tiễn của vấn đề và vai trò đặc biệt quan trọng của Tòa án nhân dân nên tôi đã
chọn đề tài này để nghiên cứu . Ở đây tôi chỉ đi sâu nghiên cứu về hoạt động xét
xử những vụ án hình sự tại tòa và vấn đề liên quan đến quá trình tăng thẩm
quyền xét xử án hình sự của TAND huyện Hoằng Hóa thông qua đó khảo sát
thực tế nhu cầu cung úng dịch vụ pháp lí địa phương. Để qua đó thấy được
những mặt phù hợp trong chiến lược đổi mới về hệ thống cơ quan tư pháp mà
Nhà nước đề ra trong: Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược
cải cách tư pháp đến 2020, đồng thời nhận thấy những mặt chưa phù hợp của
TAND cấp địa phương nói chung và TAND huyện Hoằng Hóa nói riêng. Qua
đó, đưa ra những phương hướng hữu dụng nhất cho hoạt động tư pháp nói chung

và tòa an cấp huyện nói riêng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể hoàn thành một cách tốt nhất nội dung đề tài báo cáo, em đã sử
dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp nhìn nhận đánh giá
Phương pháp phân tích, tổng hợp;
Phương pháp so sánh, đối chiếu;
Phương pháp logic;
Phương pháp thống kê;
Phương pháp chứng minh;
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa hoc;
Sinh viên: Lê Thị Lan

10

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Đặc biệt thông qua việc nhận thúc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh; những
chủ trương đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, áp dung các văn bản pháp
luật hiện hành.
Trên cơ sở triển khai cụ thể:
Phương pháp điều tra xã hội học: thông qua quá trình tự đi khảo sát thực
tế tại cả cơ quan lẫn địa phương trên cơ sở thu nhặt thông tin có tính khoa học
ứng dụng vào bài viết.
Phương pháp thống kê: gần hai tháng được thực hành tại địa điểm thực

tập cá nhân em được trải qua rất nhiều công việc liên quan đến hoạt động pháp
luật như: tiếp dân, dự tòa, chuẩn bị hồ sơ tài liệu vụ án, khảo sát thực tế,... Em
đã tích lũy cho bản thân một lương thông tin khá đầy đủ về hoạt động tòa án. Từ
đó, thống kê rà soát nhằm đáp ứng nhu cầu bài viết.
Phương pháp hỏi đáp: trên thực tế thì khả năng tiếp cận pháp luật hiểu
đươc pháp luật từ phía người dân còn rất nhiều hạn chế. Để có được bản án cuối
cùng không phải điều đơn giản . Thủ tục giấy tờ hồ sơ vân luôn là điều mơ hồ
đối với không ít người tham gia hoạt động tố tụng. Đó sẽ cân nhu cầu hỏi đáp.
Phương pháp tổng hợp: là giai đoạn cuối cung để có thể tạo nên một bài
báo cáo hoàn chỉnh. Tổng hợp số liệu, tính toán, suy luận để kết luận,...
3. Đối tượng nghiên cứu
Bài viết tập trung khai thác một số đối tượng cơ bản sau:
Hoạt động xét xử tại tòa;
Quy trình thủ tục xét xử;
Thẩm quyền xét xử của tòa ấn cấp huyện;
Chuyên nghành dịch vụ pháp lí;
Điều tra khảo sát thực tế tất cả các mặt của đề tài
Cán bộ công chức, công dân địa phương.
4. Ý nghĩa, giá trị ứng dụng của đề tài.
Trên thực tế khi nhìn nhận và đánh giá về một vấn đề, thong thường chúng
ta sẽ đi sâu vào việc khai thác giá trị của nó. Bài báo cáo này cũng vậy, xuất phát
từ nội dung mà cá nhân tìm hiểu, nghiên cứu học hỏi đươc trong quá trình thực
Sinh viên: Lê Thị Lan

11

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

tiễn ở TAND huyện Hoằng Hóa để đưa ra môt số hiểu biết về đề tài. Tuy nội
dung kiến thức còn thiếu sót hạn chế nhưng nó cũng phần nào tựu chung vào
ngân hàng kiến thức sẵn có, đang có và sẽ có.
II. THỰC TRẠNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN HOẰNG HÓA.
1. LÍ LUẬN
1.1 khái niệm
Xét xử được xem là một trong các hoạt động tư pháp có vai trò quan trọng
trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn
định cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Toà an nhân dân cấp huyện với
chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình là XXST các vụ an liên quan đến hình
sự, kinh tế, dân sự,hành chính…tiến hành giải quyết vụ án, ra bản án quyết định
tố tụng theo trình tự, thủ tục XXST
Xét xử sơ thẩm là một trong các giai đoạn tố tụng của vụ án, một trong
hai cấp xét xử của TAND , theo đó TAND tiến hành mở phiên toà để xét xử vụ
án và ra bản án quyết định sơ thẩm( đây được xem là bản án quyết định dầu
tiên), bản án quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo kháng nghị đưa lên cấp xét
xử ao hơn là cấp phúc thẩm.
Xét xử sơ thẩm VAHS là một giai đoạn của TTHS trong đó Toà án có
thẩm quyền tiến hành giải quyết vụ án, ra bản án quyết định tố tụng theo trình
tự, thủ tục XXST.
1.2. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động XXST vụ án hình sự
• Bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tổ chức, quyền
lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự an toan xã hội, góp phần đấu tranh
phòng chống tội phạm.
• Kiểm tra đánh giá lại toàn bộ chứng cứ và các tình tiết của VAHS thông
qua việc xét hỏi và nghe tranh luận, từ đó Toà án ra bản án quyết định việc bị

cáo có tội hay không có tội cũng như các quy định khác theo quy định của pháp
luật.Đây chính là nhiệm vụ trọng ta của hoạt động xét xử.giáo dục công dân tôn
trọng và tuân theo pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng cũng như ý
Sinh viên: Lê Thị Lan

12

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

thức đấu tranh phòng ngừa tội phạm cho toàn xã hội.
1.3. Quy trình thủ tục xét xử vụ án hình sự
Hoạt động xét xử một VAHS phải trải qua các gia đoạn cơ bản sau:
Thụ lí vụ án
Phân công người có thẩm quyền đối với vụ án
Thẩm quyền của Thẩm phán, các thủ tục khác trước khi đưa vụ án ra xét
xử
Quyết định đưa vụ án ra xét xử
Chuẩn bị tổ chức phiên toà xét xử sơ thẩm
Xét xử sơ thẩm
Nghị án, tuyến án.
Thi hành án
Tiểu kết
Hoạt động giải quyết án hình sự của TAND huyện Hoằng Hoá là một giai
đoạn trong toàn bộ quá trình giải quyết án hình sự. Khác với hoạt động giải
quyết các loại án khác như án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính với đặc điểm

là hoạt động độc lập của Tòa án từ khi nhận đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu làm
phát sinh quan hệ tố tụng, Toà án là cơ quan chủ động trong các hoạt động tố
tụng dựa trên chứng cứ các bên đương sự xuất trình hoặc có được do điều tra khi
cần thiết để đưa ra quyết định trên cơ sở pháp luật, còn giải quyết án hình sự của
Toà án tuy chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp sau điều tra, truy tố nhưng đong một
vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng.
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ TAND
HUYỆN HOẰNG HÓA.
2.1. Thực trạng
Xét xử là giai đoạn hết sứ quan trọng của hoạt động tố tụng, là giai đoạn
tiếp theo của giai đoạn điều tra, truy tố thông qua phiên tòa xét xử. Khác so với
các hoạt động giải quyết án dân sự kinh tế hay lao động, hành chính tòa án hình
sự với sự độc lập nhất quan trong công tác thực hiện chuyển giao từ lúc nhận
đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu làm phát sinh các quan hệ tố tụng, tòa án luôn
Sinh viên: Lê Thị Lan

13

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

chủ động dựa trên chứng cứ do đương sự xuất trình hay thông qua quá trình điều
tra cần thiết để có thể đưa ra quyết định dựa trên cơ sở tính hợp pháp và hợp
hiến.
Những năm gần đây công tác xét xử tại TAND huyện Hoằng Hóa vẫn
được xem là trọng tâm của hoạt động tư pháp địa phương. Bởi lẽ lượng án diễn

ra trên địa bàn mặc dù có dấu hiệu giảm sút nhưng theo đánh giá vẫn ở mức cao
hơn các tòa khác cùng địa bàn. Nguyên nhân chính là do diều kiện kinh tế xã
hội, dân trí nhu cầu người dân huyện Hoằng Hóa gần đây có sự biến đổi đáng
kể.
Năm 2010 số tòa thụ lí và giải quyết 334 vụ, trong đó hình sự là 76 vụ
chiếm 22,7%; dân sự là 93 vụ chiếm 27,8%; hôn nhân gia đinh là 153 vụ chiếm
45,8%. Giari quyết được xong 328 vụ, tồn lại năm 2011 là 6 vụ đạt tỉ lệ 98,2%.
tỉ lệ án hủy là 0,87%, án sửa là 1,8%
Năm 2011, nhìn chung tỉ lệ án kháng cáo thấp, câp phúc thẩm sửa án phần
lớn đều không do lỗi chủ quan của thẩ phán. Không có án hình sự bị hủy. Pháp
luật quy định tỉ lệ án sửa tối đa không quá 3,4% , những qua tỉ lệ án sửa của đơn
vị đều duới 3%.
Năm 2012, số vụ án hình sự thụ lí và giải quyết là 94 vụ đạt 100%. Đáng
chú ý là lượng án hình sự tăng lên 18 vụ so với năm trước đó. Một phần do quan
hệ xã hôi phát sinh nhiều hơn trước, mức sống cũng thay đổi phức tạp hơn. Về
dân sự thụ lí 98 vụ, trong đó liên quan đến sử dụng đất đai là 21 vụ, tranh chấp
hợp đồng vay tài tản là 42 vụ, tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản là 32 vụ,
tranh chấp quyền sử dụng tài sản là 3 vụ. Xét xử 22 vụ, hòa giải thành công 58
vụ, đình chỉ 11vụ, tồn chuyển sang năm 2013 là 7 vụ, tỉ lệ giải quyết án dân sự
là 93,2% tỉ lệ hòa giải là 59,1%.
Năm 2013, tòa án Hoằng Hóa thụ lí 368 vụ án khác nhau, giải quyết xong
353 vụ, đạt 95,9%. trong đó án dân sự 126 vụ, đạt 35,7%, bao gồm các án khác
về hôn nhân gia đình, kinh tế, hành chính…Lượng án hình sự giảm so với năm
2012 là 9 vụ nhưng tính chất tội phạm và mức độ nghiêm trọng của vụ việc lại
có dấu hiệu tăng cao. An hình sự thụ lí 96 vụ, với 188 bị cáo, số vụ còn tồ đọng
Sinh viên: Lê Thị Lan

14

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

của năm trước là 3 vụ. số án giải quyết lag 92/96 đạt 95,8%. trả hồ sơ cho Viện
Kiểm Sát là 1 vụ. Trong đó, các loại tộ lien quan đến trộm cắp tài sản là 27 vụ
chiếm 21,5%, cố ý gây thương tích là 25 vụ chiếm 18,9%, tang trữ vận chuyển
mua bán trái phép chất ma túy là 15 vụ chiếm 16,5%, đánh bạc 13 vụ chiếm
16,5%.
Năm 2014 vừa qua làm tốt công tác pháp luật, thực hiện đưa cải cách tư
pháp vào thực tiễn hoạt động, xác định rõ vai trò và thẩm quyền của mình
TAND huyện Hoằng Hóa đã đảm bảo hoạt động xét xử của mình. theo báo cáo
thống kê số lượng án thụ lí và giải quyết năm 2014 của tòa án Hoằng Hóa thì
nhìn chung số án giảm đi đáng kể so với trước chiếm 8% so với cùng kì năm
ngoái, tính chất nguy hiểm của án hình sự được cải thiện đáng kể. giải quyết triệt
để lượng án tồn năm 2013, giảm thiểu tới mức tối đa giải quyết án bằng xét xử
tại toa mà thực hiện triệt để công chiến lược hòa giải, kể cả đối với án hình sự và
hình sự. Chánh án Lê Thị Sáu cho rằng hoàn thiện công tác xét xử là nhiệm vụ
hang đầu, trong quá trình xét xử tòa án luôn tạo điều kiện có lợi cho người tham
gia tố tụng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của của họ. Đối với các vụ việc
mang tính chất phức tạp cần có sự chủ động xin ý kiến chỉ đạo từ lãnh đạo tránh
sai án, sót án …
2.2. Đánh giá
Trong những năm qua TAND Huyện Hoằng Hóa đã không ngừng nỗ lực,
hoàn thiện và cố gắng nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự. Hàng năm,
đơn vị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể
cho từng thẩm phán trong giải quyết các vụ án hình sự. Sau khi giao nhiệm vụ,
lãnh đạo đơn vị thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các thẩm phán thực hiện nhiệm

vụ.
Để không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ xét xử, cán bộ, thẩm phán
thường xuyên hop tổ chức trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ giữa các thẩm phán,
đưa ra những tình huống cụ thể để thảo luận về cách nghiên cứu hồ sơ sao cho
hiệu quả để chánh tình trạng xử án oan .
2.2.1. Ưu điểm
Sinh viên: Lê Thị Lan

15

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trong những năm qua hoạt động xét xử của TAND Huyện Hoàng Hóa đã
đạt được những mặt tích cực đó là:
- Đảm bảo được xét xử là công tâm công bằng:
Là những người tham gia tiến hành tố,người tiến hành tố, người tiến hành
tố tụng. Việc đảm bảo công tâm, công bằng là yếu tố hàng đầu trong hoạt động
của Tòa án sẽ là cơ sở căn cứ thi hành án, quyết định một người là tội phạm hay
không vì vậy nó không chỉ những ảnh hưởng tới một người, một sự việc, một
vấn đề mà nó còn ảnh hưởng tới nhiêu người, với cả chính bản thân người cán
bộ trực tiếp xét xử đo là một vấn đề nhưng cũng có thể nó sẽ ảnh hưởng tới toàn
xẫ hội. Đặc biệt đối với những vụ án hình sự thì mức độảnh hưởng lại càng
mạnh mẽ đối với người dân và xã hội.nói một cách chính xác thì tính chất của
vụ án sẽ quyết định nên những yếu tố ảnh hưởng của nó mà án hình sự lại liên
quan mật thiết đến sinh mạng của một con người.

- Mỗi người cán bộ Tòa án Hyện Hoằng Hóa luôn coi mình là những
người cầm cân nảy mực là người quyết định đến số phận của mỗi con người từ
đó mỗi người cán bộ luôn thiết lập cho bản thân mình một tư tưởng rằng mội thứ
phải thật cẩn trọng, tinh tế, công tâm, chính xác,khi đưa ra quyết định liên quan
đến vụ án không được phép sai lầm đây chính là tư tưởng chủ đạo trong công tác
hành nghề của người cán bộ. Không vì tình thân, tiền bạc tư lợi ích cá nhân mà
có thể bỏ qua cái gọi là công bằng, công tư công minh của người cán bộ. Thực
hiện đúng người đúng tội, đúng pháp luật.
- Có đạo đức nghề nghiệp tốt - chuyên môn nghiệp vụ vững vàng:
Sự trong sáng cảu người làm luật sẽ giúp hoạt động tư pháp thêm vững
mạnh, tư cách nhân cách, đạo đức,lối sống đẹp. Những kỹ năng chuyen môn
ngiệp vụ này cả các cán bộ ngành Tòa án Huyện Hoằng Hóa đều đạt chuẩn cho
phép, vững vàng. Có đội ngũ cán bộ công chức được đào tạo chính quy, có rất
nhiều cán bộ có trình độ thạc sỹ trở lên và vẫn còn tiếp tục học thêm để nâng cao
trình đô chuyên môn.
- Có các lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn và dài hạn bổ sung, bộ trọ
kiến thức cho cán bộ, công chức.
Sinh viên: Lê Thị Lan

16

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Đảm bảo công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân được
triển khai rộng rãi trreen toàn huyện. Công tác tuyên truyền được thực hiện

nhằm đưa kiến thức pháp luật sâu rộng tới người dân, răn đe, ngăn ngừa tội
phạm, giúp người dân hiểu và năm bắt được pháp luật. Để thực hiện tốt công tác
tuyên truyền pháp luật cho người dân thì Tòa án Huyện đã xét xử lưu động một
số vụ án điển hình tại những địa phương, xã phường có mức độ xã hội phức tạp
như Hoằng Trường Hoằng Đông tại đó Tòa án sẽ xét xử trực tiếp tọ cơ hội tốt
nhất cho người dân hiểu pháp luật.
2.2.2 Hạn chế
Thứ nhất, trong quá trình cải cách tư pháp về việc bảo đảm nguyên
tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chỉ tuân theo pháp luật là
một vấn đề đạt ra cần được giải quyết. Bởi vì trên thực tế vẫn còn nhiều
Thẩm phán khi xét xử vẫn chưa hoàn toàn độc lập.
Thứ hai, cơ cấu bộ máy của Tào án cấp huyện không được tổ chức
theo lĩnh vực xét xử, nên khó khăn trong việc đầu tư, đào tạo chuyên
nghành cho các thẩm phán,chánh án, phó chánh án. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ tới chất lượng công tác của tòa án, nhất là đối với những vụ án
liên quan đến tranh chấp đất đai, kinh doanh thương mại...
Thứ ba, số lượng án để lại năm sau, hiện tượng kháng cáo kháng nghị vẫn
còn tồn tại.
Thứ tư, từ thực tiễn xét xử, một số thẩm phán cho rằng, do được tổ
chức ở đơn vị hành chính cấp huyện nên tòa án cấp huyện được tổ chức
dàn chải, số lượng các vụ việc giải quyết của mỗi tòa án phụ thuộc vào đặc
diểm dân số, địa lý, mức đô phát triển kinh tế xã hội của địa bàn huyện nên
có tình trạng có tòa án huyện có quá ít việc trong khi có tòa án huyện rại
rơi vào tình trạng quá tải.
Thứ năm, do được thành lập theo đơn vị hành chính cấp huyện nên
trong nhận thức của một số nghành, một số cấp lại coi Tòa án nhân dân cấp
huyện như một đơn vị chức năng thuộc đơn vị hành chính cấp huyện. Điều
nà đã làm hạ thấp địa vị pháp lý của Tòa án nhân dân cấp huyện, gây khó
Sinh viên: Lê Thị Lan


17

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

cho việc xử lý, giải quyết các vấn đề về tổ chức và hoạt động của Tòa án,
nhất là giải quyết trong các vụ án hành chính khi một bên trong vụ án hành
chính là cơ quan nhà nước hoặc người cót thẩm quyền trong các cơ quan
nhà nước.
Thứ sáu, theo đánh giá của nghành Tòa án, TAND huyện là nơi giải
quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm trên 80% các loại vụ việc thuộc thẩm
quyền của nghành Tòa án nhân dân thì việc đầu tư cơ sở vât chất tăng
cường nguồn lực cho tòa án nhân dân cấp huyện thực sụ là môt khó khăn,
thách thức.
Tiểu kết:
Hoằng Hoá là một huyện khá rộng của tỉnh Thanh Hoá, với khối lượng
dân cư đông đúc, nền kinh tế có nhưng bước tiến triển rõ rệt, đời sống người dân
ngày càng được cải thiện và nâng cao chất lượng sống. Tuy nhiên cùng song
song tôn taị với nó lại là yếu tố xã hội ngày cang trở nên phức tạp, tệ nạn xã hội
tăng cao, diễn biến tội phạm đang trở thành mối quan tâm hang đầu của cá cơ
quan chức năng huyện Hoằng Hoá. Việc hoàn thiện tốt công tác xét xử góp phần
không nhỏ vào sự bền vững công tác chấn an tội phạm kỉ cương xã hội.
III. VẤN ĐỀ TĂNG THẨM QUYỀN XÉT XỬ HÌNH SỰ CỦA TAND
HUYỆN HOẰNG HÓA.
1. Vấn đề đặt ra
Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện là một trong

những nội dung quan trọng của việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, xác định sự
cần thiết khách quan của việc sửa đổi, làm rõ các cơ sở để xác định mức thẩm
quyền phù hợp là việc làm hết sức cần thiết.
Vậy hiểu như thế nào là thẩm quyền xét xử ?
Yêu cầu nữa đặt ra là việc toà án cấp tỉnh hiện nay vẫn phải xét xử phần
lớn những vụ án hình sự (sơ thẩm, phúc thẩm) và các toà phúc thẩm Toà án nhân
dân tối cao vẫn phải xét xử quá nhiều các vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm
đã gây khó khăn nhất định đến việc tham gia phiên toà của những người tham
gia tố tụng (nhân chứng, bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan,
Sinh viên: Lê Thị Lan

18

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

nguyên đơn và bị đơn dân sự…). Nếu những người này vắng mặt tại phiên toà
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết vụ án nhanh chóng và kịp thời, khách
quan. Vì vậy, có nhiều hi vọng đối với việc tăng thẩm quyền xét xử cho toà án
cấp huyện sẽ đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai
đoạn mới, đảm bảo quyền dân chủ của công dân trong tố tụng hình sự, tạo điều
kiện cho các toà án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác có khả năng nâng cao
hiệu quả hoạt động.
2. Tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện theo qua trình của
luật
Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, hệ thống toà

án nhân dân đã được hình thành với một loạt các văn bản liên quan, đặc biệt là
Hiến pháp năm 1946, Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về tổ chức toà án và ngạch
thẩm phán, Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền các toà án và sự
phân công giữa các nhân viên trong toà án. Hệ thống toà án khi đó gồm có: Toà
án tối cao, các toà phúc thẩm, các toà đệ nhị cấp và toà sơ cấp. Toà sơ cấp là cơ
chế xét xử thấp nhất trong hệ thống toà án có thẩm quyền xét xử chung thẩm
những án hình sự vi cảnh nhỏ, chẳng hạn án phạt bạc dưới 9 đồng, xử sơ thẩm
những án tiểu hình có phạt giam đến năm ngày. Toà án đệ nhị cấp xét xử phúc
thẩm (chung thẩm) những án hình sự vi cảnh mà toà sơ cấp xử bị kháng cáo.
Những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền xét xử của toà sơ cấp cũng thuộc
thẩm quyền xét xử sơ thẩm của toà án cấp này (Điều 10, Điều 11 Sắc lệnh 51).
toà sơ cấp, cấp toà thấp nhất trong hệ thống toà án lúc đó chỉ có thẩm quyền xét
xử những vụ án hình sự đơn giản, mang tính chất vi cảnh.
Sau khi có Hiến pháp năm 1959, một loạt văn bản liên quan tới hệ thống
tư pháp ra đời đã thay đổi cơ bản hệ thống tư pháp nước ta trong thời gian đó.
Toà sơ cấp đã được đổi tên thành toà án huyện, quận, thị xã… và đã có thay đổi
theo hướng tăng một bước về thẩm quyền. Theo điểm d Điều 12 của Pháp lệnh
năm 1961. Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền phân xử những vụ án hình sự
nhỏ không phải mở phiên toà và xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự có thể phạt
từ hai năm tù trở xuống. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sinh viên: Lê Thị Lan

19

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


thông qua Luật tổ chức toà án nhân dân ngày 4/7/1981. Theo quy định tại Điều
36 của Luật này, tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tất cả
các vụ án hình sự, trừ những tội xâm phạm an ninh quốc gia, những tội phạm
hình sự có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hay gây hậu quả lớn.
Khi BLTTHS đầu tiên của Nhà nước ta được Quốc hội thông qua ngày
28/6/1988, thẩm quyền xét xử ca toà án cấp huyện đã được thay đổi và quy định
rõ ràng hơn.Theo khoản 1 Điều 145 BLTTHS năm 1988, tòa án nhân dân cấp
huyện được xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định từ 7
năm tù trở xuống, trừ những tội đặc biệt xâm phạm an ninh quốc gia và một số
tội khác của Bộ luật hình sự. Thẩm quyền này được giữ nguyên cho đến khi
BLTTHS năm 2003 được ban hành.
3. Thực tiễn và thách thức
3.1. Thực tiễn
Việc tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện đã được thực hiện trong suốt
nửa thế kỉ đi cùng với tiến trình xây dựng nền tư pháp hình sự riêng của một
chính thể mới trong lịch sử phát triển của dân tộc. Hơn 10 năm trở lại đây, chủ
trương này đã được đề cập nhiều tại các diễn đàn, hội nghị khác nhau và hàng
loạt chủ trương, chính sách của Đảng đã nhấn mạnh về việc tăng thẩm quyền
cho toà án cấp huyện.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII
nêu rõ: “Tăng thẩm quyền xét xử cho toà án nhân dân cấp huyện theo hướng
việc xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở tòa án cấp này“.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng chỉ rõ: “Phân định
lại thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân, từng bước mở rộng thẩm quyền xét
xử sơ thẩm cho tòa án nhân dân cấp huyện“. Thể chế hoá đường lối, chủ trương,
quan điểm của Đảng trong xây dựng pháp luật, BLTTHS được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kì họp thứ 4 thông qua ngày
26/11/2003 đã thể hiện đầy đủ những tư tưởng, quan điểm đó. Khoản 1 Điều 170
BLTTHS năm 2003 quy định tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu

vực xét xử những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
Sinh viên: Lê Thị Lan

20

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội xâm phạm an ninh
quốc gia (14 tội), các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến
tranh (4 tội) và 21 tội phạm khác mà BLHS quy định hình phạt đến 15 năm tù
nhưng có tính chất phức tạp. Đồng thời vẫn giữ quy định toà án nhân dân cấp
tỉnh và tòa án quân sự cấp quân khu có thể lấy lên để xét xử những vụ án thuộc
thẩm quyền của tòa án cấp huyện.
Bảo đảm tính khả thi của quy định tăng thẩm quyền cho các cơ quan tư
pháp cấp huyện, Nghị quyết của Quốc hội quy định lộ trình thực hiện việc tăng
thẩm quyền của các cơ quan tư pháp cấp huyện là 5 năm kể từ ngày Bộ luật có
hiệu lực (1/7/2004) để các cơ quan tư pháp có thờai gian sắp xếp, củng cố, tăng
cường đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc. Ngoài ra, đối với
một số địa phương có điều kiện cho phép tổ chức thực hiện kể từ ngày Bộ luật
có hiệu lực, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ ra nghị quyết riêng.
3.2. Mặt đạt được
Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền
của TAND và thực tiễn thực hiện các quy định trong hoạt động xét xử của các
cấp Tòa án hiện nay có thể thấy, việc phân định thẩm quyền của TAND có một
số ưu điểm sau:

Việc phân định thẩm quyền của TAND được dựa trên các căn cứ có tính
khoa học, hạn chế những quy định chỉ dựa theo ý chí chủ quan của làm luật;
Phù hợp với trình độ chuyên môn cũng như các điều kiện khác về tổ chức,
con người và cơ sở vật chất ở từng cấp Tòa án;
Thẩm quyền xét xử của TAND các cấp, việc ra quyết định của các Hội
đồng xét xử đã rõ rang hơn, có tính khả thi của các điều luật cao hơn.
Đặc biệt với việc ngày càng mở rộng hơn nữa thẩm quyền xét xử cho
TAND cấp huyện đã phần nào giảm đi áp lực công việc mà TAND cấp tỉnh và
TANDTC đảm nhiệm, tạo điều kiện cho Tòa án cấp trên tập trung vào công tác
giải quyết xét xử những vụ án phức tạp; Phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm,
các bản án quyết định của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo kháng nghị.
Trong thời gian qua hoạt động xét xử của TAND đạt hiệu quả cao, khách
Sinh viên: Lê Thị Lan

21

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

quan, đúng pháp luật, hạn chế đến mức tối đa án oan sai, thiếu chính xác: Số
lượng các vụ án mà ngành Tòa án giải quyết hàng năm tang lên đáng kể điều đó
thể hiện trình độ chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán đã được nâng cao, công
tác xét xử của Tòa án thực sự hiệu quả, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn
chế nhất định.
3.3. Mặt hạn chế, thách thức
Những bất cập trong hệ thống tư pháp hình sự nước ta. Tất cả các toà án ở

cấp thấp nhất trong các hệ thống tố tụng nêu trên đều không có thẩm quyền xử
những vụ án lớn, phức tạp mà chỉ xử những vụ án vi cảnh, đơn giản, nhỏ mà
hình phạt tù áp dụng thường không quá 5 năm. Việc tăng thẩm quyền cấp huyện
và biến toà án cấp huyện trở thành những pháo đài trong tố tụng hình sự để hình
thành mô hình xét xử sơ thẩm – phúc thẩm – giám đốc thẩm trong hệ thống tư
pháp sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề.
Đòi hỏi một số lượng lớn thẩm phán cho cấp toà này. Một thực tế là ở các
toà án nhân dân cấp huyện đang có tình trạng thiếu thẩm phán, chưa tìm được
người đủ tiêu chuẩn để bổ sung cho một vài năm tới.
Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan tư pháp cấp huyện
nhiều nơi còn thiếu thốn và lạc hậu, chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ
mới. Tất nhiên những cản trở trên có thể được giải quyết trong khoảng thời gian
nhất định nhưng còn rất nhiều những vấn đề tồn tại khác.
Việc tăng thẩm quyền dẫn đến việc cấp toà này sẽ xét xử những vụ án lớn,
phức tạp trong khi trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm phán cấp huyện hiện nay có
nhiều bất cập, chênh lệch giữa khả năng trình độ và nhiệm vụ được giao. Hiện
nay, trong số thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện còn một số lượng khá lớn
chưa có trình độ cử nhân luật, đội ngũ hội thẩm nhân dân ở tòa án cấp huyện có
trình độ pháp lí còn hạn chế
Việc tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện không giải quyết triệt để được
tình trạng dồn án, đọng án ở toà án các cấp hiện nay.
Đồng nghĩa rằng, toà án cấp tỉnh tuy giảm được một số lượng án xử sơ
thẩm nhưng lại phải xử nhiều án phúc thẩm hơn. Toà án tối cao có thể giảm số
Sinh viên: Lê Thị Lan

22

Lớp: Dịch vụ Pháp lý 12A



×