Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Lịch sử nhà ngục đắk mil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.38 KB, 80 trang )

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂK NÔNG

LỊCH SỬ
DI TÍCH CÁCH MẠNG
NHÀ NGỤC ĐĂK MIL
(1941-1943)

ĐĂK NÔNG- 2011
1


Lời giới thiệu
Vào đầu năm 40 của thế kỷ XX, khi tình hình cách mạng Việt Nam
chuyển biến mới, Đảng đã quyết định “thay đổi chiến lược” đặt nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên trên hết. Cuộc vận động giải phóng dân tộc dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã diễn ra sôi nổi trên tất cả vùng miền của
đất nước Việt Nam. Hoảng sự trước phong trào đấu tranh của nhân dân và
sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng trong toàn quốc, thực dân Pháp đã
điên cuồng đẩy mạnh khủng bố, bắt bớ, giam cầm những người yêu nước
và chiến sĩ cộng sản của Việt Nam. Một loạt nhà tù đế quốc được mở
rộng và xây dựng thêm để tra tấn, đọa đày, tiêu diệt tinh thần, ý chí và lực
lượng của cách mạng, đồng thời uy hiếp tinh thần đấu tranh của nhân dân
ta. Nhà ngục Đăk Mil do chính quyền thực dân Pháp xây dựng giữa rừng
già của Tây Nguyên đại ngàn, vốn là vùng “rừng thiêng, nước độc”, ra
đời trong bối cảnh lịch sử ấy. Địa điểm xây dựng là một khoảnh đất nhỏ ở
vùng đất cực Nam của tỉnh Đăk Lăk trước đây 1, cách tỉnh lỵ Buôn Ma
Thuột gần 50 km, nay thuộc thôn 9A, xã Đăk Lao, Huyện Đăk Mil, tỉnh
Đăk Nông. Thực dân Pháp xây dựng Nhà ngục ở nơi đây với mưu đồ
nham hiểm: bằng khí hậu khắc nghiệt, chế độ lao tù hà khắc, lao dịch khổ
sai nặng nề dẫn tới đói rét, bệnh tật để làm nhụt ý chí đấu tranh bất khuất


kiên cường của các chiến sĩ cộng sản và tiêu diệt lực lượng trung kiên của
cách mạng. Trong bối cảnh lịch sử ngặt nghèo đó, các chiến sĩ cách mạng
ở nhà ngục Đăk Mil cũng như các nhà tù đế quốc khác không những
không chịu khuất phục mà đã biến ngục tù thành trường học cách mạng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: các chiến sỹ cách mạng đã
"Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí của ta đã lợi dụng những ngày
1

Ngày 01/01/2004 tỉnh Đắk Nông chính thức được thành lập theo tinh thần Nghị quyết số
22/2003/QH11 của kỳ họp thứ 4 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI ngày 26
tháng 11 năm 2003.

2


tháng ở trong tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó chứng
tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những
không ngăn cản được bước tiến của cách mạng mà trái lại, nó đã trở thành
một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho người cách mạng thêm cứng rắn,
mà kết quả là cách mạng đã chiến thắng, đế quốc đã thua"1.
Nhà ngục Đắk Mil dù tồn tại một thời gian ngắn (1941-1943),
nhưng là một trong những bằng chứng lịch sử của một địa ngục trần gian,
một chứng tích đầy tội ác man rợ của thực dân Pháp trong cuộc chiến
tranh xâm lược và thống trị Việt Nam trong những năm 40 của thế kỷ
XX. Đồng thời, cũng là nơi tỏa sáng những tấm gương kiên trung, bất
khuất, quật cường của các chiến sĩ cách mạng mà thực dân Pháp cho là
“những phần tử nguy hiểm nhất” đối với chính quyền thực dân, là một
trong những minh chứng sinh động và hùng hồn cho bản lĩnh và ý chí của
dân tộc Việt Nam quyết giành cho được độc lập trong bất cứ hoàn cảnh
lịch sử thách thức, cam go nào. Với ý nghĩa lịch sử to lớn cảu ngục Đắk
Mil, ngày 17-3-2005, Di tích được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ký

Quyết định số 11/2005/QĐ-BVHTT, xếp hạng Nhà ngục Đăk Mil là Di
tích Lịch sử quốc gia.
Để tiếp tục khắc ghi công ơn và tôn vinh các thế hệ cách mạng đã
hy sinh cả tuổi thanh xuân, cả xương máu cho nền độc lập, đồng thời góp
phần tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh cách
mạng, ý chí tự lực, tự cường cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt
là thế hệ trẻ hiện nay tiếp tục phát huy trong xây dựng quê hương Đăk
Nông giàu mạnh, Tỉnh ủy Đăk Nông quyết định nghiên cứu, biên soạn và
phát hành ấn phẩm LỊCH SỬ DI TÍCH CÁCH MẠNG NHÀ NGỤC ĐĂK
MIL (1941-1943).

1

Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000, t.10 tr.3-4

3


Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông xin trân trọng cảm ơn các đồng
chí lão thành cách mạng, đặc biệt là các đồng chí lão thành cách mạng đã
từng bị thực dân Pháp giam cầm tại Nhà ngục Đắk Mil, các đồng chí lãnh
đạo tỉnh Đắk Nông và tỉnh Đắk Lắk qua các thời kỳ, các nhà khoa học
Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, các đồng chí làm công tác nghiên cứu lịch sử trong và ngoài tỉnh đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho Ban biên soạn sưu tầm, xác minh tư
liệu và góp ý cho quá trình xây dựng bản thảo; xin cảm ơn Nhà xuất
bản….đã xuất bản cuốn sách kịp thời trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập
Tỉnh.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, xây dựng
bản thảo, song Ban biên soạn gặp không ít khó khăn về tài liệu lưu trữ,

về việc gặp gỡ các nhân chứng lịch sử và do thời gian tồn tại của Nhà
ngục quá ngắn, do vậy, công trình khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót
nhất định. Kính mong sự góp ý xây dựng của các đồng chí, đồng bào và
các bạn để Công trình được hoàn thiện hơn, đáp ứng với sự mong mỏi của
độc giả.
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG

4


Chương 1:
ÂM MƯU THÂM ĐỘC, TÀN BẠO CỦA THỰC DÂN PHÁP
VÀ QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP NHÀ NGỤC ĐĂK MIL

I. Vài nét về địa lý, lịch sử, kinh tế - xã hội của vùng đất Đăk
Mil trên cao nguyên M’Nông trước khi thực dân Pháp xâm lược
1. Địa hình, khí hậu
Đăk Mil là huyện biên giới phía Tây Bắc tỉnh Đăk Nông, trước đây
là vùng đất thuộc huyện Đăk Mil (cũ)1 thuộc tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 01/01/2004 tỉnh Đắk Nông chính thức được thành lập theo
tinh thần Nghị quyết số 22/2003/QH11 của kỳ họp thứ 4 Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI ngày 26 tháng 11 năm
2003. Vùng đất Đăk Mil nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông, diện
tích tự nhiên 682,99km2, cách Thị xã Gia Nghĩa (tỉnh lỵ Đăk Nông) 60
km theo quốc lộ 14. Phía Bắc giáp huyện Cư Jut; Đông giáp huyện Krông
Nô; phía Nam giáp huyện Đăk Song; Tây giáp tỉnh Moldulkiri (Vương
quốc Campuchia).
Đăk Mil nằm trên cao nguyên M'Nông, người Pháp thường gọi là
cao nguyên Trung tâm Nam Đông Dương, gọi tắt là cao nguyên Trung
tâm (Plateau Central). Được gọi là Trung tâm vì nó là "Ngã ba biên giới"

của 3 xứ Trung Kỳ, Nam Kỳ và Cao Miên. Cao nguyên có độ cao trung
bình 500 mét so với mặt nước biển, vùng phía Bắc huyện từ 400 - 600
mét và phía Nam huyện cao hơn, độ cao trung bình 700 - 900 mét, phần
lớn địa hình có dạng đồi lượn sóng nối liền nhau bị chia cắt bởi nhiều
sông suối nhỏ và các hợp thuỷ, xen kẽ là các thung lũng nhỏ, bằng, thấp.
1

Huyện Đăk Mil cũ gồm cả huyện Cư Jút, Krông Nô, Đăk R'Lấp.

5


Có hai dạng địa hình chính: địa hình dốc lượn sóng nhẹ, có độ dốc từ 0 0
đến 150, phân bố chủ yếu ở phía Đông và khu vực trung tâm của huyện,
chiếm khoảng 74,6% diện tích tự nhiên. Địa hình dốc chia cắt mạnh, độ
dốc trên 150, phân bố ở phía Tây Bắc và phía Tây Nam của huyện, chiếm
khoảng 25,4% diện tích tự nhiên. Đăk Mil là khu vực chuyển tiếp giữa hai
tiểu vùng khí hậu Đăk Lăk và Đăk Nông, chế độ khí hậu mang đặc điểm
chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa
cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không
đáng kể. Nhiệt độ bình quân 22,30C, ẩm độ không khí bình quân hằng
năm là 85%, lượng mưa bình quân 2.513 mm. Cùng với hai dòng sông
Krông Nô và Krông Na chảy từ Đông sang Tây, hai dòng suối lớn là Đăk
R'Lông và Đăk Đam là hàng trăm dòng suối lớn nhỏ khác chia cắt vùng
đất này.
Rừng núi Đăk Mil là nơi quần tụ nhiều loài động vật của dãy
Trường Sơn đại ngàn, trong đó có nhiều loài thú ăn thịt. Nhiều khu rừng
nguyên sinh trong hệ thống rừng núi Đăk Mil chứa đựng hệ thực vật
phong phú, đa dạng. Đầu thế kỷ XX, nơi đây được bao phủ bởi rừng

nguyên sinh.
Đầu thế kỷ XX, các "Phái bộ khảo sát - hành chính Đông Cao
Miên" phải bằng các con đường cũ đầy khó khăn nguy hiểm từ Trung Kỳ
hay Nam Kỳ, và bằng con đường qua Đông Cao Miên để tiến vào Cao
nguyên M'Nông. Vi di chuyển của các phái bộ thăm dò cao nguyên vô
cùng khó khăn với phương tiện chính là voi và hành quân bộ.
Nơi đây, khí hậu khắc nghiệt, dân cư thưa thớt. Địa thế cao nguyên
M'nông như mái nhà. Nhiều nhà địa lý gọi đây là "mái nhà của cực Nam
Đông Dương". Đường nóc đổ xuống bốn phía là những sườn dốc với
những mạng lưới sông suối dày đặc. Độ cao trung bình của Đăk Mil là
6


800 mét, có 2 sông Krông Nô và Krông Na, cùng 2 suối lớn là Dak
R'Lông, Dăk Đam và hàng trăm suối nhỏ. Vì vậy, địa hình chia cắt, hiểm
trở. Đầu thế kỷ XX, việc giao lưu nội địa khó khăn. Để giao lưu với bên
ngoài chỉ có hai con đường mòn: một Đông - Tây, trên đất Campuchia từ
Krôchiê đến vùng biên giới với Đắk Lắk có thể đi xe bò được trong mùa
khô, và một Nam - Bắc, trên đất Việt Nam, men theo đường phân thủy hai
sông Đồng Nai và sông Bé để xuống vùng châu thổ Đông Nam bộ Việt
Nam.
Với khí hậu vô cùng khắc nghiệt, địa hình hiểm trở và rừng già bao
phủ mà chính quyền thực dân Pháp đến đầu thế kỷ XX mới xâm nhập
được vào cao nguyên này, và phải đến năm 1935 quân Pháp mới đàn áp
được cuộc khởi nghĩa N'Trang Lơng. Những với điều kiện như vậy, việc
xây dựng một nhà ngục ở Đăk Mil, âm mưu chính quyền thực dân Pháp là
khí hậu khắc nghiệt, đói, sốt rét, thú dữ luôn rình mò cùng với chính sách
dã man tàn bạo trong lao tù, chúng có thể làm nhụt ý chí đấu tranh, làm
hủy hoại quyết tâm đấu tranh và làm chết dần, chết mòn những phạm
nhân "cứng cổ", là “những phần tử nguy hiểm nhất” đối với chính quyền

thực dân. Đồng thời thực dân Pháp còn tính đến, việc lực chọn địa điểm
Đắk Mil, với vị trí heo hút giữa rừng rậm, dân cư thưa thớt, thực dân
Pháp có thể cách li những người yêu nước và cách mạng với bên ngoài,
bưng bít các thông tin về sự lớn mạnh của phong trào cách mạng ở ngoài
dội vào trong lao tù, cũng như tìm cách bưng bít các thông tin về tinh thần
đấu tranh bất khuất kiên cường của các chiến sĩ cách mạng trong lao tù,
hạn chế sự tác động ảnh hưởng đối với phong trào cách mạng quần chúng
bên ngoài. Thậm chí, với địa hình hiểm trở, rừng rậm, ít dân cư, thực dân
Pháp cho rằng tù nhân có thoát khỏi nhà đày cũng không thể sống sót để
trở về với cách mạng.
2. Tình hình kinh tế - xã hội
7


Vùng đất Đăk Mil từ lâu đời là nơi sinh sống của dân tộc M’Nông
và S’Tiêng, trong đó chủ yếu là dân tộc M’Nông với hai nhánh M’Nông
Preh và Bu Nơr. Ngôn ngữ chính của người M’Nông theo ngữ hệ Môn Khơme, cùng hệ dân tộc Mạ - Kơho, vì vậy mang nhiều yếu tố Khơ me.
Cũng như các dân tộc khác cư trú trên cao nguyên Đăk Nông, đồng
bào Đăk Mil sống chủ yếu bằng nghề nông, với phương thức canh tác còn
hết sức giản đơn, phát nương rẫy bằng rìu và xà gạt, chọc lỗ tra hạt, tuốt
lúa bằng tay hoặc bằng các công cụ thô sơ. Bên cạnh đó, đồng bào cũng
chú trọng đến nghề chăn nuôi gia súc để lấy sức kéo và mổ lấy thịt vào
những dịp lễ tết. Ngoài ra, người M'Nông vẫn duy trì tập quán săn bắn thú
rừng, bắt cá trên các sông suối để bổ sung nguồn thực phẩm trong các bữa
ăn hàng ngày.
Sống trên địa bàn Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, từ lâu, đồng
bào các dân tộc ở Đăk Mil đã biết tự rèn dao, rựa thô sơ để phục vụ sản
xuất, đàn ông biết đan lát, phụ nữ biết dệt vải để tự túc về cái mặc.
Trong tiến trình lịch sử, trải qua các bước thăng trầm, bộ tộc
M'Nông chưa hình thành một xã hội mang tính nhà nước mà vẫn còn đậm

dấu ấn của cộng đồng nguyên thủy. Họ quần tụ với nhau trong một làng
và quản lý chủ yếu bằng luật tục. Bộ máy tự quản đứng đầu là Già làng
được nhân dân bầu lên do tín nhiệm về đức độ và bản lĩnh ứng phó với
những diễn biến xảy ra trong cuộc sống buôn ấp. Là người vừa quản lý
luật tục và chỉ huy trai làng bảo vệ nhân dân. Già làng là thủ lĩnh cả về
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của làng, hoàn toàn tự nguyện, không có
đòi hỏi về thù lao và cống tế. Đặc điểm này nêu bật truyền thống dân chủ,
bình đẳng, một nét đẹp văn hóa trở thành bản sắc truyền thống của người
M'Nông.

8


Điều kiện lịch sử - văn hóa đã tạo nên ở đồng bào các dân tộc ở
Đăk Mil một tinh thần phóng khoáng, yêu tự do, không chịu khuất phục
trước sự áp bức, bóc lột của kẻ khác, do đó một truyền thống bất khuất
trong đấu tranh chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên và của các thế
lực bên ngoài đã dần được hình thành trong cộng đồng các dân tộc ở nơi
đây. Chính vì vậy, người M'Nông sớm có ý thức tự trang bị vũ khí để tự
bảo vệ mình. Vũ khí để tiến công chủ yếu là mũi lao, mà mỗi thanh niên
đến tuổi trưởng thành đều mang bên mình. Mũi lao được rèn bằng sắt, dài
từ 20 cm đến 40 cm, hình thoi giống như lưỡi giáo của người Kinh, cắm
vào cán gỗ dài chừng ba mét. Bên cạnh đó, đồng bào còn sử dụng súng
săn, mà đạn là khúc gỗ dài gần bằng nòng súng, có mũi sắc tẩm thuốc độc
dùng để săn những loài thú dữ. Ngoài ra, thanh niên trai tráng M'Nông
còn khá thuần thục trong việc dùng nỏ - một sự sáng tạo cải tiến từ cây
cung do kết cấu thân và rãnh bắn. Cánh nỏ được làm bằng thứ gỗ vừa
cứng vừa dễ uốn dẻo, dây làm bằng sợi Klót rất bền. Tên làm bằng tre
cứng, có cánh để giữ hướng bay, đầu mũi tên sắc nhọn được tẩm thuốc
độc lấy từ nhựa cây Kam rồi pha với nọc độc của rắn. Với loại vũ khí này

đã tiếp thêm sức mạnh cho ý chí chiến đấu kiên cường của người M'Nông
trong quá trình bảo vệ quê hương của họ, mà tiêu biểu là cuộc nổi dậy của
người anh hùng dân tộc N'Trang Lơng trên vùng đất Đăk Mil.
Đồng bào M'Nông không theo một tôn giáo nào. Tín ngưỡng của
đồng bào chủ yếu là đặt lòng tin vào một vị thần linh được gọi là Rít và
các thần núi, thần sông, thần cây cối...
Sinh hoạt xã hội của người M'Nông và S'Tiêng ở Đăk Mil theo chế
độ mẫu hệ. Các gia đình trong buôn làng đều có quan hệ thân tộc hoặc
thích tộc làm cho quan hệ cộng đồng được duy trì khá bền vững. Những
tập quán được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác trở thành những nét
đẹp truyền thống của các đồng bào Đăk Mil. Họ sẵn sàng giúp đỡ nhau
9


trong cuộc sống và trong sản xuất, sẵn sàng kết nghĩa anh em, bạn bè với
các dân tộc khác.
Tập quán sản xuất của đồng bào là làm rẫy, nhưng là rẫy du canh
ngắn hạn (từ 1 đến 3 năm) kéo theo du cư nhịp độ nhanh. Chăn nuôi và
thủ công nghiệp gia đình thô sơ và kém phát triển nên săn bắn và hái
lượm là nguồn kinh tế bổ sung quan trọng.
Đầu thế kỷ XX, dân cư trên cao nguyên vẫn rất thưa thớt, buôn
làng rải rác và quy mô nhỏ. Người M'nông nhiều nơi chỉ vài ba ngôi nhà
mỗi làng, dân số mỗi làng chỉ sáu hoặc bảy chục người. Những làng trên
miền đất đỏ đông dân hơn, mỗi làng cũng chỉ trên 100 dân. Người dân
hầu như không biết ngôn ngữ phổ thông và chưa có sự liên hệ với các dân
tộc khác. Mặt khác, với âm mưu thâm độc "chia để trị", thực dân Pháp lợi
dụng sự bất đồng ngôn ngữ, đặc thù tâm lý các dân tộc và trình độ dân trí
thấp, để tuyên truyền, gieo rắc tâm lý chia rẽ, thù địch giữa các dân tộc.
Với đặc điểm địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế - xã hội
lạc hậu, đường sá đi lại khó khăn, tách biệt với các địa phương khác. Đây

chính là nơi thực dân Pháp lựa chọn vị trí để “biệt giam”, cách ly những
tù nhân chính trị đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ở bên ngoài.
3. Mưu đồ của thực dân Pháp đối với Tây Nguyên nói chung và
cao nguyên M'Nông nói riêng
Tây Nguyên nói chung và cao nguyên M'Nông nói riêng là vùng
đất có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, có điều kiện
thiên nhiên, tài nguyên giàu có, tiềm năng dồi dào, đất rộng người thưa và
là cửa ngõ thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội. Chính vì vậy, ngay từ giữa thế kỷ XIX, Tây Nguyên đã trở
thành mục tiêu thực dân Pháp chú ý trong hành trình xâm chiếm Đông
Dương.
10


Ban đầu, thực dân Pháp thăm dò và nắm bắt tình hình Tây Nguyên
thông qua những đoàn truyền giáo, thám hiểm. Theo những tài liệu hiện
còn lưu giữ thì từ năm 1838, Giám mục Tabe (Thabert) đã ghi chép các
vùng dân tộc Tây Nguyên trên bản đồ đầu tiên của mình. Tiếp sau đó, các
linh mục như Bulơvô (năm 1851), Phông ten (năm 1852), Adêma (năm
1857) theo lưu vực sông Đồng Nai đã liên tiếp thâm nhập vào các khu
vực của đồng bào M'Nông để thăm dò.
Năm 1860, các nhóm giáo sĩ đã lập Hội thánh Trinh Sư trong vùng
đồng bào M'Nông, đồng thời lập Hội thánh ở vùng đồng bào S'Tiêng (Brơ
Lam). Một số nhà thờ mọc lên tại nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Tây
Nguyên. Thực chất là những căn cứ quân sự đầu tiên của thực dân Pháp.
Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn phái các đoàn thám hiểm đến khảo sát
địa dư, chủng tộc, chuẩn bị điều kiện cho cuộc viễn chinh của chúng sau
này.
Đến cuối thế kỷ XIX, cùng với quá trình thôn tính toàn bộ lãnh thổ
Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu đưa đội quân viễn chinh lên xâm chiếm

vùng đất hoang sơ nhưng giàu có này. Năm 1894, khi thực dân Pháp đưa
hai toán quân đi theo thung lũng sông Ba và sông H'Năng lên cao nguyên
M'Nông đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của đồng bào.
Năm 1896, Pôn Đume (Paul Dourme) sang làm Toàn quyền Đông
Dương. Pôn Đume trở thành nhân vật phát động cuộc chinh phạt vùng đất
Tây Nguyên và đưa ra một loạt các chính sách nô dịch và thống trị các
dân tộc Đông Dương nói chung và đồng bào Tây Nguyên nói riêng, cả về
kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự.
Năm 1898, quân Pháp từ Kratiê (Campuchia) tập trung lực lượng
tấn công chiếm Buôn Đôn, sau đó tiến đánh các vùng Mê Khul, Mê Wan,

11


Buôn Trấp, Buôn Chóa và lần lượt đưa quân chinh phục người Bih và
đánh chiếm cao nguyên M'Nông.
Cũng trong năm 1898, Pôn Đume ra lệnh xóa bỏ chế độ sơn phòng
của triều đình Huế đặt ở Nam – Ngãi - Bình, thay thế vào đó là việc thành
lập các đồn, với nhiệm vụ nắm toàn quyền chỉ huy khu vực cả về quân sự,
chính trị và hành chính. Bộ máy sơn phòng cũ của triều đình Huế bị bãi
bỏ phần lớn, bộ phận nhỏ còn lại trở thành thuộc hạ của bọn quan lại đồn
Pháp.
Năm 1898, được coi là năm mở đầu nền thống trị của Pháp ở Tây
Nguyên. Đến những năm đầu thế kỷ XX, hàng loạt đồn bốt tiếp tục mọc
lên bao vây miền sơn nguyên Nam Đông Dương. Chính từ các đồn trên
vòng vây này, Đume và bọn tay chân đã tung các phái bộ khoa học, quân
sự - chính trị của chúng để điều tra, do thám, lấn chiếm dần miền sơn
nguyên theo kiểu vết dầu loang.
Âm mưu của thực dân Pháp là tách miền sơn nguyên này thành một
xứ, ở đó chúng sẽ thực hiện chế độ “trực trị” và độc quyền bóc lột các dân

tộc. Tuy nhiên, trên thực tế, khi thực dân Pháp về cơ bản đánh chiếm
được Đăk Lăk và bắt đầu áp đặt bộ máy cai trị, thì vùng cao nguyên
M'Nông rộng lớn ở phía Nam vẫn là vùng quân Pháp chưa kiểm soát
được và chúng gọi đây là Resgion Insoumis (vùng không khuất phục).
Năm 1907, dưới thời Bernard (Bê Nanh) làm Công sứ, thực dân
Pháp ước lượng chỉ "quy thuận" được 300 làng từ Buôn Ma Thuột đến
M'Drak, còn khoảng 200-250 làng ở phía Bắc Buôn Hồ, phía Nam sông
Sêrêpôk chúng không thể "quy thuận" được1.
Nếu như năm 1898 được coi là năm mở đầu nền thống trị của Pháp
ở Tây Nguyên, thì đến năm 1908, thực dân Pháp chính thức đưa quân vào
1

Theo Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Đắk Nông (1945-2007), Đắk Nông, 6-2009, tr. 18.

12


đánh chiếm cao nguyên Nam Tây Nguyên (cao nguyên M'Nông) và tại
Đắk Lăk chúng xây dựng Nhà đày Buôn Ma Thuột. Cho đến những năm
1909-1911, thực dân Pháp mới bình định được một số vùng cư trú của
đồng bào M'Nông và thiết lập quận Đăk Song (một trong 5 quận của tỉnh
Đăk Lăk).
Cũng như ở Tây Nguyên, sau khi áp đặt được ách thống trị ở vùng
cao nguyên M'Nông, thực dân Pháp bắt tay vào thực thi chính sách cai trị.
Về kinh tế, một khó khăn của Pháp khi áp đặt chế độ cai trị đối với
lĩnh vực kinh tế ở Tây Nguyên là chúng không có nguồn nhân lực cần
thiết để phục vụ cho việc khai thác đồn điền, xây dựng đường sá, đồn bốt
trong điều kiện miền sơn nguyên đất rộng, người thưa. Để giải quyết khó
khăn, Toàn quyền Đume đã thực hiện một cuộc cải cách chế độ thuế thân
và chế độ xâu có sẵn. Chúng tiến hành hủy bỏ chế độ thu thuế và tô hiện

vật của triều đình nhà Nguyễn, thay vào đó là chế độ thu thuế bằng tiền,
với nhiều thứ thuế vô lý như thuế trâu, thuế voi, thuế đàn ông, thuế đàn
bà; bắt dân đi phu làm đường 14, khai hoang lập đồn điền, làm sở trà
không công cho bọn chủ Pháp. Xâu trước đây quy định bằng 10 ngày
công ích, Toàn quyền Đume cho tăng thêm một số ngày dành cho tư ích.
Thực tế lịch sử chứng minh rằng, chính sách xâu thuế thâm độc của
Toàn quyền Đume vẫn không đáp ứng được nhu cầu to lớn của thực dân
Pháp về nhân lực. Tuy vậy, những chính sách ấy đã trở thành một trong
những xiềng xích cột chân người dân miền núi trên cao nguyên M'Nông
vào các đồn điền, công trình làm đường sá và đồn bốt của bọn thực dân,
dẫn đến cảnh nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật và dân số ngày càng giảm.
Sau khi tiến hành xâm chiếm Tây Nguyên, số đồn điền trên địa bàn
tăng lên nhanh chóng. Từ một vài đồn điền đầu thế kỷ XX đã tăng lên
hàng trăm đồn điền vào những năm 30. Riêng năm 1926, có 27 đơn xin

13


lập đồn điền, với diện tích chiếm đoạt lên tới 17 vạn héc ta trên địa bàn
Đăk Lăk, nơi có đất đai màu mỡ ở Nam Tây Nguyên,..
Về quân sự, âm mưu của Toàn quyền Đume là thành lập những lực
lượng vũ trang người bản địa miền núi, dùng làm công cụ đàn áp phong
trào cách mạng và làm bia đỡ đạn cho chúng khi chiến tranh xảy ra. Theo
lệnh của Đume, thực dân Pháp đã tiến hành thành lập một đội lính khố
xanh (bảo an) với 1.500 quân, được bố trí ở các đồn; đồng thời tuyển mộ
cho quân đội thuộc địa Pháp 5.000 lính khố đỏ người Ê đê, Giarai và
Bana1.
Một mặt, thực dân Pháp thẳng tay dùng vũ lực đàn áp đồng bào các
dân tộc; mặt khác, chúng dùng chính sách mua chuộc, lôi kéo một số tộc
trưởng, tù trưởng để khống chế dân chúng.

Về chính trị, thực dân Pháp thực thi chính sách “đóng cửa”, hạn chế
đến mức tối thiểu việc đưa người Kinh, người Khơ me, người Lào vào
Tây Nguyên; chia rẽ, cô lập giữa đồng bào dân tộc với đồng bào từ nơi
khác tới, chia rẽ sâu sắc giữa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; chúng
kích động tư tưởng bài Kinh, gây sự thù hằn giữa các dân tộc, bắt dân tộc
này đi lính để đàn áp dân tộc kia….
Trước sự xâm lược, áp bức hà khắc của thực dân Pháp, từ cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trên khắp đất nước Việt Nam đã nổ ra hàng loạt
phong trào đấu tranh bảo vệ quê hương, xóm làng, thôn bản của các dân
tộc, các giai cấp và tầng lớp trong xã hội, trong đó có cuộc đấu tranh kiên
cường của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và đồng bào trên
vùng đất Đăk Nông nói riêng.
Cùng hòa nhịp với cuộc đấu tranh của nhân dân cả nước, dưới sự
lãnh đạo của các vị tù trưởng, tộc trưởng, tiếng súng chiến đấu của đồng
1

Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Nông (1930-2005), Đắk Nông, 2006, tr. 22.

14


bào các dân tộc trên cao nguyên M'Nông đã diễn ra liên tục và ngày càng
mạnh mẽ. Bắt đầu bằng cuộc nổi dậy của Mơ Thua (chi nhánh tộc Ê Đê ở
M'Drak năm 1894), kế đó là cuộc nổi dậy của tù trưởng Ama Sao, người
Buôn Tung, cách thị xã Buôn Mê Thuột 16 km (1889-1905); cuộc nổi dậy
của Oi H'Mai (tên thật là Y Tòng) ở huyện M'Drak (1901-1909); cuộc nổi
dậy của Ama Lai (1901-1907).
Sau khi liên tiếp đàn áp các cuộc khởi nghĩa của đồng bào Tây
Nguyên, thực dân Pháp cử Hăng ri mét (Henri Maitre) lên cao nguyên
M'Nông, chuẩn bị cho việc xây dựng một "tỉnh M'Nông, S'Tiêng tự trị".

Từ đầu năm 1909, Hăng ri mét tung quân càn quét, uy hiếp tinh thần đồng
bào sinh sống trên cao nguyên M'Nông, bắt dân làng phải bỏ nương rẫy đi
phu dài ngày, gùi lương thực, hàng hóa, mở đường sá, xây đồn trại.
Ngay từ khi đặt chân lên cao nguyên M’Nông, đội quân viễn chinh
Pháp đã gặp phải cuộc chiến đấu kiên cường của đồng bào các dân tộc
M’Nông, với tinh thần:
...Con gái đánh bằng chày giã gạo
Con trai đánh bằng dao gươm, giáo mác
Tất cả giơ lên như bông lau bông lách
Giết bằng được thằng Tây...
Trong các phong trào đấu tranh của nhân dân M'Nông, tiêu biểu là
hai cuộc chiến đấu kiên cường do N’trang Gưh và N’Trang Lơng lãnh
đạo.
N’Trang Gưh, là tù trưởng có uy tín trong nhân dân M’Nông Bih
sống ở hạ lưu sông Krông Na. Sớm nhận thấy ý đồ xâm lược và thôn tính
của thực dân Pháp, N’Trang Gưh tự đứng ra tổ chức tập hợp thanh niên
của 25 làng buôn trong khu vực để chuẩn bị chiến đấu giữ làng.
15


Tuy vũ khí thô sơ, nhưng với lòng quả cảm, với quyết tâm bảo vệ
đất đai và buôn làng, 600 người trong hàng ngũ của nghĩa quân đã hát
vang bài ca ra trận của dân tộc M’Nông Bih.
Dưới sự chủ huy của N’Trang Gưh, nghĩa quân chiến đấu vô cùng
dũng cảm, chặn đứng bước tiến của quân đội Pháp tại lưu vực sông Krông
Na, tiêu diệt gần hết một cánh quân địch trên cánh đồng Buôn Phok.
Cuộc chiến đấu kiên cường của đồng bào M’Nông Bih kéo dài cho
đến năm 1913. Sau đó, N’Trang Gưh kêu gọi nhân dân chuyển làng vào
rừng sâu, bất hợp tác với giặc, một bộ phận theo ông di chuyển lên vùng
Sê Rê Pok, sinh sống ở đó không chịu khuất phục Pháp.

Kế tiếp cuộc chiến đấu của tù trưởng N’Trang Gưh là cuộc khởi
nghĩa rất tiêu biểu của người M’Nông Biệt do N’Trang Lơng lãnh đạo
kéo dài gần 1/4 thế kỷ (1912-1936).
N'Trang Lơng là một tù trưởng có uy tín lớn trong vùng. Địa bàn
hoạt động của nghĩa quân N'Trang Lơng là khu vực cao nguyên trung
tâm, nằm giữa biên giới Việt – Miên, về phía Tây Nam Đăk Lăk. Năm
1912, dưới sự chỉ huy trực tiếp của N'Trang Lơng, khoảng 300 nghĩa
quân1 đã tiến hành đánh trận mở màn vào đồn Bu Sowrra, tiêu diệt hoàn
toàn quân Pháp trong đồn.
Những năm 1912-1913, quân đội Pháp trở lại trả thù nghĩa quân
của N'Trang Lơng. Trong một trận càn quét, thực dân Pháp đã bắt, tra tấn
dã man và giết hại vợ con của N'Trang Lơng, sau đó chúng thi hành chính
sách đốt sạch, phá sạch. Trước hành động dã man của thực dân Pháp,
nghĩa quân N'Trang Lơng đã rút vào rừng sâu để bảo toàn lực lượng.
Khi quân Pháp lấn chiếm trở lại Cao nguyên M'Nông. Ngày 26-11931, nghĩa quân N'Trang Lơng tổ chức một cuộc phục kích mưu trí tiêu
1

Gồm 150 quân Biệt của N'Trang Lơng và khoảng 150 quân Bunor của B'Heng Reng.

16


diệt tên Gattin (Galtille) trên đường chúng đi tuần tiễu từ Bù Đốp đi Phale
Khê (cách Srey Ktum khoảng 17km). Ngày 6-1-1931, N'Trang Lơng chỉ
huy khoảng 200 nghĩa quân được trang bị súng và cung nỏ, tập kích đồn
65 của Pháp – một cứ điểm kiên cố, có hầm ngầm và dây thép gai bao
quanh. Sau một ngày chiến đấu, quân Pháp phải rút chạy. Nghĩa quân tiếp
tục chiếm giữ đồn và đánh tan quân tiếp viện, giết chết tên chỉ huy
Lơcôngtơ (Leconte), đánh dấu việc nghĩa quân quét sạch quân Pháp khỏi
cao nguyên M'Nông.

Sau sự kiện đó một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ ở
vùng Ba biên giới.
Từ tháng 2 đến tháng 12-1931, Toàn quyền Đông Dương Pátxkia
(Pasquier) và tên Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương Bilốt
(Billôte) chuẩn bị một kế hoạch để đối phó với những cuộc nổi dậy của
đồng bào M'Nông. Theo đó, chúng tập trung lực lượng bao vây khu vực
có phong trào nổi dậy. Mặt khác, với lực lượng áp đảo, chúng càn quét
liên tục vùng trung tâm phong trào. Từ năm 1932, chúng thực hiện chiến
dịch càn quét quy mô lớn. Trước sự chống trả quyết liệt của nghĩa quân,
quân Pháp chỉ dựng thêm được hai đồn trong khu vực đó là đồn
Budengrom và Lơrôlăng (thuộc Campuchia).
Dưới sự lãnh đạo của N'Trang Lơng, đồng bào M'Nông thực hiện
phương thức "vườn không nhà trống", dời làng vào rừng sâu chuẩn bị
chiến đấu. Nghĩa quân N'Trang Lơng đánh trả quân Pháp một cách quyết
liệt. Cuộc kháng chiến trên cao nguyên không chỉ được giữ vững mà còn
tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mở rộng.
Trong tháng 2 và tháng 3-1933, thực dân Pháp huy động lực lượng
lớn, có pháo binh yểm trợ, từ nhiều hướng mở cuộc càn quét với quy mô

17


lớn, tiến công vào căn cứ Nâm Nung – một trong những căn cứ quan
trọng của nghĩa quân N'Trang Lơng.
Ngày 20-10-1933, nghĩa quân N'Trang Lơng phục kích ở núi Bará,
giết chết tên đại úy Morére. Ngày 1-1-1934, tiến công đồn Căngrôlăng.
Ngày 2-1-1934, tiến đánh đồn Bukoh ở Bù Đốp.
Sau các trận tập kích của nghĩa quân, Pháp tăng cường đàn áp
phong trào đấu trang của đồng bào Tây Nguyên.Giữa tháng 5-1935, quân
Pháp tập trung lực lượng, tiến công đại bản doanh của nghĩa quân N'trang

Lơng. Cuộc chiến đấu chống quân đội Pháp kéo dài. Lxing R'ding - một
vị chỉ huy đầy mưu lược và là cánh tay đắc lực nhất của N'Trang Lơng bị
sa vào tay giặc. Lương thực, thực phẩm, vũ khí và thuốc men của nghĩa
quân tại vùng căn cứ Nâm Nung thiếu thốn nghiêm trọng. Đến đầu mùa
mưa năm 1935, trong một trận chiến đấu không cân sức, thủ lĩnh N'Trang
Lơng bị trọng thương, cùng một số thủ lĩnh khác rơi vào tay giặc. Ông hy
sinh vào đêm ngày 23-5-1935.
Cuộc khởi nghĩa của N'Trang Lơng và phong trào chống Pháp của
đồng bào các dân tộc trên cao nguyên M'Nông đã minh chứng cho lòng
dũng cảm, tinh thần đâu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ
quê hương đất nước. Cuộc khởi nghĩa kéo dài hơn hai thập kỷ đã ghi một
dấu mốc có ý nghĩa to lớn trong trang sử hào hùng của đại gia đình các
dân tộc Việt Nam nói chung và các dân tộc Tây Nguyên nói riêng.
Cuộc khởi nghĩa của N'Trang Lơng không chỉ cổ vũ các thế hệ
người M'Nông, S'Tiêng, Ê đê, Mạ, Chàm, Kinh, K'ho... ở Đắk Mil và Đắk
Nông nối tiếp nhau đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược,
mà còn khích lệ, động viên ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ cách mạng
bị giam cầm trong các lao tù của đế quốc tại Buôn Ma Thuột, tại Đắk

18


Mil, giữ vững khí tiết, tiếp tục đấu tranh, để trả “thù nhà, nợ nước”, giải
phóng dân tộc.
II. Mưu đồ và quá trình xây dựng Nhà ngục Đắk Mil của thực
dân Pháp một “biệt giam” nằm trong cụm nhà tù của thực dân Pháp
thuộc Nhà đày Buôn Ma Thuột:
Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng
lan rộng và phát triển mạnh mẽ. Thực dân Pháp ngày càng tăng cường

đàn áp khốc liệt. Chúng thẳng tay bắt bớ những người yêu nước và cách
mạng, nhất là tiêu diệt những chiến sĩ cách mạng, những người tổ chức và
lãnh đạo các phong trào đấu tranh.
Để thực hiện âm mưu xâm chiếm vùng đất này, chính quyền thuộc
địa đã tiến hành mọi thủ đoạn, mọi biện pháp tàn bạo và thâm độc để tiêu
diệt cuộc đấu tranh bền bỉ và quyết liệt. Chúng đàn áp dã man phong trào
đấu tranh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Để giam cầm và tra tấn những người yêu nước, chính quyền thực
dân Pháp đã dựng lên hệ thống nhà tù, trại giam với quy mô và tính chất
khác nhau theo tổ chức hành chính. Thời kỳ này chúng xây dựng thêm
nhiều nhà tù, trong đó ở khu vực Tây Nguyên có nhà tù Kon Tum, nhà
đày Buôn Ma Thuột và nhà ngục Đắk Mil.
Năm 1904, khi thực dân Pháp dời tỉnh lỵ Đăk Lăk từ Buôn Đôn về
Buôn Ma Thuột, chúng đã cho xây dựng một nhà lao tại Buôn Ma Thuột.
Trong khoảng ba thập kỷ đầu thế kỷ XX, nhà lao Buôn Ma Thuột chỉ là
một nhà lao có quy mô nhỏ hẹp, dùng để giam những người dân địa
phương "can tội "chống bắt xâu, nộp thuế, chống cuộc xâm chiếm và cai
trị của thực dân Pháp tại Đắk Lăk. Sau nhà lao còn là nơi giam cầm
những tù nhân từ nơi khác đến và giam giữ và lưu đày tù chính trị.
19


Tù chính trị ngoại tỉnh bị đày lên Đắk Lăk lần đầu tiên là vào cuối
năm 1927, nhưng số lượng còn rất ít. Đến năm 1929, một số tù chính trị
tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt bị đưa lên
Buôn Ma Thuột, trong số đó có đồng chí Phan Đăng Lưu.
Năm 1930, đoàn tù chính trị gồm 30 chiến sĩ cộng sản đầu tiên bị
đày lên Buôn Ma Thuột. Từ cuối năm 1930, sang đầu năm 1931, khi cao
trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh bị thực dân Pháp
khủng bố thì tù chính trị từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi... bị
đưa lên nhà đày Buôn Ma Thuột ngày càng nhiều. Do vậy, Nhà đày Buôn
Ma Thuột không đủ chỗ để giam cầm tù nhân. Yêu cầu mở rộng, xây
dựng thêm nhà đày được đặt ra gấp rút cho chính quyền thực dân ở Đắk
Lăk. Nhiều địa điểm xây dựng được đưa ra để lựa chọn. Cuối cùng, một
địa điểm nằm ở phía Đông thị xã Buôn Ma Thuột, cách trại lính khố xanh
khoảng 300 mét. Vị trí này là một đồi cây ít rậm rạp, thuận tiện cho việc
vận chuyển nguyên vật liệu, khiến cho việc xây dựng nhà đày được tiến
hành nhanh chóng.
Từ sau cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930- 1931), thực dân Pháp
đã biến Nhà đày Buôn Ma Thuột thành nơi đày ải các chiến sỹ cộng sản,
những người yêu nước, tham gia đấu tranh cách mạng, bị địch bắt do
tham gia các phong trào đấu tranh trên cả nước.
Mùa hè năm 1931, công việc xây dựng Nhà đày Buôn Ma Thuột
với quy mô lớn được bắt đầu. Đến cuối tháng 11-1931, Nhà đày Buôn Mê
Thuột được hoàn thành. Các dãy nhà giam đều được xây tường gạch, mái
lợp ngói. Có tất cả 6 nhà giam kiên cố (gọi là lao), mỗi lao chứa gần 100
tù nhân. Các lao bao kín một sân rộng hơn một hécta. Một bức tường
gạch cao chạy bao quanh khu vực nhà giam thay cho lớp rào tre và dây
thép gia không chắc chắn. Nhà bếp, nhà y tế cũng được xây gạch. từ đó về
20


sau, công việc gia cố Nhà đày được tiến hành qua các thời kỳ, như lập các
xà lim cấm cố, xưởng mộc, xưởng rèn để làm cùm xích tù nhân.
Từ năm 1930-1931, các tù nhân bị đày lên Buôn Ma Thuột chủ yếu
là những người yêu nước, những đảng viên cộng sản bị bắt và xử án nặng.
Họ bị chính quyền thực dân coi là "những phần tử nguy hiểm". Trong số
tù nhân đó, một số mang án chung thân đi đày, một số bị án tử hình giảm
xuống chung thân, đa số là án từ 9 năm đến 15 năm, còn tù nhân có mức

án từ 7 năm trở xuống rất ít. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành địa
ngục đày ải các chiến sĩ cách mạng bị bắt trong phong trào cách mạng của
cả nước.
Năm 1932, thực dân Pháp tiếp tục mở rộng nhà tù, biến nhà tù
Buôn Ma Thuột thành một trong bốn nhà tù có quy mô lớn ở Việt Nam.
Tại Buôn Ma Thuột, chúng thi hành chế độ lao tù hết sức khắc
nghiệt và tàn bạo, nhằm thủ tiêu cả ý chí lẫn thể xác của tù nhân. Ốm đau,
ghẻ lở, đói rét là đồng minh của chế độ lao dịch tàn nhẫn. Đã vậy họ còn
luôn luôn bị đánh đập, xử phạt vô cớ và bị thủ tiêu bí mật. Bữa ăn hàng
ngày của tù nhân là gạo mục và cá thối. Dù bị kiết lỵ ốm đau, hàng ngày
tù nhân vẫn phải đi lao động với những công việc nặng nhọc như làm
đường 21, đường 14 và xây dựng cầu SêRêPôk,... nhiều tù nhân đã chết
trên công trường làm đường 14, do vậy, con đường 14 còn được gọi là
"con đường máu". Ban đêm, tù nhân về ngủ trong tư thế bị cùm chân. Bởi
vậy, trước Cách mạng Tháng Tám 1945, tên gọi Buôn Ma Thuột được
mọi người nhắc đến như biểu tượng của sự hãi hùng đau khổ và chết chóc
khủng khiếp.
Trong giai đoạn 1932-1935, các chiến sĩ cách mạng tiếp tục bị thực
dân Pháp bắt giam nhiều, số lượng tù nhân ngày càng tăng nhanh.Cùng
với chính sách khủng bố trắng sau khi hàng loạt nhà ngục ra đời ở những

21


nơi rừng thiêng nước độc.
Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới
thứ hai bùng nổ. Ngày 3-9-1939, Anh - Pháp tuyên chiến với Đức. Sau
khi tham chiến, Chính phủ Pháp thi hành chính sách phát xít, đàn áp các
lực


lượng cộng sản và dân chủ, tiến bộ ở trong nước và các thuộc địa.
Ở Đông Dương, chính quyền thực dân Pháp điên cuồng tiến công

Đảng Cộng sản và các đoàn thể quần chúng do Đảng thành lập. Ngày 289-1939, Toàn quyền Đông Dương Catơru ra nghị định giải tán các tổ chức
nghiệp đoàn và tương tế ái hữu. Một số quyền tự do, dân chủ giành được
trong thời kỳ 1936-1939 bị thủ tiêu. Nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt giam.
Hàng vạn thanh niên bị bắt đi lính sang Pháp làm bia đỡ đạn. Để huy
động sức người sức của cho cuộc chiến, thực dân Pháp tăng thuế, trưng
thu, trưng dụng các xí nghiệp tư nhân cho quốc phòng; kiểm soát gắt gao
xuất nhập khẩu. Từ cuối năm 1939 đầu 1940, thực dân Pháp phát xít hoá
bộ máy cai trị, ra sức khủng bố phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản
lãnh đạo; thẳng tay đàn áp, bắt bớ các chiến sĩ yêu nước và cách mạng,…
Cùng với chính sách khủng bố trắng sau khi Chiến tranh thế giới II bùng
nổ, số lượng tù nhân do vậy ngày càng đông. Năm 1940, số lượng tù nhân
bị giam cầm tại nhà đày Buôn Ma Thuột tăng lên đến 6 Batiment (dãy nhà
giam), tương ứng với 600 tù nhân.
Để phục vụ ý đồ mở rộng và củng cố bộ máy cai trị ở cao nguyên
M'Nông, cai quản đồng bào M’Nông, chính quyền thực dân Pháp lập Đại
lý Đắk Mil, do người Pháp làm Đốc lý. Khi Đại lý Đắk Mil 1 chuẩn bị
được xây dựng, năm 1940 thực dân Pháp lập thêm một nhà giam tại Đăk
Mil để đưa tù nhân xuống nhằm lợi dụng công sức và giết hại những
người tù cộng sản bằng công việc lao dịch nặng nhọc trên vùng đất cao
nguyên M'Nông. Hơn nữa, để trực tiếp phục vụ cho việc xây dựng tuyến
1

Một đơn vị hành chính cấp huyện của chính quyền thực dân Pháp ở miền núi

22



đường xuyên qua cao nguyên M'Nông.
Ngục Đăk Mil là một “biệt giam” nằm trong cụm nhà tù của Nhà
đày Buôn Mê Thuột, nhưng đây là nơi chính quyền thực dân giam giữ
những tù nhân chính trị nguy hiểm tại nhà đày Buôn Ma Thuột, mà theo
chúng có ảnh hưởng nguy hại đến việc giam giữ và “cải huấn” các phạm
nhân khác.
Thực dân Pháp đặt Nhà ngục tại Đăk Mil nhằm khai thác sức lao
động của tù nhân phục vụ cho việc xây dựng Đại lý Đăk Mil, đồng thời là
nơi trừng trị những người dân “phản nghịch”, đặc biệt là những tù nhân
chính trị. Mọi chế độ vật chất, đồ dùng cho Nhà đày Đăk Mil hàng ngày,
sách báo, thư từ đều do Nhà đày Buôn Ma Thuột chuyển về.
Bị đày lên Buôn Ma Thuột là những người bị kết án tù lâu năm (từ
8 năm trở lên), còn bị đày xuống Đắk Mil lại là những chiến sĩ cách mạng
mà cai ngục cho là rất nguy hiểm đối với chúng.
1. Vị trí Nhà ngục và cách thức quản lý Nhà ngục Đắk Mil của
thực dân Pháp
Nhà ngục Đắk Mil là một bộ phận nằm trong hệ thống Nhà đày
Buôn Ma Thuột. Cùng với Nhà tù Kon Tum, Nhà tù Lao Bảo, Nhà đày
Buôn Ma Thuột là nhà tù cấp kỳ, chịu sự chỉ đạo của Khâm sứ Trung Kỳ.
Nhà ngục Đăk Mil nằm ở một khu rừng cực Nam Buôn Ma Thuột
gần giáp giới Nam Kỳ và Campuchia, nằm trong trong vùng vốn là căn cứ
địa của phong trào đấu tranh chống Pháp của đồng bào M’Nông dưới sự
lãnh đạo của N'Trang Lơng, mà trong nhiều năm quân Pháp đã vấp phải
sự chống cự quyết liệt và trong lịch sử viễn chinh của quân đội xâm lược
Pháp gọi đay là vùng đất "không thể nào khuất phục được" (Region in
sonmis). Thực dân Pháp quyết định xây Nhà ngục ở Đăk Mil để một mặt
thực hiện mục đích đày ải về thể xác và tinh thần, thủ tiêu dần những
23



chiến sĩ cộng sản kiên trung trong cuộc đấu tranh chống chế độ thực dân,
mặt khắc để uy hiếp tinh thần yêu nước của đồng bào M'Nông trên vùng
đất Nam cao nguyên này.
Nhà ngục Đắk Mil được xây dựng trên một khoảng đất nhỏ tại
trung tâm huyện Đắk Mil, cách tỉnh lỵ Buôn Ma Thuột gần 50 km, trước
năm 2004 thuộc tỉnh Đắk Lắk. Hiện nay thuộc thôn 9A, xã Đăk Lao,
Huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. Nhà ngục được bao quanh bằng một
hàng rào gỗ chồng khít nhau và 2 lớp rào thép gai bên ngoài. Chúng xây
dựng Nhà ngục tại Đắk Mil, một địa ngục trần gian nữa ở cao nguyên
M’Nông.
Bởi nơi đây, đầu những năm 1940 là vùng đất còn là rừng già rậm
rạp, nhiều thú dữ. Đặc biệt, mùa đông trên cao nguyên, gió thổi lạnh thấu
xương. Nơi sinh sống của đồng bào M'Nông, nếu tù nhân trốn hỏi ngục
không biết tiếng cũng khó thoát khỏi.
Bên cạnh đó, thực dân Pháp với mưu đồ rất thâm độc ra lệnh cho
tất cả đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, từ các thị trấn, nếu gặp người
"Đoãn" (là cái nón, người Rhadé gọi người người Kinh là Đoạn tức người
đội nón) thì phải bắt nộp ngay cho chúng.
Nhà ngục Đăk Mil được thu gọn trong căn nhà sàn 9 gian bằng gỗ,
lợp tranh. Tầng dưới bỏ trống, tầng trên một lối đi ở giữa, hai dãy sàn gỗ
2 bên có đầy đủ cùm chân, xiềng. Mỗi một cùm có treo lủng lẳng 4 ống
tre lớn: 2 ống trên là “đinh ea” (ống đựng nước uống), 2 ống dưới là “đinh
cheh” (ống đựng nước tiểu, phân). Mỗi tù nhân được phát một mảnh chăn
chiên “Nam Định” mỏng manh, một mảnh chiếu và một bát, một đôi đũa
để ăn cơm. Ngoài những vật dụng này ra còn lại tất cả các vật dụng khác
(như bàn chải đánh răng, lon bò sữa...) đều bị coi là bất hợp pháp và nếu
lính canh phát hiện được sẽ bị tịch thu.

24



Cách một khoảnh sân nhỏ, sau trại giam là 3 gian nhà bếp xiêu vẹo
có 1 cái nồi mười để nấu thức ăn, 2 cái chảo 30 để nấu cơm và 2 đôi
thùng gánh nước, 2 con dao lớn.
Mặc dù là một nhà ngục phụ thuộc Nhà đày Buôn Ma Thuột nhưng
Nhà ngục Đăk Mil có đầy đủ một bộ máy điều hành của chính quyền thực
dân.
Quản lý Nhà ngục Đăk Mil là tên Bêdiê quan một khố xanh (garde
principal de la garde Indigène). Bêdiê khoảng 25-26 tuổi, có bố người
Pháp, mẹ người Phi sống không vợ con.
Để bảo vệ nhà ngục, canh gác Ngục Đăk Mil hàng ngày là 2 tiểu
đội với 30 lính khố xanh người địa phương – các tù nhân gọi là chú “cà
hàn”, trong đó có cả cai đội và có một viên quản người Việt, dưới quyền
chỉ huy của tên Bêdiê.
Nhà ngục đặt dưới quyền tổng quản của tên Giám ngục Bơruytút là
Đại úy đồn trưởng Đăk Mil. Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ Nhà ngục
còn là tên quản ngục Môsin khét tiếng gian ác, nguyên hình một tên thực
dân khát máu (là quản ngục Nhà đày Buôn Ma Thuột quản lý chung các
nhà tù phụ thuộc).
Trong hệ thống nhà đày Buôn Ma Thuột, nhà ngục Đăk Mil nằm
dưới sự điều khiển của tên Công sứ và Giám binh Đắk Lăk và có sự chỉ
đạo chung của tên Khâm sứ Trung kỳ.
Để phục vụ cho việc quản lý từ nhân nguy hiểm trong nhà ngục
giữa rừng hoang vắng, chính quyền thực dân còn thực thi chính sách thâm
độc là chia rẽ, gây thù hằn giữa người Kinh và đồng bào các dân tộc, để
khi tù nhân trốn trại chúng có thể qua người dân địa phương để bắt lại.
2. Những tù nhân đầu tiên bị thực dân Pháp đày đến nhà ngục
25



×