Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Phân tích báo cáo tài chính của BMC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

MÔN: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CÔNG TY CỔ PHẦN
KHOÁNG SẢN BÌNH ĐỊNH
Gv: Th.s Võ Minh Long
Nhóm SV:
1)
Cao Thị Mỹ Linh
2)
Lê Vân Anh
3)
Khưu Minh Tuyền
4)
Nguyễn Thị Hạnh Thảo
5)
Nguyễn Thị Khánh Phương

Năm 2016


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]

2


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]

LỜI MỞ ĐẦU


Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày
càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế, gây ra thử thách và khó khăn cho các
doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần phải nắm chắc tình hình cũng như kết quả sản
xuất kinh doanh của mình, để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm xác định thực trạng và sức mạnh
tài chính của doanh nghiệp, biết được mức độ độc lập cũng như những khó khăn về
mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định
phù hợp về đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay…
Phân tích tài chính của doanh nghiệp là việc xác định điểm mạnh và điểm yếu hiện
tại của doanh nghiệp để tính toán những chỉ số khác nhau thông qua việc sử dụng số
liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu để
phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, phản ánh một cách tổng hợp về tình hình
tài chính, là nguồn tài liệu rất quan trọng và cần thiết đối với việc quản trị doanh
nghiệp đồng thời là nguồn thông tin hữu ích đối với những người bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp có lợi ích kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp của doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính không phải là một quá trình tính toán các chỉ số mà là
quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả tài chính hiện
hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp, đánh
giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ
sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục những
điểm yếu.
Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề trên, nhóm đã chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài
chính của Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định - BMC ”, từ đó đưa ra các biện
pháp cải thiện tình hình tài chính công ty tốt hơn.

3


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN
BÌNH ĐỊNH
Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức bộ máy
1.

Lịch sử hình thành phát triển

Tổng quan công ty:






Tên pháp định: Công ty Cổ phần Khoáng Sản Bình Định
Tên tiếng Anh : Binh Dinh Minerals Joint Stock Company
Tên viết tắt: BIMICO
Tên thương mại : BMC
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 4100 390 008 ngày 15/05/2012








do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp.
Vốn điều lệ: 123.926.300.000 đồng.

Trụ sở chính : 11 Hà Huy Tập - TP.Qui Nhơn- Tỉnh Bình Định
Điện thoại : +84-(0)56-382.20.73- 382.00.81
Fax : +84-(0)56-382.24.97
Website : />Mã cổ phiếu: BMC

4


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]

2.

Mục tiêu hoạt động của công ty

-

Tiếp tục củng cố sản xuất kinh doanh cả mặt hàng quặng truyền thống lẫn sản

-

phẩm chế biến sâu, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới.
Tiếp tục nghiên cứu liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước
tìm kiếm dự án sản phẩm mới để thực hiện chủ trương đa dạng hóa sản phẩm
trên cơ sở phát huy ưu thế của Công ty trong lĩnh vực khai thác và chế biến sỉ

-

titan.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, nâng cao công tác an sinh xã hội


trong công ty.
• Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
- Tập trung cho việc vạch ra chiến lược Marketing tạo thế cạnh tranh.
5


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]
-

Tiếp tục nghiên cứu các dự án đầu tư chế biến sâu sản phẩm titan.
Liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước tìm kiếm sản phẩm

mới nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.
- Tái cấu trúc lại mô hình tổ chức quản lý.
• Mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của công ty:
- Hình hành hệ thống sản xuất thân thiện với môi trường
- Quan tâm đến việc hỗ trợ nhân dân tại nơi có tài nguyên công ty đang khai
thác.
3.


Đơn vị trực thuộc và hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1.
Đơn vị trực thuộc

Toàn bộ địa bàn hoạt động của công ty hiện nay nằm trong phạm vi tỉnh

Bình Định. Bao gồm:
- Trụ sở chính của công ty: 11 Hà Huy Tập, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Các cơ sở sản xuất: Công ty hiện có 2 cơ sở sản xuất:

• Xí nghiệp Sa khoáng Nam Đề Gi, thuộc xã Cát Thành,huyện Phù Cát, tỉnh
Bình Định. Sản phẩm của xí nghiệp là các loại tinh quặng được chế biến từ
quặng sa khoáng Titan nguyên khai. Bao gồm: Ilmenite, Zircon, Rutile,
Monazite và Magnetic.Trong đó sản phẩm Ilmenite sản xuất ra một phần
cung cấp cho Nhà máy Xi titan Bình Định, phần còn lại dùng để xuất khẩu.
• Nhà máy Xi titan Bình Định: thuộc xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình
Định. Nhà máy sử dụng nguyên liệu chính là tinh quặng Ilmenite (là sản
phẩm của XN Sa khoáng Nam Đề Gi) để tiếp tục thực hiện công đoạn chế
biến sâu. Sản phẩm của Nhà máy hiện nay là các lọai Xi titan và gang hợp
kim.

3.2.

Hoạt động sản xuất kinh doanh

-

Khai khác, chế biến và mua bán khoáng sản từ quặng sa khoáng Titan và các

-

loại quặng, khoáng sản khác.
Các hoạt động hỗ trợ khai thác khoáng sản (trừ điều tra, thăm dò dầu khí).
Kiểm tra, phân tích kỹ thuật các loại quặng khoáng sản.
Mua bán các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ khai thác và chế biến các

-

loại quặng khoáng sản.
Tổ chức các hoạt động du lịch tại các vùng mỏ.

Kinh doanh các lĩnh vực khác mà Nhà nước không cấm.
6


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]
4.















Cơ cấu tổ chức

Chủ tịch Hội đồng quản trị:
Ủy viên Hội đồng quản trị:
Ủy viên Hội đồng quản trị:
Ủy viên Hội đồng quản trị:
Ủy viên Hội đồng quản trị:
Trưởng Ban Kiểm soát:
Thành viên Ban Kiểm soát:

Thành viên Ban Kiểm soát:
Tổng Giám đốc:
Phó Tổng Giám đốc:
Phó Tổng Giám đốc:
Kế toán trưởng:
Đại diện công bố thông tin:
5.

Lê Anh Vũ
Trần Cảnh Thịnh
Hoàng Liên Sơn
Hà Văn Cường
Nguyễn Bạo
Thái Minh Trung
Nguyễn Xuân Vinh
Lê Thị Trúc Mai
Lê Anh Vũ
Trần Cảnh Thịnh
Hà Văn Cường
Huỳnh Ngọc Bích
Lê Anh Vũ

Những thuận lợi và khó khăn của công ty
7


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]
5.1.
-


Thuận lợi

Có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực khai thác cảng cũng như những hoạt
động liên quan trong lĩnh vực này. Đồng thời đây là một lĩnh vực thiết yếu,
phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là phục vụ cho hoạt động xuất

-

nhập khẩu.
Lợi thế về vị trí, với trữ lượng 2,5 triệu tấn titan, Bình Định là một trong bốn

-

tỉnh có trữ lượng titan cao nhất nước.
Nâng cao cơ sở hạ tầng, nhà máy xí nghiệp nhằm nâng cao năng suất.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có hàng trăm công ty sản xuất ilmentie
(sản phẩm thô), nhưng chỉ có khoảng 5 công ty sản xuất Xỉ Titan (titan tinh
chế), trong đó BMC. So với các công ty trong ngành, BMC có suất đầu tư
thấp, lượng tiêu thụ điện năng thấp và sản phẩm có chất lượng cao hơn nên
đạt được giá bán cao hơn.
5.2.



Khó khăn

Thị trường: Số lượng tiêu thụ và giá cả các sản phẩm titan trên thị trường
đang xuống rất thấp (giảm hơn 60% giá tại thời điểm đầu năm 2012) và vẫn
tiếp diễn trong năm 2015. Tính đến thời điểm cuối năm 2015, giá thị trường
của các sản phẩm titan đã xuống rất thấp. Trong bối cảnh thị trường như vậy,

bên cạnh việc doanh thu bị giảm sút do số lượng tiêu thụ và giá cả giảm thì

hiệu quả kinh doanh cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
• Thuế phí: Các chính sách thuế, phí được ban hành làm cho các doanh nghiệp
trong ngành titan nói chung phải chịu gánh nặng về tài chính. Công ty
Khoáng sản Bình Định cũng đã cắt giảm 50% sản lượng so với trước đây để
hạn chế bớt áp lực về giá trị hàng tồn kho ngày càng tăng lên do sức mua của
thị trường bị thu hẹp đáng kể. Thuế suất thuế tài nguyên đang ở mức cao
(16%) cũng góp phần làm tăng chi phí và giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó
việc thực hiện Nghị định 203/2013 NĐ-CP quy định về việc tính mức thu tiền
cấp quyền khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 20/1/2014 làm tăng thêm
áp lực tài chính cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản nói chung, tỷ
trọng giá trị thuế, phí chiếm trong giá thành vốn đã cao lại càng cao hơn.
8


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]


Môi trường: Việc các doanh nghiệp ngành titan khai thác quá mức làm ảnh
hưởng đển môi trường, cuộc sống người dân khiến Nhà nước phải nhúng tay
vào việc hạn chế việc khai thác của các doanh nghiệp.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN BÌNH ĐỊNH
1.

Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế
toán
1.1.


Phân tích chiều ngang (Bảng 4 và 5 – Phụ lục)
Tình hình biến động của tài sản
Tổng tài sản năm 2013 so với năm 2012 đã tăng 1,770,176,258 đồng
1.1.1.

-

(tương ứng với tỷ lệ tăng lên 1%), phần lớn là do sự gia tăng của tài sản
dài hạn trong khi đó, tuy phần tài sản ngắn hạn có giảm, nhưng tốc độ
giảm ít hơn tốc độ tài sản dài hạn tăng lên. Tuy nhiên, tổng tài sản năm
2014 so với năm 2013 đã giảm 16,108,460, 021 đồng (tương ứng với tỷ lệ
giảm xuống 6%), chủ yếu là do tài sản dài hạn của giai đoạn này giảm
mạnh và tài sản ngắn hạn cũng giảm nhưng không nhiều bằng tài sản dài
hạn. Tổng tài sản năm 2015 so với năm 2014 đã giảm gần 18,929,635,539
đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm xuống 7%), trong đó tài sản dài hạn giảm
đáng kể và tài sản ngắn hạn gia đoạn này cũng giảm khá nhiều. Qua số
liệu đó chứng tỏ, quy mô của Bimico đã tăng nhẹ ở năm 2013, nhưng lại
giảm vào năm 2014 và tiếp tục giảm vào năm 2015. Để có thể biết rõ hơn
9


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]

về sự biến động của tổng tài sản qua các năm, ta xét tới các khoản mục


thuộc phần tài sản:
Tài sản ngắn hạn:


-

Giai đoạn 2012 – 2013, tài sản ngắn hạn giảm 1,011,559,757 đồng (tương
ứng 1%) so với năm 2012.Sang năm 2014, tài sản ngắn hạn của công ty
tiếp tục giảm 6,136,152,875 đồng (tương ứng với tỷ lệ là 4%). Đến năm
2015, tài sản ngắn hạn vẫn tiếp tục giảm 5,635,595,294 đồng (tương ứng
với tỷ lệ 4%). Sở dĩ có sự biến động trong tài sản ngắn hạn là do: Trong
giai đoạn 2012 – 2013, hai khoản mục gồm các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn, hàng tồn kho giảm đáng kể, cụ thể khoản mục đầu tư tài chính
ngắn hạn giảm 33,000,000,000 đồng (ứng với tỷ lệ là 100%); khoản mục
hàng tồn kho giảm -11,548,822,684 đồng (ứng với tỷ lệ 16%). Do đó, mặc
10


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]

dù các khoản mục tài sản khác như tiền và khoản tương đương tiền; các
khoản phải thu ngắn hạn; tài sản ngắn hạn khác tăng nhưng do tốc độ tăng
không bằng tốc độ giảm của hai khoản mục tài sản trên nên dẫn đến việc
tổng tài sản ngắn hạn giảm. Nguyên nhân của việc giảm các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn có thể là do việc giảm giá trị của các khoản đầu tư của
-

doanh nghiệp.
Từ năm 2013 đến năm 2014, khoản mục tiền và các khoản tương đương
tiền giảm mạnh và giảm 36,934,536,214 đồng (tương ứng tỷ lệ là 89%);
đồng thời khoản mục tài sản ngắn hạn khác cũng giảm xuống gần
10,605,082,631đồng (ứng với tỷ lệ là 51%). Trong khi đó, các khoản mục
như: các khoản phải thu ngắn hạn tăng 1,346,932,678 đồng (tương ứng
7%); hàng tồn kho tăng hơn 40,056,533,292 đồng (ứng với tỷ lệ là 65%).

Do tốc độ tăng của phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho không nhanh bằng
tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn và khoản mục tiền và các khoản tương

-

đương tiền, nên tổng giá trị tài sản ngắn hạn giai đoạn này vẫn giảm.
Từ năm 2014 đến năm 2015, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty
giảm gần 19,778,321,654 đồng (ứng với tỷ lệ là 92%); hàng tồn kho giảm
gần 2,051,959,537 đồng (ứng với tỷ lệ là 2%); tài sản ngắn hạn khác giảm
497,396,338 đồng (ứng với tỷ lệ 5%). Bên cạnh đó, khoản mục tiền và các
khoản tương đương tiền tăng 16,692,082,235 đồng (ứng với tỷ lệ là
371%). Do đó, mặc dù tiền và các khoản tương đương tiền tăng, nhưng
tốc độ tăng của nó không mạnh như các khoản mục còn lại, nên tổng tài
sản ngắn hạn giai đoạn này vẫn tiếp tục giảm. Như vậy, trong giai đoạn
2014 – 2015, nguyên nhân chủ yếu làm cho tài sản ngắn hạn giảm là do



sự tăng lên và giảm xuống của các khoản tiền và phải thu ngắn hạn.
Tài sản dài hạn:

11


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]

Tổng tài sản dài hạn năm 2013 so với năm 2012 thay đổi không đáng kể, tăng
2,781,736,015 đồng (tương ứng với tỷ lệ 2%). Đến năm 2014, chỉ tiêu này
giảm gần 9,972,307,146 đồng (tương ứng với tỷ lệ 8%) so với cùng kỳ năm
trước. Sang năm 2015, tổng tài sản dài hạn của công ty giảm 13,294,040,245

đồng (tương ứng với tỷ lệ là 11%). Nguyên nhân của sự biến động tài sản dài
hạn như trên là do:
- Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2013, các khoản phải thu dài hạn tăng
544,176,500 đồng (ứng với tỷ lệ là 25%); khoản mục tài sản dài hạn khác
cũng tăng đáng kể (tăng 5,007,985,564 đồng, ứng với tỷ lệ là 34%). Bên
cạnh đó, khoản mục tài sản cố định lại giảm 2,770,426,049 đồng (ứng với
tỷ lệ là 3%), nguyên nhân chủ yếu là do khoản mục chi phí xây dựng cơ
bản dở dang giảm mạnh hơn năm trước (giảm 1,868,361,692 đồng, ứng
với tỷ lệ là 53%). Như vậy, mặc dù tốc độ giảm của tài sản cố định dài
hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu dài hạn và tài sản dài hạn
khác, nên tổng tài sản dài hạn giai đoạn này vẫn giảm. Qua đó cho thấy,
doanh nghiệp đang thu hẹp dần các đầu tư vào các công trình xây dựng
phục vụ kinh doanh cũng như bất động sản.
12


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]
-

Trong giai đoạn 2013 – 2014, các khoản phải thu dài hạn tiếp tục tăng
(tăng 544,176,500 đồng, ứng với tỷ lệ là 20%); khoản mục tài sản dài hạn
khác cũng tăng (tăng gần 2,794,045,697 đồng, ứng với tỷ lệ là 14%) so
với năm 2013. Trong khi đó, khoản mục tài sản cố định lại giảm hơn
13,310,529,343 đồng (ứng với tỷ lệ là 12%). Vì vậy, tổng tài sản dài hạn
giai đoạn này giảm là do tốc độ giảm của tài sản cố định mạnh hơn tốc
độc giảm của các khoản phải thu dài hạn và tài sản dài hạn khác. Qua đó
cho thấy, có thể công ty đang thu hẹp dần các khoản đầu tư tài sản cố định
hữu hình để tập trung mở rộng các tài sản dài hạn khác để tập trung phát

-


triển hoạt động kinh doanh.
Từ năm 2014 đến năm 2015, các khoản phải thu dài hạn tiếp tục tăng
544,176,500 đồng (ứng với tỷ lệ là 17%). Trong khi đó, tài sản cố định
hữu hình tiếp tục giảm hơn -10,838,203,521 đồng (ứng với tỷ lệ là 12%);
khoản mục tài sản dài hạn khác cũng bắt đầu giảm gần 2,874,131,405
đồng (ứng với tỷ lệ là 13%). Số liệu trên cho thấy, tốc độ gia tăng của các
khoản phải thu dài hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của tài sản cố định hữu hình
và tài sản dài hạn khác, chính vì thế nên tổng tài sản dài hạn giai đoạn này
vẫn giảm. Tuy nhiên, việc tăng của các khoản mục phải thu dài hạn cũng

giúp hạn chế phần lớn việc giảm giá trị của tài sản dài hạn.
 Nhận xét: Cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn từ năm 2012 đến năm
2015 không có sự thay đổi đáng kể, nhưng do tốc độ tăng trưởng của tài sản
ngắn hạn giảm gần 13 tỷ đồng (giảm 9%) và tài sản dài hạn giảm gần 20 tỷ
đồng (giảm 16%) nên dẫn đến tổng tài sản giảm tương đối. Điều này là do thị
trường trong nước và thế giới năm 2015 vẫn tiếp tục chiều hướng đi xuống,
làm ảnh hưởng đáng kể đến ngành.
1.1.2.

Tình hình biến động của nguồn vốn

13


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]
-

Tương tự tình hình tài sản, nguồn vốn giai đoạn 2012 – 2013 tuy tăng
nhưng không nhiều, giai đoạn 2013 – 2015 giảm đều qua các năm. Cụ thể:

Giai đoạn 2012 – 2013, nguồn vốn tăng nhẹ chủ yếu là do vốn chủ sở hữu
tăng mạnh (tăng gần 10,857,592,646 đồng, ứng với tỷ lệ là 5%), mặc dù
nợ phải trả giảm hơn 9,087,416,488 đồng (ứng với tỷ lệ là 13%) nhưng
tốc độ giảm của khoản mục này không bằng tốc độ tăng của vốn chủ sở
hữu. Từ năm 2013 đến năm 2014, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giảm
mạnh xuống hơn 16,108,460,021 đồng (tương ứng với giảm 6%), chủ yếu
là do sự giảm mạnh của khoản mục nợ phải trả (giảm 24,8 tỷ đồng, ứng
với tỷ lệ là 42%). Trong khi đó, mặc dù vốn chủ sở hữu có tăng (tăng
8,671,439,659 đồng, ứng với tỷ lệ là 4%), nhưng tốc độ tăng trưởng của
khoản mục này không bằng tốc độ giảm của nợ phải trả. Giai đoạn từ năm
2014 đến năm 2015, tốc độ giảm của nguồn vốn mạnh hơn giai đoạn năm
2013 – 2014, chủ yếu là do nợ phải trả tăng nhẹ 8,490,885,497 tỷ đồng
(ứng với tỷ lệ là 25%), trong khi đó vốn chủ sở hữu lại giảm đáng kể
(giảm 27,420,621,036 đồng, ứng với tỷ lệ là 12%), giảm mạnh hơn tốc độ



tăng của nợ phải trả.
Nợ phải trả:
- Trong giai đoạn 2012 – 2013, nợ phải trả giảm mạnh (giảm
-9,087,416,488 đồng, ứng với tỷ lệ là 13%), chủ yếu là do sự suy giảm
đáng kể của các khoản nợ ngắn hạn (giảm gần 8,692,998,703 đồng, ứng
với tỷ lệ là 15%), thêm vào đó là sự suy giảm của nợ dài hạn tuy không
đáng kể (giảm 394,417,785 đồng, ứng với tỷ lệ là 4%). Sang năm 2014,
nợ phải trả mạnh hơn năm trước (giảm 24,779,899,680 đồng, ứng với tỷ
lệ là 42%), do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm, trong đó đáng chú ý
là nợ ngắn hạn giảm đáng kể (giảm gần 23,705,992,021 đồng, ứng với tỷ
lệ là 48%). Đến năm 2015, nợ phải trả có dấu hiệu tăng nhẹ (tăng
8,490,885,497 đồng, ứng với tỷ lệ là 25%), trong đó nợ ngắn hạn tăng
mạnh (tăng hơn 9,148,541,798 đồng, ứng với tỷ lệ là 35%), mặc dù nợ dài

14


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]

hạn có giảm nhẹ (giảm 657,656,301 đồng, ứng với tỷ lệ là 9%), nhưng
vẫn thấp hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (tăng xấp xỉ 14 lần so với tốc
độ giảm của nợ dài hạn).
• Vốn chủ sở hữu:
- Vốn chủ sở hữu tăng dần từ năm 2012 đến năm 2014, nhưng tốc độ tăng
vốn chủ sở hữu năm 2014 (tăng 8,671,439,659 đồng, tương ứng với tỷ lệ
là 4%) lại chậm hơn năm 2013 (tăng 10,857,592,646 đồng, ứng với tỷ lệ
là 5%), tuy nhiên đến năm 2015 thì vốn chủ sở hữu lại giảm mạnh (giảm
27,420,621,036 đồng, ứng với tỷ lệ là 12%). Sỡ dĩ có sự biến động mạnh
như vậy là do giai đoạn 2012 – 2013, các khoản mục vốn đầu tư của chủ
sở hữu (đạt 123,926,300,000 đồng), thặng dư vốn cổ phần (đạt
19,391,000,000 đồng), quỹ đầu tư phát triển (đạt 12,544,090,031 đồng),
quỹ dự phòng tài chính (đạt 12,392,337,618 đồng) vẫn duy trì ở mức ổn
định, không có gì thay đổi, chỉ có khoản mục lợi nhuận sau thuế tăng
mạnh (tăng 10,877,858,011đồng, ứng với tỷ lệ là 31%). Sang năm 2014,
quỹ đầu tư phát triển tăng mạnh (tăng 9,055,406,931đồng, ứng với tỷ lệ là
72%), trong khí đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lại giảm
383,967,272 đồng (ứng với tỷ lệ 1%), tuy nhiên tốc độ giảm của khoản
mục này không bằng tốc độ tăng của quỹ đầu tư phát triển. Đến năm
2015, tuy quỹ đầu tư phát triển có tăng (tăng 12,550,414,277 đồng, ứng
với tỷ lệ là 58%), nhưng không thấp hơn tốc độ giảm của lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối (giảm 27,578,697,695 đồng, ứng với tỷ lệ là 60%),
và thêm vào đó là sự cắt giảm của quỹ dự phòng tài chính (giảm
12,392,337,618 đồng, ứng với 100%), có thể lý giải được điều này là do
công ty đã dùng một phần lợi nhuận chưa phân phối để trích lập thêm các

quỹ. Như vậy ta có thể thấy được, ba khoản mục quỹ đầu tư phát triển,
quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là ba yếu tố
chính ảnh hưởng đến sự biến động của tổng giá trị vốn chủ sở hữu.

15


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]
 Nhận xét: Tổng quát giai đoạn 2012- 2015 ta thấy rằng: Bimico hầu như

không sử dụng nợ dài hạn, hoặc có sử dụng thì chỉ chiếm một tỷ trọng rất ít.
Các hoạt động đầu tư như đầu tư nhà máy sản xuất hay đầu tư tài sản cố định
của công ty thì đều được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Mặc dù điều
kiện kinh tế trong giai đoạn này khó khăn khiến cho tốc độ tăng trưởng nợ
phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu thì không ổn định qua các năm nhưng cơ
cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thì tương đối ổn
định.
1.2.

Phân tích chiều dọc (Bảng 6 – Phụ lục)

Tình hình biến động của tài sản
• Tài sản ngắn hạn:
- Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong những năm từ 2012 đến 2014 có xu
1.2.1.

hướng giảm, và vẫn tiếp tục giảm sang năm 2015 cụ thể là tổng tài sản
ngắn hạn năm 2012 là hơn 144.7 tỷ đồng, đến năm 2014 con số này giảm
xuống còn 137.5 tỉ đồng và nó vẫn đang tiếp tục giảm vào năm 2015 với
-


tổng tài sản ngắn hạn ở năm này là 131.9 tỉ đồng.
Trong đó chủ yếu giảm ở chỉ tiêu đầu tư tài chính, dựa vào bảng số liệu ta
có thể thấy công ty chỉ đầu tư từ năm 2012 trở về trước, nhưng từ thời
điểm năm 2013 cho đến năm 2015 công ty vẫn chưa có hoạt động đầu tư
nào. Bên cạnh đó các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng mạnh từ năm
2012 đến năm 2013 và vẫn duy trì tăng nhưng cho đến năm 2015 con số
của chỉ tiêu này giảm rất nhanh, cụ thể như tỷ trọng của chỉ tiêu này trong
năm 2012 là 3.32% tăng nhanh đến năm 2014 là 8.34% nhưng sang đến
năm 2015 thì tỷ trọng của chỉ tiêu này chỉ chiếm 0.69% trên tổng số tài

-

sản của công ty.
Khoản mục tiền cũng có sự giảm rất mạnh vào năm 2014 nhưng rồi lại lấy
lại được tiến độ và tăng nhanh vào năm 2015. Cụ thể như tỷ trọng ở chỉ
tiêu tiền tăng mạnh từ năm 2012 đến năm 2013 nhưng lại giảm mạnh vào
năm 2014 từ chiếm 13.67% xuống còn 1.75% trên tổng giá trị tài sản
nhưng sang năm 2015 thì tăng lên đến 8.9%.
16


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]
-

Các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ và giảm một lượng
đáng kể ở năm 2012 tỷ trọng của nó là 2.83% thì đến năm 2013 giảm
xuống còn 1.51% và giảm được 1.31%, nhưng từ năm 2014 đến 2015 thì

-


con số này giảm xuống 0% trên tổng giá trị tài sản.
Qua số liệu phân tích ở trên chứng tỏ một điều công ty đã không chú
trọng và việc đầu tư cho ta thấy khả năng phát triển của công ty đang gặp

-

khó khăn và tiến triển không tốt.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên đáng kể, ở năm 2012 là 3.33%
trong khi đó đến năm 2013 con số này lại tăng lên là 7.36%, khi các
khoản phải thu tăng lên tức là các khoản bị chiếm dụng tăng là một điều
rất đáng lo ngại của công ty. Và nó vẫn duy trì sự tăng liên tục vào năm
2014 nhưng nến năm 2015 thì tỷ trọng của chỉ tiêu này giảm một cách rất
bất ngờ từ chiếm 8.35% xuống chỉ còn 0.69% trên tổng giá trị tài sản của
công ty. Và qua đây cho thấy công ty đã dần thu hồi được vốn bỏ ra vì

-

vậy mà từ năm 2015 trở đi công ty có thể đầu tư vào các dự án mới.
Khoản mục hàng tồn kho của công ty giảm đi vào năm 2013 nhưng nó lại
tiếp tục tăng từ năm 2013 đến năm 2015. Và điều này cho thấy nếu như tỷ
trọng hàng tồn kho năm 2013 là 22.43% thì đến năm 2015 là 41.72% tăng
19.29%. Tình hình này cho biết rằng công ty đã kiểm soát không tốt
lượng hàng tồn kho của mình, dẫn đến hàng vẫn còn ứ đọng trong kho

-

ngày cang tăng.
Tỷ trọng của khoản mục tài sản ngắn hạn khác tăng 2.26% ở năm 2012 là
5.43% và đến năm 2013 là 7.69% trong đó chủ yếu là thuế tăng lên đáng

kể. Nhưng nó lại bắt đầu giảm đi nhiều cho đến năm 2015 tỷ trọng của

khoản mục này chỉ còn chiếm 4.15% trên tổng giá trị tài sản của công ty.
 Nhận xét: Nhìn chung tải sản ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm nhưng
giảm không nhiều bên cạnh đó vẫn có vài chỉ tiêu tăng lên. Nhưng 2 năm gần
đây từ năm 2014 đến năm 2015 công ty đã quản trị khá tốt và đã chú trọng
nhiều hơn vào việc thu hồi lại vốn mà mình đã đầu tư trước đó và trên đà này
công ty sẽ có thể nhanh chóng thu hồi hết những khoản vốn của mình và tiếp
17


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]

tục bắt tay vào việc đầu tư các dự án để mở rộng doanh nghiệp cũng như giúp


doanh nghiệp tiếp tục phát triển.
Tài sản dài hạn:
- Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong hai năm 2012 và 2013 tăng lên 0.72%
trong đó tăng chủ yếu là do phải thu dài hạn và các khoản dài hạn khác,
tăng không đáng kể. Bên cạnh đó tài sản cố định lại giảm 0.58% ở năm
2012 là 39.06% còn 2013 là 38.48% do có sự hao hụt không nhiều, và do
giảm ở khoản mục tài sản cố định vô hình nhưng cũng không đáng kể.
Nhưng tỷ trọng của tài sản dài hạn đang có xu hướng giảm dần đến năm
2015 tỷ trọng khoản mục tài sản dài hạn là 44.5% trên tổng giá trị tài sản.

 Nhận xét: Nhìn chung phần tài sản của công ty đang có chiều hướng không

được tốt trong 2 năm 2012 và 2013 vì có thể trong giai đoạn này công ty gặp
khá nhiều khó khăn trong lĩnh vực ngành nên khó có thể đầu tư và mở rộng

thêm thị trường cho mình.
1.2.2. Tình hình biến động của nguồn vốn
• Nợ phải trả:
- Nợ phải trả có xu hướng giảm từ 24.88% ở năm 2012 xuống còn 13% ở
năm 2014 và giảm 11.88%. Trong đó chủ yếu giảm ở chỉ tiêu nợ ngắn
hạn, năm 2012 là 21.58% thì năm 2014 là 10.16% giảm 11.42%, nhưng
đến năm tỷ trọng của khoản mục này có xu hướng tăng lên và tăng lên
đến 14.82% vào năm 2015. Còn chỉ tiêu nợ dài hạn vẫn tiếp tục giảm đều
-

qua các năm từ năm 2012 đến năm 2015.
Đối với khoản mục nợ ngắn hạn thì chỉ tiêu vay và nợ ngắn hạn đã không
còn và chiếm tỷ trọng 0% qua các năm từ năm 2013 đến năm 2015 và đã
hoàn toàn không còn nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu phải trả cho người bán có xu
hướng tăng từ năm 2012 đến năm 2013 nhưng lại giảm rất nhanh đến năm
2015 mặc dù có tăng nhưng tăng không đáng kể. Ở chỉ tiêu Thuế và các
khoản phải nộp nhà nước đang có xu hướng giảm mạnh từ năm 2012 đến
năm 2015 mặc dù cũng có tăng nhưng lượng tăng cũng không đáng kể.
Khoản mục phải trả người lao động tăng đều từ năm 2012 đến năm 2014

18


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]

nhưng vào năm 2015 tỷ trọng của khoản mục này chiếm 0% trên tổng
nguồn vốn của công ty. Nhưng bên cạnh đó Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ lại giảm đều qua các năm và có xu hướng tăng lên vào năm
-


2015.
Còn đối với nợ dài hạn công ty chủ yếu chỉ có vay và nợ dài hạn nhưng
con số này đã có phần giảm đi mặc dù là không đáng kể như tỷ trọng của
nó ở năm 2012 là 3.30% nhưng ở năm 2015 thì lại giảm xuống 2.87%.



Vốn chủ sở hữu:
- Nguồn vốn chủ sở hữu từ năm 2012 đến năm 2014 có xu hướng tăng, cụ
thể là tăng 11.8% . Nhưng sang năm 2015 nguồn vốn chủ sở hữu lại có
phần giảm đi nhưng không đáng kể cụ thể là ở năm 2014 tỷ trọng của
khoản mục này là 86.92% nhưng ở năm 2015 thì tỷ trọng này chiếm

82.31% trên tổng nguồn vốn của công ty.
 Nhận xét: Qua phân tích biến động hai khoản mục nợ phải trả và nguồn vốn
chủ sở hữu ta thấy được mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp vẫn
khá tốt, việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả nên đã có xu hướng tăng lên. Đặc
biệt, doanh nghiệp đã khắc phục được những khó khăn trong những năm
trước và đang ở mức ổn định và có thể một đến hai năm nữa doanh nghiệp đã
có thể chủ động hơn về tình hình tài chính của công ty cũng như là việc sử
dụng nguồn vốn hợp lý. Nhìn chung qua các năm đều có chút khó khăn
nhưng đến năm 2015 doanh nghiệp đã có thể đứng vững hơn qua sự cố khó
khăn của những năm trước và đã có thể tiếp tục đưa doanh nghiệp phát triển
đi lên.
2.

Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo thu
nhập
2.1.


Phân tích chiều ngang (Bảng 7 – Phụ lục)
2.1.1.

Tình hình biến động của doanh thu

19


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]
-

Từ biểu đồ ta có thể thấy, doanh thu bán hàng từ năm 2013 đến năm 2015
giảm mạnh, đặc biệt là giai đoạn 2013 - 2014. Cụ thể như sau, từ năm
2013 đến năm 2014, doanh thu bán hàng đã giảm 267,060,950,291 đồng
(khoảng 60.01% so với năm 2013), sang năm 2015, doanh thu bán hàng
tiếp tục giảm một khoảng bằng nửa giai đoạn 2013 - 2014, tức

-

54,748,223,737 đồng (30.76%).
Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp phần lớn đến từ việc
phải đóng thuế xuất khẩu. Trong năm 2013, bên cạnh thuế xuất khẩu còn
có khoản hao hụt trong việc bán hàng, điều này đã làm các khoản giảm trừ
doanh thu của doanh nghiệp đạt mức cao là 72,457,918,690 đồng. Năm
2014, các khoản giảm trừ doanh thu chỉ còn gồm thuế xuất khẩu nên
khoản mục này giảm mạnh, chỉ còn 24,091,387,290 đồng, thấp hơn năm
2013 là 48,366,531,400 đồng, tức giảm khoảng 66.75% so với năm 2013.
Năm 2015, không có bất kì nghiệp vụ nào phát sinh tạo ra các khoản giảm

-


trừ doanh thu.
Từ sự chênh lệch trong doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh
thu, ta thấy được rằng doanh thu thuần của doanh nghiệp giảm qua các
năm. Giai đoạn năm 2013 - 2014, giảm mạnh khoảng 218,694,418,891
đồng (58.70%), giai đoạn năm 2014 - 2015 cũng có chiều hướng giảm
khoảng 30,656,836,447 đồng (19.92%).

 Nhận xét: Nhìn chung, năm 2015, doanh thu của doanh nghiệp giảm mạnh,

là do doanh nghiệp chỉ sản xuất và buôn bán trong nước, không có bất kì hoạt
động xuất khẩu nào ra bên ngoài. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp đang đi xuống và doanh nghiệp đang bị thu hẹp quy mô
hoạt động của mình.
2.1.2. Tình hình biến động của lợi nhuận
- Qua các năm, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp đều giảm qua các năm,
tuột dốc nhanh nhất vào giai đoạn 2013 - 2014, giảm mất
121,739,998,139 đồng (53.21%), giai đoạn 2014 - 2015 tiếp tục giảm,
nhưng không bằng giai đoạn trước, giảm 14,660,522,976 đồng (13.70%).
20


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]
-

Do cả doanh thu thuần và giá vốn hàng bán giảm nên lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm theo. Giảm nhanh nhất vẫn là
giai đoạn 2013 - 2014, khoảng 96,954,420,752 đồng (67.42%), giai đoạn

-


2014 - 2015 giảm nhẹ 15,996,313,471 đồng (34.15%)
Bên cạnh các hoạt động sản xuất, buôn bán thông thường, doanh nghiệp
còn dành khoản nhỏ cho các hoạt động tài chính. Điều đó mang về cho
doanh nghiệp một khoản doanh thu nhỏ tuy không đáng kể. Doanh thu từ
hoạt động tài chính của doanh nghiệp đến từ hai nguồn chính là: Lãi từ
tiền gửi, tiền cho vay và lãi chênh lệch tỉ giá. Giai đoạn 2013 - 2014,
doanh thu hoạt động tài chính giảm 3,114,852,804 đồng (81.70 %) do
giảm về lãi tiền gửi, tiền cho vay và lãi chênh lệch tỉ giá. Sang giai đoạn
2014-2015, doanh thu từ lãi tiền gửi và tiền cho vay giảm 4,651,606 đồng
nhưng doanh thu từ lãi chênh lệch lại tăng lên khoảng 1,197,991,164đồng
nên doanh thu từ hoạt đồng tài chính của giai đoạn này tăng thêm

-

1,193,339,558 đồng.
Chi phí tài chính của doanh nghiệp gồm lãi tiền vay và lỗ chênh lệch tỉ
giá. Giai đoạn 2013 - 2014, chi phí tài chính khá nhiều, khoảng
575,841,752 đồng (84.42%). Có thể do trong năm 2014 doanh nghiệp đã
trả hết nợ nên trong năm 2015, doanh nghiệp không còn phải trả lãi tiền
vay, nên chi phí tài chính của doanh nghiệp trong năm 2015 chỉ đến từ lỗ
do chênh lệch tỉ giá, chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng lên

-

400,719,845 đồng (377.06%).
Chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp giảm đều qua các năm.
Giai đoạn 2013 - 2014, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp
giảm lần lượt là 22,295,241,639 đồng (66.24%); 2,116,975,629 đồng
(14.45%). Sang giai đoạn 2014 - 2015, chi phí bán hàng và chi phí quản lí

doanh nghiệp tiếp tục giảm lần lượt là 1,183,864,335đồng (10.42%);
4,806,327,895 đồng (38.34%). Ta có thể thấy, giai đoạn 2013 - 2014, chi
phí bán hàng giảm mạnh hơn so với chi phí quản lí doanh nghiệp, sang
21


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]

giai đoạn 2014 - 2015, chi phí quản lí doanh nghiệp lại giảm mạnh hơn
-

chi phí bán hàng.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh nhất ở giai đoạn 2013 2014, giảm khoảng 75,081,214,536 đồng (76.13%), sang giai đoạn 2014 2015, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 9,213,501,528 đồng

-

(39.14%).
Năm 2014, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, khoảng 73.68% tương đương
58,956,526,987 đồng so với năm 2013. Nguyên nhân là do các lợi nhuận
gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và
tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đều giảm mạnh so vơi năm 2013. Năm
2015, lợi nhuận sau thuế giảm khoảng 42.48% tương đương
8,989,751,995 đồng so với năm 2014. Mặc dù trong giai đoạn 2014 2015, doanh thu hoạt động tài chính có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ, không đủ
để bù cho lợi nhuận gộp và lợi nhuân kế toán trước thuế. Cụ thể, doanh
thu hoạt động tài chính tăng 171.09% tương đương 1,193,339,558 đồng.
Lợi nhuận gộp giảm 34.15% tương đương 15,996,313,471 đồng, và lợi
nhuận kế toán trước thuế giảm 45.73% tương đương 12,115,765,872 đồng

so với năm 2014.
 Nhận xét: Nếu chỉ nhìn vào chi phí, ta có thể thấy, chi phí bán hàng và chi

phí quản lí doanh nghiệp đều giảm qua các năm. Nhưng kèm theo đó là sự
tuột giảm của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Chứng tỏ không phải
doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc cắt giảm chi phí, mà do các lý do khác
có thể là doanh thu các năm giảm, kéo theo lợi nhuận giảm.
2.2.

Phân tích chiều dọc (Bảng 8 – Phụ lục)
Năm 2013:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 83.72% so với
2.2.1.

-

tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, do xuất hiện các khoản
giảm trừ doanh thu 16.28%. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ chỉ chiếm 32.31% so với tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ, do giá vốn hàng bán đã chiếm đến 51.41%.
22


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]
-

Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính chiếm tỉ trọng không
đáng kể, chưa đến 1%. Cụ thể là doanh thu hoạt động tài chính chiếm
0.86% so với tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí tài

-

chính chỉ có 0.15% trong đó chi phí lãi vay chiếm 0.01%.

Các chi phí chính của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng cũng khá nhỏ. Chi phí
bán hàng chỉ 7.56% so với tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

-

Chi phí quản lí doanh nghiệp chỉ 3.29%, thấp hơn cả chi phí bán hàng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm 22.16% so với doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

-

chiếm 22.20% do có thêm phần thu nhập khác 0.04%.
Sau khi trừ đi các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế

-

chỉ có 17.98% so với doanh thu bán hàng cà cung cấp dịch vụ.
2.2.2. Năm 2014:
Doanh thu thuần chiếm 86.46% so với doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ, các khoản giảm trừ chiếm 13.54%. Lợi nhuận gộp chỉ chiếm
26.32% doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ do giá vốn hàng bán

-

chiếm đến 60.14% doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Doanh thu tài chính và chi phí hoạt động tài chính chiếm lần lượt 0.39%
và 0.06% so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chi phí bán
hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp chiểm tỉ trọng gần bằng nhau, cụ thể
là chi phí bán hàng chiếm 6.39% còn chi phí quản lí doanh nghiệp chiếm


-

7.04% so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh chiếm 13.22% so với doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ. Sau khi cộng thêm khoản lợi nhuận khác là
1.66% thì ta có tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là 14.89% so với doanh

-

thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Lợi nhuận sau thuế chiếm 11.84% so với tổng doanh thu bán hàng và

-

cung cấp dịch vụ do trừ đi khoản thuế thu nhập doanh nghiệp là 3.05%.
2.2.3. Năm 2015:
Doanh thu thuần bằng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ do
không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu.

23


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]
-

Lợi nhuận gộp chiếm 25.04% so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ do giá vốn hàng bán chiếm đến 74.96% so với doanh thu bán hàng và

-


cung cấp dịch vụ.
Doanh thu tài chính và chi phí chiếm tỉ trọng lần lượt là 1.53% và 0.41%
so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chi phí bán hàng chiếm tỉ
trọng cao hơn chi phí quản lí do doanh nghiệp cụ thể là chi phí bán hàng
chiếm 8.26%, chi phí quản lí doanh nghiệp chiếm 6.27% so với doanh thu

-

bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ chiếm 11.62%, sau khi
cộng thêm khoản lợi nhuận khác là 0.04% thì lợi nhuận kế toán trước thuế

-

là 11.67% so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Lợi nhuận sau thế chỉ chiếm 9.8% so với doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ. Thấp nhất kể từ năm 2013.

3.

Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo ngân lưu

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền đầu kì, các dòng
tiền thu vào, chi ra và số dư tiền cuối kì của doanh nghiệp, công ty; giúp phản ánh,
bổ sung tình hình tài chính công ty mà bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập
chưa phản ánh hết được. Trong nội dung phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ của Công
ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định (BMC), ta sẽ phân tích, đánh giá khả năng tạo ra
hoặc sử dụng tiền của doanh nghiệp từ những hoạt động nào để thấy được năng lực
quản trị của doanh nghiệp này ra sao.
Qua bảng báo cáo ngân lưu (bảng 3 - phụ lục), ta đưa ra một số nhận xét:

3.1.


Năm 2013:

Nhìn chung, DN hoạt động tốt do có lợi nhuận trước thuế dương
(98,803,749,134) và có thế thấy được DN đang có những bước đi phù hợp để
thoát khỏi những bất lợi mà nền kinh tế mang lại (chính sách cấm xuất khẩu
Ilmenite của Nhà nước và nhu cầu Ilmenite phục vụ sản xuất Titan đã được
cung cấp đủ).
- Tăng các khoản phải thu 18,257,334,219 đồng, tức là DN có nhiều hợp
đồng hơn và thu về từ khách hàng một khoản tiền là 18,257,334,219 đồng.
24


[PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CTCP BMC]

Giảm hàng tồn kho 11,548,822,684 đồng: Với chính sách hạn chế xuất
khẩu Ilmenite và tiến tới cấm xuất khẩu từ năm 2012, lượng hàng tồn kho
BMC tăng lên 51,798,327,342 trong năm 2012. Tuy nhiên, theo công văn
1234/BCT-CNNg ngày 6/2/13 của Bộ Công Thương cho phép xuất khẩu
Ilmenite tồn kho cho BMC với sản lượng 34.000 tấn. Do đó, lượng hàng
tồn kho BMC đã giảm 11,548,822,684 đồng xuống mức bình quân và
tăng doanh thu, sản lượng cho BMC. Giảm các khoản phải trả (chiếm
dụng của người bán) 651,772,131 đồng cho thấy rằng DN đã trả số tiền
mua chịu cho người bán. Giảm chi phí trả trước 4,239,043,368 đồng.
Trong năm, DN chi tiền trả tiền lãi vay 33.172.898 đồng: vì DN hoạt động
có hiệu quả, lợi nhuận cao, khả năng thanh toán lớn nên DN đã chi trả lãi
vay kì trước, làm tiền lãi vay giảm; và chi tiền trả tiền thuế thu nhập
doanh nghiệp 27,005,911,312 đồng. Ngoài ra, DN còn chi tiền cho các

hoạt động kinh doanh khác 544,176,500 đồng: DN ký quỹ môi trường mỏ
-

73 ha và 150 ha Phù Cát.
Chi tiền để mua sắm, xây dựng TSCĐ rất nhiều 21,157,448,541 đồng để
mở rộng quy mô kinh doanh sản xuất, chủ yếu chi cho việc mua sắm máy
móc, thiết bị. Để tập trung vốn vào hai dự án đầu tư chính là dự án xây
dựng nhà máy luyện xỉ Titan giai đoạn 2 và đầu tư xưởng hoàn nguyên
Ilmenite, DN đã thanh lý, nhượng bán TSCĐ thu được 185,454,545 đồng
và thu hồi tiền cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác ở kì trước
33,000,000,000 đồng. Ngoài ra, DN còn thu được tiền lãi cho vay, cổ tức
và lợi nhuận được chia 1,706,159,531 đồng. DN không có các khoản đầu
tư tài chính và đầu tư vào công ty con, góp vốn vào công ty liên doanh,

-

liên kết.
Trong năm, BMC không có các khoản thu tiền từ phát hành cổ phiếu,
nhận vốn góp của chủ sở hữu; các khoản chi trả vốn góp cho các chủ sở
hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành; cũng như các
khoản tiền vay ngắn hạn, dài hạn được nhận và các khoản và các khoản
25


×