Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.47 KB, 16 trang )

PHỤ LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
I.1- Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại
I.1.1. Khái niệm chất và khái niệm lượng
I.1.2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất
I.1.3.Ý nghĩa phương pháp luận
I.2.- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
I.2.1. Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập
I.2.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển
I.2.3. Phân loại mâu thuẫn
I.2.4. ý nghĩa phương pháp luận
I.3.- Quy luật phủ định của phủ định
I.3.1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
I.3.2. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định
I.3.3. ý nghĩa phương pháp luận
II. cơ sở lí luận của vấn đề cần nghiên cứu.
II.1. Quy luật phát triển phản ánh qua sự biến đổi cấu hình electron lớp ngoài cùng.
II.2. Quy luật phát triển phản ánh qua sự biến đổi các đại lượng vật lí.
II.3. Quy luật phát triển phản ánh qua sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim.
II.4. Quy luật phát triển phản ánh qua sự biến đổi tính axit-bazơ của oxit và
hiđroxit
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

1




PHẦN 1:

ĐẶT VÂN ĐỀ.

1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình giảng dạy môn hoá học ở trường THPT và thông qua việc học tập,
nghiên cứu môn triêt học của chương trình sau đại học dành cho khối khoa học tự nhiên
tại trường đại học Vinh tôi nhận thức được rằng: Triết học là một hệ thống lí luận chung
nhất của con người về thế giới quan, về bản thân con người và vị trí con người trong thế
giới đó. Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức;
giữa tồn tại và tuy duy. Nội dung của vấn đề cơ bản đó là vật chất và ý thức cái nào có
trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào và con người có thể nhận thức được thế
giới không?
Hoá học là một bộ môn khoa học, nghiên cứu về sự hoá hợp và phân giải của các
chất. Bộ môn hoá học nghiên cứu về chất tức là nghiên cứu về cấu tạo của chất. Đó
cũng là một vấn đề mà triết học cần phải giải quyết. Thông qua hoá học ta hiểu được
vật chất trong thế giới khách quan, giúp cho con người nhận thức được thế giới.
Trong qua trình giảng dạy chương II về vấn đề “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá
học. Định luật tuần hoàn” tôi nhận thức được rằng: Bảng tuần hoàn phản ánh một cách
đầy đủ nhất con đường phát triển của tự nhiên. Được thể hiện ở hai nguyên lí, ba quy
luật, sáu cặp phạm trù được bộc lộ rất rõ ràng trong bảng tuần hoàn.
Để nâng cao việc nhận thức bảng tuần hoàn một khác khách quan và có sự liên hệ
với triết học Mác – Lênin tôi chọn đề tài “Bảng hệ thống tuần hoàn phản ánh quy
luật phát triển của tự nhiên”. Các quy luật phát triển được hệ thống tuần hoàn phản
ánh một cách đầu đủ nhất, khái quát nhất và khoa học nhất.
2. Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Giúp cho người học triết học cũng như người học hóa học hiểu được mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất và sự phát triển của vật chất.

Bằng kiến thức hoá học về bảng tuần hoàn và kiến thức về triết học, để tìm hiểu sự
phản ánh của bảng tuần hoàn đến quy luật phát triển của tự nhiên mà triết học đã khái
quát.

2


PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
I.1- Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại
I.1.1. Khái niệm chất và khái niệm lượng
a) Khái niệm chất
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó
thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng.
Trong lịch sử triết học đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chất,
lượng cũng như quan hệ giữa chúng. Những quan điểm đó phụ thuộc, trước hết và chủ
yếu vào thế giới quan và phương pháp luận của các nhà triết học hay của các trường
phái triết học. Phép biện chứng duy vật đem lại quan điểm đúng đắn về khái niệm chất,
lượng và quan hệ qua lại giữa chúng, từ đó khái quát thành quy luật chuyển hóa từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái
khác.
b) Khái niệm lượng
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc
tính của sự vật.
Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự vật là nó, chưa làm
cho nó khác với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật và cũng có tính

khách quan như chất của sự vật.
I.1.2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất
a) Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt
lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ
tồn tại, nếu không có tính quy định về chất và ngược lại.

3


Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát
triển của sự vật. Nhưng sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách rời
nhau. Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng tới sự thay đổi về chất của nó và
ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó. Sự
thay đổi về lượng có thể chưa làm thay đổi ngay lập tức sự thay đổi về chất của sự vật. ở
một giới hạn nhất định, lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi
cơ bản. Khi lượng của sự vật được tích luỹ vượt quá giới hạn nhất định, thì chất cũ sẽ
mất đi, chất mới thay thế chất cũ. Không giới hạn đó gọi là độ.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng
của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.
Độ là mối liên hệ giữa lượng và chất của sự vật, ở đó thể hiện sự thống nhất giữa
lượng và chất của sự vật. Trong độ, sự vật vẫn còn là nó chứ chưa biến thành cái khác.
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về
lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
Sự vật tích luỹ đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời.
Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do
sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu
của một giai đoạn phát triển mới. Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát
triển liên tục của sự vật. Có thể nói, trong quá trình phát triển của sự vật, sự gián đoạn là

tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn.
Như vậy, sự phát triển của bất cứ sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích luỹ về lượng
trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Song điểm nút của
quá trình ấy không cố định mà có thể có những thay đổi. Sự thay đổi ấy do tác động của
những điều kiện khách quan và chủ quan quy định.
b) Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng
Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động ấy thể
hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động
và phát triển của sự vật.

4


Như vậy, không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất mà
những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến những thay đổi về lượng.
c) Các hình thức cơ bản của bước nhảy
Bước nhảy để chuyển hóa về chất của sự vật hết sức đa dạng và phong phú với
những hình thức rất khác nhau. Những hình thức bước nhảy được quyết định bởi bản
thân sự vật, bởi những điều kiện cụ thể trong đó sự vật thực hiện bước nhảy.
Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật có thể phân chia thành
bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm
thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.
Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích
luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi.
Song cần lưu ý rằng, bước nhảy dần dần khác với sự thay đổi dần dần về lượng của
sự vật. Bước nhảy dần dần là sự chuyển hóa dần dần từ chất này sang chất khác, còn sự
thay đổi dần dần về lượng là sự tích luỹ liên tục về lượng để đến một giới hạn nhất định
sẽ chuyển hóa về chất.
Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy toàn bộ và bước

nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt,
các yếu tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của
những mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật.
I.1.3.Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những
thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra các kết luận có ý nghĩa phương pháp luận sau
đây:
- Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần
dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất.
- Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan. Song quy
luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được thực hiện
thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng
phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về
5


lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến hóa sang
những thay đổi mang tính chất cách mạng.
- Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của
bước nhảy. Sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện
khách quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện
cụ thể hay quan hệ cụ thể. Mặt khác, đời sống xã hội của con người rất đa dạng, phong
phú do rất nhiều yếu tố cấu thành, do đó để thực hiện được bước nhảy toàn bộ, trước
hết, phải thực hiện những bước nhảy cục bộ làm thay đổi về chất của từng yếu tố.
I.2- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
I.2.1. Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập
Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược
nhau. Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân; trong sinh vật có đồng hóa và dị hóa;
trong kinh tế thị trường có cung và cầu, v.v.. Những mặt trái ngược nhau đó phép biện

chứng duy vật gọi là mặt đối lập.
Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh với nhau.
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau
giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những
nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự "đồng nhất" của các mặt đối
lập. Với ý nghĩa đó, "sự thống nhất của các mặt đối lập" còn bao hàm cả sự "đồng nhất"
của các mặt đó. Do có sự "đồng nhất" của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của
mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn luôn "đấu tranh" với nhau. Đấu
tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn
nhau.
I.2.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau
của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả
"sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng
6


im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự
vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là: "Sự thống nhất (...) của các mặt đối lập là
có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ
lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối"1.
I.2.3. Phân loại mâu thuẫn
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các giai
đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính phong phú, đa
dạng đó được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều
kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật) mà trong đó
mâu thuẫn tồn tại.
Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các mâu thuẫn

thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập
của cùng một sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn
diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ
là tương đối, tùy theo phạm vi xem xét. Cùng một mâu thuẫn nhưng xét trong mối quan
hệ này là mâu thuẫn bên ngoài, nhưng xét trong mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên
trong.
- Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn
được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát
triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự vật.
Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó
của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nẩy sinh hay được giải
quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất.
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong
một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu
thuẫn thứ yếu.
7


Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất
định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải quyết được
mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn
phát triển mới.
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mâu thuẫn
chủ yếu có thể là một hình thức biểu hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản hay là kết quả
vận động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định. Việc giải quyết
mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản.

Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát
triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu
chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu
thuẫn chủ yếu.
Từ sự phân tích trên có thể rút ra nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập như sau: Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi
ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập. Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu
thuẫn. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và chuyển hoá lẫn nhau làm mâu thuẫn
được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ.
I.2.4. ý nghĩa phương pháp luận
Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Để nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho
hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật. Muốn
phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, những khuynh
hướng trái ngược nhau, tức tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những mối liên hệ, tác
động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó. V. I. Lênin viết: "Sự phân đôi của cái
thống nhất và sự nhận thức các bộ phận của nó..., đó là thực chất... của phép biện
chứng"1.
I.3- Quy luật phủ định của phủ định
I.3.1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng

8


Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình phát sinh, phát
triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay bằng sự vật mới. Sự thay thế đó gọi là
phủ định.
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, là mắt
khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.

Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng là tính khách quan và tính kế thừa.
I.3.2. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định
Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động của sự
vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện
chứng diễn ra - sự vật đó không còn nữa mà bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có
những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật
mới khác. Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự
trùng lặp hoàn toàn, mà nó được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân
tố tích cực thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định hai lần phủ
định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển.
Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định như trên là sự thống nhất
hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân tố tích cực mới. Do vậy, thông
qua những lần phủ định biện chứng sự vật sẽ ngày càng phát triển.
Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả
nhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong những lần
phủ định tiếp theo. Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ định
có nội dung toàn diện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định ban đầu và kết quả của sự
phủ định lần thứ nhất.
Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển
và cũng là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật - xu
hướng phát triển. Song sự phát triển đó không phải diễn ra theo đường thẳng, mà theo
đường "xoáy ốc".
Từ sự phân tích đã được nêu ra ở trên, chúng ta khái quát về nội dung cơ bản của
quy luật phủ định của phủ định như sau:
9


Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định
và cái phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảo tồn

nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bổ sung thêm những thuộc tính mới làm
cho sự phát triển đi theo đường "xoáy ốc".
I.3.3. ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu về quy luật phủ định của phủ định, chúng ta rút ra một số ý nghĩa
phương pháp luận sau đây:
Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng
phát triển của sự vật. Quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi
theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ
khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước.
ở mỗi chu kỳ phát triển sự vật có những đặc điểm riêng biệt. Do đó, chúng ta phải
hiểu những đặc điểm đó để có cách tác động phù hợp với yêu cầu phát triển.
Theo quy luật phủ định của phủ định, mọi sự vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay
thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đời từ cái cũ trên cơ sở kế thừa tất
cả những nhân tố tích cực của cái cũ, do đó, trong hoạt động của mình, con người phải
biết kế thừa tinh hoa của cái cũ, tránh thái độ phủ định sạch trơn.
Tóm lại: Mỗi quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật đề cập đến những
phương diện khác nhau của quá trình vận động và phát triển của sự vật. Trong thực tế,
sự vận động và phát triển của bất cứ sự vật nào cũng là sự tác động tổng hợp của tất cả
những quy luật cơ bản do phép biện chứng duy vật trừu tượng hóa và khái quát hóa. Do
đó, trong hoạt động của mình, cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn để đạt
chất lượng và hiệu quả cao, con người phải vận dụng tổng hợp tất cả những quy luật đó
một cách đầy đủ, sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể.

10


II. NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU.
II.1. Quy luật phát triển phản ánh qua sự biến đổi cấu hình electron lớp ngoài
cùng.
- Bảng 1: Sự biến đổi cấu hình electron ngoài cùng

Nhóm

IA

Chu kì
1

1
2
3

5
6

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA
2

H

1s1

3
Li

He

1s2
4

Be

5

B

6

C

7

N

8

O

9

F


10

Ne

2s1
11
Na

2s2
12
Mg

2s22p1
13
Al

2s22p2
14
Si

2s22p3
15
P

2s22p4
16
S

2s22p5
17

Cl

2s22p6
18
Ar

3s1

3s2
20
Ca

3s23p1
31
Ga

3s23p2
12
Ge

3s23p3
33
As

3s23p4
34
Se

3s23p5
35

Br

3s23p6
36
Kr

4s1
37
Rb

4s2
38
Sr

4s24p1
49
In

4s24p2
50
Sn

4s24p3
51
Sb

4s24p4
52
Te


4s24p5
53
I

4s24p6
54
Xe

5s1
55
Cs

5s2
56
Ba

5s25p1
81
Ti

5s25p2
82
Pb

5s25p3
83
Bi

5s25p4
84

Po

5s25p5
85
At

5s25p6
86
Rn

19

4

IIA

K

6s1
6s2
6s26p1 6s26p2
6s26p3
6s26p4
6s26p5
6s26p6
- Nhận xét: Mở đầu bảng tuần hoàn là nguyên tố hiđro có cấu hình electron 1s 1,

nguyên tố He 1s2 và cũng là nguyên tố kết thúc một chu kì. Khi lớp 1s đã đầy electron,
theo quy luật của sự mâu thẫn sẽ xuất hiện nguyên tố tiếp theo là nguyên tố Li 1s 22s1 có
sự kế thừa cấu hình của nguyên tố He và lặp lại cấu hình của nguyên tố H 1s 1 và cứ thế

phát triển đến nguyên tố Be, B, C, N, O, F và kết thúc chu kì 2 là nguyên tố Ne (2s 22p6)
đạt cấu hình electron bảo hoà. Vậy chu kì 2 gồm 8 nguyên tố. Mở đầu chu kì 3 là
nguyên tố Na 1s22s2sp63s1, ta thấy nguyên tố Na có sự kế thừa cấu hình của nguyên tố
Ne và lặp lại cấu hình electron của nguyên tố Li và xuất hiện thêm các nguyên tố Mg,
Al, Si, P, S, Cl và kết thúc chu kì là nguyên tố Ar (3s 23p6). Như vậy nguyên tố Ne và
nguyên tố Ar đều có cấu hình electron bão hoà, đó là những nguyên tố khí hiếm, mọi
tính chất hoá học của nguyên tố này không còn nữa, đó là lí do làm xuất hiện nguyên tố
mới có tính chất hoá học điển hình. Những nguyên tố có cấu hình electron giống nhau
thì sẽ có tính chất hoá học tương tự nhau đó là do cấu hình electron biến đổi tuần hoàn.
II.2. Quy luật phát triển phản ánh qua sự biến đổi các đại lượng vật lí.
11


a. Bán kính nguyên tử
- Bảng 2: Sự biến đổi bán kính nguyên tử
Nhóm

IA

Chu kì
1

1

0,037
Li
0,152
Na

11


3

0,186
K

19

4

0,227
Rb

37

5

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA
2


H

3

2

IIA

4

Be

0,112
Mg

12

0,16
Ca

20

0,197
Sr

38

5

B


0,085
Al

13

0,143
Ga

31

0,135
In

49

6

C

0,077
Si

14

0,118
Ge

12


0,122
Sn

50

7

N

0,07
P

15

0,11
As

33

0,12
Sb

51

8

O

0,073
S


16

0,103
Se

34

0,117
Te

52

9

F

0,072
Cl

17

0,1
35
Br
0,114
I

53


He

0,031
Ne

10

0,71
Ar

18

0,098
Kr

36

0,112
Xe

54

0,248 0,215 0,167 0,14
0,14
0,142
0,133
0,131
- Nhận xét: Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm

dần. Mở đầu chu kì là nguyên tố có bán kính nguyên tử lớn nhất sau đó bán kính nguyên

tử giảm dần, đến nguyên tố khí hiếm thì bán kính nguyên tử sẽ bé nhất. Khi bán kính
thay đổi thì tính chất của nguyên tố cũng thay đổi, đó chính là sự thay đổi về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất. Các nguyên tố ở nhóm IA có bán kính nguyên tử lớn nhất cho
mỗi chu kì, nguyên tố nhóm IIA có bán kính nguyên tử nhỏ hơn nhóm IA và cứ thể theo
chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần.
b. Năng lượng ion hoá
- Bảng 3: Sự biến đổi năng lượng ion hoá
Nhóm

IA

Chu kì
1

1

1312
Li
520
Na

11

3

497
K

19


4

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

419

VIIIA
2

H

3

2

IIA

4

Be

899

Mg

12

738
Ca

20

590

5

B

801
Al

13

578
Ga

31

579

6

C


1086
Si

14

786
Ge

12

762
12

7

N

1402
P

15

1012
As

33

947


8

O

1314
S

16

9

F

1681
Cl

17

1000
Se

1251
35
Br

941

1008

34


He

2372
Ne

10

2081
Ar

18

1521
Kr

36

1351


37

5

Rb

403
Cs


55

6

38

Sr

549
Ba

56

49

In

558
Ti

81

50

Sn

709
Pb

82


51

Sb

834
Bi

83

52

Te

869
Po

84

53

I

1140
At

85

54


Xe

1170
86
Rn

376
503
589
716
703
812
920
1037
- Nhận xét: Ta thấy các nguyên tố ở nhóm IA có năng lượng ion hoá là nhỏ nhất vì
bán kính nguyên tử lớn nhất, và theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính
nguyên tử sẽ giảm dần nên năng lượng ion hoá sẽ tăng dần, dẫn đến tính chất của các
nguyên tố trong một chu kì có sự biến đổi, những nguyên tố trong cùng một nhóm sẽ có
tính chất hoá học tương tự nhau, nhưng nguyên tố sau sẽ mạnh hơn nguyên tố trước. Đó
chính là quy luật của sự phát triển.
c. Độ âm điện
- Bảng 4: Sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố.
Nhóm

IA

Chu kì
1

1


2,2
Li
0,98
Na

11

3

0,93
K

19

4

0,82
Rb

37

5

0,82
Cs

55

6


IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA
2

H

3

2

IIA

4

Be

1,57
Mg

12


1,31
Ca

20

1,00
Sr

38

0,95
Ba

56

5

B

2,04
Al

13

1,61
Ga

31


1,81
In

49

1,78
Ti

81

6

C

2,55
Si

14

1,9
Ge

12

2,01
Sn

50

1,96

Pb

82

7

N

3,04
P

15

2,19
As

33

2,18
Sb

51

2,05
Bi

83

8


O

3,44
S

16

2,58
Se

34

2,55
Te

52

2,1
Po

84

9

F

3,98
Cl

17


3,16
35
Br
2,96
I

53

2,66
At

85

He

10

Ne

18

Ar

36

Kr

54


Xe

86

Rn

0,79
0,89
1,62
2,33
2,02
2,00
2,2
- Nhận xét: Trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì độ âm

điện của các nguyên tố tăng dần, còn trong một nhóm thù độ âm điện giảm dần. Kết
thúc mỗi chu kì là nguyên tố khí hiếm có độ âm điện bằng 0. Đó là sự dập tắt một chu kì
để xuất hiện một chu kì mới, ở đó các nguyên tố có bán kính nguyên tử lớn hơn và dẫn
đến độ âm điện nhỏ hơn do đó tính chất hoá học và tính chất vật lí cũng có sự khác nhau
một cách rõ rệt
II.3. Quy luật phát triển phản ánh qua sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim.
13


- Bảng 5: Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim
Nhóm
Chu kì
1
2


IA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

1

H
3
Li

4

Be

5

C

7

N


8

14

Si

15

P

16

Ga

12

Ge

33

As

In

50

Sn

51


82

Pb

83

Na

12

Mg

13

19

K

20

Ca

31

37

Rb

38


Sr

49

56

Ba

81

4
5
55

Cs

VIIIA
2

11

3

6

IIA

B

6


Al

Ti

He
Ne

9

F

10

S

17

Cl

18

Ar

34

Se

35


Br

36

Kr

Sb

52

Te

53

I

54

Bi

84

85

At

86

O


Po

Xe
Rn

- Nhận xét: Như ta đã nhận xét ở trên trong một chu kì thì bán kính nguyên tử
giảm dần, năng lượng ion hoá tăng dần, độ âm điện tăng dần dẫn đến tính kim loại trong
một chu kì giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần, ở nhóm VIIA đó là những nguyên
tố có tính phi kim điển hình, còn nhóm IA là nhóm kim loại điển hình, nhóm VIIIA là
nhóm khí trơ. Khi kết thúc mỗi chu kì bao giờ cũng có sự dập tắt tính chất của các
nguyên tố trong chu kì đó, để làm cơ sở cho việc xuất hiện nguyên tố mới được xây
dựng trên nền nguyên tố trước nhưng nó sẽ tiến bộ hơn nguyên tố cũ.
II.4. Quy luật phát triển phản ánh qua sự biến đổi tính axit-bazơ của oxit và
hiđroxit
- Bảng 6: Sự biến đổi tính axit-banzơ của oxit và hiđroxit tương ứng.
Nhóm
Chu kì
2

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

B2O3


CO2

N2O5

Li2O

BeO

Oxit

Oxit

bazơ

lưỡng

LiOH

tính
Be(OH)2

H3BO3

Bazơ

Bazơ

Axit yếu Axit


kiềm

lưỡng

Oxit axit Oxit

Oxit

axit

axit

H2CO3

HNO3

yếu
14

Axit
mạnh

VIA

VIIA


3

Na2O


tính
MgO

Oxit

Oxit bazơ Oxit

Al2O3

SiO2

P2O5

SO3

Cl2O7

Oxit

Oxit

Oxit

Oxit

axit

axit


axit

axit

H3PO4

H2SO4

HClO4

Axit

Axit

Axit

Axit rất

yếu

trung

mạnh

mạnh

bazơ

lưỡng


NaOH Mg(OH)2

tính
Al(OH)3 H2SiO3

Bazơ
kiềm

Bazơ Oxit
kiềm

lưỡng

tính
bình
- Nhận xét: Trong một nhóm hoá trị của các nguyên tố không thay đổi vì nó có
cấu hình electron giống nhau, nhưng tính axit hoặc bazơ có sự thay đổi do bán kính
nguyên tử thay đổi. Còn trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính
kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần nên tính bazơ cũng giảm dần, đồng thời tính
axit tăng dần, điều này được minh hoạ ở bảng 6.

PHẦN 3: KẾT LUẬN
Qua sự phân tích trên ta thấy, trong bảng tuần hoàn Mendeleep đã phản ánh đầy đủ
quy luật của triết học. Quy luật mâu thuẫn được diễn ra trong lòng các nguyên tố đó là
sự thống nhất giữa lớp vỏ nguyên tử mang điện tích âm và hạt nhân nguyên tử mang
điện tích dương cấu tạo nên nguyên tử.
Mở đầu bảng tuần hoàn chu kì một chỉ có 2 nguyên tố; sang chu kì 2, 3 gồm 8
nguyên tố, chu kì 4,5 gồm 18 nguyên tố; chu kì 6 gồm 32 nguyên tố, theo quy luật đó
thì chu kì 7 gồm 32 nguyên tố. Các nguyên tố trong cùng một nhóm bao giờ cũng có
tính chất hoá học giống nhau. Từ đó ta thấy bảng tuần hoàn phát triển theo đường xoáy

chôn ốc, nghĩa là chu kì sau số lượng nguyên tố tố nhiều hơn chu kì trước và tính chất
hoá học của nguyên tố sau cũng khác nguyên tố trước về mức độ hoạt động hoá học.
Mở đầu mỗi chu kì bao giờ cũng là một nguyên tố kim loại điển hình và tính kim
loại đó sẽ giảm dần trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, khi tính
kim loại giảm thì đồng thời tính phi kim tăng lên đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện
nguyên tố phi kim mạnh nhất. Khi đã xuất hiện nguyên tố phi kim mạnh nhất thì liền kề
15


nó sẽ là một nguyên tố khí trơ không còn tính chất hoá học nào cả tức là đã bị dập tắt
hoàn toàn, kết thúc một chu kì. Đó chính là quy luật lượng đổi chất đổi và quy luật phủ
định của phủ định. Nguyên tố kim loại sau bao giờ cũng mạnh hơn nguyên tố kim loại
trước và nguyên tố phi kim sau bao giờ cũng có tính phi kim yếu hơn nguyên tố phi kim
trước đó là khuynh hướng của sự phát triển.
Bảng tuần hoàn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành hoá học. Nó không
những là sự phân loại tự nhiên đầu tiên các nguyên tố hoá học, cho biết các nguyên tố
có mối liên hệ chặt chẽ và hệ thống, mà còn định hướng cho việc nghiên cứu tìm ra
nguyên tố mới. Việc phát minh ra định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố
hoá học có giá trị to lớn không những đối với hoá học, mà cả đối với triết học. Vậy có
thể nói rằng bảng hệ thống tuần hoàn Medeleep phản ánh quy luật phát triển của tự
nhiên.
Người thực hiện
Dương Trọng Hùng
Lớp cao học K22 ĐH Vinh
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học Mác-Lênin GS-TS Nguyễn Ngọc Long; GS-TSNguyễn Hữu Vui
2. Bài giảng triết học

PGS-TS Nguyễn Lương Bằng; TS Bùi Văn Dũng


3. Sách giáo khoa hoá học 10 ban KHTN NXB GD năm 2013
4. Tài liệu chuyên hoá 10 tập 1 NXB GD năm 2012
5. Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Nguyễn Duy Ái NXB GD 1977

16



×