Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

LỊCH SỬ TRANG PHỤC TRUNG HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.88 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC
Trung Quốc là tổng hợp của nhiều quốc gia và nền văn hóa đã từng tồn tại và nối
tiếp nhau tại Đông Á lục địa, cách đây ít nhất 3.500 năm. Trung Quốc ngày nay, có
thể được coi như có một hay nhiều nền văn minh, nằm trên một hay nhiều quốc
gia khác nhau, sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau. Lãnh thổ Trung Quốc
bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc và lan
ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc và Trung Á.
Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh
Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà
cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya vàAi Cập Cổ đại.
Triều đại đầu tiên theo các tư liệu lịch sử Trung Quốc là nhà Hạ; tuy nhiên chưa có
bằng chứng khảo cổ học kiểm chứng được sự tồn tại của triều đại này. Triều đại đầu
tiên chắc chắn tồn tại là nhà Thương, định cư dọc theo lưu vực sông Hoàng Hà, vào
khoảng thế kỷ 18 đến thế kỷ 12 TCN. Nhà Thương bị nhà Chu chiếm (thế kỷ 12 đến
thế kỷ 5 TCN), đến lượt nhà Chu lại bị yếu dần do mất quyền cai quản các lãnh thổ
nhỏ hơn cho các lãnh chúa; cuối cùng, vào thời Xuân Thu, nhiều quốc gia độc lập
đã trỗi dậy và liên tiếp giao chiến, và chỉ coi nước Chu là trung tâm quyền lực trên
danh nghĩa. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng đã thâu tóm tất cả các quốc gia và tự xưng
là hoàng đế vào năm 221 TCN, lập ra nhà Tần, quốc gia Trung Quốc thống nhất về
thể chế chính trị, chữ viết và có một ngôn ngữ chính thống đầu tiên trong lịch sử
Trung Quốc.
Tuy nhiên, triều đại này không tồn tại lâu do nó quá độc đoán và tàn bạo và đã tiến
hành "đốt sách chôn nho" trên cả nước (đốt hết sách vở và giết những người theo
nho giáo) nhằm ngăn chặn những ý đồ tranh giành quyền lực của hoàng đế từ trứng
nước, để giữ độc quyền tư tưởng, và để thống nhất chữ viết cho dễ quản lý. Sau khi
nhà Tần sụp đổ vào năm 207 TCN thì đến thời nhà Hán kéo dài đến năm 220 CN.
Sau đó lại đến thời kỳ phân tranh khi các lãnh tụ địa phương nổi lên, tự xưng
"Thiên tử" và tuyên bố Thiên mệnh đã thay đổi. Vào năm 580, Trung Quốc tái
thống nhất dưới thời nhà Tùy. Vào thời nhà Đường và nhà Tống, Trung Quốc đã đi
vào thời hoàng kim. Trong một thời gian dài, đặc biệt giữa thế kỷ thứ 7 và 14,


Trung Quốc là một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trên thế giới về kỹ
thuật, văn chương, và nghệ thuật. Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào quân xâm
lược Mông Cổ năm 1279. Vua Mông Cổ làHốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Về sau
một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chương đánh đuổi chính quyền người Mông
Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh, kéo dài tới năm 1644. Sau đó người Mãn Châu từ
phía đông bắc kéo xuống lật đổ nhà Minh, lập ra nhà Thanh, kéo dài đến vị vua cuối
cùng là Phổ Nghi thoái vị vào năm 1912.
Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể
máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc
biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà
Thanh (người Mãn Châu) sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các
chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ
ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối
cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.
Vào thế kỷ thứ 18, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ so
với các dân tộc ở Trung Á mà họ gây chiến hàng thế kỷ, tuy nhiên lại tụt hậu hẳn so
với châu Âu. Tuy nhiên nguyên nhân chính của sự sụp đổ của đế quốc Trung Hoa là
kết quả của một loạt các biến động nghiêm trọng bên trong, trong số đó phải kể đến
cuộc nổi dậy mang tên Thái Bình Thiên Quốc kéo dài từ 1851 đến 1862. Năm 1912,
sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn
và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc.
Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công nhận.
Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới khoảng 1,3 tỉ người. Dân tộc chủ
yếu là người Hán chiếm tới 93% số dân cả nước và là dân tộc chính trên một nửa
diện tích Trung Quốc.
Các giá trị truyền thống của Trung Quốc đa phần bắt nguồn từ các tư tưởng chính
thống củaNho giáo/chủ nghĩa bảo thủ, những tư tưởng này đã từng là nội dung
giảng dạy chính trong trường học và được đưa vào một phần trong các kỳ thi tuyển
quan chức cho chế độ phong kiến.
II. LỊCH SỬ TRANG PHỤC TRUNG HOA

Người Trung Quốc đã mặc lụa từ khi những nền văn hóa khác vẫn mặc da động vật.
Trang phục người Trung Quốc phát triển qua các chặng đường lịch sử, nó thay đổi
nhanh chóng qua các triều đại hoặc khi các vị hoàng đế ban các sắc lệnh mới. Trong
xã hội phong kiến Trung Hoa, địa vị xã hội , thân phận của mỗi con người có thể để
dàng nhận biết thông qua cách họ phục sức, đặc biệt là những người thuộc giai cấp
trên.
Trong tầng lớp thống trị, chỉ có Vua được mặc màu vàng kim và được thêu rồng lên
áo để biểu thị sức mạnh.
Không có một loại trang phục nào được cho là điển hình, mặc dù ngày nay, xường
xám được xem như là loại trang phục mẫu mực_ loại trang phục được phát triển từ
trang phục cổ của dân tộc Mãn Thanh.
Trang phục mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc có một nét đặc sắc riêng. Màu sắc
thiết kế của mỗi loại trang phục trong mỗi triều đại khác nhau đều tuyệt vời, tạo nên
nét đẹp của 3000 năm lịch sử văn hóa trang phục Trung Hoa.
Trung Hoa có rất nhiều nhóm dân tộc với chiều dài lịch sử lâu đời. Trong khi người
Hán là nhóm dân tộc thống trị trong phần lớn chiều dài lịch sử. Trong suốt hàng
trăm năm, nhiều thế hệ nghệ nhân thiết kế trang phục đã cống hiến hết mình để làm
nên một “kho tàng trang phục” biến các loại vải vóc mà trước đây chỉ dùng để che
chắn cơ thể con người trở thành một thành phần quan trọng trong nền văn hóa
Trung Hoa. Quá trình chuyển biến của lịch sử cũng có thể được nhìn qua sự thay
đổi trong cách thiết kế trang phục.
Việc làm ra các trang phục xuất hiện ở Trung Quốc từ thời tiền sử ít nhất 7000 năm
về trước. Các nhà khảo cổ học đã tìm ra các l oại đồ chế tác có tuổi khoảng 18,000
năm trước như các cây kim khâu làm bằng xương, các hạt đá hay sò được khoan lỗ
ở giữa để làm thành các vật trang trí. Đó là các bằng chứng để chứng minh sự tồn
tại từ rất sớm của các đồ vật chế tác trong xã hội Trung Quốc.
Ý tưởng về trang phục đã có bước tiến mới trong mùa Xuân, Thu và trong thời kỳ
chiến tranh giữa các giai cấp, trang phục với những màu sắc và thiết kế khác nhau
được tạo nên để thể hiện vị trí và giai cấp của mỗi người.Thời nhà Tần và nhà Hán,
Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của thời nhà Tần, đã thiết lập nên nhiều hệ

thống chính sách xã hội trong đó có đề cập đến các loại trang phục để phân biệt giai
cấp và vị trí xã hội của mỗi con người. Các quy tắc trang phục và lễ phục của Trung
Quốc đã được hoàn thiện vào thời nhà Hán. Các loại sợi nhuộm, thêu và các giai
đoạn, kỹ năng thủ công đã phát triển vượt bậc trong thời kỳ này, thúc đẩy sự thay
đổi trong trang phục và trang trí. Trang phục trong thời kỳ này vừa cổ điển vừa ôn
hòa.
Trang phục Trung Quốc phát triển mạnh trong thời nhà Ngụy, thời Tam Quốc.
Trước năm 265, trang phục của người dân ở miền Bắc và Nam Trung Quốc hợp
nhất do chiến tranh xảy ra thường xuyên. Nhiều trường phái tư tưởng triết học cũng
ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân cũng như cách thiết kế trang phục.
Thời nhà Đường đã viết nên trang sử rực rỡ trong lịch sử trang phục Trung Hoa.
Trang phục của người dân đã trở nên phong phú đa dạng hơn bao giờ hết do sự mở
rộng dao thương với thế giới. Trang phục cho phụ nữ thời này có thể được cho là
sang trọng vì trang phục thay đổi nhanh và có màu sắc đa dạng. Mỗi kiểu mẫu mới
ra đời đều rất được ưa chuộng.
Vào thời nhà Nguyên, người Mông Cổ thống trị đất nước, do vậy trang phục thời
này là sự kết hợp giữa người Nguyên và người Hán. Trang phục dành cho những
người thuộc giai cấp trên sang trọng và xa hoa nhưng đơn giản cà thiết kế thì để tự
nhiên.
Vào triều Minh trang phục một lần nữa thay đổi sâu sắc. Một xu hướng mới trong
cách thiết kế, không hạn chế về kiểu cách và làm nổi bật nét đẹp tự nhiên. Do vậy,
mang đến sức sống mới mãnh liệt, nét duyên dáng và lộng lẫy cho trang phục thời
kỳ này.
Trong suốt thời kỳ nhà Thanh, trang phục trở nên thanh lịch, đĩnh đạc và lộng lẫy.
Trong suốt 200 năm trị vì của các hoàng đế nhà Thanh, cả thế giới chứng kiến
những thay đổi sâu sắc như thời kỳ phục hưng ở Ý và sự khám phá ra châu mỹ của
Columbus. Tuy nhiên, tất cả những điều đó không hề ảnh hưởng đến trang phục
truyền thống của Trung Quốc vì Trung Quốc áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng.
Người Trung Quốc vẫn mặc những trang phục thể hiện giai cấp và lối sống của
riêng họ.

III. ĐẶC ĐIỂM TRANG PHỤC TRUNG QUỐC
Trang phục truyền thống Trung Quốc có thiết kế và cấu trúc tương đối đơn giản,
thêu viền, trang trí đai nẹp, xếp nếp vải hoặc lụa, có hoa văn ở vai và SASHES
thường được thêm vào để trang trí. Những thiết kế theo kiểu như vậy trở thành một
trong những điểm đặc trưng của trang phục Trung Hoa.
1. Màu sắc
Các màu tối thường được yêu thích hơn những màu sáng trong các trang phục
truyền thống Trung Hoa, do vậy màu sắc cơ bản trong các trang phục nghi lễ cổ
truyền thường có màu tối hơn là các màu sáng, chúng được thêu hoa văn phức tạp,
tỷ mỷ hơn bình thường và thiết kế cũng có phần khác để phân biệt với các quần áo
khác. Những màu sắc sáng thường được mặc hàng ngày bởi những người dân
thường.
2. Màu sắc và mùa
Người Trung Quốc kết hợp màu sắc với những mùa đặc trưng trong năm: màu xanh
lá đại diện cho mùa xuân, màu đỏ là biểu tượng của mùa hè, màu trắng đại diện
mùa thu còn màu đen là mùa đông. Người ta nói rằng người Trung Quốc đã làm nên
những hệ thống quy tắc kết hợp, đói lập màu sắc và các sắc độ sáng tối trong việc
thiết kế trang phục thậm chí thêu hoa văn trên trang phục.
3. Màu đỏ
Màu đỏ là màu yêu thích của phần lớn người dân Trung Quốc vì sắc đỏ đại diện cho
sự may mắn trong tư tưởng truyền thống. Người Trung Quốc thích mặc màu đỏ khi
cử hành những lễ hội, lễ kỷ niệm quan trọng trong đời chẳng hạn như lễ thành hôn.
IV. CÁC LOẠI TRANG PHỤC TRUNG QUỐC
Một đặc tính nổi bật của trang phục truyền thống Trung Quốc không chỉ là vẻ ngoài
sang trọng mà còn là biểu tượng của nội tâm con người. Mỗi loại trang phục đều có
linh hồn và sức sống riêng.
Ba loại trang phục truyền thống chính của người Trung Quốc là PIENFU,
CHANGPAO, SHENYI
PIENFU là một loại trang phục lễ nghi cổ gồm hai mảnh, áo dài đến đầu gối thắt
ngang lưng, có ống tay hở phụ nữ hoặc thiếu nữ thường mặc trùm lên quần hoặc

váy dài đến mắt cá chân.
CHANGPAO là một loại áo khoác một mảnh để khoác từ vai dài tới gót chân
SHENYI là sự kết hợp giữa CHANGPAO và PIENFU. Loại trang phục này bao
gồm một áo dài đến đầu gối thắt ngang lưng, có ống tay hở và váy như PIENFU
nhưng chúng lại được khâu lại thành một mảnh như CHANGPAO. Do đó, SHENYI
là loại trang phục được mặc rộng rãi hơn cả trong 3 loại.
Cả 3 loại trang phục này đều rộng , ống tay to và rất lỏng. Áo thân dài và quần hay
áo thân dài và váy đều dùng một số lượng rất ít các đường may, khâu. Do kết cấu
tương đối đơn giản nên viền thêu, dải trang trí, bọc vải lụa trang trí hoa văn thường
được dùng để trang trí.
Màu sắc tối thường được ưa chuộng hơn đặc việt là trang phục lễ nghi. Màu sắc
thường liên kết với các mùa trong năm như màu xanh lá tượng trưng cho mùa xuân,
đỏ tượng trưng cho mùa hạ, trắng tượng trưng cho mùa thu và đen tượng trưng cho
mùa đông.
V. TRANG PHỤC QUA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN
1. Trang phục thời Hán
Trang phục thời Tây Hán (206 Trước CN- 8 Sau CN) giống như trang phục thời nhà
Tần (221-206 Trước CN). Tần Thủy Hoàng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi thuyết âm
dương và thuyết ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tần Thủy Hoàng tin rằng nhà
Tần chinh phục nhà Chu như lửa dập tắt nước. Vì màu sắc tượng trưng của nhà Chu
là màu đỏ (hỏa khắc kim) nên màu sắc tượng trưng cho nhà Tần là màu đen vì màu
đen tượng trưng cho nước. Điều này cũng ảnh hưởng tới trang phục trong thời nhà
Tần, trang phục và trang sức đều có màu đen.
Trong suốt 2000 năm triều Tây Hán, trang phục màu đen vẫn được ưa dùng như
thời Tần. Đặc điểm của quần áo là: mũ chuồn chuồn, quần áo đỏ, ống tay áo vuông,
đường viền cổ áo dốc, đồ trang trí treo bằng ngọc bích và giày đỏ. Loại trang phục
này còn thường được gọi là trang phục Phật giáo. Về cơ bản là loại áo khoác một
lớp, triều phục màu đen khoác ngoài.
Đối với trang phục sử dụng trong các dịp lễ nghi, thường được viền bằng màu đỏ.
Để phân biệt thân phận địa vị xã hội trong thời này chỉ cần dựa vào màu sắc và chất

lượng vải mà mỗi người mặc vì kiểu dáng trang phục giữa thường dân và những
người giàu có là giống nhau.
Có hai loại áo choàng thịnh hành trong thời này, phân loại dựa vào mặt trước của áo
choàng. Một loại mặt trước mở chéo, một vạt áo đặt trên vạt áo kia theo đường chéo
từ cổ áo cho tới phía dưới cánh tay. Một loại khác thì mở thẳng ở phía trước; loại áo
này thường dài và rộng do vậy nam giới thường dùng loại áo này.
Triều Đông Hán bắt đầu từ năm 25- 200 Sau CN, trong thời kỳ này màu đỏ là màu
được đặc biệt ưa chuộng, vì màu đỏ là biểu tượng cho sức mạnh như lủa của triều
Đông Hán. Trong những buổi nghi lễ, người ta mặc thêm một lớp áo màu trắng bên
trong, lớp áo màu trắng này được viền đỏ để phù hợp với tất và giầy đỏ.

×