Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Quy trinh kỹ thuật trồng Cây bí xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.46 KB, 3 trang )

CÂY BÍ XANH
(Hispida benincasa)
I.

GIỚI THIỆU CHUNG
Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn hoặc bí trắng. Là loại rau ăn quả
tươi hoặc dự trữ hay chế biến.
Bí xanh được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Là loại rau ưa
nhiệt điển hình.
Khoảng nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng, phát triển từ 22 - 35 0C,
nhiệt độ tối thiểu để nảy mầm trên 15 0C. Bí xanh là cây ưa sáng với
cường độ ánh sáng mạnh.
Độ ẩm đất thích hợp để sinh trưởng, phát triển là 70 - 80%, độ ẩm không
khí 55 - 65%.
II.
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
1. Giống:
- Giống địa phương: Bí chanh, bí đá, bí sừng bò, giống quả tròn, bí
lông...
- Giống nhập nội: Từ Trung Quốc, Đài Loan
2. Thời vụ:
- Vụ Xuân: Gieo từ tháng 1 - tháng 2, thu hoạch tháng 3 đến tháng 5.
- Vụ Hè: Gieo tháng 3 - tháng 5, thu hoạch tháng 5 - tháng 7.
- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 7 - tháng 8, thu hoạch tháng 9 - tháng 11.
3. Làm đất, lên luống:
- Chọn đất thịt nhẹ, thịt pha cát, cát pha.
- Đánh luống rộng 1,5 m, mặt luống 1,1 - 1,2 m, cao 25 - 30 cm.
- Bổ hốc hoặc rạch hàng:
Khoảng cách 75 - 80 cm x 50 - 60 cm/ cây.
Mật độ: 2,2 - 2,5 vạn cây/ha.
4. Phân bón: Loại và lượng phân bón thể hiện ở bảng sau:


Loại
phân

Lượng phân tươi
Bón
Quy đổi lót
Kg/ha
Kg/sào
15 - 20
550 - 750 100
(T/ha)

Phân
chuồng
Phân
90 - 100
đạm
Phân lân 60
Phân
45 - 60
Kali

Bón thúc
L1

L2

L3

-


-

-

7,0 - 8,0

25

25

25

25

13,0

100

-

-

-

2,5 - 3,5

30

20


25

25

1


• Phương pháp bón:
- Bón lót: Toàn bộ phần chuồng và phân lân cùng với 25 % đạm +
30% kali.
- Bón thúc 3 lần:
+ L1: Cây có 3 - 4 lá thật
+ L2: Nở hoa cái đầu
+ L3: Sau thu quả đợt 1
• Chú ý:
- Có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học thay thế hoặc trộn với phân
chuồng hoai mục.
- Sử dụng phân vi lượng phun qua lá để thúc tăng sinh trưởng,
phát triển quả.
- Có thể sử dụng NPK hỗn hợp thay phân hoá học.
5. Gieo hạt và chăm sóc
a, Bí xanh thường được gieo thẳng theo các phương pháp sau:
- Gieo trực tiếp trên ruộng sản xuất (hàng hoặc hốc - 2 hạt/hốc, để
lại 1 cây).
- Gieo bầu hoặc khay bầu: Được 1 -2 lá thật chuyển ra ruộng sản
xuất
- Gieo trong cát ẩm được 1 - 2 lá thật rồi trồng ra ruộng sản xuất.
* Chú ý:
- Hạt được ngâm nước sạch hoặc nước ấm 400C trong 30 phút, vớt

ra để cho khô vỏ, gieo ngay trong đất ẩm.
- Sau gieo, lấp hạt sâu 1 - 2 cm, phủ rơm rạ.
- Chuyển bầu hoặc cây con từ khay cát ra ruộng sản xuất vào chiều
mát. Sau khi chuyển cây, phải tưới ẩm ngay.
b, Chăm sóc:
- Xới vun 2 lần: Lần 1: Sau trồng từ 10 - 15 ngày
Lần 2: Khi cây chuẩn bị leo giàn
- Làm giàn: Khi cây cao 30 - 35 cm.
+ Kiểu giàn chữ A: Cần 1500 - 1600 cây nứa chắc hoặc róc
to /sào hoặc dây thép cứng để làm giàn.
+ Giàn rộng mặt bằng: Cao 1,7 - 2 m tiện cho việc thu hái.
- Tạo hình: Tỉa bỏ bớt nhánh để hạn chế số lá, quả/ cây; nên để một
thân chính và 2 thân phụ (cành cấp 1).
Trên một cây lấy 2 -3 quả đối với giống quả nhỏ, còn giống quả
lớn chỉ nên để một quả /cây.
6. Sâu bệnh:

2


a, Sâu hại: Bọ rùa, sâu xanh, sâu khoang, nhện đỏ, rệp, giòi đục quả,
giòi đục thân thời kỳ cây con, bọ ban miêu.
Sử dụng các loại thuốc: Sherpa 10 EC nồng độ 0,1 - 0,2 %; cách ly 5 7 ngày, Trebon 10 EC nồng độ 0,1 - 0,2%, thời gian cách ly 7 - 10 ngày.
b, Bệnh hại: Phấn trắng, sương mai, đốm đen.
Sử dụng thuốc: Tilt 250 EC nồng độ 0,1 - 0,15%, cách ly 10 14 ngày. Benlat nồng độ 0,1 - 0,25%; Rovral 50 WP nồng độ 0,1 - 0,2%
cách ly 14 ngày. Score nồng độ 0,1 - 0,2 %, cách ly 10 ngày.
7. Thu hoạch và bảo quản:
Bí xanh được thu hoạch từ khi còn non đến khi quả già.
- Thu non: Vào giai đoạn trên vỏ bí đã rụng hết lông cứng, bắt
đầu xuất hiện một lớp phấn (sáp) trắng gần phần cuống quả (từ 25 - 30

ngày sau trồng), lúc này hạt bí còn non, bí thu sớm thường để giải quyết
rau vụ sớm hoặc muộn, cần ăn tươi.
- Thu già: Khi vỏ quả xuất hiện lớp phấn trắng trên toàn bộ bề
mặt quả (khoảng 50 - 60 ngày tuổi). Lúc này cắt về sử dụng ngay hoặc
đưa vào kho (giàn bảo quản) để tiêu thụ dần.
8. Để giống:
Bí xanh để giống bằng hạt, cần chọn cây và quả ngay từ đầu. Khi
quả đã già trên đồng ruộng (lớp sáp rất dày) thì cắt về. Muốn có hạt gieo
trồng lại vụ sau cần để 3 - 5 ngày, sau đó bổ lấy hạtẳơ phần giữa quả, đãi
sạch rồi đem phơi khô.
- Cũng có thể thu già, bảo quản cả quả. Khi gieo mới bổ lấy hạt.
Hạt được tách khỏi phần ruột quả, rửa sạch và gieo ngay.
* Chú ý:
- Khi lấy hạt: cắt bỏ phần đầu và cuối quả, chỉ lấy hạt ở phần
giữa quả để có hạt mẩy đều, có sức sống tốt hơn.

3



×