Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Báo cáo thực tập tôt nghiệp: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỘT SỐ LĨNH VỰC QUAN TRỌNG của UBND phường yên thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 53 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP...........................................2
UBND PHƯỜNG YÊN THANH:.....................................................................2
1. Lịch sử hình thành và phát triển của UBND phường Yên Thanh:................................................2
2. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Yên Thanh:...........................................................................2
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường Yên Thanh:..............................................3

PHẦN II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
QUY TRÌNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỘT SỐ LĨNH VỰC QUAN
TRỌNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG:..........................................................................9
Chương I. Quy trình, thủ tục hành chính của lĩnh vực tư pháp hộ tịch tại
UBND phường Yên Thanh:................................................................................9
1.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch tại UBND phường Yên Thanh.
........................................................................................................................................................9
2.Quy trình thực hiện một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp – hộ tịch tại UBND
phường Yên Thanh:......................................................................................................................10
2.1. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh:......................................................................10
2.1.1.Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh thông thường:.............................................10
2.1.2. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn:....................................................12
2.1.3. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi:........................................14
2.1.4. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú:...............................15
2.1.5. Kết quả đạt được khi thực hiện thủ tục hành chính tại UBND phường Yên Thanh:...........17
2.2. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai tử:.........................................................................19
2.2.1. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai tử đúng hạn:......................................................19
2.2.2. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai tử quá hạn:........................................................21
2.2.3. Kết quả đạt được khi thực hiện thủ tục hành chính tại UBND phường Yên Thanh:............24
2.3. Quy trình thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:.....................................25
2.3.1. Quy trình thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong nước:...............25
2.3.2. Kết quả đạt được khi thực hiện thủ tục hành chính tại UBND phường Yên Thanh:............28




2.4. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn:........................................................................29
2.4.1. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn trong nước:..................................................29
2.4.2. Kết quả đạt được khi thực hiện thủ tục hành chính tại UBND phường Yên Thanh:............31
2.5. Quy trình thực hiện thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký bằng
văn bản tiếng việt:........................................................................................................................32
2.5.1. Quy trình thực hiện thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính:..........................................32
2.5.2. Quy trình thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký bằng tiếng việt:........................................34
2.5.3. Kết quả đạt được khi thực hiện thủ tục hành chính tai UBND phường Yên Thanh:............35

Chương II: Đánh giá và đề xuất giải pháp đổi mới quy trình, thủ tục hành
chính một số lĩnh vực quan trọng tại địa phương là: ....................................37
1. Thực trạng về quy trình thực hiện thủ tục hành chính tại UBND phường Yên Thanh là:..........37
2. Đánh giá và đề xuất giải pháp đổi mới quy trình, thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp hộ tịch tại UBND phường Yên Thanh:...........................................................................................38
2.1. Đánh giá chung:.....................................................................................................................38
2.2. Giải pháp:...............................................................................................................................40

PHẦN III. KẾT LUẬN:....................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO:...............................................................................46
PHỤ LỤC...........................................................................................................47


LỜI NÓI ĐẦU
Bằng những kiến thức đã học tại trường, lớp. Nhà trường đã tạo điều kiện
và giới thiệu cho chúng em được thực tập tại các cơ quan hành chính nhà nước
trong khoảng thời gian hai tháng. Tuy thời gian thực tập không nhiều nhưng đã
tạo điều kiện cho chúng e được thực hành những kiến thức đã học, cũng như
hiểu biết thêm về các bước, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính. Đặc biệt
trong khoảng thời gian thực tập tại UBND phường Yên Thanh em đã vận dụng

kiến thức đã học vào công việc, nhiệm vụ cũng như học hỏi thêm về các cách
thức thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý
hộ tịch như: Thủ tục đăng ký khai sinh, thủ tục đăng ký khai tử, thủ tục đăng ký
kết hôn, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, chứng thực sao y bản sao từ bản
chính… Các thủ tục hành chính trên rất quan trọng với mỗi người dân. Tuy
nhiên để thực hiện tốt các thủ tục hành chính ta phải đổi mới cơ chế chính sách
nhiều hơn nữa để phù hợp với người dân cũng như các cơ quan hành chính nhà
nước dễ quản lý. Thực hiện tốt công việc, nhiệm vụ được giao.

1


PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
UBND PHƯỜNG YÊN THANH:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của UBND phường Yên Thanh:
- Đặc điểm tình hình:Phường Yên Thanh được thành lập theo Nghị định
83/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở từ xã
Phương Đông và một phần của phường Thanh Sơn - Thị xã Uông Bí (Nay là
Thành phố Uông Bí).
- Vị trí địa lí: Phường có tổng diện tích tự nhiên là: 1441,2ha. Phía Đông
giáp với phường Quang Trung, Phía Tây giáp với xã Phương Đông, Phía Nam giáp
với huyện Thuỷ Nguyên - Thành phố Hải phòng, Phía Bắc giáp với phường Thanh
Sơn.
+ Phường được chia thành 07 khu dân cư, gồm: Khu I, Khu Lạc Thanh,
Khu Bí Giàng, Khu Núi Gạc, Khu Phú Thanh Đông, Khu Phú Thanh Tây và Khu
Cầu Sến, có 05 khu đã đạt khu văn hoá, 02 khu đạt khu tiên tiến cấp Thành phố.
+ Phường nằm sát trung tâm Thành phố, có đường Quốc lộ 18A chạy qua
với chiều dài trên 3km, hệ thống đường liên khu đều đã được bê tông hoá. Dân
số của phường có 7.335 nhân khẩu với trên 1.991 hộ dân
- Văn hoá dân tộc: Trên địa bàn phường có 06 dân tộc anh em sinh sống

gồm: Dân tộc Kinh, Dao, Tày, Nùng, Hoa, Sán Rìu.
2. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Yên Thanh:
- UBND phường Yên Thanh được cấu tạo từ hai cơ quan:
+ Cơ quan Hội Đồng Nhân Dân là cơ quan quyền lực nhà nước. Chủ tịch
HĐND là ông Đặng Văn Lùng, phó chủ tịch là ông Vũ Việt Doanh.
+ UBND phường Yên Thanh là cơ quan hành chính cơ sở. Chủ tịch
phường là bà Phạm Thị Hải, Phó chủ tịch là ông Nguyễn Duy Thao và ông
Hoàng Trọng Hiếu.
- UBND phường Yên Thanh có tất cả 35 cán bộ: trong đó có 22 cán bộ
công chức, 2 cán bộ hợp đồng, 11 cán bộ không chuyên trách. Liên quan đến
các ngành trong cơ quan.

2


3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường Yên Thanh:
a. Chức năng:
- Uỷ ban nhân dân phường Yên Thanh do Hội đồng nhân dân bầu là cơ
quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà
nước cấp trên.
- Uỷ ban nhân dân phường Yên Thanh chịu trách nhiệm chấp hành Hiến
pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội
đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát
triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách
khác trên địa bàn.
- Uỷ ban nhân dân phường Yên Thanh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ
máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường Yên Thanh:

- Trong lĩnh vực kinh tế, UBND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp trên phê duyệt, tổ
chức và kiểm tra việc thực hiện.
+ Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân
sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, quyết toán
ngân sách địa phương, lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong
trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo
UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp giải quyết.
+ Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, hướng dẫn, kiểm tra về việc
thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai,
UBND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương
3


trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương
và tổ chức thực hiện các chương trình đó.
+ Chỉ đạo các khu thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát triển
ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
+ Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia
đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp
luật.
+ Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND.
+ Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi, tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình
thuỷ lợi vừa và nhỏ, quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, UBND phường thực
hiện những nhiệm vụ quyền hạn sau:
+ Tham gia với Uỷ ban nhân dân cấp trên trong việc xây dựng quy hoạch,
kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
+ Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở
xã, phường.
+ Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống,
sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu, phát triển cơ sở chế biến
nông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của UBND
cấp trên.
- Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, UBND phường thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây
dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn, quản lý việc thực hiện quy
hoạch xây dựng đã được duyệt.
+ Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ
tầng cơ sở theo sự phân cấp.
+ Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực
4


hiện pháp luật về xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở, quản lý
đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn.
+ Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo
phân cấp của UBND cấp trên.
- Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, UBND phường thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm
tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và
du lịch trên địa bàn.

+ Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt
động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
+ Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương
mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể
thao, UBND phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông
tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn và tổ chức thực hiện sau khi
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ
cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề, tổ
chức các trường mầm non, thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa
bàn, chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên,
quy chế thi cử.
+ Quản lý các công trình công cộng được phân cấp, hướng dẫn các phong
trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể
thao, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng
cảnh do địa phương quản lý.
+ Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế, quản lý các trung tâm y
tế, trạm y tế, chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phòng, chống
dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi
5


nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế
hoạch hoá gia đình.
+ Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao
động, tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo, hướng dẫn hoạt động
từ thiện, nhân đạo.
- Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, UBND

phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục
vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương.
+ Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường, phòng, chống, khắc phục hậu
quả thiên tai, bão lụt.
+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường
và chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn,
ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa
phương.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội UBND
phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang
và quốc phòng toàn dân, thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ, quản
lý lực lượng dự bị động viên, chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ,
công tác huấn luyện dân quân tự vệ.
+ Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, quyết định việc nhập
ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường
hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây
dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước,
thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các
hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương.
+ Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản
lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người dân tại địa phương.
6


+ Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ
an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, UBND

phường có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và
tôn giáo.
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế
hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt.
+ Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn
giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào
của công dân ở địa phương.
+ Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp
luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Trong việc thi hành pháp luật, UBND phường thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
+ Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra
việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
+ Tổ chức thực hiện và chỉ đạo cán bộ thực hiện các biện pháp bảo vệ tài
sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, bảo
vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp
khác của công dân.
+ Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn.
+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp
luật.
+ Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước,
tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân,
công tác hòa giải tại địa phương.
7



- Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, UBND
phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân theo quy định của pháp luật.
+ Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp mình theo hướng dẫn của UBND cấp trên.
+ Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp
của UBND cấp trên.
+ Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của địa
phương.
+ Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành
chính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp
trên xem xét, quyết định.

8


PHẦN II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
QUY TRÌNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỘT SỐ LĨNH VỰC QUAN
TRỌNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG:
Chương I. Quy trình, thủ tục hành chính của lĩnh vực tư pháp hộ tịch tại
UBND phường Yên Thanh:
1.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch
tại UBND phường Yên Thanh.
- Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, quyết định, chỉ
thị về công tác tư pháp ở cấp xã, phường theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện
sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo hướng
dẫn của Ủy ban nhân dân cấp thành phố và cơ quan Tư pháp cấp trên.
- Tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra các quyết định, chỉ thị do Ủy ban

nhân dân phường ban hành, rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân phường ban hành. Chỉ đạo, hướng dẫn việc xây
dựng quy ước, hương ước thôn, tổ dân phố phù hợp với quy định pháp luật hiện
hành.
- Theo dõi, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật, phát
hiện, đề xuất biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thi hành
vănbản quy phạm pháp luật ở cấp xã với Phòng Tư pháp cấp trên.
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật,
quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở phường.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động
hòa giải ở cơ sở, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ viên Tổ hoà giải
trên địa bàn theo sự hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên.
- Thực hiện việc đăng ký, đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con
nuôi; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho
mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi, đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn theo
quy định của pháp luật. Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch
theo quy định của Bộ Tư pháp, lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, cấp bản sao
9


giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.
- Thực hiện một số việc về quốc tịch thuộc thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
- Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính các
giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt. Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản
bằng tiếng Việt, chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án dân sự trên
địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý
công tác tư pháp được giao với Ủy ban nhân dân thành phố và Phòng Tư pháp.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao.
- Công chức Tư pháp - Hộ tịch ở cấp xã, phường có nhiệm vụ tham mưu
giúp Ủy ban nhân dân phường tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu
trên.
2.Quy trình thực hiện một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư
pháp – hộ tịch tại UBND phường Yên Thanh:
2.1. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh:
2.1.1. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh thông thường:
a. Trình tự thực hiện:
- Công dân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn của cán bộ tư pháp nơi đăng ký
khai sinh.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ công dân nộp hồ sơ tại bộ phận tư pháp nơi
đăng ký khai sinh ( cán bộ tư pháp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì
tiếp nhận, chưa hợp lệ thì có hướng dẫn bổ sung để hoàn thiện hồ sơ)
- Sau khi đầy đủ hồ sơ cán bộ tư pháp hộ tịch nơi công dân cư trú thụ lý
hồ sơ, giải quyết hồ sơ trong ngày làm viêc và trình lãnh đạo ký trả giấy tkhai
sinh ngay cho công dân.
b. Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tiếp tại UBND phường ( xã, thị trấn ) nơi cư trú của
người thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em như bố, mẹ trẻ em; Trong
10


trường hợp không xác định được nơi cư trú của cả người cha lẫn người mẹ của
trẻ em thì UBND phường (xã, thị trấn ) nơi trẻ em đang sinh sống thực hiện việc
đăng ký khai sinh cho trẻ em.
c. Thành phần và số lượng hồ sơ:
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy tờ phải nộp:

+ Giấy chứng sinh ( theo mẫu quy định )
+ Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bàng văn
bản xác nhân của người làm chứng (người làm chứng phải có năng lực hành vi
đầy đủ và biết rõ về việc làm chứng; Người làm chứng phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc làm chứng.
+ Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải
làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật.
Giấy tờ xuất trình: Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ đẻ; Hộ khẩu
hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của người mẹ hoặc hộ khẩu thường trú
của người cha nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ.
d. Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
f. Cơ quan thực hiện và kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
* Cơ quan thực hiện: Cơ quan có thẩm quyền là UBND xã, phường, thị
trấn. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC là cán bộ Tư pháp – Hộ tịch.
* Kết quả: 1 giấy khai sinh bản chính và bản sao giấy khai sinh được cấp
theo yêu cầu của người đi khai sinh.
h. Lệ phí: Không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai và yêu cầu, điều kiện khi thực hiện thủ tục
hành chính: Không.
k. Căn cứ pháp lý:
- Nghị Định số 158/2005/ NĐ-CP ngày 27/12/2005 của chính phủ về đăng
ký và quản lý hộ tịch.
11


- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của bộ tư pháp về hướng
dẫn thực hiện một số quy định của Nghị Định số 158/2005/ NĐ-CP ngày
27/12/2005 của chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của BTP về việc ghi

chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
2.1.2. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn:
a. Trình tự thực hiện:
- Công dân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn của cán bộ tư pháp nơi đăng ký
khai sinh.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ công dân nộp hồ sơ tại bộ phận tư pháp nơi
đăng ký khai sinh ( cán bộ tư pháp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì
tiếp nhận, chưa hợp lệ thì có hướng dẫn bổ sung để hoàn thiện hồ sơ)
- Sau khi đầy đủ hồ sơ cán bộ tư pháp hộ tịch nơi công dân cư trú thụ lý
hồ sơ, giải quyết hồ sơ trong ngày làm viêc và trình lãnh đạo ký trả giấy tkhai
sinh ngay cho công dân.
b. Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tiếp tại UBND phường ( xã, thị trấn ) nơi cư trú của
người thực hiện việc đăng ký khai sinh
c. Thành phần và số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai đăng ký khai sinh quá hạn (theo mẫu)
+ Giấy chứng sinh
+ Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bàng văn
bản xác nhân của người làm chứng (người làm chứng phải có năng lực hành vi
đầy đủ và biết rõ về việc làm chứng; Người làm chứng phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc làm chứng.
+ Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải
làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật.
+ Hoặc biên bản xác nhận bị bỏ rơi nếu là đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ
12


rơi.

Giấy tờ xuất trình: Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ đẻ; Hộ khẩu
hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của người mẹ hoặc hộ khẩu thường trú
của người cha nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5
ngày làm việc.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
f. Cơ quan thực hiện và kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
* Cơ quan thực hiện: Cơ quan có thẩm quyền là UBND xã, phường, thị
trấn. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC là cán bộ Tư pháp – Hộ tịch.
* Kết quả: 1 giấy khai sinh bản chính và bản sao giấy khai sinh được cấp
theo yêu cầu của người đi khai sinh.
h. Lệ phí: Không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai và yêu cầu điều kiện khi thực hiện thủ tục
hành chính:
- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký quá hạn.
- Yêu cầu điều kiện: Khi việc sinh chưa đăng ký trong thời hạn quy định
là 60 ngày kể từ ngày trẻ sinh ra.
k. Căn cứ pháp lý:
- Nghị Định số 158/2005/ NĐ-CP ngày 27/12/2005 của chính phủ về đăng
ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của bộ tư pháp về hướng
dẫn thực hiện một số quy định của Nghị Định số 158/2005/ NĐ-CP ngày
27/12/2005 của chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của BTP về việc ghi
chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.

13



2.1.3. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ
rơi:
a. Trình tự thực hiện:
- Công dân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn của cán bộ tư pháp nơi đăng ký
khai sinh.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ công dân nộp hồ sơ tại bộ phận tư pháp nơi
đăng ký khai sinh ( cán bộ tư pháp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì
tiếp nhận, chưa hợp lệ thì có hướng dẫn bổ sung để hoàn thiện hồ sơ)
- Sau khi đầy đủ hồ sơ cán bộ tư pháp hộ tịch nơi công dân cư trú thụ lý
hồ sơ, giải quyết hồ sơ trong ngày làm viêc và trình lãnh đạo ký và trả giấy tkhai
sinh ngay cho công dân.
b. Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tiếp tại UBND phường ( xã, thị trấn ) nơi cư trú của
người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi
dưỡng trẻ em đó.
c. Thành phần và số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Biên bản xác nhận bị bỏ rơi.
- Thông báo trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình tại địa phương để
tìm cha mẹ đẻ của trẻ bị bỏ rơi.
- Giấy tờ xuất trình:
+ Hộ khẩu/CMND của người đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi.
+ Giấy giới thiệu của tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ (nếu người đi khai
sinh là người đại diện cho tổ chức nuôi dưỡng trẻ.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ..
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
f. Cơ quan thực hiện và kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
* Cơ quan thực hiện: Cơ quan có thẩm quyền là UBND xã, phường, thị

trấn. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC là cán bộ Tư pháp – Hộ tịch.
14


* Kết quả: 1 giấy khai sinh bản chính và bản sao giấy khai sinh được cấp
theo yêu cầu của người đi khai sinh.
h. Lệ phí: Không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai và yêu cầu điều kiện khi thực hiện thủ tục
hành chính:
- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu điều kiện: Hết hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng
không tìm thấy cha mẹ đẻ thì người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc tổ chức
đang tạm thời nuôi dưỡng có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ.
k. Căn cứ pháp lý:
- Nghị Định số 158/2005/ NĐ-CP ngày 27/12/2005 của chính phủ về đăng
ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của bộ tư pháp về hướng
dẫn thực hiện một số quy định của Nghị Định số 158/2005/ NĐ-CP ngày
27/12/2005 của chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của BTP về việc ghi
chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
2.1.4. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài
giá thú:
a. Trình tự thực hiện:
- Công dân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn của cán bộ tư pháp nơi đăng ký
khai sinh.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ công dân nộp hồ sơ tại bộ phận tư pháp nơi
đăng ký khai sinh ( cán bộ tư pháp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì
tiếp nhận, chưa hợp lệ thì có hướng dẫn bổ sung để hoàn thiện hồ sơ)
- Sau khi đầy đủ hồ sơ cán bộ tư pháp hộ tịch nơi công dân cư trú thụ lý

hồ sơ, giải quyết hồ sơ trong 05 ngày làm viêc và trình lãnh đạo ký trong khi
hoàn thành và trả giấy khai sinh cho công dân đúng hẹn.
b. Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tiếp tại UBND phường ( xã, thị trấn ) nơi cư trú của
15


người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em.
c. Thành phần và số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Giấy chứng sinh
+ Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bàng văn
bản xác nhân của người làm chứng (người làm chứng phải có năng lực hành vi
đầy đủ và biết rõ về việc làm chứng; Người làm chứng phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc làm chứng).
+ Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải
làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật.
+ Tờ khai nhận con (theo mẫu nếu có người nhận là cha của trẻ tại thời
điểm đăng ký khai sinh là có thực).
+ Giấy tờ chứng minh về quan hệ cha, con (nếu có).
Giấy tờ xuất trình: Hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của
người mẹ hoặc hộ khẩu thường trú, CMND của người mẹ. CMND của người
nhận làm cha (nếu có người nhận làm cha của đứa trẻ).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết: Trong 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ
hợp lệ.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
f. Cơ quan thực hiện và kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
* Cơ quan thực hiện: Cơ quan có thẩm quyền là UBND xã, phường, thị

trấn. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC là cán bộ Tư pháp – Hộ tịch.
* Kết quả:
- 1 giấy khai sinh bản chính và bản sao giấy khai sinh được cấp theo yêu
cầu của người đi khai sinh ( nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về
người cha trong sổ đăng ký khai sinh và giấy đăng ký khai sinh để trống ).
- Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con (nếu trẻ có người nhận
làm cha tại thời điểm đăng ký khai sinh).
16


h. Lệ phí: 10.000 dồng/việc.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai và yêu cầu, điều kiện khi thực hiện thủ tục
hành chính: Không.
k. Căn cứ pháp lý:
- Nghị Định số 158/2005/ NĐ-CP ngày 27/12/2005 của chính phủ về đăng
ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của bộ tư pháp về hướng
dẫn thực hiện một số quy định của Nghị Định số 158/2005/ NĐ-CP ngày
27/12/2005 của chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của BTP về việc ghi
chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
2.1.5. Kết quả đạt được khi thực hiện thủ tục hành chính tại UBND
phường Yên Thanh:
a. Thuận lợi:
Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch có một vai trò và ý nghĩa rất quan
trọng trong quá trình quản lý nhà nước, nhiệm vụ của chính quyền các cấp có
ảnh hưởng rất lớn và liên quan nhiều đối với đời sống xã hội. Để tạo chuyển
biến một cách cơ bản trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, dể đảm bảo
công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương được đăng ký đầy đủ, kịp
thời, chính xác để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Phục vụ

cho sự phát triển kinh tế, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng ở địa phương trong
thời gian tới. Nhà nước đã ban hành Nghị Định số 158/2005/ NĐ-CP ngày
27/12/2005 của chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Do đó việc đăng ký
được đơn giản hóa các thủ tục khi đi đăng ký khai sinh, có quy định từng loại
giấy tờ cần thiết đối với từng sự việc, bổ sung quy đinh đối với hồ sơ đăng ký hộ
tịch, thời hạn giải quyết được rút ngắn. Cụ thể như sau:
+ Đơn giản hóa các thủ tục hành chính khi người đân tới đăng ký khai
sinh cho trẻ em mới sinh, cũng như trẻ em bị bỏ rơi. Hay quá thời hạn đăng ký.
+ Cho phép ủy quyền cho người khác khi được đăng ký khai sinh. Các
trường hợp được ủy quyền là cha, mẹ, ông bà, vợ chồng, anh chị, em của người
17


ủy quyền thì không cần có văn bản xác nhận. Hoặc cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ
về gia đình họ.
+ Mở rộng thêm thời gian đăng ký khai sinh từ 30 ngày lên 60 ngày.
Việc đăng ký khai sinh cho trẻ theo Nghị Định 158 gồm có hai loại giấy
tờ: Giấy chứng sinh và giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ được đăng ký
khai sinh. Nếu trường hợp không có giấy chứng sinh thì cos thể thay bằng văn
bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm
chứng thì người đi khai sinh cho trẻ phải cam đoan về việc sinh là có thực. Nghị
Định 158 đã thể hiện rõ tính cải cách thủ tục hành chính bằng cách trao quyền
cho cán bộ Tư pháp – Hộ tịch nếu cán bộ tư pháp biết rõ về mối quan hệ hôn
nhân của cha, mẹ trẻ được khai sinh thì người đi khai sinh không bắt buộc phải
xuất trình giấy chứng nhận kết hôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi
đăng ký khai sinh cho trẻ. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ được giải quyết trong
ngày làm việc khi cán bộ Tư pháp – Hộ tịch tiếp nhận đủ hồ sơ. Đối với công
dân Việt Nam ở trong nước thì việc đăng ký hộ tịch tại nơi người đó đăng ký hộ
khẩu thường trú hoặc không có hộ khẩu thì đăng ký tại nơi có hộ khẩu tạm trú
của công dân đó.

UBND phường Yên Thanh đã tạo được nhiều thuận lợi cho nhân dân, góp
phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch. Đảm
bảo được quyền làm chủ của nhân dân. Việc thụ lý hồ sơ được giải quyết nhanh
chóng người dân không có khiếu nại gì về công tác đăng ký hộ tịch. Hướng dẫn
và giúp đỡ người dân tận tình, hướng dẫn những điều họ chưa hiểu để thực hiện
đúng thủ tục được giao.
Tại bộ phận 1 cửa của UBND phường Yên Thanh lĩnh vực Tư pháp – Hộ
tịch trong năm 2014 đã giải quyết được 276 trường hợp (trong đó có 151 trẻ nam
và 125 trẻ nữ). 4 tháng đầu năm 2015 đã giải quyết được 57 trường hợp (trong
đó có 23 trẻ nam và 34 trẻ nữ).
-

Đăng ký khai sinh đúng hạn: 292 trường hợp.
Đăng ký khai sinh quá hạn: 39 trường hợp.
Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú: 2 trường hợp
Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi: Không trường hợp.
18


b. Bất cập:
- Vẫn còn trẻ bị đăng ký khai sinh quá hạn. Đây là do lỗi của cha, mẹ và
gia đình của trẻ chưa ý thức và chú trọng dến việc khai sinh đúng hạn cho con.
Chưa ý thức được quyền lợi của trẻ hay không xác định chính xác được thời
gian đi đăng ký khai sinh cho trẻ dẫn tới quá hạn. Hay vẫn có người dân xem
ngày để đăng ký khai sinh dẫn tới quá hạn.
- Công tác tuyên tryền cho người dân hiểu biết pháp luật chưa thực sự
hiệu quả.
- Trình độ hiểu biết pháp luật của cha mẹ trẻ còn bị hạn chế, gây một số
khó khăn cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương. Khi đi khai
sinh cho trẻ cha mẹ trẻ không thống nhất về việc đặt tên cho con hay điền thông

tin sai dẫn tới việc đăng ký khai sinh cho trẻ mất thời gian. Còn sử dụng ngày
âm để đăng ký khai sinh cho trẻ dẫn đến nhầm lẫn và tự ý sửa vào giấy khai sinh
gây khó khăn cho trẻ sau này và đăng ký lại.
- Khi đi đăng ký khai sinh không mang đủ giấy tờ hợp lệ. Đi lại nhiều lần,
quên bản chính các giấy tờ khi đối chiếu.
- Tâm lý nóng vội, chủ quan của người dân vẫn còn.
- Công tác tư vấn pháp luật cho người dân cần được thông thoáng diễn ra
thường xuyên tới các khu, dân cư. Để người dân hiểu biết hơn về pháp luật.
Tránh tình trạng còn sai xót xảy ra.
2.2. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai tử:
2.2.1. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai tử đúng hạn:
a. Trình tự thực hiện:
- Công dân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn của cán bộ tư pháp nơi có hộ
khẩu thường trú hoặc tạm trú của thân nhân người đã mất.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ công dân nộp hồ sơ tại bộ phận tư pháp ( cán bộ
tư pháp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì tiếp nhận, chưa hợp lệ thì
có hướng dẫn bổ sung để hoàn thiện hồ sơ)
- Sau khi đầy đủ hồ sơ cán bộ tư pháp hộ tịch nơi công dân cư trú thụ lý
hồ sơ, giải quyết hồ sơ trong ngày làm viêc và trình lãnh đạo ký trả giấy báo tử
19


ngay cho thân nhân người mất.
b. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận 1 cửa của UBND xã phường nơi cư trú
cuối cùng của người chết.
- Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người
chết thì UBND phường ( xã, thị trấn ) nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký
khai tử.
c. Thành phần và số lượng hồ sơ:

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử theo quy định như:
Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì giám đốc bệnh
viện người phụ trách cơ sở y tế đó cấp giấy báo tử.
Đối với người cư trú một nơi nhưng chết ở mợt nơi khác, ngoài cơ sở y tế
thì UBND xã, phường, thị trấn, nơi người đó chết cấp giấy báo tử.
Đối với người chết là quân nhân nhập ngũ, công chức quốc phòng, quân
nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn
sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và nhưng người được tập trung làm nhiệm vụ
quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trương đơn vị đó cấp
giấy báo tử.
Đối với người chết tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc nơi
tạm giữ thì thủ trưởng cơ quan nơi giam giữ người đó cấp giấy báo tử.
Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành công
an quản lý thì thủ trưởng các cơ quan đó cấp giáy báo tử.
Trong trường hợp một người bị tòa án tuyên bố là đã chết thì quyết định
của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thay cho giấy báo tử.
Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ hay hoặc
điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết thay cho
giấy báo tử.
20


Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết cử
người làm chứng thay cho giấy tờ báo tử.
- Giấy tờ xuất trình: CMND của người đi đăng ký khai tử, hộ khẩu thường
trú của người chết.
d. Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ.

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân,tổ chức.
f. Cơ quan thực hiện và kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
* Cơ quan thực hiện: Cơ quan có thẩm quyền là UBND xã, phường, thị
trấn. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC là cán bộ Tư pháp – Hộ tịch.
* Kết quả: 1 giấy chứng tử bản chính và bản sao giấychứng tử được cấp
theo yêu cầu của người đi khai tử.
h. Lệ phí: Không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai và yêu cầu, điều kiện khi thực hiện thủ tục
hành chính:
- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu điều kiện: Việc thực hiện trong 15 ngày kể từ ngày chết.
k. Căn cứ pháp lý:
- Nghị Định số 158/2005/ NĐ-CP ngày 27/12/2005 của chính phủ về đăng
ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của bộ tư pháp về hướng
dẫn thực hiện một số quy định của Nghị Định số 158/2005/ NĐ-CP ngày
27/12/2005 của chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của BTP về việc ghi
chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
2.2.2. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai tử quá hạn:
a. Trình tự thực hiện:
- Công dân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn của cán bộ tư pháp nơi có hộ
khẩu thường trú hoặc tạm trú của thân nhân người đã mất.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ công dân nộp hồ sơ tại bộ phận tư pháp ( cán bộ
tư pháp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì tiếp nhận, chưa hợp lệ thì
21


có hướng dẫn bổ sung để hoàn thiện hồ sơ)
- Sau khi đầy đủ hồ sơ cán bộ tư pháp hộ tịch nơi công dân cư trú thụ lý

hồ sơ, giải quyết hồ sơ trong ngày làm viêc và trình lãnh đạo ký trả giấy báo tử
ngay cho thân nhân người mất.
b. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận 1 cửa của UBND xã phường nơi cư trú
cuối cùng của người chết.
- Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người
chết thì UBND phường ( xã, thị trấn ) nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký
khai tử.
c. Thành phần và số lượng hồ sơ:
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử theo quy định như:
Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì giám đốc bệnh
viện người phụ trách cơ sở y tế đó cấp giấy báo tử.
Đối với người cư trú một nơi nhưng chết ở mợt nơi khác, ngoài cơ sở y tế
thì UBND xã, phường, thị trấn, nơi người đó chết cấp giấy báo tử.
Đối với người chết là quân nhân nhập ngũ, công chức quốc phòng, quân
nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn
sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và nhưng người được tập trung làm nhiệm vụ
quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trương đơn vị đó cấp
giấy báo tử.
Đối với người chết tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc nơi
tạm giữ thì thủ trưởng cơ quan nơi giam giữ người đó cấp giấy báo tử.
Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành công
an quản lý thì thủ trưởng các cơ quan đó cấp giáy báo tử.
Trong trường hợp một người bị tòa án tuyên bố là đã chết thì quyết định
của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thay cho giấy báo tử.
22



Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ hay hoặc
điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết thay cho
giấy báo tử.
Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết cử
người làm chứng thay cho giấy tờ báo tử.
- Giấy tờ xuất trình: CMND của người đị đăng ký khai tử, hộ khẩu thường
trú của người chết.
d. Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ
trường hợp cần xác minh thì thời hạn nói trên kéo dài không quá 5 ngày.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân,tổ chức.
f. Cơ quan thực hiện và kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
* Cơ quan thực hiện: Cơ quan có thẩm quyền là UBND xã, phường, thị
trấn. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC là cán bộ Tư pháp – Hộ tịch.
* Kết quả: 1 giấy chứng tử bản chính và bản sao giấychứng tử được cấp
theo yêu cầu của người đi khai tử.
h. Lệ phí: Không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai và yêu cầu, điều kiện khi thực hiện thủ tục
hành chính:
- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu điều kiện: Đăng ký quá hạn.
k. Căn cứ pháp lý:
- Nghị Định số 158/2005/ NĐ-CP ngày 27/12/2005 của chính phủ về đăng
ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của bộ tư pháp về hướng
dẫn thực hiện một số quy định của Nghị Định số 158/2005/ NĐ-CP ngày
27/12/2005 của chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của BTP về việc ghi
chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.


23


×