Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Khu kinh tế mở Chu Lai Hiệu quả và những vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 70 trang )

Khu kinh tế mở Chu Lai

Hiệu quả và những vấn đề đặt ra
Khu kinh tế mở Chu Lai (KKTMCL) là khu kinh tế ven biển đầu tiên được Thủ
tướng Chính phủ quyết định thành lập vào ngày 05/6/2003, với tổng diện tích tự
nhiên là 32.400 ha, bao gồm 16 xã, phường, thị trấn, thuộc địa bàn vùng Đông của
huyện Núi Thành và thành phố Tam Kỳ. Sự hình thành KKTMCL có ý nghĩa vô
cùng quan trọng không chỉ với Quảng Nam mà còn cả khu vực miền Trung.

KCN Bắc Chu Lai trực thuộc KKTMCL
Tầm quan trọng và hiệu quả
Thực tế, sau 12 năm di vào hoạt động KKTMCL đã khẳng định được vai trò quan
trọng của mình. Theo đó với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị của tỉnh, sự đồng
thuận của nhân dân vùng dự án và sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và có cả tiếng nói khách quan của các nhà nghiên cứu, các nhà
khoa học, đến nay trên địa bàn KKTMCL và địa bàn ven biển Quảng Nam một số
công trình hạ tầng thiết yếu đã được xây dựng để kết nối Quảng Nam với các khu vực
trong nước và thế giới như: luồng và bến cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, cầu Cửa Đại,
đường ven biển nối Hội An đến thành phố Tam Kỳ, đường nối cảng Tam Hiệp với
đường cao tốc,...; 13 Khu tái định cư, với diện tích 282 ha có đầy đủ cơ sở hạ tầng về
giao thông, điện, nước và thông tin liên lạc đã đảm bảo đủ cho các hộ dân thuộc diện
giải tỏa; 04 khu công nghiệp, với tổng diện tích 793 ha để kêu gọi đầu tư, tỷ lệ lấp đầy
đạt trên 60%. Trong đó, KCN Bắc Chu Lai (giai đoạn 1) đã lấp đầy trên 90%...
Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, KKTMCL và khu vực ven biển đã thu hút
được 110 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký là: 2.021, 463 triệu USD, trong đó có 68


dự án đang hoạt động, với tổng vốn đầu tư khoảng 858,589 triệu USD. Một số dự án
quy mô lớn đã đầu tư như Tổ hợp Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải,
các nhà máy ôtô tải, ôtô du lịch, ôtô khách, các nhà máy cơ khí, sản xuất phụ tùng và
công nghiệp phụ trợ, với tổng công suất 55.000 xe/năm, tổng vốn đầu tư 400 triệu
USD; Nhà máy kính nổi Chu Lai công suất 1.300 tấn/ngày đêm, vốn đầu tư 150 triệu


USD; Nhà máy sản xuất soda Chu Lai công suất 200.000 tấn/năm, vốn đầu tư 120
triệu USD; Khu du lịch sinh thái Chu Lai, tổng vốn đầu tư 25 triệu USD; Khu du lịch
sinh thái Cát Vàng Chu Lai, tổng vốn đầu tư 50 triệu USD; Khu công nghiệp Tam
Thăng của các nhà đầu tư Hàn Quốc (Panko, Ducksan và Fashion Garments), tổng
vốn đầu tư: 130 tiệu USD...
Đó là chưa tính một số dự án lớn sẽ đầu tư vào cuối năm 2015, đầu năm 2016 như: Dự
án xử lý chất thải, nước thải môi trường đô thị Chu Lai Núi Thành 25 triệu Euro từ
nguồn vốn ODA sau khi ký kết Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ
Đức. (Đây là dự án đầu tiên được Chính phủ ưu tiên thí điểm tại Khu kinh tế mở Chu
Lai nằm trong 15 Khu kinh tế ven biển Việt Nam); dự án Khu liên hợp công nghiệp,
đô thị dịch vụ Việt Hàn - Chu Lai; dự án đầu tư phát triển Sân bay Chu Lai theo quy
hoạch của Chính phủ (Sân bay trung chuyển hàng hóa quốc tế, Trung tâm dịch vụ bão
dưỡng duy tu, sửa chữa máy bay).
Về hiệu quả của kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng cao và phát
triển đều qua các năm, giai đoạn 2006-2012 đạt 7.013 tỷ đồng (giá cố định 1994),
trong đó năm 2012 đạt 1.900 tỷ đồng, chiếm 12,9% toàn tỉnh (1900/14.765). Giá trị
xuất khẩu giai đoạn 2006-2012 đạt 214,8 triệu USD chiếm 11,4% toàn tỉnh, trong đó
năm 2012 đạt 60 triệu USD. Trong những năm gần đây KKTMCL đã đóng góp
khoảng 60% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Riêng năm 2015, dự kiến sẽ đóng góp trên
10.000 tỷ đồng.
Đồng thời với những đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh, KKTMCL đã tạo ra
sản phẩm công nghiệp chủ lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam
(ôtô, kính xây dựng, sản phẩm điện tử …). Riêng lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô đã
góp phần vào việc phát triển ngành công nghiệp cơ khí ô tô Việt Nam, tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện nay, Công ty ô tô Chu Lai Trường Hải là doanh nghiệp
Việt Nam duy nhất sản xuất và lắp ráp đủ cả 3 dòng xe: Xe tải, xe khách và xe du lịch,
với tỷ lệ nội địa hóa cao nhất (xe khách 52%, xe tải 46% và xe du lịch 16%).
Tham gia giải quyết việc làm không những cho nhân dân vùng dự án mà còn cả trong
toàn tỉnh và khu vực, góp phần tạo sự ổn định chính trị xã hội, giải quyết việc làm
thường xuyên cho gần 12.000 lao động, trong đó có khoảng 90% là lao động người

Quảng Nam; ngoài ra còn một số lượng lớn lao động gián tiếp và công nhân xây dựng
tại các dự án.


Có thể nói, sau 12 năm triển khai xây dựng, đặc biệt với những thành quả trong 5 năm
(2011-2015), bộ mặt Khu kinh tế đầu tiên của cả nước đã được hình thành và khẳng
định. Từ chỗ trước đây chỉ là những khu vực cát trắng, không thể trồng được loại cây
gì có giá trị kinh tế cao thì nay đã có nhiều nhà máy, công xưởng, khu du lịch đã mọc
lên, trong đó có những nhà máy với quy mô lớn mang tầm quốc gia như: Khu liên hợp
cơ khí ô tô Chu Lai- Trường Hải, Nhà máy Kính nổi Chu Lai, Nhà máy sản xuất linh
kiện điện tử CCI, Nhà máy sản xuất Soda Chu Lai... Các dự án tại KKTMCL đã góp
phần vào sự phát triển của tỉnh, nhất là tạo ra sản phẩm chủ lực, đóng góp đáng kể cho
nguồn thu nhân sách và từng bước trở thành động lực lan tỏa phát triển trong khu vực
miền Trung.
Trở thành khu kinh tế trọng điểm của quốc gia
Mặc dù đạt được những kết quả như trên nhưng so với những lợi thế về vị trí địa lý
của KKTMCL cũng như so với các chủ trương ban đầu của Bộ Chính trị thì những kết
quả nêu trên còn khiêm tốn và chưa đạt được mục tiêu mà Bộ Chính trị và Thủ tướng
Chính phủ đã đề ra, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, nhất là nhà đầu tư nước
ngoài.

Cầu Cửa Đại nối hai bờ sông Thu Bồn
Lãnh đạo KKTMCL nhận định: “Những tồn tại có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên
nhân cơ bản, sâu xa, một mặt là do cơ chế đầu tư vốn từ ngân sách Trung ương cho
KKTMCL không ổn định (có năm là 400 tỷ nhưng có năm như năm 2010 và 2011 chỉ
có 80 tỷ), dẫn đến nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản không đảm bảo, thực trạng
hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nên công tác thu hút vốn đầu tư còn hạn
chế, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Mặt khác, cơ chế ưu đãi đầu tư
áp dụng tại KKTMCL cũng chỉ là cơ chế ưu đãi cao nhất của pháp luật Việt Nam áp



dụng tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; các thể chế, mô
hình, động lực mới hầu như chưa có”.
Mặc dù vẫn còn một số tồn tại song với những kết quả đạt được trong thời gian qua
cho thấy, mô hình phát triển khu kinh tế mở với một không gian kinh tế riêng biệt và
những cơ chế ưu đãi vượt trội là phù hợp với tình hình thực tế của đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế, khẳng định tính đúng đắn về chủ trương xây dựng KKTMCL
của Bộ Chính trị và Chính phủ.
Để tiếp tục xây dựng KKTMCL trở thành khu kinh tế trọng điểm của quốc gia theo
chủ trương của Chính phủ và tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư phát triển theo dự
thảo Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020,
trong thời gian đến KKTMCL cần chọn mô hình là khu kinh tế tổng hợp, lấy công
nghiệp ôtô, may mặc và khí – điện làm trung tâm; kết hợp với phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ, điện tử, công nghiệp có kỹ thuật cao. Đồng thời tập trung phát triển
các ngành dịch vụ như: du lịch, đô thị, vận tải hàng hoá và hành khách quốc tế, dịch
vụ thương mại; Chọn dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An là dự án động lực của vùng
Đông.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các hạ tầng khung, hạ tầng liên vùng và hạ tầng chiến lược
như: Phát triển sân bay Chu Lai thành Cảng Hàng không quốc tế theo đúng qui hoạch
của Chính phủ, cũng như tiềm năng vốn có của nó; xây dựng tuyến đường ven biển
nối thành phố Tam Kỳ đi Núi Thành để sớm kết nối với Dung Quất, Quảng Ngãi; tiếp
tục nạo vét luồng vào cảng Kỳ Hà cho tàu 30.000 DWT; triển khai dự án cải thiện môi
trường đô thị Chu Lai – Núi Thành.... Mặt khác, cần có giải pháp huy động, sử dụng
hiệu quả tất các nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cho khu kinh tế, vốn trái phiếu chính
phủ, vốn ODA, vốn ADB, ngân sách tỉnh, nguồn vốn từ quỹ đất, tài nguyên khoáng
sản và đầu tư bằng nhiều hình thức phù hợp theo đối tác công tư (PPP) để thi công các
công trình hệ thống giao thông kết nối, giải phóng mặt bằng và tái định cư, khu xử lý
nước thải, khu nhà ở công nhân và các hạ tầng tiện ích khác để đảm bảm kết cấu hạ
tầng đồng bộ theo tinh thần Nghị quyết 08 –NQ/TƯ ngày 05/4/2012 của Hội nghị
Tỉnh ủy lần thứ 9, khóa XX. Đồng thời kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng

Trung tâm sản xuất và lắp ráp xe ô tô mang thương hiệu quốc gia tại KKTMCL và
tiếp tục xúc tiến dự án đưa khí vào bờ, chế biến khí, xây dựng Trung tâm khí điện
Miền Trung.
Để thực hiện được những nhiệm vụ đặt ra và xứng tầm là một khu kinh tế trong điểm
của quốc gia, thiết nghĩ Chính phủ phải có cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư thực sự
thông thoáng, vượt trội, hấp dẫn và cho phép KKTMCL được hưởng những quy chế
đặc biệt; mặt khác cần sớm ban hành Luật Khu kinh tế nhằm huy động tổng hợp các
nguồn lực tạo ra hạ tầng hoàn thiện để thu hút được các nhà đầu tư lớn trong và ngoài
nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, làm


đầu tàu thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh và cùng với KKT Dung Quất tạo
thành vùng động lực phát triển cả khu vực miền Trung.
PHẠM ÂN (Phó Ban BQL Khu KTM Chu Lai)
Phạm Ân. Hiệu quả và những vấn đề đặt ra//Đại đoàn kết.- 2015.- Ngày 12 tháng
10.- Tr.7.


Chí tự học của cụ Huỳnh

Một trong những tác phẩm cụ Huỳnh để lại cho đời sau.

Năm 1908, khi phong trào chống thuế bùng nổ ở Quảng Nam, cụ Huỳnh Thúc
Kháng bị thực dân Pháp bắt giam ở ngục Faifo (Hội An), sau đó bị kết án đày đi
đảo Côn Lôn (Côn Đảo). Tại đây, cụ đã học được rất nhiều điều.
Đặt chân đến đảo Côn Lôn - “trường học thiên nhiên” (chữ dùng của cụ Huỳnh), cụ
Huỳnh gặp các nhà yêu nước khác: Nguyễn Thành, Phan Thúc Duyện, Lê Bá Trinh,
Dương Thạc, Trương Bá Huy, Nguyễn Cảnh, Nguyễn Quần. Cụ không quên mang
theo quyển Pháp-Việt từ điển của Trương Vĩnh Ký, quyển Lecture langage và quyển
mẹo (grammaire, văn phạm tiếng Pháp) để tự học “chữ Tây” trong “trường học thiên

nhiên” này. Thế nhưng, những sách ấy không được mang vào trong khám và bị thất
lạc. Thật may, cụ Phan Châu Trinh (đã bị đày ra Côn Lôn trước đó), biết là sách của
cụ Huỳnh nên chuộc lại và gửi vào khám.


Có được sách, Huỳnh Thúc Kháng cùng cụ Tập Xuyên Ngô Đức Kế và một vài bạn tù
tập học chữ Tây sau một ngày làm xâu. Cụ Huỳnh thuật lại trong cuốn Thi tù tùng
thoại của ông: Lúc chúng tôi học chữ Tây, mỗi bữa trưa đọc sách viết dictée (chính tả
- ĐNCT), hai phòng bên cạnh cho rằng làm mất giấc trưa của chúng, khởi lên chửi
mắng: “Tụi quan to, ở nhà cha mẹ cho đi học, không học, nay ra tù, học cái gì phá
giấc ngủ người ta”.
Từ khi tù chính trị được giam riêng một khám, không có tù khác khuấy nhiễu, mỗi
bữa nghỉ trưa, việc học chữ Tây càng sôi nổi và hăng hái hơn. Nhóm tù chính trị hiếu
học còn “mua thêm một ít sách Lecture (tập đọc – ĐNCT) và sách mẹo, cùng một bản
L’Histoire Nationale FranϚaise (Lịch sử quốc gia Pháp - ĐNCT)” để cùng nhau
nghiên cứu và hiểu biết Pháp văn hơn. Kết quả thật khả quan. Cụ Huỳnh cho
hay: “Tuy chúng tôi học bằng con mắt với cái não, nên nghe và nói tiếng Tây hay sai
vận và không được lanh lẹ; song đọc sách hiểu nghĩa, đặt câu và phiên dịch, biết
được đại khái. (Sách đã dẫn)
Nhờ biết tiếng Pháp nên khi phòng giấy Gardien Chef thiếu người làm việc, Huỳnh
Thúc Kháng được bổ vào chân thông dịch, thoát khỏi cái nạn làm xâu việc nặng; mỗi
tháng còn được trả công 2, 3 đồng. Bọn Mata, Gardien cũng đối xử với cụ tử tế hơn
trước. Mặt khác, nhờ vốn ngoại ngữ, cụ Huỳnh còn có điều kiện tìm hiểu cặn kẽ nền
văn hóa và lịch sử nước Pháp.
Sau khi được vào làm ở phòng giấy, một khó khăn lại đến với cụ Huỳnh là ông không
biết nghiệp vụ văn phòng, kế toán. Thế nhưng cái khó không bó cái khôn. Một lần nữa
tinh thần tự học lại thể hiện sinh động ở người tù chính trị mang số hiệu 7455 này:
“Công việc trong phòng giấy, đối với tôi lại là một trường học mới: Lúc mới vào
không hiểu gì cả. Nhưng dần dần tìm được mối manh, thấy rõ người Tây về mặt sổ
sách, biên chép, số mục thứ lớp, cái gì ra vào cùng ghi ngày tính tháng, có môn loại

rành rẽ, nhân đó được môn học thực nghiệm về mặt làm việc tập sự mà có thú, trong
đôi ba tháng, đã thành thạo. Phàm phần việc của tôi cho đến sổ sách, đều ghi chép
hằng ngày, không có điều gì sai lầm. (…) Những công việc ấy, mấy người làm trước
thường dùng ý xoay xở này nọ, sau bị phát lộ, phải bị đuổi, bị phạt. Tôi làm ba năm
không hề sai một đồng xu”.
Không chỉ học tiếng Pháp và nghiệp vụ “phòng giấy”, trong thời gian bị lưu đày ở
Côn Lôn, cụ Huỳnh còn học nghề buôn bán. Cụ cho hay: “Tôi cùng My Sanh, Tập
Xuyên, Thái Sơn, Phong Niên, làm chủ hai tiệm buôn, chuyên việc buôn bán, cùng
các nhà buôn Sài Gòn giao thiệp và mua hàng - do ông O.Coonell (quan Tham biện
người Pháp cai quản đảo Côn Lôn) giới thiệu - về nghề sổ sách và công việc thương
mãi, tôi có biết được đại khái, đó là trường học đầu tiên. Tiệm tôi đầu chỉ có 4 anh em,
sau có Thông Thiệp (Bắc Hà) hùn vào... Hiệu tiệm chúng tôi gọi là “Quảng Hồng
Hưng”.


Nhờ tiệm bán buôn này mà theo lời cụ Huỳnh “sanh kế của bọn tù ngày càng thấy
phát đạt, trong tù có kẻ có vốn trong đãy vài trăm đồng bạc, hoặc trăm, năm bảy chục
đồng, ít nữa cũng có 5, 3 đồng, mà nhứt là tụi quan to thì nghiễm nhiên là tụi buôn
giàu, ngang hàng với hai tiệm buôn của Khánh Trúc (người Tàu), rõ là cái cảnh tượng
“không tiền khoáng hậu ở đảo Côn Lôn”.
Với vốn chữ Tây tự học được ở Côn Lôn, khi được trả tự do, cụ Huỳnh đã khiến quan
lại đương thời phải khâm phục và kiêng nể. Trong cuốn “Huỳnh Thúc Kháng tự
truyện”, cụ kể: “... Tôi thân hành ra Tòa sứ Hội An cùng sở cảnh sát, lấy danh nghĩa
bán đồi mồi, lại nhờ biết được một ít chữ Tây, ứng đối thông thường được, nên trực
tiếp không cần thông dịch. Quan lại thấy tôi có cử chỉ thái nhiên, không vẻ khúm núm,
lại thường nói chuyện với người Tây, biết không thể lấy hư danh dọa được, nên thái
độ khéo léo của họ ngày trước không thò ra được nữa”.
Năm 1927, cụ Huỳnh thành lập Công ty Huỳnh Thúc Kháng tại Đà Nẵng, chuyên
ngành in và báo chí. Cũng trong năm đó, cụ ra Báo Tiếng Dân, tòa soạn đặt tại 123
đường Đông Ba (nay là đường Huỳnh Thúc Kháng), thành phố Huế. Chính kinh

nghiệm kinh doanh tích lũy trong 13 năm bị tù đày ở Côn Lôn đã giúp cụ điều hành
công ty mang tên mình và làm tròn vai trò Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Tiếng
Dân suốt 16 năm trời (1927 - 1943).
Về chuyện tự học, trong một bài viết đăng trên Báo Tiếng Dân số 633 ra ngày 18-101933 (với bút danh Sử Bình Tử), cụ chỉ rõ: “Thuở nay những bậc danh nhân trên lịch
sử Đông, Tây nào có phải toàn là người gặp cảnh thuận lợi mới làm được công việc vĩ
đại đâu! Bên phương Đông ta ngày xưa những kẻ đốn củi, cày ruộng, chăn trâu mà
gắng công tự học, sau làm được công nghiệp, tiếng khen muôn đời. Còn như phương
Tây, ông Stephenson (người Anh) một tay thợ mỏ, lớn tuổi mới đi học, mình tự học
lấy mà làm nhà đại sáng tạo (chế ra máy xe hỏa)... Xem chuyện danh nhân trên thì rõ
cái gương tự học, thành hiệu rõ ràng, chỉ tại mình không có chí, tự hạ lấy mình mà
thôi. Bằng có lòng kiên nhẫn và quả quyết, thì chẳng có cái gì ngăn đón được một việc
mà mình đã muốn làm. Ai người hữu chí gắng lên thay!”.
VĂN TRÌNH
Văn Trình. Chí tự học của cụ Huỳnh// Đà Nẵng cuối tuần.- 2015.- ngày 04 tháng
10.- Tr.7.


Điểm sáng Tây Giang
Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo ra bước
chuyển mình rõ rệt về KT - XH ở huyện miền núi Tây Giang, Quảng Nam. Đời
sống đồng bào Cơ Tu ở trên vùng đất này ngày càng nâng lên, đói nghèo, lạc hậu
dần được xóa bỏ. Trong diện mạo một nông thôn hiện đại, những giá trị văn hóa,
tinh thần truyền thống vẫn được người Cơ Tu phát huy, gìn giữ.

Đời sống đồng bào Cơ Tu có nhiều đổi thay khi chuyển về những
khu tái định cư tập trung
Ảnh: Mạnh Tuân
Từ mô hình xã điểm NTM A Nông
Nằm ở phía Tây Bắc huyện Tây Giang, Quảng Nam, xã A nông có 11,2km đường
biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, với 838 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc

Cơ Tu chiếm 99,11%. Cách đây 5 năm, A Nông nằm trong nhóm những xã miền núi
đặc biệt khó khăn của Quảng Nam, đời sống của các hộ đồng bào dân tộc chủ yếu dựa
vào đốt nương làm rẫy. Từ khi được chọn là xã điểm NTM, bằng những cách làm hay,
sáng tạo, phù hợp với thực tế, A Nông đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong
cải thiện đời sống của người dân. Năm 2014, A Nông là xã miền núi đầu tiên về đích
chương trình xây dựng NTM của Quảng Nam.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Alăng Bao cho biết, Chương trình xây dựng NTM
đã có những tác động rất lớn tới cách nghĩ, cách làm của người dân, đặc biệt là trong
tập quán canh tác. Người Cơ Tu đã biết áp dụng những hình thức canh tác mới, đưa
cây, con mới vào sản xuất. Các mô hình sản xuất cũng đã được quy hoạch tập trung,
chuồng trại chăn nuôi được xây dựng kiên cố. Từ địa phương đói nghèo, lạc hậu, y tế,


giáo dục kém phát triển, A Nông giờ đây đã có nhiều nhà kiên cố, hệ thống đường bê
tông liên thôn, các cánh đồng trồng lúa nước và nhiều mô hình chăn nuôi đã giúp
người dân cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo, nhiều gia đình vươn lên làm giàu.
Già làng Arất Đúch, người từng chứng kiến nhiều đổi thay của quê hương A Nông
phấn khởi chia sẻ: “Hơn 12 năm kể từ ngày Tây Giang được tách từ huyện Hiên, xã A
Nông hôm nay đã thật sự thay da, đổi thịt. Ngày trước, dân làng sống phân tán, ở nhà
lợp lá cọ, phên nứa, làm rẫy, thiếu ăn, thiếu muối chứ không có ti vi, xe máy như bây
giờ đâu. Nhờ Nhà nước hỗ trợ xây dựng NTM, dân được sống tập trung, ở nhà mới,
làm ruộng, làm cao su, có gạo để ăn và để dành. Không còn vất vả, khó khăn như
trước. Cái đói, cái nghèo đã giảm đi rất nhiều”.
Theo Bí thư Alăng Bao, quá trình xây dựng NTM,
cấp ủy và chính quyền xã A Nông xác định rõ ba
hướng chính, đó là đẩy mạnh phát triển cây cao su,
tập trung sản xuất lúa nước và chú trọng cải tạo đàn
vật nuôi. Với hướng đi đó, thời gian qua, A Nông đã
huy động được nhiều nguồn lực phát triển trồng trọt
và chăn nuôi; bước đầu thu hút doanh nghiệp đầu tư

phát triển cây cao su, góp phần tạo việc làm và tăng
thu nhập cho người dân. Từ một địa phương thuần
nông, nay A Nông trở thành một trong năm xã của
huyện có vùng trồng cây cao su phát triển. Cấp ủy và
chính quyền địa phương cũng đã chủ động lồng ghép
nhiều nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và tỉnh,
hướng dẫn nhân dân đưa lúa nước vào sản xuất
chính, mở rộng diện tích trồng lúa nước toàn xã lên
50ha. Đồng thời, xã cũng hướng dẫn người dân tìm
các hướng sản xuất mới thông qua việc khoanh vùng
chăn nuôi bò tập trung, phát triển các cây dược liệu
có giá trị cao như ba kích, sâm Ngọc Linh, Tr’đin,
đẳng sâm... Với hướng đi đúng, đời sống vật chất,
tinh thần của người dân A Nông ngày càng nâng lên.
Tính đến hết năm 2014, thu nhập bình quân người
dân đạt 17,3 triệu đồng người/năm; tỷ lệ hộ đói
nghèo giảm xuống còn 5,52% theo chuẩn NTM.

Ủy viên dự khuyết Trung
ương Đảng, Bí thư Huyện ủy
Tây Giang Bh’Riu Liếc: Bước
phát triển nổi bật nhất của Tây
Giang sau hơn 12 năm tái lập
là ổn định đời sống nhân dân;
đặc biệt là công tác sắp xếp,
bố trí lại dân cư theo truyền
thống văn hóa của đồng bào
Cơ Tu. Thời gian tới, Đảng
bộ, Chính quyền và nhân dân
Tây Giang sẽ tập trung mọi

nguồn lực thực hiện Nghị
quyết 14 của Huyện ủy về xây
dựng thôn NTM. Trong đó,
phân định rõ trách nhiệm của
huyện, trách nhiệm của xã và
trách nhiệm của cộng đồng
dân cư. Với việc nhân rộng
cách làm hay của xã A Nông,
Tây Giang đưa ra mục tiêu
phấn đấu đến cuối 2019 giảm
tỷ lệ nghèo còn dưới 10%; xây
dựng cơ bản các xã đạt chuẩn
tiêu chí NTM và đề nghị công
Lấy thôn làm mục tiêu, dân làm gốc
nhận đạt chuẩn huyện NTM
Từ thành công của xã điểm A Nông, xây dựng NTM vào năm 2020.
đã trở thành một phong trào lan tỏa đến từng thôn, xã
trên địa bàn huyện Tây Giang. Chính quyền huyện


xác định người dân chính là động lực trong việc hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng
NTM. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động người dân nhận thức đầy đủ, chính
xác về vai trò, quyền lợi của mình trong xây dựng NTM, từ đó tự nguyện đóng góp
thời gian, công sức, vật chất để thực hiện các tiêu chí. Cùng với đó, bộ tiêu chí đã
được sửa đổi, phù hợp với thực tiễn đời sống, đặc trưng của địa phương nên việc triển
khai thực hiện ở cơ sở thu được nhiều kết quả.
Điểm nhấn trong xây dựng NTM của Tây Giang thời gian qua là việc các địa phương
đã thực sự quan tâm đến công tác ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân.
Chủ tịch UBND huyện Bhling Mia cho biết, trên tinh thần nhận thức đúng đắn về tiềm
năng, lợi thế của địa phương, huyện đã xác định đầu tư lấy thôn làm mục tiêu, dân làm

gốc, đầu tư cho văn hóa để thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị và đoàn kết
dân tộc. Huyện chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các thôn xã, từng bước khắc
phục khó khăn ban đầu, tích cực triển khai xây dựng NTM bằng phương châm 9 có, 5
không, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Xây dựng NTM ở Tây Giang bắt đầu từ việc
quy hoạch, san ủi mặt bằng bố trí lại dân cư phù hợp văn hóa truyền thống của đồng
bào Cơ Tu; đi liền theo đó là tư duy làm một lần ở lâu dài, làng xã gần với nơi sản
xuất. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, hơn 55 tỷ đồng đã được
người dân, chủ yếu là đồng bào Cơ Tu đóng góp thông qua việc hiến đất đai phục vụ
xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay, toàn huyện đã hoàn tất xây dựng 80 khu dân cư tập
trung, bảo đảm chỗ ở cho 2.500 hộ dân với đầy đủ các tiêu chí phòng tránh nguy cơ
sạt lở do lũ lụt. Nguồn vốn đầu tư giao thông chiếm trên 30% tổng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện. Dự kiến đến cuối năm
2015, Tây Giang sẽ đề nghị công nhận thêm 2 xã đạt chuẩn NTM. Nâng tổng số xã đạt
chuẩn trong toàn huyện lên con số 3 (gồm A Nông, A Tiêng và xã Lăng), 2 xã đạt trên
10 tiêu chí và 5 xã đạt từ 5 tiêu chí trở lên.
Không chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế, những giá trị văn hóa truyền thống của
đồng bào dân tộc Cơ Tu cũng được huyện quan tâm bảo tồn, phát huy. Với quyết tâm
thực hiện tốt Nghị quyết số 16 của UBND huyện về xây dựng và phát triển văn hóa
con người Tây Giang đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Các lễ hội văn
hóa cổ truyền của đồng bào Cơ Tu được tổ chức thường xuyên. Huyện cũng đã thành
lập đội cồng chiêng, hát lý, baboóch… tại các xã, thôn, các trường bán trú để bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống. Các hoạt động văn hóa này đã từng bước tạo nên giá
trị văn hóa cộng đồng, bắt đầu được đưa vào phục vụ du lịch văn hóa Tây Giang.
Về Tây Giang hôm nay, những nếp nhà được dựng trên nền mặt bằng mới, mang hơi
ấm truyền thống văn hóa làng Cơ Tu. Những con đường dẫn vào thôn, hộ gia đình đã
được mở rộng và bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Mỗi xã, thôn đều có nhà Gươl là
nơi sinh hoạt cộng đồng. Kinh tế phát triển, đời sống đi lên, Tây Giang đang tiến gần


tới một NTM hiện đại mà vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của

người Cơ Tu.
Mạnh Tuân
Mạnh Tuân. Điểm sáng Tây Giang// Đại biểu nhân dân.- 2015.- Ngày 21 thánh
10.- Tr.7.


HUỲNH THÚC KHÁNG - MỘT ĐỜI CÙNG VẬN NƯỚC - KỲ 1:

Kẻ sĩ đất Quảng

Những ngày này, khi sống lại với không khí của 70 năm trước, không thể không
nhớ tới “cụ Huỳnh” như cách gọi của quốc dân đồng bào thuở ấy.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng (bên phải Bác Hồ) trong những ngày đầu của Chính phủ
Việt Nam dân chủ cộng hòa - Ảnh tư liệu
Đọc lại những gì cụ Huỳnh viết, cụ Huỳnh làm, lòng chợt bừng thức những cảm hứng
đất nước truyền từ cụ Huỳnh!Những dòng viết này như để tưởng nhớ nhân ngày sinh
của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng: 1-10-1876.
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập năm 1945, vị nhân sĩ đất Quảng ở tuổi 70
vẫn tận lòng vị quốc, nhận lời làm bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Hồ Chí
Minh. Ngày 31-5-1946, Hồ Chủ tịch sang Pháp đàm phán, cụ Huỳnh được tin cậy trao
quyền Chủ tịch nước.


Thanh gươm và tấm bản đồ Việt Nam
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm trước, nhân chuyến công tác lên miền tây Quảng Nam,
khi qua Tiên Phước chúng tôi không thể không ghé nhà lưu niệm cụ Huỳnh để dâng
nén nhang tưởng nhớ cụ.
Mảnh vườn xưa qua bao dâu bể vẫn lưu dấu qua những dáng cây sau nhà, giậu chè tàu
trên lối vào mướt xanh trong nắng sớm.

Nhắc đến ngày giỗ Tổ, bởi gần 70 năm trước, ngày giỗ Tổ Hùng Vương đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cụ Huỳnh thay mặt quốc dân đồng bào làm chủ tế,
lễ vật dâng lên Quốc tổ Hùng Vương là một thanh bảo kiếm và tấm bản đồ nước Việt,
đó là ngày 10-3 âm lịch năm 1946.
Khi ấy, giặc Pháp đã quay lại tái chiếm Nam bộ, đất nước chuẩn bị bước vào cuộc
kháng chiến trường kỳ ác liệt.
Hai báu vật mà cụ Huỳnh thay mặt Chính phủ dâng lên trong ngày giỗ tổ cũng là lời
hứa trước anh linh tiên tổ quyết tâm giữ gìn trọn vẹn cõi bờ giang sơn.
Có phải thế chăng mà gần chín năm sau, khi cuộc kháng Pháp kết thúc thắng lợi với
chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 19-9-1954 Hồ Chủ tịch khi nghỉ tại đền Giếng đã
gặp các chiến sĩ đại đoàn Quân tiên phong (đại đoàn 308) với lời dặn dò bất hủ: “Các
vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Từ thanh gươm cụ Huỳnh dâng lên trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương đến ngày Hồ Chủ
tịch gặp và dặn dò đoàn quân chiến thắng cũng tại đền Hùng, dường cả hai câu chuyện
đều muốn nhắn nhủ với hậu thế về một xúc cảm thiêng liêng và sự đồng cảm giữa hai
con người của thời cuộc.
Cũng chính vì thế mà khi cụ Huỳnh mất, Hồ Chủ tịch - có lẽ là lần đầu tiên và duy
nhất - đã có thư gửi cho quốc dân đồng bào:
“Hỡi đồng bào yêu quý, vị chiến sĩ lão tiền bối Huỳnh Thúc Kháng, bộ trưởng Bộ Nội
vụ và hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân, vừa tạ thế.
Trước sự đau xót đó, Chính phủ ta đã ra lệnh làm quốc tang. Nhân dịp này, tôi có vài
lời báo cáo cùng đồng bào. Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền,
đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây cụ bị bọn thực dân làm tội, đày ra
Côn Đảo.
Mười mấy năm trường gian nan cực khổ nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi
của cụ Huỳnh chẳng những không sờn lại thêm kiên quyết”.


Đại diện báo Tuổi Trẻ thắp hương tại nhà lưu niệm cụ Huỳnh ở Tiên Phước (Quảng
Nam) - Ảnh: Tấn Vũ

Khởi hành cùng Tiếng Dân
Từ cậu học trò Huỳnh Hanh nổi tiếng thông minh hay chữ, rồi thành ông tiến sĩ
Huỳnh Thúc Kháng vào năm 1904, ở tuổi 28, lẽ ra đường hoạn lộ khởi đầu từ khoa cử
của thời buổi ấy sẽ mở ra với Huỳnh Thúc Kháng.
Nhưng không! Chàng trai đất Quảng ấy chọn con đường đứng về phía nhân dân đang
rên siết dưới gông xiềng nô lệ.
Cùng với Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng đã dấy lên phong trào
Duy Tân mà đỉnh điểm là phong trào chống thuế ở Trung kỳ khiến bộ máy cai trị của
thực dân Pháp rúng động.
Bốn năm sau khi đỗ tiến sĩ, năm 1908 Huỳnh Thúc Kháng bị kết án chung thân và đày
ra Côn Đảo vì tội “xúi giục dân chúng làm loạn”. Rồi thay vì chung thân, sau 13 năm
lao tù, chí sĩ Huỳnh lại trở về tiếp tục cuộc tranh đấu không mệt mỏi.


Năm 1921 Huỳnh Thúc Kháng ra tù thì năm 1926, khi thực dân Pháp bấy giờ bắt đầu
thay đổi cách cai trị, bãi bỏ hội đồng tư vấn bằng viện dân biểu, Huỳnh Thúc Kháng
trở thành dân biểu Trung kỳ.
Chính sách mị dân của người Pháp hi vọng với uy tín của viện trưởng Viện Dân biểu
Huỳnh Thúc Kháng sẽ thu phục được nhân sĩ trí thức và quảng đại quần chúng.
Nhưng người Pháp đâu hay rằng từ năm 28 tuổi, đỗ hoàng giáp tiến sĩ nhưng vị danh
sĩ ấy đã từ chối quan trường để dấn thân vào cuộc tranh đấu cho dân tộc, nữa là bây
giờ khi đã trải qua 13 năm khổ sai ở nhà tù Côn Đảo trở về.
Hi vọng dùng nghị trường để đấu tranh hợp pháp của cụ Huỳnh đã không thành,
nhưng ngay khi nhậm chức viện trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ, chính cụ đã khởi đầu
cuộc tranh đấu của mình và những đồng sự bằng cuộc đấu tranh ngôn luận trực diện.
Việc xuất bản báo Tiếng Dân đã được cụ làm đơn gửi viên Toàn quyền Pierre
Pasquier vào tháng 10-1926, xin phép xuất bản một tờ báo bằng chữ Việt mới với
tên Tiếng Dân, đặt trụ sở tại Tourane (Đà Nẵng).
Tuy nhiên phải gần một năm sau, đến ngày 10-8-1927 tờ báo Tiếng Dân mới ra số đầu
tiên tại Huế chứ không phải Đà Nẵng như dự định ban đầu.

Trong chương trình ra báo Tiếng Dân gửi Toàn quyền Pasquier với 16 điều, ở điều 4
cụ Huỳnh nêu rõ: “Khiến chính quyền biết được nguyện vọng của dân.
Đưa ra ánh sáng quyền lợi chung của dân chúng và những điều tệ hại khiến họ bị
phiền nhiễu. Tiếp tay vào việc giáo dục đạo đức, tri thức, chính trị và kinh tế cho dân
An Nam...” (tư liệu từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia 2, TP.HCM).
Có lẽ nếu không lợi dụng cái ghế viện trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ, chưa chắc
người Pháp đã đồng ý cho cụ Huỳnh ra báo. Đồng ý, nhưng người Pháp đã có cách
quản lý và kiểm duyệt với tờ báo này.
Việc kiểm duyệt được hẳn chánh mật thám Léonard Sogny, bấy giờ là chánh Sở Liêm
phóng An Nam, đệ trình kế hoạch kiểm soát tờ Tiếng Dân, trong đó nhấn mạnh việc
“không được xúc phạm chủ quyền Pháp và chế độ thiết lập tại An Nam”.
“Phải nạp hai bản vỗ cho Sở Liêm phóng với bản dịch Pháp ngữ. Sau khi kiểm duyệt,
một bản sẽ trả lại cho chủ nhiệm báo do đích thân Sogny ký với con dấu. Nếu Sogny
vắng mặt, cần chữ ký của Dussaut, cò đặc biệt. Sẽ có câu “Visa pour publication” (cho
phép xuất bản).
Báo ấn hành phải nạp hai bản: tại kho lưu trữ (dépôt légal) tòa khâm và kho lưu trữ
cảnh sát (dépôt de police). (Tờ trình số 462, ngày 19-3-1927 - lưu trữ tại Trung tâm
Lưu trữ quốc gia 2).


Những trang báo có tuổi đời gần thế kỷ trên nền giấy ố vàng với chữ ký gốc của cụ
Huỳnh khiến trong chúng tôi dâng lên những cảm xúc kỳ lạ.
Và càng khâm phục hơn khi làm báo dưới sự cai trị và kiểm duyệt của thực dân,
nhưng vẫn là những bài báo khẳng khái đúng với tôn chỉ “tiếng nói của nhân dân”,
vốn sống động và ắp đầy hơi thở cuộc sống.
Ai đó nói rằng tờ báo hôm nay sẽ là tờ giấy lộn ngày mai! Nhưng không, gần thế kỷ
trôi qua rồi, trên những trang báo Tiếng Dân ố vàng chúng tôi vẫn nghe nhịp đập của
một trái tim ái quốc và tấc lòng đau đáu cùng vận nước với đời dân của cụ Huỳnh.
_________________
Kỳ 2: Cất lên tiếng nói của nhân dân

LÊ ĐỨC DỤC ()
Lê Đức Dục. Kẻ sĩ đất Quảng// Tuổi trẻ.- 2015.- Ngày 01 tháng 10.- Tr.10,11.


HUỲNH THÚC KHÁNG - MỘT ĐỜI CÙNG VẬN NƯỚC - KỲ 2:
Cất lên “tiếng nói của dân”
Trong căn nhà nhỏ cuối đường Cao Bá Quát của thành phố Huế, nhà nghiên cứu
Hồ Tấn Phan sau một hồi lục tìm đã bất ngờ mang ra cho chúng tôi mấy số
báo Tiếng Dân nguyên bản.

Ông Hồ Tấn Phan và những số báo Tiếng Dân có chữ ký của cụ Huỳnh - Ảnh:
L.Đ.Dục
Càng đặc biệt hơn, đấy chính là những số báo mà cụ Huỳnh đã ký vào manchette
kèm con dấu để đem nộp cho kho lưu trữ tòa khâm (dépôt légan Indochine).
Thời sự thế kỷ
Báo Tiếng Dân với bốn trang khổ A2 (lớn gấp đôi khổ tờ báo Tuổi Trẻ hiện nay)
có cách đánh số trang không như bây giờ. Trang 1 (như vị trí trang 4 hiện nay)
với manchette TIẾNG DÂN in đứng, cứng cáp và khẳng khái chạy tràn gần hết
sáu cột báo, bên dưới có thêm phụ ngữ bằng chữ Pháp “La Voix du Peuple” và
chữ Hán “Dân Thanh” (tiếng nói của dân). Góc trái ghi rõ chủ nhiệm kiêm chủ


bút: Huỳnh Thúc Kháng, quản lý: Trần Đình Phiên, góc phải là địa chỉ trụ sở:
báo quán - 123 đường Đông Ba, Huế.
Trang 2 của báo tương đương vị trí trang 1 bây giờ, còn trang 3 và 4 lại nằm bên
trong. Theo các tài liệu để lại, ban đầu cụ Huỳnh dự định đặt tên báo làTrung
Thanh - tiếng nói của dân miền Trung - vì khi đó cụ đang là viện trưởng Viện
Dân biểu Trung kỳ, tuy nhiên sau đó đổi lại Dân Thanh (tiếng nói của dân).
Cuối cùng cụ Phan Bội Châu, bấy giờ đang bị Pháp đưa về an trí tại Huế, góp ý:
gọi luôn là Tiếng Dân chứ không nên gọi là Dân Thanh. Tiếng Dân, tờ báo đầu

tiên mang đầy đủ phẩm chất của một tờ báo đại diện cho tiếng nói người dân ở
Trung kỳ đã ra đời như thế ngay tại kinh đô Huế.
Và tuyên ngôn của tờ báo, như cụ Huỳnh viết trong số báo đầu tiên, trải gần một
thế kỷ vẫn khiến chúng ta kinh ngạc về phẩm giá của người làm báo: “Nếu
không có quyền nói tất cả những điều mình muốn nói thì ít ra cũng giữ được cái
quyền không nói những điều người ta ép buộc nói”.
Mười sáu năm tồn tại của Tiếng Dân (1927 - 1943), đứng về phía lợi quyền dân
tộc là một lựa chọn dũng cảm của cụ Huỳnh và đồng sự trước cường quyền của
bộ máy cai trị người Pháp.
Trên những số báo Tiếng Dân mà chúng tôi có được, bất cứ số báo nào cũng có
những tiếng nói của người dân thấp cổ bé họng. Ví như trên số báo ra ngày 14-11937, ngoài những bài viết có tính chất khai sáng, bình luận các vấn đề lớn như
“Nước Pháp với thuộc địa - bao giờ liên lạc với nhau?”, “Luật lao động”, “Thanh
niên với vấn đề cải tạo xã hội”, hai cột tin tức chính là “Việc thế giới” và “Việc
trong nước”, những tin tức ở “Việc trong nước” hầu hết là những sự việc chỉ đọc
tít tựa thôi đã thấy đầy sức chiến đấu và tinh thần chống tiêu cực như cách nói
của báo chí bây giờ: “Lại bắt dân chịu”, “Ngắn cổ kêu ai”, “Quan đã thấu nỗi
khổ dân chăng?”, “Dân lấy làm ức cho lý trưởng bị lưu dịch”.
Không chỉ đậm đặc những tin tức phản ánh tiếng nói của người dân, nhiều bài
báo trên Tiếng Dân từ thuở ấy đến hôm nay vẫn còn tính thời sự.
Nếu bây giờ giới xuất bản đang báo động truyện ngôn tình của Trung Quốc đang
là “ẩn họa” với bạn đọc trẻ Việt Nam, thì gần một thế kỷ trước trên báoTiếng
Dân của cụ Huỳnh cũng từng lên tiếng với các bài báo như “Những tiểu thuyết
và ngoại truyện nhảm của nhà văn Tàu gieo độc đến học giới ta”.
Cũng trên Tiếng Dân đã có bài viết “Cái tính ham làm thi (thơ) của người Nam
ta” do chính cụ chấp bút. Cụ Huỳnh điểm rất đích đáng: “Các ông đi sứ Tàu về
việc bang giao không rõ thế nào chứ ông nào cũng mang một tập thi về cả. Nghề


thi với việc nước, nhất là việc ngoại giao quan trọng, có ăn nhập gì với văn
chương mà chọn người “hay thi” đi, rốt cuộc mỗi ông đều mang một tập thi về”.

Nhưng “tính chiến đấu” của Tiếng Dân được làng báo lưu truyền đến tận ngày
nay là những trang báo, bài báo để trắng nếu bị kiểm duyệt.


Những nội dung trên báo Tiếng Dân bị kiểm duyệt đục bỏ được thư ký tòa


soạn chép lại và lưu giữ - Ảnh: Thái Lộc
Những trang báo bị đục bỏ
Như đã nói, dù đồng ý cho cụ Huỳnh ra báo nhưng mỗi số báo Tiếng Dân cụ
Huỳnh phải nộp cho Sở Liêm phóng hai "bản vỗ” bằng hai thứ tiếng Việt và
Pháp để họ kiểm duyệt. Nếu bài nào bị Sở Liêm phóng đục bỏ thì phải thay thế
bằng bài khác “mềm mại” hơn, nhưng tòa soạn của cụ Huỳnh không ngoan
ngoãn theo lối ấy.
Với những bài báo bị đục bỏ cụ cứ để trống như thế, và người đọc sẽ đọc được
“rất nhiều thông tin” từ ô trống trên trang báo ấy. Tìm cho ra những “trang
trắng” bị Sở Liêm phóng đục bỏ trên báo Tiếng Dân thuở ấy quả là chuyện
không dễ dàng.
May sao, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan lại “cứu” chúng tôi thêm một lần nữa!
Không chỉ sở hữu những tờ báo Tiếng Dân bản gốc có chữ ký bằng mực tím của
cụ Huỳnh và con dấu của kho lưu trữ tòa khâm, trong sưu tập của ông Phan còn
có một tập báo Tiếng Dân với những dòng chữ bị đục bỏ bởi kiểm duyệt liên
quan đến một sự kiện lớn của Huế: ngày cụ Phan Bội Châu qua đời!
Cụ Phan Bội Châu sau khi bị thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải vào tháng 61925 đưa về nước xử án tù chung thân.
Trước phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu của nhân dân cả nước, Toàn
quyền Varenne đã can thiệp đưa ông về an trí (thật ra là giam lỏng) ở Bến Ngự
(Huế). Từ năm 1925 cho đến khi mất, cụ Phan là một cộng sự quan trọng
cho Tiếng Dân, kể cả manchette báo cũng do cụ Phan gợi ý.
Ngày 29-12-1940 cụ Phan qua đời tại Huế, báo Tiếng Dân mỗi ngày nhận hàng
trăm điện văn, câu đối, lời điếu của người dân cả nước gửi về. Những ngày cụ

Phan mất, trên mỗi số báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh đều dành để đăng những
tình cảm đó của đồng bào với người chí sĩ cách mạng.
Và tất nhiên Sở Liêm phóng không thể nào chấp nhận lời điếu, những điện văn
ca ngợi cụ Phan. Và nhiều câu văn, bài thơ, câu đối bị Sở Liêm phóng Trung kỳ
đục bỏ không thương tiếc.
Để nguyên những trang báo với ô trống đục bỏ như thế chính là bày tỏ một thái
độ với chế độ cầm quyền cai trị, nhưng chỉ như thế thì hậu thế làm sao biết được
Sở Liêm phóng đã đục bỏ những gì?
May mắn thay, sau khi phát hành những số báo bị đục bỏ ấy, các thư ký tòa soạn
của Tiếng Dân (và cũng có thể là chính cụ Huỳnh) đã lấy các số báo lưu lại tòa


soạn và lấy bút viết lên những ô trống bị đục bỏ ấy những câu chữ đã bị cắt bỏ
khi kiểm duyệt.
Sau gần một tuần lục tung căn nhà bừa bộn những sách vở và chai hũ đồ cổ chật
kín, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đã tìm ra cho chúng tôi tư liệu cực kỳ quý giá
này: Những số báo Tiếng Dân ấn hành trong giai đoạn đám tang cụ Phan Bội
Châu với khoảng trống bị đục bỏ được những thư ký nắn nót chép lại từ những
bản thảo mà người mến mộ cụ Phan gửi về.
Ví như trong “Bài văn sanh vãn cụ Phan Sào Nam” do chính cụ Huỳnh soạn,
những từ như “hi sinh”, “hướng lộ”, “vĩ nhân” đều bị xóa. Và tất nhiên, trang
báo Tiếng Dân cũng cứ thế để trống.
Có đoạn để trống cả một khổ thơ viếng, được chép lại nắn nót. Một trang báo
khác, bài thơ của bạn đọc Lê Vũ Hồn (Vinh) gửi về điếu cụ cũng bị đục bỏ mất
một khổ thơ: “Họ nếu nghe ông trời đã vá/Con từ mất mẹ hận chưa nguôi/Khôn
đem huyết lệ tô sông núi/Non nước vì ai những ngậm ngùi”.
Và cũng như những lời bàn chuyện về sách nhảm Tàu đầu độc học giới nước
Nam, chuyện làm thơ mà quên việc nước đến nay vẫn còn thời sự, chủ quyền
Hoàng Sa cũng được cụ Huỳnh quan tâm đặc biệt trên những số báo Tiếng Dân.
__________

Kỳ tới: Cụ Huỳnh và chủ quyền biển đảo
LÊ ĐỨC DỤC - THÁI LỘC
LÊ ĐỨC DỤC - THÁI LỘC. Cất lên “tiếng nói của dân”// Tuổi trẻ.- 2015.- Ngày
02 tháng 10.- Tr.10,11.


HUỲNH THÚC KHÁNG - MỘT ĐỜI CÙNG VẬN NƯỚC - KỲ 3:

Cụ Huỳnh, báo Tiếng Dân và chủ quyền biển đảo

Từ gần cả thế kỷ trước, trên những số báo Tiếng Dân, cụ Huỳnh đã có những bài
báo đanh thép khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng
Sa.

Toàn cảnh các công trình kỹ thuật và hành chính của Pháp và VN tại Hoàng
Sa - Ảnh tư liệu
Cụ Huỳnh và “thời sự Hoàng Sa” năm 1938
Tháng 7-1937 chiến tranh Trung - Nhật nổ ra, quân đội Thiên Hoàng xâm lược
Trung Quốc. Người Nhật với tham vọng bá chủ châu Á muốn thôn tính quần đảo
Hoàng Sa - bấy giờ đang do lính Pháp và lính An Nam quản lý.
Từ giữa những năm 1938 trở đi, việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa giữa Pháp
và Nhật Bản khá căng thẳng.
“Ngày 15-6-1938, toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ký nghị định thành lập
đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên, cũng trong


tháng 6-1938 một đơn vị lính bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo
Hoàng Sa.
Tấm bia chủ quyền được dựng lên trên đảo Hoàng Sa với dòng chữ: “République
Francaise - Royaume d’Annam-Archipels des Paracels 1816- Ile de Pattle

1938” (Tư liệu Kỷ yếu Hoàng Sa - UBND huyện Hoàng Sa).
Cũng chính thời điểm này, báo Tiếng Dân ra liên tiếp 4 số báo về quần đảo
Hoàng Sa. Số báo ra ngày 12-7-1938 (số 1280) đăng bài “Quần đảo Tây Sa
(Paracels) với Pháp”, “Quần đảo Tây Sa trở thành vấn đề quan trọng” (Tiếng
Dân, số 1281), “Việc Paracels (Tây Sa), Pháp chính thức nhận chủ quyền đảo ấy"
(Tiếng Dân, số 1282) và “Dấu tích đảo Tây Sa (Paracels) trên lịch sử Việt Nam ta
và giá trị bản Phủ biên tạp lục” (Tiếng Dân, số 1284, 23-7-1938).
Trong bài thứ hai về Hoàng Sa, “Quần đảo Tây Sa trở thành vấn đề quan
trọng”, trên báo Tiếng Dân viết: “Người đời trong xã hội, có hạng người không
tên không tuổi, bình nhật không nghe ai nói đến hay không thèm đếm xỉa, mà có
hồi thời thế xô đẩy, hoàn cảnh xui khiến, trở thành người trọng yếu trong thời
đại, ấy là hạng vô danh anh hùng.
Thì đất cũng thế, có những nơi đầu non góc biển, cồn hoang đảo vắng, bình thời
không ai để ý, mà gặp một thời thế đặc biệt hoặc cơ hội xảy ra, những nơi đó trở
thành địa vị quan hệ trọng yếu vô cùng.
Tôi muốn nói đến quần đảo Paracels. Mấy hòn đảo giữa biển thuộc Việt Nam ta
chánh phủ đang sắp đặt công cuộc phòng thủ mà Nhật Bản cũng nhòm ngó, sinh
một luồng dư luận giữa báo Tây Nam gần đây” (báo Tiếng Dân số 1281, ngày 167-1938).
Bài báo viết tiếp rằng theo báo Đông Pháp, quần đảo này trước kia là đảo hoang
vô chủ, đến năm 1816 mới thuộc về nước Việt Nam dưới triều vua Gia Long.
Bên cạnh việc phản đối Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa, cụ Huỳnh thẳng
thắn cho rằng người Nhật đã tham lam vô lý khi nói đến chủ quyền với Hoàng
Sa.
Cũng trong số báo 1281 ngày 16-7-1938 cụ Huỳnh viết: “Gần mấy lúc đây, ở
Đông Dương đã có phái cảnh binh An Nam ta ra đảo ấy để bảo vệ cho người chài
lưới bản xứ, lại thường phái tàu binh ra đó tuần phòng. Như trên đã nói, đảo này
do nước Nam ta chiếm trước nhứt, là sở hữu của xứ Đông Dương, chớ người
Nhật ở bên ba hòn đảo Phù Tang xa tít mù kia, dính dáng gì đến đảo này mà
đứng ra tranh cãi...”.



×